Đề cương cho sinh viên chuyên ngành quản lý nhà nước ở trường học viện hành chính nhà nước giúp ôn thi môn thanh tra giúp giải quyết khiếu nại hành chính thuận lợi cho việc học trên lớp bổ sung cho tài liệu các bạn sinh viên để các bạn học tốt hơn
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Ví dụ: Thanh tra Chính Phủ tiến hành cuộc thanh tra toàn bộ hoạt động của Tập đoàn Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)
- Kiểm tra được hiểu theo hai góc độ:
Kiểm tra là hoạt động thường xuyên của CQNN cấp trên với CQNN cấp dưới nhằmxem xét , đánh giá mọi mặt hoạt động của cấp dưới khi thấy cần thiết hoặc trong trườnghợp cần kiểm tra một vấn đề cụ thể nào đó
Kiểm tra là hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đối vớicác đơn vị trực thuộc trong hệ thống hoặc đối với cơ quan nhà nước khác
Vd: Giám đốc sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội kiểm tra việc thực hiện quy chế cơ quan của Phòng Hành chính – Tổng hợp thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội.
- Giám sát:
Giám sát là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước,các cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi công dân nhằm đảm bảo sự tuânthủ nghiêm minh của pháp luật trong quản lí nhà nước và quản lí xã hội của cơ quan quản
lý nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý nhà nước
VD: Giám sát của HĐND Huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội đối với UBND huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội về việc triển khai thực hiện Nghị Quyết của HĐND huyện trong năm 2014.
B.So sánh sự giống và khác nhau
- Giống nhau:
Thanh tra, kiểm tra, giám sát giống nhau trước hết ở mục đích hoạt động, bởi
lẽ chúng đều nhằm xem xét, đánh giá việc chấp hành chủ trương, chính sách, phápluật; phát huy những nhân tố tích cực; phòng ngừa, phát hiện, xử lý những vi phạmpháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cánhân; góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và đưa ra các biện pháp tổchức thực hiện tiếp theo để đạt kết quả như mong muốn, nhằm nâng cao hiệu lực,hiệu quả của các cơ quan nhà nước
Trang 2- Khác nhau:
Chủ thể Quốc hội, HĐND các cấp,
TAND, Tổ chức chính trị - xã
hội và công dân
Cơ quan,tổ chức,cá nhân cóthẩm quyền cụ thể:
- Kiểm tra nội bộ: hoạt động
cơ quan hành chính nhànước cấp trên – cấp dưới,thủ trưởng – nhân viên
- Hoạt động kiểm tra của
Cơ quan thanh tra nhà nước
và cơ quan được giao thựchiện chức năng thanh trachuyên ngành
Luôn mang tính quyền lựcnhà nước
Trình
độ
nghiệp
vụ
Chủ yếu là kiêm nhiệm (không
nhất thiết yêu cầu như nghiệp
vụ thanh tra)
Chủ yếu là kiêm nhiệm(không nhất thiết yêu cầu nhưnghiệp vụ thanh tra)
Thanh tra viên phải cónghiệp vụ chuyên môn, amhiểu tình hình – kinh tế xãhội, có kỹ năng chuyên sâuvào lĩnh vực thanh tra
Phạm vi
và nội
dung
Giám sát tính hợp hiến, hợp
pháp trong ban hành văn bản và
trong hoạt động của các CQNN,
người có thẩm quyền trong
CQNN
Kiểm tra toàn diện theo yêucầu của hoạt động quản lý vàcủa từng loại cơ quan, tổchức
Thanh tra việc thực hiệnchính sách, pháp luật,nhiệm vụ của cơ quan, tổchức cá nhân theo quy địnhcủa pháp luật
Thời
gian tiến
hành
Chưa được quy định cụ thể Nhìn chung thời gian tiến
hành một cuộc kiểm tra ngắnhơn thanh tra (quy định cụ thểtrong quy chế kiểm tra củatừng hệ thống cơ quan, từngngành)
Thời gian tiến hành thườnglâu hơn (cuộc thanh tra vụviệc đặc biệt phức tạp doThanh tra Chính phủ tiếnhành có thể kéo dài đến 150ngày)
Trang 3Mục đích
cụ thể.
- Xử lý nghiêm minh các viphạm nhằm xây dựng bộ máytrong sạch
- Góp phần kiện toàn hệ thốngchính trị, nâng cao hiệu lựcQLNN, hoàn thiện đường lối,chính sách, pháp luật
- Nhằm phát hiện những yếukém, sai phạm và có cácbiện pháp giải quyết Tuynhiên việc kiểm tra chủ yếu
về quy trình, quy phạm vàmang tính nội bộ
- Chủ yếu điều chỉnh cácquyết định quản lý, pháthiện các sai lệch để uốn nắnkịp thời
- Đánh giá hoạt động thựcthi chính sách, pháp luậttrong quản lý nhà nước;phòng ngừa, phát hiện và
xử lý vi phạm
- Góp phần hoàn thiện cơchế quản lý, chính sách,pháp luật của nhà nước
Câu 2 Phân biệt hoạt động thanh tra và kiểm tra.
+ Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổchức, cá nhân
B Khác nhau: Giống câu 1
Câu 3 Phân biệt hoạt động thanh tra và giám sát.giống câu
Câu 4 Phân tích và làm sáng tỏ mục đích của thanh tra đối với hoạt động hành chính nhà
nước Vì sao nói thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước?
A Mục đích của hoạt động thanh tra
- Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, trong đó phòng ngừa là mục đích chủ yếu, trực tiếp của hoạt động
thanh tra.
Để bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, đồng thời bảo đảm pháp luật đượcthực thi trong mọi mặt của đời sống xã hội, hoạt động thanh tra, phòng, chống tham
nhũng, cùng
với các thiết chế kiểm tra, giám sát khác, hoạt động thanh tra phải góp phần phòng ngừa,
phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động của bộ
máy nhà nước
Trang 4- Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục là mục đích quan trọng của hoạt động thanh tra.
Thông qua hoạt động thanh tra, giúp cho Người quản lý phát hiện ra những sơ hởtrong cơ chế, chính sách, pháp luật để kịp thời sửa đổi hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyềnsửa đổi, bổ sung Đồng thời, qua hoạt động thanh tra cũng kịp thời chấn chỉnh, uốn nắnnhững thiếu sót, khuyết điểm của bộ máy nhà nước
- Phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân Đây là mục đích gián tiếp nhưng có tác động quan trọng tới hiệu quả quản lý.
Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra giúp cho Thủ trưởng cơ quanquản lý kịp thời phát hiện những quyết định hành chính, hành vi hành chính có vi phạmpháp luật, để chỉnh sửa, thay thể, bổ sung, bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức Đặc biệt, qua thanh tra cũng phát hiện, chấnchỉnh những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác phòng, chống tham nhũng của cácngành, địa phương Đồng thời, thanh tra cũng phát hiện ra những hành vi tiêu cực, thamnhũng để xử lý nghiêm minh theo thẩm quyền, qua đó phát huy vai trò phòng ngừa thamnhũng và ngăn chặn vi phạm pháp luật trong yêu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước
B.Vì sao nói thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước?
Để quản lý xã hội, quản lý nhà nước, nhà nước nào cũng ban hành pháp luật và tiếnhành quản lý xã hội bằng pháp luật Nội dung đó được thể hiện bằng ba phương diện:
Nhà nước ban hành pháp luật
Nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật
Nhà nước kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật
Tuy nhiên pháp luật không thể tự thân nó đi vào đời sống xã hội và phát huy hiệuquả nếu thiếu bàn tay quyền lực nhà nước Nhà nước bằng bộ máy của mình sẽ tổ chức,điều hành để biến các quy định pháp luật thành hành động thực tế của mỗi cơ quan, tổchức, cá nhân và cuối cùng nhà nước phải kiểm tra để đánh giá chất lượng, hiệu quả củapháp luật
- Thứ nhất, Thông qua tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam với bản chất tốt đẹp là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, hướngđến phục vụ nhân dân, ở nơi đó tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thì mục đíchcủa hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng cũngkhông nằm ngoài mục đích, bản chất của Nhà nước, hướng việc thực hiện các nhiệm vụnày để bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện và bảo đảm cho công dân thamgia quản lý nhà nước, quản lý xã hội
- Thứ hai, thanh tra thông qua tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, trên cơ sở đó đảm bảo các cơ quan, tổ
Trang 5chức, cá nhân hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước quản lý
xã hội bằng pháp luật Qua đó, thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp, đảm bảo tínhpháp chế XHCN, tính tối thượng của pháp luật trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta
- Thứ ba, hoạt động thanh tra lấy pháp luật làm thước đo, đánh giá việc chấp hành
chính sách, pháp luật của đối tượng thanh tra nhưng cũng thông qua hoạt động
thanh tra phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân nhưquyền được sống, quyền được làm việc, học tập, mưu cầu hạnh phúc… việc xem xét, đánhgiá trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trên cơ sở pháp luật nhưng mặt khácphải đúng với hành vi, yếu tố lỗi để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, để đối tượngthanh tra “tâm phục, khẩu phục” đối với kết luận thanh tra
- Thứ tư, tuy thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhưng xét trong tổng thể
cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước, thanh tra cũng là công cụ để bảođảm thực hiện quyền lực Nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước theo yêu cầu xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, qua đó để tránh sự tha hóaquyền lực, lộng quyền, làm quyền hoặc từ bỏ quyền lực trong quá trình thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy nhà nước
Câu 5 Phân tích nội dung, ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra Liên hệ thực tế.
Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra được hiểu là những tư tưởng chủ đạo,
những tiêu chuẩn hành động mà các cơ quan nhà nước, các tổ chức, công dân cũng nhưđối tượng thanh tra phải tuân theo trong quá trình thanh tra
Có năm nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ trong hoạt động thanh tra Các nguyên tắcnày sẽ chi phối các mối quan hệ trong hoạt động thanh tra giữa các chủ thể, đảm bảo chohoạt động thanh tra diễn ra đúng pháp luật và có hiệu quả
A.Nguyên tắc tuân theo pháp luật
Biểu hiện:
+ Mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra phải được thực hiện trên
cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về Thanh tra Có nghĩa là từ chương trình,
kế hoạch hoạt động của các tổ chức thanh tra đến việc ra quyết định thanh tra, cử ĐoànThanh tra, Thanh tra viên đến việc kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo trong hoạt động thanh tra đều phải tuân thủ triệt để các quy định củapháp luật hiện hành
+ Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạtđộng thanh tra Khi có đầy đủ những căn cứ do pháp luật quy định, cơ quan thanh tra đượcquyền tiến hành hoạt động thanh tra một cách độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Việc canthiệp không có căn cứ pháp luật của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đều là bất hợp pháp vàtùy theo mức độ nặng, nhẹ sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, được giao nhiệm vụ thanh tra phảithực hiện hoạt động thanh tra theo đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Trang 6Ví dụ:
+ Việc ra quyết định thanh tra : Nội dung quyết định thanh tra phải đảm bảo đầy đủcác nội dung được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 37 Luật Thanh tra, gồm cácnội dung sau: Căn cứ pháp lý để thanh tra; Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụthanh tra; Thời hạn tiến hành thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra và các thành viênkhác của Đoàn thanh tra; Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ chỉ đạo,giám sát hoạt động Đoàn thanh tra (nếu có) Nếu như không đáp ứng được nhữngnội dung trên, quyết định thanh tra sẽ không được phê duyệt và không có hiệu lựcthi hành
+ Luật Thanh tra 2010 quy định tại Khoản 1, Điều 45: thời hạn thực hiện một cuộcthanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra Sở tiến hành không quá 30 ngày, ở vùng núi, biêngiới hải đảo, vùng đi lại khó khăn thì thời hạn là 45 ngày Vì thế trong quá trình tiến hànhthanh tra, dù cuộc thanh tra đã có kết quả thanh tra hay chưa nhưng khi hết thời hạn theoquy định là 30 ngày hoặc 45 ngày, thanh tra huyện hoặc thanh tra Sở sẽ phải kết thúc cuộcthanh tra theo quy định
+ Trong thực tế, không có một cơ quan thanh tra nào được quyền tiến hành thanhtra một cơ quan, tổ chức bất kì khi không có quyết định thanh tra
Ý nghĩa: Nguyên tắc tuân thủ theo pháp luật là một nguyên tắc quan trọng hàngđầu trong hoạt động thanh tra Trước hết, nguyên tắc này đảm bảo tính pháp chế XHCNcủa nhà nước pháp quyền XHCN – sống và làm việc tuân theo pháp luật Thứ hai, phápluật chính là hành lang pháp lý cao nhất để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềntrong hoạt động thanh tra sử dụng quyền lực nhà nước một cách có hiệu lực, hiệu quả Cónghĩa là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ thực thi đúng chức trách, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình và đối tượng được thanh tra cũng xác định rõ được nghĩa vụ củamình trong hoạt động thanh tra, từ đó hoạt động thanh tra mới đạt được mục đích
B.Nguyên tắc đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực
Biểu hiện:
+ Tính chính xác thể hiện ở việc mỗi kết luận, kiến nghị hay quyết định trong hoạtđộng thanh tra đều phải chính xác Bởi nó phải làm rõ tính đúng sai, nêu rõ tình hình, tínhchất, hậu quả của sự việc, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu họ sai phạm vàyêu cầu các đối tượng này có những biện pháp tích cực loại trừ những sai phạm đó Nếukhông đảm bảo tính chính xác sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, dẫn đến việc nhìnnhận, đánh giá sai đối tượng
+ Tính khách quan trong hoạt động thanh tra đòi hỏi mọi công việc tiến hành tronghoạt động này phải xuất phát từ thực tiễn quản lý hành chính nhà nước Mọi quyết định,kết luận hay kiến nghị trong hoạt động thanh tra đều phải xuất phát từ thực tiễn kháchquan đó chứ không phải là kết quả của việc suy diễn chủ quan, hời hợt hay mang tính ápđặt của các nhà quản lý
Trang 7Ví dụ : Khi có đơn thư tố cáo một doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế, cơ quanthanh tra ra quyết định thanh tra và đến để thanh tra vụ việc Lúc này, bản thân cơ quanthanh tra không thể suy diễn và khẳng định doanh nghiệp này có hành vi gian lận, trốnthuế và cố tìm ra bằng chứng buộc tội mà phải nhìn một cách khách quan, xác định đượccông việc của mình cần làm là làm rõ vấn đề đơn tố cáo đó đúng hay sai Nếu những gìthanh tra được từ doanh nghiệp chứng minh đơn tố cáo kia là đúng sự thật thì mới đưa ranhững biện pháp xử lý sau đó Nếu như đơn tố cáo không đúng sự thật thì không thể buộctội cho doanh nghiệp.
+ Tính trung thực trong hoạt động thanh tra thể hiện ở việc phản ánh đúng sự thật,không bóp méo sự thật
Ví dụ: Có nhiều trường hợp một số thành viên trong đoàn thanh tra vì lợi ích cánhân hoặc một số lí do khác đã không báo cáo chính xác số liệu, thông tin mà mình thanhtra được, từ việc có sai phạm lớn thành việc sai phạm nhỏ…Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả của cuộc thanh tra, không phản ánh đúng về đối tượng thanh tra dẫn đến nhữnghậu quả nghiêm trọng
Ý nghĩa: Tính chính xác, khách quan, trung thực có mối quan hệ tác động qua lạilẫn nhau: Có khách quan thì mới đảm bảo sự chính xác, có trung thực thì mới đảm bảotính khách quan… Trong hoạt động thanh tra, việc đảm bảo nguyên tắc chính xác, kháchquan, trung thực có ý nghĩa vô cùng to lớn Trước hết, nó quyết định tính hiệu quả củacuộc thanh tra, giúp các cơ quan thanh tra việc đánh giá đúng thực trạng của đối tượngthanh tra, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý hợp lý, đúng pháp luật, tránh tình trạng quyếtđịnh sau lầm làm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là đốitượng thanh tra Thứ hai, việc tuân thủ nguyên tắc này trong hoạt động thanh tra sẽ gópphần tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung
C Nguyên tắc công khai , dân chủ, kịp thời:
Biểu hiện:
+ Tính công khai thể hiện ở việc:
Công khai khi tiếp xúc với đối tượng thanh tra và những người có liên quan ở nơithanh tra
Nội dung các công việc của hoạt động thanh tra phải được thông báo một cách đầy
đủ và rộng rãi cho mọi đối tượng có liên quan biết
Các kết luận, kiến nghị, quyết định về thanh tra trong hoạt động thanh tra đượcthông báo công khai cho các đối tượng có liên quan biết
Cơ quan thanh tra phải có trách nhiệm thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tíchcực tham gia vào hoạt động thanh tra, đảm bảo phát huy mạnh mẽ tính dân chủ của hoạtđộng này;
+ Tính dân chủ thể hiện ở việc giữa hai bên chủ thể người tiến hành thanh tra vàngười bị thanh tra luôn có sự trao đổi qua lại Trao đổi qua lại ở đây có nghĩa là tráchnhiệm cung cấp thông tin, quyền được cung cấp thông tin từ bên còn lại
Trang 8Ví dụ như: cơ quan thanh tra phải thông báo đến đối tượng thanh tra về quyết địnhthanh tra bằng việc công bố quyết định; đối tượng thanh tra sẽ phải giải trình, cung cấpđầy đủ thông tin phục vụ cho cuộc thanh tra theo yêu cầu của cơ quan thanh tra Hoặctrong báo cáo kết quả thanh tra nếu có các ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoànthanh tra với Trưởng đoàn thanh tra thì phải trình bày hết ở trong bản báo cáo kết quả…
+ Tính kịp thời thể hiện ở việc: Khi có đầy đủ cơ sở tiến hành thanh tra, tổ chứcthanh tra có thẩm quyền phải nhanh chóng tiến hành hoạt động thanh tra theo đúng quyđịnh của pháp luật; Đồng thời, mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra đềuphải thực hiện trong thời hạn được pháp luật quy định
Ý nghĩa: Đảm bảo tính công khai, dân chủ, kịp thời trong hoạt động thanh tra chính
là việc đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tập trung dân chủ trong hoạt động quản
lý hành chính nhà nước Thứ hai, thông qua việc công khai, dân chủ, kịp thời sẽ góp phầntăng cường sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân thamgia kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra, từ đó nâng cao tính chính xác, khách quan củahoạt động thanh tra
D Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian
thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.
