Điều 2, Điều lệ trường mầm non [1] quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ sau đây gọi chung là trường mầm non trong công tác tổ chức thực hiện việ
Trang 1
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CLGD
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
Sáng kiến kinh nghiệm
TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG MẦM NON, GÓP PHẦN NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ
Người thực hiện: HOÀNG CÔNG KHẢM Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn:
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: Kiểm định chất lượng giáo dục
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
Năm học: 2015 - 2016
BM 01-Bia SKKN
BM02-LLKHSKKN
Trang 2
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Hoàng Công Khảm
2 Ngày tháng năm sinh: 22/02/1965
3 Nam, nữ: Nam
4 Địa chỉ: Trung Dũng – Biên Hòa – Đồng Nai
5 Điện thoại: (CQ)/ (NR); 0613.843.287 ĐTDĐ: 0947.739.763
7 Chức vụ: chuyên viên
8 Đơn vị công tác: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sỹ Hóa học
- Năm nhận bằng: 2012
- Chuyên ngành đào tạo: Hóa Vô cơ
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm, số năm có kinh nghiệm: Giảng
dạy Hóa học 17 năm; Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục 10
năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1 Giải quyết những khó khăn trong quá trình triển khai công tác kiểm định
chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Năm học
2011-2012)
2 Hướng dẫn thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non
(Năm học 2012 – 2013)
3 Thực hiện tốt tự đánh giá chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý trường trung học ( Năm học 2013 – 2014)
4 Hướng dẫn chi tiết công tác đánh giá ngoài cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ
thông và Thường xuyên (Năm học 2014 – 2015)
MỤC LỤC
Trang
1 Lý do chọn đề tài 1
Trang 3
2 Cơ sở lý luận và thực tiễn ……… … 2
3 Tổ chức thực hiện các giải pháp ……… ……… 2
Giải pháp 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học ……… 3
Giải pháp 2: Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên ………… 4
Giải pháp 3: Công tác văn thư lưu trữ khoa học …… ……….…… 6
4 Hiệu quả của đề tài 7
5 Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng ……… ………… 7
6 Tài liệu tham khảo 8
Trang 4
TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG MẦM NON, GÓP
PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng và kiểm định
chất lượng là một đòi hỏi của ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trong giai đoạn
hiện nay Nội dung các công việc liên quan đến công tác chất lượng giáo dục nói
chung và nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nói riêng mà ngành GDĐT
đã và đang nỗ lực thực hiện
Điều 2, Điều lệ trường mầm non [1] quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của
trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ (sau đây gọi chung là trường mầm non)
trong công tác tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Quản lý
cán bộ, giáo viên, nhân viên; Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để
thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; Huy động trẻ em lứa
tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn, trẻ em khuyết tật… Các nội dung nêu trên đều được đánh giá thông qua các
chỉ số,tiêu chí của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (CLGD) trường
mầm non, được quy định ở Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của
Bộ trưởng Bộ GDĐT [2]
Do đó, hằng năm nhà trường phải tổ chức tự đánh giá CLGD theo quy định
của Bộ GDĐT nhằm giúp lãnh đạo trường mầm non xác định mức độ đáp ứng
mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao
chất lượng các hoạt động giáo dục phục vụ tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và
giáo dục trẻ
Bắt đầu từ năm học 2012 – 2013, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GDĐT, Sở
GDĐT Đồng Nai đã triển khai công tác tự đánh giá bậc học mầm non Bên cạnh tổ
chức tập huấn cho đội ngũ cốt cán của các đơn vị về kỹ thuật tự đánh giá CLGD,
Chúng tôi chú trọng làm rõ các nội dung liên quan giữa các tiêu chí, tiêu chuẩn
kiểm định CLGD với nội dung yêu cầu của điều lệ trường mầm non và các yêu cầu
khác của bậc học mầm non do Bộ GDĐT ban hành để lãnh đạo trường mầm non
nhận thức sâu sắc công tác tự đánh giá CLGD hằng năm sẽ đem lại các lợi ích
trong việc quản lý trường học, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ Cụ thể:
1) Xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học;
2) Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên;
3) Công tác văn thư lưu trữ khoa học
Đó cũng chính là nội dung của đề tài “Tự đánh giá chất lượng giáo dục
trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ”
BM03-TMSKKN
Trang 5
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Tự đánh giá của trường mầm non là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá
của trường mầm non để xác định mức độ đạt được theo tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành[2] Bộ GDĐT đã ban hành
các văn bản:
- Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ trưởng Bộ
GDĐT, ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá CLGD và quy trình và chu kỳ
kiểm định CLGD trường mầm non;
- Công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/11/2014 của Cục Khảo
thí và kiểm định CLGD về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường
mầm non;
- Điều lệ trường mầm non, ban hành kèm theo Quyết định số 14
/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nội dung yêu cầu của các tiêu chí, tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn kiểm định
CLGD trường mầm non làm thước đo đánh giá công tác quản lý trường học của
lãnh đạo đơn vị trường mầm non Đây là cơ sở pháp quy và công cụ cần thiết về
kiểm định CLGD để các đơn vị tiến hành nhiệm vụ tự đánh giá hằng năm nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ
Quá trình triển khai tập huấn công tác tự đánh giá, ngoài việc hướng dẫn kỹ
thuật tự đánh giá, chúng tôi rất chú trọng nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa các tiêu
chuẩn, tiêu chí kiểm định CLGD với các nội dung liên quan đến quản lý trường học
cho đội ngũ cán bộ quản lý Xác định đây là giải pháp quan trọng giúp cán bộ quản
lý trường học nhận thức sự cần thiết phải thực hiện tự đánh giá CLGD để góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường mầm non được Bộ GDĐT ban hành
bao gồm 5 tiêu chuẩn, 29 tiêu chí, 87 chỉ số Nội dung đề cập đến các yêu cầu:
1) Tổ chức và quản lý nhà trường;
2) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ;
3) Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi;
4) Quan hệ giữa trường học, gia đình và xã hội;
5) Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Đây là những yêu cầu bắt buộc đối với đơn vị trường học trong quá trình
thực hiện tự đánh giá Là thước đo để đánh giá chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc
2
Trang 6
và giáo dục trẻ mầm non
Chúng tôi xây dựng các giải pháp dựa vào các nội dung quản lý trường học
được quy định ở Điều lệ trường mầm non, các nhiệm vụ của hiệu trưởng được quy
định tại Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non[3], gắn liền với các tiêu chuẩn, tiêu
chí và chỉ số đánh giá CLGD trường mầm non
Giải pháp 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học
Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở và Phòng GDĐT kết hợp
với nội dung yêu cầu các chỉ số của tiêu chí trong các tiêu chuẩn đánh giá CLGD,
hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường theo tuần, tháng,
năm học Việc xây dựng kế hoạch phải bài bản và khoa học, thể hiện tính khả thi
cao Phân công cấp phó xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn bao gồm hoạt
động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ[3];
hoạt động cấp dưỡng, kế hoạch tuyên truyền theo từng chủ đề đến cha, mẹ của trẻ
Tất cả kế hoạch phải cụ thể theo tuần, tháng, học kỳ và năm học, đảm bảo trẻ được
theo dõi và đánh giá thường xuyên
Kế hoạch phải thông qua hội đồng trường hoặc hội đồng quản trị (đối với
trường tư thục) nhằm phát huy trí tuệ tập thể, đảm bảo tính dân chủ trong cán bộ,
giáo viên và nhân viên Trên cơ sở kế hoạch năm học của nhà trường, các khối
trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kì và cả
năm học (chỉ số b, tiêu chí 3, tiêu chuẩn 1) Kế hoạch phải cụ thể, từ việc thực hiện
chương trình đến các hoạt động vui chơi của trẻ, làm đồ dùng, đồ chơi, các hoạt
động tuyên truyền theo chủ đề của tháng, tuần
Muốn có kế hoạch năm học hoàn thiện cần lấy các tiêu chuẩn và tiêu chí
kiểm định CLGD làm thước đo, từ đó có sự bổ sung thay đổi phù hợp với thực tế
Nội dung tiêu chí 8, tiêu chuẩn 1đòi hỏi nhà trường phải xây dựng kế hoạch
cho các hoạt động học và hoạt động chơi của trẻ; Có đủ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
(tiêu chí 6, tiêu chuẩn 3) Cụ thể:
- Tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa
phương;
- Xây dựng nội dung hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi theo từng tháng,
