1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bài tập ôn tập hình học 9 hk1

11 2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 130,88 KB

Nội dung

Đây là tài liệu mình tổng hợp từ các đề thi đề kiểm tra của tất cả các trường trên cả nước . Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 9 chuẩn bị thi tuyển sinh vào lớp 10 và đạt kết quả như mong muốn . Đậu nguyện vọng 1 vào trường mình yêu thích . Good Luck

Trang 1

Bài 1 : Cho đường tròn tâm (O) có hai dây AB và CD sao cho CD < AB Các tia

AB và CD cắt nhau tại E nằm ngoài đường tròn Chứng minh EC < EA

Bài 2 : Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O) , đường kính AD Gọi H

là giao điểm hai đường cao BE và CF của tam giác ABC

a) CMR : BHCD là hình bình hành

b) Gọi I là trung điểm của BC CMR : AH = 2OI

c) Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC Chứng minh G cũng là trọng tâm tam giác AHD

Bài 3 : Cho nửa đường tròn tâm (O) đường kính AB = 2R Lấy một điểm C trên

nửa đường tròn sao cho AB̂C = 30 Gọi P là giao điểm của tiếp tuyến tại A với nửa đường tròn và đường thẳng BC

a) CMR :

2

PA =PC PB

b) Từ P vẽ tiếp tuyến thứ hai với (O) tại M , PO cắt AM tại N Tính PA , PO ,

AM theo R

c) Vẽ MHAB tại H Gọi I là giao điểm của PQ và MH Tính NI theo R

Bài 4 : Cho đường tròn (O ; R) đường kính AC Trên đoạn thẳng OC lấy điểm B

và vẽ đường tròn (O’) có đường kính BC Gọi M là trung điểm của AB , qua M kẻ dây cung vuông góc với AB cắt đường tròn (O) tại D và E Nối CD cắt đường tròn (O’) tại I

a) Tứ giác DAEB là hình gì ? Vì sao ?

b) Chứng minh MI = MD và MI là tiếp tuyến của đường tròn (O’)

c) Gọi H là hình chiếu của I trên BC Chứng minh CH.MB = BH.MC

Bài 5 : Cho nửa (O) có đường kính AB = 2R , tiếp tuyến Ax , By với (O) ( Ax , By

nằm cùng nửa mặt phẳng bờ AB ) Tiếp tuyến tại M với (O) ( M ≠A,B ) cắt Ax ,

By lần lượt tại C , D

a) Chứng minh A , C , M , O cùng thuộc một đường tròn O , D , B , M cùng thuộc một đường tròn và AC + BD = CD

b) Chứng minh CÔD = 90 và

2

AC BD R=

c) Gọi N là giao điểm AD và BC Tia MN cắt AB tại H Chứng minh N là trung điểm MH

d) Cho S ABCD = 20

2

cm

, AB = 5 cm Tính S AMB

Bài 6 : Cho (O ; R) và dây cung BC cố định ( BC không di chuyển qua tâm O)

Điểm A di động trên cung lớn BC Gọi M là trung điểm AC , N là hình chiếu của

M trên AB

Trang 2

Chứng minh rằng điểm N thuộc một đường cố định khi A di động trên cung lớn BC

Bài 7 : Từ một điểm A ở ngoài đường tròn (O ; R ) vẽ hai tiếp tuyến AB , AC với

đường tròn ( B , C là hai tiếp tuyến )

a) Chứng minh đường thẳng OA là trung trực của đoạn BC

b) Gọi H là giao điểm của OA và BC Chứng minh HA.HO = HB.HC

c) Đoạn AO cắt (O) tại I Chứng minh rằng I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC

d) Chứng minh

· tan 2

ABC AH

p

=

( p là nủa chu vi tam giác ABC )

Bài 8 : Cho (O ; R ) , AB là dây cung (AB ≠2R) Vẽ OIAB tại I CD là dây cung bất kì ( ≠AB) đi qua I

