1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Y học dự phòng vừa đi vừa kể

117 592 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 648,98 KB

Nội dung

Y học dự phòng vừa đi vừa kể là cuốn sách hay chia sẻ kinh nghiệm thực tế của anh Cactus sau quá trình học và đi làm thu lượm được và viết lại thành cuốn sách này.Dành cho các bạn sinh viên đam mê và muốn tìm hiểu về ngành này

Trang 2

www.drcactus.tk

Trang 3

mê, mê vì tác giả đã gửi đến cho người đọc những thông điệp vềnhững cách sống đẹp, về những con người tử tế, Cactus mê vìcách viết của TnBS đầy dí dỏm và thu hút người đọc Đọc cácbài viết của TnBS làm Cactus chợt nhận ra, chính cách viết,cách nói chuyện này là thứ mình đã tìm kiếm lâu nay.

đã trải qua… và chẳng có chuyện nào thật 100% cả

Với Y học dự phòng, vừa đi vừa kể, Cactus mong muốn

Trang 4

mà Cactus đã được thấy, được nghe trên chặng đường y học dự phòng mà Cactus đang đi, để qua đó các bạn, các em có thể hiểu

hơn về ngành y học dự phòng rồi yêu mến nó như Cactus đã vàđang yêu Cũng qua đó, Cactus mong các bạn, các em nhìn thấynhững điều mà bản thân còn thiếu sót trong kiến thức, kỹ năngchuyên môn để từ đó tích cực trau dồi, rèn luyện rồi mai này sẽlàm cho ngành y học dự phòng trở nên tốt hơn

Trang 5

MỤC LỤC

Đi đo môi trường lao động……… 1

Đi khám sức khỏe định kỳ cho công nhân……… 3

Chuyện sinh viên Y học dự phòng……… 7

Chuyện định hướng……… 12

Tôi là ai? Tôi muốn gì?……… 14

Chuyện ở quán cà phê……… 19

Mèo con đi học……… 24

Chuyện xin việc……… 28

Chuyện tiêm chủng……… 32

Đi giám sát tiêm chủng……… 35

Bác sĩ giấy……… 38

Chuyện đồng nghiệp……… 43

Một cuộc phỏng vấn……… 48

Nên học Y học dự phòng hay học y đa khoa………… 54

Chuyện bắt muỗi……… 65

Chuyện con ngựa……… 72

Chuyện viết chuyện lách……… 80

Chuyện ở làng Méo Phần 1: Điều tra dịch……… 87

Phần 2: Xử lý dịch……… 92

Phần 3: Phòng chống dịch tái phát……… 106

Trang 7

Cactus cầm tờ hợp đồng trên tay mà không khỏi ngạc nhiên,trị giá của nó đến hơn 10 triệu đồng trong khi việc phải làm làcầm mấy cái máy đi đo môi trường lao động trong xí nghiệp X

nọ, đem về phân tích, tính toán và trả kết quả cho họ

Đoàn làm việc có tất cả 5 người, nếu không tính Cactus làsinh viên xin đi theo để thực tập và anh lái xe, thì người làmchuyên môn chỉ có 1 bác sĩ và 2 anh kỹ thuật viên của khoa Sứckhoẻ nghề nghiệp (SKNN) ở trung tâm y tế dự phòng Đồ nghềmang theo gồm có máy đo vi khí hậu để đo nhiệt độ và độ ẩm,máy đo tiếng ồn, máy đo bụi, máy đo ánh sáng, máy đo độ rung

và máy đo hơi khí độc Theo lời mọi người thì trong số đó chẳng

có máy nào trị giá dưới trăm triệu cả, bởi thế mà trước đây mỗilần đám sinh viên như Cactus tới trung tâm y tế dự phòng họcthì chỉ được đứng từ xa ngó mà không được sờ chứ chưa nói đếnviệc tập cách sử dụng mấy máy móc này Cho nên với Cactusnhững chuyến đi như thế này thực sự là rất hữu ích

Công việc của đoàn cũng khá đơn giản, chỗ nào cần đo, đonhững mẫu nào, đo bao nhiêu mẫu thì cứ nhìn vào hợp đồng rồixách máy tới chỗ cần đo mà đo; các thông số hiện lên trên mànhình được ghi lại rồi đem về tính toán sau Theo kinh nghiệmcủa một anh kỹ thuật viên thì ngay khi bước vào nhà máy, người

đi đo môi trường cần có cái nhìn tổng quát xem yếu tố độc hại ởđây là gì, là bụi, là tiếng ồn, ánh sáng hay là rung chuyển…, nếuchúng ta nắm bắt được những yếu tố đó từ đầu thì khi vào đo ta

sẽ tập trung vào những yếu tố độc hại đó hơn Anh cũng cho biếthằng năm các cơ quan xí nghiệp phải đo môi trường lao động vàkhám sức khoẻ cho công nhân ít nhất 1 lần nên khoa SKNNluôn bận rộn, đi đo đi khám về thì phải xử lý kết quả, nhập hồ sơsức khoẻ cho công nhân vào máy nữa nên ai cũng luôn chân

Trang 8

Đi đo môi trường lao động thì phải vào tận nơi người tađang làm việc để đo tiếng ồn, đo bụi, khí độc, phóng xạ… ThấyCactus có vẻ lo lắng, anh kỹ thuật viên mới trấn an: “em đừng

lo, vào những môi trường này thì chúng ta cũng được trang bịbảo hộ cho người lao động, nên em không cần lo về sức khỏehay nhan sắc đâu, người đẹp trai thanh tú như em có đi cả năm

về vẫn cứ đẹp hoài à” Nói xong anh còn đá lông nheo một cáilàm Cactus thấy bồi hồi trong dạ

Buổi đầu tiên theo chân các tiền bối đã giúp Cactus có nhiềutrải nghiệm thực tế hơn những lý thuyết được học suốt mấy nămqua, càng đi Cactus càng vỡ lẽ ra nhiều thứ mà trước giờ mìnhkhông để ý Ngày mai, khoa SKNN đi khám sức khoẻ định kỳcho công nhân ở công ty Z và những trải nghiệm mới đang chờđón Cactus ở phía trước

***

Trang 9

CHO CÔNG NHÂN

Người lao động trong các công ty, xí nghiệp phải khám sứckhoẻ ít nhất là 1 năm 1 lần, ở những nơi môi trường độc hại thì

có thể là 6 tháng 1 lần Thông thường, các công ty, xí nghiệp nàyhợp đồng với các đơn vị y tế (có đủ thẩm quyền) trên địa bàn đểkhám sức khoẻ cho công nhân, có thể là bệnh viện đa khoa,cũng có thể là trung tâm y tế dự phòng, trung tâm y học laođộng… Việc các công ty, xí nghiệp có hợp đồng với trung tâm y

tế dự phòng (TT YTDP) hay không thì tuỳ thuộc vào nhiều yếu

tố, trong đó cái quan trọng là sự phát triển của khoa SKNN ở TTYTDP, đó là khoa SKNN phải có nhân lực, các máy móc cầnthiết cũng như uy tín trong công việc, mà những điều này lại còntuỳ thuộc vào ban lãnh đạo của trung tâm, của khoa nữa: họ phải

là người dám nghĩ dám làm, có sự đầu tư lớn để mở các dịch vụnày Bởi vậy không phải ở đâu sự phát triển của TT YTDP cũnggiống nhau, có nơi thì SKNN là khoa bận rộn, có nhiều việc đểlàm trong khi khoa Kiểm dịch y tế lại nhàn hạ, nhưng có nơi lạingược lại, SKNN không phát triển mà hoạt động chính lại là vềphòng chống bệnh truyền nhiễm

Thông thường các TT YTDP có 3 dạng hoạt động chính: 1 Hoạt động theo kế hoạch: đây là những hoạt động được lên kế

hoạch từ đầu năm, kinh phí từ ngân sách, ví dụ như hoạt động

giám sát dịch, tiêm chủng mở rộng hàng tháng; 2 Hoạt động dịch vụ: Các hoạt động này không phải TT YTDP nào cũng có

mà nó tuỳ theo sự năng động của ban lãnh đạo cơ quan, nếu cáchoạt động này phát triển thì thu nhập của người làm y tế dựphòng cũng tăng lên phần nào, các hoạt động dịch vụ ở TTYTDP thường là tiêm chủng dịch vụ, đo môi trường lao động,khám sức khoẻ định kỳ hay khám bệnh nghề nghiệp cho người

Trang 10

các dự án do cấp trên chỉ định hoặc do ban lãnh đạo cơ quan xinđược từ bên ngoài cũng góp phần bổ sung thu nhập cho cán bộ y

tế dự phòng

Cactus mở đầu khá là dài dòng, cũng phải thôi bởi để cóđược những kiến thức này thì Cactus cũng mất nhiều ngày tìmhiểu, viết ra thế cho các bạn dễ hiểu những gì Cactus nói saunày Còn câu chuyện chính của chúng ta hôm nay vẫn là chuyện

đi khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân ở xí nghiệp Z nhưCactus đã nói từ đầu

7h sáng xe ô tô đưa chúng tôi rời cơ quan để lên đường,đoàn khám lần này đi khoảng 20 người, chúng tôi sẽ khám cho

