1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giáo trình môn học nguyên lý kế toán

219 2,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 219
Dung lượng 8,95 MB

Nội dung

Năm 1961, ban hành điều lệ tổ chức kế toán nhà nước, đồng thời sửa đổi cải tiến Theo điều lệ tổ chức kế toán nhà nước Việt nam “Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới

Trang 1

ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI

BỘ MÔN KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH

-oOo -

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Biên soạn và cập nhật: Tiến sĩ NGUYỄN THANH NAM

NĂM 2013

( Tài liệu lưu hành nội bộ)

Trang 2

II CHỨC NĂNG, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ, YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN 3

3.1 Khái niệm đối tượng của kế toán và sựhình thành tài sản trong doanh nghiệp 5

3.2 Sự vận động của tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh 6

1.4 Nội dung cơ bản của chứng từ kế toán 21

1.7 Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán 22

Trang 3

1.9 Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt 23 1.10 Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán 23

1.4 Các loại tổng hợp và cân đối kế toán 45

II NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 45

2.4 Yêu cầu lập và trình bày Báo cáo tài chính 46 2.5 Thời gian nộp và nơi nộp Báo cáo tài chính 47

Trang 4

2.5.2 Nơi nhận Báo cáo tài chính 48

3.3 Nhận xét về các ảnh hưởng trên bảng cân đối kế toán 51 3.4 Tác dụng của việc lập Bảng cân đối kế toán 52 3.5 Các bài tập minh họa cho bảng cân đối kế toán 52

4.3 Cơ sở lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 56 4.4 Biểu mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 57 4.5 Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 58

4.5.3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10) 58

4.5.5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20) 58

Trang 5

4.5.16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51) 59

*Bài tập minh họa Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 60

2.1.1 Sự vận động của các đối tượng kế toán 70

III HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 76

3.2 Nội dung hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTCngày 20/03/2006 được chia thành 10 loại 77 3.3 Phân loại tài khoản kế toán Việt Nam 79

3.3.2 Theo mối quan hệ với bảng kết quả hoạt động kinh doanh 79

Trang 6

IV CÁCH GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN 82

5.3 Mối quan hệ giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết 87

VI MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI KHOẢN VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ

6.1 Quan hệ giữa tài khoản kế toán và Bảng cân đối kế toán 89 6.2 Quan hệ giữa tài khoản kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh 89 VII KIỂM TRA SỐ LIỆU GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN 90 7.1 Bảng đối chiếu số phát sinh tài khoản (hay Bảng cân đối tài khoản) 90

*MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI KHOẢN VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 108

Trang 7

1 1 Khái niệm và ý nghĩa sổ kế toán 115

1.4 Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán 118

1.5 Ghi sổ kế toán bằng tay hoặc bằng máy vi tính 118

1.7.2 Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính 112

2.1.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung 125

2.1.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (Biểu số 01) 126

2.2 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái 127

2.2.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái 127

2.2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

2.3.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 128

2.3.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Trang 8

(Biểu số 03) 129

2.4 Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ 130

2.4.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ (NKCT) 130

2.4.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ 130

2.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính 131

2.5.1 Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính 131

2.5.2 Trình tự ghi sổ theo Hình thức kế toán trên máy vi tính (Biểu số 05) 131

III DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP 133

I MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN 145

II CÁC NGUYÊN TẮC VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TÍNH GIÁ 146

2.6 Ảnh hưởng của mức giá chung thay đổi 147

III TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN 148

Trang 9

II KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 169

2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 170

2.2 Hạch toán chí phí nhân công trực tiếp (NCTT) 172

2.4 Tập hợp chi phí SX, tính giá thành SP 176

IV KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

Mục tiêu học tập:

1 Kế toán là gì? Luật kế toán Việt Nam ra sao?

2 Các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và các giả định liên quan đến kế toán?

3 Đối tượng kế toán? Phân loại tài sản và nguồn vốn?

4 Hiểu các yếu tố hình thành quá trình hoạt động kinh doanh?

I LỊCH SỬ KẾ TOÁN

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán

Sự ra đời của kế toán kép ở thế kỷ XIII là bước ngoặc lớn cho sự phát triển của kế toán từ xưa đến nay và ngày càng xem là một môn khoa học.Kế toán xuất hiện cùng một lúc với sự hình thành đời sống kinh tế và xã hội của loài người

Lịch sử kế toán có từ thời thượng cổ, khoảng 5-6 ngàn năm trước công nguyên Lịch sử kế toán bắt nguồn trong lịch sử kinh tế, theo đà phát triển của những sự tiến bộ kinh tế - xã hội và đôi khi cũng tiến bộ theo tổ chức hành chánh của từng thời kỳ Qua nghiên cứu nền văn minh cổ xưa các dân tộc Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Hy Lạp và La

