1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán

71 273 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Vì vậy, trong quy trình kiểm toán báocáo tài chính, kiểm toán khoản mục doanh thu là một phần rất quan trọng.Đặc biệt đối với Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 3

1.1 Đặc điểm hình thành và phát triển Công ty 3

1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty 6

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ảnh hưởng tới kiểm toán doanh thu 9

PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 14

2.1 Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng 14

2.1.1 Giai đoạn khảo sát và đánh giá khách hàng 14

2.1.2 Giai đoạn thoả thuận cung cấp dịch vụ 16

2.1.3 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 16

2.2 Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại khách hàng 26

2.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 26

2.2.2 Thực hiện các thủ tục phân tích 31

2.2.3 Thực hiện các bước kiểm tra chi tiết 36

2.3 Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán tại khách hàng 43

2.3.1 Soát xét chất lượng và giải thích các phát hiện 43

2.3.2 Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý 47

Trang 2

2.4 Một số đánh giá về kiểm toán doanh thu tại Công ty 47

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 53

3.1 Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán doanh thu tại Công ty 533.2 Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp hoàn thiện kiểm toán doanhthu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 61

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 AASC Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ

Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh trong 5 năm 6

Bảng 1.2 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 21

Bảng 1.3 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục 22

Bảng 1.4 Bảng tính mức trọng yếu tuyệt đối 23

Bảng 1.5 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 30

Bảng 1.6 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 32

Bảng 1.7 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 34

Bảng 1.8 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 36

Bảng 1.9 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 38

Bảng 1.10 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 40

Bảng 1.11 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 41

Bảng 1.12 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 42

Bảng 1.13 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 44

Bảng 1.14 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 45

Bảng 2.1 Các tỷ suất áp dụng trong phân tích doanh thu 56

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của chuyên đề

Việt Nam đang trên đường hội nhập với những kết quả đạt được đáng tựhào, tạo đà phát triển cho tương lai Đứng trước thách thức cũng như cơ hộimới trên thị trường, ngày càng có nhiều công ty kiểm toán ra đời Các công tykiểm toán đã và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết, cho tiến trình hộinhập với khu vực và thế giới Doanh thu là một chỉ tiêu không thể thiếu đểphản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp, và doanh thu lại ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu cũng không kémphần quan trọng, như lợi nhuận, thuế Vì vậy, trong quy trình kiểm toán báocáo tài chính, kiểm toán khoản mục doanh thu là một phần rất quan trọng.Đặc biệt đối với Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính

Kế toán và Kiểm toán thì quy trình kiểm toán doanh thu đã được xây dựngkhá hoàn thiện, tuy vậy, vẫn còn một số điểm còn hạn chế Nhận thấy sự cần

thiết trong kiểm toán doanh thu, em đã chọn Đề tài “Hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán”.

2 Nội dung của chuyên đề thực tập chuyên nghành

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Đề tài gồm có ba phần:

Phần I: Đặc điểm của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn

Tài chính Kế toán và Kiểm toán

Phần II: Thực trạng kiểm toán doanh thu trong quy trình kiểm toán báocáo tài chính tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kếtoán và Kiểm toán

Trang 6

Phần III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toándoanh thu tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kếtoán và Kiểm toán

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo - ThS BùiMinh Hải, người đã tận tình hướng dẫn cũng như giúp em giải đáp nhữngvướng mắc trong thời gian qua Em xin được cảm ơn Ban Lãnh đạo và cácanh chị làm việc tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán vàKiểm toán đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho

em trong suốt thời gian thực tập để em có thể hoàn thiện được chuyên đề này

Trang 7

PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

1.1 Đặc điểm hình thành và phát triển Công ty

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán là mộttrong những doanh nghiệp tại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán,

Kế toán, Tư vấn tài chính với tên giao dịch quốc tế là Auditing andAccounting Financial Consultancy Service Company Limitted (viết tắt là:AASC)

Từ khi hình thành cho đến nay, Công ty đã trải qua các giai đoạn pháttriển như sau:

Giai đoạn thứ nhất: Ngày 13/05/1991, Công ty được thành lập theo

Quyết định 164 TC/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính với tên gọi là Công tyDịch vụ Kế toán (viết tắt là: ASC) Ngày 14/9/1991, Công ty chính thức đivào hoạt động Các dịch vụ cung cấp chủ yếu là:

Thứ nhất: Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng: Mở và ghi sổ kế

toán, lập bảng cân đối kế toán, lập và phân tích báo cáo quyết toán theo quyđịnh của Nhà nước, và phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp

Thứ hai: Cung cấp thông tin kinh tế - tài chính, và biểu mẫu in sẵn về

tài chính - kế toán theo quy định của Nhà nước, tổ chức công tác kế toán tạiđơn vị

Tháng 3/1992, Công ty đã thành lập Chi nhánh tại Thành phố Hồ ChíMinh và tháng 3/1995, được phép của Bộ Tài chính, Chi nhánh này đã tách rakhỏi Công ty, và thành lập Công ty Kiểm toán Sài Gòn (viết tắt là: AFC) Tháng 4/1993 các chi nhánh của Công ty tại Vũng Tàu và Đà Nẵng đã rađời Sau này, Chi nhánh của Công ty tại Đà Nẵng kết hợp với Chi nhánh của

Trang 8

Công ty Kiểm toán Việt Nam (viết tắt là: VACO) tại Đà Nẵng thành lập Công

ty Tư vấn và Kiểm toán (viết tắt là: A&C)

Giai đoạn thứ hai: Đến ngày 4/9/1993, Quyết định 639/TC/QĐ/TCCB

đã giao cho Công ty triển khai thêm một dịch vụ mới là dịch vụ kiểm toán, và

đã đổi tên Công ty thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểmtoán (viết tắt là: AASC) Từ đó, kiểm toán BCTC là một trong những hoạtđộng chủ yếu của AASC Kế hoạch kiểm toán doanh thu được AASC thiết lậptheo trình tự cụ thể cho từng cuộc kiểm toán bởi mỗi khách hàng của AASC

có đặc điểm hoạt động kinh doanh khác nhau

Ngày 14/4/1995, Chi nhánh của Công ty tại Thanh Hóa đã được thànhlập, và đi vào hoạt động Và ngày 2/2/1996, Văn phòng đại diện của Công tytại Hải Phòng đã được thành lập Ngày 13/3/1997, Công ty đã thành lập Vănphòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh, để thay thế cho Chi nhánh trướcđây đã tách ra Tháng 5/1998 Văn phòng đại diện này đã được phát triểnthành Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh – đây là Chi nhánh lớn nhất củaCông ty Cũng trong năm 1998, Công ty đã mở thêm một chi nhánh mới tạiQuảng Ninh Đến năm 2003 Văn phòng đại diện tại Hải Phòng đã được pháttriển thành Chi nhánh Hải Phòng Từ ngày 31/12/2004 cho đến nay Chi nhánhtại Hải Phòng đã ngừng hoạt động

Tháng 04/2005 AASC chính thức trở thành hội viên của Hội Kiểm toánviên hành nghề Việt Nam (VACPA) Và tháng 07/2005, AASC đã trở thànhthành viên của tổ chức kế toán kiểm toán quốc tế INPACT Cũng trong năm

2005, vào tháng 11, AASC đã liên doanh kiểm toán với Hãng Tư vấn AnhBannock, và Văn phòng Kiểm toán Nhà nước Vương quốc Anh để thực hiện

dự án hỗ trợ, nâng cao năng lực cho Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, hội nhậpkiểm toán, kế toán với các nước trong khu vực và các nước thuộc khối Liênminh Châu Âu (EU)

Trang 9

Ngày 30/11/2006, AASC được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấpthuận là tổ chức kiểm toán độc lập tham gia kiểm toán các tổ chức phát hànhniêm yết và kinh doanh chứng khoán theo Quyết định 718/QĐ-UBCK.

