Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ CÁCH ĐỂ HỌC TỐT CÁC BÀI VỀ CHÍNH SÁCH TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Người thực hiện: Vũ Thị LiênLĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : Trường THPT Phú Ngọc
Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ CÁCH ĐỂ HỌC TỐT CÁC BÀI VỀ CHÍNH SÁCH TRONG
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11
Người thực hiện: Vũ Thị LiênLĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: GDCD
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác:
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
BM 01-Bia SKKN
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên
môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…):
Giảng dạy môn giáo dục công dân
9. Đơn vị công tác : Trường THPT Phú Ngọc
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : cử nhân
- Năm nhận bằng : 2009
- Chuyên ngành đào tạo : giáo dục chính trị
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm :
Số năm có kinh nghiệm : 06
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : chưa có
BM02-LLKHSKKN
Trang 3Tên SKKN:
MỘT SỐ CÁCH ĐỂ HỌC TỐT CÁC BÀI VỀ CHÍNH SÁCH
TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Nguyên nhân khách quan:
Trong thực tế, theo quan niệm sai lầm của một số người, những môn học quyếtđịnh trực tiếp đến những bước ngoặt của học sinh (như thi tốt nghiệp, chuyển cấp,thi đại học…) thì được coi là “chính” Các môn ít giờ, không quyết định trực tiếpđến các kỳ thi trên-đối với một số cá nhân nào đó-thì bị coi là “phụ” Riêng mônGiáo dục công dân (GDCD) được coi là rất phụ Quan niệm chính-phụ không chỉ
có ở phụ huynh, mà còn có trong cả người học, thậm chí người dạy Đó là một suynghĩ không đúng, cần chấn chỉnh ngay
Môn GDCD có vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục Đây là môn học giáodục đức dục hướng các em đến các chuẩn mực đạo đức của xã hội Nếu các emlàm theo đúng những chuẩn mực ấy sẽ phát triển trở thành con người toàn diện.Đây là môn học trực tiếp giáo dục học sinh trở thành những người công dân tốt cóích cho xã hội
Việc dạy GDCD không chỉ đơn thuần là đọc bài trong sách giáo khoa và họcthuộc lòng, mà phải có phương pháp học tập giảng dạy đúng
Nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục công dân theo hướng cung cấp cáckiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước
- Nguyên nhân chủ quan:
Học sinh chúng ta còn quan niệm rằng: môn GDCD là môn phụ nên các em có thái
độ coi nhẹ môn học và cảm thấy nhàm chán, không hứng thú vì nó quá khô khan,đơn điệu
Bản thân người dạy phải thấy yêu môn học mình sẽ dạy, từ đó đào sâu phươngpháp tìm tòi kiến thức dẫn chứng cụ thể trong thực tế đời sống để đưa vào bài họccho phong phú, tiết dạy có hiệu quả hơn Dạy GDCD không chỉ hoàn toàn sách vở.Người dạy phải biết tích hợp các môn học khác, nó giúp chúng ta giáo dục các emtoàn diện hơn
Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Ban
Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam phát động đã trở thành phongtrào phát triển sâu rộng trong toàn xã hội, thu được nhiều kết quả tốt đẹp
Đối với học sinh phổ thông, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác
Hồ là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, được thực hiện thông qua các mônhọc, trong đó có môn GDCD, nhằm giáo dục cho học sinh đạo đức, lối sống, rènluyện hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức của Bác
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
BM03-TMSKKN
Trang 4a Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy và học:
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học Đâyđược coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của họcsinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn họcvới nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đườngtích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau
Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắc lạitài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại vàvận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi học sinh phảiđộc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy động cácmôn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn,
vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quátrình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh
Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh.Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn
đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề mộtcách thấu đáo
b Dạy học tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thếgiới”, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là hiện thân sáng ngời của đạo đức dântộc Việt Nam Bằng cuộc đời cách mạng gắn bó với Tổ quốc và nhân dân, Người
đã để lại cho toàn Đảng toàn dân ta tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạođức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc,của nhân loại và thời đại, để mọi người Việt Nam học tập và noi theo
Đối với học sinh phổ thông , việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác
Hồ là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, được thực hiện thông qua các mônhọc, nhằm giáo dục cho học sinh đạo đức, lối sống, rèn luyện hành vi tích cực theotấm gương đạo đức Bác
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Giải pháp 1 : Vận dụng kiến thức liên môn.