Mã chứng tỏ kế toán đã được hình thành từ thời thượng cổ

Trước tiên, kế toán là một hình thức sổ nhật ký, kế tiếp đến là kế toán đơn và sau cùng người ta khám phá ra hệ thống kế toán mới là kế toán kép Một trong những người đầu tiên sáng chế ra phương pháp kế toán kép là một nhà tu Dòng Franciscain tên là Luca Pacioli, Ông là một giáo sư về toán và đã soạn thảo ra một tác phẩm vĩ đại tựa như cuốn từ điển Ông đã dành riêng 36 chương giảng về kế toán kép như ghi phiếu tạm, sổ nhật kỳ, sổ cái……Tuy nhiên, còn đối chiếu đơn giản và chưa đầy đủ đến thế kỷ 19 người ta xây dựng lý thuyết về kế toán và hoàn thiện nó

Trang 12

Năm 1957, chủ trương thi hành từng bước chế độ hạch toán kinh tế nhà nước ban hành chế độ kế toán các ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản

Năm 1961, ban hành điều lệ tổ chức kế toán nhà nước, đồng thời sửa đổi cải tiến

Theo điều lệ tổ chức kế toán nhà nước Việt nam “Kế toán là công việc ghi chép,

tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình

và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của nhà nước, cũng như từ tổ chức xí nghiệp”

Theo luật kế toán Việt Nam“ Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và

cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”

Nước ngoài :“ Kế toán là một diễn trình ghi chép đo lường và báo cáo các tài liệu

tài chính liên quan đến hoạt động kinh tế của một tổ chức để dùng vào điều hành quyết định”

Qua nghiên cứu kế toán có 2 hướng lý luận chủ yếu:

- Một hướng coi kế toán là một công cụ quản lý của từng doanh nghiệp

- Một hướng khác coi kế toán là môn khoa học có tính phương pháp luận tổng hợp

Ngày nay, trên cơ sở của sự phát triển và thực tiễn, kế toán được lý giải và vận dụng như là một công cụ kiểm tra và quản lý, đồng thời là một môn khoa học về ứng dụng trong đời sống kinh tế

Trang 13

II CHỨC NĂNG, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ, YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN

2.1 Chức năng của kế toán

Thu thập:Ghi nhận những thông tin, nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến

doanh nghiệp

Xử lý thông tin:Xử lý những thông tin, nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được ghi

nhận theo đúng phương pháp quy định của nhà nước

Thông tin Báo Cáo Tài Chính (BCTC): Cung cấp các thông tin đã xử lý về tình

hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có chính sách quản lý một cách hiệu quả

2.2 Vai trò của kế toán

Kế toán là công cụ có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với bản thân doanh nghịêp mà còn với các cơ quan chức năng của nhà nước cũng như các đối tượng khác có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với hoạt động kinh doanh:

- Đối với nhà nước: Thông tin của kế toán là căn cứ để tổng hợp, để tính thuế, để

kiểm tra và chỉ đạo theo yêu cầu quản lý chung

- Đối với doanh nghiệp: Thông tin của kế toán là cơ sở để kế hoạch, kiểm tra,

đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, kiểm tra việc chấp hành luật pháp và là cơ sở để ra quyết định

- Đối với các đối tượng khác: Thông tin của kế toán là căn cứ để quyết định đầu

tư, mua bán thanh toán cũng như xử lý những vấn đề liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm giữa doanh nghiệp với các bên có liên quan

2.3 Nhiệm vụ của kế toán

Phản ánh, ghi chép một cách đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp đảm bảo đúng nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp quy định

Thu thập, phân loại, xử lý và tổng hợp số liệu lập hệ thống báo cáo tài chính và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng có liên quan

Thông qua phản ánh ghi chép, thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành thực hiện các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính, chế độ, thể lệ kế toán Định kỳ tiến hành phân tích thông tin kế toán tài chính từ đó đề xuất và kiến nghị các biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán tài chính

Trang 14

2.4 Yêu cầu của công tác kế toán

Trung thực

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Có thể so sánh

Các thông tin và sổ kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tinthực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch

Yêu cầu kế toán quy định tại các yêu cầu trên phải được thực hiện đồng thời

Ví dụ: Yêu cầu trung thực đã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng

phải đầy đủ, dễ hiểu và có thể so sánh

Trang 15

III ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

3.1 Khái niệm đối tượng của kế toán và sựhình thành tài sản trong doanh nghiệp

Khái niệm đối tượng kế toán: đối tượng của kế toán là tổng tài sản và sự biến động của tài sản trong quyền quản lý và sử dụng của đơn vị có thể biểu hiện dưới hình thức tiền tệ

Kế toán là công cụ không thể thiếu trong công tác quản lý của bất kỳ đơn vị nào và việc thực hiện tốt hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý Để thực hiện tốt công tác kế toán thì việc đầu tiên cần xác định đúng nội dung mà kế toán cần phản ánh và giám đốc và điều đó còn được gọi là xác định đối tượng kế toán

