1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty CP LILAMA 10

68 346 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 867,84 KB

Nội dung

đã lựa chọn đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương tại công ty cổ phần LILAMA 10 là báo cáo chuyên dề thực tập của mình Báo cáo chuyên đề thực tập củ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong mọi hình thái xã hội, người ta đều phải quan tâm đến người lao động

Vì người lao động là một trong các nhân tố quan trọng nhất trong quá trình sảnxuất kinh doanh của các nhà máy xí nghiệp Vì vậy mà Công ty cổ phầnLILAMA 10 rất coi trọng công nhân viên trong doanh nghiệp của mình

Một trong những yếu tố giúp công ty ngày càng phát triển là việc tổ chức bộmáy kế toán nói chung và kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nóiriêng giúp cho việc hạch toán tiền lương phải trả cho người lao động và nhữngkhoản trích theo lương được chính xác Kế toán tiền lương lao động cung cấpcác thông tin đầy đủ kịp thời về lao động để phục vụ cho công tác quản lý vàcông tác phân phố lao động cũng như tiền lương phù hợp Kế toán xây lắp laođộng phải bố trí hợp lý lao động vào các công việc cụ thể để phát huy năng lựcsáng tạo của người lao động từ đó có thể tăng thêm tiền lương hoặc có tiềnthưởng cho những sáng kiến hay phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh,nhằm thúc đẩy tăng năng suất lao động cũng như nâng cao đời sống người laođộng

Để làm được như trên kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theolương phải tiến hành phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp cũng như từng

bộ phận của doanh nghiệp

Pháp luật qui định quyền làm việc, lợi ích và quyền khác của người laođộng, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

Từ đó, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà, ổn định góp phầnphát huy sáng tạo tài năng của người lao động, nhằm đạt năng suất cao trong lao

Trang 2

đã lựa chọn đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích

theo lương tại công ty cổ phần LILAMA 10 là báo cáo chuyên dề thực tập của

mình

Báo cáo chuyên đề thực tập của Em được chia làm 3 phần:

Phần I: Khái quát về Công ty cổ phần LILAMA 10.

Phần II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại

công ty cổ phần LILAMA 10

Phần III: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán

tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần LILAMA 10

Vì thời gian thực tập còn hạn chế và trình độ hiểu biết chưa nhiều chắc chắnbáo cáo chuyên đề thực tập này sẽ không tránh khỏi những hạn chế và nhữngthiếu sót nhất định, vậy Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ cácthầy cô giáo, các anh chị phòng kế toán Công ty cổ phần LILAMA và đặc biệt là

cô giáo Nguyễn Thanh Quý để báo cáo này của em được hoàn thiện hơn, có ýnghĩa trên cả hai phương diện: Lý thuyết và Thực tiễn

Trang 3

LILAMA 10

1.1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN LILAMA 10.

1.1.1 lịch sử hình thành và phát triển của công ty.

Công ty cổ phần LILAMA 10 được thành lập đầu tiên với tên gọi là Xínghiệp liên hợp Lắp máy số 10 thuộc liên hiệp các Xí nghiệp Lắp máy Bộ XâyDựng, được thành lập theo quyết định số 004/BXD-TCLD ngày 27/01/1993.Sau

đó cùng với quyết định số 05/BXD-TCLD ngày 12/01/1996, Xí nghiệp Lắp máy

số 10 chính thức được chuyển sang loại hình Công ty Nhà nước trực thuộc TổngCông ty lắp máy Việt Nam LILAMA dưới tên gọi là: Công ty Lắp máy và Xâydựng số 10 Và theo thời gian với sự trưởng thành lớn mạnh của công ty cùng sự

mở rộng của thị trường, đặc biệt là những thách thức về sự hoạt động kém hiệuquả của các Tổng công ty Nhà Nước, đến năm 2006 Công ty Lắp máy và Xâydựng số 10 một lần nữa được chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần với têngọi mới là: Công ty cổ phần LILAMA 10 ( Như hiên nay)

Công ty cổ phần LILAMA 10 được thành lập trên cơ sở Nghị định187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyểnDoanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần và quyết định số 1672/QĐ-BXDngày 11 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển công tyLắp máy và Xây dựng số 10 trực thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam thànhcông ty cổ phần

Như vậy, Công ty cổ phần LILAMA 10 là đơn vị thành viên của Tổngcông ty Lắp máy Việt Nam có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động theo Luậtdoanh nghiệp Vốn điều lệ tại thời thời điểm thành lập Công ty là40.000.000.000 VNĐ tổng số vốn của Công ty được chia thành 4.000.000 cổ

Trang 4

phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000đồng Trong đó Vốn thuộc sở hữu Nhànước, đại diện bởi Tổng công ty Lắp máy Việt Nam là: 2.040.000 cổ phần, bằng20.400.000.000 đồng, tương đương 51% vốn điều lệ Vốn thuộc sở hữu của các

cổ đông là CBCNV trong Công ty : 1.135.715 cổ phần, bằng 11.357.150.000đồng, tương đương 28,39% vốn điều lệ Vốn thuộc sở hữu của các cổ đông kháclà: 824.285 cổ phần, bằng 8.242.850.000 đồng, tương đương 20,61% vốn điều lệ

Tên bằng tiếng Việt là: Công ty cổ phần LILAMA 10

Tên bằng tiếng Anh là: LILAMA 10 JOINT STOCK company

Tên giao dịch là : LILAMA 10, JSC

Địa chỉ: 989 đường Giải phóng – Phường Giáp Bát- Q Hoàng

Mai-Hà Nội- Việt Nam

từ năm 1990 trở lại đây Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động

• Tháng 4/1990 thành lập xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng số 10.1 tại ThanhXuân Bắc- Quận Thanh Xuân- Hà Nội