Giáo viên phải dành thời gian để tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các mônhọc với nhau trong các môn Địa, Sử, Sinh trong chương trình THPT (Khối 10, 11,12) Sau đó hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu chuẩn bị kiếnthức trước một tuần khi học bài có nội dung liên quan Hiện tại những lớp tôi dạy
có áp dụng dạy học liên môn mới ở cấp độ thấp tức là giáo viên nhắc lại tài liệu,
sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan cho học sinh
Trang 5Ví dụ :
A Môn Địa lý
Lớp 10 có những bài, những phần của bài học chúng ta có thể áp dụng trong một số bài chính sách trong môn GDCD 11 :
Bài 22 : Dân số và sự gia tăng dân số
I Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới
II Gia tăng dân số
Bài 23 : Cơ cấu dân số
I Cơ cấu sinh học
1 Cơ cấu dân số theo giới
2 Cơ cấu dân số theo tuổi
II Cơ cấu xã hội
1 Cơ cấu dân số theo lao động
2 Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
Bài 24 : Phân bố dân cư Các loại hình quần cư và đô thị hóa.
I Phân bố dân cư
1 Khái niệm
2 Đặc điểm
a Phân bố dân cư không đều trong không gian
b Biến động về phân bố dân cư theo thời gian
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
II Đô thị hóa
1 Khái niệm
2 Đặc điểm
3 ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế-xã hội và môi trường
Bài 26 : Cơ cấu nền kinh tế
I Các nguồn lực phát triển kinh tế
1 Khái niệm
2 Các nguồn lực
Bài 41 : Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
I Môi trường
II Chức năng của môi trường Vai trò của môi trường đối với sự phát triển của
xã hội loài người
III Tài nguyên thiên nhiên
Bài 42 : Môi trường và sự phát triển bền vững
I Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triểnIII.Vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển
Trang 61 Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường
2 Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển
3 Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển
Địa lớp 10 Vận dụng được cho các bài chính sách GDCD 11 sau: Bài 22, 23, 24, 26. Bài 11 : Chính sách dân số và giải quyết việc làm
Bài 22, 24, 26, 41, 42. Bài 12 : Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
Bài 26 Bài 13 : Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ, văn hóa
Bài 24, 26 Bài 14 : Chính sách quốc phòng và an ninh
Môn Địa lý lớp 11 có những bài, những phần của bài học chúng ta có thể áp dụng trong một số bài chính sách trong môn GDCD 11 :
Bài 1 : Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
II Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước
III.Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
Bài 2 : Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
I Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
II Xu hướng khu vực hóa kinh tế
Bài 3 : Một số vấn đề mang tính toàn cầu
I Dân số
II Môi trường
III Một số vấn đề khác
Bài 4 : Thực hành : Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với
các nước đang phát triển
Bài 11 : Khu vực Đông Nam Á
Tiết 1 : Tự nhiên, dân cư và xã hội
Tiết 3 : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
I Mục tiêu và cơ chế hợp tác Asean
II Việt Nam trong quá trình hội nhập Asean
Trang 7Địa lớp 11 Vận dụng được cho các bài chính sách GDCD 11 sau :
Bài 1, 3, 4, 11. Bài 11 : Chính sách dân số và giải quyết việc làm
Bài 3, 4, 11. Bài 12 : Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
Bài 1, 4, 11. Bài 13 : Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ, văn hóa
Bài 3, 4. Bài 14 : Chính sách quốc phòng và an ninh
Bài 2, 3, 4, 11. Bài 15 : Chính sách đối ngoại
Môn Địa lý lớp 12 có những bài, những phần của bài học chúng ta có thể áp dụng trong một số bài chính sách trong môn GDCD 11 :
Bài 14 : Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Các biện pháp bảo vệ rừng, đa
dạng sinh học, đất, tài nguyên khác
Bài 15 : Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
Bài 16 : Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
1 Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
2 Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
3 Phân bố dân cư chưa hợp lý
4 Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động
Bài 17 : Lao động và việc làm
1 Nguồn lao động
2 Cơ cấu lao động
a Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế
b Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
c Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn
3 Vấn đề việc làm và hướng giải quyết
Bài 42 : Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo,
quần đảo
Địa lớp 12 Áp dụng được cho các bài chính sách GDCD 11 sau : Bài 16, 17. Bài 11 : Chính sách dân số và giải quyết việc làm
Trang 8Bài 14, 15. Bài 12 : Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Bài 42. Bài 14 : Chính sách quốc phòng và an ninh
B Môn Sinh học lớp 11 có những bài, những phần của bài học chúng ta có thể
áp dụng trong một số bài chính sách trong môn GDCD 11 :
