1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới nguyễn văn nam biên soạn

248 654 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 248
Dung lượng 30,36 MB

Nội dung

Vì thế, ước vọng thưởng lãm những thành tựu kiến trúc do con người tạo dựng trên hành tinh này của không ít người củng đành mai một, lắng dần thành hoài niệm.... Đền còn có tên là đền "N

Trang 1

NGUỴỄN VÃN NAM (BIÊN SOẠN)

NGUYỄN HOÀNG ANH (HIỆU ĐÍNH)

NHŨNG CÔNG TRÌNH

KIẾN TRÚC

Trang 2

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Nguyễn Văn Nam

Những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới / Nguyễn Văn Nam b.s ; Nguyễn Hoàng Anh h.d - H : Văn hoá Thông tin, 2014 - 248tr : ảnh ; 21cm

1 Công trinh kiến trúc 2 Thế giới

Trang 3

NGUYỄN VĂN NAM (b iê n s o ạ n )

NGUYỄN HOÀNG ANH (h iệu đính )

NHỮNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

NÓI TIẾNG THẾ GIỚI

NHÀ XUẤT BẢN VÃN HÓA - THÔNG TIN

Trang 5

LỜI NÓI ĐẨU

C ó lẻ có rất nhiều người giống tôi: Muốn "Chèo bế bơi trăng, buồm mây giang, gió, sớm ngọn Tương kia, chiều hang

Vũ nọ, vùng vẫy giang hồ, tiêu dao Ngô, Sở, đi cho biết đây,

đi cho biết đ ó man mác trước ngọn núi cao, bâng khuâng trời rộng sông dài, mênh mang cùng xa khơi điệp trùng, ngỡ ngàng, ngây ngất trước các danh lam thắng cảnh thiên nhiên, ngấn ngơ chiêm ngưỡng tượng đài, đền miếu, lăng tẩm, thành quách, đấu trường, chùa chiền, cung điện Những tuyệt phẩm đó đều nguy nga, hoành tráng, kỳ vĩ, thi gan cùng tuế nguyệt Từ đó ta tìm hiểu cuộc sống, mở rộng trí tuệ, ngấng đầu trông vọng bốn phương

Cuộc sống thật vô biên mà đời người thì hữu hạn Do nhân

tố khách quan khống chế, điều kiện chú quan nhiều trói buộc, khó khăn, nên nhân thế mấy ai được vẹn toàn tâm nguyện Vì thế, ước vọng thưởng lãm những thành tựu kiến trúc do con người tạo dựng trên hành tinh này của không ít người củng đành mai một, lắng dần thành hoài niệm Thời gian càng lùi sâu, hơi thớ cuộc sống càng gấp gáp, vội vã thì ước mơ thuở nào càng cháy bỏng, thôi thúc mãnh liệt khôn nguôi!

Đ ể khỏa lấp phần nào những thiệt thòi, giảm thiểu

những tiếc nuối không được chu du thiên hạ, tôi cố gắng biên soạn cuốn sách này ngỏ hầu giới thiệu với bạn đọc một

số dấu ấn kiến trúc cố, kim trên các châu lục, để cùng bạn đọc chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc tiêu biếu trái khắp địa cầu cùng những câu chuyện bi hùng về nó, những

Trang 6

câu chuyện thế hiện rõ sức mạnh về ý chí, tiềm năng về trí tuệ và tài hoa sáng tạo tuyệt vời của con người và sự kỳ diệu của tạo hóa.

Người xưa nói: "Không ai biết được hết, chỉ biết nhiều hay ít", tuy là người biết ít, nhưng với tâm nguyện nâng cao tri thức, khám phá điều mới lạ kỳ thú, tìm hiếu thêm những cái nhất của thiên hạ, tôi cố gắng hạn chế đến mức tối thiếu những "chưa đủ" đế hoàn thiện và mong rằng truyện về

"Những công trình kiến trúc ấn tượng nhất thế giới" không phụ lòng bạn đọc Hy vọng rằng cuốn sách giúp bạn đọc xóa

bỏ ngăn cách về địa lý, vượt qua hạn chế của không gian, thời gian, vòng quanh đây đó khắp thế giới này Tuy nhiên,

sự hạn chế về kiến thức khiến cuốn sách không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được độc giả lượng thứ Cuốn sách này được biên soạn dựa trên các nguồn tư liệu chính:

- Biên soạn trên cơ sớ tư liệu nước ngoài.

- Chọn lọc thông tin trên các phương tiện thông tin trong và ngoài nước.

- Thông tin từ mạng Internet

Do được biên soạn lại từ nhiều nguồn thông tin nên nội dung cuốn sách có thể trùng lặp tư liệu với một số tác giả, rất mong được thông cảm và lượng thứ.

Ngươi biên soạn

Trang 7

A T H E N S T H A N H P H Ó

C Ü A T R U Ỵ Ẻ N T H Ư Ỵ É T V A C Á C V Ị T H A N

J í y Lạp là một trong những nền văn minh rực

rỡ nhất thời cổ đại, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn minh quanh khu vực Địa Trung Hải Đến với đất nước xinh đẹp này, chúng ta hãy đến Thủ

đô Athens, trung tâm công thương nghiệp lớn nhất

Hy Lạp Athens có hơn 5.000 năm lịch sử và các di tích lịch sử ở đây rất phong phú, đa dạng Mỗi nám có khoảng hơn bảy triệu khách du lịch trên thế giới tới thăm Athens

Athens là thủ đô và là thành phố lớn nhất Hy Lạp, là một trong những thành phổ cổ nhất thế giới với lịch sử được ghi chép ít nhất là 3000 năm Thành Athens là một quần thể kiến trúc đền đài vĩ đại gồm: cổng Propylaea, đền Nike (đền thuộc quần thể kiến trúc Acropolis nổi tiếng tại Hy Lạp, được lấy tên theo vị thần Athena Nike - vị thần tượng trưng cho sự khôn ngoan và chiến thắng Đền còn có tên là đền "Nữ thần Chiến thắng không có cánh" như tên gọi của bức tượng đặt bên trong), đền Erechtheỉon (đền Erechtheion được xây dựng từ năm

424 - 406 trước Còng nguyên, đền Erechtheion duyên dáng với thức cột Iônlc, và hàng cột Carỉatít - những

cô gál nô lệ xứ Caria, mặt bằng đền ở thể tự do không đốỉ xứng), và đền Parthenon (mạnh mẽ, cao lớn mặt bằng hoàn toàn đốỉ xứng với thức cột Dôrỉch)