Chứng minh rằng AB<CD

Bài 9 ; Cho (O ; R ) đường kính AB Lấy điểm H nằm giữa hai điểm A và O Vẽ

dây cung CD vuông góc với AB tại H

a) Chứng minh H là trung điểm của CD và tính ·ABC

b) Gọi E là điểm đối xứng với A qua H Chứng minh tứ giác ACDE là hình thoi Từ đó suy ra DEBC

c) Gọi F là giao điểm của DE và BC Chứng minh HF là tiếp tuyến của đường tròn (I) đường kính EB

d) Tìm vị trí của H trên đoạn OA sao cho tam giác BCD đều và tính S BCD theo

R trong trường hợp đó

Bài 10 : Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB M là điểm thuộc nửa đường

tròn Qua M vẽ tiếp tuyến d của nửa đường tròn Kẻ các tia Ax , By // nhau , cắt d lần lượt tại H , K Chứng minh rằng AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính

HK

Bài 11 : Cho đường tròn (O ; R ) đường kính AB Vẽ tiếp tuyến Ax và By với

đường tròn Trên đường tròn lấy điểm C sao cho BC = R Tiếp tuyến tại C với đường tròn cắt Ax , By và đường thẳng lần lượt tại E , F và K

a) Chứng minh rằng CBAC

b) Chứng minh rằng : AE + BF = EF và ·EOF

= 90 c) Gọi D là giao điểm của AC và By Tính tích CD AD theo R

d) Chứng minh rằng FC EK = EC FK

Trang 3

Bài 12 : Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB Vẽ hai tiếp tuyến Ax và By ở

cùng nửa mặt phẳng chứa nửa đường tròn Tiếp tuyến tại M của nửa đường tròn cắt Ax , By lần lượt ở C và D

a) Chứng minh AC + BD = CD

b) Chứng minh ·COM

·MOD

phụ nhau c) Chứng minh

2

AC BD R=

Bài 13 : Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn (O) Gọi D , E , F theo thứ

tự là trung điểm của BC , CA , AB và H là trực tâm của tam giác ABC Chứng minh rằng : AH = 2OD , BH = 2OE , CH = 2OF

Bài 14 : Cho tam giác ABC có các đường cao AD , BE , CF và trực tâm H Gọi L ,

M , N lần lượt là trung điểm của AB , AC và BC Gọi P , Q và R lần lượt là trung điểm của BH , AH , CH Chứng minh rằng : P , Q , R , D , E , F , L , M , N cùng nằm trên một đường tròn ( Đường tròn này còn được gọi là đường tròn Ơ-le )

Bài 15 : Cho đoạn thẳng AB cố định và điểm M di động trên AB ( M ≠ A , B )

Trong cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng AB ta dựng các hình vuông AMCD , MBEF Hai đường thẳng AF và BC cắt nhau tại N

a) Chứng minh : AFBC Suy ra N nằm trên đường tròn đi qua A , M , C , D đồng thời N cũng nằm trên đường tròn đi qua M , B , E , F

b) Chứng minh rằng : D , N , E thẳng hàng

MNDE tại N

Bài 16 : Cho tam giác ABC cân tại A có Â tù , đường cao AH Đường thẳng

vuông góc với AB tại A cắt BC tại D Đường tròn đường kính CD cắt cạnh AC tại

K Chứng minh HK là tiếp tuyến của đường tròn đường kính CD

Bài 17 : Cho tam giác ABC vuông tại A Đường tròn đường kính AB cắt cạnh BC

tại D Tiếp tuyến đường tròn tại D cắt cạnh AC tại E Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ D đến AB Chứng minh :

a) Chứng minh : E là trung điểm AC

b) Chứng minh : BE đi qua trung điểm của DH

Bài 18 : Cho hình thang ABCD có Â = D̂ = 90 I là trung điểm của AD Cho biết

·BIC

= 90 Chứng minh :

a) AD là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BC

b) BC là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AD

Trang 4

Bài 19 : Cho đường tròn (O) có đường kính AB Cho dây AC của đường tròn

( C≠B) Đường kính MDAC ( M thuộc cung nhỏ AC ) cắt AC tại K Tiếp tuyến tại M của đường tròn cắt đường thẳng BC tại I

a) Chứng minh : KMIC là hình chữ nhật

b) Chứng minh : IKDB là hình bình hành

Bài 20 : Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB = 2R Trên nủa mặt phẳng bờ