500 công nhân trong một xí nghiệp may ở cách trung tâm thànhphố 15 km Tới nơi chúng tôi được dẫn vào một khu nhà lớn vốn

là nhà ăn của công nhân, bàn ăn đã được dọn qua một bên đểchúng tôi tiện làm việc, các bàn khám được dựng lên, máy mócđược bày ra la liệt, người công nhân sẽ được phát một phiếukhám để điền thông tin cá nhân rồi cầm theo để lần lượt đi quacác bàn khám, nào là đo huyết áp, khám nội, da liễu, nội tiết, taimũi họng, răng hàm mặt, mắt…; về cận lâm sàng thì có lấy mẫumáu, thử nước tiểu nhưng cũng tuỳ theo từng hợp đồng với từngcông ty mà có sự khác biệt: những nơi có ít lao động hoặc ngườilao động có những nguy cơ đặc trưng thì người ta có thể yêu cầulàm thêm siêu âm bụng, phim phổi thẳng, điện tâm đồ… cònnhững nơi có hàng trăm, hàng ngàn lao động thì kinh phí khôngcho phép họ làm đại trà nên họ thường làm các xét nghiệm cơbản và/hoặc dành những xét nghiệm cần thiết cho các bộ phậnsản xuất có nguy cơ Việc khoa SKNN đến tận công ty để khámcho công nhân hay công nhân đến khám tại khoa SKNN là tuỳtheo từng hợp đồng do điều kiện thuận lợi của mỗi bên

Cactus là sinh viên nên được xếp vào bàn đo huyết áp, cùng

Trang 11

làm với Cactus còn có 2 sinh viên nữa, chúng tôi chưa ngồi ấmchỗ thì công nhân bắt đầu ào ào tiến vào Phiếu khám nhanhchóng được xếp thành từng chồng cao, tay Cactus bắt đầu bópbóp máy đo huyết áp, 1 người, 2 người, 5 người, rồi 10 người,

20 người… bàn tay bắt đầu thấy đau vì lâu ngày không quen

“lao động nặng”, chồng phiếu khám mới vơi 1 tí lại đầy lại ngay,thi thoảng lại có một anh một chị nào đó tìm cách luồn phiếukhám của mình lên phía trên vì tới sau mà muốn được đo trước,

do đó cặp mắt Cactus lại phải làm thêm 1 nhiệm vụ nữa là canhgác chồng phiếu trước mặt để ai ai cũng được công bằng Cũng

có khi Cactus làm bộ không để ý, liếc thấy anh chị nào thập thòđịnh luồn phiếu khám lên thì Cactus lại vừa đo huyết áp vừa nói

với mọi người một cách nhẹ nhàng: “Các cô chú, anh chị thông cảm em xíu nghe, em đã đo thì phải đo cho kỹ mới được, mọi người đừng nôn nóng nghe”, kết hợp với đó là một nụ cười thân

thiện, thi thoảng cánh tay Cactus lại đưa lên trán quệt mồ hôi,một vài giọt mồ hôi nặng quá, lăn xuống khuôn mặt trắng trẻothư sinh lại càng làm tăng thêm vẻ mệt nhọc của anh ấy Trước

cảnh ấy, các anh các chị cầm lòng sao đặng, ai ai cũng bảo

“không sao, không sao, đợi được mà, bác cứ đo đi, đo cho kỹ đi bác ạ…”, mấy anh chị có ý định luồn phiếu lên trước giờ cũng

ngẩn ngơ, tự bảo nỡ lòng nào mà mình lại làm việc đó, cái xếpphiếu vào chồng theo thứ tự rồi ra ghế ngồi coi Cactus đo huyết

áp, đôi mắt như dán chặt vào khuôn mặt thanh tú đang lấm tấm

mồ hôi của ai kia

Thực ra Cactus nhận thấy việc đo huyết áp gặp nhiều sai số,việc khám các chuyên khoa cũng vậy, nhìn chung không được

kỹ lưỡng cho lắm; điều này có lẽ là các bác sĩ đã nắm bắt từtrước ở xí nghiệp này có những yếu tố độc hại nào, có thể gây ranhững bệnh nghề nghiệp nào nên lúc khám người ta sẽ chỉ chú ýhơn đến những cơ quan có thể mắc bệnh đó Vấn đề này cũng là

do sự ảnh hưởng của quỹ thời gian, với lượng công nhân cực

Trang 12

đông thì đoàn khám không có nhiều thời gian dành cho từngngười Bởi thế, trong Cactus vẫn có chút gì đó áy náy, nên mỗilần đo huyết áp cho công nhân Cactus thường đo lại cho nhữngngười có bất thường, vừa đo Cactus cũng tranh thủ hỏi chuyện

để hy vọng trong những phút ngắn ngủi đó Cactus có thể cho họmột vài lời khuyên hữu ích

Chị ngồi xuống đây chị ơi… chị có hay đo huyết áp không?

có à, người ta bảo sao chị, bình thường hay không… chị có hay

bị đau gì không chị… hiện tại thì huyết áp của chị cao đấy chị ạ… chị phải theo dõi thường xuyên hơn chị nhé, những lần sau

mà vẫn cao thì phải đi khám để uống thuốc đấy… à, chị đừng ăn mặn quá nhé…

Sau 3 đợt khám sức khoẻ cho công nhân như vậy, 2 bạn sinhviên cùng đi với Cactus đã xin nghỉ, hỏi sao lại nghỉ thì bảo cứtưởng đi theo rồi được học cái gì mới chứ đo huyết áp thì biếtthừa rồi, đo huyết áp mệt quá nên thôi không đi nữa đâu RiêngCactus thì vẫn miệt mài đi theo các bác, hết đợt khám sức khoẻ

ấy mấy bác thấy Cactus dễ thương, ngoan ngoãn, chịu khó họchỏi nên đi đo môi trường lao động, đi giám sát tiêm chủng đềucho Cactus đi theo, bảo ban nhiều thứ lắm Còn những khi ở cơquan thì mấy cô mấy bác lại chỉ cho Cactus biết cách soạn côngvăn, cách làm báo cáo, cách thao tác các máy móc ở phòng xétnghiệm Mỗi ngày Cactus càng học được nhiều hơn nên cũngtham gia hỗ trợ các cô, các bác Thấy Cactus hiền lành, chăm chỉnên ai cũng mến, ai cũng thương

***

Trang 13

Ngày xưa chị chỉ muốn làm bác sĩ đa khoa thôi, chị thích đingoại khoa để trở thành bác sĩ phẫu thuật nhưng điểm thi không

đủ để đỗ đa khoa Đăng ký nguyện vọng 3 để học YHDP mà chịchưa biết mình sẽ học cái gì, học xong mình sẽ làm gì Rồi thìnghe nơi này nơi kia và tự an ủi bản thân rằng tốt nghiệp rồimình sẽ đi học định hướng chuyên khoa, mình sẽ tìm cách vềvới niềm yêu thích lâm sàng, đó mới là con đường thực sự củamình

Nhưng bây giờ đã là năm cuối mà kiến thức của chị chẳngđược bao nhiêu, năm 1 năm 2 trôi qua cùng với những ngàytháng chán nản, những ngày rong chơi cùng bạn bè, những mùa

ôn thi vội vã để sau đó chẳng còn nhớ mình đã thi những gì,năm 3 bắt đầu với nội, ngoại là những thứ mà chị đã chờ đợi từlâu, chị háo hức đi lâm sàng, chị muốn học hỏi thật nhiều, chịnghĩ từ giờ mình sẽ thay đổi, mình sẽ học chăm hơn… nhưng sựthật không được như vậy, với chương trình học tín chỉ, thời gianthực tập lâm sàng chỉ là 2 tuần cho 1 môn thì dù đã rất cố gắng,rất siêng năng nhưng chị chỉ càng thêm chán nản, thêm ấm ức

mà thôi Với kiểu học tín chỉ, thời gian để học lý thuyết trên lớp

đã hạn chế, đi lâm sàng thì lại càng khó hơn, 2 tuần đó chị

Trang 14

không thể làm gì hơn ngoài việc làm mấy cái bệnh án, ôn thi vàthi, bệnh viện nhỏ hẹp mà sinh viên thì đông gấp mấy lần bệnhnhân Ngoài ra, khi vào bệnh viện, bác sĩ, bệnh nhân cũng nhưsinh viên ngành khác thường có kiểu nhìn O_O đối với sinh viênYHDP, YHDP không được ai coi trọng cả, mà ngay cả bản thânchị hồi đó cũng rất tự ti về ngành học này Hết năm 3, rồi năm 4,năm 5 mỗi lần đi lâm sàng thì bấy nhiêu việc đó cứ lặp lại, nhớhồi đầu chị và bạn bè cũng bức xúc vì thời gian thực tập quá ítnhưng sau biết chẳng thay đổi được gì nên ai cũng âm thầmchấp nhận thực tế đó.