Trang 8

A cro p o lis củ a A thens

Vệ thành Athens được xây dựng trên một vùng đất cao ráo, tuy độ cao nó chỉ cao hơn mực nước biển 152m, nhưng mặt Đông, mặt Nam, mặt Bắc đều là những vách dựng thẳng đứng, địa hình cực kỳ hiểm trở, cao hơn độ cao so với trung tâm thành phố h'í 70m đến 80m, đỉnh đồi khá bằng phẳng Thành cổ

có chiều Đông - Tây 280m, chiều Nam - Bắc 130m Năm 1.500 trước Công nguyên, nguyên vị trí đất cao này đả là vương cung, các công trình xung quanh được xây dưng tường thành rất kiên cố Đến năm 800 trước Công nguyên, vệ thành Athens bắt đầu hình thành Đương thời, dền đàỉ tế lễ thần linh đươc xây dựng trên những khu đất cao hơn hẳn Các công trình khác được hình thành tại những vùng đất thấp.Trong cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp và Ba Tư, vệ thành Athens từng bị ngườỉ Ba Tư phá hủy Cuối thế

Trang 9

kỷ V trước Công nguyên, sau khi kết thúc cuộc chiến

Hy Lạp - Ba Tư, người ta đả xây dựng lại tường thành dài 6,5km Ngoài ra, họ còn kiến tạo mớỉ các đền đài trong nội thành Sau thế kỷ IV trước Công nguyên, ngườỉ Athens đã xây dựng hàng loạt công trình thể hiện tài năng và trí tuệ của họ như: nhà hội họp, sân bãi thi đấu, hành lang cột lớn, tu tạo và mở rộng kịch trường lộ thiên Dionysus

E re c h th e io n , từ p h ía N am

Acropolis có nghĩa là nơỉ cao nhất của thành phố hay là Hòn đá thiêng Hòn đá thiêng là ngọn đồi đá vôi cao hơn mặt đất khoảng 100 mét, nổi lên giữa lòng Athens Từ chân đồỉ đả thấy đền Parthenon trên đỉnh Acropolis Trên ngọn đồi Acropolis, một quần thể kiến trúc tuyệt VỜI được

Trang 10

xây dựng: đền Parthenon (tiếng Hy Lạp nghĩa là

“Cung điện Trinh nữ", xây dựng vớỉ mục đích thờ cúng nữ thần Athena), đền Erỉchtheỉon (để tế lễ thần Erỉchtheỉon con traỉ Thần Lửa Hephastos và

nử thần Athena), cổng Propylaea, đền Nike (thờ phụng nữ thần Chiến thắng Nike, trong thần thoại La

Mã gọi là nữ thần Victoria, thần là bạn thân của thần Athena), và tượng nữ thần Athena! Các công trình này được thiết kế và cliỉ huy xây dựng bởi hai kiến trúc sư kiệt xuất thời cổ đại là Ichtinos và Callicrates

Cổng Propylaea là một cổng thành đồ sộ, được xây dựng bằng đá cẩm thạch vào các năm từ 437 đến 431 trước Công nguyên Propylaea gồm một cổng chính diện cao 18m, hai vòm mặt bên cao 13m, mở vào đầu đường Tôn Nghiêm có hai cánh; cánh trái cửa đền là một phòng trưng bày các tác phẩm hội họa đẹp, tỉnh xảo Đứng trước phía bên phải cổng chính là đền tế lễ nữ thần Athena, đây cũng chính là xuất xứ của tên gọi “Athens” Athena

là nữ thần Thông thái, biểu trưng cho: trí tuệ, chiến tranh, chiến thắng, công lý, nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ, ván học và nông nghiệp

Đền Erichtheion dùng để tế lễ, thờ cúng nữ thần Athena, thần Biển cả Poseidon (còn gọi là thần Neptuyn) Đền là một hiện tượng kỳ lạ trong kiến trúc đền đàl Hy Lạp cổ có mạt bang không đối xứng, vì thế nó trở thành kiệt tác Cửa vào phía Bắc được coi là điển hình của kiểu đầu trục cánh

đờ, phía Nam là cửa cột tượng nổi tiếng Cửa này

có một tầng gác vớỉ hàng cột tạc tượng mỹ nữ Nó

Trang 11

là điển hình cho nghệ thuật tạc tượng thờỉ cổ đại Đền được kiến tạo từ năm 421 đến 405 trước Công nguyên Sự xuất hiện của đền Erlchtheion sau đền Parthenon càng tăng thêm vẻ đẹp huyền bí của quần thể kiến trúc trên Acropolis Pathenon

m ạnh mẽ, cao lớn, mặt bằng đối xứng với cột Dorích Erichtheỉon thì nhỏ hơn, duyên dáng nép

m ột bên với cột Iỏnỉch và hàng cột Cariatỉc (cột kiểu những cô gái nô lệ xứ Carỉa)

Đền thờ nữ thần Athena trên đồi Acropolis được xây cất bằng đá hoa cương xứ Patalix cận kề với vùng Athens Đền thờ có chiều dài 5,5m, rộng 3,7rn Đền là sự tổ thành của một điện tế lễ hình vuông sát trong cùng và một sảnh đường nghệ

th u ật kiểu Iônỉch Xưa kia trong đền có tượng nữ thần Athena vĩ đại, chính Phidias thực hiện bằng vàng trộn lẫn ngà voi Tượng cao khoảng 9 - 1 1 mét Tượng nữ thần Athena ở đây cùng với tượng thần Zeus ở Olympia là hai tác phẩm điêu khắc điển hình của thiên tài Phidias, bạn thân của nhà lãnh đạo kỳ tài Pericles của Athen

Trong quần thể công trình này, thì đền Parthenon là một kiệt tác, một chuẩn mực về kiến trúc, điêu khắc của Hy Lạp cổ Nó là đền thờ đẹp nhất đương thời, và là một trong những kỳ quan của thế giới cổ đại!

Trong Thần thoại Hụ Lạp, nữ thần Athena l à

vi thần của nghề thủ công mỹ nghệ, đồng thời củng

l à một V Ị thần chiến tranh Athena l à thần bảo hộ của Thủ đò Athens, Hy Lạp Nguyên hình của vị nữ

Trang 12

thần này xuất phát từ hình dạng của loài chim với dấu hiệu chính là con cú Tương đương của thần

này trong Thần thoại La Mã là Minerva.