Giai đoạn thứ ba: Tháng 7/2007 AASC chuyển đổi từ mô hình doanh

nghiệp nhà nước sang công ty TNHH có hai thành viên trở lên

Hiện nay, AASC có trụ sở chính đặt tại số 1 Phố Lê Phụng Hiểu, QuậnHoàn Kiếm, Hà Nội và Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Văn phòngđại diện ở Quảng Ninh Mục tiêu hoạt động của AASC là cung cấp dịch vụchuyên ngành và thông tin tin cậy, giúp khách hàng ra quyết định quản lý tàichính, kinh tế một cách có hiệu quả Bên cạnh đó Công ty hỗ trợ khách hànggiải quyết tốt, kịp thời vấn đề phát sinh mà ít có một tổ chức dịch vụ chuyênngành nào có thể thực hiện được

Hiện tại, AASC có hàng trăm khách hàng hoạt động trên mọi lĩnh vựccủa nền kinh tế, thuộc mọi thành phần kinh tế và quy mô hoạt động của Công

ty ngày càng được mở rộng khách hàng của AASC ngày càng đông đảo Trảiqua hơn 17 năm hoạt động, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán

và Kiểm toán đã có khoảng 1600 khách hàng, trong đó, có khoảng 550 kháchhàng thường xuyên trong mọi lĩnh vực trên khắp cả nước Khi mở rộng thịtrường, không chỉ kiểm toán doanh thu mà các phần hành kiểm toán khácluôn được AASC chứ trọng và hoàn thiện

Trang 10

Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh trong 5 năm

Năm 2008

(Nguồn: Phòng Tổng hợp – AASC)Dựa vào bảng trên ta thấy rằng, doanh thu của Công ty tăng đều đặntrong các năm và tăng nhanh trong hai năm 2006 và năm 2007 Lợi nhuận củaCông ty cũng đạt ở mức khá cao Có được điều này là do Công ty đã khôngngừng mở rộng quy mô và thị trường Kiểm toán BCTC là một trong nhữnghoạt động mà AASC chú trọng, trong đó, kiểm toán doanh thu liên quan đếntất cả khách hàng nên được đánh giá là một trong những hoạt động kiểm toánchủ chốt Các hợp đồng kiểm toán ngày càng tăng lên về số lượng, và về giátrị của hợp đồng

1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán hoạtđộng chủ yếu trong lĩnh vực kế toán kiểm toán Các loại hình dịch vụ màCông ty cung cấp bao gồm:

Thứ nhất: Dịch vụ kế toán: AASC cung cấp các dịch vụ kế toán hướng

tới việc nâng cao chất lượng của hoạt động kế toán cho doanh nghiệp đơn vịhành chính sự nghiệp… Các dịch vụ kế toán cung cấp chủ yếu bao gồm:

Lập ghi sổ kế toán;

Lập báo cáo tài chính định kỳ theo yêu cầu cửa cơ quan nhà nước và cơquan cấp trên;

Trang 11

Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán trợ giúp việc chuyển đổi hệthống kế toán và báo cáo tài chính;

Hướng dẫn khách hàng trong việc áp dụng chế độ kế toán - tài chính và

tư vấn lựa chọn đăng ký chế độ kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý củadoanh nghiệp;

Thứ hai: Dịch vụ kiểm toán: Đây là loại hình dịch vụ mang lại doanh

thu cao nhất cho Công ty Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong cung cấp dịch

vụ kiểm toán cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội và dự án hoạt độngtại Việt Nam AASC đã và đang được khách hàng đánh giá cao về chất lượng

và ý kiến tư vấn Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì doanh thu luôn làyếu tố quan trọng hàng đầu, nên hoạt động kiểm toán doanh thu luôn đượcthực hiện chi tiết Việc kiểm toán doanh thu phải được tổng hợp từ nhiều phầnhành khác nhau, nên đòi hỏi phải do các KTV có kinh nghiệm thực hiện Cácdịch vụ kiểm toán chủ yếu bao gồm:

Kiểm toán báo cáo tài chính thường niên của doanh nghiệp, đơn vịhành chính sự nghiệp, và tổ chức kinh tế - xã hội;

Kiểm toán hoạt động của dự án;

Kiểm toán báo cáo quyết toán của công trình xây dụng cơ bản;

Kiểm toán việc tuân thủ luật định;

Kiểm toán xác định vốn thành lập giải thể doanh nghiệp;

Kiểm toán doanh nghiệp phát hành niêm yết và kinh doanh chứngkhoán;

Kiểm toán tỷ lệ nội địa hoá;

Kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước, phục vụ công tác cổ phần vàgiám định tài liệu tài chính kế toán;

Thứ ba: Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán, thuế: AASC cung cấp các

dịch vụ tư vấn cho khách hàng giải pháp tốt nhất, giúp khách hàng cải tiến hệ

Trang 12

thống KSNB, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, chất lượng sản phẩm,dịch vụ, giảm chi phí hoạt động, không ngừng tăng doanh thu… Những dịch

vụ chủ yếu bao gồm:

Tư vấn rà soát chuẩn đoán hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;

Tư vấn tái cơ cấu, và mô hình hoạt động của tổng công ty nhà nước;

Tư vấn quản lý;

Tư vấn thuế: Bao gồm, tư vấn lập kế hoạch thuế, đăng ký, tính toán và

kê khai thuế phải nộp với cơ quan thuế rà soát đánh giá việc vận hành sắclệnh, chính sách thuế hiện hành của Việt Nam

Thứ tư: Dịch vụ công nghệ thông tin: AASC có đội ngũ chuyên gia

giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin để trợ giúp cho kháchhàng trong thiết kế, phát triển, thử nghiệm, và vận hành hệ thống thông tinquản lý mới nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, hoạt động của khách hàng Cácphần mềm công nghệ thông tin chủ yếu mà Công ty cung cấp là:

Một là, Phần mềm kế toán, bao gồm, các phần mềm là kế toán doanh

nghiệp (E-ASPlus 3.0), kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp (A-ASPlus 3.0),

kế toán đơn vị chủ đầu tư (P- ASPlus 2.0)

Hai là, Phần mềm quản lý, bao gồm, các phần mềm là phần mềm quản

lý công văn, phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm quản lý nhân sự,phần mềm quản lý tài sản cố định

Thứ năm: Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng: AASC luôn đặt vấn

đề nguồn lực con người lên hàng đầu chú trọng chất lượng lao động Do đóđào tạo nhân viên là chiến lược để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực củadoanh nghiệp Dịch vụ này giúp cho khách hàng lựa chọn được nhân viên phùhợp với yêu cầu cửa công việc tuyển dụng, giúp đỡ khách hàng trong việc tìmkiếm nhân viên tốt nhất cho công việc

Trang 13

AASC có đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo, đểxây dựng chương trình đào tạo Đặc biệt là, khoá học bồi dưỡng kế toántrưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, quản trị doanh nghiệp, kế toán nội bộ,ứng dụng tin học trong công tác kế toán… AASC phối hợp tổ chức thực hiện,hợp tác với trường đại học, ngành, địa phương ở trong nước, và với tổ chứcquốc tế, mở khoá bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao kiến thức về quản trị kinhdoanh, tài chính kế toán và kiểm toán, phân tích đầu tư, chứng khoán, thuế vàbảo hiểm… cho hàng nghìn kế toán viên, kế toán trưởng, và kiểm toán viênnội bộ, góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán, kiểm toán nội bộtrong các doanh nghiệp AASC còn thực hiện dịch vụ giới thiệu, cung cấpnhân viên kế toán, kiểm toán cho doanh nghiệp trong nước, và doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài

Thứ sáu: Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp, và tư vấn cổ phần hoá:

Đây là một dịch vụ khá mói mẻ tại Việt Nam Điều này xuất phát từ nhu cầuthực tiễn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phầncông ty TNHH Năm 2003 và năm 2004 là hai năm đánh dấu bước phát triểnquan trọng của AASC trong hoạt động cung cấp dịch vụ xác định giá trịdoanh nghiệp, và tư vấn cổ phần hoá

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ảnh hưởng tới kiểm toán doanh thu

Hiện nay, nhân sự của AASC tại trụ sở chính và chi nhánh, văn phòngđại diện là khoảng hơn 140 cán bộ, nhân viên được đào tạo đại học và trên đạihọc ngành Tài chính Ngân hàng, Kế toán và Kiểm toán ở trong và ở ngoàinước Trong đó có 43 người được cấp chứng chỉ Kiểm toán viên cấp Nhànước (CPA); 15 thạc sĩ cán bộ đang theo học cao học và ACCA; nhiều cộngtác viên, bao gồm các giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm

và chuyên môn dầy dạn Nhân viên của AASC được đào tạo chính quy tại các

Trang 14

trường đại học lớn tại Việt Nam; được tuyển chọn vào làm việc thông qua cácvòng thi nghiêm túc, chất lượng về trình độ chuyên môn, và khả năng tiếngAnh AASC cũng chú trọng vào việc đào tạo nâng cao trình độ của nhân viêntrong quá trình làm việc tại Công ty AASC thường xuyên tổ chức khoá đàotạo cho nhân viên mới, để truyền đạt kinh nghiệm, giúp các nhân viên mớinhanh chóng làm quen với công việc; bên cạnh đó, Công ty cũng tổ chứckhoá đào tạo nội bộ để phổ biến cập nhật thông tin và văn bản pháp lý mớiban hành liên quan đến hoạt động tài chính kế toán và kiểm toán Đồng thời,hàng năm tất cả nhân viên của AASC trừ cấp lãnh đạo phòng trở lên đều phảitrải qua các kỳ thi sát hạch định kỳ AASC rất coi trọng công tác tổ chức cũngnhư chất lượng của các kỳ thi sát hạch này, bởi qua đó, giúp cho Ban Lãnhđạo thấy được trình độ chuyên môn và sự tiến bộ của nhân viên trong Công

ty, đồng thời, là động lực cho nhân viên không ngừng phấn đấu học hỏi Nhânviên có năng lực chuyên môn tốt sẽ được gửi đi đào tạo ở các tổ chức đào tạotrong và ngoài nước, dưới những hình thức khác nhau

Hàng năm Công ty luôn tổ chức các vòng thi nghiệp vụ bao gồm tàichính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán, ngoại ngữ, tin học nhằm đánh giá taynghề của nhân viên

Vị trí cán bộ trong Công ty từ trên xuống dưới được phân cấp rõ ràng:Ban Giám đốc;

Trang 15

Công ty được tổ chức theo mô hình chức năng, và các bộ phận có mốiliên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong hoạt động Bộ máy quản lý của

Công ty được khái quát qua Sơ đồ 1.1.

Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài

chính, và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty Nhiệm vụ vàquyền hạn của Tổng Giám đốc đuợc quy định trong Điều 16 - Điều lệ tổ chức

và hoạt động của Công ty

Phó Tổng Giám đốc có nhiệm vụ tư vấn cho Tổng Giám đốc về việcđiều hành hoạt động của Công ty, và điều hành trực tiếp một số lĩnh vực hoạtđộng của Công ty theo sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc

Trang 16

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

Phòng Tổng hợp: Phòng có chức năng quản lý về mặt hành chính, và

nhân sự trong Công ty, đảm nhận lên kế hoạch hàng tháng về lao động, bảo vệ

tài sản, cung cấp hậu cần, quản lý công văn, sắp xếp và đề bạt cán bộ… Đồng

thời, phòng này có nhiệm vụ theo dõi, và hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát

sinh, cung cấp báo cáo kế toán …

Ban Thường trực Hội đồng thành viên

Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc

Ban Kiểm soát

Phó Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc

Ban Kiểm soát

Phó Tổng Giám đốc

cơ bản

Phòng Tổng hợp

Chi nhánh tại Tp

Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Phòng Kiểm toán 3

Phòng Kiểm toán 5

Phòng Kiểm toán 2

Phòng Dịch

vụ Đầu tư Nước ngoài

Phòng

Kiểm

toán 1

Hội đồng Thành viên

Trang 17

Mặt khác, Phòng còn có nhiệm vụ xây dựng, và cung cấp phần mềm về

kế toán, quản lý theo nhu cầu của khách hàng Bên cạnh đó, Phòng cũng thựchiện việc lắp đặt bảo trì mạng máy tính của Công ty, góp phần hỗ trợ hoạtđộng cho các phòng nghiệp vụ khác Phòng thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhânviên hàng năm, tổ chức thi sát hạch định kỳ, cập nhật thông tin mới về tàichính, kế toán và kiểm toán… và hướng dẫn cho phòng nghiệp vụ Đồng thời,Phòng còn thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chất luợng kiểm toán hàng năm theoyêu cầu của Ban Giám đốc