Theo nguyên tắc này: Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cần nghiên cứu, xemxét kỹ các căn cứ và những điều kiện khác có liên quan trước khi ra quyết định thanh tra
và thành lập Đoàn Thanh tra để tránh trùng lặp, cố gắng tránh hiện tượng có thể xảy ra là
1 năm liên tiếp có nhiều Đoàn kiểm tra, thanh tra đến 1cơ quan, đơn vị, nhất là thanh tra,kiểm tra về cùng 1 nội dung Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, Trưởng đoàn và cácthành viên Đoàn Thanh tra cần thực hiện đúng kế hoạch thanh tra, đúng quyền hạn, trình
tự thủ tục và đúng thời gian, thời hiệu thanh tra Nguyên tắc này hoàn toàn xuất phát từnhu cầu thực tế
Ví dụ như: trong 1 tháng thanh tra Sở và thanh tra Huyện không thể cùng tiến hànhthanh tra việc thực hiện các chính sách pháp luật về thuế của một doanh nghiệp trên địabàn tỉnh
Ý nghĩa: Nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của các cơquan thanh tra Việc xây dựng, phê duyệt các chương trình, kế hoạch thanh tra sẽ phảiđược cân nhắc và điều chỉnh sao cho phù hợp, tránh sự trùng lặp về nhiệm vụ và tínhkhông rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong thực hiện nhiệm vụ Mặtkhác, đảm bảo không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữacác cơ quan thanh tra sẽ góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanhtra Đồng thời, nó góp phần vào việc đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước một cách tốtnhất, thể hiện ở sự phân công phối hợp thực hiện nhiệm vụ một cách nhịp nhàng, có hệthống và có hiệu quả
E Nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh
tra.
Trang 9Biểu hiện:
+ Cơ quan thanh tra, thành viên đoàn thanh tra khi thực hiện nhiệm vụ không đượclợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gâykhó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra
+ Cơ quan thanh tra không được thanh ra vượt quá thẩm quyền, phạm vi, nội dungtrong quyết định thanh tra
Ví dụ: Bộ Y tế tiến hành thanh tra đột xuất một Công ty sản xuất sữa khi có đơnthư tố cáo rằng Công ty này không tuân thủ các quy định về hàm lượng chất dinh dưỡngtrong sữa,phát hiện có chất gây độc hại trong thành phần sữa, ảnh hưởng đến sức khỏengười tiêu dùng Khi thanh tra Bộ tiến hành hoạt động thanh tra, cơ quan thanh tra khôngthể bắt Công ty này ngừng các hoạt động, dây chuyền sản xuất để tiến hành kiểm tra, thẩmđịnh, không được phép lợi dụng quyền hạn của mình để đòi hỏi đối tượng thanh tra đápứng các yêu cầu nằm ngoài nhiệm vụ thanh tra…
Ý nghĩa: Nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanhtra trước hết đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra Thứ hai, nguyêntắc này góp phần kiểm soát việc sử dụng quyền lực, hoạt động của các thành viên đoànthanh tra, cơ quan thanh tra trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, làm cho hoạt độngthanh tra trở lên minh bạch hơn, khách quan hơn và hiệu quả hơn
Câu 6 Phân tích vai trò của thanh tra trong quản lý nhà nước? Cho ví dụ minh họa.
A.Thanh tra là một trong những chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý hành chính nhà nước
- Về mặt lý luận, thanh tra luôn gắn liền với quản lý nhà nước, với tư cách làmột chức năng, một giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước, hoạt động thanh trakhông thể tách rời hoạt động quản lý nhà nước Quản lý nhà nước có 3 giai đoạn cơ
bản: ra quyết định quản lý; tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra, xử lí việc thực hiệnấy
- Về mặt thực tiễn, Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các
cơ quan quản lý nhà nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra việc thực hiệncác quyết định mà mình đã ban hành hay nói cách khác tất cả các giai đoạn của chu
trình quản lý nhà nước đều phải thông qua thanh tra, kiểm tra để có thông tin đầy đủ vàchính xác Đó là một khâu không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà nước
- Ví dụ: trên thực tế thì bất cứ hoạt động quản lí nào mà không có thanh tra thì
không thể đem lại hiệu quả, ví dụ vụ chặt 6700 cây xanh ở Hà Nôi, quyết định ban hành
đúng nhưng khâu thực hiện nóng vội và công tác thanh tra , kiểm tra giám sát hoạt động chưa hiệu quả dẫn đến bất bình trong nhân dân, làm mất niềm tin của nhân dân
vào cơ quan hành chính nói riêng và nhà nước nói chung.
Trang 10B Thanh tra là biện pháp phòng ngừa giúp phát hiện, xử lí những hành vi vi
phạm pháp luật.
Điều 2 Luật thanh tra quy định về mục đích thanh tra: “Hoạt động thanh tra nhằmphòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hởtrong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩmquyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực,hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Với chức năng và mục tiêu hoạt động được xác định như vậy, các cơ quanthanh tra nhà nước luôn thể hiện vai trò là công cụ quan trọng và hữu hiệu để đảm bảohiệu lực quản lý nhà nước, thiết lập kỷ cương xã hội
Các quy định về mục đích của hoạt động thanh tra bao gồm cả việc xây dựng, phát huynhững nhân tố tích cực, chống những hành vi tiêu cực Nhưng mục tiêu hàng đầu củathanh tra là nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, pháthiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để từ đó có những kiếnnghị phù hợp đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Ví dụ: Thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai tiến hành thanh tra đối với hoạt động xử lý nước thải của Công ty Vedan, Khi tiến hành thanh tra, kết luận
sơ bộ ban đầu là nước thải ra môi trường có nồng độ thành tố vượt giới hạn cho phép về
quy định pháp luật bảo vệ môi trường, thì đoàn thanh tra có quyền đình chỉ hành vi xả nước thải đang diễn ra của Vedan Đó là việc phát hiện và xử lí các hành vi vi phạm,
ngăn chặn hành vi vi phạm tiếp tục diễn ra.
C Thanh tra là một phương thức bảo đảm pháp chế XHCN
Pháp chế xã hội chủ nghĩa được hiểu là chế độ trong đó pháp luật là tối thượng,mọi chủ thể phải tuân thủ nghiêm chỉnh, chính xác hiến pháp và luật bất cứ ai vi phạmpháp luật đều bị xử lí nghiêm minh theo quy định của pháp luật
Thông qua hoạt động thanh tra để phát hiện các hiện tượng vi phạm pháp luật, từ
đó có những biện pháp xử lí kịp thời, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp chế XHCN
Ví dụ: Khi tiến hành thanh tra, đoàn thanh tra sẽ có một khoảng thời gian theo quy định của pháp luật thanh tra tại nơi được thanh tra Trong quá trình đó, ngoài việc thanh tra theo nhiệm vụ được giao, thì các cán bộ, công chức thực hiện hoạt động thanh tra sẽ tiếp xúc, đi sâu sát vào thực tế để vừa phát hiện được các sơ hở của pháp luật vừa để lắng nghe, tiếp thu những phản ánh của đối tượng về các khó khăn, vưỡng mắc mắc cũng như những điểm chưa phù hợp của chính sách, pháp luật so với thực tiễn Từ đó Đoàn thanh tra sẽ tập hợp ý kiến, báo cáo với cấp trên, đề xuất kiến nghị để hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật Đó chính là đóng góp cho việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ hoàn chỉnh, góp phần đảm bảo pháp chế XHCN.
D Thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước
Trang 11Quản lý nhà nước (hiểu theo nghĩa rộng) là toàn bộ hoạt động của các cơ quan, các
bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp nhằm thực hiệncác chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Quản lý hành chính nhà nước là toàn bộ
hoạt động của các cơ quan hành pháp nhằm thực hiện chức năng quản lý công vụ quốcgia
Hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước phụ thuộc rất lớn vào hoạt độngthanh tra Bởi thông qua hoạt động này, nhà nước sẽ phát hiện và xử lý những hành vi viphạm pháp luật, góp phần đảm bảo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
Ví dụ, sau khi tiến hành thanh tra và xử lý sai phạm tại Tập đoàn Hàng hải Việt Nam (Vinaline), Chính phủ đã có những chấn chỉnh quyết liệt đối với toàn bộ hoạt động của hệ thống các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước Hành động này góp phần ổn định các doanh nghiệp nhà nước - với vai trò là đầu mối điều tiết vĩ mô cho nền kinh tế quốc gia, tạo điều kiện để Chính phủ quản lý nhà nước về kinh tế đạt hiệu quả như mong muốn.
Câu 7 Phân tích khái niệm và đặc điểm thanh tra.
+Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của CQNN có thẩm quyền đối với cơquan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,quyền hạn được giao
+ Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của CQNN có thẩm quyền theongành, lĩnh vực đối với CQ, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyênngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó
Trang 12+ Yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị của thanh tra, yêu cầu truy cứutrách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm pháp luật
+ Trực tiếp thi hành biện pháp cưỡng chế trong 1 số trường hợp
+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phương tiện… của tổ chức thanh tra; mốiquan hệ của cơ quan thanh tra với đối tượng thanh tra và các tổ chức khác được quy định
* Tính độc lập tương đối
- Đây là đặc điểm xuất phát từ chính bản chất của hoạt động thanh tra
- Tính độc lập : Hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi một hệ thống cơquan chuyên trách.Các cơ quan này được phép :
+ Tự mình tổ chức các cuộc thanh tra trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo thẩmquyền đã được pháp luật quy định;
+ Đưa ra kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo các quy định của pháp luật vềthanh tra
+ Chịu trách nhiệm về quyết định thanh tra của mình
Tính độc lập “ tương đối” : ngoài việc căn cứ vào pháp luật, chính sách; hoạt độngthanh tra còn phải thực tế cuộc sống Ví dụ như đoàn thanh tra sở y tế phát hiện một cơ sởkhám chữa bệnh đông y không có giấy phép hoạt động; để đưa ra biện pháp xử lý thìngoài việc căn cứ vào các quy định của pháp luật cần phải căn cứ vào tình hình thực tế,căn cứ vào tình trạng sức khỏe và mức độ hồi phục của các bệnh nhân đã từng khám chữatại cơ sở đó; căn cứ vào mức phí khám chữa bệnh mà cơ sở yêu cầu bệnh nhân Từ đó,chúng ta mới có thể xác định được mức độ sai phạm của cơ sở đến đâu và đưa ra biệnpháp xử lý Như vậy , hoạt động thanh tra vừa căn cứ vào cả tính hợp pháp và tính hợp lý.Mục tiêu cuối cùng của hoạt động thanh tra vẫn là nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạtđộng quản lý vì vậy, 1 số vấn đề sai phạm không đến mức vi phạm pháp luật có thể bỏqua Hoạt động thanh tra trong trường hợp này xem như một lời “ nhắc nhở” với đối tượngthanh tra về hoạt động, về quá trình công tác để đảm bảoviệc tuân theo pháp luật
Trang 13* Thanh tra luôn gắn với quản lý nhà nước
- Hoạt động thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước
- Quản lý nhà nước và thanh tra luôn gắn liền với nhau Quản lý nhà nước xácđịnh, chủ trương, đường lối, quy định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra Ngược lại,thanh tra góp phần điều chỉnh cách thức, phương pháp quản lý của chủ thể quản lý, gópphần đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước diễn ra đúng quy định của pháp luật
Câu 8 Trình bày các hình thức thanh tra, cho ví dụ minh họa.
A Căn cứ vào phạm vi, quy mô của cuộc thanh tra.
- Thanh tra diện rộng.
Là hình thức thanh tra thường được áp dụng khi tiến hành thanh tra một cơ quan,một ngành, hay một lĩnh vực quản lý để đánh giá kết quả hoạt động một cách tổng thể,toàn diện trong việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật hoặc cơ chế quản lý đểphát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, sai phạm, đổi mới hoạt động nhằm nâng cao hiệulực và hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quan, một ngành hay lĩnh vực đó
Thanh tra diện rộng là hình thức thanh tra có phạm vi, quy mô rộng lớn, có tácdụng rất quan trọng để các cơ quan, người có thẩm quyền chỉ đạo, điều hành quản lý nhànước ở tầm vĩ mô
Ví dụ: Bộ Tài Nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra toàn bộ các doanh nghiệp
lớn khu vực Đông Nam Bộ trong việc chấp hành quy định pháp luật về quy trình
xử lý và xả nước thải từ sản xuất ra môi trường
- Thanh tra diện hẹp (chuyên đề, vụ việc)
Thanh tra diện hẹp là hình thức thanh tra chỉ tập trung vào một chuyên đề hoặc một
vụ việc cụ thể nhất định nào đó để phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, sai phạm trongchuyên đề, vụ việc đó nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quan, củangành, của lĩnh vực
Khác với thanh tra diện rộng, thanh tra chuyên đề, vụ việc có phạm vi, quy mô hẹphơn và có đối tượng, nội dung cụ thể rõ ràng hơn Tính chất của vụ việc rõ hơn Vì thế cơquan (người có thẩm quyền thanh tra) cũng dễ dàng hơn trong việc xác định trọng tâm,trọng điểm cần thanh tra và thời gian thanh tra sẽ thường ngắn hơn
Ví dụ: Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản khẳng định không cho phép
đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành sản phẩm “thuốc thịt người” có nguồngốc từ Trung Quốc tại Việt Nam
Ý kiến trên được đưa ra tại thời điểm cơ quan này đã tiến hành kiểm tra, rà soát,sau khi một số phương tiện thông tin đại chúng Trung ương và địa phương đưa tin: Hảiquan Hàn Quốc phát hiện và tịch thu hàng ngàn viên sản phẩm “thuốc thịt người” cónguồn gốc từ Trung Quốc
Trang 14Từ thông tin trên Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội quyết định tiến hành thanh tradiện hẹp trên thị trường nhằm phát hiện ra các loại thực phẩm chức năng không rõ nguồngốc và tiến hành xử lý nếu có sai phạm.
B Căn cứ vào kế hoạch thanh tra.
- Thanh tra theo chương trình, kế hoạch.
Là hình thức thanh tra được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.Trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra thuộc về thủ trưởng cơquan thanh tra Kế hoạch thanh tra cần được đựa trên các căn cứ sau:
+ Yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của cấp; ngành cần tiến hành thanh tra để phục vụ sựlãnh đạo , chỉ đạo, điều hành của cấp, ngành đó;
+ Những vấn đề bức xúc, bất cập mà quá trình thanh tra trong kế hoạch trước đãphát hiện nhưng chưa được giải quyết hoặc chưa được giải quyết dứt điểm;
+ Những vấn đề do đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân; đơn kiến nghị, đề nghịcủa các cơ quan, tỏ chức chuyển đến nhưng chưa được giải quyết dứt điểm vào kỳ kếhoạch trước
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm phê duyệt chươngtrình, kế hoạch thanh tra
Thanh tra theo kế hoạch có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi để đoàn thanh tra có sựchuẩn bị một cách tốt nhất cho việc thanh tra về lực lượng tiến hành, thời gian, tài liệu liênquan, thu thập thông tin, khảo sát thực tế….nhằm đảm bảo cho cuộc thanh tra đạt hiệu quảcao nhất
Ví dụ: Theo chương trình hàng năm, Chánh Thanh tra Bộ Y tế trình Bộ trưởng Bộ
Y tế phê duyệt kế hoạch thanh tra tiến hành trong năm tiếp theo Trên cơ sở đó,Thanh tra Bộ Y tế ra quyết định và chỉ đạo một số đoàn thanh tra theo kế hoạch đãđược phê duyệt
- Thanh tra thường xuyên
Được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiệnchức năng thanh tra chuyên ngành
Ví dụ: Chi cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm thuộc Sở Y tế Hà Nội ra quyết địnhtiến hành thanh tra một nhà hàng trên địa bàn thành phố về việc chấp hành quy định phápluật với bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm sử dụng trong nhà hang
- Thanh tra đột xuất
Thanh tra đột xuất là hình thức thanh tra được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổchức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếunại, tố cáo hoặc do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định
Thanh tra đột xuất thường gắn với những vấn đề cấp thiết, bức xúc nhằm kịp thờiphát hiện, chấn chỉnh những sai phạm để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
Ví dụ: Liên quan đến sự việc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Anh
(Công ty Việt Anh) tại xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc xả thải khiến
Trang 15khu vực đất nông nghiệp xung quanh nhà máy bị ô nhiễm nặng nề, người dân phải bỏruộng Ngày 22/01/2015 vừa qua, Sở TNMT tỉnh Vĩnh Phúc đã họp công bố quyết địnhthanh tra đột xuất đối với doanh nghiệp này.
C Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của hoạt động thanh tra.
- Thanh tra kinh tế, xã hội
Là hình thức thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế,
xã hội nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, sai phạm để nâng cao hiệulực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế và xã hội
Thanh tra kinh tế - xã hội được thực hiện là do:
+ Yêu cầu, nhiệm vụ của quản lý nhà nước về kinh tế và xã hội;
+ Đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân về vấn đề kinh tế-xã hội;
+ Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của cơ quan tổ chức
Ví dụ: 6 tháng đầu năm 2009, Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc triển khai 75 cuộc thanh,
kiểm tra tại 482 điểm Nội dung thanh tra tập trung vào các lĩnh vực: cổ phần hóadoanh nghiệp; hỗ trợ tiền tết Kỷ Sửu cho người nghèo; thực hiện cấp phát kinh phí
hỗ trợ ngập úng vụ đông năm 2008; chấp hành chính sách pháp luật về thuế củamột số doanh nghiệp; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; sử dụng đất đai; chấp hànhLuật Ngân sách Nhà nước của một số xã, phường, thị trấn…
- Thanh tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Là hình thức thanh tra được tiến hành đối với cơ quan, người có thầm quyền giảiquyết khiếu nại, tố cáo để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, sai phạm trongcông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước,của cá nhân, cơ quan, tổ chức và nâng cao hiệu quản quản lý nhà nước
Thanh tra việc giải quyết khiếu nại tố cáo có thể tiến hành đối với một hoặc một sốhoặc tất cả các nội dung của quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo như: công tác tiếp côngdân; tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiệnquyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo và công tác quản lý nhà nước vềkhiếu nại, tố cáo
- Thanh tra công vụ.
Thanh tra công vụ là hình thức thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, công
vụ theo quy định của pháp luật luôn gắn liền với cơ quan, người có thầm quyền để kịp thờiphát hiện những yếu kém, sai phạm của đối tượng quản lý nhằm nâng cao hiệu lực và hiệuquả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
Bất kỳ cơ quan, người có thẩm quyền quản lý nào đều cần có kế hoạch thanh trađối tượng quản lý trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.Ngoài kế hoạch đã được xác định, cơ quan, người có thẩm quyền quản lý có thể tiến hànhthanh tra đột xuất nếu thấy cần thiết hoặc là trách nhiệm của cơ quan, người có thẩmquyền do đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân; yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức
Trang 16Câu 9 Trình bày khái niệm và các phương pháp tiến hành thanh tra Cho ví
dụ minh họa.
A Khái niệm.