Theo Thần phả của Hesỉod thì Zeus kết hôn với Metis, ngườỉ con gái thông thái của Okeanos lữii nàng mang thai, Zeus đã được cảnh báo từ các nữ thần Vận Mệnh rằng đứa con do Metis sinh ra sau này sẽ lật đổ ỏng ấy củng giống như ông ấy đã tìmg đoạt ngai vàng của bố mình (Kronos) trước kia Lời sấm đó nói rằng: "Nếu Metis sinh ra con trai thì đứa con trai này sẽ lật đổ quyền lực của người cha, như Zeus đà từng làm đối với Kronos trước đây Còn nếu Metis sinh ra con gáỉ thì người con gái này sẽ có sức mạnh về trí tuệ và cơ thể ngang với người cha"

Zeus vô cùng sợ hãi, và đả quyết định nuốt chửng Metis khi nàng đang mang thai Ở trong bụng Zeus, Metis vẫn kiên trì chuẩn bị cho đứa con sắp chào đờỉ Đến ngày Metis sính, Zeus bồng thấy đau đầu dữ dội, không chịu nổi cơn đau, Zeus đà nhờ Hephaetus chẻ trán mình ra Và bay

ra từ trong đầu Zeus, không phải đứa con trai mà ông luôn e sợ, mà là một nử thần vớỉ đầy đủ giáp trụ bằng vàng rực rỡ - nữ thần Athena, vị thần của

sự thông thái, của những cuộc chiến huy hoàng, của sự công bằng và chính trực Zeus cực kỳ yêu thích đứa con này, ông ban cho Athena chiếc khiên thần của mình, và còn nóỉ cho nàng biết bí mật về nơi Zeus cất giấu những tla sét thần thánh của ông Athena trở thành người bảo vệ, và còn là một quân sư đáng tin cậy cho Zeus nửa

Trang 13

Sau này chính Athena đã hỗ trợ cho các anh hùng Perseus, Jason, Cadmus, Odysseus và Hercules trong những chuyến hành trình của họ Đặc biệt trong cuộc chiến thành Troy, lúc quân Hy Lạp gần như vô vọng trong việc phá thành thì Athena đã gỉúp

họ tạo ra con ngựa gỗ khổng lồ, kết quả là Troy lọt vào tay quân Hy Lạp ngay sau đó

Bi ẨN VÒNQ TRÒN ĐÁ STONEHENqE

C^tonehenge là một công trình tượng đàl cự thạch thời kỳ Đồ đá mớỉ và thời kỳ Đồ đồng gần

Amesbury ở Anh thuộc hạt Wiltshire, 13 km về

phía Bắc Salisbury Tọa độ địa lý 51°10'44,85"N, 1°49'35,13"W Công trình này bao gồm các công

sự bằng đất bao quanh một vòng đá, là một trong những địa điểm tiền sử nổi tiếng thế giới Các nhà

Trang 14

khảo cổ cho rằng các cột đá này được dựng lên từ khoảng 2500 - 2000 năm trước Công nguyên dù các vòng đất xung quanh được xây dựng sớm hơn, khoảng 3100 năm trước Công nguyên.

Chủ thể của trận đá khổng lồ này là một quần thể những cột đá lớn xếp thành một vòng tròn Mỗỉ cột đá cao khoảng 4m, rộng khoảng 2m, dày khoảng lm , nặng khoảng 25 tấn Trong đó hai cột

đá nặng nhất khoảng 50 tấn Trên một số cột đá còn có những tảng đá xếp ngang như xà nhà, tạo thành cổng vòm lớn

Xung quanh những vòng tròn cột đá đồng tâm

là một đường hào sâu 6m, rộng khoảng 21m Đường hào này được đắp thành tường Bên trong hào là 56 cái hố tạo thành một vòng tròn Các hố hiện nay đã bị đá vôi lấp đầy, bên trong còn lẫn tro cốt của con người

Ở đây có haỉ trận đỉa đá nhỏ do các cột đá vuông to nhỏ tạo thành Những cột đá này cao khoảng 7,8 mét, nặng khoảng 28 tấn Trên các cột

đá dựng đứng củng có các xà đá nằm ngang Bên trong vòm đá là 3 tháp đá, 5 nhóm cột đá được xếp thành hình móng ngựa, củng được gọi là cổng vòm Cột đá cao nhất ở đây nặng tới 50 tấn Hình móng ngựa này nằm ở trung tâm trận đá khổng lồ Miệng của hình móng ngựa đối diện vớỉ hướng mặt trời mọc giữa mùa hè (khoảng tháng 5 âm lịch).Trận địa đá khổng lồ Stonehenge có từ khi nào? Công năng của nó ra sao? Cho đến nay vẫn

Trang 15

còn tồn tại nhiều cách lý giải khác nhau Hơn nữa,

từ những vùng đồi núi hiểm trở xa cách nơi này hàng trăm ki-lô-mét, người xưa sử dụng những khối đá to lớn như thế này, họ dùng phương pháp tính toán gì để gỉa công, điêu khắc tỉ mỉ, chuẩn xác? Phương tiện và biện pháp vận chuyển như thế nào? Ngày nay con người với trình độ hiện đạl vẫn còn chưa trả lời được!

Các nhà nghiên cứu cho rằng, người xưa đã sử dụng hệ thống dây, đòn bẩy, bệ đất để vận chuyển những trụ đá trong trận địa đá này, họ dùng dây kéo các tảng đá lớn theo bệ dốc nghiêng, sau đó lại dùng đòn bẩy để đưa đầu khác của tảng đá vào trong hố cột đào sẵn, rồí lại dùng dây và đòn bẩy

để dựng thẳng cột trụ đá, cuốỉ cùng họ dùng đá và đất chèn chặt, cố định cột trụ

Tuy nhiên, cho đến nay, vòng tròn đá khổng lồ Stonehenge vẫn còn là một bí ẩn

T ự THÁP qiZ A

C á c kim tự tháp là kiến trúc cổ đại lớn nhất và

bí ẩn nhất thế giới Hiện nay, ba kim tự tháp trên cao nguyên Giza là những lăng mộ của ba vị vua triều đại thứ hí (2575-2465 trước Công n gu yên ), tức là chúng

đả được xây khoảng 4.500 năm trước Tuy nhiên có rất nhiều bằng chứng cho thấy ba kim tự tháp ở Giza

cổ xưa hơn thế rất nhiều, và người AI Cập không phải

là người đả xây dựng chúng

Trang 16

K im tự tháp Lớn (bên p h ải), kim tự tháp K h a íre (C h e p h re n )

ở giữ a, và M e n k a u ra (M yce rin u s) bên trái

Kim tự tháp Lớn ban đầu cao khoảng 146,7m, mỗi cạnh chân đế dàỉ khoảng 230m (tương đương với m ột tòa nhà 40 tầng) Trước khi có tháp Eiffel thì công trình này gíữ kỷ lục “công trình cao nhất thế giới” Kim tự tháp có dỉện tích gần 53.000m 2 Kim tự tháp Lớn ban đầu gồm các tảng đá được bọc trong đá vôỉ trắng mịn có độ bóng cao, và theo truyền thuyết các mặt của kỉm tự tháp được phủ bên ngoài bởl một lớp đá đen hoàn hảo Lớp vỏ đá vốỉ trắng của nó đã bị gờ bỏ vào năm 1356

Theo kiến thức hiện tại của chúng ta, kỉm tự tháp Lớn chủ yếu là một khối đặc, những không gian bên trong duy nhất được biết đến của nó là lối

đi xuống (lốl vào nguyên thủy), lốl đl lên, gian

Trang 17

“Phòng hoàng hậu".