• Tháng 1/1991 thành lập Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng số 10.2 tại côngtrình thủy điện Yaly- Gia Lai

4

Trang 5

• Tháng 5/1997 thành lập Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng số 10.3 tại Thị

xã Phủ Lý- Hà Nam

• Tháng 10/1997 Công ty đã tiếp nhận Nhà máy cơ khí nông nghiệp và thủy

bộ của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đổi tên thành Nhà máychế tạo thiết bị và kết cấu thép tại Tỉnh Hà Nam

( Hiện nay Xí nghiệp Lắp máy và Xây dựng số 10.3 đã sáp nhập với nhàmáy chế tạo thiết bị và kết cấu thép)

Các công trình Công ty đã từng thi công xây dựng rất đa dạng từ côngtrình công nghiệp thủy điện, thủy lợi, chế tạo gia công lắp đặt thiết bị, đến cáccông trình dân dụng khác Điều đó được minh chứng bằng việc tham gia lắp đặthàng trăm công trình, hạng mục công trình lớn nhỏ của đất nước, đảm bảo tiến

độ, uy tín và đã đưa vào sử dụng đạt kết quả cao, phục vụ nhiều lĩnh vực trọngyếu của nền kinh tế quốc dân, giá trị công trình lên đến hàng chục tỷ đồng nhưNhà máy thủy điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn, nhiệt điện Phả Lại I,II, gia công cộtđiện cho hệ thống truyền tải 500KV Bắc- Nam, trạm biến áp 500KV Hòa Bình,công trình thủy điện Yaly, nhà máy lọc dầu Dung Quất, công trình thủy điện NaDương, dự án cải tạo và hiện đại hóa nhà máy xi măng Bỉm Sơn…

Trong những năm qua, những thành tích mà cán bộ công nhân viên Công

ty đã đạt được có tính chất quan trọng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tếquốc dân trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Công ty đã liêntục nhận được 19 huy chương vàng của Bộ Xây Dựng về “ Công trình sản phẩmchất lượng cao” và nhiều huân chương, bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ,

Bộ xây dựng, UBND các Tỉnh cũng như các cấp trên địa bàn Công ty đang thicông

1.1.2 Chức năng nhiệm vụ sản xuất của công ty.

- Căn cứ vào quy chế và cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng ban hành kèm theo quyết

Trang 6

định số 500 BXD _CSXD ngày 19/09/1996 của bộ trưởng bộ xây dựng.

- Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 104346 ngày 28/02/1996.

Quy định Công ty cổ phần LILAMA 10 được phép kinh doanh trong những lĩnh vực sau:

• Xây dựng công trình công nghiệp,đường dây tải điện, trạm biến áp , lắp ráp máy móc cho các công trình.

• Sản xuât, kinh doanh vật tư, đất đèn ,que hàn, oxy, phụ tùng, cấu kiện kim loại cho xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.

• Gia công chế tạo lắp đặt, sữa chữa thiết bị nâng, thiết bị áp lực (bình, bể, đường ống chịu áp lực) thiết bị cơ, thiết bị điện, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cung cấp, lắp đặt và bảo trì thang máy, làm sạch và sơn phủ bề mặt kim loại.

• Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư , thiết bị, các dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng.

• Thí nghiệm hiệu chỉnh hệ thống điện,nhiệt ,điều khiển tự động, kiểm tra chất lượng mối hàn kim loại.

• Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, nhà ở , trang trí nội thất.

• Ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Mặc dù là một Doanh nghiệp lớn hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây lắpđiều đó tạo ra cho Công ty nhiều thuận lợi, tuy nhiên Công ty cũng không thểtránh khỏi những khó khăn trong việc thực hiên kết quả kinh doanh, nhất là từmột Doanh nghiệp Nhà nước mới được chuyển đổi sang hình thức công ty cổphần

Thuận lợi: Công ty cổ phần LILAMA 10 là một trong những Doanh

nghiệp lớn trước đây đã từng tham gia thi công các công trình lớn mang tínhtrọng điểm của quốc gia như: Thủy điện Hòa Bình, thủy điện Yaly, nhiệt điênPhả Lại, nhà máy xi măng Bút Sơn… Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ,năng động sáng tạo, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có kinh nghiệm, cókhả năng thực hiện được các công việc phức tạp Được sự giúp đỡ của Tổng

6

Trang 7

công ty Lắp máy Việt Nam trong việc chỉ đạo quản lý sản xuất kinh doanh Do

đó công ty luôn khẳng định được vai trò và uy tín của mình trong mọi dự án, mọicông trình

Khó khăn: Số lượng lao động của công ty lớn( hơn 2000 người) nên việc

giải quyết công ăn việc làm cho đủ số lao động là một vấn đề không nhỏ tronglúc nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay Các công trình thi công ửcác địa bàn giàn trải khắp cả nước chủ yếu là các vùng núi xa xôi, hẻo lánh nênviệc điều động nhân lực, di chuyển máy móc thiết bị cũng như vận chuyển vật tưđến công trình khá khó khăn tốn kém Mặt khác, thủ tục nghiệm thu, quyết toáncác công trình còn phức tạp, kéo dài nên ảnh hưởng đến việc thanh toán và thuhồi vốn chậm Nhu cầu vốn kinh doanh ngày một lớn trong khi đó vốn tự cóchưa đáp ứng được nên Công ty phải vay ngân hàng lớn ( bình quân hàng nămtrên 2 tỷ đồng) chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vịnên cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của đơn vị Tất nhiên những khókhăn này không phải chỉ Công ty gặp phải mà đó là khó khăn chung do đặc thùcủa nhành nghề kinh doanh Do vậy việc khắc phục khó khăn,phát huy những lợithế đã và đang có là điều mà công ty đang thực hiện để vững bước trên conđường phát triển của mình

Trang 8

1.1.3 đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần LILAMA 10.