Mà có lẽ không phải riêng chị, nhiều bạn bè xung quanh cóthể cũng ở tình trạng này, sắp trở thành bác sĩ, được gia đình,làng xóm tự hào nhưng chị không nắm rõ cái giai đoạn của viêmgan B, chị không biết trên thị trường có những loại thuốc tránhthai nào, mỗi khi người thân hỏi điều gì thì chị phải giở sáchhoặc lên google mới biết, đó là mới nói ở khía cạnh tư vấn, nếunói về thực hành thì càng tệ hơn Cũng sẽ là bác sĩ mà kiến thức

lơ tơ mơ như vậy thì chị sẽ làm được gì đây? Niềm yêu thích vềlâm sàng không thực hiện được, từ đam mê trở thành thất vọng,tiếc nuối, chị càng chán ghét những môn học về sức khoẻ nghềnghiệp, về dân số, môi trường, thực phẩm… mỗi lần lên lớp,làm báo cáo luôn là cực hình Trong khi bạn bè quanh chị hăngsay làm đề cương, viết đề tài, học nghiên cứu… thì đối với chị

nó là một cái gì đó xa lạ, chẳng ghét nhưng cũng chẳng yêu Ừ,

ai giỏi việc đấy thì giỏi, nhưng đó không phải là lĩnh vực củamình đâu

Và cứ thế, gần 6 năm trôi qua rồi mà kiến thức chị học đượcchủ yếu phục vụ cho việc thi học kỳ mà thôi, tự bảo rằng kiếmtấm bằng đẹp đẹp ra trường có thể đi học định hướng chuyênkhoa, khi đó mình sẽ có cơ hội học lâm sàng tốt hơn Nhưng rồiđến những năm cuối trong suy nghĩ của chị đã có sự thay đổi, đi

Trang 15

nhiều hơn, học nhiều hơn, thực tế nhiều hơn chị càng thấy nhiềucái hay trong YHDP, chị càng thấy nhiều điều bất cập trong điềutrị, trong hệ thống y tế Lăn lóc ở các trạm y tế, tiếp xúc vớingười dân nhiều đã làm chị thay đổi suy nghĩ rất nhiều…

Những bệnh mà ta gặp trong bệnh viện khi đi lâm sàng: suythận, viêm gan, ung thư dạ dày… đều là giai đoạn muộn của mộtquá trình bệnh lý lâu dài rồi, người ta vào đó với chi phí rất lớn,trong khi khả năng của y học thì có hạn, nhiều bệnh nhân từmiền quê xa xôi khăn gói lên thành phố, cầm theo tấm thẻ bảohiểm hộ nghèo, đợi từ sáng tới 8h mới được gọi vào khám, bác

sĩ hỏi “bác bị đau gì?”, bệnh nhân kể…, bác sĩ có thể hỏi thêmhoặc không, cầm ống nghe đặt 3 lần lên lưng bệnh nhân chỉtrong 2 giây, im lặng viết đơn thuốc… bệnh nhân già mắt kémchẳng đọc được họ bị bệnh gì phải nhờ chị đọc chẩn đoán củabác sĩ, bệnh nhân chẳng được tư vấn, dặn dò gì từ bác sĩ hayđiều dưỡng, cứ thế bệnh nhân này qua bệnh nhân khác, có lẽchẳng đến 5 phút đã khám được 1 bệnh nhân Nhưng như thếcũng gọi là “may” lắm rồi, cũng có một trường hợp tương tựnhư vậy, 8h vào khám, bác sĩ thấy bệnh nhân ho, hỏi thêm mộtvài câu rồi ghi phiếu chỉ định X quang, bệnh nhân đi chụp phim,chờ đợi để được chụp, chụp rồi thì chờ để được lấy kết quả, 11hcầm kết quả quay lại phòng khám, bác sĩ hỏi thêm, thấy có bấtthường nữa nên chỉ định siêu âm bụng và bệnh nhân lại đi… Vàphải đến cuối buổi chiều việc khám mới xong và không có gìhơn ngoài 1 lô thuốc bảo hiểm y tế Thử hỏi trong quá trình đó

đã có bao nhiêu yếu tố tác động đến bệnh lý của bệnh nhân: tâm

lý, thời gian… Chị đã gặp nhiều trường hợp như vậy, càng thấyđau xót hơn cho những bệnh nhân vượt tuyến lên bệnh việnthành phố chỉ vì những bệnh cảm cúm thông thường, họ đã phảimất thời gian, tiền bạc đi lại, mất cả niềm tin nữa

Đi nhiều, gặp nhiều chị thấy làm bác sĩ không như chị vốn

Trang 16

nghĩ, không như trong phim ảnh, như trong ước mơ của chị vàcủa nhiều người Bạn chị bảo rằng người bác sĩ kia làm việcchưa chu đáo, nhưng chị nói lại với nó rằng bác sĩ cũng có nhiều

áp lực từ cuộc sống, từ cấp trên, từ quy định của bệnh viện…,mỗi lần khám như vậy họ chỉ nhận được dăm ba ngàn đồng màthôi, thử hỏi nếu chúng ta đi làm rồi, chúng ta có bảo đảm không

bị những áp lực đó tác động hay không? Và rồi chị nghĩ giúp đỡngười dân không phải là chờ họ bị bệnh nặng tìm đến với chúng

ta rồi chúng ta mới cứu chữa cho họ (khi đó không biết có cứuđược không nữa), giúp họ là tìm đến với họ, giúp họ khi chưa bịbệnh, khi bệnh còn nhẹ Các em đừng nhầm lẫn rằng công việc

đó là đi tuyên truyền, càng học càng thấy YHDP chúng ta cónhiều việc để làm, chúng ta có thể có hoặc không tác động trựctiếp vào người dân mà tác động vào chính quyền, vào trạm y tế,nhân viên y tế… và chị càng muốn thử sức cùng YHDP

Nhưng nhìn lại chị vẫn không có gì cả có lẽ phải đợi ratrường, tìm một công việc phù hợp rồi lúc đó chị sẽ đi sâu vàolĩnh vực của mình Nhưng chị muốn dành cho các em một vàilời khuyên khi các em còn có cơ hội để học trong nhà trường,đừng đợi đến lúc như chị mới thấy hối tiếc

Học lâm sàng, các em đừng bị cuốn quá sâu vào việc điềutrị, mổ xẻ, xét nghiệm… vì những thứ đó không phải người dânnào cũng có cơ hội được tiếp cận, hãy nhớ YHDP là chăm sócsức khoẻ ban đầu, các em hãy nghĩ mình như một ông bác sĩ ởtrạm y tế, người dân tìm đến chúng ta để được sơ cấp cứu, đểđược khám chữa những bệnh cấp tính chứ không phải nhữngbệnh mãn tính, nếu nhà trường không cho các em cơ hội để họcnhững thứ đó thì hãy tự học, hãy học những khái niệm về dịch tễhọc, bệnh học, cách xử trí, dự phòng… của những vấn đề phổbiến như tăng huyết áp, sốt xuất huyết, viêm gan B, cấp cứu, sởi,cảm cúm… Các em học lâm sàng nhiều, học sâu về những thứ

Trang 17

em sẽ chán nản với YHDP thôi, hãy nắm vững những kiến thức

để có thể giúp đỡ được gia đình, người thân và những người cầnmình giúp đỡ

Bên cạnh đó, việc học về thống kê, nghiên cứu cũng nênđấy YHDP chúng ta không thể mở phòng mạch để thu nhậpthêm thì nguồn thu nhập khác của chúng ta là từ các chươngtrình, các dự án, bởi vậy các em hãy học tập để bản thân luônsẵn sàng tham gia những chương trình, dự án đó khi có cơ hội,nhiều khi chỉ là thư ký dự án, là người điều tra viên hay ngườinhập số liệu nhưng cũng cho ta kinh nghiệm và thu nhập

Ngoài ra tin học và ngoại ngữ thì ai cũng biết vai trò rồi,đừng lãng phí tiền cha mẹ cho mua máy tính chỉ để lên mạngxem phim Hàn và hâm mộ mấy anh ở xứ xa xôi, đừng để lãngphí laptop và thời gian chỉ để lên facebook giết thời gian, trướchết hãy học cho tốt Word, Excel, Power point, có sự yêu thíchvới những thứ đó vì khi đi học và ra trường đều rất cần đến nó,hãy cố học lấy một phần mềm thống kê nào đó để làm tốt côngviệc được giao

Năm cuối chị cũng bận với việc học thi nhưng chị vẫn cốdành thời gian cho những điều trên, hy vọng là không quá muộn.Chị chúc các em học tập tốt và sẽ luôn yêu YHDP

***

Trang 18

Lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, hầu như sinh viên nàocũng từng có ít nhất một lần nghĩ về công việc tương lai, rằngnguyện vọng của mình là mai này ra trường mình sẽ làm côngviệc gì Nhớ hồi xưa Cactus và mấy đứa bạn cũng hay mơ mộnglắm, có đứa thì nói sau này tao sẽ đi học bác sĩ gia đình để mởphòng khám gia đình, chả mấy mà giàu; thằng khác thì bảo tao

sẽ về quê, quê tao còn nghèo lắm nhưng tao về để trả ơn quêhương cho tao 1,5 điểm ưu tiên, trả ơn bà con nông dân nơi đó

đã giúp đỡ gia đình tao nhiều; mấy đứa con gái thì nói ra trườngtui sẽ quyến rũ một anh bác sĩ đẹp trai giàu có về làm chồng,còn tui sẽ xin làm giảng viên ở trường đại học, cao đẳng nào đó,vừa nhàn lại vừa có thời gian đi shopping, làm đẹp…

Tuy nhiên không phải những dự định đó là bất biến, có bạnnăm nhất vẫn còn nuôi ước mơ làm bác sĩ phẫu thuật (bạn nàythi bác sĩ đa khoa mãi không đậu nên mới nộp nguyện vọng 2vào dự phòng, dù chưa biết bác sĩ dự phòng làm cái gì nhưngthấy có 2 chữ bác sĩ là được rồi), lên năm hai học di truyền thìlại mê làm một nhà tư vấn di truyền nổi tiếng như thầy giáo củamình; đến năm ba bắt đầu đi lâm sàng thì lao vào cày ngoạikhoa, nhưng rồi cũng thấy học dự phòng mà đi theo hướng điềutrị thì mờ mịt quá nên mới ngồi ngẫm lại, nói thôi thì theo y tế

dự phòng vậy; lên năm thứ tư thì học nhiều hơn về dự phòng, tựnhiên thấy băn khoăn ghê gớm, không biết mình thích cái gì,phù hợp với cái gì hơn, làm về an toàn thực phẩm giàu hơn haylàm HIV/AIDS giàu hơn, làm dự án thích hơn hay làm giảngviên thích hơn…; cái sang năm thứ năm đi cộng đồng tiếp xúcvới bà con nông dân nhiều hơn, thấy thương bà con quá, thấy hệthống y tế cơ sở còn yếu kém quá nên tự nhủ mai này mình sẽlàm ở tuyến cơ sở, sẽ cống hiến sức trẻ cho nhân dân, cho đất