Các đặc điểm rất khác biệt của các kim tự tháp ở Giza có thể tóm tắt lại như sau:

Chỉ có các kim tự tháp Gỉza có các phòng ở phía trên cao bên trong chúng, tất cả các kim tự tháp còn lại chỉ có một một phòng thấp hoặc nhiều phòng gần móng Chỉ có ba kim tự tháp Giza có định hướng chính xác theo la bàn, đồng thời cho thấy rấ t nhiều kiến thức khoa học tinh vi

về phcp đo Trái đất và về xây dựng Chỉ có các kim

tự tháp Giza được xây dựng với một độ chính xác rất cao, sử dụng những tảng đá nặng nhiều tấn Và một điều vô cùng đặc biệt là tổ hợp Giza sử dụng thiết kế xây dựng hoàn toàn xa lạ so vớí bất kỳ dạng kim tự tháp nào khác Các klm tự tháp Giza không hề có bỉểu tượng tôn giáo hoặc hình vẽ trong các “hòm ” bên trong chúng

Trang 18

ĐÈN THỠ BAALBEK:

THANH THAI DƯƠNQ CÙA ĐÉ QƯÓC LA MÀ

những phế tích cổ nổi tiếng Đền thờ Baalbek nằm bên sông Lỉtani tại thung lủng Bekaa của Liban thuộc thời kỳ La Mả, nhưng phần lớn các di tích này được cho là có từ một nền văn minh còn lâu đời hơn nữa Các phế tích này được coi như một trong những kỳ quan hấp dản nhất trên thế giới

“Baalbek“ nghĩa là thành Thái dương (thành Mặt Trời), được xây dựng khoảng 2.000 năm trước Công nguyên Baalbek là nơi thờ phụng thần ưupiterr (một vị thần trong thần thoại La Mả, sau này người ta dùng tên này đặt tên cho một hành

Trang 19

tinh trong thái dương hệ, đó là Sao Mộc, Jupiterr) Những ngôi đền thờ các vị thần La Mả như: Mercưry, Ju p iterr và Venus nằm trong số những báư vật còn được bảo tồn tốt nhất hỉện nay Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng có thể nhận thấy tầm ảnh hưởng mang tính bản địa của những ngôi đền

đổ nát này cũng như chỉ ra được rằng chúng được xây dựng để thờ các vị thần địa phương như Hadad

và Atargatỉs

Tàn tích tại Baalbek hùng vĩ đến tuyệt đốỉ, với một cái sân rộng lớn được xây cất trên một nền đất rộng m à ngày nay vần còn được ngán dở bởi ba bức tường khổng lồ Những bức tường ngăn này được hình thành từ 27 khối đá vôi, với kích thước lớn hơn bất kì khối đá vôi nào có thể được tìm thấy trên thế giới Mỗi một khối đá nặng ít nhất là

300 tấn, và có ba khối đá nặng hơn 800 tấn Ba khối đá này thường được biết đến với tên gọi “đại tam thạch” (trỉlithon)

Đền Ju p ite rr thật sự là một trong những ngôi đền cổ ấn tượng nhất trên thế giới Đền thờ thần

Ju p iter nguyên là công trình kiến trúc hình lục giác, có 54 cột đá tròn, mỗi cột do ba khối đá tròn đường kính lớn hơn 2m, cao 21m chạm trổ tỉnh xảo, chồng xếp thẳng tắp Trên dầm ngang điêu

khắc rất nhiều đầu sư tử, hiện tại chỉ còn 6 cột, đứng xa trông ngắm giống như sáu vị thiên thần chống giữ chân trời vậy! Đài tế lễ gỉữa sân đền cao khoảng 5m, và đây là kiến trúc được bảo tồn hoàn hảo nhất trong quần thể đền thờ thần Jupiter

Trang 20

Đền thờ thần Bacchus - thần Rượu nho ở phía bên tráỉ đền thờ thần Jupiter, được tạo dựng khoảng năm 150 sau Công nguyên Men theo bên ngoài điện thờ là hành lang dài bằng cột đá tròn chạm trổ, đường kính 2m, cao 15m, đỉnh vòm là phù điêu bằng đá lớn, chạm khắc 28 tượng thần Trên cột đá cao 10m dựng hai bên cửa lớn điện thờ thần, đều chạm trổ đẹp các loại ngủ cốc, rau, quả, họa tiết hình tượng nhìn rất rõ Trong đền thờ, ngoài các tranh tượng mô tả cảnh cung phụng thần rượu ra, còn có một hầm rượu, bề m ặt trên các bức tường chung quanh, được trang trí, kết nối bằng tranh tượng rượu nho và bình rượu.

Venus là nữ thần sắc đẹp và tình yêu Đền thờ của nữ thần, tuy hiện nay chỉ còn lại thành quách hoang phế, nhưng du khách vẩn có thể thấy: ngày xưa đền thờ là những cột đá thanh mảnh, m ột sân vườn xỉnh tươi, những lối đỉ yên tĩnh

Tạỉ một mỏ đá cách ngòi đền 3 dặm vẫn còn một tảng đá không bị dời đi có tên “Tảng đá của người phụ nử mang bầu" có trọng lượng khoảng

Trang 21

1.500 tấn Ở thời xa xưa, quả là một điều kỳ diệu khỉ những tảng đá lớn được cắt ra và ghép lại với nhau không một kẽ hở chính xác đến tuyệt đối như vậy Đây chắc chắn là nhUng tảng đá lớn nhất thế giới, và không hiểu người ta đả sử dụng kỹ thuật nào để lắp đặt và bố trí nhUng tảng đá khổng lồ này.

