1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm trong dạy học vật lý lớp 9

28 847 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Để đạt được điều đó thì việc hướng dẫn học sinh sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm và thực hiện các thí nghiệm trong mỗi bài học là rất quan trọng, nó có thể quyết định đến việc thành

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT PHÙ MỸ TRƯỜNG THCS MỸ ĐỨC

- 

Giáo viên thực hiện: Phạm Bá Linh

Năm học: 2011 -2012

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Đặt vấn đề:

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mở cửa để hội nhập với cộng đồng thế giới trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt, đòi hỏi công tác giáo dục ở nước ta phải có những đổi mới sâu sắc và toàn diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người vừa tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc dân tộc, vừa có khả năng sáng tạo, có tình cảm và thái độ của con người mới xã hội chủ nghĩa Phương pháp dạy học mới làm thay đổi cơ bản vai trò của giáo viên và học sinh Trong nhà trường truyền thống, giáo viên quyết định tất cả còn học sinh thì thụ động tiếp thu, ghi nhớ và nhắc lại bắt chước làm theo Còn trong nhà trường mới hiện nay học sinh được đặt vào vị trí trung tâm, bản thân học sinh phải tự lực, tích cực hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực và hình thành tình cảm, thái độ; giáo viên cơ bản không còn giảng giải minh họa nữa mà trở thành người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh để học sinh có thể thực hiện thành công hoạt động học tập của mình

Như vậy, mục tiêu của dạy học ngày nay là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh Dạy học hiện nay không chỉ đơn thuần là cung cấp cho học sinh những tri thức và kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy được mà phải góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh theo mục tiêu đào tạo Học sinh tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động học tập thì các phẩm chất và năng lực cá nhân sớm được hình thành và phát triển hoàn thiện Năng động sáng tạo là những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống hiện đại nó phải được hình thành ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Chính vì lẽ đó trong các môn học ở trường trung học cơ sở nói chung và môn Vật lí nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đã được các giáo viên áp dụng từ nhiều năm nay, trong đó phương pháp tự nghiên cứu giúp học sinh tự học, tự sáng tạo được đánh giá là phương pháp có giá trị đức dục lớn nhất Việc sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu vấn đề sẽ khuyến khích các em tự tìm tòi phát triển vấn đề, qua đó giúp các em nắm chắc kiến thức lí thuyết lẫn kĩ năng thực hành Để đạt được điều đó thì việc hướng dẫn học sinh sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm và thực hiện các thí nghiệm trong mỗi bài học là rất quan trọng, nó

có thể quyết định đến việc thành công của tiết dạy

Là một giáo viên dạy học bộ môn Vật lí ở trường trung học cơ sở, ta cần phải làm gì để

có thể sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm một cách tốt nhất để thực hiện được các thí nghiệm trên lớp thành công đồng thời có thể hướng dẫn học sinh thực hiện tốt được các thí nghiệm trong bài học của mình?

Qua thực tế giảng dạy bản thân đã nhận thấy được một số khó khăn trong việc sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm dạy học môn Vật lí lớp 9 và đã rút ra được một số kinh nghiệm về vấn đề “Sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm trong dạy học Vật lý lớp 9” Xin được trao đổi

Trang 3

1 Thực trạng về vấn đề sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm vật lí lớp 9 trong thời gian qua:

a Thực trạng chung về dụng cụ, thiết bị thí nghiệm môn vật lí 9:

Hiện nay, song song với việc đổi mới phương pháp dạy học, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa về các trường những bộ thí nghiệm phục vụ cho việc giảng dạy, nhưng thực tế các bộ đồ dùng được cấp về trường vẫn còn một số hạn chế sau đây:

+ Thiết bị thí nghiệm chất lượng kém, có những thiết bị mới chỉ sử dụng một vài lần đã hỏng

Ví dụ như: Bộ nguồn biến áp bị hỏng rơle

Trang 4

Kim nam châm trong la bàn của thí nghiệm Ơxtet mất từ tính

Máy phát điện xoay chiều có các bóng đèn Led và thanh quét bị hỏng

Bộ nguồn và các bóng đèn trong hộp sự tán xạ ánh sáng màu của các vật bị hỏng

Trang 5

Đèn tạo ra ánh sáng trắng trong thí nghiệm sự phân tích ánh sáng trắng

bằng lăng kính bị hỏng hoặc cường độ sáng quá yếu

Hộp đèn tương đương 3 nguồn phát ánh sáng trắng (dùng hệ ba gương) bị hỏng và sáng yếu

