1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình nguyên lý kế toán trần thị kim anh pdf

286 1,6K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 286
Dung lượng 13,14 MB

Nội dung

Các nhà quản trị kinh doanh phải được trang bị các kiến thức nền tàng cơ bản về kế toán, nắm được bản chất của kể toán, hiểu được các nguyên tắc kế toán, các phương pháp kế toán cũng như

Trang 1

v j j £ ) ì TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TS Trấn Thị Kim Anh (Chủ bietí)

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Chủ biên: TS Trần Thị Kim Anh

Trang 3

LỜI NÓI ĐẰU

Ngày nay, kế toán đóng vai trò là công cụ quản lý kinh tế, nguyên lý kế toán là một môn học không thể thiểu trong các chương trình đào tạo về kinh tế nói chung, về quản trị kinh doanh

và kế toán nói riêng Các nhà quản trị kinh doanh phải được trang bị các kiến thức nền tàng cơ bản về kế toán, nắm được bản chất của kể toán, hiểu được các nguyên tắc kế toán, các phương pháp kế toán cũng như cách thức mà các báo cảo tài chính của một doanh nghiệp được lập ra Đó là lý do mà cuốn giáo trình

“Nguyên lỷ k ế toán ” được biền soạn làm tài liệu học tập cho sinh viên khối ngành kinh tế, ngành quản trị kỉnh doanh - là những cử nhân tương lai sẽ sử dụng kế toán như là một công cụ trong quàn

lý kinh tế.

Trong điều kiện nền kỉnh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tể khu vực và thế giới, ngành kế toán của Việt Nam cũng không thể đứng ngoài quá trình hội nhập đó Ke toán Việt Nam cũng hội nhập với kể toán khu vực và thế giới, các nguyên tắc kể toán, các chuẩn mực kể toán của Việt Nam đang trong quá trình hài hòa với các nguyên tắc kế toán, các chuẩn mực kể toán quốc tể Quả trình này đang giúp thu hẹp những sự khác biệt giữa hệ thong kế toán Việt Nam với kế toán quốc tế, góp phần không nhỏ thúc đẩy sự luv chuyển các dòng von dầu tư giữa Việt Nam và các nước trên thế giới Chính vì vậy, cuốn sách này không chỉ trình bày những nội dung kế toán của Việt Nam mà trong từng phần còn mở rộng liên hệ, so sảnh với kể toán quốc tể, nhằm cung cấp cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương những thông tin cập nhật về quá trình mở cửa và hội nhập của hệ thong

kể toán Việt Nam với hệ thong kế toán quốc tế.

Các giảng viên tham gia vào quả trình biên soạn giáo trình bao gồm:

- TS Trần Thị Kim Anh, giảng viên chỉnh, Phó Trưởng Khoa Quàn trị Kinh doanh, Trưởng Bộ môn Ke toán, Kiểm toán, biên soạn chương I, II, IV, V.

Trang 4

- TS Nguyễn Thị Thu Hằng, giảng viền chỉnh, Bộ môn Ke toán, Kiểm toán, Khoa Quản trị Kinh doanh, biên soạn chương VI.

- ThS Lê Thành Công, giảng viên Bộ môn K ế toán, Kiểm toán, Khoa Quản trị Kỉnh doanh, biên soạn chương III.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, góp ỷ của các nhà khoa học và bạn đọc nhằm tiếp tục cập nhật, bổ sung và hoàn thiện hơn giáo trình này trong tương lai.

Chủ biên

TS Trần Thị Kim Anh

4

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: MỘT s ố VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

VA KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

I TỒNG QUAN VÈ DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 13

1 Khái niệm doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp 13

3 Hoạt động của doanh nghiệp và các quyết định kinh doanh 18

II KHÁI NIỆM, CHỨC NÂNG VẢ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN 19

3.1 Kế toán là công cụ quản lý kinh tế 23

3.3 Kế toán là công cụ trự giúp việc đưa ra các quyết định kinh tế 25

1 Phân loại theo mục đích cùa kế toán 26

2 Phân loại theo mức độ cụ thể, chi tiết của thông tin 30

1.1 Thực thể kinh doanh hay đơn vị kế toán 33

Trang 6

1.4 Cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích 37

2.7 Nguyên tắc coi trọng bản chất kinh tế hơn hình thức pháp lý 46

VI Cơ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 47

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

4 Các nghiệp vụ tác động đến tài sản, nguồn vốn 71

5 Nguyên tắc kế toán tài sản, nguồn vốn 71

II Sự VẠN ĐỌNG CỦA TÀI SẢN TRONG QUÁ TRỈNH kinh doanh 72

3 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 84

4 Các nghiệp vụ tác động đến kết quả kinh doanh 87

5 Mối quan hệ giữa tài sản, nguồn vốn và doanh thu, chi phí 88

6

Trang 7

III CÁC MỐI QUAN HỆ PHÁP LÝ NGOÀI VỐN 89

IV QUY TRÌNH KÉ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

CÂU HỎI THẢO LUAN CHƯƠNG II

91

CHƯƠNG III: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

I KHẢI NIÊM VÀ Ý NGHĨA CỦA CHỨNG TỪ KẾ TOẢN

»0

2 Chức năng và ý nghĩa của chứng từ kế toán 98

III PHÂN LOAI CHỨNG Từ KẾ TOÁN

105

1 Phân loại theo nội dung của chứng từ 105

2 Phân loại theo địa điềm lập chửng từ 105

3 Phân loại theo tính chất bắt buộc của chửng từ 108

4 Phân loại theo trình tự xử lý và công dụng của chứng từ 108

1 Quy định về nội dung và biểu mẫu chứng từ kế toán 109

2 Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán 109

V TỔ CHỨC LUÂN CHUYÊN CHỨNG TỪ KÉ TOÁN 112

2 Yêu cầu của công tác tổ chức luân chuyển chứng từ 112

3 Các bước trong tổ chức luân chuyển chứng từ 113

CHƯƠNG IV: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI s ổ KÉP

I KHÁI NIỆM, KÉT CÁU, NỘI DUNG CỦA TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 121

2 Kết cấu chung của tài khoản kế toán 122

II KÉT CÁU CHUNG CỦA CÁC LOẠI TÀI KHOẢN CHỦ YÉU 125

1 Kết cấu chung của các tài khoản Tài sàn 125

2 Kết cấu chung của tài khoản Nguồn vốn 127

3 Kết cấu chung của tài khoản Doanh thu, Thu nhập khác 130

4 Kết cấu chung của tài khoản Chi phí 132

Trang 8

5 Kết cấu chung của các tài khoản ngoài bảng 137

III PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KÉ TOÁN 138

4 MỐI quan hệ giữa Tài khoản, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả

2 Kết cấu hệ thống tài khoản kế toán thống nhất 147

3.1 Căn cứ vào nội dung kinh tế của tài khoản 148 3.2 Căn cứ theo mức độ phản ánh của tài khoản 149 3.3 Căn cứ theo số liệu để lập báo cáo tài chính 149

V KÉ TOAN MỌT số NGHIỆP vụ KINH TÉ CHỦ YẾU 157

4.2 Bút toán ghi nhận các khoản trích theo lương 159 4.3 Các chi phí khác bằng tiền hoặc phải trả khác 160

5.1 Thực hiện các bút toán điều chỉnh cuối kỳ 15Q 5.2 Thực hiện các bút toán khoá sổ (kết chuyển) 162

8

Trang 9

VI sổ KÉ TOÁN 167

1 Khái niệm và phân loại sổ kế toán 167

2 Kĩ thuật ghi sổ, sửa sổ, khóa sổ kế toán 168

CHƯƠNG V: LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

I MỘT SỐ VÁN Đ ề chung vè báo cáo tài chính 185

1 Khái niệm và mục đích của báo cáo tài chính 185

3 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính 189

4 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính 191

5 Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp 194

1 Các yếu tố của Báo cáo kết quả kinh doanh 195

2 Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo kết quả kinh doanh 196

3 Nội dung và phương pháp lập Báo cáo kết quả kinh doanh 197

1 Các yếu tố của Bảng cân đối kế toán 201

2 Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán 202

3 Nội dung và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán 204

1 Các yếu tố của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 205 1.1 Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh 206