Đương thời, đền thờ Baalbek là một trong những trung tâm tế lễ thần thánh và cũng là một tác phẩm kiến trúc tiêu biểu cho thời kỳ hưng thịnh đến đỉnh điểm của đế quốc La Mã Nó là tinh hoa nghệ thuật kiến trúc của Liban cổ, là báu vật vô giá của thế gỉớỉ

Baalbek được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới năm 1984 tại kỳ họp thứ 8

VƯỜN HOA KHÔNG, TRƯNQ

VÀ THÁP THỒNQ THIÉN Kinh thanh Babylon

Là m ột thành quốc của Lưỡng Hà cổ đại, các

di tích của thành quốc này được phát hỉện ngày nay nằm ở AI Hillah, tỉnh Babil, Iraq, khoảng 85km (55 dặm) về phía Nam Thủ đô Baghdad Tất

cả những gì còn lại của thành phố ban đầu của Babylon cổ đại nổi tiếng ngày nay là một gò đất, hoặc các tòa nhà xây bằng các gạch bùn và các mảnh vỡ ở vùng đồng bằng màu mở Lưỡng Hà giữa hai dòng sông Tigris và Euphrates

Thế kỷ 18 trước Công nguyên, Ham m urabi đả

Trang 22

là nhà vua đầu tiên của thị quốc Babylon, thừa hưởng quyền lực từ cha của mình, Sỉn-Muballit Ông tại vị từ năm 1792 đến năm 1750 trước Công nguyên, là người đầu tiên cho kiến tạo thành

Babylon và ban hành Bộ luật Ham murabi (Codex

Hammurabi) - văn bản luật cổ nhất còn được bảo

tồn tốt cho tới ngày nay Hiện nay, nó được đặt trong

viện bảo tàng Louvre ở Paris Phần trên của bia đá là

hình chạm nổi thấp Thượng Đế của người Babylon (hoặc là Marduk hoặc là Shamash), với vua Babylon đang bệ kiến Thượng Đế và tay phải của ông đưa lên miệng như là dấu hiệu của lòng tôn kính Văn bản của bộ luật chiếm phần diíớỉ, được viết bằng văn tự lùnh nêm trong tiếng Babylon cổ Vua Hammurabi (trị vì khoảng 1796 TCN - 1750 TCN) tin tưởng rằng ông được các vị thần lựa chọn để đưa luật pháp tới thần dân Babylon thời đó

Thành cổ được xây dựng bên trái sông Euphrates (Ơphơrat) cách Thủ đô Bagdad của Iraq ngày nay về phía nam 88km Babylon từng là thành thị trung tâm của lưu vực Lưỡng Hà, và là một trong bốn cội nguồn văn minh của nhân loại cổ xưa Thế kỷ 19 trước Công nguyên, đế quốc Babylon nổi lên, đến thế kỷ 13 trước Công nguyên, sau khi Babylon cổ bị đế quốc Assyrie chinh phục, kinh thành bị tàn phá Cuối thế kỷ 7 tníớc Công nguyên, sau khi khôi phục đất nước, vua Nabuchodonosor (605 - 562 trước Công nguyên), lại chọn Babylon làm kinh đô, sử sách gọi là vương quốc Tân Babylon Nhà vua không những cho trùng tu xây dựng lại thành quách củ, mà còn tái tạo, mở rộng, bổ

Trang 23

sung thêm thành trì mới, quy mô lớn hơn trước rất nhiều Đến năm 539 trước Công nguyên, vương quốc Tân Babylon lại bị đế quốc Ba Tư xâm lược Thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, cổ đô lại bị tàn phá hủy họai

và đế quốc Babylon vĩ đại đả trở thành phế tích!

Phần trên c ủ a b ia đ á chứ a bộ luật H a m m u ra b i

Theo nhà sử học Herodotus, kinh thành Babvlon

có diện tích lOO.OOOnr, chu vỉ 90km, được bao bọc bởi ba lớp tường thành vững chắc, tường thành nội dài 8.000m; tường dày 50m, cao lOOm với 150 tháp canh và 100 cổng Giữa các tường thành có hào nước sâu vòng quanh Riêng thành Babylon cổ chu vi 16km, tường bằng gạch cao 30m, dày 8,5m, có 9 cổng lớn và các tháp canh Mỗi cổng lớn như một tòa lầu cao, một công trình kiến ưúc, điêu khắc tráng lệ;

Trang 24

các sân trong thành phố được trang trí bằng các phù điêu, tượng; then cài các cánh cửa đều bằng đồng vửng chắc Cổng chính phía Bắc gọi là cửa Istar - nữ thần Chiến tranh cao 12m thật lộng lầy, kỳ vĩ! Chung quanh cổng xáy bằng gạch tráng men màu ngọc lam Mặt tường trang trí hình sư tử, bò rừng, những con vật thần thoại đầu rồng, mình sư tử, chân đại bàng Trong thành, đường phố thẳng tắp, được lát bằng những phiến đá hình vuông màu hồng, hai bên lát đá màu đỏ, tường ngoài xây bàng gạch, tường giữa bằng đất đắp, trong là vườn hoa và dân cư Chín đường phố chính khởỉ đầu là 9 cổng lớn, và thông đến đền thờ thần Mardouk, được xây dựng trên khu đất dài 550m, rộng 450m, Mardouk (Mộc Tỉnh) là thần bảo

hộ và cai quản vương quốc Babylon

Kỉnh thành Babylon là thành phố lớn nhất Trung Đông đương thời, có kiến trúc xây chủ yếu hoàn toàn bằng gạch được nung từ bùn đất, khác hẳn kiến trúc bằng đá của Ai Cập cổ, tại sao lại trở thành phế tích, đến nay vẩn chưa có câu trả lờỉ.Ngoài đền thờ thần Mardouk, thành Babylon còn có tháp Babel (tháp Thông Thỉên) và vườn treo Babylon nổỉ tiếng thế giới

Thap Babel

Là một ngọn tháp to lớn được xây dựng

thành phố Babylon Theo kỉnh thánh, một nhóm người là các thế hệ tiếp theo sau Đại hồng thủy, nói cùng m ột thứ ngôn ngữ và di trú từ phía đông,

đã tham gla vào việc xây dựng Những con người

Trang 25

đó quyết định rằng thành phố của họ nên có một cái tháp thật to lớn đến mức "đỉnh của nó chạm

đến thiên đường" Theo sách Sáng thế, cuốn đầu tiên trong Kinh Cựu ước thì con cháu của Noe,

người hùng trong cơn Đại hồng thủy, từ phía Đông (Acmênỉa) đã di chuyển về phía Nam theo sông Tigris, rồi sang phía Tây, vượt qua sông Tigrỉs, tiến vào vùng đồng bằng Sennan (tức Babylon, cách Baghdad hiện nay 163 khi về phía Đông Nam) Vì họ ở cách xa nhau, xa các tộc trưởng nên

họ (đứng đầu là Nỉmrod, hậu duệ của Noe, một ngườỉ giỏi sản bắn và củng là một bạo chúa) đả cùng nhau dựng thành và xây một cái tháp m à