Bài 39 : Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
III Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phá triển ở động vật và người
3 Cải thiện chất lượng dân số :
Bài 47 : Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
II Sinh đẻ có kế hoạch ở người
Bài 19 : Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV
Kháng chiến chống Tống thời Lý (Lý Thường Kiệt)
Bài thơ Nam quốc sơn hà
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Kháng chiến chống xâm lược Mông-Nguyên ở thế kỉ XIII
Trang 9Lời hịch của Tiết chế Trần Hưng Đạo có đoạn “Ta thường tới bữa quên ăn, nửađêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ giận chưa thể lột da, ăn gan,uống máu quân thù ; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọctrong da ngựa cũng nguyện xin làm”
Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và Khởi nghĩa Lam Sơn
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo
(Bình Ngô đại cáo)
Bài 28 : Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
Trần Hưng Đạo khẳng định “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc” là
“thượng sách để giữ nước”
Nguyễn Trãi “Nhớ thuở Lam Sơn đọc võ kinh; Bấy giờ chí đã ở dân lành” thì nhândân lao động cũng hiểu “Mến người có nhân là dân; chở thuyền, lật thuyền cũng làdân”
Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyềnthống yêu nước Việt Nam Giữa những năm kháng chiến chống thực dân Pháp,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêunước Đó là truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâmlăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, tolớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
lũ cướp nước”
Lịch sử 10 Vận dụng được cho các bài chính sách GDCD 11 sau : Bài 19, 28. Bài 14 : Chính sách quốc phòng và an ninh
Bài 19, 28. Bài 15 : Chính sách đối ngoại
Lịch sử lớp 11 có những bài, những phần của bài học chúng ta có thể áp dụng trong một số bài chính sách trong môn GDCD 11 :
Bài 21 : Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những
năm cuối thế kỷ XIX
Phong trào Cần Vương, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu CầnVương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà khángchiến
Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu TK XX đến chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914)
Trang 10Lịch sử 11 Vận dụng được cho các bài chính sách GDCD 11 sau : Bài 21, 23. Bài 14 : Chính sách quốc phòng và an ninh.
Bài 21, 23. Bài 15 : Chính sách đối ngoại
2 Giải pháp 2: Dạy học tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tùy theo nội dung, đặc điểm và khả năng thực hiện việc tích hợp giáo dục về tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh của bài học để lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp,
từ liên hệ (chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức về tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh), tích hợp bộ phận (chỉ một phần của bài học, hoạt độngthực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh), đến tích hợptoàn phần (cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh)
Hồ Chí Minh rất chú ý đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, trong đó việc bảo vệrừng Bởi, rừng giữ vai trò điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, cân bằng môitrường tự nhiên Người từng nói: “rừng vàng, biển bạc”, “nếu rừng kiệt thì khôngcòn gỗ và mất nguồn nước thì ruộng nương mất màu, gây ra lũ lụt và hạn hán”
Vì vậy, “chúng ta chớ lãng phí vàng, mà phải bảo vệ vàng của chúng ta” Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ bảo vệ và tu bổ rừng, khai thác rừng phải đi đôivới bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng “Khai thác gỗ đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng;chú ý trồng cây gây rừng ” “Trồng cây sẽ có gỗ để làm nhà Cây cối còn làm chođất nước tươi đẹp, người đi đường có cây cao bóng mát để nghỉ ngơi Cây cối cònảnh hưởng tốt đến khí hậu và sức khỏe của nhân dân” Việc làm này, theo Người,
“tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”, nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn có ýnghĩa chính trị, xã hội, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống nhân dân,bảo vệ mùa màng, xóm làng, bảo vệ môi trường, hạn chế được những thiệt hại domưa bão gây ra.(Hồ Chí Minh: toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, H2002,t9, tr 453)
Trang 11Nhận thức được ích lợi của việc bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng, Tại lớp họcchính trị của giáo viên cấp II, III toàn miền Bắc 13-9-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồngngười”.(Đăng trên báo Nhân dân số 1645, ngày 14-9-1958)