1.3 Luồng tiền từ hoạt động tài chính 208

Trang 10

2 Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 208

3 Nội dung và phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 208 3.1 Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh 208 3.2 Luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính 209

V LẠP PHẦN THUYẾT MINH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH 215

2 Trình bày những biến động thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu 217

3 Các thông tin khác cần được cung cấp 219

CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC KẾ TOÁN

I YÊU CÄU VÀ NGUYÊN TÁC Tổ CHỨC KẾ TOÁN 242

4 Tổ chức báo cáo kế toán và cung cấp thông tin kế toán 253

1.1 Tổ chức theo hình thức tập trung 257

1.3 Tổ chức theo hình thức vừa tập trung và vừa phân tán 258

2 Tổ chức bộ máy kế toán trong điều kiện tin học hóa 258

10

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 12

Chương I

MỘT SỐ VÂN Đê' CHUNG vế DOANH NGHlệP

VÀ K€ TOriN DOANH NGHIỆP

Chương này giới thiệu về các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, khái niệm, chức năng và vai trò của kế toán doanh nghiệp Sau khi học chương này, sinh viên nắm được các cách phân loại kể toán, phân biệt được kế toán tài chính và kế toán quản trị Sinh viên cũng hiểu rõ các yêu cầu của thông tin kế toán doanh nghiệp và các nguyên tắc kế toán phải tuân thủ để đảm bảo được các yêu cầu về thông tin kế toán

I TỎNG QUAN VÈ DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1 Khái niệm doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp

Thuật ngữ “doanh nghiệp” tương ứng với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau Nói một cách chung nhất, doanh nghiệp là một tổ chức đi tìm kiếm các phương tiện sản xuất và sử dụng các phương tiện này để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ được đem bán, trao đổi trên thị trường

Để tạo ra sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cần sử dụng các phương tiện vật chất (như máy móc, nhà xưởng hay nguyên vật liệu), tài chính (như tiền để mua các phương tiện vật chất cần thiết) và nhân

sự (công nhân sản xuất, nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý ) Việc sử dụng các phương tiện này sẽ làm phát sinh những khoản chi tiêu như chi tiền để mua máy móc, nguyên vật liệu, tiền thuê cơ sở sản xuất, tiền lương trả cho người lao động hay tiền thuế trả cho nhà nước các khoản chi tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những nguồn tài chính tương ứng

Chức năng kinh tế chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu người sử dụng

13

Trang 13

Sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp tạo ra phải được đem bán, trao đổi trên thị trường qua đó sản phẩm, dịch vụ sẽ thực hiện được giá trị của chúng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Để bán được, doanh nghiệp phải cung ứng những sản phâm, dịch vụ thỏa mãn nhu câu của thị trường.

Cỏ nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau tùy theo tiêu thức

phân loại Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006, có các loại hình

doanh nghiệp sau: công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty họp danh, doanh nghiệp tư nhân và nhóm công ty

Loại hình công ty TNHH gồm công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên Cho dù thuộc loại hình nào, thì các thành viên của một công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ

phiếu Số lượng thành viên công ty TNHH giới hạn ở con số 50 v ó n

của công ty TNHH do các thành viên góp Theo quy định của nhiều quốc gia, công ty TNHH không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn và không được vay nợ bằng cách phát hành trái phiếu

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, các thành viên góp vốn bằng cách mua cổ phần Các thành viên góp vốn này gọi là các cổ đông Giống như công ty TNHH, các cổ đông cũng chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Công ty cổ phần được quyền phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ Vì vậy, các nước thường không hạn chế số lượng cổ đông tối đa của một công ty

cổ phần Các cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác Ngoài ra, công ty cổ phần được phép vay nợ bằng cách phát hành trái phiếu nếu thoả mãn một số điều kiện do pháp luật quy định

Công ty họp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên họp danh, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài ra có thể

Trang 14

có thành viên góp vốn Thành viên họp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Thông thường, mối quan hệ giữa các thành viên họp danh là mối quan hệ trách nhiệm liên đới Điều này có nghĩa là trong điều kiện bình thường thì mỗi đồng sở hữu

là một đại diện của công ty họp danh có thể kí họp đồng, quản lý công

ty Bên cạnh đó, các thành viên hợp danh còn phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty họp danh Thông thường, khi công ty họp danh không thể trả nổi nợ thì chủ nợ có thể thu nợ từ tài sản riêng của các thành viên họp danh Trách nhiệm liên đới và trách nhiệm vô hạn là những lý do khiến đa số các công ty họp danh có rất ít thành viên và sự tồn tại của các công ty hợp danh luôn luôn có giới hạn bởi vì nó phụ thuộc vào ý muốn của các thành viên họp danh

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ

và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Theo quan điểm kế toán, mỗi doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kế toán độc lập tách rời người sở hữu vốn - chủ doanh nghiệp tư nhân

Nhóm công ty là tập họp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ và thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây: công ty

mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế về phương diện kế toán, công ty

mẹ, công ty con là hai đơn vị kế toán độc lập Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn tình hình tài chính của các nhóm công ty thì công ty mẹ phải lập báo cáo trong đỏ mô tả cả tình hình của công ty mẹ và các công ty con: đó là các báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn công ty mẹ - công ty con

2 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện này là công ty cổ phần Sau đây là cơ cấu tổ chức công ty cổ phần: tổ chức quản trị công

ty cổ phần và tổ chức quản trị kinh doanh ở các công ty cổ phần

15

Trang 15

- Tồ chức quản trị công ty cổ p h ầ n gồm : Đại hội đồng cổ

đông, Hội đồng quản trị (đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị), Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát (nếu có trên 11 cổ đông) Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công

ty (trừ khi điều lệ quy định khác)

Hình 1.1: Cơ cấu quản trị công ty cỗ phần

o Đại hội đồng cổ đông (Conference o f Shareholders - COS) bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất, có thể quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động và sự tồn tại của công ty

Có hai loại:

- Đại hội đồng thường niên: triệu tập 1 đến 2 lần một năm, tuỳ theo quy định trong điều lệ công ty Đại hội quyết định các vấn đề về thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phân chia cổ tức, bầu, bãi

Trang 16

nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, quyết định sửa đổi điều lệ, quyết định việc tổ chức lại và giải thể công ty, định hướng phát triển của công ty Trong cuộc họp, các quyết định được thông qua bằng đa số phiếu bầu (tỷ lệ phiếu bầu hon 50%).

- Đại hội đồng bất thường: triệu tập trong trường họp khẩn cấp, bất thường để quyết định các vấn đề như: thay đổi điều lệ công ty, tăng hay giảm quy mô kinh doanh, mở rộng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, sáp nhập, giải thể

© Hội đồng quản trị (Board of Management - BOM): là cơ quan quản lý cao nhất trong công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược, kế hoạch kinh doanh của công ty Thành viên BOM phải là cổ đông (có thể là thể nhân hay pháp nhân) và do cos bầu ra Đứng đầu BOM có một chủ tịch do các thành viên trong BOM bầu ra Thường thì đó là người nắm giữ lượng cổ phiếu cao nhất trong công ty Hội đồng quản trị có không quá 11 thành viên Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết định phương án đầu tư, quyết định giải pháp phát triển thị trường, quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, quyết định cơ cấu

tổ chức của công ty

© Ban Giám đốc (Board of Directors - BOD): là cơ quan điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày, chịu trách nhiệm trước BOM Thành viên của BOD có thể đi thuê hay do BOM bầu ra từ thành viên BOM hay từ các cổ đông trong công ty Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể đồng thời là Giám đốc (Tổng Giám đốc) Ban giám đốc

có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, thực hiện các

kể hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty

0 Ban kiểm soát (Board of Controlers - BOC): do Đại hội đồng

cổ đông (COS) bầu ra nhằm kiểm tra hoạt động của BOM, BOD và bảo vệ quyền lợi của các cổ đông BOC có từ ba đến năm thành viên, trong đó ít nhất phải có một thành viên có chuyên môn về kế toán Thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, người có liên quan đến những người này (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột), kế toán trưởng