"đỉnh có thể vươn tớl trời" Tháp được xây dựng bằng gạch nung và nhựa đường thay vì dùng đá và vữa Việc xây tháp thể hiện sự ngạo mạn của con người (lúc đó nhân loại mới chỉ có vẻn vẹn khoảng 10.000 người) Chúa Trời rất bất bình trước côngvỉệc không do Chúa định nên tìm cách phá bỏ nó Ngài gây hỗn độn trong ngôn ngữ, khiến cho cộng đồng người không hiểu tiếng nói của nhau, đành phải chấm dứt việc xây tháp và tản mát đỉ khắp thế giới.Tháp Babel hình thang cao 87,78m, chu vỉ 91m, ngoài bọc vàng lá kết hợp với gạch men màu xanh lam Toàn tháp có bảy tầng, đáy tháp hình vuông Tầng thứ nhất là khối vuông, mỗỉ cạnh 90m, cao 30m, bên trong bổ trí thành các phòng nhỏ Tầng thứ hai nhỏ hơn tầng thứ nhất một ít, chỉ cao 18m Các tầng trên theo lần lượt nhỏ hơn và thấp hơn tầng dưới, bốn phía có cầu thang đl lên, mỗỉ tầng có màu

Trang 26

sắc khác nhau: tầng một màu đen, tầng hai màu đỏ, tầng ba màu trắng, tầng bốn màu lam, tầng năm màu hồng, tầng sáu màu tía, tầng bảy màu xanh trông xa như một cầu vồng! Từ thế kỷ 13 trước Công nguyên

về sau, tháp Babel bị lụi tàn theo thời gian Sau này, tuy c ó đ ư ợ c trùng tu sửa chữa, nhưng tháp bị hủy

hoại theo tưng giai đoạn khác nhau, cho đến ngày nay tháp Babel không còn giữ được hình dáng cổ xưa nữa!

Vươn treo Babylon

Vườn hoa không trung hay là vườn treo Babylon cũng được gọi là vườn treo Semiramỉs là một trong bảy đạỉ kỳ quan của thế giới cổ đại, tọa lạc trên phế tích phía Nam thành cổ, bên bờ sông Ơphơrat (Euphrate), được cho là do vua Nabuchodonosor đệ nhị xây dựng nên từ khoảng năm 600 TCN Tương truyền năm 626 trước Công nguyên, nhân dân Babylon khởi nghĩa thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Assyrỉe Vua Nabukhodonosor đệ nhị tuyên bố thành lập nhà nước Tân Babylon, và liên kết với xứ Mada thuộc vương quốc Iran vừa ra đời đang trong thời kỳ phát triển Quốc vương Mada đem công chúa Amyỉtis tuyệt sắc giai nhân, con gál cưng của mình

gả cho vua Nabukhodonosor đệ nhị Nhưng sau khỉ về Babylon, công chúa nhớ quê nhà da diết, tâm tư không vui, lúc nào cũng buồn bả! Vì rất mực sủng ái Amyltỉs, muốn làm nàng vui, nhà vua liền hạ lệnh xây dựng một vườn hoa không trung

Trang 27

tại kinh thành, m à sau này ta thường gọi là vườn treo Babylon.

Vườn treo được kiến tạo bằng đá, kề bên cung điện của vua Nabukhodonosor, trên những cột đá

to lớn, hình dáng như tháp giật cấp bốn tầng, rất phổ biến trong kiến trúc Lường Hà, nối các tầng bằng cầu thang rộng, mỗi tầng là một vườn treo, cách nhau 25m chiều cao Tầng dưới cùng là hình vuông, mỗi cạnh dài 246m, nằm trên một hệ thống cột, mỗi chiều có 25 cột Tầng thứ hai hình vuông, mỗi chiều có 21x21 cột, tầng thứ 3 có 17x17 cột, tầng thứ 4 tức tầng cuối cùng, mỗi chiều dài 123m có 13x13 cột; tầng này cách mặt đất đến 77m, đứng trên đó, có thể bao quát được toàn bộ kỉnh thành Babylon!

M ột m iêu tả từ th ế kỷ 16 về vườn tre o B ab ylo n

Mặt bằng trên mỗi bậc giật cấp, được lắp ghép bằng các tấm đá kích thước 5m xl,2m đặt trên các

Trang 28

tường dày, xếp chặt khít vào nhau Trên các tấm

đá đó, phủ một lớp lau sậy trộn đều nhựa đường, tiếp đó lát hal lớp gạch nung, liên kết bằng bột thạch anh, tiếp đến là một lớp chì để nước không thể thẩm thấu xuống được tầng dướỉ Trên cùng là một lớp đất dày màu mỡ để trồng được các loại cây lớn Nhiều loại thảo mộc quý hiếm, hoa thơm quả lạ từ khắp mọi miền trong ngoài nước, nhất là của xứ Mada đều được mang về trồng ở đây Khàu chăm bón, nhất là hệ thống nước tưới được đặc biệt chú ý Theo các nhà khảo cổ, thì nguồn nước lấy từ sông Ơphơrat, được đưa lên cao bằng một

hệ thống gàu xếp thành chuỗi quay liên tục đổ vào

ba cái giếng Hàng ngày từng đoàn nô lệ, xách từng thùng nước mang lên tướỉ, chăm bón cho cây cỏ, hoa thơm quả lạ, gìn giữ cho vườn treo luôn luôn được xanh tươi Đường bao quanh nhừng vườn hoa được xây cao, trên tường điêu khắc, chạm khảm rất nhiều đầu sư tử; đứng xa trông vọng, vườn hoa như lơ lửng trong không gian, nên vườn treo còn

có tên là vườn hoa không trung!

Tuy ngày nay chỉ còn là phế tích, nhưng tháp Babel và vườn treo Babylon vẫn là những công trình kiến trúc độc đáo, vĩ đại!

VƯƠNQ CƯNQ M1NOS

;Đ ả o Crete là một trong những cội nguồn vãn minh vùng Địa Trung Hải, vương cung Minos được phát hiện và khai quật vào đầu thế kỷ 20 Dỉ chỉ

Trang 29

này có quy mò rộng lớn, nằm về phía Nam Lỉon nước Iraq, đây là tòa vương cung trùng khớp với

mê cung trong truyền thuyết Vương cung Mỉnos lấy tên vua Mỉnos, sau nhiều lần bị phá họal được xây dựng lại, nó thể hiện tính tập trung của nền vãn hóa Minoan đảo Crete Vương cung tọa lạc trên dãy núi Keíla, hình thù nhấp nhô theo dáng núi Hoàng cung được chia làm bốn cung chính: cung Knossos, cung Maria, cung Faeste và cung Sankros Mỗi cung đều có một khoảng sân hình chữ nhật dài 51,8m rộng 27,4m và tổng thể có

1500 gian Tây cung thế đất tương đối cao dốc là tòa lầu cao hai tầng Đông cung đất tương đối thấp, xây tòa lầu cao bốn tầng Bắc cung có một sân khấu lộ thiên, hai bên là các dãy kho dài Đông Nam vương cung là những bậc thang thông xuống núi Cung thất, hành lang dàỉ, cửa phòng v.v của vương cung được bố trí liền nhau, các ngõ ngách quanh co rắc rốỉ bí mật, thoắt ẩn thoắt hiện, trăm lối nghìn cửa, trước nghẽn sau thông, toàn bộ vương cung như một mê hồn trận, khỉ đã vào đó thì khó lòng thoát ra được!