AB chứa nửa đường tròn kẻ 2 tiếp tuyến Ax và By Lấy điểm M trên nửa đường tròn ( M ≠ A , B ) kẻ tiếp tuyến thứ ba cắt Ax , By lần lượt tại C , D

a) Chứng minh : CD = AC + BD , VCOD vuông và

2

AC BD R=

b) Gọi H là giao điểm AM , OC , gọi K là giao điểm MB và OD Chứng minh :

tứ giác OHMK là hình chữ nhật

c) Cho biết R = 2 cm và diện tích tứ giác ABCD bằng

2

32cm

Tính SVABM

Bài 21 : Cho điểm A nằm ngoài đường (O) Từ A kẻ tiếp tuyến AB đến đường tròn

( B là tiếp điểm ) Kẻ dây BCOA tại H

a) Chứng minh : AC là tiếp tuyến của (O)

b) Từ B kẻ Bx//OA cắt (O) tại D (D ≠ B)

Chứng minh CD là đường kính của (O)

c) Kẻ BICD tại I Chứng minh : 4 HO.HA = CI CD

d) Gọi K là giao điểm của AD và BI Chứng minh K là trung điểm BI

e) Tiếp tuyến tại D của đường tròn (O) cắt đường trung trực AH tại S Chứng minh SH = SD

Bài 22 : Cho (O ; R ) đường kính AB Kẻ 2 tiếp tuyến Ax , By ( Ax , By thuộc

cùng một nửa mặt phẳng bờ AB ) Qua điểm M thuộc nửa đường tròn ( M ≠ A ,

B ) Kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn nó cắt Ax , By theo thứ tự ở C và D

a) Chứng minh : ·COD

= 90 , suy ra :

2

b) Gọi N là giao điểm của BC và AD Chứng minh : MN // AC

c) MN cắt AB tại P Chứng minh : N là trung điểm của MP

Bài 23 : Cho điểm M ở ngoài đường tròn (O ; R ) , vẽ tiếp tuyến MA , MB với

đường tròn (O)

a) Chứng minh : OMAB tại H và

2

OH OM =R

b) Vẽ dây BC //OM Chứng minh : O , A , C thẳng hàng

c) Cho biết BC = R , tính độ dài AM theo R

d) Vẽ BIAC tại I ; MC cắt BI tại E Chứng minh : E là trung điểm của BI

Trang 5

Bài 24 : Cho (O ; R ) đường kính AB Trên tiếp tuyến tại A của (O) lấy điểm C với

AC = R

a) Tính độ dài BC theo R và tính ·ABC

làm tròn đến độ b) CB cắt (O) tại H Chứng minh :

2

CH CB R=

c) Lấy điểm D thuộc (O) sao cho CD = R , CD cắt tiếp tuyến tại B của (O) tại F Chứng minh : FD = FB

d) Gọi E là trung điểm của OD Chứng minh : A , E , F thẳng hàng

Bài 25 : Cho đường tròn (O) có đường kính AB = 2R và điểm C thuộc đường tròn

đó ( C ≠ A , B ) Lấy điểm D thuộc dây BC ( D ≠ B , C ) Tia AD cắt cung nhỏ BC tại điểm E , tia AC cắt tia BE tại điểm F

a) Chứng minh : F , C , D , E cùng nằm trên một đường tròn

b) Chứng minh : DA DE = DB DC

c) Chứng minh ·CFD

= ·OCB

Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác FCDE Chứng minh IC là tiếp tuyến của đường tròn (O)

d) Cho biết DF = R , chứng minh tan·AFB

= 2

Bài 26 : Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH Vẽ đường tròn tâm A ,

bán kính AH Từ B và C kẻ các tiếp tuyến BD , CE với đường tròn ( D , E là các tiếp điểm không nằm trên BC )

a) Chứng minh : BD + CE =BC

b) Chứng minh : D , A , E thẳng hàng

c) Chứng minh : DE tiếp xúc với đường tròn đường kính BC

d) Đường tròn đường kính BC cắt đường tròn (A) tại M và N MN cắt AH tại I Chứng minh I là trung điểm AH

