1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn dạy học hóa học 12 gắn LIỀN với THỰC TIỄN để NÂNG CAO HIỆU QUẢ

21 1,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 3,11 MB

Nội dung

Để nâng cao khả năng tiếp thu, tính chủ động, sáng tạo trong học tập môn Hóa học của học sinh, giáo viên giảng dạy cũng đã sử dụng thường xuyên các phương pháp dạy học tích cực như thảo

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT TT TRƯƠNG VĨNH KÝ

Mã số:

(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC HÓA HỌC 12 GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN

ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNGLĩnh vực nghiên cứu:

- Quản lý giáo dục 

- Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học 

- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2015-2016

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

––––––––––––––––––

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG

2 Ngày tháng năm sinh: 25-03-1991

3 Nam, nữ: Nữ

4 Địa chỉ: 392A/9, Ấp 9/4, Xuân Thạnh, Thống Nhất, Đồng Nai

5 Điện thoại: 0613 781 334(CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 01265006805

7 Chức vụ: Giáo viên giảng dạy môn Hóa học

8 Nhiệm vụ được giao: - Giáo viên chủ nhiệm lớp 10B3

- Giáo viên giảng dạy môn Hóa học lớp 10B3,10B14, 10B15, 12C7 ( năm học 2015-2016)

9 Đơn vị công tác: Trường THPT TT Trương Vĩnh Ký

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Hóa học

- Năm nhận bằng: 2013

- Chuyên ngành đào tạo: Đại học sư phạm Hóa học hệ chính quy

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hóa học

Số năm có kinh nghiệm: 3

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Không

BM02-LLKHSKKN

Trang 3

Chuyên đề:

DẠY HỌC HÓA HỌC 12 GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN

ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

vụ trong đời sống của con người Hoá học góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người

Nhưng thực tế, đối với những giờ học Hóa hiện nay thì việc phát huy tối đa mục đích trên lại rất hạn chế Học sinh chỉ được tiếp thu những lí thuyết, khái niệm, định luật… khô cứng Đặc biệt là học sinh THPT khối 12, khi mà mục tiêu duy nhất của các em là vượt qua được các kì thi với những lí thuyết và bài toán khô khan Hứng thú học tập là một khái niệm “ xa xỉ” đối với các em Hơn thế nữa, trong những năm gần đây, khi các môn học có xu hướng chú trọng liên hệ thực tế, các đề thi Hóa học thường có những câu hỏi thực tiễn dưới hình thức là câu hỏi “ vận dụng ở mức độ cao” Học sinh bắt đầu lúng túng, thường xuyên không giải quyết được những câu hỏi này Từ đó, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc giảng dạy, xa rời mục đích ban đầu của bộ môn Hóa học đặt ra

Để nâng cao khả năng tiếp thu, tính chủ động, sáng tạo trong học tập môn Hóa học của học sinh, giáo viên giảng dạy cũng đã sử dụng thường xuyên các phương pháp dạy học tích cực như thảo luận nhóm, nêu vấn đề, Tuy nhiên, việc gắn liền các kiến thức thực tế bộ môn vào các bài giảng hàng ngày trong giảng dạy Hóa học lại ít được chú trọng, đúng hơn là lãng quên

Xuất phát từ những thực tế đó và với kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn hóa học, tôi nhận thấy để nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Hóa học mà cụ thể là tăng hứng thú học tập cho học sinh, người giáo viên ngoài phát huy tốt các

phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau Đó là lí

do tôi chọn để tài: DẠY HỌC HÓA HỌC 12 GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN

ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Xây dựng một hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn có thể vận dụng vào bài giảng trong chương trình hóa học THPT

Trang 4

Vận dụng hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn ở trên vào bài giảng nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình dạy học bộ môn Hóa học tại các lớp: 12B10, 12B13 ( năm học 2015)

2014-Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học

2 Phạm vi

Do còn hạn chế về thời gian nên chỉ mới áp dụng nghiên cứu các bài dạy trong chương trình hóa học 12 cơ bản

IV CƠ SỞ KHOA HỌC

Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học

Nếu vận dụng tốt hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn vào bài giảng trong chương trình dạy học bộ môn Hóa học ở trường phổ thông sẽ làm tăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn Đồng thời góp phần năng cao năng lực nhận thức, tự học, tích cực chủ động học tập của học sinh Điều đó làm tăng hứng thú học tập mang lại kết quả học tập bộ môn cao hơn

V NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục môn hóa, phương pháp

đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tích hợp

Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học phổ thông Mục tiêu chương trình hóa học phổ thông ( chủ yếu là trung học phổ thông ) để sưu tầm và xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học phát huy tính tích cực, chủ động tư duy cho học sinh nhằm tăng hứng thú, say mê học tập bộ môn

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu luật giáo dục về đổi mới chương trình, phương pháp dạy

Trang 5

- Khơi dậy niềm thích thú học tập, ham hiểu biết, dẫn tới sự học tập chủ động,sáng tạo của học sinh Qua đó, kết quả học tập được nâng cao, trọng tâm của quátrình dạy học sẽ di chuyển về phíùa học sinh

- Tạo ra sự tập trung, chú ý cao độ và nhất là những tiết học thứ 4-5, lúc đócác em học sinh đã mệt mỏi vì lượng kiến thức phải tiếp thu ở những tiết họctrước Nếu một tiết học nhàm chán, không tạo sự chú ý lôi cuốn trong bài giảng thìhiệu quả của quá trình dạy học sẽ rất thấp, bởi: “chỉ có hứng thú với một hoạt độngnào đó mới đảm bảo cho họat động ấy được tích cực”

- Làm cho việc học tập trở nên lý thú, không đơn điệu nhàm chán, đồng thờikích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh

→ Bất kỳ một môn học nào cũng có sẵn những khả năng to lớn để khơi gợi vàphát huy hứng thú học tập ở học sinh Và thật sự bản thân môn Hóa Học rất lôicuốn, điều quan trọng là người giáo viên phải biết cách hé mở nó, làm sao để các

em tự cảm nhận được vẻ đẹp kỳ bí, hấp dẫn của nó trong mỗi nội dung bài học

Cái mới mẻ, kỳ thú bao giờ cũng gây hứng thú cao độ bởi nó kích thích trítưởng nơi trẻ, giúp học sinh yêu thích môn học hơn Từ đó tăng hiệu quả của việcdạy và học Hóa trong trường THPT

2 Tình trạng dạy học hóa học có liên hệ thực tiễn ở các trường phổ thông trong những năm gần đây

Thực trạng cho thấy giáo viên ít liên hệ kiến thức hóa học với thực tế Do cách thi cử có ảnh hưởng quan trọng tới cách dạy vì trong các kì kiểm tra, kì thi không yêu cầu có nhiều câu hỏi có nội dung gắn với thực tiễn Do vậy, đa số giáo viên chỉ đưa những kiến thức hóa học thực tiễn vào các hoạt động ngoại khóa, còn những tiết học truyền thụ kiến thức mới thì ít đưa vào hoặc tiết luyện tập, ôn tập, tổng kết chuẩn bị cho các kì kiểm tra thì giáo viên chỉ tập trung các

kĩ năng khác có nội dung thuần túy hóa học để có thể đáp ứng được yêu cầu của bài kiểm tra

- Thời gian dành cho tiết học không nhiều do đó giáo viên không có cơ hội đưa những kiến thức thực tế vào bài học

Trang 6

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình huống xảy ra trong thực tế của học sinh còn hạn chế.

- Vốn hiểu biết thực tế của học sinh về các hiện tượng có liên quan đến hóa học trong đời sống hàng ngày còn ít

3 Cơ sở lí luận

Giáo viên phải tổ chức được các hoạt động tự lực học tập cho học sinh theo những cơ sở lí luận sau:

3.1 Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp

Hiện nay, với sự phát triển về mọi mặt đòi hỏi tính toàn diện nên chương trình đào tạo cũng hướng tới mục đích liên kết, kết hợp các môn học thuộc cùng lĩnh vực lại với nhau Thông qua một bài học hóa học, chúng ta nên và cần làm rõ chohọc sinh thấy được mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những hóa học

mà còn giữa các ngành khoa học khác như: sinh học, vật lí, toán học…

Khi dạy kiến thức hóa học bất kể từ lĩnh vực nào: cấu tạo nguyên tử, phương

trình hóa học, dung dịch…đều liên quan đến kiến thức vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, hoặc kiến thức hóa hữu cơ: gluxit, lipit, protein,…đều liên quan đến kiến thức sinh học, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo

hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn học với nhau

Ví dụ: khi ta học sinh học, ta biết không nên để nhiều cây xanh trong phòng ngủ

vào ban đêm vì quá trình hô hấp của cây Đến khi học hóa học ta lại càng hiểu

rõ hơn là do vào ban đêm cây không có ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp:

¸ nh s¸ ng

2 2 chÊt diÖp lôc 6 10 5 n 2

6nCO  5nH O     (C H O )  nO

Còn ban đêm cây hấp thụ lấy khí O 2 và thải ngược lại khí CO 2 nên sẽ bị ngạt.