17

Trang 17

không được làm thành viên của Ban kiểm soát BOC có quyền kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành công ty, thẩm định báo cáo tài chính, kiểm tra tính chính xác, trung thực, họp pháp của việc ghi chép, lưu giữ sổ sách kế to án

Tổ chức quản trị kinh doanh ở công ty cổ p h ầ n : Ban giám đốc

thực hiện xây dựng cơ cấu tổ chức công ty để đạt được các mục tiêu đề

ra Quản trị kinh doanh là điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do Ban giám đốc thực hiện Quản trị công ty (QTCT) là một quá trình giám sát và kiểm soát được thực hiện để bảo đảm cho việc thực thi quản trị kinh doanh phù hợp với lợi ích của các

cổ đông Quản trị công ty ở nghĩa rộng còn hướng đến đảm bảo quyền lợi của những người liên quan (stakeholders) không chỉ là cổ đông mà còn bao gồm cả các nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, môi trường

và các cơ quan nhà nước Để điều hành quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Ban giám đốc cần có các bộ phận chuyên trách: Quản trị tài chính (tham mưu huy động vốn và đầu tư), quản trị sản xuất (tổ chức sản xuất), quản trị nhân sự (tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực), quản trị marketing (tổ chức tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm), quản trị chiến lược

3 Hoạt động của doanh nghiệp và các quyết định kinh doanh

Khi bắt đầu kinh doanh, các chủ doanh nghiệp phải trả lời ba câu hỏi sau:

- Doanh nghiệp sẽ kinh doanh trong lĩnh vực gì? Nói cách khác,

là doanh nghiệp sẽ sản xuất ra sản phẩm gì hay cung cấp dịch vụ gì ra thị trường? Để sản xuất ra sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đó, doanh nghiệp cần có những phương tiện gì? Thông thường, một doanh nghiệp sản xuẩt cần có mặt bằng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị, tuyển dụng nhân viên và công nhân sản xuất Tuỳ vào kết quả nghiên cửu, thăm dò thị trường, chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ quyết định quy mô đầu tư vốn của mình Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra nhóm các quyết định đầu tiên là quyết định về đầu tư Có một số quan điểm cho rằng các quyết định đầu tư liên quan đến các quyết định sử dụng vốn dài hạn, đó là các quyết định liên quan đến việc mua sắm máy móc, thiết

Trang 18

bị, xây dựng nhà xưởng hay đầu tư tài chính dài hạn, hình thành nên các tài sản dài hạn của một doanh nghiệp.

- Với kế hoạch đầu tư đã thiết kế ở trên, doanh nghiệp đứng trước câu hỏi thứ hai là: huy động vốn ở đâu? Rõ ràng, trước khi có ý tưởng kinh doanh, các chủ doanh nghiệp hay các thành viên sáng lập ra doanh nghiệp đã phải chuẩn bị một số vốn nhất định, số vốn do các thành viên sáng lập ra doanh nghiệp góp hình thành nên nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp cũng có thể huy động thêm vốn bằng cách đi vay các tổ chức tín dụng Như vậy, doanh nghiệp đứng trước các quyết định thứ hai là các quyết định huy động vốn (hay còn gọi là các quyết định về tài trợ): huy động vốn góp hay đi vay, đi vay bao nhiêu, với thời hạn và lãi suất như thế nào Khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận, doanh nghiệp cũng phải cân nhắc việc nên chia lợi nhuận cho các chủ sở hữu hay giữ lại để tăng vốn

- Sau khi đã có những tư liệu lao động chủ yếu, cần thiết cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đứng trước những quyết định liên quan đến hoạt động hằng ngày, đó là các quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu nào? Trả lương cho nhân viên như thế nào? Bán hàng với mức giá bao nhiêu? Đây là các quyết định kinh doanh xảy

ra thường xuyên, liên tục của doanh nghiệp với mục tiêu tối đa hóa kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ Kết quả bán hàng và cung cấp dịch

vụ phải đủ lớn để trang trải các khoản chi phí lãi tiền vay, nộp thuế cho nhà nước và chia lãi cho các chủ sở hữu ít nhất bằng mức họ kỳ vọng.Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần thông tin để đề ra các quyết định và kiểm soát các hoạt động của mình Kế toán với nhiệm

vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản ttị kinh doanh nói chung và hoạt động quản trị các công ty cổ phần nói riêng

II KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN

1 Khái niệm kế toán

Kế toán ra đời cùng với nền sản xuất của xã hội loài người, với nhiệm vụ quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép, phân loại, tổng hợp

19

Trang 19

nhằm phản ánh lại toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu về quản lý kinh tế của con người.

Theo Điều 4, Luật Kế toán Việt Nam (ban hành ngày 17/06/2003),

kế toán là “việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động” Theo qui định này, kế toán được nhìn nhận dưới góc độ là khoa học về thu nhận, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin tài chính cho người sử dụng Là khoa học, kế toán có đối tượng, phưong pháp và nguyên tắc kế toán độc lập, khách quan riêng Đổi tượng của kế toán là mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh làm thay đổi tài sản, nguồn vốn của đon vị kế toán Các hoạt động kinh tế, tài chính nói trên sẽ được ghi chép, phản ánh, phân loại một cách thường xuyên, liên tục và

có hệ thống theo các phưong pháp kế toán riêng, thông qua hệ thống các thước đo, trong đó chủ yếu là thước đo giá trị Trong quá trình thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin, kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc

kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin kế toán đáp ứng các yêu cầu: đầy đủ, kịp thời, rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, trung thực, liên tục, có hệ thống và có thể so sánh được

2 Chức năng của kế toán

2.1 K ế toán là hệ thống thông tin

Với vai trò là công cụ quản lý kinh tế quan trọng, thông qua việc cung cấp thông tin cho những người sử dụng, ngày nay kế toán thường được nghiên cứu dưới góc độ là một hệ thống thông tin trong doanh nghiệp Thật vậy, trong một doanh nghiệp tồn tại ba hệ thống: Hệ thống hoạt động tác nghiệp, hệ thống thông tin và hệ thống quyết định Các hoạt động tác nghiệp xảy ra sẽ được ghi nhận và xử lý bởi hệ thống thông tin Các thông tin đã xử lý được cung cấp cho các nhà quản lý để đề ra các quyết định cho doanh nghiệp Các quyết định này

có thể là các quyết định chiến lược hay tác nghiệp Kế toán là một trong những hệ thống thông tin của doanh nghiệp

Hệ thống hoạt động tác nghiệp, còn được gọi là hệ thống các nghiệp vụ kinh tể - tài chính, của doanh nghiệp bao gồm các hoạt

Trang 20

động như mua nguyên vật liệu, hàng hoá, bán sản phẩm, dịch vụ, vay ngân hàng

Hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp bao gồm tổng hợp các yếu tố: con người, thiết bị máy tính, sổ sách, phần mềm kế toán cho phép thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính

Hệ thống thông tin kế toán trợ giúp nhà quản lý trong việc thực hiện các chức năng hoạt động tác nghiệp và ra quyết định

1 Hoạt động

kinh doanh

5 Người ra quyết định

Hình 1.2: Quy trình xử lỷ thông tin kế toán

Quy trình xử lý thông tin kế toán trong doanh nghiệp bao gồm các bước sau:

- Bước 1 là lập hoặc tiếp nhận chứng từ kế toán - thu nhận thông tin: phản ánh kịp thời, đầy đủ, trung thực và chính xác mọi giao dịch

hoặc sự kiện có thể biểu hiện bằng tiền vào các bản chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chửng minh tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế

21

Trang 21

tài chính đã phát sinh và thực hiện chức năng thông tin ban đầu đến các bộ phận chức năng.