 Cơ cấu tổ chức quản lý:

Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan

có quyền quyết định cao nhất của Công ty

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh

công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ công ty không thuộcthẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Tổng Giám đốc: là người đại diên theo pháp luật của Công ty, điều hành

hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty

Ban kiểm soát: là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát các hoạt động quản

lý, điều hành và chấp hành pháp luật của Công ty

 Tổ chức bộ máy điều hành:

Các phó tổng giám đốc : Là người giúp Tổng giám đốc điều hành một

hoặc một số lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phâncông của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụđược phân công và thực hiện

Các phòng ban chức năng: được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất

kinh doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, đồng thời trợ giúp choban lãnh đạo công ty chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cácphòng ban chủ chốt trong công ty:

8

Trang 9

Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý và điều hành công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

CHỦ TỊCH HỘI DỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ

TRÁCH KỸ THUẬT

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH NHIỆT ĐIỆN

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH THỦY ĐIỆN

PHÒNG

TÀI CHÍNH

KẾ TOÁN

PHÒNG KINH TẾ

KỸ THUẬT

PHÒNG VẬT TƯ THIẾT BỊ

TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ

BQL

DỰ ÁN NẬN CÔNG 3

PHÒNG HÀNH CHÍNH

Y TẾ

PHÒNG

TỔ CHỨC LAO ĐỘNG

PHÒNG ĐẦU TƯ

DỰ ÁN

BAN QUẢN

LÝ MÁY

XÍ NGHIỆP 10-1 XÍ NGHIỆP 10-2 XÍ NGHIỆP 10-4

NHÀ MẤY CHẾ TẠO THIẾT BỊ VÀ KẾT CẤU THẾP

PHÒNG ĐẠI DIỆN PLEIKU

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN SƠN LA

CÁC ĐỘI CÔNG TRÌNH

Trang 10

Phòng kỹ thuật:

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao ở từng công trình, phòng kỹ thuật lập dự

án tổ chức thi công và bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật phù hợp cho công trình.Bóc tách khối lượng thi công, lập tiên lượng, lập tiến độ và biện pháp thi côngcho các hạng mục công trình Thiết kế các dự án đầu tư, kết cấu các chi tiết máymóc phụ vụ sản xuất và thi công của công ty kiểm tra giám sát các công trình,lập hồ sơ nghiệm thu bàn giao các phần việc của từng hạng mục công trình, lậpbiểu đối chiếu tiêu hao vật tư và biểu thu hồi vốn Tổng hợp báo cáo khối lượngcông việc của từng hạng mục theo từng tháng quý năm

Phòng Đầu tư - Dự án:

Giúp việc cho ban giám đốc công ty về tiếp thị, khai thác dự án và trìnhcác luận chứng kinh tế kỹ thuật, kế hoạch đầu tư và hiệu quả đầu tư các dự áncủa công ty trong năm kế hoạch Thu thập, phân tích và xử lý phân tiến cácthông tin nhận được các dự án, thiết kế các khu lán trại tạm phân trợ Trực tiếpgiao dịch, quan hệ, đàm phán với các chủ dự án và các đơn vị có liên quan đểtiến hành các công việc Cùng với các bên có liên quan đến và trình các bộ địnhmức, đơn giá dự toán các công trình thuỷ điện

Phòng Tài chính kế toán:

Ghi chép, phản ánh, tính toán số liệu tình hình luân chuyển vật tư, tài sảntiền vốn quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Giám sát tình hìnhthực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, thu chi tài chính thanh toántiền vốn, các chế độ tài chính Nhà nước ban hành Cung cấp tài liệu, tài liệu choban giám đốc phục vụ điều hành hoạt động sản xuất tiền công, phân tích các hợpđồng kinh tế phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh

Phòng tổ chức lao động:

Nghiên cứu lập phương án tổ chức, điều chỉnh khi thay đổi tổ chức biênchế bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty và các xí nghiệp nhà máy

10

Trang 11

Tham gia viết và thông qua: Phân cấp quản lý, quy mô của các tổ chứctrong công ty để trình các có thẩm quyền thông qua Làm thủ tục về phân hạngcông ty, các xí nghiệp nhà máy Làm quy hoạch và đào tạo người cán bộ, kiểmtra việc thực hiện biên chế bộ máy quản lý của các đơn vị trực thuộc Quản lý hồ

sơ của các cán bộ công nhân viên trong công ty

Phòng hành chính Y tế:

Tổ chức thực hiện, phản ánh và phân công trách nhiệm cho từng nhân viênthực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi người trong một lĩnhvực nhiệm vụ được giao, nắm bắt tình hình đời sống nơi ăn chốn ở, nhà cửa đấtđai, quản lý con dấu, văn thư lưu trữ, tình hình sức khoẻ, mua bảo hiểm y tế,quản lý và sử dụng các thiết bị văn phòng

Phòng vật tư thiết bị:

Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty về giao nhận và quyết toánvật tư thiết bị chính, quản lý mua sắm vật liệu phụ, phương tiện và dụng cụ công

cụ cung cấp cho các đơn vị trong công ty thi công các công trình

1.1.4 Đặc điểm quy trình công nghệ.