Trang 6

Trang thiết bị phục vụ cho thí nghiệm còn thiếu thốn, còn có sự không đồng bộ giữa việc

Trang 7

b Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường:

Cơ sở vật chất của các trường chưa đủ đáp ứng nhu cầu dạy học như hiện nay, nội dung bài dạy thì dài (nhất là phần điện học) do đó làm thí nghiệm theo nhóm khó đảm bảo thời gian trong một tiết học Phòng thí nghiệm chưa được sắp xếp khoa học, còn là kho chứa đồ dùng dạy học, việc lấy đồ dùng thí nghiệm chưa thuận tiện

Hiện nay nhiều phòng học bộ môn chưa thực sự thuận lợi để tổ chức các giờ học vật lí, nên việc di chuyển thiết bị thí nghiệm từ phòng học của lớp này sang phòng học của lớp khác sẽ làm cho giáo viên và học sinh vừa vất vả lại mất nhiều thời gian, công sức vào việc lắp ráp thí nghiệm, giữ gìn, bảo quản dụng cụ thí nghiệm …

Trang 8

Việc mua sắm các dụng cụ, thiết bị chưa kịp thời; thường thì giáo viên phụ trách phòng

bộ môn lên kế hoạch mua sắm từ đầu năm nhưng trang thiết bị vẫn chưa đảm bảo thời gian, đặc biệt là các bài học ở đầu năm

c Thực trạng về việc sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm của giáo viên:

Còn có nhiều giáo viên ngại sử dụng dụng cụ, thiết bị để làm thí nghiệm, ngại triển khai cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:

+ Giáo viên ngại tiếp xúc với đồ dùng vì đồ dùng chất lượng kém sẽ tốn nhiều thời gian điều chỉnh, sửa chữa cho phù hợp với bài dạy Đặc biệt với một thí nghiệm vật lí thường có nhiều dụng cụ, thiết bị để tạo ra hiện tượng và đo đạt kết quả

Ví dụ: Khi nghiên cứu hiện tượng khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí, học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề bố trí thí nghiệm như: một học sinh lựa chọn vị trí đặt mắt để nhìn thấy đinh ghim B che khuất đinh ghim A; một học sinh khác di chuyển đinh ghim C tới vị trí sao cho nó che khuất của hai đinh ghim A và B Việc làm này mất rất nhiều thời gian để có kết quả chính xác Mặt khác, thông qua thí nghiệm học sinh không những quan sát được hiện tượng khúc xạ ánh sáng (sự bẻ gãy đột ngột đường đi của tia sáng tại chính mặt phân cách giữa hai môi trường) mà còn thu thập được các số liệu về góc tới và góc khúc xạ tương ứng, tạo cơ sở để rút ra nội dung của định luật khúc xạ ánh sáng trong phần sau

+ Có thể giáo viên chưa nắm rõ được nguyên lí hoạt động cơ bản của các dụng cụ, thiết

bị thí nghiệm thì việc định hướng được cách tiến hành sử dụng như thế nào cho hợp lí lại là điều rất khó khăn Mặt khác nhiều dụng cụ, thiết bị độ chính xác không cao cần phải điều chỉnh hoặc phải phối hợp với đồ dùng thí nghiệm của các khối lớp khác (kim nam châm, bóng đèn, công tắc, …)

Ví dụ:

- Trong thí nghiệm về sự tương tác giữa hai nam châm, nếu giáo viên đặt một thanh nam châm trên mặt bàn và đưa một nam châm khác lại gần thì kết quả thu được là rất khó phát hiện khi nào chúng hút nhau, đẩy nhau

Trang 9

- Trong thí nghiệm về lực điện từ nếu giáo viên không nhắc nhở các em về việc chọn vị trí để đặt thanh đồng nhỏ gần từ cực của nam châm thì kết quả sẽ không xảy ra

d Thực trạng về việc sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm của học sinh:

+ Nhiều học sinh còn chưa quen với việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm (nhất là học sinh

có lực học trung bình, yếu) các em thường nghịch đồ dùng thí nghiệm và biến nó thành đồ chơi của riêng mình

+ Các em thường không cần quan tâm đến mục đích của mình làm thí nghiệm để làm gì

và cũng chưa kịp nghiên cứu rõ các bước thí nghiệm như thế nào mà chỉ chăm chú vào các đồ dùng lạ mắt có trong nhóm Có học sinh chẳng cần quan tâm đến việc dụng cụ đó tên gọi là gì cách sử dụng như thế nào mà chỉ quan sát bạn mình trong nhóm tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên

Tất cả những nguyên nhân trên và nhiều nguyên nhân khác nữa đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm trong việc thực hiện các thí nghiệm vật lí Các thí nghiệm thiếu tính thuyết phục, chất lượng giáo dục trong các giờ dạy hiệu quả không cao

2 Ý nghĩa và tác dụng của việc khắc phục những hạn chế trong việc sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm trong dạy học vật lí 9:

Trang 10

a Đối với nhà trường:

Hằng năm, nhà trường luôn có kế hoạch sửa chữa các thiết bị, đồ dùng hư hỏng sau mỗi năm học Vì vậy, việc khắc phục được những hạn chế trong sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm môn Vật lí 9 đã mang lại nhiều lợi ích trong nhiệm vụ chung của nhà trường

Khi học sinh sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm vào các thí nghiệm một cách hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào việc giáo dục lòng yêu thích khoa học, thích khám phá thế giới Đây chính là động lực để nâng cao chất lượng bộ môn, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của nhà trường là “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Vấn đề sử dụng kinh phí để mua sắm trang thiết bị dạy học vẫn còn là một trong những khó khăn chung của nhà trường hiện tại Nhà trường không thể mua sắm một cách đồng loạt và đầy đủ các thiết bị (đặc biệt là các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm môn Vật lí 9) mà chỉ mua sắm bổ sung một cách tạm thời những thiết bị có thể Chính vì lẽ đó, việc khắc phục được những hạn chế trong sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm môn Vật lí 9 đã góp phần chung vào việc tiết kiệm kinh phí cho nhà trường để phục vụ cho các mục tiêu chuyên môn khác như: Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, …

b Đối với giáo viên:

Thông qua việc khắc phục những hạn chế nêu trên; giáo viên có cơ hội phát huy tính sáng tạo của mình trong công tác chuyên môn nói chung và trong công tác sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm bộ môn nói riêng

Thực hiện các thao tác thử nghiệm trên dụng cụ, thiết bị thí nghiệm giúp cho giáo viên phát hiện được những sai sót trên đồ dùng để từ đó có phương án thay đổi, dự phòng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm khi thực hiện trên lớp; tránh thụ động gây mất thời gian Ngoài ra, việc sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị thí nghiệm trong dạy học Vật lí còn giúp cho giáo viên tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch

Việc hướng dẫn học sinh thực hiện thành công các thí nghiệm trên lớp để vận dụng vào việc giải thích các hiện tượng thực tế trong cuộc sống giúp cho các em có thêm niềm tin vào kiến thức mình đang học, đặc biệt hơn là có niềm tin vào giáo viên giảng dạy Đây là một trong những yếu tố tâm lí mang tính quyết định đến chất lượng bộ môn mà giáo viên đang giảng dạy,

vì một lí do rất đơn giản là ở lứa tuổi này các em thích giáo viên nào thì yêu luôn môn học đó

c Đối với học sinh:

Trước những thực trạng trên để đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học đối với bộ môn Vật lí lớp 9 thì việc hướng dẫn học sinh sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm là vô cùng quan trọng; nó quyết định đến sự thành công của bài dạy, quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục bộ môn

Việc hướng dẫn học sinh nắm bắt được công dụng, đặc tính của đồ dùng thí nghiệm và sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm một cách thành thạo trong việc tiến hành thí nghiệm trong giờ học sẽ giúp các em tự lực đi khai thác nguồn thông tin về thuộc tính của các sự vật và hiện tượng vật lí

Tự mình làm lấy thí nghiệm, quan sát hiện tượng, ghi lại kết quả sẽ phát huy được tính tự giác trong học sinh, góp phần hình thành ý thức tự lập trong cuộc sống Ngoài ra, việc sử dụng

Trang 11

dụng tri thức đã học vào thực tế Đặc biệt đối với chương trình vật lí lớp 9 luôn đề cập đến hàng loạt các ứng dụng của vật lí trong đời sống và sản xuất

Trong đời sống thường ngày, các em tiếp nhận kiến thức dưới nhiều hình thức Việc sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm để bố trí thí nghiệm trong học tập môn Vật lí 9 tạo điều kiện

để các em sử dụng các phương tiện dạy học trong nhà trường kiểm tra tính đúng đắn của tri thức thu được trong thực tế