Trang 19

Khoan nói đến năm cuối của bạn trên, Cactus còn thấy cónhững bạn suốt cả 5 năm chẳng có định hướng gì, có bạn thì vì

đã được “an bài” sẵn rồi nên không cần suy nghĩ nữa, ra trườngrồi được giao gì sẽ làm nấy (làm được hay không thì chưa biết),

có bạn khác thì vốn dĩ đã thụ động sẵn, cứ ung dung nhởn nhơngày ngày tháng tháng Nhưng rồi đến năm cuối, mấy bạn nóitrên đi thực tế thấy môi trường đi làm khắc nghiệt và đòi hỏikhắt khe, tự nhiên sợ vì thấy mình chẳng có được gì trong taycả: điểm chác thì không thấp nhưng mà chẳng cao gì, kiến thứcthì cứ mơ hồ, cái gì cũng biết mà không biết gì cả, kỹ năng thìvẫn ngáo ngơ, tin học chỉ dừng lại ở mức biết gõ facebook.comvào trình duyệt rồi bấm like và comment; nhìn xung quanh thấybạn bè ai ai cũng đầy những dự định, hoài bão, nhìn khóa sau thìthấy các em hăng say nghiên cứu khoa học, giao lưu sinh viênquốc tế mà tự thấy hổ thẹn quá Cái mới lên mạng tìm nghe câu

hát “Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại…”.

***

Trang 20

Khi còn sinh viên, nếu được hỏi dự định của bạn sau này ratrường sẽ làm gì, ở đâu thì có bạn sẽ lắc đầu, nói tao chưa nghĩtới, có nghĩ cũng chắc gì đã được thì nghĩ chi cho mệt, có bạnthì nói tao sẽ về quê làm cho gần nhà, bạn khác bảo tao sẽ vàoviện này, trung tâm kia, có bạn nữa thì nhe răng cười bảo taokhông cần lo việc đó, có ông chú họ hàng xa đã lo sẵn chỗ chotao rồi (nghe giống kiểu ông chú Viettel quá)… Nhưng rồi đếnlúc ra trường, môi trường thực tế khiến nhiều bạn không thểthực hiện được những dự định đó nữa Cactus nghiền ngẫm yvăn, đọc sách đêm ngày, quan sát nhân tình thế thái rồi một ngàyngộ ra 3 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các tân bác sĩ vớimức độ khác nhau, đó là các yếu tố: sở thích, kinh tế và gia đình(có thể gồm cả người yêu) Tùy theo quan niệm sống của mỗingười, yếu tố nào quan trọng nhất thì sẽ tác động lớn nhất đếnnhững sự lựa chọn về tương lai của người đó

nhất nên vẫn quyết ra đi Cũng có sở thích liên quan đến nơi muốn làm, muốn sống: Như cô bạn của Cactus là người miền

Nam nhưng lại có mong ước được làm việc ở Hà Nội nên dù xanhà nhưng ra trường bạn ấy vẫn khăn gói ra Hà Nội thi côngchức ở Cục YTDP; có bạn lớn lên ở nông thôn, muốn sau này sẽsống và làm việc ở thành phố nên tốt nghiệp xong là bạn bám trụ

lại thành phố để xin việc Yếu tố sở thích nhiều khi gắn liền với

Trang 21

dù tốt nghiệp với bằng bác sĩ y học dự phòng nhưng bạn đó vẫn

tự túc kinh phí để đi học định hướng chuyên khoa, bỏ qua lờibàn của gia đình, chưa biết tương lai có được cấp phép để khámchữa bệnh hay không nhưng bạn ấy vẫn quyết theo đuổi conđường ấy, bởi bạn mong muốn sau này được mở phòng mạch tư

để làm giàu Nhưng cũng có khi sở thích không liên quan đến vấn đề kinh tế: như cậu bạn của Cactus thích được ở lại trường

làm giảng viên, dù biết làm giảng viên thì đồng lương không caonhưng với bạn ấy được làm việc mà mình thích, được truyền dạycho các thế hệ đàn em là niềm vui rất lớn nên bạn ấy vẫn quyếttâm theo đuổi

Yếu tố thứ hai là yếu tố kinh tế.Như đã nói ở trên, kinh tế

có khi gắn liền với sở thích nhưng cũng có khi thì không Cóbạn lúc còn sinh viên thì mong muốn sau này ở lại trường làmgiảng viên để rồi phấn đấu làm tiến sĩ, giáo sư nhưng đến lúctìm hiểu mới thấy đồng lương giảng viên bèo bọt quá, ở lạitrường thì nhiều cây đa cây đề chẳng biết lúc nào mới phất lênđược nên đâm nản, cái nghe tỉnh kia có chính sách thu hút bác

sĩ, hỗ trợ tới mấy trăm triệu nên bạn ấy nộp hồ sơ tới đó luôn.Với nhiều người, khi không có sở thích nào đặc biệt và yếu tốgia đình cũng không quá gò bó thì yếu tố kinh tế sẽ trở nên quantrọng nhất, khi đó nơi nào mang lại điều kiện tốt nhất sẽ là nơi

mà họ đến tìm cơ hội

Yếu tố thứ ba là yếu tố gia đình, nhiều bạn với vai trò là

con cả, con một hoặc con út (khi anh chị đều đi xa) và vớinhững bạn nữ thì yếu tố gia đình thường có tác động rất lớn Côbạn của Cactus tốt nghiệp loại giỏi, có cơ hội ở lại trường làmgiảng viên hay tìm kiếm một công việc tốt ở thành phố, nhưng

ba mẹ mong muốn con gái về làm gần nhà, mai kia lấy chồng ởquê thì ra vào có nhau, vui cửa vui nhà, bạn ấy suy nghĩ nhiều

Trang 22

lắm nhưng rồi vì thương ba mẹ nên cũng về quê Có bạn khác

mồ côi ba từ bé, một mình mẹ nuôi bạn ấy và hai đứa em lớnkhôn, bạn xa nhà đi học rồi tốt nghiệp loại giỏi, tương lai rộng

mở ở thành phố này nhưng bạn vẫn về quê xin việc vì tự ý thứcđược trách nhiệm của mình Bạn nói mặc dù cũng có ước mơ,hoài bão làm ở cục này, viện kia nhưng về quê đâu phải làđường cùng Lại có bạn đi theo tiếng gọi của tình yêu, dù khôngđược làm việc mà mình thích, dù phải sống xa bố mẹ nhưng bạn

ấy vẫn chấp nhận hy sinh vì người mình yêu

Mỗi người có mỗi quan niệm sống riêng, có thước đo sựhạnh phúc không giống với người khác Bởi thế, sẽ có người đặtyếu tố sở thích lên hàng đầu, có người thì vấn đề kinh tế, ngườikhác thì yếu tố gia đình, có những người lại bị phụ thuộc vào cả

2 hoặc 3 yếu tố và có cả những người chẳng đặt yếu tố nào lênbàn cân Đã bao giờ bạn tự hỏi với bạn thì yếu tố nào sẽ là yếu

tố quyết định chưa?Đó sẽ là được làm việc mình thích, việclương cao hay sẽ ưu tiên cho gia đình? Với nhiều người, họ cómay mắn khi có thể thỏa mãn đồng thời 2 hoặc 3 yếu tố nói trênnên họ không cần nhiều băn khoăn, chẳng hạn một bạn sống ởthành phố lớn, ra trường xin vào làm ở Trung tâm YTDP gầnnhà luôn; hay như thằng bạn của Cactus tốt nghiệp loại khá, nócũng chẳng thích bon chen gì ở thành phố mà thích sống với bàcon quê hương nên ra trường nó xin về làm ở trạm y tế ở quê,nghe bảo lương bổng cũng khá, lại gần nhà và được bà con quýmến nữa Tuy nhiên, với nhiều người thì khác, họ không thể tựtrả lời được với bản thân rằng yếu tố nào là quan trọng nhất,không biết rồi đây cuộc sống thế nào mới là cuộc sống làm mìnhhạnh phúc: một cuộc sống khi được làm việc mình thích, cuộcsống có sự đầy đủ về vật chất hay khi được chăm sóc gia đình vàtrả hiếu được cho bố mẹ?