Công ty cổ phần LILAMA 10 là Doanh nghiệp hoạt động lâu năm tronglĩnh vực xây lắp do đó công ty đã xây dựng được một quy trình công nghệ sảnxuất hợp lý hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh Công nghệ thi công xâylắp của công ty kết hợp giữa thủ công ,cơ giới và sản xuất giản đơn Nhìn chungquy trình công nghệ của công ty được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây:

Trang 12

Sơ đồ 2: Quy trình tổ chức, chế tạo, xây lắp

Sơ đồ 3: Quy trình thi công

1.1.5 Tình hình hoạt động của công ty qua một số năm.

Đấu thầu, thương thảo

Thi công, chế tạo

và lắp đặt

Giám sát kỹ thuật, kiểm tra chất lượng, nghiệm thu công trình

Nghiệm thu, bàn giao

Quyết toán, thanh lý hợp đồng

Phần thân:

Gia công , cốt thép Ghép cốt pha Xây dựng cơ sở Lắp đặt thiết bị

Trang 13

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh

Các chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006

Chênh lệch 06/05

Trang 14

Biểu đồ 2: Lợi nhuận trước thuế

Từ bảng phân tích và từ các biểu đồ trên ta có thể nhận thấy kết quảhoạt động một số năm gần đây của Công ty cổ phần LILAMA 10 là rất tốt Sovới năm 2005 thì giá trị sản lượng của năm 2006 đã tăng 70.06 tỷ đồng tươngứng với tốc độ tăng là 50.89 %, điều đó làm cho doanh thu của công ty tăng thêmđược 73.47 tỷ đồng tương ứng là 65.2% Lãi trước thuế của công ty tăng 1.07 tỷđồng tương ứng với tốc độ tăng là 58.47% Nhờ làm ăn có lãi nên công ty đãđóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước Có được kết quả trên là sự cố gắngkhông mệt mỏi của toàn thể CBCNV của công ty trong những năm vừa qua

1.1.6 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

Năm 2007 có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Công ty vì đây

là năm sản xuất kinh doanh đầu tiên sau khi cổ phần hóa cũng là năm Việt Nammới gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) Hội nhập kinh tế vừa là cơ hộiđồng thời là thách thức to lớn đối với Công ty trong quá trình cạnh tranh tìmkiếm hợp đồng Mục tiêu của công ty trong thời gian sắp tới đựơc thể hiện dướibảng sau đây:

14

Trang 15

Bảng 2: Một số chỉ tiêu phấn đấu của Công ty cổ phần LILAMA 10 trong

Nguồn : Phòng Tài chính _ Kế toán

Để có được điều đó công ty cần phải:

Đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng các công trình, hạng mục công trình đang còn dang dở.

Tiếp tục đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, đầu tư mới một số trang thiết bị tài sản, thay thế những thiết bị cũ, gần đến thời hạn thanh lý, nâng cao năng lực trang thiết bị máy móc thi công.

Tiến hành đấu thầu và ký thêm các hợp đồng mới.

Tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty để có đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ, năng động sáng tạo, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có kinh nghiệm, có khả năng thực hiện được các công việc phức tạp

Thực hiện tiến trình đổi mới Doanh nghiệp theo kế hoạch chung của Tổng công ty.

Bảng 3: Một số chỉ tiêu phát triển của công ty từ năm 2007 đến năm 2010.

Trang 16

TNBQ/ người/ tháng 1000 đ 1.700 1.700 1.760 1.820

Từ bảng trên ta thấy sản lượng và doanh thu dự kiến của công ty hàng năm đều tăng lên đáng kể, điều đó đem lại cho công ty thêm lợi nhuận và thuế nộp nhà nước năm sau cao hơn năm trước Số lượng lao động công ty có biến động chủ yếu là tăng lên, hàng năm xấp xỉ khoảng 2000 người, năm 2010 là 2006 người Thu nhập bình quân/ người/ tháng hàng năm đều tăng lên chứng tỏ công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả, CBCNV công ty ngày càng tin tưởng vào công ty đây là một khuyến khích lớn đối với toàn bộ công nhân của công ty.

1.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10.

1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

Trong bộ máy tổ chức cuả các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần LILAMA

10 nói riêng phòng Tài chính Kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng cùng với các phòng ban khác trong công ty để quản lý điều hành bộ máy của công ty ty giúp công ty tồn tại và phát triễn, giữa các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau Chẳng hạn như giữa phòng Tài chính Kế toán và phòng Kinh tế Kỹ thuật trong công tác kế toán TSCĐ, sự phối hợp đó được thể hiện phòng Kinh tế Kỹ thuật tổ chức kiểm tra tình trạng kỹ thuật, năng lực hoạt động của TSCĐ Nghiệm thu và lập biên bản bàn giao, hồ sơ tăng giảm TSCĐ, sau đó gữi hồ sơ cùng chứng từ có liên quan về phòng Tài chính Kế toán.Tại phòng Tài chính Kế toán tiến hành sao chép cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ riêng, đồng thời giữ lại bản gốc để căn cứ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết TSCĐ.

Do đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty gồm nhiều xí nghiệp, đơn vị thành viên có trụ sở giao dịch ở nhiều trên địa bàn cả nước nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung nửa phân tán Phòng Tài chính – Kế toán có tất cả 10 người , 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 1 thủ quỷ và 7 kế toán viên làm từng phần hành khác nhau.

Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán tiền gửi, tiền vay, tiền theo dõi công trình

Kế toán tiền lương BHXH.

BHYT…

Kế toán tổng hợp tính và xác định KQKD

Kế toán doanh thu, thuế GTGT

Kế toán tiền lương

Kế toán thanh toán

Kế toán các phần hành khác

16

Trang 17

Nhà máy chế tạo thiết bị kết cấu thép có bộ phận kế toán riêng, thực hiện toàn bộ công tác kế toán sau đó sẽ tập báo cáo kế toán gửi lên phòng tài chính kế toán công ty Các xí nghiệp khác có nhân viên kế toán và có bộ phận kế toán thực hiện định kỳ hàng tháng tập hợp

số liệu, chứng từ gửi lên phòng tài chính kế toán công ty Phòng tài chính kế toán công ty có nhiệm vụ tập hợp số liệu chung cho toàn công ty, lập báo cáo kế toán định kỳ.