Phòng Kiểm toán 1, Phòng Kiểm toán 2, Phòng Kiểm toán 3: Cácphòng nghiệp vụ này đều có cùng chức năng là, cung cấp dịch vụ tư vấn tàichính, kế toán và kiểm toán liên quan đến hoạt động thương mại và dịch vụ,doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các dịch vụ tư vấn

Phòng Kiểm toán 5: Phòng có chức năng hỗ trợ các phòng nghiệp vụtrên, và cung cấp dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản, dịch vụ liên quan tới dự

AASC là một trong hai công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam vớiquá trình phát triển lâu dài, và bền vững Sau hơn 17 năm xây dựng và pháttriển, AASC đã đạt được nhiều thành tựu to lớn AASC đã có được một sốlượng khách hàng đông đảo, trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, thương mại, xâydựng cho đến ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…

Trang 18

PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ

TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

2.1 Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng

2.1.1 Giai đoạn khảo sát và đánh giá khách hàng

Đối với khách hàng mới, Công ty cần có thông tin về loại hình doanhnghiệp, về lĩnh vục sản xuất kinh doanh của khách hàng, khó khăn cũng nhưyêu cầu từ phía khách hàng đối với dịch vụ kiểm toán BCTC nói chung cũngnhư kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng Từ đó, AASC sẽ ước lượng sơ

bộ khối lượng công việc kiểm toán BCTC, kiểm toán doanh thu, và giá phíkiểm toán Nếu như khách hàng chấp nhận dịch vụ, và giá phí dịch vụ doAASC đưa ra thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán

Đối với khách cũ, Công ty đã có những thông tin và những hiểu biết cầnthiết về khách hàng, nên cuộc gặp gỡ chỉ mang tính chất xem xét và tổng kếtnhững thay đổi trong chính sách, tình hình kinh doanh của khách hàng trongnăm qua có ảnh hưởng tới việc kiểm toán, đồng thời, sẽ chốt lại những điềucần lưu ý cho cuộc kiểm toán năm nay

Sau đó, AASC sẽ tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của kháchhàng Việc tìm hiểu này đặc biệt rất quan trọng đối với Công ty XYZ là kháchhàng năm đầu tiên mà AASC tiến hành kiểm toán Còn với Công ty ABC, để

có được các thông tin trên, KTV chỉ cần xem xét lại hồ sơ kiểm toán nămtrước, và đánh giá lại những biến động của công ty trong năm vừa qua Quatìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh, KTV thu đuợc các thông tin như sau:

Trang 19

Thứ nhất: Đối với Công ty ABC: Công ty ABC là một doanh nghiệp

nhà nước, được thành lập theo Quyết định Số 165/2001/QĐ-UBND ngày25/09/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh với tên gọi “Công ty ABC”.Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất và cung ứng các loạirau quả đóng hộp Công ty ABC là khách hàng thuờng xuyên của AASC

Thứ hai: Đối với Công ty XYZ: Công ty XYZ là công ty liên doanh

được thành lập tại Việt Nam, theo Giấy phép Đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu

tư cấp có trụ sở tại Hải Phòng Là doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam vàĐài Loan, trong đó, bên Đài Loan góp 60% vốn pháp định còn bên Việt Namgóp 40% vốn pháp định Hoạt động kinh doanh chủ yếu là, tư vấn thiết kế cáccông trình kiến trúc

Để phục vụ cho cuộc kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán doanhthu nói riêng, Công ty yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu cần thiết, nhưBCTC trong năm tài chính và báo cáo, quy chế hoạt động sản xuất kinhdoanh của ban giám đốc, trong đó nêu đầy đủ thành phần của ban giám đốc,

và những cam kết của ban giám đốc trong việc lập và trình bày BCTC củacông ty tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán và kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của năm tài chính đó theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, và cácquy định kế toán hiện hành Đối với Công ty ABC là khách hàng thườngxuyên của Công ty, KTV còn xem xét lại hồ sơ kiểm toán của năm trước đó,

và những biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ABCtrong năm vừa qua

Sau đó, KTV tiến hành đánh giá kiểm soát và xử lý những rủi ro củacuộc kiểm toán Mục đích của việc đánh giá những rủi ro kiểm toán là quyếtđịnh có nên thực hiện kiểm toán hay không, và sau đó, xây dựng chương trìnhkiểm toán phù hợp với mức rủi ro đã xác định Có thể đưa ra đánh giá rủi rocủa cuộc kiểm toán ở một trong các mức: Thấp, trung bình và cao

Trang 20

Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết, cộng với kinhnghiệm thực tế của mình, KTV đã đánh giá rủi ro kiểm toán cho hai kháchhàng ABC và XYZ của mình ở mức trung bình và quyết định tiếp tục kiểmtoán cho hai khách hàng này.

2.1.2 Giai đoạn thoả thuận cung cấp dịch vụ

Đại diện AASC và công ty khách hàng sẽ gặp gỡ, để cùng nhau ký kếtmột hợp đồng kiểm toán bao gồm các điều khoản như phạm vi cuộc kiểmtoán, các chuẩn mực áp dụng, thời gian cuộc kiểm toán, trách nhiệm của KTV

và của công ty khách hàng, giá phí kiểm toán

2.1.3 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Bước một: Lập kế hoạch chiến lược: Sau khi hợp đồng kiểm toán trên

đã được ký kết kế hoạch chiến lược được đưa ra bởi trưởng nhóm kiểm toán

và được đưa lên Phó Tổng Giám đốc phụ trách trực tiếp phê duyệt Quá trìnhlập kế hoach chiến lược sẽ kiểm toán giúp cho KTV:

Tìm hiểu tình hình kinh doanh, ngành nghề mà đơn vị khách hàng đangđược phép hoạt động mục tiêu kinh doanh và rủi ro tiềm tàng có thể xảy rađối với ngành nghề kinh doanh đó;

Xem xét quan điểm của đơn vị khách hàng vì thế, KTV có thể diễn đạtđược phát hiện của mình mà khách hàng quan tâm;

Tìm hiểu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, và lập phương pháp tiếpcận kiểm toán đối với hệ thống KSNB của khách hàng;

Thu thập bằng chứng kiểm toán có hiệu lực, bằng cách tập trung côngviệc kiểm toán vào mục tiêu kiểm toán với rủi ro sai sót trọng yếu;

Bước hai: Lập kế hoạch tổng thể: KTV sẽ lập kế hoạch tổng thể:

Thứ nhất: Đánh giá nhũng rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải: Sau

khi đã thu thập được những thông tin cơ bản về tình hình của khách hàngKTV sẽ xác định rủi ro tiềm tàng trong môi trường kinh doanh của khách