Trước lúc ra trường, nhiều người đã không tự đặt câu hỏi,

Trang 23

không tìm được câu trả lời cho bản thân nên tốt nghiệp rồi thì bịđộng, không tự quyết định được điều gì, xin việc ở thành phốlàm mấy bữa thì thấy chán quá, chi tiêu thì đắt đỏ, nói thôi vềnhà ăn cơm mẹ cho đỡ tốn, nhưng về nhà lại thấy quê nghèoquá, đường sá nhìn thấy chẳng muốn đi, đi làm nóng quá mà cơquan chẳng có máy lạnh, cuối tuần chẳng có siêu thị đểshopping, xem phim rạp Mấy năm đi học chẳng học được gìnhiều ngoài thói lười biếng nên giờ nhìn việc gì cũng chẳngmuốn làm, nói con người tôi chỉ phù hợp với những việc lớn laothôi, tôi muốn vùng vẫy ở biển lớn chứ chẳng muốn quanh quẩn

ở ao làng Cái đến bữa chịu không nổi nữa lại khăn gói đi nơikhác xin việc, ra trường hơn một năm mà đã qua 5 cơ quan khácnhau, giờ đang đi tìm nơi thứ 6

Muốn trả lời được cho bản thân những câu hỏi trên, muốn

có định hướng đúng đắn cho công việc của mình thì ngay khicòn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn sinh viên phải tích cựcthử thách bản thân và trải nghiệm Trong lớp Cactus ngày xưa

có bạn A suốt ngày cắm đầu vào giáo trình và tập trắc nghiệm,cuối học kỳ điểm cao nhất lớp, hỏi đến kiến thức thì trả lời đượchết nhưng các kỹ năng thì cứ ngáo ngơ; bạn B chẳng chăm học

mà bạn chỉ ham chơi và đi mua sắm, bạn có hàng ngàn bạn bètrên facebook, mỗi lần up ảnh 360 độ lên facebook rồi ngồi chờ

5 phút bạn sẽ có hàng trăm like và bình luận, bạn í cũng là mộtfan trung thành của các sao Hàn, sao Việt và luôn sẵn sàng lêntiếng bảo vệ thần tượng của mình Trong khi đó, bao nhiêu namthanh nữ tú khác ngày ngày hăng say học tập rèn luyện kiếnthức, tham gia hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học, giao lưuhọc hỏi khóa trước, chia sẻ với khóa sau, trên các trình duyệtinternet là các từ khóa quen thuộc về y học, chính sách, tuyểndụng, hệ thống y tế, chính trị xã hội… nên ai ai cũng thông thạochuyện đời, đọc sách khoa học nên đầu óc trở nên thông tuệ, đọcsách văn học nên nói năng đâu ra đó, ngôn ngữ phong phú nên

Trang 24

mỗi câu nói ra khiến ai ai cũng say mê; những bạn ấy tiếp xúcrất nhiều với đời thực, với công việc, với người này người kianên vốn sống giàu hẳn, trải nghiệm được nhiều nên những câuhỏi như “tôi là ai?”, “tôi muốn gì?”, “điều gì sẽ làm cuộc sốngcủa tôi có ý nghĩa?” luôn được các bạn ấy giải đáp rõ ràng, khúcchiết Trong đám ấy, nhiều đứa bây giờ đang ngày càng thăngtiến, có đứa hạnh phúc bên gia đình, cũng có đứa gặp nhiều biến

cố không ngờ, từng lên voi xuống chó mấy lần nhưng mục tiêusống không hề thay đổi nên mọi khó khăn đều phải lùi cho nótiến bước

Cũng có người nói trời ơi tính chi mà tính dữ vậy, ngườitính cũng không bằng trời tính đâu, cứ ngồi đó mà dự định này

nọ rồi mai kia không được thì lại thất vọng cho coi, cứ an nhiênrồi đâu cũng sẽ vào đó cả thôi Còn bạn, bạn nghĩ sao?

***

Trang 25

Bữa trước Cactus đi uống cà phê, vừa vào quán thì gặp mấybạn học ngày xưa, khỏi phải nói mọi người mừng vui thế nào,ngồi hàn huyên cả buổi Mấy bạn ấy bảo lâu ngày mới gặp lạiCactus, bữa nay thấy sao mà đẹp trai thanh tú quá đi, nghe xongCactus giận, cái chỉnh liền, bảo mấy bạn nói thế là không được,nói thế khác nào bảo ngày xưa Cactus xấu trai, bữa nay mới đẹp,phải sửa lại ngay Mấy bạn mới hỏi phải sửa sao, Cactus bảophải nói là sao mà thấy Cactus càng ngày càng đẹp trai thanh túnhư vậy, lần sau là phải nói thế đấy Mấy bạn biết lỗi, nói thôimày bỏ quá cho tụi tao đi, ngày thường thì tụi tao cũng ăn nóilưu loát lắm nhưng bữa nay gặp lại mày nên đột nhiên nói nănglủng củng thế đó Cactus mới nói thôi tao bỏ qua cho đó, rồiđịnh chuyển chủ đề khác thì thấy có một bạn cứ ngẩn ngơ ngồinhìn mình rồi bảo mày y như tranh vẽ vậy Cactus ạ, nhưng đếnkhi hỏi tranh của ai vẽ thì nó chẳng chịu nói gì luôn

Bạn bè lâu ngày gặp nhau, tâm sự đủ thứ chuyện nhưng chủyếu là Cactus nói chứ mấy bạn kia có chịu nói đâu, bảo kểchuyện tụi bay đi thì mấy bạn nói mày nói tiếp đi, kể nữa đi,mày nói hay quá Cactus ạ, Cactus mới nói tao hết chuyện kể rồithì có một bạn nói tao có đứa em học y gần ra trường rồi màchưa biết nên xin làm đâu cả, mày học y ra, lại đi đây đi đónhiều thì mày chia sẻ với tụi tao một vài điều đi, rồi về tao địnhhướng cho đứa em tao với.Cactus trầm ngâm nhấp một ngụm càphê và rồi anh ấy từ từ đi vào một câu chuyện mới

Trong mấy bộ phim Việt Nam chiếu trên tivi thường có bốicảnh một ông chồng quá say mê công việc nên bỏ bê việc nhà,

bà vợ mới ca thán câu “bây giờ giữa gia đình và sự nghiệp, ông hãy chọn 1 trong 2 đi”; hay như mấy phim Trung Quốc về mấy ông vua thời xưa cũng thường có câu hát “giang sơn và người

Trang 26

khoăn khi phải ưu tiên cho gia đình hay sự nghiệp hầu như aicũng gặp phải, và người học y lại càng có lý do để băn khoănhơn Như Cactus đã từng nhắc đến, 3 yếu tố tác động lớn đến sựlựa chọn công việc của các bác sĩ là sở thích, kinh tế và gia đình,trong đó sở thích và kinh tế ta có thể quy vào yếu tố sự nghiệp(được làm việc mình thích và việc có thu nhập cao) Từ 2 yếu tố

sự nghiệp và gia đình, Cactus tạm phân ra 3 mức độ công việc,tất nhiên ở đây chỉ bàn đến trường hợp những người gặp khókhăn khi muốn thỏa mãn cả 2 điều này, còn với những bạn đápứng được cả 2 điều thì khỏe re rồi nên khỏi nói đến nữa

Mức 1 là mức cao nhất, nôm na thì đây là mức “làm to” (totheo cách xã hội nhìn nhận thôi chứ với đồng nghiệp thì chưahẳn) Công việc ở mức 1 là ở các viện thuộc tuyến Trung ương,các trung tâm của tuyến tỉnh… tóm lại đó là những nơi mà cácbạn có thể chỉ đạo tuyến dưới, có thu nhập tốt hơn, được đi đây

đó nhiều, có cơ hội thăng tiến trong công việc và học vấn, có mối quan hệ với nhiều người nổi tiếng trong nghề, với giáo sưnày, tiến sĩ kia, giám đốc nọ Bạn bè Cactus, những người năngđộng, có năng lực, chí hướng và bằng cấp tốt thường hướng đếnmức này Mức này cũng là mức phù hợp để phát huy được tàinăng của các bạn ấy, là nơi để các bạn ấy phấn đấu, thể hiện bảnthân Tuy nhiên, vì công việc mức 1 chủ yếu tập trung ở cácthành phố lớn, ở những nơi kinh tế phát triển nên hầu hết cácbạn ấy phải chấp nhận sống xa gia đình: thuê nhà, ở trọ, khó vềthăm nhà, bố mẹ đau ốm cũng không về được thường xuyên, lậpgia đình rồi cũng phải gom góp để mua đất, xây nhà… Khi làm

ở mức 1 này, bạn thường sẽ phải dành hết thời gian, công sứccho công việc, cho những chuyến đi công tác, cho những mốiquan hệ; bạn sẽ ít có thời gian tụ tập cùng bạn bè, ít có dịp vềquê, ít có thời gian dành cho gia đình, con cái Mức 1 này phùhợp với những bạn có năng lực, chí tiến thủ, cho những người

Trang 27

ưu tiên sự nghiệp và không phải vướng bận chuyện gia đình,chứ còn những bạn hay say xe, ngại di chuyển, thích an nhàn ởvăn phòng, không thích bon chen, không thích môi trường làmviệc đầy cạnh tranh thì đừng làm ở mức 1 làm chi, không có hợpđâu.

Mức 2 là mức trung bình, là công việc ở các các tỉnh màkinh tế còn ở mức trung bình.Ở mỗi tỉnh này, các bạn có thể làm

ở trung tâm YTDP, trung tâm phòng chống HIV/AIDS, truyềnthông giáo dục sức khỏe, các trung tâm y tế huyện… nhưng sovới mức 1 thì ở đây có cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, chế độđãi ngộ nhiều khi không bằng được Vì kinh tế còn nghèo nênnhiều khi tầm nhìn của nhà quản lý cũng bị hạn chế, do đó sự ưuđãi cũng ít, khi tham gia vào mức 2 này thì cơ hội để phát triểnđôi khi không phải cứ dành cho người có tài năng mà còn phụthuộc vào nhiều thứ khác nữa.Các bạn làm ở mức 2 cũng thườngphải xa nhà, phải ở trọ như các bạn ở mức 1 Nhưng nếu nhưmức 1 là ở thành phố lớn, kinh tế phát triển nên dịch vụ giải trí,văn hóa thể thao cũng đa dạng, giao thông thuận lợi thì ở mức 2lại thường khó khăn về giao thông đi lại, nghèo nàn về các dịch

vụ giải trí, ăn uống nhưng mức chi tiêu lại đắt đỏ Mức 2 nàythường thu hút những bạn ưa thích một cuộc sống “bìnhthường”, đó là một cuộc sống mà có việc làm đúng chuyên môn