3.2 Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dung học với thực tiễn

Trang 7

Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáoviên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày Rất nhiều kiến thức hóa học có thể liên hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta.

Ví dụ: Vì sao nên bôi nước vôi vào vết côn trùng đốt ?

Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì khi bị côn trùng đốt, nếu bôi nước vôi vào vết đốt thì vết thương sẽ mất đi và không còn cảm giác ngứa rát nữa.

Giải thích:

Trong nộc độc của một số côn trùng như: ong, kiến, muỗi… có chứa một lượng a xit fomic gây bỏng da và đồng thời gây rát , ngứa Ngoài ra, trong nọc độc ong còn có cả HCl, H 3 PO 4 , cholin… nên khi bị ong đốt, da sẽ phồng rộp lên và rất rát Người ta vội lấy nước vôi trong hay dung dịch xút để bôi vào vết côn trùng đốt Khi đó xảy ra phản ứng trung hoà làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác rát ngứa.

3.3 Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống giả định bằng các hiện tượng thực tiễn

Trong quá trình dạy học nếu ta chỉ áp dụng một kiểu dạy thì học sinh sẽ nhàm chán Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức giảng dạy bằng cách đưa ra các tình huống giả định kèm vào các phương pháp dạy để học sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh vừa tạo được môi trường thoải mái để các em trao đổi từ

đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn

Ví dụ: Khi học về photpho, GV có thể đưa ra tình huống:

Vì sao khi ăn phải bả, chuột thường chết ở nơi gần nguồn nước ?

Giải thích: Bã chuột có công thức là Zn 3 P 2 , thủy phân theo phương trình:

Zn 3 P 2 + 6H 2 O  3Zn(OH) 2 + 2PH 3

Khí PH 3 độc giết chết chuột Ngoài ra, do phản ứng thủy phân hai chiều, chuột càng uống nước, chuột lại càng khát nước vì H 2 O đã mất do cân bằng dịch

chuyển theo chiều thuận Chính vì thế chuột lại càng nhanh chết hơn

Tình huống mang tính thách đố như vậy sẽ kích thích học sinh học tập và thi đua nhau tìm câu trả lời Các em sẽ nhớ kiến thức lâu hơn

4 Một số tình huống để áp dụng thực tiễn vào bài học

4.1 Đặt tình huống dẫn vào bài

Tiết dạy có thành công hay không nhờ vào người hướng dẫn (giáo viên) rất

nhiều Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ lôi hút được sự chú ý của học sinh

4.2 Liên hệ thực tế trong bài dạy

Trang 8

Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống thì các

em sẽ chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn Do đó mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú

ý của học sinh

Tuy nhiên, giáo viên phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp, nếu học sinh tỏ ra tìm tòi hơn chúng ta có thể khích lệ, mở ra hướng giáo dục vai trò quan trọng của bộ môn mà các em sẽ được tìm hiểu ở các cấp cao hơn

II HỆ THỐNG CÁC HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC THỰC TIỄN DÙNG CHO CÁC BÀI GIẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 12

1 Hệ thống các hiện tượng hóa học sử dụng cho các bài giảng phần Hóa

Hữu cơ lớp 12

Câu 1: Sherlock Homes đã phát hiện cách lấy vân tay của tội phạm lưu trên

đồ vật ở hiện trường như thế nào chỉ sau ít phút thí nghiệm? Giải thích cách làm trên?

Lấy một trang giấy sạch, ấn một đầu ngón tay lên trên mặt giấy rồi nhấc ra, sau đó đem phần giấy códấu vân tay đặt đối diện với mặt ống nghiệm có chứa cồn iôt và dùng đèn cồn để đun nóng ở phần đáy ống nghiệm Khi xuất hiện luồng khí màu tím bốc ra từ ống nghiệm, bạn sẽ thấy trên phần giấy trắng( bình thường không nhận ra dấu vết gì) dần dần hiện lên dấu vân tay màu nâu, rõ đến từng nét.Nếu bạn ấn đầu ngón tay lên một trang giấy trắng rồi cất đi, mấy tháng sau mới đem thực nghiệm như trên thì dấu vân tay vẫn hiện ra rõ ràng

a Giải thích: Trên đầu ngón tay chúng ta có dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi Khi

ấn ngón tay lên mặt giấy thì những thứ đó sẽ lưu lại trên mặt giấy, tuy mắt thường rất khó nhận ra.