- Bước 2 là phân loại, ghi sổ kế toán - xử lý thông tin: chứng từ

kế toán sẽ được phân loại, tổng hợp theo từng nội dung kinh tế và được vào sổ kế toán Việc ghi sổ được thực hiện liên tục theo thời gian trong

Sổ Nhật ký chung Bên cạnh đó, theo yêu cầu quản lý của từng đối tượng tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, các bút toán sẽ được tổng hợp vào từng Sổ cái tài khoản, sổ sách kế toán là tẩm gương phản chiểu mọi hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị Ghi sổ là một trong những công việc quan trọng nhất của kể toán Việc ghi sổ đòi hỏi nhân viên kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc rất chặt chẽ để đảm bảo kế toán phản ánh trung thực, khách quan tình hình của doanh nghiệp Tuy nhiên, một hạn chế của kế toán là chỉ thu nhận và xử lý thông tin có thể định lượng

- Bước 3 là lập báo cảo kế toán - tổng hợp thông tin: căn cứ vào

Sổ cái các tài khoản, định kỳ kế toán sẽ tổng họp tình hình tài chính, tình hình kinh doanh cũng như tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp Các báo cáo kế toán sẽ thực hiện chức năng cung cấp thông tin cho bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Các báo cáo kế toán cung cấp thông tin ra bên ngoài doanh nghiệp là các báo cáo có tính chất tổng họp, khái quát, bắt buộc và được chuẩn hóa về hình thức, nội dung cũng như phương pháp lập Các báo cáo này được gọi là báo cáo kế toán tài chính (BCTC) Các BCTC thường bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kểt quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh các BCTC Các BCTC này là công cụ giao tiếp, truyền thông của doanh nghiệp với môi trường bên ngoài để tạo dựng hình ảnh, niềm tin về doanh nghiệp Bên cạnh đó, các báo cáo kể toán không bắt buộc như báo cáo kể toán quản trị, báo cáo kế toán dự báo ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp

- Bước 4 là kiểm tra và lưu trữ thông tin kể toán: nhằm đảm bảo thông tin kế toán phản ánh trung thực và khách quan tình hình thực tế, kịp thời phát hiện những sai sót và gian lận trong công tác kế toán, tài chính của đơn vị Kiểm tra kế toán chủ yếu nhằm đảm bảo thông tin kế toán: thích họp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng;

Trang 22

có thể tin cậy (thông tin kế toán phải trung thực, khách quan, thận trọng, đầy đủ và phản ánh bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện); dễ hiểu và có thể so sánh.

2.2 K ế toán là nghĩa vụ pháp lý

Đây là chức năng quan trọng của kế toán Bởi vì, đã từ lâu, kế toán là nghĩa vụ pháp lý đối với mọi doanh nghiệp Có thể nói, ở mọi quốc gia, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tổ chức hệ thống thông tin kế toán và kê khai thuế phải nộp hàng năm cho chính phủ, nộp các BCTC để chứng minh cho việc kê khai thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp

Đe quản lý việc kê khai thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp đồng thời đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong nền kinh

tế quốc dân, Nhà nước yêu cầu các đơn vị kế toán phải tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán, các chuẩn mực kế toán cũng như chuẩn mực

về BCTC như nhau Các nguyên tắc kế toán này thường được gọi là các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung (General Accepted Accounting Principỉes - GAAP)

Ngoài ra, để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, các cổ đông, các quốc gia đều quy định bắt buộc các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán định kỳ phải công bố các BCTC của mình Và các BCTC này thường phải được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán được các

ủ y ban chứng khoán cho phép

3 Vai trò của kế toán

3.1 Kế toán là công cụ quản lý kinh tế

Ngày nay, nền sản xuất của xã hội loài người đã phát triển vượt bậc cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nhiều quốc gia cũng như sự xuất hiện nhiều giao dịch kinh tế ngày càng phức tạp trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, kế toán đóng vai trò là công cụ quản lý kinh tế, tài chính của các tổ chức kinh tế quốc tế, của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp

Là công cụ quản lý, kế toán cung cấp thông tin kinh tế tài chính, phục vụ nhu cầu của người sử dụng Nhà nước sử dụng thông tin kế

23

Trang 23

toán để thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế Nhờ công cụ kế toán, Nhà nước có thể bảo đảm rằng các đơn vị kế toán nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đã tuân thủ các quy định tài chính, các chính sách, biện pháp quản lý kinh tế tài chính đề ra Ngoài ra, kế toán giúp bảo vệ tài sản của Nhà nước, củng cố nguồn thu từ thuể cho ngân sách Ở khía cạnh này, Nhà nước ban hành những văn bản pháp lý, đưa ra các quy định để điều tiết hoạt động kế toán trong nền kinh tế quốc dân.

Các nhà quản lý kinh doanh, các giám đốc doanh nghiệp cần thông tin kế toán để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp Thông tin kế toán giúp các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp đưa ra các quyết định về huy động vốn, đầu tư tài sản, xây dựng chính sách giá bán, quản lý thu - chi, xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh Vai trò là công cụ quản lý của kế toán đã được tăng cường trong những năm qua Nhiều loại kế toán không bắt buộc,

đó là kế toán quản trị (kế toán phân tích, kể toán dự báo), trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp với sự xuất hiện các chức năng mới (kiểm soát, quản lý ) Quá trình tin học hóa bộ phận kế toán, làm giảm thời gian có được dữ liệu kế toán, đã cho phép các nhà quản lý sử dụng thông tin kế toán như là một công cụ trợ giúp đắc lực cho việc ra quyết định trong quản lý

3.2 K ể toán là công cụ kiểm soát

Vai trò này ngày càng được khẳng định cùng với sự tách bạch giữa những người cấp vốn cho doanh nghiệp và những người quản lý doanh nghiệp Các nhà quản lý doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đệ trình các báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh cho những người chủ doanh nghiệp Thông qua các báo cáo kế toán tổng hợp, những người chủ doanh nghiệp có thể đánh giá, kiểm soát được việc sử dụng vốn đầu tư của họ có đúng mục đích không, có mang lại lợi nhuận hay không, các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp có hành động vì lợi ích của họ hay không, vì sao ban giám đốc công ty lại đưa ra các quyết định đầu tư như vậy Nhân viên cùa doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn hoạt động của doanh nghiệp và có được những thông tin cho phép họ thương lượng về mức lương, thưởng, Đồng thời, kế toán cũng dùng để kiểm soát các mức

Trang 24

thuế khác nhau mà doanh nghiệp phải đóng góp Lợi nhuận kế toán là căn cứ để tính toán xác định lợi nhuận chịu thuế và mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Ngoài ra, thông qua các ghi chép kế toán, có thể kiểm tra số thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thuế có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kế toán trong suốt thế kỷ XX và ngày nay hai lĩnh vực này có mối quan hệ hết sức chặt chẽ.

3.3 K ế toán là công cụ trợ giúp việc đưa ra các quyết định kinh tế

Có thể chia các đối tượng sử dụng thông tin kế toán ra thành hai nhỏm: đối tượng bên ngoài và đối tượng bên trong doanh nghiệp Nhu cầu sử dụng thông tin kể toán để đưa ra các quyết định kinh tế của các đối tượng khác nhau cũng rất đa dạng

Các ngân hàng phải cân nhắc việc có nên cấp tín dụng cho một doanh nghiệp hay không Vì vậy, họ phải nghiên cứu tình hình tài chính của doanh nghiệp này để đánh giá khả năng trả khoản gốc vay cũng như các chi phí lãi vay Các nhà đầu tư lại quan tâm đến khả năng sinh lời của số vốn đầu tư vào doanh nghiệp Họ sử dụng thông tin kế toán để tính toán các hệ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, đồng thời so sánh với tình hình của các doanh nghiệp khác Neu hiệu quả sử dụng vốn không đáp ứng được kỳ vọng, các nhà đầu tư có thể quyết định dịch chuyển các dòng vốn đầu tư sang các doanh nghiệp, các lĩnh vực khác Các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào hoặc hàng hoá cho doanh nghiệp luôn chú trọng đến khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp khách hàng khi quyết định bán chịu, vì vậy, họ thường xem xét tình hình dòng tiền của doanh nghiệp này Nếu có vấn đề, các nhà cung cấp thường yêu cầu khách hàng có những bảo đảm trước khi

họ giao hàng (yêu cầu đặt cọc chẳng hạn) Các khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nguồn cung ứng của doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến tính ổn định trong hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của các nhà cung cấp