• Cụ thể, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán như sau:

- Kế toán trưởng: Kế toán trưởng phải trực tiếp thông báo, cung cấp thông tin cho giám đốc công ty, đề xuất các ý kiến về tình hình phát triển của công ty, về chính sách huy động vốn, … chịu trách nhiệm chung về thông tin do phòng tài chính kế toán cung cấp; thay mặt giám đốc công ty tổ chức công tác kế toán của công ty và thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước hướng dẩn nhân viên của mình thực hiện ghi sổ sách, thực hiện công việc kế toán.

- Kế toán vật tư hàng hóa: Thực hiện các công việc liên quan đến vật tư hàng hoá như: + Phản ánh tình hình Nhập- xuất- tồn vật tư hàng hóa ở các kho trực tiếp do công ty quản lý

+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác của các phiếu nhập, phiếu xuất, hướng dẫn các bộ phận trong công ty thực hiện đúng quy định của nhà nước.

+ Mở thẻ kho, kiểm tra thẻ kho, chốt thẻ kho của từng kho của công ty thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.

+ Đối chiếu với kế toán tổng hợp vào cuối tháng, căn cứ vào sổ kế toán của mình, cuối

Trang 18

tháng đối chiếu với số liệu kế toán do máy cung cấp.

+ Thực hiện việc kiểm kê khi có quyết định kiểm kê.

- Kế toán tiền lương: Thực hiện các công việc liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương gồm:

+ Lập, ghi chép, kiểm tra và theo dõi công tác chấm công và bảng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

+ Tính ra số tiền lương, số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng các quy định của nhà nước.

+ Căn cứ vào bảng duyệt lương của cả đội và khối gián tiếp của công ty kế toán tiến hành thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Kế toán tiền mặt, tạm ứng:

+ Theo dõi chi tiết tiền mặt, đối chiếu với thủ quỹ của từng phiếu thu, phiếu chi, xác định số dư cuối tháng.

+ Theo dõi chi tiết sổ tạm ứng, kiểm tra hoàn ứng, đôn đốc thu hoàn ứng nhanh.

+ Nắm số liệu tồn quỹ cuối tháng của các đơn vị trực thuộc.

+ Lập bảng kê tiền mặt cuối tháng.

- Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay:

+ Có kế hoạch rút tiền mặt, tiền vay để chi tiêu.

+ Theo dõi tiền gửi, các khoản tiền gửi, tiền vay của các ngân hàng trong công ty + Báo cáo số dư hàng ngày tiền gửi và tiền vay của công ty với trưởng phòng và với giám đốc.

+ Báo cáo với trưởng phòng về kế hoạch trả nợ vay đối với từng ngân hàng.

+ Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ dùng để chuyển tiền, kiểm tra lại tên đơn

vị, số tài khoản, mã số thuế, tên ngân hàng mà mình chuyển tiền vào đó, báo cáo với Trưởng phòng những trường hợp bất hợp lý, sai sót.

- Kế toán TSCĐ:

+ Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiên có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng của TSCĐ trong phạm vi toàn công ty cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc gìn giữ, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong toàn công ty.

+ Tính và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ.

18

Trang 19

+ Mở thẻ theo dõi đối với từng TSCĐ.

+ Kiểm kê TSCĐ khi có quyết định.

- Kế toán thuế: Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà Nước

về các khoản thuế GTGT, Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, phí, lệ phí….

- Kế toán tổng hợp: Theo dõi khối lượng công trình, là người tổng hợp số liệu kế toán

để lập báo cáo tài chính, đưa ra các thông tin kế toán do các phần hành kế toán khác cung cấp.

- Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại Công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi, vào cuối ngày lập các báo cáo quỹ, cuối tháng báo cáo tồn quỹ tiền mặt.

- Tại các Xí nghiệp trực thuộc: Cũng tổ chức các bộ phận kế toán riêng tương tự như vậy, thực hiên toàn bộ công tác kế toán sau đó lập các báo cáo gửi lên phòng Tài chính kế toán của công ty Phòng kế toán có trách nhiệm tổng hợp số liệu chung toàn Công ty và lập báo cáo

và đơn giản, phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn có tổ chức kế toán tương đối phức tạp như công ty cổ phần LILAMA 10 Phần mềm kế toán Fast Accounting 2005 chứa nhiều phân hệ kế toán khác nhau, cụ thể:

- Phân hệ hệ thống : có chức năng khai báo các tham số hệ thống và các tham số thùy chọn, quản lý và bảo trì số liệu, quản lý và phân quyền sử dụng cho người sử dụng.

- Phân hệ kế toán tổng hợp: Dùng để cập nhật các chứng từ chung, liên kết số liệu với các phân hệ khác để lên BCTC và sổ sách kế toán.

- Phân hệ kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Dùng để theo dỏi thu chi và thanh toán bằng tiền mặt, TGNH và tiền vay.

- Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu: Dùng để quản lý bán hàng và công nợ phải thu.

- Phân hệ kế toán mua hàng và công nợ phải trả: Dùng để quản lý mua hàng và công

Trang 20

- Phân hệ kế toán chủ đầu tư: Dùng để phục vụ ban quản lý và dự án các công trình

- Phân hệ báo cáo thuế: Phục vụ lên các báo cáo thuế dựa trên các số liệu được cập nhật ở các phân hệ khác

Công ty cổ phần LILAMA 10 là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcxây lắp nên hầu hết các phân hệ trong kế toán máy đều được sử dụng.Giữa cácphân hệ kế toán của phần mền kế toán Fast Accounting có mối liên kết chặt chẽvới nhau, nhờ đó có thể cung cấp cho người sử dụng một bức tranh toàn cảnh vềhoạt động tài chính của công ty Hàng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ, hợp lý kế toán nhập dữ liệu vào máy

Sơ đồ 5: Mối liên kết giữa các phân hệ trong Fast Accounting:

Vốn bằng tiền

Phiếu thu, phiếu

chi, báo có báo

Báo cáo bán hàng sổ chi tiết công nợ

Báo cáo mua hàng, sổ chi tiết công nợ

Thẻ kho, báo cáo nhập xuất tồn….