Một thí nghiệm được tiến hành thành công là sự kết tinh của tinh thần đoàn kết, làm việc theo quy trình của các học sinh trong nhóm Học sinh biết tự phân chia nhiệm vụ cho nhau, biết xây dựng một tiến trình thực hiện hợp lí nhất để đảm bảo thời gian giáo viên quy định góp phần phát huy kĩ năng làm việc cẩn thận, nghiêm túc trong học sinh

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Trong điều kiện có thể thực hiện được qua 3 năm giảng dạy bộ môn Vật lí 9 ở Trường THCS Mỹ Đức và tham khảo ý kiến chuyên môn với các đồng nghiệp trong trường cũng như ở các trường bạn, tôi xác định phạm vi nghiên cứu cho đề tài là các bài dạy có sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm trong chương trình Vật lí 9

II Phương pháp tiến hành:

1 Cơ sở lí luận và thực tiễn định hướng cho việc nghiên cứu:

Bộ môn vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm, các nội dung kiến thức mới được hình thành phần lớn thông qua các thí nghiệm và việc sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm để hình thành các tri thức vật lí; là sự khái quát các kết quả nghiên cứu từ thực nghiệm và các hiện tượng diễn ra trong đời sống

Lứa tuổi học sinh THCS có tính hiếu động, tò mò thích tìm tòi, khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh nên các em rất thích sử dụng các dụng cụ, thiết bị làm thí nghiệm để được trực tiếp quan sát, theo dõi hiện tượng, tập làm những nhà khoa học nhỏ tuổi để tự nghiên cứu phát hiện vấn đề và nhờ đó mà việc ghi nhớ kiến thức mới được tốt hơn, nó tạo cho việc học của học sinh hứng thú và nhẹ nhàng hơn

Thông qua việc sử dụng các dụng cụ, thiết bị để tiến hành thí nghiệm, nhất là các thí nghiệm kèm theo màu sắc, âm thanh và các hiện tượng mới lạ sẽ kích thích mạnh hứng thú của học sinh, rèn luyện kĩ năng quan sát cẩn thận tỉ mỉ, kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm chính xác và tác phong làm việc khoa học; nó có sức thuyết phục lớn và tạo ra ở học sinh niềm tin vào bản chất của sự vật và hiện tượng, vào các quy luật của tự nhiên Tạo điều kiện tốt để rèn luyện

ở học sinh kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu, trừu tượng, khái quát hóa, cũng như khả năng suy luận quy nạp trong quá trình xử lí kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận, học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế cũng sẽ tốt hơn

Mặt khác đa số trong các bài dạy vật lí, nếu học sinh không tự mình làm thí nghiệm sẽ không có cơ sở để thực hiện các thao tác tư duy và tiếp nhận kiến thức mới, nên phần lớn tri thức mà giáo viên muốn mang đến cho học sinh về bản chất là áp đặt Chính cách dạy chay hoặc việc làm thí nghiệm không thành công là nguyên nhân của tình trạng chất lượng học tập của bộ môn thấp và là sự tách rời lý thuyết với thực hành, tách rời kiến thức học được trong nhà trường và kinh nghiệm vận dụng trong thực tế

Trang 12

2 Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:

a Các biện pháp tiến hành:

* Nhóm các biện pháp nghiên cứu lí luận:

+ Đọc, tìm hiểu và tổng kết kinh nghiệm từ tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như:

- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên (2002 – 2007) Nhà xuất bản giáo dục

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Vật lí 9 – Nhà xuất bản giáo dục

- Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm của PGS.PTS Trần Kiều (Viện khoa học giáo dục)

- Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí THCS NXB Giáo dục

- Phương pháp dạy học Vật lí NXB Đà Nẵng ( năm 2006)

+ Truy cập trên mạng để tìm hiểu thông tin về kĩ năng sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học môn Vật lí THCS

* Nhóm các biện pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, tìm hiểu qua đồng nghiệp, học sinh trong và ngoài nhà trường, tham khảo những chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy bộ môn Vật lí

+ Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra đối với học sinh trong học tập môn Vật lí khi sử dụng thí nghiệm thực hành và khi không sử dụng thí nghiệm

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Rút kinh nghiệm qua các năm công tác giảng dạy bộ môn Vật lí các lớp khối 9

b Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài: 2,5 năm

+ Dự thảo kế hoạch nghiên cứu: 4 tháng

+ Tìm hiểu tư liệu nghiên cứu: 6 tháng

+ Thăm dò lấy thông tin từ thực tế: 10 tháng

+ Viết đề cương sơ bộ: 2 tháng

+ Viết đề cương chi tiết: 4 tháng

+ Viết chính thức: 4 tháng

B PHẦN NỘI DUNG

I Mục tiêu:

Trong điều kiện cho phép, tôi xác định nhiệm vụ của đề tài là:

+ Phát hiện những khó khăn trong việc sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm trong dạy học môn Vật lí lớp 9 ở Trường THCS Mỹ Đức và các trường lân cận trong huyện

+ Từ đó tìm ra các giải pháp “Sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm trong dạy học môn Vật lý lớp 9” đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn mà mình đảm nhiệm

II Mô tả giải pháp của đề tài:

1 Giải pháp khắc phục hạn những thực trạng (tính mới của đề tài):

a Khắc phục hạn chế của dụng cụ, thiết bị thí nghiệm.

Trang 13

+ Đối với các bộ dụng cụ, thiết bị thí nghiệm kém chất lượng đã bị hỏng thì chúng ta cần

có kế hoạch sửa chữa, bảo quản hoặc chuyển sang thực hiện phương án sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm khác để thay thế nhưng vẫn đảm bảo kết quả thí nghiệm hoặc cho kết quả rõ ràng hơn các dụng cụ, thiết bị đang sử dụng

+ Đối với các trang thiết bị còn thiếu chính xác như ampe kế, vôn kế, đồng hồ vạn năng,

… thì phải có sự chuẩn bị trước khi tiến hành thí nghiệm của mỗi nhóm trong tùng bài học Kinh nghiệm cho thấy trước mỗi bài dạy có thí nghiệm giáo viên cần chuẩn bị làm trước thí nghiệm trên đồ dùng thí nghiệm của mỗi nhóm, tìm sự cố xảy ra từ đó tìm cách khắc phục Những thí nghiệm khó thành công giáo viên phải làm thí nghiệm nhiều lần để hướng dẫn học sinh học tập có kết quả tốt nhất

+ Đối với các thí nghiệm có sự không đồng bộ giữa việc hướng dẫn thí nghiệm ở sách giáo khoa với đồ dùng thí nghiệm thực tế Giáo viên cần hướng dẫn cách sử dụng cho từng dụng cụ và các bước tiến hành một cách cụ thể Để chắc chắn giáo viên có thể làm thí nghiệm mẫu một lần (nhưng không đưa ra kết quả)

* Ngoài những giải pháp đối với một số dụng cụ, thiết bị thí nghiệm như trên; chúng ta cần có kế hoạch bảo quản một cách hợp lí để tăng tuổi thọ của đồ dùng và hàng năm cần có kế hoạch làm đồ dùng thí nghiệm mới bằng các loại vật liệu rẻ tiền

b Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất của nhà trường:

+ Đề xuất với nhà trường có phương án mua sắm đồ dùng và bố trí lại phòng bộ môn vật

lí một cách hợp lí nhất để thuận lợi cho công tác giảng dạy Nếu có điều kiện phòng rộng thì sử dụng chung cho cả việc bảo quản và giảng dạy, ngược lại có thể tạo điều kiện một phòng bảo quản và một phòng dạy ở gần nhau để hạn chế quảng đường di chuyển dụng cụ, thiết bị thí nghiệm

+ Giáo viên cần sắp xếp lại đồ dùng theo khối lớp, theo từng phần, từng chương vào một

vị trí nhất định để thuận lợi cho việc sử dụng và bảo quản; phải có giá treo tranh; phải có nơi để những đồ dùng đã hỏng tránh để lộn xộn gây nhầm lẫn Việc sắp xếp vị trí các nhóm trong phòng cũng phải có tính khoa học; việc bố trí đường dây dẫn điện đến các nhóm cũng phải đảm bảo tính an toàn, …

+ Giáo viên phải có kế hoạch đôn đốc việc mua sắp trang thiết bị từ trước khi bắt đầu nào năm học để khỏi bị động về đồ dùng Tránh trường hợp đến bài nào mới chuẩn bị mua sắm dụng cụ cho bài đó

+ Phụ trách phòng bộ môn cần lên kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị dễ bị hỏng

để tăng cường tuổi thọ của thiết bị Tránh trường hợp khi thiết bị mới hỏng nhẹ không được khắc phục kịp thời, để thời gian lâu không sử dụng sẽ làm hỏng thiết bị

Hàng năm các trường có thêm quĩ xây dựng tự nguyện của phụ huynh học sinh; tranh thủ

sự giúp đỡ của các đoàn thể, ngành giới xung quanh; … để có nguồn kinh phí tích lũy phục vụ cho công tác giảng dạy đạt kết quả cao hơn

c Nâng cao hiệu quả sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm của giáo viên:

c 1 ) Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện về sử dụng dụng cụ và thiết bị để thực hiện thành công thí nghiệm vật lí lớp 9.