Bên cạnh những người sử dụng thông tin kế toán chính là Nhà nước, cổ đông, chủ nợ, nhiều đổi tác khác bên ngoài cũng quan tâm

25

Trang 25

đến thông tin kể toán của doanh nghiệp: Như các nhà phân tích tài chính của các ngân hàng đầu tư, và các hãng đánh giá mức độ tín nhiệm như M oody’s, Standard & Poor hay Fitch Phần lớn các thông tin định lượng họ sử dụng để đánh giá giá trị và khả năng thanh toán của một doanh nghiệp dựa trên việc vận dụng các chuẩn mực kể toán.Đổi với các nhà quản lý bên trong doanh nghiệp, kế toán có vai trò quan trọng trong việc hạch toán chi phí, giá thành sản phẩm, xây dựng chính sách giá bán, cho phép xác định chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò “xã hội ” của kế toán

Kế toán cung cấp thông tin để xây dựng các chỉ tiêu thống kê quốc gia như: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng giá trị xuất khẩu Ngoài ra, kế toán còn là công cụ đối thoại xã hội Vì kể toán là công cụ đo lường giá trị của cải do một doanh nghiệp tạo ra và kiểm soát việc phân chia giá trị này Chúng ta biết rằng giá trị tăng thêm do doanh nghiệp tạo ra phải được phân chia cho tất cả các bên tham gia vào việc tạo ra giá trị đó

Như vậy, kế toán cỏ vai trò vô cùng quan trọng đổi với mọi chủ thể có quan hệ về lợi ích kinh tế một cách trực tiếp hay gián tiếp với doanh nghiệp Kế toán là công cụ giúp các chủ thể đó quản lý tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí; quản lý các khoản đầu tư, cho vay; quản

lý các nguồn thu nhập có được từ doanh nghiệp Muốn vậy, doanh nghiệp phải chú trọng công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán

III PHÂN LOẠI KẾ TOÁN

1 P h ân loại theo m ục đích của kế toán

Đây là cách phân loại được sử dụng rộng rãi, phổ biến bởi vì mục đích của kế toán là cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng Như đã phân tích ở phần trên, có rất nhiều đối tượng, mỗi đối tượng lại quan tâm đến doanh nghiệp với một mục đích khác nhau Tuy nhiên, có thể chia thành 2 nhóm đối tượng sử dụng thông tin kế toán là nhóm đối tượng bên trong doanh nghiệp và nhóm đối tượng bên ngoài doanh nghiệp Theo mục đích kế toán cung cấp thông tin

Trang 26

cho hai nhóm đối tượng này, kế toán được chia thành kế toán tài chính và kế toán quản trị.

1.1 Kế toán tài chính

Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đổi tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đon vị kế toán Như vậy, kế toán tài chính là một phân hệ thuộc hệ thống thông tin kế toán nhằm phục vụ cho các đối tượng sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài

doanh nghiệp, nhưng chủ yếu là cho người sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp, trợ giúp họ trong việc ra quyết định liên quan đến

tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền của đon vị kế toán

Đặc điểm của thông tin kế toán tài chỉnh:

s Hữu ích cho người ra quyết định kinh tế: Quyết định đầu tư

đối với các chủ sở hữu, quyết định cho vay đối với các ngân hàng, quyết định bán chịu đối với các nhà cung cấp

V Là thông tin định lượng, biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ: Kế toán tài chính chủ yếu sử dụng thước đo tiền tệ trong việc lập báo cáo

và cung cấp thông tin

V Gắn với một thực thể cụ thể: Một đơn vị (doanh nghiệp) chỉ lập báo cáo tài chính gắn với với tình trạng và hoạt động của riêng nó Một người đầu tư để thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp hoàn toàn tách rời với người chủ đầu tư tức là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán tài chính ghi nhận theo quan điểm của doanh nghiệp và các báo cáo tài chỉnh chỉ liên quan đến doanh nghiệp đó Ví

dụ, chi phí cá nhân của người chủ sở hữu không được ghi nhận là chi phí của doanh nghiệp và không được báo cáo trong Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

V Phản ánh các giao dịch, sự kiện diễn ra trong quá khứ: Kể toán tài chính chỉ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các giao dịch

và sự kiện đã diễn ra, đã phát sinh của doanh nghiệp Đây là điểm khác nhau giữa kế toán tài chính và kể toán quản trị sẽ được trình bày trong bảng tổng họp 1.1

27

Trang 27

■/ Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế, nghĩa vụ của

doanh nghiệp đối với các nguồn lực này, sự thay đổi của chúng thông qua hệ thống báo cáo tài chính: Doanh nghiệp phải huy động nguồn lực kinh tế từ nhiều đối tượng khác nhau: cổ đông, ngân hàng, trái chủ, nhà cung cấp, người lao động Họ đều muốn biết doanh nghiệp có những nguồn lực kinh tế nào, sử dụng các nguồn lực kinh tế như thế nào, việc sử dụng có hiệu quả hay không Vì vậy, doanh nghiệp có nghĩa vụ lập các báo cáo tài chính để cung cấp thông tin định kỳ cho các đối tượng có mối quan hệ về lợi ích trực tiếp hay gián tiếp với doanh nghiệp

1.2 K ế toán quản trị

Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đon vị kế toán Như vậy, đối tượng

sử dụng thông tin kế toán quản trị chủ yếu là những nhà quản lý doanh nghiệp Ke toán quản trị trợ giúp cho các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, điều hành thực hiện kế hoạch, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, kiểm soát và ra các quyết định kinh doanh một cách kịp thời Kế toán quản trị được sử dụng như là một công cụ trong quản trị kinh doanh của các đcm vị kế toán

Ke toán quản trị có 3 nội dung chỉnh, đó là:

V Hạch toán chi phí (Costing): nhằm cung cấp thông tin về chi phí, giá thành sản phẩm, dịch vụ, hoạt động phục vụ cho công tác quản lý

V Lập kế hoạch và kiểm soát (Planning and Controlling): lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, hoạt động cho từng mặt hàng, từng bộ phận, phòng b an .và thu thập, xử lý, cung cấp thông tin cho việc kiểm soát thực hiện kế hoạch

s Đánh giá hiệu quả (Performance measurement) để cải thiện

hoạt động một cách liên tục: Các nhà quản lý sản xuất, bán hàng, mua hàng, dịch vụ, cần thông tin rất kịp thời, cập nhật từng ngày, thậm chí từng giờ để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp Các nhà quản

Trang 28

lý cấp cao cần thông tin đánh giá hiệu quả kinh doanh từng bộ phận, từng thị trường, từng ngành hàng, để đề ra các quyết định mang tính chiến lược.

Như vậy, cả hai loại kế toán đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và

sự vận động của tài sản, nguồn tiền vốn Ke toán tài chính và kế toán quản trị có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin Các số liệu của

kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của nhà quản lý

Bên cạnh những điểm giống nhau ở trên, kế toán tài chính và kế toán quản trị có nhiều điểm khác biệt Các điểm khác biệt được tổng họp trong Bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1: So sánh sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

Kế toán tài chính Ke toán quản trịĐối tượng sử

dụng thông tin

Chủ yếu bên ngoài doanh nghiệp, đề ra các quyết định kinh tế, tài chính

Các nhà quản lý, những người lập kế hoạch và kiểm soát tổ chức

Nguyên tắc kế

toán

Tuân thủ các nguyên tắc

kế toán được chấp nhận chung

Không có quy tắc bắt buộc Linh hoạt trong hệ thống thông tin và mẫu biểu báo cáo

Giá trị

pháp lý Có giá trị pháp lý cao, báo

cáo tài chính thường được kiểm toán

Thông tin có thể xác minh được

Có giá trị trong nội bộ doanh nghiệp Tập trung vào tính phù hợp với hoạt động lập

kế hoạch và kiểm soát

29

Trang 29

Kế toán tài chính Kế toán quản trịĐặc điểm

của thông tin Thông tin tài chính.