Trang 21

hàng Với Công ty ABC bằng kinh nghiệm qua các cuộc kiểm toán năm trước

và bằng sự hiểu biết thực tế, KTV đánh giá được những bất lợi mà Công ty cóthể gặp phải đó là sự cạnh tranh của các công ty khác trong nước và của cáccông ty nước ngoài sẽ có thể làm giảm doanh số tiêu thụ của Công ty ABC Đối với Công ty XYZ là khách hàng mới, AASC sẽ trực tiếp trao đổivới Ban Giám đốc Công ty XYZ, để tìm hiểu về quan điểm của họ đối với cácrủi ro mà họ có thể gặp phải Qua việc trao đổi và xem xét thực tế, KTV đánhgiá Công ty XYZ có thể gặp phải các bất lợi, như sự thay đổi trong chính sáchquản lý việc liên doanh, hợp tác giữa pháp nhân Việt Nam và pháp nhân nướcngoài của Nhà nước đều có thể ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của Công

ty, sự khác biệt trong văn hoá kinh doanh của hai nước

Thứ hai: Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng: Đây là một công

việc hết sức quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, đểxác định được các thử nghiệm kiểm toán cần thực hiện, để hạn chế và loại bỏcác rủi ro kiểm toán, tiết kiệm chi phí kiểm toán tới mức thấp nhất có thể.Việc xem xét hệ thống KSNB của khách hàng bao gồm, việc phân tích môitrường kiểm soát chung, xem xét hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát hiệnhành tại đơn vị khách hàng

Để có được sự hiểu biết về hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng,KTV đã dựa trên những tài liệu do khách hàng cung cấp, kết hợp với các biệnpháp nghiệp vụ như phỏng vấn nhân viên của Công ty tham quan thực tế,kiểm tra các chứng từ, các sổ sách và báo cáo, quan sát các mặt hoạt động vàquá trình hoạt động của công ty khách hàng,

Qua tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB, KTV thu thập được cácthông tin của hai khách hàng như sau:

Một là, Về môi trường kiểm soát chung: Công ty ABC gồm có hai đơn

vị thành viên đó là Xí nghiệp Sản xuất Bao bì và Nhà máy Chế biến Rau quả

Trang 22

Các đơn vị thành viên của Công ty đều hạch toán phụ thuộc, có tên gọi và condấu riêng, được mở tài khoản theo phân cấp hoặc sự uỷ quyền của Công ty, vàtheo quy định của Nhà nước.

Các đơn vị thành viên của Công ty được sự uỷ quyền tự chủ kinh doanhtheo phân cấp quản lý của Công ty, và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý,

và quyền lợi đối với Công ty Công ty sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa

vụ tài chính phát sinh, theo sự cam kết của các đơn vị này

BCTC của Công ty ABC được hợp nhất từ BCTC của các đơn vị thànhviên, và trụ sở chính Các đơn vị thành viên thực hiện nghĩa vụ nộp thuếGTGT thuế môn bài và các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật tại cơ sở.Công ty sẽ chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nướctập trung tại Công ty sau khi đã hợp nhất kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của toàn Công ty

Do Công ty gồm có các đơn vị thành viên nên khi thực hiện kiểm toándoanh thu, KTV sẽ tiến hành kiểm toán doanh thu đối với từng đơn vị thànhviên trước, sau đó, mới kiểm toán tại văn phòng Công ty và đưa ra kết quảkiểm toán tổng hợp cuối cùng

Đối với Công ty XYZ: Theo đánh giá môi trường kiểm soát của KTV,nguồn lực quản lý của Công ty tương đối tốt Giám đốc Công ty là người ĐàiLoan, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty đều là người Việt Nam, đều

có bằng cấp về lĩnh vực quản lý kinh tế

Tuy nhiên, do quy mô hoạt động của Công ty còn nhỏ, nên cơ cấu tổchức bộ máy kế toán chỉ gồm có ba người kiêm nhiệm nhiều công việc của bộphận kế toán, trong đó, có một kế toán vừa là kế toán tiền mặt, kế toán tiềngửi vừa kiêm luôn cả thủ quỹ, một kế toán tổng hợp và một kế toán trưởng.Với cơ cấu như vậy, là chưa phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước

Trang 23

Đối với hai khách hàng này Giám đốc là người trực tiếp quản lý và điềuhành mọi hoạt động của toàn Công ty Kế toán trưởng là người sẽ chịu tráchnhiệm quản lý công tác kế toán, và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh cho Giám đốc

Hai là, Về hệ thống kế toán: Đối với Công ty ABC: Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung

Các chính sách kế toán, mà Công ty đang áp dụng: Công ty đang ápdụng Chế độ Kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định Số1141/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và Quyết định Số 15/2006/QĐ/CĐKT ngày26/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Về niên độ kế toán: Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01,kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch hàng năm

Về đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng tiền mà Công ty sử dụng trong hạchtoán là Đồng Việt Nam (VNĐ)

Đối với Công ty XYZ: Hình thức ghi sổ kế toán: Công ty áp dụng ghi sổtheo hình thức Chúng từ ghi sổ

Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi sang Đồng ViệtNam theo tỷ giá hiện hành của liên ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước ViệtNam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Vào thời điểm cuối kỳ kếtoán, khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được quy đổi theo tỷ giá do Ngânhàng Nhà nuớc Việt Nam công bố tại ngày khoá sổ kế toán

Ba là, Về thủ tục kiểm soát đối với khoản mục doanh thu: Toàn bộ

doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá đều phải có hoá đơn bán hàng, và các hoáđơn này đều được đánh số thứ tự trước; hoá đơn bán hàng và phiếu giao nhậnhàng phải được ký nhận bởi người mua, xác nhận là đã đặt hàng theo đúngđơn đặt hàng; doanh thu được ghi nhận trên cơ sở sản phẩm, hàng hoá, dịch

Trang 24

vụ cung cấp đã cung cấp cho khách hàng, và đã phát hành hoá đơn, khôngphân biệt là đã thu được tiền hay chưa.

Để tiến hành đánh giá hệ thống KSNB của hai khách hàng này, KTVcòn sử dụng bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB, dưới dạng câu trả lờiCó/Không về các vấn đề như phải thu, doanh thu, khách hàng

Từ những thông tin thu được bước đầu, KTV đã có thể đánh giá về hệthống KSNB của hai khách hàng là có thể tin tưởng được và tiếp tục các thửnghiệm kiểm toán

Bốn là, Đánh giá tổng quát về thông tin mà KTV thu thập được, nhằm

khoanh vùng phạm vi có thể có rủi ro, hiểu biết bao quát về toàn bộ nội dungtrên BCTC, hiểu được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hai kháchhàng, từ đó đánh giá được mức độ trọng yếu và quan trọng hơn là xem xétđược khả năng tiếp tục hoạt động của hai khách hàng

Để nhằm thực hiện được việc đánh giá tổng quát này, KTV cần thu thập

cả những thông tin tài chính, và cả những thông tin phi tài chính Sau đó, sosánh các thông tin thu được, và bắt đầu phân tích, và đánh giá về kết quả sosánh KTV thực hiện việc so sánh các thông tin về các khoản mục trên BCTCcủa khách hàng giữa năm kiểm toán, và năm trước đó Đối với kiểm toánkhoản mục doanh thư của hai công ty ABC và XYZ, KTV thực hiện so sánhcác số liệu như sau:

Đối với Công ty ABC: Tình hình về doanh thu bán hàng được đánh giá

tổng quát qua Bảng 1.2.