từng năm học và thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả;
- Trong năm học tổ chức ít nhất một lần cho trẻ từ 4 tuổi trở lên tham quan
địa danh, di tích lịch sử, văn hoá địa phương hoặc mời nghệ nhân hướng dẫn trẻ
làm đồ chơi dân gian;
- Phổ biến, hướng dẫn cho trẻ các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao,
bài hát dân ca phù hợp
Trang 7
- Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải bảo đảm tính
giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ
Nhà trường xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, chú trong đến trẻ
béo phì và trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi), thể thấp còi (chiều
cao theo tuổi) (tiêu chí 8, tiêu chuẩn 5); Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và
cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (tiêu chí 7, tiêu chuẩn 5)
- Có các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng; có biện pháp hạn
chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì, trẻ suy dinh dưỡng;
- Có các biện pháp đảm bảo ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu
có) được đánh giá có tiến bộ;
- Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy
nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;
- Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên trong phạm vi nhà trường
Xây dựng kế hoạch chủ động phối hợp với cha, mẹ để nâng cao chất lượng
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (tiêu chí 1, tiêu chuẩn 4) và thông báo cho phụ
huynh biết vào tuần đầu mỗi tháng đầu năm học:
- Có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ
trẻ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà;
- Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao
đổi thông tin về trẻ
Ngoài ra, nhà trường phải có kế hoạch chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng,
chính quyền địa phương ban hành chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá
nhân để huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường; Phối hợp
chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh, an toàn cho trẻ (tiêu chí 2, tiêu chuẩn 4).
Giải pháp 2: Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên
Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để họ thực hiện đúng chức trách và
nhiệm vụ của mình đóng vai trò quyết định trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
4
Trang 8
và giáo dục trẻ Ngoài nghệ thuật quản lý của hiệu trưởng nhà trường trong từng
hoàn cảnh cụ thể thì việc nắm bắt các yêu cầu chung đối với việc quản lý cán bộ,
giáo viên và nhân viên, việc thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, phải theo quy
định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động, Điều lệ trường
mầm non và các quy định khác của pháp luật (chỉ số c – tiêu chí 6 – tiêu chuẩn 1).
Trên cơ sở đó nhà trường xây dựng các quy định, quy chế nội bộ (bao gồm tiêu chí
đánh giá thi đua) hằng năm nhằm quản lý các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ
phù hợp tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, các quy định và quy chế
này phải đảm bảo sự công bằng và có tính hiệu quả cao trong quản lý cán bộ, giáo
viên, nhân viên
1) Đội ngũ cán bộ, giáo viên
Cán bộ, giáo viên trong trường mầm non là người gián tiếp hoặc trực tiếp làm
nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo
viên là tác nhân quan trọng đem lại CLGD của trường mầm non, chính vì vậy
trong công tác bổ nhiệm cán bộ đảm bảo các yêu cầu của tiêu chí 1, tiêu chuẩn 2
Công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu về số lượng, trình
độ đào tạo của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường mầm non và quy định
tại tiêu chí 2, tiêu chuẩn 2.Cụ thể:
- Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các
hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
+ Có thời gian công tác theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; có bằng
trung cấp sư phạm mầm non trở lên; đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục
và lý luận chính trị theo quy định;
+ Được đánh giá hằng năm đạt từ loại khá trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu
trưởng trường mầm non;
+ Có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm vững
Chương trình Giáo dục mầm non; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn
- Số lượng, trình độ đào tạo và yêu cầu về kiến thức của giáo viên
+ Số lượng giáo viên theo quy định;
+ 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên, trong đó có ít nhất
30% giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa,