Thông tin tổng họp về doanh nghiệp: tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh, dòng tiền

Phản ánh thông tin quá khứ

Thông tin tài chính và thông tin phi tài chính

Thông tin về các bộ phận của một tổ chức, doanh nghiệp

Thông tin định hướng tới tương lai

Hệ thống

báo cáo Báo cáo tài chính phục vụ

cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau

Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảo cảo kế toán quản trị: báo cáo dự toán, báo cáo giá thành sản phẩm, báo cáo phân tích kết quả từng mặt hàng, từng thị trường, từng hoạt động, từng bộ phận

Kỳ kế toán Theo yêu cầu của cơ quan

thẩm quyền Thường là một năm tài chính

Theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Có thể là ngày, tháng, quý, năm

2 Phân loại theo mức độ cụ thể, chi tiết của thông tin

Theo mức độ cụ thể, chi tiết của thông tin phản ánh về các đối tượng kế toán, kế toán được phân chia thành kế toán tổng hợp và kể toán chi tiết

- Kế toán tổng hợp là loại kế toán thực hiện việc thu nhận, xử lý, kiểm tra, cung cấp thông tin về các đối tượng kế toán cụ thể dưới dạng tổng hợp và biểu hiện dưới hình thái tiền tệ Kế toán tổng hợp sử dụng các tài khoản kế toán tổng hợp để phản ánh một cách khái quát nhất thông tin về các đối tượng kế toán, nhằm cung cấp thông tin thoả mãn nhu cầu chung của các đối tượng sử dụng, chủ yểu là bên ngoài doanh nghiệp, thông qua hệ thống báo cáo kể toán tổng họp

Trang 30

- Ke toán chi tiết là loại kế toán thực hiện việc thu nhận, xử lý, kiểm tra, cung cấp thông tin chi tiết về từng đối tượng kế toán cụ thể Thước đo sử đụng trong kế toán chi tiết có thể là tiền tệ, hiện vật và thời gian lao động Ke toán chi tiết sử dụng các tài khoản kế toán chi tiết và cung cấp thông tin chi tiết về từng đối tượng kế toán chủ yếu phục vụ nhu cầu quản lý chi tiết cho nhà quản lý doanh nghiệp.

Kế toán chi tiết trình bày chi tiết các đối tượng kế toán của kế toán tổng họp

IV YÊU CẦU CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN

Thông tin kế toán là nhằm phục vụ cho người sử dụng chúng Vì vậy, thông tin kế toán phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

1 Trung thực

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh Như vậy, thông tin kế toán trình bày bản chất kinh tế của nghiệp vụ, chứ không chỉ căn cứ vào hình thức pháp lý của nghiệp vụ đó Việc các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán công bó thông tin kế toán sai lệch có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến các cổ đông cũng như các nhà đầu tư

2 Khách quan

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo Yêu cầu khách quan đòi hỏi số liệu kế toán phải được ghi chép dựa trên bằng chứng khách quan, đảm bảo tính tin cậy của thông tin kế toán Bằng chứng khách quan có nghĩa là nếu một người thứ ba nhìn vào bằng chứng đó cũng sẽ đi đến một kết quả tương tự đối với giao dịch Nói một cách đơn giản, có nghĩa là các bút toán sẽ được dựa trên thực tế của giao dịch và không dựa vào ý kiến hoặc cảm giác của một cá nhân nào

Kế toán chỉ có thể thực hiện được chức năng cơ bản là cung cấp thông tin hữu ích cho quá trình ra quyết định của người sử dụng khi nó phản ánh trung thực và khách quan thực tế kinh tế của doanh nghiệp

31

Trang 31

5 Dễ hiểu

Rõ ràng thông tin không thể thích họp với người sử dụng trừ phi

nó có thể hiểu được Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đổi với người sử dụng Người

sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh

tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh các báo cáo tài chính

6 Có thể so sánh

Việc so sánh các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được khi tính toán và trình bày nhất quán Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa

Trang 32

các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán,

kế hoạch

Như vậy, kế toán phải đáp ứng đồng thời các yêu cầu trên Tức

là, thông tin kế toán được cung cấp phải trung thực (Faithful representation), khách quan (Neutrality), kịp thời nhưng phải đầy đủ (Completeness), dễ hiểu (Ưnderstandability) và có thể so sánh được (Comparability)

V CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẲC KẾ TOÁN

Là nhừng khái niệm, nguyên tắc chung được thừa nhận trong cõng tác kế toán như: định giá các loại tài sản, ghi chép sổ sách, phương pháp soạn thảo các báo cáo tài chính kế toán nhằm đảm bảo sự

dễ hiểu, đáng tin cậy và có thể so sánh của các thông tin kế toán

1 Các khái niêm kế toán

1.1 Thực thể kinh doanh hay đơn vị kế toán

Đây là khái niệm căn bản nhằm đề ra cho kế toán phạm vi giới hạn của một thực thể kinh doanh (hay đơn vị kế toán) trong việc ghi chép, phản ánh và cung cấp thông tin một cách đầy đủ, toàn diện

Đơn vị kế toán (Business Entity) là một tổ chức độc lập với các chủ thể, cá nhân khác và độc lập ngay cả với bản thân người chủ sở hữu đơn vị kế toán đó Các nhân viên kế toán, doanh nghiệp và các chủ

sở hữu của nó luôn được xem xét trong mối quan hệ hoàn toàn tách bạch nhau

Theo điều 2, Luật Kế toán năm 2003, đơn vị kế toán có thể là:

- Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí, ngân sách Nhà nước;

- Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí Nhà nước;

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của

DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

33

Trang 33

- Hợp tác xã;

- Hộ kinh doanh cá thể, tổ họp tác

1.2 H oạt động liên tục

Khái niệm hoạt động liên tục (Goỉng Concern) còn được gọi là

giả định hoạt động liên tục Để lập báo cáo tài chính định kỳ, doanh nghiệp được giả định đang hoạt động liên tục và tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần Như vậy, giả định rằng doanh nghiệp không có ý định cũng như không cần thiết, hoặc không bắt buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình

Giả định hoạt động liên tục cỏ ảnh hưởng quan trọng đến các giả định hay nguyên tắc khác mà kế toán vận dụng để đánh giá giá trị các yểu tố trong bảng cân đối kế toán Giả định hoạt động liên tục cho phép giả thiết rằng hàng tồn kho sẽ có thể bán được trong kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp với giá bán thông thường Giả định liên tục cũng cho phép kế toán khấu hao Nếu một doanh nghiệp khấu hao một tài sản cố định (máy móc) trong vòng 10 năm, điều đó

có nghĩa là chiếc máy đó sẽ có thời gian sử dụng hữu ích cho doanh nghiệp trong 10 năm tới Chúng ta chỉ có thể thực hiện việc khấu hao này với giả định đầu tiên là doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động ít nhất trong 10 năm nữa

Như vậy, thông tin kế toán cho phép thực hiện việc so sánh định

kỳ và đánh giá sự tiến triển của doanh nghiệp trong triển vọng doanh nghiệp đang hoạt động liên tục

Hoạt động liên tục là một giả định logic bởi vì doanh nghiệp được thành lập để hoạt động và phát triển Đây là giả định để thực hiện các nghiệp vụ kế toán Với giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục, tài sản được mua về, nợ phát sinh là để đảm bảo hoạt động không ngừng của doanh nghiệp chứ không phải để thanh lý trong ngày mai

Ví dụ 1.1: Công ty Việt Anh mua máy in áo phông với giá 60

triệu đồng Chiếc máy in này dự tính sử dụng trong 6 năm và thông thường, kế toán phải hạch toán chi phí liên quan đến tài sản này trong

Trang 34

báo cáo kết quả kinh doanh trong thời gian sử dụng 6 năm này Trong trường họp này, chi phí khấu hao chiếc máy in mỗi năm là 10 triệu đồng sẽ được ghi nhận là chi phí của mỗi năm Như vậy:

> Tài sản sẽ được thanh lý sau 6 năm sử dụng

> Giá trị sổ sách còn lại của tài sản sau năm thứ nhất là: 60 triệu - 10 triệu = 50 triệu đồng và tiếp tục như vậy cho đến hết năm thứ 6 với giả định là Việt Anh tiếp tục hoạt động liên tục

Tuy nhiên, định kỳ, một câu hỏi được đặt ra: liệu giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục có còn đúng không? Có cần thay thế giả định này bằng giả định doanh nghiệp phải thanh lý tài sản, ngừng hoạt động hay không?