Trong di chỉ còn chứa một số con dấu bằng

đá đồ dùng vàng, bạc của gia đình hoàng tộc xưa kia Các gian trong hoàng cung đều được trang trí những bức bích họa Chất liệu, m àu sắc dùng đổ

vẽ tranh họa là một hỗn hợp thực vật, khoáng vật chế luyện thành Cho tới bây giờ, chúng gỉử được màu sắc sống động, tươi mớỉ, đó là m inh chứng rỏ nét cho sự huy hoàng của nền văn hóa Minoan cổ

Trang 30

kính, thể hiện trình độ văn hóa cao của người Mỉnos Hình vẽ được thể hiện sinh động là hình vật tổ của người Minos là con quái thú đầu chim ưng, mình sư tử, đuôi rắn hay hình vẽ "Nhảy bò đực" của người Minos khỉ người chơi trêu tức con

bò để rồi nhảy qua lưng nó Đối với người Mỉnos, con bò là một con vật vô cùng quan trọng Họ thường giết mổ bò đực, lấy máu con vật làm vật hiến tế thần lỉnh

Liên quan đến việc kiến tạo Vương cung Mlnos, còn truyền tụng câu chuyện cổ: Trên đảo Crete, tồn tại một vương quốc lớn Minos theo chế độ nô lệ rất cường thịnh, quốc vương Minos luôn tự hào mình là con thần Dớt - chúa tể sinh lính, mẹ là Europe

Mọỉ chuyện bắt đầu khi Minos muốn làm vua xứ Crete, ông cầu xin thần biển Poseidon Poseidon đã cho ông một con bò trắng đẹp tuyệt trần để ông chứng tỏ lòng thành của mình Nhưng mê mẩn trước

Trang 31

vẻ đẹp của con bò, Mỉnos đả đem một con bò giả để thế Tức giận, thần Poseidon đã trừng phạt Mỉnos bằng cách hóa phép cho hoàng hậu của Mỉnos, Pasiphaẽ, yêu con bò đó Hoàng hậu đả ra lệnh cho kiến trúc sư Daedalus làm một con bò cái bằng gỗ cho bà chui vào để giao phối với con bò đó và kết quả

là sự ra đời của Minotaur (hay nhân ngưu, là một

quái vật nửa người nửa bò trong Thần thoại Hy Lạp).

Minotaur đả gieo rắc kinh hoàng cho toàn đảo Crete nên vua Mỉnos ra lệnh cho Daedalus làm một m ột mê cung để nhốt nó lại Mỗi năm, ông đem bảy người con trai và bảy người con gáỉ từ Athena vào cho Minotaur ăn thịt

Sau này, Minotaur đà bị tiêu diệt bởi anh hùng Theseus Theseus khl nghe việc làm tàn ác của vua Mỉnos đã rất căm phẫn Anh quyết tâm tiêu gỉệt Minotaur và đà giết được Minotaur nhờ sự giúp đờ của Ariadne, con gái vua Mỉnos, nhờ cuộn chỉ của cô đưa mà anh đả tìm đường thoát được khỏi mê cung.Lại nói về mê cung Cửa hành lang của mê cung tầng tầng lớp lớp, nối nhau nhằng nhịt, lắt léo phức tạp, chỉ vào m à không thể lần thoát ra được,

có như vậy, Minotaur mới bị nhốt chặt trong mê cung Trên thực tế, việc xây dựng Vương cung Minos vẫn là một bí m ật trong thâm cung bí sử của vương quốc Minos Sự thống trị tàn bạo của quốc vương đả mang lại cho ông ta rất nhiều kẻ thù Đổ đảm bảo an toàn tính mạng, ông ta ra lệnh cho kiến trúc sư Daedalus phải thiết kế xây dựng cho mình một vương cung giống như một mê hồn

Trang 32

trận, m à ai vào đó chỉ duy nhất là “tử lộ" mà thỏi Chỉ có giam mình trong mê cung như vậy, Minos mới cảm thấy yên tâm phần nào mình được an toàn! Sau này, không rỏ vì nguyên nhân gì vương cung Minos đột nhiên mất tích một cách kỳ bí Mải đến năm 1900, khi đoàn học giả người Anh tiến hành khảo sát đảo Crete, người ta mớỉ tìm lại được Mỉnos Vỉệc phát hiện và khai quật vương cung Mỉnos, có ý nghĩa trọng đại đối với công tác nghiên cứu nền văn minh Hy Lạp.

Vương triều Minos đả được nhắc đến trong các câu chuyện thần thoại nhưng điều kỳ lạ là ngày nay, không còn một tài liệu cổ nào nhắc đến vương triều này, cách họ sống, và vì sao họ biến mất Chỉ

có tàn tích của vương cung Knossos là minh chứng cho một quốc gia từng phồn thịnh xưa kia trên đảo Crete Dấu vết cung đỉện xưa kia đã được tìm ra, nhưng sự thật đằng sau một vương triều từng thịnh vượng và đả bị xóa sổ vẫn còn là câu hỏi thôỉ thúc các nhà khoa học và khảo cổ học ngày nay

NQÕI NHA CÚA THIÊN THẢN ĐÈN THỜ LUXOR.

/JŨ ược xem như cái nôi của nền văn minh Ai

Cập cổ đạỉ, thành phố Luxor là nơi còn lưu lại nhiều tàn tích của một nền văn minh có từ cách đây hàng ngàn năm với những ngôi đền cổ kính, những lăng mộ hoàng gia hay những sa mạc rộng lớn.Trước ngôi đền là ngọn tháp cao vút được xây dựng bởi Ramesses n Ngọn tháp được trang trí

Trang 33

cảnh những chiến thắng của Ramesses (đặc biệt là trận đánh ở Kadesh); các Pharaon sau này, nhất là triều đại Nubian 25, củng ghi những chiến thắng của họ ở đó Lối vào chính dẫn tới khu phức hợp của ngôi đền trước đây được trang trí hai bên bởỉ sáu pho tượng khổng lồ của Ramesses - bốn tượng ngồi và hai tượng đứng nhưng ngày nay chỉ còn tồn tại haỉ tượng ngồi Những người đến thăm đền ngày nay có thể nhìn thấy trước ngôi đền m ột ngọn tháp bằng đá hoa cương hồng cao 25 mét Trước đây là cả m ột cặp nhưng ngày nay trước Luxor Temple chỉ còn một cây Cây còn lại đang nằm ở Place de la Concorde, Parts.