Như vậy, qua việc so sánh một cách tổng quát về tình hình doanh thucủa năm 2008 với năm 2007 KTV thấy có sự giảm sút trong tình hình kinhdoanh của Công ty Tổng doanh thu năm 2008 giảm, (so với năm 2007 chỉ đạt89,14%) Trong khi đó các khoản giảm giá hàng bán năm 2008 lại tăng lên

Trang 25

khá nhiều (so với năm 2007 là 165,88%) Từ sự giảm sút doanh thu này KTVtiến hành điều tra và dự đoán có thể do các nguyên nhân khách quan

Bảng 1.2 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên

Khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu:

R

Niên độ: 31/12/2008 Người thực hiện: NDT Tài khoản: Doanh thu Ngày thực hiện: 24/02/2009 Bước công việc: Đánh giá tổng quát về doanh thu bán hàng

Tổng doanh thu 85.227.334.968 97.256.654.587 (12.029.319.619) 87,63

Hàng bán bị trả lại 603.249.351 559.638.254 43.611.097 107,79 Doanh thu thuần 78.365.982.286 95.628.359.471 (17.262.377.215) 81,94Tuy nhiên, kết quả trên cũng không ngoại trừ những nguyên nhân chủquan, là do có sự gian lận hoặc sai sót xảy ra khi khai báo khoản doanh thutrên BCTC Có thể vì doanh nghiệp muốn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

mà đã khai giảm doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ vi phạm tính đúng kỳtrong việc ghi nhận doanh thu Đây chính là điều mà KTV cần quan tâm, đểphát hiện ra các sai sót nhằm đưa ra định hướng và phương pháp kiểm toánthích hợp

Đối với Công ty XYZ: Thực hiện việc phân tích tổng quát cũng tương

tự như đối với Công ty ABC, KTV đã thu được kết quả sau: Doanh thu năm

2008 của Công ty so với năm 2007 đã giảm đáng

Trang 26

Tiến hành tìm hiểu, KTV thấy rằng, do bị ảnh hưởng của cuộc khủnghoàng tài chính toàn cầu năm 2008, Công ty XYZ đã ít nhiều bị ảnh hưởng.Bên cạnh đó, KTV còn tiến hành tính toán tỷ suất trên bảng cân đối kếtoán, và chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như tỷ suất thanhtoán, tỷ suất đầu tư, tỷ suất sinh lời của năm 2008 so với năm 2007 và sosánh số liệu của hai năm Từ đó xác định khả năng có thể xảy ra các rủi ro vàkhái quát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Thứ ba: Xác định mức độ trọng yếu: Việc xác định mức độ trọng yếu

này giúp cho KTV lập kế hoạch tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toánthích hợp Nếu KTV xác định rằng mức trọng yếu càng thấp, nghĩa là, độchính xác của số liệu trên BCTC càng cao thì số lượng bằng chứng kiểm toáncần phải thu thập càng nhiều và ngược lại Mức trọng yếu mà AASC sử dụng

để đánh giá cho khoản mục doanh thu, và toàn bộ BCTC của một doanh

nghiệp được thể hiện qua Bảng 1.3.

Bảng 1.3 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục

Sau khi đã tính toán được mức trọng yếu tuyệt đối tuỳ theo mỗi kháchhàng, và tuỳ theo bản chất của từng loại khoản mục, mức độ rủi ro mà KTVđánh giá cho mỗi khoản mục mà mức trọng yếu được phân bổ cho các khoản

Trang 27

mục là khác nhau, đây cũng chính là sai số có thể chấp nhận, được đối vớitừng khoản mục khác nhau.

Công thức để phân bổ múc trọng yếu cho các khoản mục trên bảng cânđối kế toán là:

Trang 28

Mức trong yếu

phân bổ

Trong đó hệ số phân bổ cho các khoản mục là:

Tài sản cố định, các khoản phải thu phải trả: 2,1;

Hàng tồn kho, chi phí trả truớc: 3,1;

Các khoản mục khác: 1,2;

Công ty chỉ tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trênbảng cân đối kế toán, mà không thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho cáckhoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Việc đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, sẽ làm cơ sở cho KTVxác định được mức trọng yếu Hệ thống KSNB cửa hai khách hàng theo Công

ty đánh giá là có thể tin cậy được KTV xác định mức trọng yếu cho khoảnmục doanh thu của hai khách hàng đều là 0,6% Để có thể đưa ra được ý kiếnkiểm toán chính xác, mức trọng yếu này đòi hỏi KTV phải thu thập một sốlượng tương đối lớn các bằng chứng kiểm toán

Mức trọng yếu tuyệt đối của khoản mục doanh thu đối với hai khách

hàng được KTV tính toán thể hiện trên Bảng 1.4.

Bảng 1.4 Bảng tính mức trọng yếu tuyệt đối

Việc tính toán các giá trị trọng yếu này, sẽ cho phép KTV kết luận vềmức độ sai sót có thể chấp nhận được khi chọn mẫu để kiểm tra chi tiết Nhưvậy, có thể thấy, với các quy mô khác nhau của các doanh nghiệp, thì KTVxác định được mức độ trọng yếu tuyệt đối là khác nhau, và không cứng nhắccho tất cả các doanh nghiệp

Tổng số dư của khoản mục

Trang 29

Thứ tư: Xác định nhu cầu nhân sự và thời gian kiểm toán: Đối với

Công ty ABC là khách hàng thường xuyên, nên nhóm kiểm toán được lựachọn là những KTV đã tham gia cuộc kiểm toán các năm trước vì KTV đã cónhững sự hiểu biết nhất định về hệ thống KSNB, về phương pháp hạch toán

kế toán mà đơn vị áp dụng và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, do

đó, họ có những hướng xử lý thích hợp khi hệ thống này có những thay đổibất thường Đồng thời, sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức trong quá trìnhkiểm toán năm nay

Ngoài ra, Ban Giám đốc và trưởng phòng còn trực tiếp giám sát quátrình kiểm toán, cũng như chất lượng công việc kiểm toán, và giải quyếtnhững vấn đề bất thường phát sinh trong quá trình kiểm toán tại khách hàng