Khi đem tờ giấy có vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống nghiệm chứa cồn iôt thì

do bị đun nóng iôt “thăng hoa” bốc lên thành khí màu tím ( chú ý là khí iôt rất độc), mà dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi là các dung môi hữu cơ mà khí iôt dễ tan vào chúng, tạo thành màu nâu trên các vân tay lưu lại Thế là vân tay hiện ra.

b Áp dụng: Đây là một ứng dụng quan trọng của iot trong ngành điều tra tội

phạm Giáo viên có thể đề cập ở phần tính chất vật lí trong bài “Lipit (chất

béo)”( Tiết 2- lớp 12)

Câu 2: Vì sao các chất béo (dầu, mỡ,…) không tan trong nước mà

tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực?

a Giải thích: Những chất phân cực sẽ tan trong dung môi phân cực, những chất

không phân cực sẽ tan trong dung môi không phân cực Chất béo (dầu, mỡ) là

Trang 9

những chất không phân cực còn nước là dung môi phân cực nên chất béo không tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ không phân cực.

b Áp dụng: Đây là tính chất hóa học quan trọng của chất béo Giáo viên có thể

nêu câu hỏi, đặt vấn đề trong phần tính chất vật lí của chất béo trong bài “ Lipit” ( tiết 2- lớp 12)

Câu 3: Dầu mỡ động - thực vật để lâu thường có mùi khó chịu, ta gọi đó

là hiện tượng ôi mỡ Cho biết nguyên nhân gây nên hiện tượng ôi mỡ.

a Giải thích: Quá trình ôi mỡ tăng nhanh và ở điều kiện nhiệt độ ẩm cao, nóng và

có ánh sáng Mỡ bị ôi do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu do oxi không khí cộng vào liên kết đôi C = C, trong gốc axit béo không no tạo thành peoxit, sau đó peoxit tiếp tục chuyển thành andehit và axit cacboxylic có mùi khó chịu.

b Áp dụng: Giáo

viên có thể nêu hiệntượng yêu cầu học sinh giải thích trong phần tính chất hóa học của chất béo ở bài “Lipit” ( tiết 2 – lớp 12)

Câu 4 Vì sao gạo nếp lại dẻo?

a Giải thích:

Tinh bột có 2 loại amilozơ và

amilopectin nhưng không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt tinh bột Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20%, nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc… rất dẻo, dẻo tới mức dính.

b Áp dụng: Giáo viên có thể đề cập ở phần tính chất vật lí và cấu trúc phân tử

của tinh bột trong bài: “ Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ” ( Tiết 8 – lớp 12)

Trang 10

Câu 5 Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt ?

a Giải thích: Cơm chứa

một lượng lớn tinh bột, khi

ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra

sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt

b Áp dụng: Giáo viên có

thể đề cập ở phần tính chất vật lí và cấu trúc phân tử của tinh bột trong bài: “ Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ” ( Tiết 8 – lớp 12)

Câu 6: Vì sao khi để rớt H 2 SO 4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bông thì chỗ vải đó bị đen lại và bị thủng ngay, còn khi bị rớt HCl vào thì vải mủn dần rồi mới bục ra?

a Giải thích: Thành phần chính của sợi bông là xenlulozơ Khi H 2 SO 4 đặc rớt vào thì H 2 SO 4 đặc có tính háo nước, sẽ hút nước rất nhanh làm cho vải sợi bông

bị thủng ngay và thành phần còn lại là Cacbon (C) có màu đen Còn khi HCl rớt vào, bản chất của HCl chỉ là một axit mạnh nên chỉ thủy phân xenlulozơ dẫn đến vải mủn dần.

b Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi nêu vấn đề ở phần tính chất hóa học

của xenlulozơ trong bài: “ Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ” ( Tiết 8 – lớp 12)

Câu 7: Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa?

a Giải thích: Trong sữa có thành phần Protein gọi là cazein, khi vắt chanh vào

sữa sẽ làm tăng độ chua tức làm giảm độ pH của dung dịch sữa Tới pH đúng với điểm đẳng điện của cazein thì chất này sẽ kết tủa Khi làm phomat người ta cũng tách cazein rồi cho lên men tiếp Việc làm đậu phụ cũng theo nguyên tắc tương

tự như vậy.

b Áp dụng: Giáo viên có thể đặt vấn đề ở đầu bài học: Peptit – Protein ( tiết 17 –

lớp 12)

Ngày đăng: 24/07/2016, 14:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w