Nếu như giả định thanh lý tài sản được lựa chọn, thì cần phải thanh lý toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, thanh toán tất cả các khoản

nợ, cũng có thể phải đánh giá các khoản bồi thường thất nghiệp cho cán bộ, công nhân viên R5 ràng, tác động của giả định này đến các báo cáo tài chính sẽ hoàn toàn khác đi

Vỉ dụ 1.2: Công ty thương mại Việt Anh bắt đầu kinh doanh

ngày 1 tháng 1 năm N Trong năm đầu kinh doanh, Việt Anh đã mua

200 chiếc máy giặt nhập kho, mỗi chiếc giá 10 triệu đồng Tuy nhiên, trong năm N Việt Anh chỉ bán được 170 chiếc với giá 15 triệu đồng/chiếc Vậy, những chiếc máy giặt còn lại trong kho được đánh giá như thể nào vào ngày 31/12/N trong các tình huống sau đây:

(a) Công ty bắt buộc phải đóng cửa vào cuối năm và những chiếc máy còn lại sẽ chỉ có thể thanh lý với giá 6 triệu đồng/chiếc do là hàng thanh lý

(b) Công ty có ý định tiếp tục hoạt động kinh doanh trong năm tới

Đối với trường họp (a), công ty bắt buộc phải ngừng kinh doanh vào cuối năm, 30 chiếc máy giặt còn lại sẽ được đánh giá theo giá trị thanh lý là: 30 X 6 = 180 triệu đồng, s ố tiền có thể thu hồi được từ việc thanh lý hàng tồn kho cuối kỳ mới là thông tin thích hợp đối với người chủ cửa hàng Với trường họp (b), công ty tiếp tục hoạt động kinh

35

Trang 35

doanh bình thường trong năm tới, 30 chiếc máy giặt tồn kho sẽ được báo cáo theo giá gốc (chi phí thực tế mà công ty đã bỏ ra để mua 30 chiếc máy đó là 30 X 10 = 300 triệu đồng), đồng thời ké toán phải vận dụng nguyên tẳc thận trọng trong kế toán Nguyên tắc này sẽ được trình bày trong phần dưới đây.

Để trả lời câu hỏi doanh nghiệp đang hoạt động liên tục hay chuẩn bị phải thanh lý tài sản, cần phải xem xét một số tiêu chí định tính và định lượng Ví dụ, có 3 nhóm tiêu chí cho phép nhận biết một doanh nghiệp có dấu hiệu khó khăn trong việc tiếp tục hoạt động kinh doanh:

1 Nhóm các tiêu chí dựa trên tình hình tài chính: lỗ liên tục, ngân quỹ liên tục thâm hụt

2 Nhóm các tiêu chí dựa trên hoạt động kinh doanh: mất một số thị trường chính, không khai thác phần lớn công suất máy m ó c

3 Nhóm các tiêu chí khác: chịu hậu quả của thiên tai, động đất, thay đổi về luật pháp bắt buộc doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc ngừng hoạt động kinh doanh chính

1.3 K ỳ k ế toán

Trong giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục, cần phải xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo từng khoảng thời gian Như vậy, thời gian hoạt động của doanh nghiệp sẽ được chia cắt thành các kỳ kế toán (Accounting Period) hoặc các niên độ kế toán bằng nhau Cuối mỗi kỳ kế toán, nhà nước cũng cần phải thu thuế của doanh nghiệp, các cổ đông mong đợi việc chia cổ tức từ doanh nghiệp, nhân viên muốn nhận thêm một phần tiền thưởng Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tổng kểt lại tình hình kinh doanh sau một khoảng thời gian để đề

ra các quyết định chia cổ tức, chia thưởng, nộp thuế cho nhà nước

Kỳ kể toán là khoảng thời gian mà kế toán phản ánh tình hình tài chính và hoạt động của đon vị với các sự kiện và giao dịch xảy ra trong khoảng thời gian đó Kết thúc một kỳ kế toán là kết thúc một chu trình kế toán bắt đầu từ mở sổ kế toán, ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán

và lập các báo cáo kế toán, tài chính

Trang 36

Theo quy ước, kỳ kế toán năm còn được gọi là niên độ kế toán có

độ dài là 12 tháng để tuân thủ các quy định về pháp luật và thuế: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (Điều 5) quy định kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là năm dưong lịch hoặc năm tài chính, trừ trường họp theo từng lần phát sinh; Luật Doanh nghiệp 2005 bắt buộc các công ty

cổ phần triệu tập đại hội đồng cổ đông thường niên để thông qua các báo cáo tài chính năm

Thời hạn 12 tháng không có nghĩa là niên độ kế toán bắt buộc trùng với năm dưong lịch Doanh nghiệp có thể tự ấn định ngày kết thúc niên độ kế toán Tuy nhiên, niên độ kế toán phải gồm 12 tháng tròn Bên cạnh kỳ kế toán năm, có các kỳ kế toán với độ dài ngắn hơn, phụ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, ví dụ như kỳ kế toán tháng, quí, sáu tháng

1.4 Cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích

Cơ sở tiền mặt (Cash basis of accounting): Theo cơ sở tiền mặt,

kế toán chỉ ghi chép các giao dịch khi chúng gắn với các dòng tiền thu hoặc chi Chỉ ghi nhận doanh thu khi đã thu được tiền và chỉ ghi nhận chi phí khi đã chi tiền

Cơ sở dồn tích (Accruals basis of accounting): Kế toán trên cơ sở dồn tích nghĩa là mọi nghiệp vụ được ghi sổ vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tể thu hoặc thực tế chi tiền Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Kế toán dồn tích không chỉ ghi nhận những giao dịch bằng tiền

mà cả những giao dịch mua, bán chịu Nói cách khác, kế toán dồn tích ghi chép tất cả các giao dịch liên quan đến vốn bằng tiền nhưng không đòi hỏi phải có sự thanh toán bằng tiền mới ghi nhận một giao dịch Kế toán dồn tích dựa trên hai nguyên tắc quan trọng là nguyên tắc ghi nhận doanh thu và nguyên tắc phù họp giữa doanh thu và chi phí được trình bày ở phần sau

37

Trang 37

Bảng 1.2: So sánh C ơ sử dồn tích và C ơ sử tiền m ặt

C ơ sở dồn tích C ơ sở tiền m ặtDoanh thu, thu nhập

khác

Khi “thực hiện”

(Eamed/Realized)

Khi nhận được tiền

(Incuưed)

Khi trả tiền

Như vậy, quy trình tính toán lợi nhuận chính là việc “gán” doanh thu, thu nhập với chi phí phát sinh, chứ lợi nhuận không phải là chênh lệch giữa số tiền thu được và số tiền chi ra trong một kỳ kế toán Tuy vậy, nếu tính trên toàn bộ “cuộc sống” của một doanh nghiệp, tổng “lợi nhuận” tính theo hai cơ sở trên là bằng nhau

Chúng ta lấy một vài ví dụ về việc áp dụng cơ sở dồn tích để xác định thu nhập và chi phí Trường hợp thứ nhất, số tiền mặt đã nhận được từ năm trước có thể là thu nhập của năm nay Ví dụ, doanh nghiệp cho thuê văn phòng và yêu cầu bên thuê trả trước tiền thuê, việc vận dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán được minh hoạ trong hình 1.3 dưới đây:

Trong năm trước

+ Tiền mặt (tăng) + Thu nhập nhận trước (Doanh thu chưa

thực hiện): tăng khoản phải trả

Năm nay

+ Thu nhập năm nay (tăng)