Đối với việc phân công công việc cụ thể trong nhóm kiểm toán đã đượcchọn, tuỳ thuộc vào khối lượng công việc kiểm toán, số lượng KTV tham gia

và trình độ, kinh nghiệm của các KTV Điều này là do truởng nhóm kiểmtoán quyết định Thường thì, có đủ người sẽ phân công theo khoản mục nhưkiểm toán tiền kiêm việc kiểm toán thuế đầu vào, kiểm toán doanh thu kiêmviệc kiểm toán thuế đầu ra, kiểm toán hàng tồn kho, kiểm toán các loại chiphí

Trên cơ sở khối lượng công việc đã dự tính, và những rủi ro được đánhgiá cũng như các vùng trọng yếu được xác định, KTV sẽ dự kiến thời gianlàm việc cụ thể cho mỗi cuộc kiểm toán

Đối với Công ty ABC, do khối lượng công việc nhiều thời gian kiểmtoán được xác định là 9 ngày

Đối với Công ty XYZ, mặc dù có quy mô nhỏ hơn, khối lượng nghiệp

vụ phát sinh và tài liệu kế toán ít hơn nhung là khách hàng kiểm toán năm đầutiên nên thời gian kiểm toán được xác định là 6 ngày

Trang 30

Bước ba: Thiết kế chương trình kiểm toán: Việc lập chương trình kiểm

toán chi tiết được thiết kế đối với từng khoản mục, và đây được xem là mộtbước rất quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán Đây chính là cơ sở để KTVthực hiện kiểm toán BCTC cho khách hàng Chương trình kiểm toán nếuđược thiết kế phù hợp, và hiệu quả sẽ giúp cho KTV thu thập được các bằngchứng đầy đủ và thích hợp cho việc đưa ra ý kiến

Tùy vào đặc điểm cụ thể của đối tượng kiểm toán mà KTV có thể bổsung, hoặc thay đổi một phần nào đó của chương trình kiểm toán sao cho phùhợp với tình hình thực tế Công ty đã xây dựng đuợc một quy trình kiểm toánhợp lý, và đem lại hiệu quả kiểm toán cao Quy trình kiểm toán tại AASCđược xây dựng dựa trên các cơ sở là lý thuyết kiểm toán, các Chuẩn mựcKiểm toán Việt Nam, các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận, vàcác quy định khác của Bộ Tài chính Trong chương trình kiểm toán, mỗikhoản mục đều được xác định rõ các mục tiêu, và nội dung cần tiến hànhkiểm toán đối với khoản mục đó Mỗi khoản mục trên BCTC đều đã đượcđánh giá rủi ro, từ đó, đưa ra giải pháp phù hợp để phát hiện, và phòng ngừarủi ro còn chứa đựng trong BCTC

Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu của AASC được thiết kế,bao gồm các bước phân tích, kiểm tra chi tiết và đưa ra kết luận

Kế hoạch kiểm toán và chuơng trình kiểm toán khoản mục doanh thuchi tiết đã được lập bám sát, KTV đã thực hiện kiểm toán một cách toàn diệnBCTC của khách hàng Mặc dù, thời gian cho mỗi cuộc kiểm toán còn hạnchế nhưng KTV đã vận dụng linh hoạt phương pháp kỹ thuật kiểm toán để thuthập được bằng chứng đầy đủ, và đáng tin cậy, cần thiết cho việc đưa ra ýkiến Các khoản mục cụ thể được thực hiện bởi các KTV độc lậpvà giữa cácKTV luôn có sự phối hợp chặt chẽ

Trang 31

Chương trình kiểm toán doanh thu chi tiết trên được lập phù hợp vớichương trình kiểm toán tiên tiến nhất, và đang được áp dụng thống nhất trongCông ty nhằm đảm bảo cho công tác kiểm toán đạt hiệu quả nhất.

2.2 Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại khách hàng

2.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Sau khi đã tiến hành tìm hiểu hệ thống KSNB của hai khách hàng, KTV

đã đua ra đánh giá ban đầu là hai khách hàng này đều có hệ thống KSNB hoạtđộng có hiệu lực Do vậy, KTV đã thực hiện thủ tục kiểm soát nhằm thu thậpbằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp, và sự vận hành hữu hiệu của hệthống kế toán và hệ thống KSNB đối với doanh thu

Trong công tác kiểm toán tại hai khách hàng là Công ty ABC, và Công

ty XYZ, để đánh giá về hệ thống KSNB, KTV sử dụng các phương pháp cụthể sau:

Điều tra: KTV tiến hành xác minh thực tế, kể cả chữ ký trên chứng từhoặc báo cáo kế toán;

Phỏng vấn: KTV đưa ra câu hỏi, và thu thập câu trả lời của nhân viêncủa hai khách hàng để hiểu rõ hơn về những nhân viên này và xác minh họ đãthực hiện hoạt động kiểm soát;

Thực hiện lại: KTV lặp lại hoạt động của nhân viên đã làm, để xác nhậnmức độ thực hiện trách nhiệm của họ đối với công việc được giao;

Kiểm tra từ đầu đến cuối: KTV kết hợp kỹ thuật phỏng vấn, điều tra, vàquan sát công việc theo trật tự diễn biến qua từng chi tiết của nghiệp vụ cụ thể

đã được ghi trong sổ cái tài khoản 511, 512 và tài khoản khác có liên quan;

Cụ thể là KTV đã tiến hành kiểm tra chính sách, và thủ tục ghi nhậndoanh thu như sau:

Trang 32

KTV thu thập văn bản hiện hành quy định về chế độ, chính sách ghinhận doanh thu của khách hàng và tìm hiểu về loại hình doanh thu chủ yếu tạicông ty, xem xét chính sách này có phù hợp với quy định hiện hành, và cóđược thực hiện nhất quán hay không Qua quá trình tìm hiểu khách hàng,KTV thư được những thông tin như sau:

Thứ nhất: Đối với Công ty ABC: Công ty ABC gồm hai đơn vị thành

viên, là Xí nghiệp Sản xuất Bao bì và Nhà máy Chế biến Rau quả Do đó,doanh thu của Công ty là tổng doanh thu tiêu thụ các mặt hàng của hai đơn vịtrên Cụ thể là:

Doanh thu của Nhà máy Chế biến Rau quả là doanh thu bán các loại rauquả đóng hộp;

Doanh thu của Xí nghiệp Sản xuất Bao bì là doanh thu tiêu thụ các loạibao bì;