để tạo ra thu nhập, không quan tâm đến chuyện bon chen thăngtiến, không cần quá nhiều mối quan hệ, ngày ngày đi làm kiếmtiền gửi về quê cho bố mẹ, gom góp để sau này nuôi con cái ănhọc…

Mức 3 là mức thấp nhất, gắn liền với hệ thống y tế cơsở.Nếu mức 1, mức 2 ưu tiên cho sự nghiệp thì mức 3 ưu tiêncho yếu tố gia đình nhiều hơn.Những bạn ưa thích cuộc sốngbình dị, gắn bó với bà con nông dân thường lựa chọn mứcnày.Sống giữa quê hương, có bà con cô bác nên nếu bạn nào là

Trang 28

người cởi mở, thân thiện, có tâm huyết với quê hương thì sẽđược bà con quý mến và từ đó có rất nhiều niềm vui.Bên cạnh

đó các bạn ấy cũng có thể chăm sóc cho bố mẹ lúc ốm đau, già

cả, điều mà các bạn ở mức 1 hay mức 2 thường khó thực hiện vànhiều bạn vì thế mà áy náy

Như đã nói từ trước, 3 mức này chỉ nói đến trường hợpnhững bạn khó thỏa mãn được đồng thời cả 2 yếu tố gia đình vànghề nghiệp, tự nhận biết được bản thân mình phù hợp với mứcnào sẽ giúp các bạn trẻ chuẩn bị rời ghế nhà trường có nhữngquyết định và bước đi hợp lý, tránh được những trường hợp đứtgánh giữa đường Tuy nhiên không phải bạn trẻ nào cũng hiểuđược bản thân, nhận biết được cái gì thật sự có ý nghĩa trongcuộc sống của mình.Có nhiều bạn trẻ vốn chẳng có ý chí phấnđấu, năng lực cũng có hạn và cơ bản là có bệnh lười, thíchhưởng thụ, ra trường với danh bác sĩ nên cũng “sĩ”, bảo quênghèo thì chẳng về đâu, thấy bạn bè xôn xao xin việc ở thànhphố, trung tâm này nọ nên cũng đua chen, xin việc rồi đi làmđược mấy bữa thì người ta chê quá trời, bảo làm gì cũng khôngbiết, phải hỏi tới hỏi lui, chỉ trước quên sau, cái nói công việc gì

mà áp lực quá, lãnh đạo gì mà khó tính quá nên thôi nghỉ việc,rồi lại phải làm hồ sơ đi xin chỗ khác Có bạn ra trường vô SàiGòn sống và làm việc, được mấy tháng thì thấy mò về quê, ba

mẹ hỏi thì mới khóc bảo xa nhà con buồn quá, ở trỏng ai ai cũng

xô bồ, đua chen hết, con muốn về quê với ba mẹ, với bà con nơiđây thôi, cái xách hồ sơ đi xin việc ở quê thì mới hay là qua đợttuyển dụng rồi nên phải nằm chờ mấy tháng nữa mới có lượt

Âu cũng là do chẳng biết mình muốn gì

Có rất ít bạn để ý và thực hiện việc tự đặt câu hỏi rồi tự trảlời, trả lời chưa được thì trải nghiệm, thử thách để tìm ra đáp áncho câu hỏi mình muốn gì, mình hướng đến cuộc sống nào, chonên đến lúc phải quyết định thì trở nên luống cuống, đi sai

Trang 29

đường rồi đứt gánh Tuy nhiên, thực ra nhiều khi biết mìnhmuốn gì rồi cũng khó mà đạt được vì trong thời buổi này, cơ hộicông việc đã ít mà lại còn trôi đi không trở lại nên nhiều bạnphải nhắm mắt đưa chân rồi có bạn thì quá buồn chán, có bạn lạiquá nhiều áp lực Nên ngoài chuyện năng lực, kỹ năng của mỗingười thì còn có yếu tố may mắn nữa, mà nhiều khi người ta gọi

Đúng lúc đó thì đồng hồ báo thức réo chuông inh ỏi…

***

Trang 30

Nhiều bạn nghe đến đây vẫn còn thấy lạ lẫm quá, bởi cáctác phẩm của Chế Lan Viên, Vũ Thị Thường ra đời ở một “thờiđại khác” so với những võng du, xuyên không, đam mỹ, hủnữ… nên các bạn thấy lạ hoắc lạ huơ Nhưng truyện ngắn củaPhan Thị Vàng Anh thì các bạn phải nên đọc, nên biết Bên cạnhđọc sách chuyên ngành, sách dạy làm người, dạy làm giàu… tacũng phải thường xuyên đọc sách văn học cho tâm hồn thêmđẹp, ngôn từ thêm phong phú, thêm văn minh.

Trong truyện ngắn “Nhật Ký”, tác giả Phan Thị Vàng Anh

viết: Cả lớp uể oải buông bút xuống Thầy hỏi: “Các anh, chị có thắc mắc gì không?” Hoàn toàn trống rỗng trong đầu, tôi không thấy nẩy ra câu hỏi hào, băn khoăn nào về bài học Thầy cười buồn bã: “Thụ động quá! Cách học này sẽ giết các anh, chị!”, rồi thu vở đi ra Tôi cũng vội vàng thu vở về nhà Ở bãi xe sinh

Trang 31

viên, những chị giữ xe đã cau mày đứng đợi Tôi nhìn đồng hồ, mười một giờ ba mươi, một nửa ngày sắp trôi qua, không có gì vui, không có gì mới lạ…”

Điều mà nhân vật trong truyện cảm thấy được ngôn ngữhiện nay gọi là “nhạt” hay “sống nhạt” Cactus cũng từng là sinhviên nên không hề xa lạ với những điều này Và hằng ngày, hằngtháng, hằng năm nhiều bạn trẻ vẫn cứ để lãng phí thời gian vàtiền bạc cho sự nhạt ấy hoặc bế tắc trong việc tìm cách thoátkhỏi nó

Có bạn mỗi sáng uể oải chui ra khỏi giường lúc báo thứckêu lần thứ 2, thứ 3 Trên đường đi học bạn mua 1 ổ bánh mỳ,lên lớp ngồi nhai trong lúc chờ thầy cô tới Cả buổi sáng bạncũng ngồi nghe giảng, cũng nghe ban cán sự lớp thông báo này

nọ nhưng hình như chẳng có gì đọng lại trong tâm trí cả Bạn tựnhủ việc hoạt động này nọ là của người ta, ừ họ giỏi thì họ thamgia, còn mình không ham hố nên mình ngồi xem được rồi Cứthế, hằng ngày bạn tới trường, về nhà, học bài, ôn thi, bạn cắmcúi học mà học không vô, không kịp để thi cử nên bạn thấy căngthẳng miết; tuần một vài lần bạn rủ các bạn cùng nhóm đi chơi,mua sắm, chụp ảnh tự sướng đăng lên facebook với chủ đề

“xõa” Cả năm học bạn chỉ chú tâm vô mỗi chuyện học nhưng vì

cứ thụ động nên cứ phải chạy theo bài giảng của thầy cô, theolịch của nhà trường, lúc nào cũng thấy thiếu thời gian, lúc nàocũng thấy học không kịp, thấy ôn thi căng thẳng, thi cử làm bàikhông tốt Cái bạn buồn, nói có mỗi việc học mà làm đã khôngtốt thì nói chi việc khác nữa, nên thôi tớ ứ làm gì nữa đâu, học

kỳ sau tớ sẽ có kế hoạch học thế này, thế kia…

Có bạn lại khác, bạn thấy cuộc đời sinh viên mà cứ nhànnhạt thế là không được, mình phải vươn lên, phải hơn người, ratrường thì phải có bằng giỏi, thành tích các thể loại… Nên bạnlập kế hoạch cho việc học và hoạt động phong trào, đầu học kỳ

Trang 32

và thi Bạn liên hệ với các anh chị khóa trên xin tài liệu tủ, về

ôm tập trắc nghiệm để luyện, ai hỏi xin cũng không cho, mắc chiphải cho, cho để rồi họ điểm cao hơn à Hoạt động phong tràocũng vậy, bạn cân nhắc kỹ càng, cái nào do Đoàn trường tổchức, có giấy xác nhận bạn mới tham gia; bạn phải giành nhiềuthời gian và nếp nhăn của não để nghĩ coi làm sao mình ghiđiểm được với người này, làm sao để quen thân được với ngườikia Nhiều khi có hoạt động nào đó trùng với lịch học, bạn cúphọc để đi tham gia, ngược lại, nhiều khi có hoạt động tìnhnguyện nào đó, mọi người kêu bạn tham gia thì bạn kêu mắc họcrồi Hằng năm kết quả học tập của bạn đều cao, thành tích rènluyện cũng nhiều nhưng đôi lúc bạn cảm thấy cô độc quá, bạn

bè trong lớp thì chẳng thèm chơi vì chơi chẳng có lợi gì; chơivới mấy anh chị khóa trên, những người “đồng đội” thì thấy họcũng giữ kẽ vì họ bảo với nhau là cái đứa này khôn quá, xã giaothôi chứ lúc cần thì nó nhớ đến mình chứ lúc không cần nữa thìmình chẳng là gì đâu