Bài 27 : Cho điểm A nằm ngoài đường tròn ( O ; R ) sao cho OA = 2R Kẻ các

tiếp tuyến AB , AC với đường tròn (O) ( B , C là tiếp điểm )

a) Chứng minh : OABC và tính độ dài AB theo R

b) Chứng minh : VABC đều

c) Tia AO cắt đường tròn tại I và K ( I nằm giữa A và K ) Gọi D , E là chân các đường vuông góc kẻ từ I , K đến AB Chứng minh : BD = BE và KB là

phân giác của ·HKE

d) Chứng minh : IK là tiếp tuyến của đường tròn đường kinh DE

2

4

DE = KE ID

Trang 6

Bài 28 : Cho ( O ; R ) , từ một điểm M cố định nằm bên ngoài đường tròn (O) vẽ

tiếp tuyến MA của đường tròn (O) (A là tiếp điểm ) Gọi B là một điểm trên đường tròn (O) ( ≠ A) và MA = MB

a) Chứng minh : MB cũng là tiếp tuyến của (O)

b) Chứng minh : OMAB tại H

c) Vẽ đường kính AC của đường tròn (O) Từ điểm C vẽ đường thẳng vuông góc với AC cắt AB tại D Chứng minh : BD BM = BO BC

d) Từ một điểm N trên cung nhỏ AB của đường tròn (O) , vẽ tiếp tuyến với đường tròn (O) cắt MA , MB lần lượt tại E , F Chứng minh rằng nếu diện tích tam giác AMO bằng hai lần diện tích tam giác EOF thì ME + MF = 3EF

Bài 29 : Cho nửa đường tròn (O ; R ) có đường kính AB , tiếp tuyến tại M trên nửa

đường tròn lần lượt cắt hai tiếp tuyến tại A và B ở C và D

a) Chứng minh : AC + DB = CD

b) Chứng minh : tam giác COD vuông và

2

c) OC cắt AM tại E và OD cắt BM tại F Chứng minh :

- Tứ giác OEMF là hình chữ nhật

-2

OE OC OF OD R= =

- EFBD

- AB là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính CD

- AD cắt BC tại N Chứng minh : MN // AC

Bài 30 : Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn , kẻ hai đường cao BD và CE cắt nhau

tại H

a) Chứng minh : A , E , H , D cùng thuộc một đường tròn Xác định tâm I của đường tròn đó

b) Chứng minh : AHBC

c) Cho  = 60 , AB = 6 cm Tính BD

d) Gọi O là trung điểm của BC Chứng minh OD là tiếp tuyến của đường tròn (I)

Bài 31 : Cho đường tròn (O ; R) , đường kính AB Lấy điểm C tùy ý trên cung AB

sao cho AB < AC

a) Chứng minh : tam giác ABC vuông

b) Qua A vẽ tiếp tuyến d với (O) , BC cắt d tại F Qua C vẽ tiếp tuyến d’ với đường tròn (O) , d’ cắt d tại D Chứng minh DA = DF

c) Hạ CHAB (H thuộc AB ) , BD cắt CH tại K Chứng minh K là trung điểm

CH

Trang 7

d) Tia AK cắt DC tại E Chứng minh EB là tiếp tuyến của (O) , suy ra OE // AC

Bài 32 : Cho đường tròn (O ; R ) và điểm A nằm ngoài đường tròn sao cho OA =

2R Vẽ các tiếp tuyến AB ; AC với (O) ( B ; C là các tiếp điểm )

a) Chứng minh : tam giác ABC đều

b) Từ O kẻ đường vuông góc với OB cắt AC tại S Chứng minh SO = SA

c) Gọi I là trung điểm của OA Chứng minh SI là tiếp tuyến của (O)

d) Tính độ dài SI theo R

Bài 33 : Cho đường tròn (O ; R ) đường kính AB H là trung điểm của OB Qua H

vẽ dây CD vuông góc AB

a) Chứng minh : tam giác OCB đều

b) Tính độ dài AC và CH theo R

c) Tiếp tuyến tại C và D cắt nhau ở L Chứng tỏ 3 điểm : O , B , I thẳng hàng

2

4HB HI = 3R

d) Đường vuông góc với AD kẻ từ H cắt CB ở E , OE cắt CI tại K Chứng minh KB là tiếp tuyến của (O) và B là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ICD

Bài 34 : Từ một điểm A ở ngoài (O ; R ) , kẻ tiếp tuyến AB với (O) ( B là tiếp điểm

) Đường thẳng qua B và vuông góc với AO tại H cắt (O) tại C Vẽ đường kính

BD của (O)

a) Chứng minh : tam giác BCD vuông

b) Chứng minh : AC là tiếp tuyến của (O)

c) Chứng minh :