Thẻ TSCĐ, bảng tính khấu hao

T Ổ N G

H Ợ P

Sổ chi tiết TK, sổ cái

TK, Nhật ký chung, Chúng từ ghi sổ, Bảng kê, Nhật ký chứng từ….

Các báo cáo tài chính

Báo cáo về chi phí và giá thành

Báo cáo thuế

Báo cáo quản trị

20

Trang 21

Cuối tháng, chương trình tự động phân bổ chi phí, lập các bút toán kếtchuyển, lập các sổ chi tiết, sổ tổng hợp và các Báo cáo tài chính, Báo cáo quảntrị (nếu cần).

1.2.2.2 Hình thức Kế toán.

Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức Nhật Ký Chung, đây là hình thức đang được nhiều công ty áp dụng rộng rãi vì việc ghi chép theo hình thức này đơn giản, kết cấu sơ đồ dễ ghi, dễ đối chiếu và kiểm tra Với khối lượng công việc kế toán của công ty là rất lớn thì hình thức này là hoàn toàn phù hợp.

• Niêm độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

• Đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập chứng từ, ghi sổ kế toán là đồng Việt Nam Chuyển đổi các đồng tiền khác sang tiền Việt Nam đồng tại thời điểm phát sinh theo tỷ giá Ngân hàng nhà nước công bố.

• Thuế GTGT được kê khai theo phương pháp khấu trừ.

• Công ty ghi nhận Tài sản cố định theo giá gốc, khấu hao Tài sản cố định được trích theo phương pháp đường thẳng.

• Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị xuất kho nguyên vật liệu là giá thực tế đích danh.

• Tình hình trích lập dự phòng: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho căn cứ vào

Trang 22

tình tồn kho đầu năm, tình hình xuất nhập kho trong năm và tình hình biến động giá cả vật tư, hàng hóa để xác định giá trị thực tế của hàng tồn kho và trích lập dự phòng.

• Phương pháp xác định doanh thu và phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng Doanh thu xác định theo giá trị khối lượng thực hiện từng công trình, hạng mục công trình, được nhà thầu xác nhận Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng sử dụng phương pháp đánh giá.

Theo đó, trình tự ghi sổ kế toán như sau:

Sơ đồ 6 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung áp dụng

phần mềm kế toán FAST 2005

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra

Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ phátsinh đều phải ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tựthời gian phát sinh Việc Công ty sử dụng hình thức ghi sổ này mang lại nhiềunhiều thuận lợi trong công tác kế toán, do kết cấu sổ đơn giản, dễ dàng cho việcphân công lao động kế toán theo các phần hành không phụ thuộc vào số lượng

-Sổ chi tiết -Sổ tổng hợp…

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

22

Trang 23

tài khoản của Công ty nhiều hay ít Tuy nhiên kế toán cũng cần chú ý tới nhữngbất cập của hình thức ghi sổ này như khả năng ghi chép trùng lặp, khối lượngcông việc nhiều do đó sổ cồng kềnh dẫn đến khó phát hiện sai sót để đảm bảonhững thông tin kế toán phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính củaCông ty.

1.2.2.3 Các phần hành Kế toán tại công ty.

Kế toán Tài sản cố định.

Kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

• Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

• kế toán bán hàng và công nợ phải thu.

• kế toán mua hàng và công nợ phải trả.

Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.

1.2.2.4 Hệ thống báo cáo kế toán.

Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty tuân thủ theo chế độ Báo cáo kế toán hiện hành của nhà nước Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm 4 báo cáo cơ bản và bắt buộc:

+ Bảng Cân Đối Kế Toán.

+ Báo cáo Kết Quả hoạt động kinh doanh.

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

+ Thuyết minh báo cáo Tài chính.

Báo cáo tài chính của công ty được lập theo mẫu báo cáo tài chính theo quyết định 15 ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 Trong hai bảng trên thì bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh được Kế toán tổng hợp lập theo quý, còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính được lập vào thời điểm cuối năm tài chính.

Bên cạnh những báo cáo cơ bản và bắt buộc đó phòng kế toán của công ty còn lập một

số báo cáo khác phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như (báo cáo giá vốn hàng bán, báo cáo báo cáo hàng tồn kho, báo cáo công nợ…) đây là những báo cáo kế toán quản trị hết sức quan trọng giúp doanh nhiệp khắc phục những tồn tại trong quá khứ và có hướng hoạch định kế hoạch cho tương lai.

Toàn bộ báo cáo của công ty do Kế toán tổng hợp lập cuối kỳ Kế toán kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp các số liệu kế toán mà các nhân viên kế toán nhập vào máy trong kỳ.

Trang 24

Kế toán tổng hợp đăng nhập vào phần mềm kế toán FAST 2005 sau đó vào phân hệ Kế toán tổng hợp thực hiện các thao tác phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí trả trước … vào chi phí trong kỳ Sau đó Kế toán tổng hợp tiến hành thực hiện các thao tác kết chuyển chi phí từ các tài khoản 621, 622, 627, 642 vào tài khoản 154 và tiến hành kết chuyển tài khoản doanh thu vào tài khoản xác định kết quả Sau khi kết chuyển xong chi phí và doanh thu Kế toán tổng hợp tiến hành in các sổ tổng hợp và sổ chi tiết cần thiết, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị ( nếu cần) và báo cáo thuế.

24

Trang 25

PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

LILAMA 10.

2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY.