Có bạn nữa lại khác, bạn có mục tiêu, kế hoạch học tập rõràng, lâu lâu bạn cũng tham gia vài hoạt động Đoàn, Hội haysinh viên trong khoa tổ chức, bạn biết cần bằng giữa chơi vàhọc, biết dành thời gian để trải nghiệm những niềm vui thời sinhviên Ngoài học chuyên ngành thì bạn luyện thêm tiếng Anh,đọc sách văn học, lên mạng vào facebook cập nhật tin tức mộtlúc rồi đọc báo về tin tức xã hội, thế giới; vào các website về y

tế để nắm thông tin mới nhất; mở máy tính thì bạn ngồi tập tànhvới Word, Excel, Access, mày mò chỉnh sửa ảnh, làm clip tặngbạn bè Bạn cũng thích giao lưu với anh chị khóa trên, nhất lànhững người hợp tính Mấy người khóa trên bảo với nhau cáiđứa này năng động, ham học hỏi mà nói chuyện cũng dễ thươngnữa, cái duy nhất mà nó xin tụi mình là những lời khuyên, lờichia sẻ về chuyện đời, chuyện học hành, định hướng chứ không

Trang 33

phải xin tài liệu, xin cơ hội “anh chị làm chương trình này, đề tài nọ thì cho em tham gia với”, có nhiều khi nó không xin mà

mình thấy dễ thương, chân thành quá nên mình cũng đem cho

nó, chỉ bày cho nó để nó học Bao nhiêu thứ được người đi trướcchia sẻ thì bạn không giữ cho riêng mình, bạn đem chia sẻ vớinhững bạn bè cùng quan điểm, cùng chí hướng, bạn đem cho lạinhững thế hệ sinh viên khóa sau, bạn nói nhận nhiều thế thì phảiđem cho bớt đi mới có chỗ trống để mà nhận thêm chứ, nếu cứ

ôm cho riêng mình thì chẳng nhận thêm được tí nào đâu Bạnsống vô tư, không ganh đua danh lợi, học và chơi có kế hoạch,sống biết cho đi để nhận lại nên tâm hồn bạn luôn thanh thản,khuôn mặt bừng sáng sự lương thiện, chân thành nên ai gặpcũng mến Lâu lâu thấy bạn nhắn tin kêu anh Cactus chừng nàoghé về lại trường đi, anh em gặp nhau hàn huyên bữa nghe anh,tụi em nhớ anh ghê há Ừ, anh cũng nhớ tụi mày, thế mai anhghé

***

Trang 34

Từ hồi có những khóa bác sĩ y học dự phòng ra trường đếnnay, lâu lâu Cactus lên mạng lại thấy những bình luận của nhiềubạn kêu đang thất nghiệp, không thể xin được việc làm, nói em

ơi học dự phòng làm chi, anh học xong giờ về chăn dê nè…

Cactus đọc thấy thế cũng đâm ra lo nghĩ, nói ủa sao mà khóthế, chắc giờ người ta còn ít chỉ tiêu với cơ cấu cả rồi Vừa rồilại có một khóa nữa ra trường, trong đó có nhiều “đàn em” củaCactus nên mình cũng lo lắng lắm Cái bẵng đi mấy tuần, tụi nóthi nhau gọi điện khoe anh ơi em xin được việc rồi nè, có đứa lạikhóc sướt mướt nói giờ nhiều nơi gọi quá mà em không biếtchọn nơi nào cho phù hợp nữa Nói thì các bạn bảo bốc phétnhưng Cactus thật sự không chém, thề Có đứa em gái, ra trườngbằng giỏi, trong hồ sơ xin việc cũng có 3, 4 bài báo khoa học, nónộp hồ sơ về trường, về tỉnh nhà, rồi cả mấy Viện nghiên cứulớn ở Hà Nội nữa, được mấy bữa thì 3, 4 nơi gọi, nói em thu xếpchuẩn bị đi làm nghe, chỗ chị đang rất cần bác sĩ dự phòng, nhất

là bác sĩ giỏi đấy Chỗ nào cũng mời gọi khiến nó suy nghĩ đêmngày, đắn đo đến nỗi người ngợm hốc hác, ngó tội lắm Đấy, cóbằng giỏi, có năng lực, lại nhanh nhẹn chịu khó nhấc mông đinơi này nơi kia nộp hồ sơ xin việc thì thiếu gì cơ hội, chứ nó đâucần ai hậu thuẫn, chạy chọt gì đâu

Cái Cactus nghĩ, thực ra việc làm đúng chuyên môn cho bác

sĩ dự phòng không phải là cạn kiệt đâu, thậm chí ở Hà Nội, SàiGòn vẫn còn thiếu nhiều lắm, nhưng người ta cần những ngườigiỏi, có năng lực, nhanh nhẹn, chịu khó, không chê lương thấp,không đòi được khám chữa bệnh Chứ nếu bạn chỉ ngồi ở quênói huyện nhà, tỉnh nhà phải tuyển tui, tui về cống hiến cho quêhương mà sao lại không có tuyển thì thất nghiệp cũng phải.Chuyện chạy chọt, để dành chỗ cho con cháu thì không phải là

Trang 35

không có Nhưng chỗ này không tuyển thì mình đi chỗ khác,mình có năng lực, lại chịu khó thì sợ gì mà không kiếm ra Cácbạn học Đại học Y Thái Nguyên, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội

ra mà không xin được việc ở miền Bắc thì cứ Trung tiến, Namtiến mà làm Cactus đi công tác gặp nhiều bạn làm ở Phú Yên,Khánh Hòa, Tây Nguyên… xuất thân từ miền Bắc và học nhữngtrường ở miền Bắc ra cả đấy

Có nhiều bạn, ra trường cả năm trời mà vẫn ở nhà chăn gàđuổi vịt, đánh chó đá mèo, vì chưa xin được việc ở quê, vì

“người ta” cơ cấu với nhau hết cả rồi Có người hỏi không xin ởquê được thì em đi tỉnh khác, vùng khác mà xin chứ ở nhà miếtsao được Cái bạn ngây thơ hỏi giờ phải đi đâu ạ, em không biếtnơi nào người ta tuyển, em không nghe ai nói cả Người đó chếtlặng mấy giây rồi giãy đành đạch, kêu trời ơi sao em học đại học

6 năm ra mà còn ngáo ngơ đến vậy, tự đi mà kiếm chứ chờ chi ainói Này nhé, mở máy tính ra lên mạng mà tìm, không thì gọiđiện cho nơi này nơi kia hỏi, hoặc nữa là xếp đồ vô ba lô, ramua vé tàu mà đi suốt từ Bắc vô Nam tìm coi, chứ ngồi ở nhà

mà ngáp, đuổi ruồi ruồi chẳng thèm bay thì đến bao giờ mới cóviệc, mới tự kiếm sống được hả Nghe thế thì bạn cũng thấy xấu

hổ rồi, nhưng còn cố chữa thẹn, nói thực ra em muốn kiếm việc

ở quê để gần bố mẹ, mai kia bố mẹ già yếu rồi thì còn có em để

mà nhờ vả lúc trái gió trở giời chứ ạ Lúc này, người đó chống 1tay lên hông, 1 tay chỉ thẳng vào mặt bạn đó mà hỏi: em muốn ởnhà, kiếm việc ở quê là để đỡ đần bố mẹ hay để bố mẹ đỡ đầncho em đấy hả? Anh nói em nghe, em học hành đàng hoàng ra

mà không xin được việc ở quê thì chẳng nhẽ em định ở nhà ănbám bố mẹ mãi sao, hay tính làm nghề gì khác? Sao em không

đi ra ngoài kia, tự kiếm lấy một công việc đúng chuyên môn.Giờ bố mẹ em còn khoẻ thì em cứ đi, mai kia bố mẹ già yếu rồithì em về lại quê hương cũng chưa muộn mà, khi đó em đã cónhiều kinh nghiệm, lại từ thành phố về thì đâu phải khó khăn

Trang 36

đâu, em lại tích luỹ được nhiều thứ thì trở về giúp đỡ quê hươngcàng tốt chứ sao Em nên nhớ rằng không mấy ai cả đời chỉ làmmột việc, ở một nơi đâu, nên đừng nghĩ rằng ra trường mình nênchọn một chỗ tốt nhất, thoả mãn được tất cả mọi điều kiện,chẳng có nơi nào như vậy đâu Cho nên hãy chịu khó xông pha

đi, giờ chưa có được cái mình ưng ý thì chịu khó vất vả, khắcphục khó khăn để mai này mình sẽ có, thậm chí có được cái ưng

ý hơn nữa Bây giờ em mong muốn cuộc sống thế này nhưngmười năm sau em sẽ nghĩ khác, cho nên trải nghiệm nhiều sẽcàng giúp em nhận ra điều mình thật sự muốn, cần thiết và phùhợp với em hơn Nhớ nghe em

Nhớ hồi xưa, lúc Cactus mới ra trường cũng phải tự mòmẫm, tự tìm kiếm thông tin tuyển dụng để đi nộp hồ sơ Đầutiên là lên mạng, vô website mấy Viện nghiên cứu, sở y tế haytrung tâm y tế dự phòng mà mình quan tâm để tìm xem họ cóđăng tin tuyển dụng không, nếu có thì theo đó mà làm hồ sơ, nếutrên web không có thì lấy số điện thoại của họ, gọi vô nói chị ơicho em gặp phòng tổ chức cán bộ, em muốn xin việc ạ Nhữngnơi xa, đi lại cách trở thì Cactus gọi điện hỏi, rồi nói giờ xa quá,

em gửi hồ sơ theo bưu điện được không, họ nói ừ em gửi vô đi,địa chỉ nè, thế là gửi Còn những nơi ở gần thì Cactus nhấcmông lên mà đi, tới từng nơi xem trực tiếp họ làm ăn thế nào, cơ

sở vật chất ra sao Hồi đó Cactus còn chảnh lắm, đi tới đâu cũngphải dạo một vòng ngó nghiêng đã, thấy cơ quan đẹp, sang trọngmới vô nộp hồ sơ, chứ nơi nào tuềnh toàng, nhếch nhác là nghỉkhoẻ, nói bừa bộn như vậy thì sao mà làm việc được Gặp chỗnào ưng mắt rồi thì cầm hồ sơ vô thẳng phòng giám đốc, phógiám đốc hoặc phòng tổ chức cán bộ mà hỏi, mà trình bày Cácbạn nhớ nhé, dù gọi điện hỏi hay tới trực tiếp thì cũng nên gặpnhững người có trách nhiệm với việc tuyển dụng để hỏi, chứđừng có gặp ai cũng hỏi hoặc hỏi người chẳng biết mô tê gì Cóbạn vừa vào cổng cơ quan nọ, vì nhút nhát nên cứ thập thò, vào