Nhà máy Chế biến Rau quả thường sản xuất các loại hoa quả dầm, cácloại mứt Qua kiểm tra và phỏng vấn, KTV thấy rằng các loại hoa quả trênthường được Công ty tiêu thụ thông qua các đại lý cấp 1, tức là, tổng đại lýbán hàng cho Công ty Và hàng năm, Công ty ký kết hợp đồng tiêu thụ sảnphẩm với các đại lý này với thời hạn một năm, khi hết thời hạn, hai bên thụchiện thủ tục thanh lý hợp đồng và ký kết hợp đồng mới Số lượng hàng báncho đại lý sẽ tuỳ thuộc vào khả năng nhu cầu tiêu thụ của các đại lý cấp 1.Khi có nhu cầu sản phẩm, đại lý sẽ đăng ký với Công ty trước khoảng 2 ngày,

và đặt hàng qua điện thoại hoặc fax Giá cả tiêu thụ từng loại sản phẩm đượcquy định tại Công ty, và tại từng thời điểm khác nhau, tuỳ thuộc vào giá cảtrên thị trường

Xí nghiệp Sản xuất Bao bì có chức năng sản xuất các loại bao bì, tiêuthụ trong địa bàn Bắc Ninh, và các tỉnh lân cận Bên cạnh đó còn bán cho Nhàmáy Chế biến Rau quả

Trang 33

Quy trình bán hàng tại Công ty ABC đuợc thực hiện như sau: Kháchhàng đặt mua tại Phòng Kinh doanh Sau khi nhận được yêu cầu của kháchhàng, bộ phận tiêu thụ sẽ xem xét khả năng cung ứng, để ra quyết định sảnxuất - tiêu thụ và trình Giám đốc phê duyệt Khi được Giám đốc phê duyệt bộphận tiêu thụ sẽ lập hoá đơn bán hàng.

Hoá đơn bán hàng được đánh số thứ tự trước, và mỗi hoá đơn được lậpthành ba liên, một liên giao cho khách hàng, một liên lưu lại tại quyển hoáđơn bán hàng, và một liên chuyển cho kế toán hạch toán, sau đó lưu tại bảng

kê khai hoá đơn bán hàng và kèm theo bảng kê khai thuế GTGT đầu ra hàngtháng Thông thường thì hoá đơn bán hàng có thuế GTGT được viết theo thứ

tự quyển, và cuối năm kế toán tiến hành lập báo cáo sử dụng hoá đơn bánhàng Tuy vậy, tại thời điểm kiểm toán, kế toán doanh thu chưa kịp lập báocáo sử dụng hoá đơn bán hàng, nên KTV đã thực hiện kiểm tra trực tiếp Đểkiểm tra tính liên tục của các hoá đơn, KTV chọn ra một dãy liên tục chứng từkhác nhau gồm liên thứ hai của các hoá đơn bán hàng đã được ghi vào sổ nhật

ký bán hàng để kiểm tra, và đưa ra kết luận rằng không có trường hợp bỏ sóthay ghi trùng trong dãy số hoá đơn liên tục

Doanh thu của Công ty chủ yếu là từ hoạt động bán rau quả đã qua chếbiến (chiếm khoảng 85% tổng doanh thu), nên doanh thu bán rau quả chế biếnđược hạch toán trực tiếp trên máy vi tính Theo đó, hàng ngày, kế toán doanhthu sẽ nhập số hoá đơn, ngày phát sinh, tên khách hàng, số tiền (bao gồmdoanh thu chưa thuế, thuế GTGT đầu ra, doanh thu có thuế) và chương trìnhmáy tính tự động in ra bảng kê hoá đơn bán hàng, và Công ty xem đây như là

sổ chi tiết của tài khoản doanh thu

Về chế độ hoa hồng đại lý khuyến mãi: Công ty trích hoa hồng chia chođại lý theo bảng giá quy định tại Công ty, là 1000 đồng/kg rau quả bán ra.Khoản hoa hồng này đuợc thể hiện trên hoá đơn bán hàng Hàng tháng, Công

Trang 34

ty thông báo số lượng rau quả chế biến tiêu thụ, và bảng giá, chế độ khuyếnmãi cho đại lý Ngoài khoản hoa hồng mà các đại lý được hưởng, tuỳ theo sốlượng tiêu thụ mà đại lý còn được huởng một khoản tiền thưởng theo phươngpháp tính luỹ tiến (hàng bán được càng nhiều thì số tiền thuởng càng cao).Phần thưởng khuyến mãi này được khấu trừ trực tiếp vào công nợ đối vớitừng đại lý hàng tháng, và hạch toán vào chi phí bán hàng của Công ty KTVtiến hành chọn một số nghiệp vụ bán hàng có quy mô lớn để kiểm tra, và đốichiếu với chế độ hoa hồng đại lý, chế độ thưởng khuyến mãi cũng như kiểmtra sự phê chuẩn, và thấy rằng, các nghiệp vụ đó đều đã được thực hiện theoquy định và phê chuẩn hợp lý.

Qua tìm hiểu chính sách bán hàng, và ghi nhận doanh thu tại Công ty,KTV rút ra nhận định: Việc kế toán Công ty hạch toán khoản doanh thu nội

bộ vào doanh thu bán hàng, và cung cấp dịch vụ là không đúng với chế độ kếtoán hiện hành Việc hạch toán này là một sai phạm được đánh giá ảnh huởng

cụ thể đến doanh thu trình bày trên BCTC Ngoài sai phạm trên, việc ghi nhận

và hạch toán doanh thu tại Công ty đuợc thực hiện theo đúng chế độ kế toánViệt Nam hiện hành Việc tìm hiểu hệ thống kế toán doanh thu tại Công ty

ABC được thực hiện qua Bảng 1.5.

Trang 35

Bảng số 1.5 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên

Khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu: R

Niên độ: 31/12/2008 Người thực hiện: LTS Tài khoản: Doanh thu Ngày thực hiện: 24/2/2009 Bước công việc: Tìm hiểu hệ thống kế toán doanh thu

Chế độ hạch toán doanh thu được thực hiện như sau:

- Với doanh thu bán rau quả chế biến, bao bì các loại cho đại lý và cho khách hàng lẻ bên ngoài kế toán hạch toán vào TK 511

- Đối với hoạt động bán bao bì cho Nhà máy Chế biến Rau quả kế toán Công ty hạch toán như một khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài Cụ thể: + Kế toán tai văn phòng hạch toán: Nợ TK 136:

Thứ hai: Đối với Công ty XYZ: Doanh thu của Công ty là doanh thu

của việc tư vấn thiết kế các công trình kiến trúc, các cơ sở hạ tầng Bên cạnh

đó, Công ty còn tiến hành thiết kế các dự án theo đơn đặt hàng của các chủđầu tư Doanh thu của Công ty bao gồm tiền tư vấn, tiền thiết kế các côngtrình trong và ngoài nước

Người mua sẽ liên hệ với Phòng Kinh doanh của Công ty XYZ, và thoảthuận thuê tư vấn hay thiết kế Phòng kinh doanh sau khi xem xét mức độphức tạp của công trình, nguồn nhân lực, và giá phí dịch vụ sẽ trình lênGiám đốc phê duyệt Sau khi xem xét Giám đốc sẽ quyết định xem có nên kýhợp đồng này không

Ngày đăng: 22/07/2016, 15:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w