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng (năm 1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đãphát động “Tết trồng cây” -“Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càngngày càng xuân” (Hồ Chí Minh: toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, tập 9, tr 222) vànhững lời căn dặn của Người về giữ gìn, bảo vệ môi truờng sinh thái thân thiện,bền vững với đời sống con người càng có ý nghĩa lớn lao và thiết thực Tấm gươngsống giản dị, gần gũi với thiên nhiên, tư tưởng, triết lý sống tiến bộ về bảo vệ cảnhquan môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững củaChủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam hành động cho các thế hệ hômnay và mãi về sau
Hoặc giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh biết về Bản di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh :
Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập nhiều phương diện, chứa đựng
những giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc, mang ý nghĩa nhân văn cao cả và giá trịlịch sử cho muôn đời sau Một trong những phương diện mà Di chúc đề cập là ýnguyện của Người về xây dựng một đời sống văn hóa mới, trong đó có vấn đề bảo
vệ môi trường
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng” Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành Một hộp cho miền Bắc Một hộp cho miền Trung Một hộp cho miền Nam Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây 1 ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng
có chỗ nghỉ ngơi Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp” (Trích bản Di chúc của Bác sửa chữa năm
1968) theo Tài Thành-Vũ Thành (2015), Hướng dẫn học tập chuyên đề năm 2015
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Hồng Đức,
tr 264
Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không chỉ biết đến Người ở tấm lòng yêunước, thương dân, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vìhạnh phúc của nhân dân, mà còn học ở Người một tấm gương đạo đức mẫu mực,một tình cảm gần gũi, chân thành, gắn bó với con người, với thiên nhiên
Bài 13 : Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.
Liên hệ :
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốntột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
Trang 12do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".(Hồ Chí Minh:toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t4, tr161-162)
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam DânChủ Cộng Hòa (5-9-1945), Người khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nêntươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai vớicác cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công họctập của các em”.(Hồ Chí Minh: toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, H,1995,tr32)
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người
cũ, xây dựng con người mới Trong tập thơ “Nhật ký trong tù” ở bài “ Nửa đêm”Người viết: "Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục
mà nên".(Hồ Chí Minh: toàn tập, NXB Chính Trị Quốc Gia, H.2002, tập3, tr383)
Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, họcvấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiếtthực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có trithức, lý tưởng, đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ
Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc Ngày1/2/1942 trên báo “Việt Nam độc lập”, phát hành tại chiến khu, Bác viết bài “Nênhọc sử ta”, Người căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhàViệt Nam” Đồng thời Người yêu cầu “phải phát huy hết cốt cách dân tộc, phải lộtcho hết tinh thần dân tộc, để cổ vũ đồng bào ta, để giáo dục con cháu ta”
Người phê phán mọi biểu hiện tôn sùng văn hoá ngoại Theo Người, càng thấmnhuần chủ nghĩa Mác- Lênin bao nhiêu càng phải coi trọng những truyền thốngvăn hoá tốt đẹp của cha ông bấy nhiêu Người đòi hỏi phải giữ gìn và phát huynhững vốn văn hoá quý báu của dân tộc, loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đờisống tinh thần của nhân dân vừa kế thừa những truyền thống tốt đẹp vừa phê phán,loại bỏ các tập tục cổ hủ lạc hậu Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là một nềnvăn hoá “mở” Một mặt, nó kế thừa và phát huy những giá trị trong truyền thốngdân tộc, mặt khác nó tự làm giàu mình bằng việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa vănhoá nhân loại, làm cho nền văn hoá mới ở Việt Nam vừa mang những đặc trưngphản ánh cốt cách, bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc, vừa bắt nhịp được vớihơi thở của cuộc sống hiện đại, phù hợp với trình độ khoa học và trình độ vănminh mà nhân loại đã đạt được
Bài 14 : Chính sách quốc phòng và an ninh.
Liên hệ :
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già của lựclượng vũ trang nhân dân luôn chăm lo đến sự trưởng thành, vững mạnh của Quânđội nhân dân Với đường lối chính trị đúng đắn, sự mềm dẻo, linh hoạt trong chỉđạo, Người đã thực hiện thành công việc tập hợp toàn dân vào các hình thức mặt