Trang 37

không dám vào mà ra cũng chẳng nỡ ra, bảo vệ nhìn thấy mớiquát hỏi đi đâu, bạn ấp úng lúng túng nói đi xin việc, cái ôngbảo vệ đang bực mình nên bảo về đi chứ cơ quan không cótuyển nữa đâu, thế là bạn tưởng thật nên lủi thủi ra về, đánh mất

cơ hội cho người khác Đi xin việc là đi bán sức lao động củamình, nên mình cứ thẳng lưng mà bước, sợ chi ai Mình ăn mặcthật đẹp, đầu tóc gọn gàng, nói năng dễ thương thì vừa mới nhìnngười ta đã ưng rồi, đến lúc trình hồ sơ lên thấy từ bao bì bênngoài đến nội dung bên trong mà được chuẩn bị chu đáo, ngănnắp, sạch đẹp, mục nào ra mục đó thì càng ưng cái bụng hơnnữa Nhớ có lần Cactus gọi vào một chỗ trong miền Nam để hỏixin việc, sau khi nối máy được với phòng tổ chức cán bộ rồi,người ta bắt đầu hỏi Cactus đủ thứ, từ chuyện bằng tốt nghiệptới kỹ năng này kia, rồi cả sở thích, đam mê nữa Chị phụ tráchnói bằng giọng miền Nam nhẹ nhàng, hỏi Cactus chán thì chịnói về cơ quan, nói về công việc, về tương lai của y học dựphòng, vân vân và vân vân Sau cùng chị bảo, em nói chuyện dễthương ghê, chị làm việc cả ngày căng thẳng đầu óc quá, gặpđược em nói chuyện dễ thương nữa chị mừng hết biết, bao nhiêumệt mỏi bay đi đâu hết luôn, thật đấy, em gửi hồ sơ vô đây đi,chị đọc địa chỉ cho nè, gửi hồ sơ rồi nhanh nhanh vô làm nghe

em Cái Cactus dạ dạ ríu rít, nói chị ơi chị làm em tốn tiền điệnthoại nhiều lắm, chị biết hông?

***

Trang 38

Tiêm chủng mở rộng ở trạm y tế là công việc được thựchiện thường xuyên, tháng nào cũng có, nhìn vào thì nghĩ là đơngiản nhưng để làm cho nó đạt kết quả tốt thì không phải là dễ.Quanh chuyện tiêm chủng cũng có nhiều điều để ngẫm nghĩ

Tháng đầu tiên đi làm Cactus được phân công về giám sáttiêm chủng ở một trạm y tế phường, gọi là “giám sát” nhưngthực ra bác sĩ mới ra trường như Cactus chủ yếu vẫn là đang họchỏi và rút kinh nghiệm cho mình Đi trạm này rồi trạm khác, đigiám sát tiêm chủng thường xuyên, tiêm chủng chiến dịch… đicàng nhiều thì càng nhìn thấy nhiều thứ

Đầu tiên là phải kể đến người nhà đưa trẻ đi tiêm chủng

Nơi Cactus làm việc là một thành phố lớn, nơi Cactus giámsát cũng là một địa bàn ở trung tâm thành phố, nhìn chung ngườidân ở đây đều có trình độ kiến thức cao, bởi vậy sự quan tâmcủa họ dành cho con cái cũng rất lớn Có những bà mẹ đưa con

đi tiêm từ lúc tờ mờ sáng dù trạm y tế phải 7h30 mới bắt đầutiêm, là vì họ sợ đi muộn thì sẽ hết vắc xin cho con mình, nhưngcũng có bà mẹ đưa con đi sớm vì lý do khác, ấy là vì họ muốntiêm xong sớm để về sớm mẹ đi làm, con đi học; có người thì bố

mẹ không đưa đi mà ông bà bồng cháu đi… Tất cả nhữngtrường hợp này đều dành sự quan tâm lớn cho con cháu nhưng

sự quan tâm của họ đã không đúng cách, đưa trẻ đi từ sớm dễlàm trẻ bị cảm lạnh, tiêm xong phải ở lại 30 phút để theo dõi, vềnhà phải theo dõi trẻ trong 24 giờ nhưng bà mẹ cứ muốn về để

đi làm đi học, thử hỏi lúc trẻ lỡ xảy ra phản ứng thì ai sẽ chămsóc kịp thời Lại có những trường hợp bà mẹ chở con tới trạm làvội vào xin tiêm liền cho con, hỏi vì sao thì bảo sợ con trễ học,

mẹ trễ làm Đấy, tâm lý đưa con đi “tiêm cho có tiêm” gặp ở rất

Trang 39

nhiều bậc phụ huynh, họ cứ nghĩ tiêm xong là được rồi màkhông để ý tới sự an toàn của trẻ sau tiêm, đáp ứng miễn dịchthế nào.

Có một câu chuyện mà Cactus được nghe kể lại thế này: mẹchồng và con dâu đưa trẻ tới trạm y tế nọ để tiêm vắc xin, trongkhi bà mẹ chồng đợi ngoài sân thì con dâu đưa trẻ vào khám,bác sĩ khai thác tiền sử thì biết trẻ đang bị ho, sổ mũi nên khôngcho tiêm, hẹn tháng sau tới Người con dâu bế trẻ ra sân thì mẹchồng hỏi vì sao không tiêm, con dâu nói là bác sĩ bảo ho thìkhông tiêm, lập tức bà mẹ chồng giáng cho con dâu một bạt tai,kèm theo lời mắng ai bảo mày ngứa miệng nói với họ cháu tao

bị ho làm gì…

Với những trường hợp này thì sự can thiệp, nhắc nhở củanhân viên y tế là rất quan trọng.Nhưng không phải ở đâu, khôngphải nhân viên y tế nào cũng làm được điều đó

Đi nhiều Cactus càng khâm phục những y bác sĩ mà sự nhiệtthành của họ rất khó có từ nào để mô tả được Những bà mẹ nóitrên chỉ biết cười trừ khi bị bác sĩla vì chăm con không đúngcách, nhưng la thì la mà rồi những bác sĩ ấy vẫn nhẹ nhàng chỉbảo cho bà mẹ Ví như hôm nọ Cactus ngồi xem một chị bác sĩkhám sàng lọc tiêm chủng ở trạm y tế, thật sự Cactus đã rấtkhâm phục con người ấy không chỉ bởi chuyên môn mà cáichính là bởi sự nhiệt thành và tấm lòng nghĩ cho người dân.Điều đó được thể hiện qua những câu hỏi tiền sử của trẻ mộtcách kỹ lưỡng và đầy tình cảm - hỏi mẹ mà như đang hỏi con:

“ui ui, bé cười kìa, lần trước tiêm về có sốt không bé, ồ! bé sốt à,thương quá… bữa sau bé nói mẹ không đưa đi tiêm từ sớm tinh

mơ nữa nghe, như vậy là không tốt đâu nghe…”; rồi những lời

tư vấn về hạ sốt, phòng bệnh được dặn dò một cách kỹ càng, dễhiểu và giống như đang chia sẻ kinh nghiệm nuôi con giữa 2 bà

mẹ (chị ấy cũng đang nuôi con nhỏ) chứ không phải giọng kẻ

Trang 40

Cactus ngồi nhìn và trong đầu luôn tự hỏi liệu mai này khiđược phân công về hỗ trợ cho các trạm y tế chưa có bác sĩ, haybiết đâu đến lúc nào đó sẽ về với trạm y tế làm, nhiệm vụ củaCactus cũng sẽ như vậy thì Cactus có thể đủ nhiệt thành màphục vụ người dân không, những việc đơn giản và nho nhỏ, cólợi ích thiết thực như vậy Cactus có thể làm tốt được hay không

mà lại cứ muốn làm những thứ to tát, cao siêu…

Cactus băn khoăn vì một điều thực tế là thái độ y bác sĩcũng bị ảnh hưởng bởi thái độ của bệnh nhân và người nhà, nếubệnh nhân và người nhà không được thân thiện thì sự nhiệtthành và công tâm của y bác sĩ cũng sẽ bị giảm, mà thái độ lại

có tác động tới hành vi nên khi làm những việc liên quan tới sứckhỏe người khác mà chúng ta không có sự nhiệt thành, công tâmthì hậu quả thật tai hại Xã hội phức tạp, con người cũng đadạng, có người rất biết đối nhân xử thế nhưng cũng có nhiềungười không biết đến phép lịch sự tối thiểu Bởi vậy hằng ngàybắt gặp những người không còn giữ được sự công tâm trongcông việc thì Cactus cũng thông cảm phần nào Nhưng câu hỏi

mà Cactus vẫn luôn đặt cho bản thân là làm sao để mai nàyCactus không như họ, làm sao để luôn công tâm, không lấy cái

cớ áp lực công việc để ngụy biện cho thái độ của mình với bệnhnhân, rồi liệu gương mặt bừng sáng, ánh mắt thân thiện, nụ cười

Ngày đăng: 21/07/2016, 13:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w