Do tính chất đặc thù của ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh vàsản xuất mang tính cơ động cao, đặc biệt là môi trường thi công Do vậy lựclượng lao động của Công ty thường xuyên có sự biến động khá lớn Số lao độngbình quân của công ty dao động ở khoảng 2000 người, và có sự thay đổi theotính chất của quy mô của các công trình mà Công ty tiến hành thi công Lựclượng lao động không ổn định do tính chất ngành nghề cũng có mặt tích cực nhấtđịnh, đó là: Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công không cần thiết khi yêucầu của công việc không đòi hỏi phải sử dụng quá nhiều lao động, điều này hếtsức có ý nghĩa trong việc quản lý lượng lao động dôi dư đặc biệt là đối với laođộng có trình độ thấp Tuy nhiên số lượng lao động hợp đồng của công ty làkhông nhiều, việc sử dụng lao động và xắp xếp cơ cấu lao động của Công ty đểđội ngũ công nhân thường xuyên có việc làm ổn định là một biểu hiện tốt của

Công ty trong việc bố trí bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức lao động

Việc quản lý nguồn lao động về mặt chất lượng luôn được công ty đặc biệttrú trọng do đặc điểm của nghành nghề luôn đòi hỏi phải có nguồn lao động cótrình độ có tay nghề chiếm tỷ trọng cao Nguồn lao động có chất lượng thườngđược tuyển mộ từ các trường ĐH, CĐ, trung cấp và dạy nghề Chất lượng và sốlượng lao động luôn phải đảm bảo hài hoà với đặc điểm của từng công trình thicông Do vậy việc phân bổ nguồn lao động cho các công trình một cách hợp lý làmột việc hết sức quan trọng

Trang 26

Bảng4: Thống kê chất lượng cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ đến quý I

Nguồn: Phòng Tổ chức lao động và tiền lương.

Bảng5: Số lượng, chất lượng công nhân

STT Loại Tổng số Nữ

Đã qua đào tạo

Đảng viên

Bậc thợ Bậc

1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Nguồn: Phòng Tổ chức lao động và tiền lương

2.2 TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO

LƯƠNG CỦA CÔNG TY.

2.2.1 Các hình thức trả lương tại công ty.

26

Trang 27

Hiện nay Công ty Cổ phần LILAMA áp dụng hình thức lương khoán đểtrả lương cho toàn bộ công nhân viên

Đối với lao động trực tiếp sản xuất, tiền lương được tính theo hình thức

lương khoán cho từng Tổ, Đội sẽ phụ thuộc vào khối lượng công việc hoàn thànhcủa Tổ, Đội đó trong tháng Từ lương khoán đó sẽ căn cứ vào bảng chấm công

và bậc lương để tính lương cho mỗi lao động

Đối với lao động gián tiếp, tiền lương được trả theo hình thức lương thời

gian, sẽ phụ thuộc vào vị trí công tác, và số ngày công thực hiện công việc củamỗi cán bộ công nhân viên trong khối gián tiếp

Ngoài ra, lương khoán gián tiếp còn được áp dụng đối với công nhân viên

hỗ trợ sản xuất, nhân viên kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo

Quy chế trả lương này được xây dựng trên cơ sở bảo đảm tiền lương đượchưởng phù hợp với trình độ, năng lực, mức cống hiến của mỗi cá nhân đối vớiCông ty Thực hiên theo nguyên tắc làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng

ít Có như vậy mới đảm bảo tính công bằng, chính xác trong việc trả lương chongười lao động

2.2.2 Các khoản phụ cấp phải trả cho CBCNV tại công ty.

 Quy định về phụ cấp trong công ty

Ngoài các khoản lương chính, công nhân viên trong Công ty còn đượchưởng các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định và do Công ty quy định đểkhuyến khích lao động Các khoản phụ cấp này bao gồm:

Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với công nhân viên của Công ty nhưng

luôn phải di chuyển theo công trình tới những địa điểm khác nhau Mức phụ cấplưu động hiện nay của Công ty là 0,12 tính trên lương cơ bản

Phụ cấp trách nhiệm: mức phụ cấp này ở công ty hiện nay là 0,5 đối với

Trưởng phòng, 0,4 đối với Phó phòng và 0,2 đối với nhân viên các phòng ban.Mức phụ cấp này cũng được tính trên lương cơ bản

Trang 28

Phụ cấp khu vực: mức phụ cấp này tuỳ theo từng công trình, được quy

định phụ thuộc vào nơi công tác ( nơi công trình thi công)

Chẳng hạn, Công trình ở:

+ Khu vực Yaly thì mức phụ cấp này là 0,5

+ Khu vực Sơn La là 0,7…

2.2.3 Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ.

BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo chế độ hiện hành căn cứ vào lươngthực tế của công nhân viên để trích các khoản theo lương:

 BHXH: Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 20% trên tổng quỹlương chính chi trả cho CBCNV Trong đó, 15% được tính vào chi phí sảnxuất kinh doanh và 5% trừ vào tiền lương của công nhân viên

 BHYT: Theo chế độ hiện hành thì tỷ lệ trích BHYT là 3% trên tổng quỹlương chính chi trả cho CBCNV Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuấtkinh doanh 1% trừ vào tiền lương của người lao động

 KPCĐ: Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích lập là 2% trên tổng quỹ lươngchính chi trả cho CBCNV vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Ngoài ra để đảm bảo cho Công đoàn hoạt động có hiệu quả Tạicông ty Cổ phần LILAMA 10 thực hiện trừ vào tiền lương thêm 1% trêntổng lương thực lĩnh của người lao động vào KPCĐ, việc này được thựchiện từ trước khi công ty tiến hành cổ phần hoá

2.3 HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG VÀ NGUYÊN TẮC TRẢ LƯƠNG CHO CBCNV TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10.