Bất kỳ đơn vị nào muốn duy trì hoạt động đều gắn liền với các loại tài sản nhất định bao gồm nhiều loại khác nhau Trong quá trình hoạt động của đơn vị, các loại tài sản luôn biến động, sự biến động phát sinh không ngừng tác động đến toàn hoạt động của đơn vị Cho nên để theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động, tình hình sử dụng vốn của một đơn vị thì phải nắm được sự biến động của tài sản trong quá trình hoạt động

Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai hay tài sản là nguồn lực kinh tế tạo nên dòng lưu ngân quỹ

Tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn:

+ Tài sản ngắn hạn:là tài sản có kỳ luân chuyển ngắn hạn

- Các loại nguyên liệu, nhiên liệu, …

- Công cụ, dụng cụ nhỏ

- Hàng hoá, thành phẩm

- Tiền mặt, tiền gởi ngân hàng

- Các khoản mà các đơn vị và cá nhân thiếu nợ doanh nghiệp: phải thu của khách hàng, tạm ứng phải thu khác, …

+ Tài sản dài hạn: là tài sản thuộc quyền sở hữu doanh nghiệp do doanh nghiệp kiểm soát có kỳ luân chuyển dài thường là lớn hơn 1 năm

- Bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu, quyền phát hành,

- Nhà cửa, máy móc thiết bị, kho bãi, phương tiện vận tải, …

- Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu)

Trang 16

Các loại tài sản trên được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như sau:

+ Nguồn vốn chủ sở hữu:

Đây là nguồn vốn ban đầu do chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Có đặc điểm là sử dụng dài hạn và không cam kết phải thanh toán và gồm các thành phần sau:

- Nguồn vốn kinh doanh

- Lợi nhuận chưa phân phối

- Các loại quỹ chuyên dùng (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính,…)

+ Nợ phải trả:

Là nguồn vốn bổ sung nhằm đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh Bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn của ngân hàng, các cá nhân tổ chức kinh tế, … bao gồm các khoản:

- Vay ngắn hạn, dài hạn

- Phải trả cho người bán

- Phải trả công nhân viên, phải nộp NSNN

- Phải trả khác

- ………

Tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau biểu hiện ở chỗ bất kỳ một tài sản nào cũng được hình thành từ một hoặc một số nguồn nhất định, ngược lại một nguồn nào đó có thể hình thành một hay nhiều dạng tài sản khác nhau

3.2 Sự vận động của tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh

Trong quá trình hoạt động, các loại tài sản luôn biến động tăng hoặc giảm Sự biến động này phát sinh không ngừng và tác động đến hầu hết các loại tài sản trong đơn vị Như vậy các loại tài sản sở hữu và sự biến động của nó là cơ sở cho mọi hoạt động của doanh nghiệp Chính vì thế, các loại nguồn vốn cũng biến động không ngừng trong quá trình sản xuất và chúng luôn có mối quan hệ như sau (phương trình kế toán):

Tài sản = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả hoặc: Tổng số tài sản = Tổng số nguồn vốn

Trang 17

Ví dụ 1: Tại cơ sở sản xuất Minh Long có các số liệu đầu kỳ như sau:

Ví dụ 2: Hãy tính tổng TS, nguồn vốn, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu của một công

ty với số liệu sau?

Trang 18

IV NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời số hiện có và sự vận động của từng loại tài sản, nguồn hình thành nên tài sản là nội dung cơ bản của công tác kế toán (tham khảo thêm trong Luật kế toán)

Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính, có vai trò quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị Tổ chức tốt công tác kế toán có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác cung cấp thông tin để thực hiện mục tiêu quản trị đơn vị nhằm đạt được hiệu quả cao nhất

Tổ chức công tác kế toán bao gồm:

- Tổ chức thực hiện các chế độ và phương pháp kế toán: Chứng từ kế toán, tài khoản kế toán-sổ kế toán, báo cáo tài chính, kiểm kê tài sản, bảo quản – lưu trữ tài liệu kế toán, kiểm tra kế toán

- Tổ chức bộ máy kế toán: Người làm kế toán và trang bị phương tiện thiết bị để thực hiện công tác kế toán

- Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của đơn vị (hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính, hoạt động sự nghiệp…) đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị (loại hình hoạt động: sản xuất, thương mại, dịch vụ…) quy mô và đặc điểm tổ chức quản lý đơn vị, nhu cầu thông tin để ra quyết định quản trị (tổ chức công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị), số lượng và trình độ của người làm kế toán, cũng như trình độ ứng dụng tin học trong công tác kế toán

Trang 19

V PHÂN LOẠI KẾ TOÁN

Thông tin của kế toán không những cần thiết cho những người ra quyết định ở bên trong DN mà còn cần cho những người ở bên ngoài DN Do có hai phạm vi phục vụ khác nhau, nên kế toán được chia thành kế toán tài chính (KTTC) và kế toán quản trị (KTQT)

NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU CỦA KTQT SO VỚI KTTC

Căn cứ phân biệt KTQT KTTC

VI NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN

Kế toán Việt Nam hiện đang trong quá trình hoà nhập với chuẩn mực kế toán thế giới và những thông tin kế toán phổ biến của các nước trong khu vực Theo chuẩn mực chung, các nguyên tắc kế toán cơ bản bao gồm (trích chuẩn mực chung):

DN

Hướng về tương lai, linh hoạt, tốc độ, thích hợp, biểu diễn bằng giá trị và cả vật chất

Phản ánh quá khứ, chính xác, Tuân thủ nguyên tắc kế toán, biểu diễn dưới hình thức giá trị là chủ yếu

Từng bộ phận, từng khâu công việc

Toàn DN

Không có tính pháp lệnh Có tính pháp lệnh

Đều quan tâm đến việc lượng hoá thông tin của các sự kiện kinh tế

K h á

c

n h a

u

Giống nhau

Trang 20

Cơ sở dồn tích

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải đựơc ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

đã sử dụng để lập báo cáo tài chính

Giá gốc

Tài sản phải đựơc ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể

Trang 21

- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập

- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí

- Doanh thu, thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí

Trọng yếu

Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót đựơc đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương tiện định lượng và định tính

Trang 22

BÀI TẬP

Bài 1: TRẮC NGIỆM (Chọn câu đúng nhất)

1 Vì sao kế toán ra đời từ rất sớm?

a Vì tiền tệ đã có từ rất lâu (làm điều kiện tiền đề để kế toán ra đời)

b Vì quy định của Nhà nước

b Từ khi toán học ra đời

c Từ khi nhà tu Dòng Franciscain, ông Luca Pacioli phát minh ra kế toán kép

d Trước các mốc thời gian kể trên

3 Đối tượng của kế toán là:

a Tình hình thị trường, tình hình cạnh tranh

b Tài sản, nguồn vốn hình thành TS trong DN và sự vận động của chúng

c Tình hình thực hiện kỷ luật lao động trong DN

d Tình hình thu chi tiền mặt trong DN

4 Tài sản của một DN gồm:

a Những tài sản thuộc quyền sở hữu của DN và TSCĐ thuê tài chính

b Những tài sản thuộc quyền sở hữu của người chủ DN

c Những tài sản DN khác cho mượn

d Cả 3 loại trên

5 Đặc điểm của Tài sản trong một DN:

a Hữu hình hoặc vô hình

b DN có thể kiểm soát được chúng

c Chúng có thể mang lại lợi ích cho DN trong tương lai

d Các câu trên đều đúng

6 Tài sản trong DN khi tham gia vào quá trình SX trong DN sẽ biến động như sau:

a Ít biến động c Thường xuyên biến động

Trang 23

b Giá trị tăng dần d Giá trị giảm dần

7 Các khoản nợ phải thu:

a Không phải là tài sản của DN bởi vì cá nhân hoặc đơn vị khác đang chiếm giữ

b Là tài sản của DN

c Không phải là tài sản của DN bởi tài sản của DN phải hiện hữu tại DN

d Không chắn chắn là tài sản của DN

8 Thước đo chủ yếu được sử dụng trong kế toán là:

a Thước đo lao động (đơn vị là ngày công, giờ công, )

b Thước đo hiện vật (đơn vị là kg, lít, mét, )

c Thước đo giá trị (đơn vị tiền tệ đồng, )

d Cả 3 loại trên

9 Chức năng cuả kế toán là:

a Thông tin: thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh đến các đối tượng sử dụng thông tin cuả kế toán

b Điều hành các hoạt động SXKD trong DN

c Giám đốc tình hình sử dụng vốn, tình hình SXKD

d Câu a và c

10 Khoản phải trả người bán là:

a Tài sản của DN

b Nguồn vốn hình thành nên tài sản của DN

c Không phải là nguồn hình thành tài sản DN vì DN sẽ phải thanh toán cho người bán

d Tuỳ từng trường hợp cụ thể không thể đưa ra kết luận tổng quát

11 DN đang xây dựng dở dang một nhà kho, vậy công trình xây dựng dở dang này là:

a Nguồn vốn hình thành nên tài sản của DN

b Tài sản của DN

c Tuỳ thuộc vào quan điểm của từng nhân viên kế toán

d Tuỳ theo quy định của chế độ kế toán

12 Sự biến động của nguồn vốn có đặc điểm:

a Ít biến động hơn tài sản c Biến động nhiều hơn tài sản

b Tuỳ từng DN d Tuỳ thuộc vào quy định chế độ kế toán

Trang 24

13 Nguồn vốn trong DN gồm các nguồn nào sau đây:

a Chủ DN đầu tư vốn của mình vào DN

b Chủ DN vay mượn của tổ chức hoặc cá nhân khác

c Chủ DN dùng lợi nhuận để bổ sung vào vốn

d Các câu trên đều đúng

14 Theo hợp đồng đã kí, công ty A đã giao ước 50% tiền hàng cho công ty B trong tháng này Lô hàng theo hợp đồng sẽ được công ty B giao trong tháng sau Số tiền còn lại sẽ được công ty A thanh toán sau khi nhận hàng 15 ngày Theo nguyên tắc phù hợp, công ty B được phép ghi nhận doanh thu:

a Ngay khi nhận được tiền đặt cọc trước của công ty A

b Chỉ khi nhận được toàn bộ tiền hàng theo hợp đồng

c Khi hoàn tất việc giao hàng cho công ty A, được công ty A chấp nhận thanh toán

d Khi hoàn thành việc kí kết hợp đồng mua bán

15 Nguyên tắc nhất quán đòi hỏi kế toán:

a Không được thay đổi các phương pháp kế toán đã lựa chọn

b Có thể thay đổi các chính sách kế toán nếu thấy cần thiết

c Có thể thay đổi phương pháp kế toán nhưng phải giải trình sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong các báo cáo tài chính

d Cả 2 câu trên đều sai

16 Khi một thành viên của công ty TNHH PHĐ sử dụng một số vật tư trong kho cho mục đích cá nhân, nguyên tắc kế toán sau được áp dụng:

a Nguyên tắc thận trọng

b Nguyên tắc trọng yếu

c Nguyên tắc thực thể kinh doanh

d Nguyên tắc thước đo giá trị

17 Công ty PTL mua một ô tô vận tải với giá 500 triệu VND, dự kiến sử dụng trong 8 năm Sau 4 năm sử dụng, khi công ty lập báo cáo về tình hình tài sản, theo nguyên tắc giá phí lịch sử, công ty sẽ lựa chọn các phương án sau để xác định giá trị của chiếc xe:

a Giá trị ban đầu của chiếc xe là 500 triệu

b 1/2 giá trị ban đầu do đã sử dụng được 1/2 thời gian sử dụng ước tính

c Giá báncủa chiếc xe trên thị trường vào thời điểm hiện nay

Trang 25

d Số tiền cần thiết để mua một chiếc xe mới cùng loại vào thời điểm hiện nay

e Giá trị kinh tế của xe: giá trị ước tính thu được từ việc sử dụng chiếc xe trong thời gian còn lại

f a và b

g c hoặc e

18 Nguyên tắc nào trong số các nguyên tắc sau quy định rằng nếu một khách hàng của doanh nghiệp đang có nguyên cơ phá sản, doanh nghiệp cần phải lập một khoản dự phòng đối với khoản nợ phải thu từ khách hàng đó:

Trang 26

Bài 2: PHÂN BIỆT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ, KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Cho biết các nội dung sau đây nội dung nào thuộc về KTQT, nội dung nào thuộc

về KTTC, nội dung nào thuộc cả KTQT & KTTC bằng cách đánh dấu X vào cột thích hợp:

Cung cấp thông tin cho những người bên trong và bên ngoài DN

Chỉ cung cấp thông tin cho những người bên trong DN như Ban giám

đốc, quản trị viên các cấp, các kiểm toán viên nội bộ

Cung cấp các thông tin làm căn cứ để người sử dụng thông tin ra các

quyết định

Cung cấp các thông tin làm căn cứ để người sử dụng thông tin đánh

giá hiệu năng, hiệu quả của DN từ đó ra các quyết định về đầu tư, tài

trợ, cho vay

Cung cấp các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra trong quá

khứ

Cung cấp thông tin về các chỉ tiêu nhiệm vụ cho từng bộ phận

Bài 3: PHÂN LOẠI TÀI SẢN, NGUỒN VỐN

Có số liệu về tài sản và nguồn vốn vào ngày 31-12- 200X của xí nghiệp nhôm Kim Hồng cho ở bảng sau (đơn vị 1.000đ):

Giá trị của từng loại tài sản và nguồn vốn Tài sản Nguồn vốn

Trang 27

1 Hãy phân loại tài sản, nguồn vốn bằng cách viết số tiền vào cột thích hợp

2 Tính tổng tài sản và tổng nguồn vốn Cho nhận xét

Trang 28

CHƯƠNG 2 CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ KIỂM KÊ

Mục tiêu học tập:

1 Chứng từ là gì? Nội dung của chứng từ?

2 Tại sao phải lập chứng từ?

3 Kiểm kê tài sản? Có những phương pháp kiểm kê nào?

4 Trình tự kiểm kê tại doanh nghiệp?

I CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

1.1 Khái niệm

Chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp phát sinh và thật sự đã hoàn thành.Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động doanh nghiệp phải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

1.2 Phân loại

Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau chúng ta có thể phân loại theo một số hình thức chính như sau:

- Theo nội dung kinh tế

- Theo địa điểm lập chứng từ

- Theo yêu cầu quản lý và kiểm tra

- Theo trình tự xử lý và mức độ khái quát thông tin

a Phân loại theo nội dung kinh tế

Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ được phản ánh trong chứng từ là phương pháp phân loại dựa vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phân loại chứng từ Theo cách phân loại này, chứng từ tại đơn vị được phân loại gồm:

Trang 29

 Chứng từ chỉ tiêu lao động tiền lương

 Chứng từ chỉ tiêu hàng tồn kho

 Chứng từ chỉ tiêu bán hàng

 Chứng từ chỉ tiêu tiền tệ

 Chứng từ chỉ tiêu tài sản cố định

b Theo địa điểm lập chứng từ

 Chứng từ đến từ bên ngòai doanh nghiệp

 Chứng từ do chính doanh nghiệp lập và gửi đối tác

 Chứng từ do doanh nghiệp lập nhằm sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp

c Phân loại theo quy định quản lý của nhà nước

Là phân loại dựa theo quy định quản lý của nhà nước là phương pháp phân loại dựa theo quy định của nhà nước về quy cách biểu mẫu, chỉ tiêu phản ánh, phương pháp lập, … của chứng từ Theo phương pháp này có 2 loại chứng từ là chứng từ thống nhất bắt buộc và chứng từ kế toán hướng dẫn

d Phân loại theo trình tự xử lý, mức đô khái quát thông tin

thực hiện Loại chứng từ này làm cơ sở để ghi vào sổ kế toán

Trong thực tế thường kết hợp cả 2 loại chứng từ này lại gọi chung là chứng từ liên hợp để thuận tiện cho việc lập chứng từ

Chứng từ ghi sổ:

Là chứng từ dùng để tổng hợp số liệu của các chứng từ gốc cùng loại theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồng thời định khoản các nghiệp vụ kế toán nhằm giảm bớt khối lượng kế toán

Ví dụ: ta có thể tập hợp tất cả các nghiệp vụ chi tiền mặt trong một tuần và lên một

chứng từ ghi sổ, sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ kế toán một lần

Chú ý: Thường kết hợp hai chứng từ mệnh lệnh và chứng từ chấp hành làm một

Trang 30

Thành tiền Theo

CT

Thực nhập

Ngày ……… tháng ……… năm ………

Trang 31

1.4 Nội dung cơ bản của chứng từ kế toán

Tùy theo đặc điểm của nội dung nghiệp vụ kinh tế cần phản ánh, căn cứ vào đặc điểm ngành nghề chứng từ có các dạng mẫu biểu khác nhau Tuy nhiên, bao gồm các nội dung chính sau:

- Tên gọi chứng từ: giúp cho phân loại chứng từ và tổng hợp số liệu

- Số chứng từ: giúp cho việc ghi chép, kiểm tra, đối chiếu

- Ngày tháng năm lập chứng từ: giúp cho việc ghi chép, kiểm tra, đối chiếu

- Tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người có trách nhiệm hay liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi trong chứng từ: đảm bảo tính pháp lý của chứng từ

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh: giúp cho việc kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ

- Số tiền hay đơn vị đo lường cụ thể

1.5 Yêu cầu khi lập chứng từ

- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán

- Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

- Không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán

- Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số

- Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có quy định mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải có đầy đủ các

nội dung quy định tại Điều 17 của Luật kế toán

1.6 Ký chứng từ kế toán

Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống

Trang 32

nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ

ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó

Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ

ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng

Chữ ký của người đứng đầu doanh nghiệp (Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người được uỷ quyền), của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng

từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng Chữ ký của

kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với kế toán trưởng

Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) không được ký “thừa uỷ quyền” của người đứng đầu doanh nghiệp Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác

Các doanh nghiệp phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Tổng Giám đốc (và người được

uỷ quyền) Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần Mỗi người phải ký

ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký

Những cá nhân có quyền hoặc được uỷ quyền ký chứng từ, không được ký chứng

từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người

Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản

1.7 Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán

Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng

từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán

Trang 33

- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt

- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán

1.8 Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán

- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán

- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan

- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán

Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế

độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (Không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,…) đồng thời báo ngay cho Giám đốc doanh nghiệp biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành

Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không

rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ

1.9 Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt

Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm

về nội dung dịch ra tiếng Việt Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài

1.10 Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán

Tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy định trong chế độ kế toán này Trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc

Trang 34

Mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát Séc và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền

Biểu mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính uỷ quyền in và phát hành Đơn vị được uỷ quyền in và phát hành chứng từ kế toán bắt buộc phải in đúng theo mẫu quy định, đúng số lượng được phép in cho từng loại chứng từ và phải chấp hành đúng các quy định về quản lý ấn chỉ của Bộ Tài chính

Đối với các biểu mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn, các doanh nghiệp có thể mua sẵn hoặc tự thiết kế mẫu, tự in, nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu của chứng từ

quy định tại Điều 17 Luật Kế toán

Các doanh nghiệp có sử dụng chứng từ điện tử cho hoạt động kinh tế, tài chính và ghi sổ kế toán thì phải tuân thủ theo quy định của các văn bản pháp luật về chứng từ điện

tử

1.11 Quy trình lưu trữ chứng từ

Chứng từ kế toán đã sử dụng phải được sắp xếp, phân loại bảo quản và lưu trữ theo chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán của nhà nước.Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính

Điều 40 của Luật kế toán quy định:

 Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm gồm: tài liệu dùng cho quản lý, không trực tiếp ghi sổ kế toán

 Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm gồm: tài liệu dùng trực tiếp ghi

sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

 Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn gồm: tài liệu có tính sử liệu, ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng

II HỆ THỐNG BIỂU MẪU CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp, gồm:

- Chứng từ kế toán ban hành theo Chế độ kế toán doanh nghiệp này, gồm 5 nhóm chỉ tiêu:

Trang 35

 Chỉ tiêu lao động tiền lương

 Chỉ tiêu hàng tồn kho

 Chỉ tiêu bán hàng

 Chỉ tiêu tiền tệ

 Chỉ tiêu TSCĐ

- Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác (Mẫu và hướng dẫn

lập áp dụng theo các văn bản đã ban hành)

DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

BB (*) HD (*)

A CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH NÀY

I Lao động tiền lương

2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL X

3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL X

4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL X

6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05-LĐTL X

7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL X

8 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL X

9 Hợp đồng giao khoán 08-LĐTL X

10 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán 09-LĐTL X

11 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL X

12 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL X

II Hàng tồn kho

3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm,

hàng hoá.

4 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04-VT X

5 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá 05-VT X

7 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ 07-VT X

Trang 36

4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT X

5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT X

6 Biên lai thu tiền 06-TT X

7 Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 07-TT X

8 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) 08a-TT X

9 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng bạc ) 08b-TT X

V Tài sản cố định

1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ X

2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ X

3 Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành 03-TSCĐ X

4 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCĐ X

5 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ X

6 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ X

B CHỨNG TỪ BAN HÀNH THEO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC

1 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH X

2 Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản X

3 Hoá đơn Giá trị gia tăng 01GTKT-3LL X

4 Hoá đơn bán hàng thông thường 02GTGT-3LL X

5 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03 PXK-3LL X

6 Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý 04 HDL-3LL X

7 Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính 05 TTC-LL X

8 Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hóa đơn 04/GTGT X

9

Ghi chú: (*) BB: Mẫu bắt buộc (*) HD: Mẫu hướng dẫn

Trang 37

III KIỂM KÊ TÀI SẢN

- Khi thu, phát, đo lường không chính xác (có thể do hữu ý hoặc vô ý)

- Lập chứng từ hoặc ghi sổ kế toán sai sót

- Hao hụt tự nhiên trong quá trình bảo quản

- Tham ô, mất mát

Để đảm bảo cho số liệu kế toán chính xác, ngoài việc tổ chức tốt chứng từ, kế toán còn phải thực hiện kiểm kê để kiểm tra tài sản hiện có đối chiếu giữa sổ sách kế toán và thực tế để phát hiện kịp thời những hiện tượng, nguyên nhân gây chênh lệch và điều chỉnh sổ kế toán cho phù hợp với thực tế

Theo luật kế toán, kiểm kê là việc cân, đo, đong, đếm số lượng Xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu số liệu trong sổ kế toán

3.2 Tác dụng kiểm kê

Cung cấp cơsở để đặt kế hoạch sử dụng hợp lý các loại tài sản, mặt khác cũng là cơ

sở để quy trách nhiệm vật chất được đúng đắn

Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:

- Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính

- Chia tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê doanh nghiệp

- Chuyển đổi hình thức sỡ hữu doanh nghiệp

- Đánh giá lại tài sản theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Các trường hợp khác theo quy định của luật pháp

3.3 Phân loại Kiểm kê

+ Theo phạm vi và đối tượng kiểm kê thì có thể thực hiện kiểm kê toàn bộ hoặc

Trang 38

- Kiểm kê toàn bộ là tiến hành kiểm kê đối với tất cả các loại tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp

- Kiểm kê từng phần là tiến hành kiểm kê trong phạm vi của một hoặc một số tài sản nào đó

+ Theo thời gian thì có thể tiến hành kiểm kê định kỳ hoặc bất thường (đột xuất)

- Kiểm kê định kỳ thường tiến hành vào cuối kỳ báo cáo, nhưng tùy đặc điểm hoạt động và tùy theo từng loại tài sản mà định kỳ kiểm kê khác nhau Tiền mặt thường kiểm kê hàng ngày,nguyên vật liệu, thành phẩm phải kiểm kê hàng tháng, quý.Đối với những vật tư hiếm và quý phải kiểm kê hàng tuần.TSCĐ thường kiểm kê hàng năm

- Kiểm kê bất thường là tổ chức kiểm kê không quy định thời hạn trước kiểm kê bất thường tiến hành trong trường hợp đổi người quản lý tài sản, khi có phát sinh hưhao, tổn thất bất thường hoặc khi cơ quan chủ quản hay tài chính tiến hành kiểm tra tài chính hay kiểm tra kế toán