Trang 14

Chúng ta biết rằng để có thể lên lớp một tiết dạy thành công thì việc chuẩn bị bài dạy vô cùng quan trọng, giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài trong SGK, sách giáo viên, tìm hiểu thêm kiến thức có liên quan ở các sách tham khảo đọc thêm bài dạy kế sau đó (nếu có liên quan) để giúp chúng ta hiểu vấn đề toàn diện hơn, tìm hiểu xem kiến thức chính của bài thí nghiệm cần cung cấp cho học sinh là gì? Thí nghiệm trong bài học là do giáo viên làm, hay học sinh làm? Hay giáo viên và học sinh cùng làm? Từ đó bố trí thời gian làm thí nghiệm, chọn không gian cho việc làm thí nghiệm được hợp lí Giáo viên phải chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm cẩn thận trước khi đưa vào dạy học, cần suy nghĩ tới các tình huống thí nghiệm không thành công,

từ đó tìm ra nguyên nhân để khắc phục Giáo viên cần cho học sinh thu thập thông tin qua kênh chữ, kênh hình ở SGK để xác định mục tiêu của thí nghiệm, dụng cụ cần cho mỗi thí nghiệm là gì? Cách thức tiến hành thí nghiệm, cách quan sát, ghi chép những hiện tượng diễn ra? Phân công nhiệm vụ từng học sinh trong nhóm giữ một vai trò nhất định, mỗi học sinh đều được tham gia một hoạt động trong nhóm để bố trí thí nghiệm thành công

Để làm thí nghiêm thành công, hạn chế tới mức thấp nhất sự cố diễn ra ngoài ý muốn và đạt được kết quả thí nghiệm trong thời gian ngắn nhất thì trước khi cho các em làm thí nghiệm giáo viên cần lưu ý học sinh một số điểm cần quan trọng trong quá trình sử dụng dụng cụ, thiết

bị làm thí nghiệm Đặc biệt là những bài học có các thí nghiệm khó thành công khi sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm không hợp lí

Việc lắp ráp dụng cụ thí nghiệm là rất cần thiết, tạo cho học sinh sự linh hoạt sáng tạo nên phần lớn các thí nghiệm giáo viên không nên lắp sẵn từ trước, mà phải để cho học sinh tự lắp ráp thí nghiệm

Hiện nay với bộ thí nghiệm của học sinh các nhà sản xuất cũng đã tính toán đến thời gian

và điều kiện lắp ráp của học sinh trong một tiết học, nên đã bố trí lắp ráp chúng thành bộ ví dụ như bộ thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện xoay chiều (thí nghiệm hình 35.2 + 35.3 SGK) hoặc bộ thí nghiệm về khảo sát từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua (hình 24.1 SGK) Làm như vậy rất tiện lợi cho việc bố trí thí nghiệm, tránh mất nhiều thời gian vào việc không thật cần thiết Nhưng cá biệt có những bài mà giáo viên có thể hướng dẫn một số học sinh lắp ráp trước ví dụ như lắp ráp máy phát điện xoay chiều trong bài 38 SGK

c 2 ) Giáo viên cần phải chú ý đến đặc tính kĩ thuật của đồ dùng và thao tác làm thí nghiệm vật lí lớp 9.

Các dụng cụ thí nghiệm thường có độ chính xác không giống nhau mặc dù có cùng một khuôn mẫu chế tạo Các dụng cụ trong các bộ thí nghiệm hiện nay chất lượng còn thấp, do đó trước khi làm thí nghiệm giáo viên cần nắm bắt đầy đủ nguyên lí hoạt động của từng dụng cụ, thiết bị; việc làm này hết sức quan trọng

Thí nghiệm có thể được sử dụng ở tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học:

đề xuất vấn đề cần nghiên cứu; hình thành kiến thức, kĩ năng mới; củng cố kiến thức, kĩ năng đã thu được và kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh Do đó, giáo viên nên tham khảo cách sử dụng dụng cụ, thiết bị từ sách hướng dẫn hoặc thông qua các giáo viên đã trải qua các đợt tập huấn sử dụng đồ dùng dạy học môn Vật lí Nếu giáo viên chủ quan sẽ gặp nhiều bị động trong việc sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm môn Vật lí lớp 9

Ngày đăng: 24/07/2016, 07:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w