Phương pháp tiến hành thanh tra là cách thức, biện pháp mà cơ quan, người cóthẩm quyền sử dụng để thực hiện hoạt động thanh tra nhằm đạt được mục đích đã đề ra.Phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của vụ việc, của cơ quan tổ chức cá nhân là đối tượngcủa thanh tra, đồng thời tùy thuộc vào khả năng nghiệp vụ của cơ quan, người có thẩmquyền thực hiện hoạt động thanh tra để sử dụng cách thức, biện pháp thanh tra chophùhợp
B Các phương pháp tiến hành thanh tra
- Thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu và các giấy tờ liên quan
Nghiên cứu văn bản pháp luật: là cơ sở pháp lý để thực hiện giám sát, kiểm tra,thanh tra Nghiên cứu văn bản pháp luật để xác định được hoạt động của đối tượng giámsát kiểm tra thanh tra là đúng hay sai, để đưa ra kết luận cần thiết về vụ việc
- Nghiên cứu hồ sơ tài liệu và các giấy tờ liên quan:
Là những dữ liệu về vụ việc được giám sát kiểm tra thanh tra Nghiên cứu hồ sơ tàiliệu giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền biết được nội dung vụ việc để từ đóđối chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan
Ví dụ: Trước khi tiến hành thanh tra công ty X, cần nắm rõ luật doanh nghiệp, luậthành chính, … tìm hiểu và thu thập các chứng từ và nội dung hoạt động của công ty trongkhoảng thời gian trước đây
- Nghiên cứu, so sánh, thống kê các dữ liệu
Là hoạt động phát hiện những nội dung hợp lý, bất hợp lý, logic, phi logic… từ đóyêu cầu đối tượng thanh tra giải trình
- Thu thập ý kiến từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức
+ Tạo lập mối quan hệ tốt sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.+ Cần chắt lọc thông tin, tài liệu thu thập được vì thông tin cần chính xác vàkhách quan
- Tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn
Ý kiến của nhà chuyên môn sẽ làm cho chủ thể thanh tra hiểu được nguyên lý bảnchất của vụ việc và nhất là việc am hiểu tường tận mọi lĩnh vực được thanh tra
- Thuyết phục đối tượng thanh tra tích cực hợp tác với chủ thể thanh tra
Cần làm đối tượng thanh tra hiểu rõ được mục đích của thanh tra là cùng với đốitượng thanh tra chấn chỉnh những bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nước để nâng caohiệu quả của quản lý Sự hợp tác của đối tượng thanh tra có thể là tình tiết để xem xétgiảm trách nhiệm của đối tượng thanh tra
- Chất vấn đối tượng thanh tra
Trang 17Là phương pháp để chủ thể thanh tra lấy thông tin về vụ việc bằng cách đặt câu hỏi
để đối tượng thanh tra trả lời Thông qua chất vấn chủ thể thanh tra có thể cảm nhận
, đánh giá thái độ của đối tượng thanh tra, góp phần làm cho cuộc thanh tra hiệu quả
- Xử lý kịp thời, đúng pháp luật những hành vi gây cản trở đến hoạt động thanh tra
Để tiến hành cuộc thanh tra hiệu quả, chủ thể thanh tra cần áp dụng những biệnpháp cần thiết để hỗ trợ quá trình thanh tra như: yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữtiền, đồ vật, giấy phép được cấp hoặc sử dụng trái pháp luật…
Câu 10 Công cụ thanh tra là gì? Hãy phân tích các loại công cụ thanh tra điển
hình.
A.Khái niệm
Công cụ thanh tra là những phương tiện mà chủ thể thanh tra sử dụng để thực hiện hoạt động thanh tra mà nếu thiếu những công cụ này thì hoạt động thanh tra không thể đạt kết quả.
B.Các loại công cụ thanh tra điển hình bao gồm:
1 Văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật là hệ thống các văn bản mang tính chất quy phạm, quy địnhnhững quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước,nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước
Văn bản pháp luật được sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong hoạt động thanhtra Công cụ này có vai trò vô cùng quan trọng, nó là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện mọihoạt động thanh tra Nếu không có các văn bản pháp luật thì ta không thể tiến hành hoạtđộng thanh tra được
+ Thứ nhất, văn bản pháp luật xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
cơ quan thanh tra, thành viên đoàn thanh tra khi tiến hành thanh tra một vụ việc
Luật Thanh tra 2010 là văn bản pháp luật có quy định rất rõ ràng về nhiệm vụ,quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năngthanh tra chuyên ngành, nhiệm vụ quyền hạn của Thủ trưởng các cơ quan thanh tra tại cácĐiều trong Chương II Luật này Thông qua đó, khi gặp những trường hợp cụ thể, các cơquan nhà nước mới có thể xác định được ai, cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thanh tra vụviệc Từ đó sẽ giúp cho các cơ quan thanh tra thực hiện đúng nhiệm vụ quyền hạn củamình trong thực thi công vụ
+ Thứ hai, văn bản pháp luật sẽ là cơ sở để định hướng cho mọi hoạt động thanhtra Có nghĩa là tất cả các trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra đều được quy định
cụ thể và chặt chẽ trong các văn bản pháp luật
Bên cạnh Luật Thanh tra 2010 còn có Thông tư số : 02/2010/TT-TTCP củaThanh tra Chính phủ Quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra Theo đó, khi tiếnhành bất cứ một cuộc thanh tra nào, các cơ uqna thanh tra đều phải đảm bảo thực hiện
Trang 18theo trình tự đã quy định trong văn bản pháp luật để đảm bảo tính hiệu quả và tính hệthống trong công tác quản lý nhà nước nói chung.
+ Thứ ba, văn bản pháp luật là căn cứ để đánh giá tính đúng sai của sự việc, giúpcho việc đưa ra kết luận chính xác, khách quan
Ví dụ như: để tiến hành thanh tra về việc doanh nghiệp do tỉnh thành lập có hành vi
xả thải ra môi trường gây ô nhiễm Cơ quan thanh tra Sở tài nguyên môi trường tiến hànhthanh tra doanh nghiệp, trong đó có nội dung kiểm định việc xả thải của doanhnghiệp.Căn cứ vào các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan đến quản lý chất thải để xácđịnh nồng độ chất gây ô nhiễm mà doanh nghiệp đó xả ra môi trường có vượt quá quyđịnh cho phép hay không Nếu kết quả kiểm tra vượt quá mức cho phép quy định trongcác văn bản pháp luật nghĩa là doanh nghiệp này có vi phạm
2 Kế hoạch thanh tra.
Kế hoạch thanh tra theo luật định được hiểu là văn bản xác định nhiệm vụ chủyếu về thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong vòng một năm do Thủtrưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra xây dựng để thực hiện Định hướng chươngtrình thanh tra và yêu cầu quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp
Kế hoạch thanh tra là công cụ giữ vai trò quan trong hoạt động thanh tra:
+ Nó định hướng cho hoạt động của chủ thể thanh tra, xác định chính xác phạm vi,nội dung thanh tra
+ Kế hoạch thanh tra là một trong những căn cứ quan trọng nhất để Thủ trưởng cơquan thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thể ra quyết định thanh tra
+ Kế hoạch thanh tra còn là cơ sở để theo dõi,kiểm tra, đánh giá công tác thanh tracủa các cơ quan trong việc thực thi nhiệm vụ
Ví dụ như: Ngày 10/12/2014, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc thành phố HàNội ký ban hành Quyết định số 5410/QĐ-QHKT về phê duyệt Kế hoạch số 218/KH-QHKT-TTPC ngày 05/12/2014 về công tác thanh tra năm 2015 trên địa bàn thành phố.Trong đó, năm 2015, Sở Quy hoạch và Kiến trúc sẽ tiến hành kiểm tra công vụ và kiểm traviệc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại 03 đơn vị trựcthuộc Sở: Ban Quản lý dự án QHXD, Trung tâm nghiên cứu Kiến trúc, Trung tâm Quyhoạch đô thị và Nông thôn; Bên cạnh đókiểm tra thường xuyên việc chấp hành pháp luậtchuyên ngành, quy định về chuyên môn, kỹ thuật đối với lĩnh vực quy hoạchkiến trúctrong phạm vi quản lý của Sở tại một số công trình, dự án tập trung vào khu vực, địa bàn
có tốc độ đô thị hóa cao…
Kế hoạch thanh tra của Sở quy hoạch- kiến trúc Thành phố Hà Nội sẽ định hướngchung cho hoạt động thanh tra của cơ quan mình trong vòng 1 năm Qua đó, thanh tra Sở
sẽ nắm bắt được rằng trong năm 2015 phải tiến hành bao nhiêu cuộc thanh tra hành chính?Thanh tra chuyên ngành? đối tượng cần thanh tra là những cơ quan, dự án nào?
3 Hồ sơ, tài liệu về vụ việc
Trang 19Hồ sơ, tài liệu về vụ việc là tất cả những văn bản cũng cấp, lưu trữ các thông tincần thiết để làm rõ vấn đề trong hoạt động thanh tra.
Hồ sơ tài liệu này được hiểu là những thông tin từ phía đối tượng thanh tra cungcấp Khi tiến hành thanh tra, thanh tra viên, trưởng đoàn thanh tra hoặc người ra quyếtđịnh thanh tra có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáobằng văn bản giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra
Hồ sơ, tài liệu về vụ việc là một công cụ không thể thiếu đối với hoạt động thanhtra
+ Cung cấp những thông tin về hoạt động của đối tượng thanh tra, giúp cho cơquan thanh tra có thể nắm bắt tình hình thực tế các hoạt động của đối tượng thanhtra và có thể đánh giá một cách chính xác về sự việc
+ Hồ sơ, tài liệu chính là những bằng chứng, chứng cứ cụ thể để phát hiện và xácđịnh đối tượng thanh tra có những sai phạm hay không Từ đó giúp cơ quan thanh tra rakết luận thanh tra và kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp
4 Biên bản, mẫu văn bản trong quá trình thực hiện thanh tra.
Việc thanh tra cần được ghi thành biên bản hoặc ra những văn bản nhất định đểđảm bảo giá trị pháp lý của hoạt động thanh tra đã thực hiện Vì vậy chủ thể thanh tra cần
sử dụng biên bản, những mẫu văn bản đã được xác định
Câu 11 Phân biệt hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành Cho ví dụ minh họa.
Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010 quy định:
- Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chínhsách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
Ví dụ: Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành cuộc thanh tra đối với việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường Đại học Tài nguyên Môi trường và của Hiệu trưởng nhà trường.
- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấphành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắcquản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó
Ví dụ:Thanh tra Sở Y tế Hà Nội tiến hành cuộc thanh tra đối với một số Phòng Khám Đa khoa tư nhân trên địa bàn thành phố trong việc chấp hành quy định pháp luật về quy trình xét nghiệm.
Phân biệt:
Thanh tra hành chính Thanh tra chuyên ngành
Trang 20Chủ thể Tất cả các cơ quan trong hệ thống cơ
quan thanh tra nhà nước đều có thểquyết định và tiến hành hoạt động thanhtra hành chính Ngoài ra, đối với những
vụ việc phức tạp, liên quan đến tráchnhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn
vị hoặc đối với những vụ việc đặc biệtphức tạp, liên quan đến trách nhiệmquản lý của nhiều cấp, nhiều ngành thìThủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước(Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân
Hoạt động thanh tra chuyên ngành do cơ quan nhànước có thẩm quyền quản lý theo ngành, lĩnh vựcquyết định và thực hiện Cụ thể là, Chánh Thanhtra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quanđược giao thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoànthanh tra để thực hiện quyết định thanh tra Khi xétthấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở, ra quyếtđịnh thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra
Lưu ý: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Tỉnh và
dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện) ra quyết định
thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra
hoặc Đoàn thanh tra liên ngành để thực
hiện nhiệm vụ thanh tra
Thanh tra Huyện không thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành (căn cứ theo kiến thức thuộc Giáo trình Thanh tra và Giải quyết KNHC của Học viện Hành chính Quốc gia, NXB Khoa học Kĩ thuật, Tái bản năm 2011)
Đối
tượ
ng
Các đơn vị trực thuộc quản lý của chủ
thể có thẩm quyền tiến hành thanh tra
Bao gồm tất cả cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạtđộng trong phạm vi quản lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực của chủ thể có thẩm quyền tiếnhành thanh tra
M
ục
đí
ch
Làm trong sạch bộ máy, bảo đảm kỷ
cương, kỷ luật trong quản lý, điều hành
của cấp trên đối với cấp dưới hoặc đơn
vị trực thuộc
Bảo đảm sự chấp hành pháp luật của mọi cơ quan,
tổ chức, cá nhân, bảo đảm trật tự, kỷ cương tronghoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động kinh tếtài chính, kinh tế xã hội cũng
như trong mọi ngành, lĩnh vực khác được nhà nước quản lý
Thanh tra việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao
Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành,quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản
lý thuộc ngành, lĩnh vực
Trang 21Thanh tra hành chính, với đối tượng là
cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức
nhà nước chủ yếu áp dụng các biện
pháp kỷ luật hành chính
Thanh tra chuyên ngành có quyền xử phạt hànhchính
Câu 12 Trình bày tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ (
Điều 14, 15 luật Thanh tra 2010)
A Tổ chức của Thanh tra Chính phủ
- Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật
- Cơ cấu Thanh tra Chính phủ gồm :
+ Tổng Thanh tra Chính phủ : là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu ngành
thanh tra Tổng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính
phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
+Các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ : giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện
nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ
+Thanh tra viên
B Nhiệm vụ, quyền hạn Thanh tra chính phủ
* Trong quản lý nhà nước về thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền
hạn sau đây:
- Xây dựng chiến lược, Định hướng chương trình, văn bản quy phạm pháp luật về
thanh tra trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền;
hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra;
- Lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh
tra tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra;
- Chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra; bồi dưỡng nghiệp vụ
thanh tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức bộ máy, biên chế thanh tra
các cấp, các ngành, điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh
tra, Thanh tra viên các cấp, các ngành;
- Yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là bộ), Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; tổng
kết kinh nghiệm về công tác thanh tra;
Trang 22- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý
về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra
* Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thanh tra đối với doanh nghiệp nhànước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
- Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều bộ, Ủyban nhân dân cấp tỉnh;
- Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao;
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sauthanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng),Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết
* Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra chính phủ có nhiệm vụ, thẩm quyền
- Tổ chức tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn giải quyết khiếu nại, tố cáo; giảiquyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân tại trụ
sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại,quyết định xử lý tố cáo của Thanh tra chính phủ và Thủ tướng chính phủ
* Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, thanh tra chính phủ có nhiệm vụ :
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật
về phòng, chống tham nhũng
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại các Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh theo thẩm quyền hoặc theo chỉđạo của Thủ tướng CP; phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vitham nhũng; đôn đốc xử lý người có hành vi tham nhũng
- Chủ trì, phối hợp với các CQNN có thẩm quyền xây dựng hệ thống dữ liệu chung
về phòng, chống tham nhũng
- Phối hợp với Kiểm toán NN, Bộ công an, Viện KSND tối cao, Tòa án ND tốicao, Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng trong công tác phòng, chốngtham nhũng
Câu 13 Trình bày tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
Trang 23A Tổ chức của Thanh tra bộ
1 Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tácthanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh trahành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hànhthanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nướctheo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũngtheo quy định của pháp luật
2 Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên
Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thốngnhất với Tổng Thanh tra Chính phủ
Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phâncông của Chánh Thanh tra bộ
3 Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo vềcông tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ
B Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra bộ
1 Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ,Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kếhoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểmtra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan được giao thực hiệnchức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ;
b) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thựchiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Thanh tra sở; hướng dẫn, kiểm tra cơquan, đơn vị thuộc bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra;
c) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành thuộc bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanhtra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý
về thanh tra của Bộ trưởng, Thanh tra bộ
2 Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối với doanhnghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹthuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;
c) Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
Trang 24d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sauthanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngànhthuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản
lý nhà nước của bộ khi cần thiết
3 Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thựchiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tốcáo
4 Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thựchiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chốngtham nhũng
Câu 14 Trình bày tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở
Thanh tra Sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính
và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theoquy định của pháp luật
A.Tổ chức của Thanh tra sở (Điều 23, Luật Thanh tra năm 2010)
1 Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính
và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theoquy định của pháp luật
Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo
ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật
2 Thanh tra sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên
Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khithống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh
Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phâncông của Chánh Thanh tra sở
3 Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc sở; chịu sự chỉ đạo vềcông tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, vềnghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ
B.Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thanh tra (Điều 24, Luật Thanh tra năm
2010)
- Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức thực hiện kếhoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra sở; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểmtra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh trachuyên ngành thuộc sở
- Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của pháp luật
về thanh tra
- Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanhtra thuộc phạm vi quản lý của sở
Trang 25- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý
về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹthuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản
lý của sở
- Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sauthanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngànhthuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của sở khi cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo
- Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật vềphòng, chống tham nhũng
Câu 15 Trình bày tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Huyện
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Huyện được quy định cụ thể tại Mục 5, chương II Luật Thanh tra 2010
A.Tổ chức của Thanh tra huyện được quy định tại Điều 26
- Thứ nhất, về địa vị pháp lý: Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước
về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quyđịnh của pháp luật
- Thứ hai, cơ cấu tổ chức; Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó ChánhThanh tra và Thanh tra viên
+ Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh
+ Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụtheo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện
- Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùngcấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh
B.Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện căn cứ theo điều 27
- Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủyban nhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phêduyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
+ Báo cáo kết quả về công tác thanh tra;
Trang 26+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý
về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện
- Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, của Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Thanh tra vụ việc phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của phápluật về khiếu nại, tố cáo
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác phòng, chốngtham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật vềphòng, chống tham nhũng
Câu 16 Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ
Điều 16 Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ
1 Tổng Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nướccủa Chính phủ; lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quyđịnh của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra và tổchức triển khai Định hướng chương trình thanh tra;
c) Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanhtra giữa các Thanh tra bộ; giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh;
d) Xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra bộ không nhất trí với Bộ trưởng,Chánh Thanh tra tỉnh không nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tácthanh tra Trường hợp Bộ trưởng không đồng ý với kết quả xử lý của Tổng Thanh traChính phủ thì Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh
2 Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền hạn sau đây:
a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịutrách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình;
b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng kết luận nhưng phát hiện códấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thủ tướng Chính phủ giao; quyết định thanh tra lại
Trang 27vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu
vi phạm pháp luật;
c) Đề nghị Bộ trưởng, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thanhtra trong phạm vi quản lý của bộ, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu
vi phạm pháp luật; trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đồng
ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chínhphủ về quyết định của mình;
d) Kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ quy định do bộ đó banhành trái với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, của Tổng Thanh tra Chính phủ vềcông tác thanh tra; trường hợp Bộ trưởng không đình chỉ hoặc không hủy bỏ văn bản đóthì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quy định của Ủyban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với quy định của cơ quannhà nước cấp trên, của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra;
e) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quyđịnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái phápluật phát hiện qua công tác thanh tra;
g) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyềnquản lý của Thủ tướng Chính phủ có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh trahoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơquan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức
có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyếtđịnh xử lý về thanh tra
Câu 17 Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ
( Điều 19 Luật Thanh tra năm 2010)
A Nhiệm vụ:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nướccủa bộ; lãnh đạo Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này
và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tratrong phạm vi quản lý nhà nước của bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việcchồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trên địa bàn tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương
B Quyền hạn :
- Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịutrách nhiệm trước Bộ trưởng về quyết định của mình;
Trang 28- Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiệnchức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luậnnhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
- Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành thuộc bộ tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan đó khi phát hiện códấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chứcnăng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra,báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về quyết định của mình;
- Kiến nghị Bộ trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tracủa cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ;
- Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra; trườnghợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quyđịnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái phápluật phát hiện qua công tác thanh tra;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hànhchính;
- Kiến nghị Bộ trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của
Bộ trưởng có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kếtluận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xéttrách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạmpháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanhtra
Câu 18 Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Tỉnh
A Chánh Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nướccủa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; lãnh đạo Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạntheo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanhtra giữa các Thanh tra sở, giữa Thanh tra sở với Thanh tra huyện; chủ trì phối hợp vớiChánh Thanh tra bộ xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gianthanh tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra sở không nhất trí với Giám đốc sở,Chánh Thanh tra huyện không nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về côngtác thanh tra Trường hợp Giám đốc sở không đồng ý với kết quả xử lý của Chánh
Trang 29Thanh tra tỉnh thì Chánh Thanh tra tỉnh báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xemxét, quyết định.