- Thu nhập nhận trước (giảm)

Hình 1.3: Anh hưởng của kể toán dồn tích

Trường họp ngược lại ví dụ trên, vào cuối năm, một số khoản tiền thuê nhà năm nay vẫn chưa thu được hoặc khách hàng chưa thanh toán một số khoản doanh thu bán chịu Các khoản này được thanh toán vào năm tới chính là kết quả của các khoản thu nhập đã thực hiện trong năm nay (xem hình 1.4)

Trang 38

Năm nay

+ Phải thu của khách hàng (tăng) + Doanh thu bán hàng

(Thu nhập tăng)

T rong năm tới

- Phải thu của khách hàng (giảm)

+ Tiền mặt (tăng)

Hình 1.4: Anh hưởng của kế toán dồn tích

Tương tự, một số khoản đã thanh toán trong năm trước có thể là chi phí của năm nay Ví dụ, tiền thuê nhà hoặc phí bảo hiểm đã trả năm trước có thể liên quan đến một vài tháng của năm nay (xem hình 1.5)

T rong năm trước

+ Chi phí trả trước (tăng)

sự dễ hiểu, đáng tin cậy và có thể so sánh của các thông tin kế toán

2.1 Nguyên tắc giá gốc

Đây là nguyên tắc đánh giá tài sản Tài sản sẽ được đánh giá và ghi nhận ban đầu theo giá gốc (Historical Cost Principle) Giá gốc là

39

Trang 39

giá tính đến thời điểm tài sản được hình thành và ghi nhận vào sổ sách

kế toán của doanh nghiệp Giá gốc tính theo số tiền hoặc khoản tưcmg đương tiền đã trả, phải trả tại thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc không được thay đổi trừ khi có quy định khác Giá gốc còn được gọi là nguyên giá hoặc giá nguyên thủy

Tài sản mua về được kế toán theo giá phí mua (bao gồm giá mua cộng các khoản chi phí mua hàng phát sinh cho đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng) Sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra được đánh giá theo giá thành sản xuất (bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm đó) Tài sản doanh nghiệp được biếu tặng sẽ được ghi nhận theo giá trị họp lí

Ví dụ 1.3: Ngày 1/12/N, Công ty tin học Hải Hà mua một lô 10

chiếc máy tính McPro về nhập kho, giá mua là 200 triệu đồng, chi phí vận chuyển về đến kho là 5 triệu đồng Giá gốc của lô hàng sẽ được ghi nhận là 205 triệu đồng

Cuối năm N, nếu Công ty Hải Hà tiếp tục nhập loại máy tính McPro trên thì giá mua sẽ lên tới 25 triệu đồng/chiếc Công ty Hải Hà

sẽ báo cáo giá trị lô hàng máy tính đã nhập kho ngày 1/12/N và còn tồn kho đến ngày 31/12/N theo giá nào?

Gợi ý: Vận dụng nguyên tắc giá gốc, kế toán vẫn phải báo cáo giá trị lô máy tính trên theo giá 205 triệu đồng mà không được ghi tăng lên 250 triệu đồng

Cơ sở của nguyên tắc giá gốc là:

- Việc sử dụng nguyên tắc giá gốc tương đối đơn giản vì đây là nguyên tắc đơn giản nhất để đánh giá tài sản mua về: khi mua hàng có hóa đơn hoặc hợp đồng mua bán chỉ rõ giá bán hoặc chi phí doanh nghiệp phải trả Việc đánh giá giá gốc sản phẩm sản xuất ra hay giá trị tài sản được biếu tặng có vẻ phức tạp hơn;

- Nguyên tắc giá gốc có tính lịch sử, bởi vì từ cuối thời kỳ Trung

cô, kê toán đã luôn ghi chép các khoản thu, chi theo đơn vị tiền tê giả thiêt là ôn định, họ không phải đánh giá lại giá trị tài sản mua về Nguyên tắc giá gốc dựa trên giả định sức mua của đồng tiền là ổn định

Trang 40

Trong thời gian qua, nhất là trong các chuẩn mực kế toán quốc

tế, khái niệm giá trị hợp lý hay “fair value” có xu hướng thay thế giá gốc Tuy nhiên, việc sử dụng giá họp lý gây một số khó khăn trong việc so sánh do giá trị họp lý thay đổi thường xuyên

Chủ ỷ: giá trị của tài sản (hay nợ, vốn chủ sở hữu) có thể được đo

lường bằng nhiều cơ sở giá trị khác: giá trị thuần có thể thực hiện được hay giá hiện tại

- Giả thay thế (Replacement Cost) là số tiền cần thiết để thay thế

một yếu tố tài sản bằng một yếu tố tương tự

- Giá trị thuần có thể thực hiện được (Net Realisable Value) là

giá bản kỳ vọng trừ đi mọi chi phí còn phát sinh cho đến lúc đưa tài sản đến trạng thái sẵn sàng tiêu thụ và tiêu thụ nó

- Giá trị kinh tế (Economic Value) là giá trị xác định trên cơ sở

khả năng tài sản tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp

Nguyên tắc giá gốc sẽ bị phá vỡ khi doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động trong thời gian tới Khi đó giá gốc sẽ được thay thế bởi giá thanh lý để đánh giá giá trị của các yếu tố tải sản, công nợ của doanh nghiệp

2.2 Nguyên tắc doanh thu, thu nhập thực hiện

Nguyên tắc này quy định cách xác định thời điểm ghi nhận doanh thu Nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc ghi nhận doanh thu (Revenue Recognition Principle) Doanh thu được ghi nhận khi được xem

là đã được thực hiện và quá trình tạo thu nhập đã kết thúc về cơ bản

Vấn đề đặt ra là khi nào thì quá trình tạo thu nhập đã kết thúc về

cơ bản, đó là khi quá trình sản xuất kết thúc, khi đơn vị chuyển giao cho người mua quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ hay khi doanh nghiệp đã thu được toàn bộ số tiền bán hàng?

Trong kế toán dồn tích, một doanh nghiệp ghi nhận doanh thu, thu nhập khi:

- Quyền sở hữu về hàng hóa, sản phẩm đã được chuyển giao cho bên mua hoặc đã hoàn thành toàn bộ hoặc phần lớn dịch vụ được cung cấp;

41

Ngày đăng: 22/07/2016, 08:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Maremont, M. and J. Bandler, “Deeper Accounting Woes at Xerox”, Wall Street Jounal June 28th 2002, page A3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Deeper Accounting Woes at Xerox
1. Đặng Kim Cương, Nguyên lý kế toán Mỹ, Nhà xuất bản Thống kê, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý kế toán Mỹ
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
2. TS. Phan Đức Dũng, Kế toán Kiểm toán, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, TP Hồ Chí Minh, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán Kiểm toán
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
3. PGS.TS Võ Văn Nhị, Nguyên lý kể toán, Nhà xuất bản Tài chính, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý kể toán
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
4. PGS.TS Nguyễn Việt, PGS.TS Võ Văn Nhị, TS Trần Văn Thảo, Giảo trình Nguyên lý kế toán, Nhà xuất bản Lao động, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảo trình Nguyên lý kế toán
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
5. PGS.TS Đoàn Xuân Tiên, Giáo trình Nguyên lý kế toán, Nhà xuất bản Tài chính, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nguyên lý kế toán
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
6. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Giảo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảo trình kế toán quản trị
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2011
1. Healy, p.and J.M.Wahlen (1999), A review o f the earnings management literature and its implications for stardard setting, Accounting Horizons v l3 n4, December 1999, p.365-383 Khác
2. Kimmel, Weygandt , Kieso (2007), Financial Accouting, 4th edn, Susan Elbe (publisher), copyright @ 2007 John W iley & Sons, Inc Khác
3. Katherine Gunny (2005), What are the consequences o f real earnings management, Hass School o f Business, University o f California, Berkeley CA 94720 Khác
4. Smith, R., S.Lipin, and A.K.Naj (1994), Managing profits: How General Electric damps fluctuations in its annual earnings, Wall Street Jounal November 3rd 1994, page A l Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w