2.3.1 Công tác hạch toán lao động tại công ty.

28

Trang 29

2.3.1.1 Hạch toán số lượng lao động

Hạch toán lao động để thấy được tình hình hiện có và sự biến động về sốlượng lao động theo từng loại lao động trong Công ty Việc quản lý lao động củaCông ty cổ phần LILAMA 10 không những được thực hiện tại phòng Hànhchính mà còn được thực hiện ở các Đội, các Tổ, các Xí nghiệp Cuối kỳ, bộ phậnlao động tiền lương ở các Tổ, Đội, Xí nghiệp xẽ báo cáo tình hình sử dụng laođộng về phòng lao động tiền lương để Công ty có thể nắm rõ tình hình về sốlượng lao động thực tế, từ đó là căn cứ để lên kế hoạch về lao động và tính lươngcho CBCNV

2.3.1.2 Hạch toán thời gian lao động

Thời gian lao động của CBCNV được theo dõi thông qua Bảng chấmcông Bảng này được lập hàng tháng để phản ánh số ngày làm việc thực tế trongtháng của người lao động Bảng chấm công là cơ sở cho việc tính toán kết quảlao động của từng cá nhân người lao động Trong bảng này, các Tổ, Đội hoặc Xínghiệp phải ghi rõ ngày làm việc và ngày nghỉ, đó là cơ sở để tính lương chongười lao động trong Công ty

2.3.1.3 Hạch toán kết quả lao động.

Kết quả lao động được thể hiện thông qua khối lượng sản phẩm, công việchoàn thành của từng nhóm lao động Từ đó đánh giá chất lượng của lao độngthông qua năng suất lao động Thông thường ở Công ty Cổ phần LILAMA 10thường áp dụng hình thức lương khoán do đó kết quả lao động ở đây chính làphần trăm khối lượng công việc khoán đã thực hiện được trong kỳ Kết quả laođộng, thời gian lao động, số lượng lao động là các căn cứ để tiến hành tính lương

và xác định chi phí nhân công của Công ty

2.3.2 Nguyên tắc trả lương

Việc trả lương tại Công ty Cổ phần LILAMA 10 được thực hiện theo đúngquy định của Nhà nước, phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty,

Trang 30

bảo đảm không thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định.

Cơ chế trả lương nhằm khuyến khích người lao động từ công nhân trựctiếp sản xuất đến những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật phát huy đượcnăng lực của mỗi người trong công việc được giao Điều này cũng có ý nghĩa làkết quả tiền lương gắn với năng suất lao động , chất lượng và kết quả công việc

Đối với những người làm thêm giờ, ngoài giờ tiêu chuẩn thì được hưởngtheo chế độ Nhà nước quy định Quá trình phân phối tiền lương còn được dựatrên nguyên tắc làm theo công việc gì thì hưởng theo công việc đó, người làmnhiều thì hưởng nhiều, người làm ít thì hưởng ít

2.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY.

2.4.1 Tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.

Lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo hình thức lươngkhoán Việc tính lương trước hết phải dựa vào Hợp đồng giao khoán, đội xâydựng căn cứ vào hợp đồng giao khoán để thực hiện khối lượng công việc đượcgiao, đảm bảo đúng tiến độ, kỹ thuật thi công

Hàng ngày, các tổ, đội đều tổ chức chấm công cho công nhân trực tiếp sảnxuất vào " Bảng chấm công" của đội

30

Trang 31

Bảng6: Bảng chấm công đội hàn Phủ Lý- Hà Nam

Công ty cổ phần LILAMA 10

Đội hàn thành phẩm Phủ Lý- Hà Nam

BẢNG CHẤM CÔNG

Tháng 3/2007

TT Họ và tên lươngSổ số lươngBậc

Trang 32

Đẻ, sẩy, nạo thai TS Việc riêng không có lương Ro

32

Trang 33

Cuối tháng, Các cán bộ kỹ thuật cùng đội trưởng nghiệm thu khối lượngcông việc hoàn thành trong tháng và ký xác nhận vào hạng mục công trình Căn

cứ vào hợp đồng giao khoán và hạng mục công trình để xác định tổng mức lương

mà đội thi công được hưởng trong tháng:

Tổng mức lương

Tổng khối lượngcông việc hoàn thành x

Đơn giá một khốilượng công việcTổng lương khoán 1 tháng và đơn giá của hạng mục công trình đều dophòng kinh tế kỹ thuật tính và phân bổ cho các tổ đội, các phân xưởng… Sau

đó căn cứ vào " Bảng chấm công" do các tổ đội gửi lên Kế toán sẽ xác định đơngiá 1 công và tính tiền lương của mỗi công nhân được hưởng

Đơn giá 1 công = Tổng số công quy đổiTổng lương khoán

Tiền lương củamột công nhân =

Đơn giá một

Số công củacông nhân

Ta có thể thấy được lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thứclương khoán của đội hàn thành phẩm Phủ Lý- Hà Nam tháng 3/2007 như sau:

Căn cứ vào mức lương phân bổ lương khoán của phòng kinh tế kỹ thuậtthì tổng lương khoán của đội " hàn thành phẩm Phủ Lý- Hà Nam nhận đượctrong tháng 3/2007 là: 14.350.000 đồng, và căn cứ vào bảng chấm công của đội

kế toán tính ra đơn giá một công:

Đơn giá một

Tổng lương khoán

= 14.350.000 đồng = 47.359đồng/côngTổng số công quy đổi 303(công)

Kế toán dựa vào đơn giá này và bảng bình bầu A, B, C để tính lương chotừng công nhân của đội

Tổng số công quy đổi = Tổng số công x Hệ số bình bầu

Trang 34

Công B

Công quy đổi

Thành tiền Ký tên

Dựa vào các công thức trên, ta có thể tính số công quy đổi của Côngnhân Trịnh Quốc Tuấn theo bảng chấm công như sau:

Vậy số tiền lương mà công nhân này nhận được sẽ là:

Số tiền lương khoán mà

công nhân Tuấn được

hưởng

= Đơn giá một

Số côngquy đổi

Ngày đăng: 22/07/2016, 15:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w