hải đảo và ít nhất 40% đối với các vùng khác;
+ Có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác
và có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Từ những yêu cầu về trình độ, năng lực sư phạm của giáo viên đòi hỏi nhà
trường ngoài công tác tuyển dụng mới còn phải có kế hoạch sắp xếp, tạo điều kiện
Trang 9
tốt cho giáo viên được học tập nâng cao trình độ, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên trẻ thông qua hoạt động thao giảng, dự
giờ rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên trong toàn trường, sắp xếp phân công
giảng dạy từng khối lớp hợp lý (tính ổn định), đảm bảo sự kế thừa (tính định
hướng), chủ động trong các hoạt động chuyên môn, đảm bảo duy trì và nâng cao
CLGD
Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên
đó là những yêu cầu bắt buộc trong công tác quản lý Tiêu chí 3,tiêu chuẩn 2 chỉ
rõ:
- Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt 100% từ loại trung bình trở
lên, trong đó có ít nhất 50% xếp loại khá trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non;
- Số lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện (quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên đạt ít nhất 5%;
- Giáo viên được bảo đảm các quyền theo quy định của Điều lệ trường mầm
non và của pháp luật
2) Nhân viên nhà trường
Nhân viên là người làm nhiệm vụ phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc
trẻ em trong trường mầm non Từ đội ngũ cấp dưỡng, nhân viên văn phòng đến
bảo vệ trường học đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng
trẻ Việc tuyển dụng đội ngũ này phải đảm bảo số lượng, chất lượng và việc đảm
bảo các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường (tiêu chí
4,tiêu chuẩn 2), yêu cầu cụ thể:
- Số lượng nhân viên theo quy định;
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non,
riêng nhân viên nấu ăn phải có chứng chỉ nghề nấu ăn;
- Nhân viên thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao và được bảo đảm chế độ,
chính sách theo quy định
Giải pháp 3: Công tác văn thư lưu trữ khoa học.
Một trong những công việc quan trọng của quá trình tự đánh giá là phải phân
loại hồ sơ minh chứng, mã hóa minh chứng và sắp xếp theo thứ tự từ tiêu chuẩn 1
đến tiêu chuẩn 5 (Công văn hướng dẫn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày
05/11/2014 của Cục Khảo thí và kiểm định CLGD về việc hướng dẫn tự đánh giá
và đánh giá ngoài trường mầm non[4]) Những hồ sơ minh chứng này chính là hồ
sơ phục vụ hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ Tiêu chí 5, tiêu chuẩn 1 quy định rõ:
6
Trang 10
- Có đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của
Điều lệ trường mầm non;
- Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ;
Từ những quy định này, nhà trường chú trọng xây dựng đội ngũ nhân viên bộ
phận hành chính đủ về số lượng, thành thạo công việc, Đặc biệt phải bồi dưỡng
nhân viên văn thư có năng lực tổ chức khoa học công tác văn thư lưu trữ (điểm yếu
của các nhà trường hiện nay), giúp cán bộ quản lý trường học kiểm tra về mặt
pháp chế các văn bản do nhà trường soạn thảo; chế độ báo cáo thống kê đầy đủ,
kịp thời, chính xác theo từng chỉ tiêu, từng biểu mẫu quy định Làm tốt công tác
văn thư lưu trữ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hoàn thành nhiệm
vụ tự đánh giá CLGD trường mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục
trẻ
IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1 Cán bộ quản lý trường mầm non nhận thức sâu sắc công tác tự đánh giá.
Từ năm học 2012 – 2013 Sở GDĐT đã tiến hành triển khai hướng dẫn
nghiệp vụ tự đánh giá đến các trường mầm non trên địa bàn toàn tỉnh Chúng tôi đã
tiến hành lồng ghép các nội dung quản lý trường học, các lợi ích liên quan trong
việc thực hiện tốt nhiệm vụ tự đánh giá CLGD với việc nâng cao chất lượng chăm
sóc và giáo dục trẻ mầm non Nhận thức của cán bộ quản lý trường mầm non có sự
chuyển biến tốt, lãnh đạo các đơn vị trường học tích cực thảo luận các vấn đề liên
quan, chỉ đạo đơn vị mình triển khai công tác tự đánh giá, báo cáo kịp thời theo
yêu cầu của Sở GDĐT Đến nay, có thể khẳng định công tác tự đánh giá CLGD
các trường mầm non đạt kết quả rất tốt Đảm bảo kế hoạch đề ra
2 Thực hiện tốt nhiệm vụ tự đánh giá CLGD trường mầm non
TT Năm học Tổng số trường hiện có Đã hoàn thành tự đánh giá
V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Các quy định trong bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường mầm non, liên quan
mật thiết đến các nội dung quản lý, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non; Đây là