Kiểm kê là công tác quan trọng có liên quan đến nhiều bộ phận, nhiều người và cũng là một công tác hết sức chi li, phức tạp, khối lượng nhiều, thời gian khẩn trương nên muốn làm tốt phải có sự lãnh đạo chặt chẽ và cần thu hút quần chúng, công nhân cùng tham gia

Khi tiến hành kiểm kê, phải lập một ban kiểm kê do giám đốc doanh nghiệp chỉ định, trong đó có sự tham gia của kế toán, giúp giám đốc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê, phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán đến thời điểm kiểm kê, như thế mới có tác dụng đối chiếu với số liệu thực tế khi kiểm kê

3.4 Phương pháp tiến hành kiểm kê

Tùy theo nội dung của đối tượng kiểm kê là hiện vật, tiền mặt hay tài sản trong thanh toán mà có các phương pháp kiểm kê sau đây:

a Kiểm kê hiện vật

+ Phương pháp kiểm kê hiện vật: là việc cân, đo, đong, đếm tại chỗ đối với các loại hiện vật được kiểm kê Trước khi kiểm kê cần sắp xếp hiện vật theo thứ tự, ngăn nắp, chuẩn bị đủ phương tiện cần đo cần thiết

Khi tiến hành kiểm kê, phải có mặt những người bảo quản hiện vật cùng tham gia Phải tiến hành đồng thời ở các địa điểm cần kiểm kê và theo một trình tự hợp lý để tránh

Trang 39

trùng hoặc sót Cần chú ý tình trạng chất lượng của hiện vật (vải ố hoặc vấy bẩn, đường chảy nước )

Đối với vật tư, tài sản thuộc quyền sỡ hữu và quản lý của doanh nghiệp nhưng nằm bên ngoài doanh nghiệp như vật liệu đưa ra ngoài gia công, vật tư đang đi đường, sản phẩm gửi bán hoặc nhờ đơn vị, doanh nghiệp bán bảo quản giùm thì khi kiểm kê tài sản cũng cần đối chiếu với các đơn vị có liên quan để xác minh số thực tế có phù hợp với sổ

Ví dụ: Kiểm kê quỹ tiền mặt

BẢNG KIỂM KÊ QUỸ

Số: ………

Vào lúc …… giờ ……… ngày ………… tháng ……… năm ……

STT Diễn giải Số lượng (tờ) Số tiền (đồng)

nhiệm kiểm kê quỹ

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Hình 1.3: Bảng kiểm kê quỹ

Trang 40

b Kiểm kê bằng phương pháp đối chiếu

Kiểm kê tiền gửi ngân hàng và các khoản thanh toán bằng phương pháp đối chiếu

số dư của từng tài khoản giữa sổ kế toán của doanh nghiệp với sổ ngân hàng hoặc đơn vị

có quan hệ thanh toán

Nếu khoản nào có chênh lệch cần đối chiếu lại từng chứng từ để tìm nguyên nhân

và lập chứng từ đính chính.Bảng kiểm kê phải đối chiếu từng khoản, lập báo cáo kiểm

kê, nêu rõ tên tài khoản kiểm kê, số dư từng khoản đối chiếu với đơn vị liên quan, số chênh lệch (nếu có) nguyên nhân chênh lệch và người chịu trách nhiệm

3.5 Quy trình kiểm kê

Quá trình kiểm kế tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có quy trình kiểm kê, thông thường bao gồm các bước sau:

- Thành lập “Ban kiểm kê”

- Thực hiện các công việc trước khi kiểm kê

- Thực hiện kiểm kê

- Xử lý kết quả kiểm kê

Cụ thể như sau:

a Thành lập “Ban kiểm kê”

Hoạt động kiểm kê thông thường liên quan đến nhiều người, đối tượng và nhiều bộ phận, thời gian ngắn và khối lượng kiểm kê nhiều vì vậy đòi hỏi Doanh nghiệp phải phân công, tổ chức, thiết kế kiểm kê một cách khoa học chặt chẽ và hợp lý Doanh nghiệp phải công bố một cách cụ thể lịch làm việc kiểm kê tại đơn vị trước các đợt kiểm kê đồng thời thông báo đến thủ trưởng, kế toán trưởng và các bộ phận có liên quan

b Thực hiện các công việc trước khi kiểm kê

o Kế toán:

Để công tác kiểm kê chính xác và đáng tin cậy, bộ phận kế toán phải cập nhật tất

cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, điều chỉnh tài khoản, trích dự phòng sau đó tiến hành khóa sổ đúng hạn để có số liệu chính xác trước khi kiểm kê

o Nhân viên quản lí tài sản:

Sau khi nhận được thông báo về đợt kiểm kê các bộ phận, nhân viên làm việc tại các bộ phận có liên quan phải sắp xếp tài sản theo từng loại ngăn nắp

Ngày đăng: 23/07/2016, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w