B Chánh Thanh tra tỉnh có quyền hạn sau đây:
a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịutrách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quyết định của mình;
b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện
có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; quyếtđịnh thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kết luận nhưngphát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
c) Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thanh tra trongphạm vi quản lý của sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện khi phát hiện có dấu hiệu vi phạmpháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không đồng ýthì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh về quyết định của mình;
d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết vấn đề về công tácthanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh traChính phủ;
đ) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quyđịnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái phápluật phát hiện qua công tác thanh tra;
e) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trách
nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực
hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ
quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ
quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc
không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra
Câu 19 Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở
A.Nhiệm vụ:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của sở;lãnh đạo Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và cácquy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tratrong phạm vi được phân cấp quản lý nhà nước của sở
B.Quyền hạn:
a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịutrách nhiệm trước Giám đốc sở về quyết định của mình;
Trang 30b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thựchiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu viphạm pháp luật khi được Giám đốc sở giao;
c) Yêu cầu thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành thuộc sở tiến hành ttra trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan đó khi phát hiện códấu hiệu VPPL; trường hợp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng ttrachuyên ngành thuộc sở không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịutrách nhiệm trước Giám đốc sở về quyết định của mình
d) Kiến nghị Giám đốc sở tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanhtra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở;
e) Kiến nghị Giám đốc sở giải quyết vấn đề về công tác thanh tra, trường hợp kiếnnghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh hoặc Chánh Thanh trabộ;
f) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quyđịnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái phápluật phát hiện qua công tác thanh tra;
g) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hànhchính;
h) Kiến nghị Giám đốc sở xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lýcủa Giám đốc sở có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thựchiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra
Câu 20 Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Huyện
- Chánh thanh tra huyện là người đứng đầu thanh tra huyện
- Chánh thanh tra huyện do Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức sau khi thống nhất với Chánh thanh tra tỉnh
Điều 28, Luật Thanh tra 2010 quy định nhiệm vụ , quyền hạn của chánh thanh tra huyện:
A Nhiệm vụ
Chánh Thanh tra huyện có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanhtra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; lãnh đạo Thanh trahuyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định kháccủa pháp luật có liên quan
B Quyền hạn
Chánh Thanh tra huyện có quyền hạn sau đây:
a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịutrách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về quyết định của mình;
Trang 31b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy
định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp
luật phát hiện qua công tác thanh tra;
c) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết vấn đề về công tácthanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra
tỉnh;
d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét trách nhiệm, xử lýngười thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có hành vi vi phạm
pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về
thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý
người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện
qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra
Câu 21 Phân biệt thanh tra nhà nước và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Điều 3 của Luật thanh tra 2010
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tra nhà nước
bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ,
chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Phân biệt:
Thanh tra nhà nước Cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành Chủ thể Hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước bao
gồm Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ,Thanh tra Tỉnh, Thanh tra Sở, Thanh traHuyện Đây là những cơ
Một số Tổng cục, Cục thuộc Bộ; Một sốChi cục thuộc Sở được giao thực hiệnchức năng thanh tra chuyên ngành.Không tổ chức thành các cơ
quan thanh tra độc lập quan thanh tra độc lập
Trang 32Hoạt động Bao gồm hai hoạt động: Thanh tra hành
chính và Thanh tra chuyên ngành
Chỉ thực hiện hoạt động thanh tra chuyênngành
Chủ yếu là quy định pháp luật về quản lýngành, lĩnh vực mang tính chuyên môn, kỹthuật
Tính chất Một phần mang tính kiểm tra trong hệ
thống cơ quan có thứ bậc hành chínhtrong cuộc thanh tra hành chính, khôngmang tính chuyên môn và yêu cầu nghiệp
vụ kĩ thuật cao
Chủ yếu nghiệp vụ thanh tra mang tínhchuyên ngành, yêu cầu kỹ thuật về lĩnhvực được thanh tra cao và chuyên sâu
Câu 22 Phân tích đặc điểm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gồm những đặc
điểm chính sau :
Trang 33- Cách thức thành lập : không thành lập hệ thống cơ quan thanh tra độc lập mà giaochức năng thanh tra chuyên ngành cho các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nướctheo ngành, lĩnh vực trực tiếp thực hiện
- Nhiệm vụ, quyền hạn: tiến hành thanh tra và quyết định xử phạt vi phạm hànhchính với các hành vi vi phạm pháp luật và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác gắn vớihoạt động quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực
- Cách thức hoạt động : thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanhtra chuyên ngành có trách nhiệm trực tiếp xây dựng kế hoach thanh tra, quyết định thanhtra, thành lập đoàn thanh tra, cử công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, đưa ra kết luậnthanh tra …
B Đặc điểm của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
:
- Không được gọi là thanh tra viên mà là công chức được phân công thực hiệnnhiệm vụ thanh tra bởi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngànhkhông phải là cơ quan thanh tra độc lập Chỉ có cơ quan thanh tra nhà nước mới có Thanhtra viên
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của việc thực hiệnnhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyênngành thường là những công chức trực tiếp được giao thực hiện nhiệm vụ
Trang 34chuyên môn ở các cơ quan Bởi vậy, họ nắm rõ các quy tắc chuyên môn , kĩ thuật; dễ dàngphát hiện, nắm bắt những sai phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; chấp hànhcác quy tắc chuyên môn, kỹ thuật của đối tượng thanh tra.
Câu 23 Trình bày tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
A Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
1 Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hộinghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu
Căn cứ vào địa bàn và số lượng dân cư, mỗi Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường,thị trấn có từ 05 đến 11 thành viên
Thành viên Ban thanh tra nhân dân không phải là người đương nhiệm trong Ủy bannhân dân cấp xã
Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là 02 năm
2 Trong nhiệm kỳ, thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụhoặc không còn được nhân dân tín nhiệm thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã,phường, thị trấn đề nghị Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân đã bầu rathành viên đó bãi nhiệm và bầu người khác thay thế
B Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
1 Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam cùng cấp trực tiếp chỉ đạo hoạt động
2 Ban thanh tra nhân dân căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã,phường, thị trấn, chương trình hành động và sự chỉ đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam xã, phường, thị trấn đề ra phương hướng, nội dung kế hoạch hoạt động của mình
3 Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn Khi cần thiết, Trưởng Ban thanhtranhân dân được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn
C Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1 Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân những chính sách, pháp luật chủ yếu liênquan đến tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương
2 Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ và kịp thời cácthông tin, tài liệu cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân
3 Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân, thôngbáo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đượckiến nghị đó; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân hoặcngười có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân
4 Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việcthực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở
Trang 355 Hỗ trợ kinh phí, phương tiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo quy địnhcủa pháp luật.
D Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn
1 Hướng dẫn việc tổ chức Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân ởthôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu Ban thanh tra nhân dân
2 Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và nhân dân ở địa phương; tổ chức cuộc họp của Banthanh tra nhân dân để Ban thanh tra nhân dân bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, phâncông nhiệm vụ cho từng thành viên
2 Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công tác;định kỳ nghe báo cáo về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; đôn đốc việc giải quyếtnhững kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân
4 Động viên nhân dân ở địa phương ủng hộ, phối hợp; tham gia các hoạt động củaBan thanh tra nhân dân
5 Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân
Câu 24 Phân biệt thanh tra nhân dân và thanh tra nhà nước.