2

d) Biết OA = 2R Tính diện tích tam giác BCK theo R

Bài 35 : Từ một điểm M ở ngoài đường tròn (O) vẽ tiếp hai tiếp tuyến MA , MB

(A và B là hai tiếp điểm ) , OM cắt AB tại H

a) Chứng minh : H là trung điểm của AB

b) Trên đường thẳng AB lấy điểm N ( với A nằm giữa B và N ) Từ M kẻ một đường thẳng vuông góc với ON tại K và cắt AB tại I Chứng minh : O , K ,

A , M , B cùng nằm trên một đường tròn

c) Chứng minh : NA NB = NI NH

d) Tia MK cắt đường tròn (O) tại C và D ( với C nằm giữa M và D ) Chứng minh NC và ND là hai tiếp tuyến của đường tròn (O)

Bài 36 : Cho một điểm M nằm ngoài đường tròn (O ; R ) với OM = 2R , từ M kẻ

hai tiếp tuyến MA , MB ( A , B là hai tiếp điểm )

a) Chứng minh : OMAB Tính MA theo R

Trang 8

b) Đường thẳng vuông góc với OA tại O cắt MB tại I Chứng minh tam giác MOI cân

c) Gọi H là giao điểm của OM với cung nhỏ AB , tia IH cắt MA tại J Chứng minh tứ giác OIMJ là hình thoi

d) Tính diện tích AJIB theo R

Bài 37 : Cho đường tròn (O ; R ) , đường kính AB , H là trung điểm của OH Qua

H vẽ dây CD vuông góc với AB

a) Chứng minh : tam giác OCB đều

b) Tính độ dài AC và CH theo R

c) Tiếp tuyến tại C và D cắt nhau tại I Chứng minh rằng : O , B , I thẳng hàng

2

4HB HI = 3R

d) Đường vuông góc với AD kẻ từ H cắt CB ở E OE cắt CI tại K Chứng minh KB là tiếp tuyến của (O) và B là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ICD

Bài 38 : Từ một điểm A nằm ngoài (O ; R ) kẻ tiếp tuyến AB với (O) (B là tiếp

điểm ) Đường thẳng qua B và vuông góc với AO tại H cắt (O) tại C Vẽ đường kính BD của (O)

a) Chứng minh : tam giác BCD vuông

b) Chứng minh : AC là tiếp tuyến của (O)

c) Chứng minh :

2

d) Biết OA = 2R Tính diện tích tam giác BCK theo R

Bài 39 : Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn , kẻ hai đường cao BD và CE cắt nhau

tại H

a) Chứng minh : A , E , H , D cùng thuộc một đường tròn Xác định tâm I của đường tròn đó

b) Chứng minh : AHBC

c) Cho µA

= 60 , AB = 6 cm Tính BD d) Gọi O là trung điểm của BC Chứng minh OD là tiếp tuyến của đường tròn (I)

Bài 40 : Cho đường tròn (O ; R ) , đường kính AB và dây AC không qua tâm Gọi

H là trung điểm của AC

a) Tính ·ACB

và chứng minh OH // BC b) Tiếp tuyến tại C cắt tia OH tại M Chứng minh : MA là tiếp tuyến của (O) c) Vẽ CK vuông góc AB Gọi I là trung điểm CK và đặt ·CAB

= a Chứng minh : IK = R sinα cosα

d) Chứng minh : M , I , B thẳng hàng

Trang 9

Bài 41 : Cho (O ; R ) và M là một điểm ở ngoài đường tròn Từ M vẽ tiếp tuyến

MA của đường tròn (O ; R ) với A là tiếp điểm Vẽ AH vuông góc OM tại H , tia

AH cắt (O) tại B

a) Chứng minh : OM là phân giác của ·AOB

b) Chứng minh : BM là tiếp tuyến của đường tròn (O)

c) Cho

3

R

AB=

Tính AH , OH , OM , AM theo R d) Đoạn thẳng OM cắt (O) tại I Chứng minh : điểm I cách đều ba cạnh tam giác ABM

Bài 42 : Cho (O ; R ) đường kính BC , A nằm trên (O) sao cho AB = R , gọi H là

trung điểm của AC

a) Chứng minh : tam giác ABC vuông tại A , OHAC tại H

b) Qua C vẽ tiếp tuyến của (O) cắt tai OH tại D Chứng minh ; DA là tiếp tuyến của (O)

c) Chứng minh : tam giác ADC đều

d) Trên tia đối của tia AC lấy điểm M Từ M vẽ 2 tiếp tuyến ME , MF của (O) Chứng minh : D , E , F thẳng hàng