Đặc điểm
- Là cơ quan hành chính nhà nướcđược thành lập theo thủ tục Luậtđịnh;
- Hoạt động mang tính quyền lựcnhà nước
- Do MTTQ hoặc Tổ chức Côngđoàn thành lập;
- Hoạt động mang tính chất xãhội, tự quản
Trang 36Đối tượng
CQ, tổ chức, cá nhân thuộc thẩmquyền quản lý của CQ quản lý NNcùng cấp hoặc ngành, lĩnh vực
CQ, TC, cá nhân thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn ở xã, phường, thịtrấn hoặc trong nội bộ đơn vị Sựnghiệp công lập, Doanh nghiệpnhà nước
Phạm vi và
nội dung
Việc thực hiện chính sách, phápluật, nhiệm vụ, quyền hạn
Việc thực hiện chính sách, phápluật, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, thực hiện quy chế dânchủ ở cơ sở
Mục đích
Kiến nghị các biện pháp khắc phụcnhững sơ hở trong cơ chế quản lý,chính sách, pháp luật nhằm góp phầnnâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN;
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
Tính chất Quyền lực nhà nước Giám sát hoạt động cơ quan nhà
nước, thể hiện tính dân chủ
Câu 25 Trình bày tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
- Căn cứ pháp lý: Luật Thanh tra 2010; Nghị định số 86/2010/NĐ-CP của Chínhphủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra
- Luật thanh tra 2010 có những quy định chung về Thanh tra nhân dân:
Điều 65 Tổ chức Thanh tra nhân dân
Thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước,đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước
Trang 37Điều 66 Nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, phápluật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của
cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước
Điều 67 Quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân
1 Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện
có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó
2 Khi cần thiết, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quannhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụviệc nhất định
3 Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhànước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở, thiếu sót đượcphát hiện qua việc giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và người laođộng, biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích Trường hợp phát hiện người cóhành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý
Tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được quy định cụ thể tại Mục 3, Chương VILuật Thanh tra 2010 Cụ thể:
Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước:
Điều 72 Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệpcông lập, doanh nghiệp nhà nước
1 Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanhnghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân,viên chức bầu
Ban thanh tra nhân dân có từ 03 đến 09 thành viên là người lao động hoặc đangcông tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước
Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là 02 năm
2 Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thànhnhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đề nghị Hộinghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bãi nhiệm và bầungười khác thay thế
Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 73 Luật này:
Điều 73 Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước
1 Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanhnghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trực tiếp chỉ đạo hoạt động
Trang 382 Căn cứ vào nghị quyết Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểucông nhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhànước và sự chỉ đạo của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban thanh tra nhân dân lậpchương trình công tác theo từng quý, từng năm.
3 Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Banchấp hành Công đoàn cơ sở, Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu côngnhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhànước
Điều 74 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước
1 Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân về các chế độ, chính sách và nhữngthông tin cần thiết khác; bảo đảm quyền lợi đối với thành viên Ban thanh tra nhân dântrong thời gian thành viên đó thực hiện nhiệm vụ
2 Yêu cầu các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý cung cấp kịp thời, đầy đủ cácthông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung giám sát để Ban thanh tra nhân dân thựchiện nhiệm vụ
3 Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân; thôngbáo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đượckiến nghị đó; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân hoặcngười có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân
4 Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việcthực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở
5 Hỗ trợ kinh phí, phương tiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo quy địnhcủa pháp luật
Câu 26.Đạo đức của thanh tra viên
A Đạo đức của thanh tra viên
Đạo đức thanh tra là những quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh hoạt động của thanh traviên trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn theo quy định của pháp luật nhằmhoàn thành nhiệm vụ, công vụ được giao
(Quyết định số 1821 – QĐ/BCS ngày 30/12/2011 Quy định chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngành Thanh tra.)
Theo Quyết định này, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc ngành Thanhtra có trách nhiệm phấn đấu, rèn luyện thường xuyên theo năm chuẩn mực đạo đức sau:
Một là:có lập trường, quan điểm cách mạng vững vàng, chấp hành nghiêm chỉnhđường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; luôn nêu cao trách nhiệm, tậntụy với công việc được giao; phấn đấu vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thànhnhiệm vụ tốt nhất
Trang 39Hai là: có phong cách, phương pháp làm việc khoa học, đổi mới; sâu, sát công việc;coi trọng nguyên tắc, kỷ cương; phân tích xử lý vấn đề khách quan, công tâm, có lí, cótình, có tính thuyết phục cao.
Ba là: có tinh thần học tập, cầu tiến bộ, nghiên cứu, tiếp cận cái mới; không ngừngphấn đấu nâng cao trình độ, năng lực cá nhân về mọi mặt; coi trọng thực tiễn, lấy thực tiễnlàm thước đo đánh giá hiệu quả công việc
Bốn là:có ý thức rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức cá nhân trong sang, lànhmạnh; nói đi đôi với việc làm; hành động có văn hóa; gương mẫu, tiêu biểu trong lối sốngsinh hoạt cá nhân; có tinh thần xây dựng và đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; tích cựcđấu tranh bài trừ tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu; gương mẫu, không lợi dụng chứcquyền để vụ lợi
Năm là: có tấm lòng vì dân, thương dân, gần gũi, tôn trọng nhân dân, biết chia sẻ,thông cảm với nhân dân khi xử lý công việc; biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắncủa nhân dân; hoạt động vì lợi ích của đất nước, của nhân dân; thường xuyên sinh hoạt vớinhân dân nơi cư trú đúng quy định của Nhà nước
Câu 30 Trình bày và phân tích các giai đoạn tiến hành một cuộc thanh tra.
Căn cứ pháp lý: Luật Thanh tra 2010; Thông tư Số: 05/2014/TT-TTCP của Thanhtra Chính phủ Quy định về tổ chức,hoạt động,quan hệ công tác của đoàn thanh tra và trình
tự thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra
Để tiến hành một cuộc thanh tra cần trải qua 3 giai đoạn:
Điều 1 Thông tư 05/2014/TT-TTCP quy định:
“Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục và nội dung tiến hành một cuộc thanh tra, bao gồm: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra”
1.Giai đoạn chuẩn bị thanh tra.
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình thanh tra
Giai đoạn này chính là tiền đề chuẩn bị các điều kiện cần thiết giúp cho giai đoạnsau của quá trình thanh tra đạt được hiệu quả Hoạt động thanh tra cũng giống nhưcác hoạt động quản lý nhà nước khác, đều cần có những điều kiện cụ thể để tiếnhành một cách thông suốt và hiệu quả
Việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành cuộc thanh tra là vô cùng quantrọng Bởi đó chính là điều kiện cần để cuộc thanh tra có thể diễn ra, và là điều kiện đủ đểcuộc thanh tra đạt được hiệu quả cao nhất Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết sẽ giúp choviệc thanh tra dễ dàng, thuận lợi hơn và đi đúng hướng hơn
Để tiến hành một cuộc thanh tra nhất thiết phải trải qua giai đoạn chuẩn bị:
- Các văn bản pháp luật là căn cứ pháp lý cho mọi hoạt động của quá trình thanh
tra Người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, các thành viên đoàn thanh tra vàđối tượng thanh tra đặc biệt phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về trình tự,thủ tục pháp lý để tiến hành các hoạt động thanh tra Cụ thể là quy định trong văn bảnLuật Thanh tra năm 2010 và các văn bản Nghị định, Thông tư hướng dẫn
Trang 40ban hành Đồng thời hệ thống các văn bản pháp luật trên tất cả các lĩnh vực sẽ là căn cứ đểchủ thể thanh tra đối chiếu, xem xét và đánh giá, đưa ra kết luận thanh tra một cách chínhxác, hiệu quả
Diễn ra theo quy trình chặt chẽ do pháp luật qui định ( diễn ra theo tuần tự)
Gắn liền với hai chủ thể:
+ Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra:đoàn thanh tra,thanh tra viên,người đượcgiao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
+Chủ thể ra quyết định thanh tra:thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước,thủ trưởng
cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, thủ trưởng cơ quan quản lí nhà nướccùng cấp ( chính phủ, thủ tướng CP, Chủ tịch tỉnh)
Một số nội dung cơ bản trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra bao gồm:
Thứ nhất, Thu thập thông tin,tài liệu, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh tra( điều 16)
A.Đặc điểm
1 Công việc này có vị trí rất quan trọng
Ví dụ; Trước khi tiến hành thanh tra doanh nghiệp A, cơ quan thanh tra phải tiếnhành thu thập trước các thông tin của doanh nghiệp để nắm tình hình như cơ cấu tổchức,mục tiêu,sứ mệnh của tổ chức, các hoạt động sản xuất,báo cáo tài chính.Nếubước này làm không tốt thì không thể tiến hành thanh tra hoặc có tiến hành thanhtra thì cũng không đạt hiệu quả,mục tiêu đề ra Trên thực tế thì cơ quan thanh trakhông làm được
2 Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
Nguồn 1: Trực tiếp tại đối tượng bị thanh tra
Nguồn 2:Thông qua cơ quan QL chuyên ngành
N3: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
N4.Thông qua đơn thư,khiếu nại của công dân,và kết luận của cơ quan điều tra
3 Tổng hợp phân tích và lập báo cáo
Đây là CV có vị trí quan trọng vì nếu làm không tốt thì hoạt động thanh tra khôngđạt được hiệu lực,hiệu quả Do thanh tra là hoạt động diễn ra trên nhiều lĩnh vựckhác nhau, đòi hỏi thanh tra viên phải là người có kiến thức am hiểu chuyên sâu
4 Thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày được giao nhiệm vụ khảo sát
5 Trưởng đoàn trực tiếp chủ trì chỉ đạo việc thu thập thông tin.Trưởng đoànxem xét các báo cáo của tổ KS hoặc TTV
6 Nội dung:trình tự thu thập thông tin tài liệu diễn ra chặt chẽ theo qui địnhcủa pháp luật
Trưởng đoàn thanh tra thành lập tổ khảo sát hoặc giao cho ít nhất 2 TTV tiến hànhTTTT
7 Thu thập thông tin với các nội dung do pháp luật qui định
B.Nội dung