Bài 43 : Cho tam giác ABC vuông tại A có đường AH Vẽ đường tròn tâm A , bán

kính AH Từ B và C kẻ các tiếp tuyến BD , CE với đường tròn ( D , E là tiếp điểm không nằm trên BC )

a) Chứng minh : BD + CE = BC

b) Chứng minh : D , A , E thẳng hàng

c) Chứng minh : DE tiếp xúc với đường tròn đường kính BC

d) Đường tròn đường kinh BC cắt đường tròn (A) tại M , N MN cắt AH tại I Chứng minh : I là trung điểm của AH

Bài 44 : Cho điểm A nằm ngoài (O ; R ) , vẽ 2 tiếp tuyến AB , AC với (O) (B , C là

tiếp điểm ) Vẽ dây BD của (O) và BD // OA

a) Chứng minh : A , B , O , C cùng thuộc 1 đường tròn

b) Chứng minh : OABC

c) Chứng minh : C , O , D thẳng hàng

d) Gọi E là giao điểm của AD và (O) ( E ≠ D ) , H là giao điểm của OA và BC Chứng minh : ·AHE

= ·OED

rồi suy ra BC là đường phân giác ·DHE

Bài 45 : Qua điểm A nằm ngoài đường tròn (O ; R ) vẽ hai tiếp tuyến AB , AC với

đường tròn ( B , C là tiếp điểm )

a) Chứng minh : AO là trung trực của BC

Trang 10

b) Gọi H là giao điểm của AO và BC Chứng minh : AH HO = BH CH c) AO cắt đường tròn (O ; R ) tại I và K ( I nằm giữa A và O ) Chứng minh :

AI KH = IH KA

d) Gọi M , N lần lượt là trung điểm của AB và AC Trên tia đối của tia MN lấy điểm P tùy ý Từ P kẻ tiếp tuyến PQ với đường tròn ( Q là tiếp điểm ) Chứng minh : PA = PQ

Bài 46 : Từ điểm A ở ngoài đường tròn (O ; R ) Vẽ tiếp tuyến AB , AC đến (O)

( B , C là tiếp điểm )

a) Chứng minh : OABC

b) Lấy điểm M bất kỳ trên cung nhỏ BC Vẽ tiếp tuyến tại M của (O) cắt AB ,

AC theo thứ tự tại E và F Chứng minh : ·EOF

=

· 2

BOC

c) Kẻ đường kính BD của (O) và vẽ CK vuông góc BD tại K Chứng minh :

AC BD = CK OA

Bài 47 : Cho (O ; R ) , A nằm ngoài đường tròn sao cho OA = 2R , vẽ tiếp tuyến

AB của (O)

a) Chứng minh : tam giác AOB vuông tại B Tính AB theo R

b) Từ B vẽ dây BC của (O) sao cho BCOA tại H Chứng minh : AC là tiếp tuyến của (O)

c) Chứng minh : tam giác ABC đều

d) Từ H vẽ đường thẳng vuông góc AB tại D Đường tròn đường kính AC cắt cạnh DC tại E Gọi F là trung điểm của OB Chứng minh : A , E , F thẳng hàng

Bài 48 : Cho đường tròn (O ; R ) đường kính AB Qua A , B ta vẽ hai tiếp tuyến

của đường tròn (O) Trên đường tròn (O) lấy một điểm C bất kì ( C ≠ A ,B ) Qua

C ta vẽ tiếp tuyến của (O) cắt tiếp tuyến qua A tại M và tiếp tuyến qua B tại N a) Chứng minh : MN = MA + NB

b) OM cắt AC tại E , ON cắt CB tại F Chứng minh : CEOF là hình chữ nhật c) Chứng minh :

2

d) Cho AC=R 3 Tính độ dài MN theo R

Bài 49 : Cho đường tròn (O ; R ) dây cung AB không qua tâm Vẽ các tiếp tuyến

tại A và B của (O) cắt nhau tại C

a) Chứng minh : OCAB

b) Vẽ đường kính AD của (O) Chứng minh : DB // OC

c) Vẽ BH vuông góc AD tại H , CD cắt BH tại I Chứng minh : BH = 2IH

Ngày đăng: 23/07/2016, 17:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w