Trước khi được tìm ra và khai quật, ngôi đền này

bị lấp hết hơn một nửa (tương tự như hầu hết các di tích Ai Cập cổ khác) Có một điều rất lạ là người ta không thắc mắc hay tàn phá những gì lộ ra trên mặt đất Vào thế kỷ thứ 14, một ngôi đền Hồi giáo được xây ngay phía trên ngồỉ đền này và đền Hồi giáo đó vẩn còn được sử dụng cho tới ngày nay Để "mot" ngôỉ đền này lên vào năm 1885, các nhà khảo cổ đả phải đào

cả một ngôi làng Phía trong cùng của Luxor Temple vẫn còn dấu vết của một nhà thờ, cho thấy ngườỉ Công giáo đã tận dụng ngồi đền này một thời gian, sau khi phần này đã được sử dụng trước đó bởi Alexander Đạt

đế Trước cửa ngòi đền là đạt lộ danh tiếng: Avenue of the Sphinx Nguyên thủy, con đường này dài 3km với các tượng Sphinx sắp hàng hat bên, nối liền Luxor Temple với ngót đền to nhất Ai Cập: Temples of Karkak, ngôi đền của các các ngôi đền

Trang 34

H ai Bức tượng khổng lồ C o lo s s u s M e m n o n trên đường

đến T h u n g lũ n g c ủ a c á c vị v u a

Đền thờ Luxor nằm trên bờ Đông của sông Nile, được xây dựng vào năm 1400 trước Công nguyên Ngôi đền được xây dựng để thờ cúng ba vị thần của Aỉ Cập cổ đại là Amun, Mut và Chons và

là nơi tổ chức lễ hội Opet, lễ hội quan trọng nhất của thành Thebes Trong suốt lễ hội, tượng của ba

vị thần được rước từ đền Amun ở Karnak tới đền Luxor Qua các triều đại, vị vua đả cho kiến tạo nên vô số cung điện, đền thờ, láng mộ Qua bao năm tháng bị nắng mưa, thăng trầm của mấy ngàn năm lịch sử tàn phá, các lăng tẩm, miếu mạo, đền thờ kỳ vĩ ngày xưa đã biến thành phế tích, nhưng con người vẩn còn có thể tưởng tượng ra được vẻ kiêu hùng, tráng lệ của những công trình kiến trúc này! Đền thờ Luxor do vua Amenhotep III triều đại thứ 18 của tân vương quốc Ai Cập ra lệnh xây

Trang 35

dựng, nơi Pharaon (nữ) H atshepsut thờ thần Ainu; sau này được các quốc vương Ramsès II,

T utankham un v.v trùng tu, cải tạo mở rộng, đặt bia khắc ghi công đức trong đền thờ để lưu truyền cho các thế hệ mai sau

Đền thờ có 10 tòa lầu vóc dáng nguy nga, ba tòa đại điện hùng tráng, cửa chính diện đền thờ cao rộng là do ý chỉ của vua Ram esses II cho xây dựng; đầu tiên là sáu bức tượng họa hình quốc vương Ramesses II cực lớn, hiện chỉ còn lại hai bức Trong đại sảnh đền thờ thần Mặt trời Amun

có 134 cột đá rất to, mỗi cột phải sáu người ôm mới xuể, kỳ lạ là các cột đá này tuy trải qua hơn3.000 năm m à vẫn không hề nghiêng, không đổ vở! Trên thành cột, tường vách trong đền, đều , khắc chạm phù điêu rất tinh xảo, ghi chép lại nhửng nét sinh hoạt thường nhật của người đương thời, và truyền thuyết thần thoại của Ai Cập cổ đạỉ Trước đền, vốn có hai tấm bia vuông nhọn, tấm phía Đông hãy còn, nhưng tấm phía Tây đà tặng cho nước Pháp năm 1831, nó hiện đặt trên quảng trường Hòa HỢp Paris Trong giai đoạn Tân vương quốc, các Hoàng đế Ai Cập thường đem phần lớn tài sản và nô lệ hiến vào đền m iếu cúng tế thần linh, nên các giáo sĩ, thầy tu dần dần trở thành giai tầng quy tộc, chù nô lệ giàu có nhất, thê lực nhát,

uy hiếp đến nền thống trị của quốc vương Để tước

bỏ địa vị và quyền lực của lớp tư tế Amun, một cuộc cải cách được khởi xướng trong cung đình từ trên xuống dưới Chủ nhân của câu chuyện cải

Trang 36

cách là quốc vương Aỉ Cập cổ Akhenaten Trước khi lên ngôi Pharaon, ông đã bất mãn V Ớ I cách hành xử của tầng lớp tăng lử phụ trách đền thờ Ainun Akhenaton sớm nghe được những sự ngang

ngược, bạo hành của tăng lữ ở các địa phương, vì

thế, từ lâu ông đã hạ quyết tâm phải tước bỏ bằng được thế lực của họ Vừa an vị, ông lập tức bổ nhiệm hàng loạt đại thần mới, đề bạt mới hàng loạt quan lại từ trong hàng ngủ quan lại cấp thấp, tạo nên một luồng sỉnh khí mới, khiến cho hàng ngủ quan lại mới, từ trên xuống dưới, trở thành những trụ cột vững chắc của quốc gia Trong vương trỉều của mình, Akhenaten yêu mến, đề cao thần Aton (thần Mặt trời) hơn thần Amun, nên ông lập tức hạ lệnh thay thế thần Amun bằng thần Aton làm thần chủ tối cao của toàn vương quốc, lệnh cho thần dân phải cúng tế vị thần mới Thế nên, ông củng thay họ đổi tên mình từ Amenophis (ý tứ là người yêu chuông Amun), thành Akhenaten (có nghĩa là Aton rực rỡ) Nhưng do không mang lại điều gì tốt lành cho dân chúng, vị vua này không những không thể loại bỏ được uy thế của tăng lữ, ngược lại thế lực của họ càng mạnh hơn, cuối cùng công cuộc cải cách thất bạl và, sự sùng kính Amun của người Al Cập không hề giảm sút,

m à càng ngày càng sâu sắc, rộng lớn hơn

Túm tất

Cửa ngoài cùng của đền chính hiện nay vẫn cao 43,6m, rộng 113m, vách tường dày 15m, trong

Trang 37

lầu cửa là đại điện vớỉ hành lang cột vây quanh, có thể thông đến những đền nhỏ hơn.

Lầu cửa thứ hai thông đến điện cột lớn, dỉện tích bằng 1/3 giáo đường San Peter ở La Mả Hiện nay, nóc đại điện được chạm trổ hình hoa leo và

nụ hoa không còn nữa, nhưng vẻ kiều diễm của ngôi đại đỉện này không vì thế m à m ất đi

Lầu cửa thứ ba thông đến viện lạc ở khoảng giữa, phía bên trong còn có ba lầu cửa dẩn đến khám thần Trong khám thần có tượng vàng đứng hướng về phía Nam, xuyên qua bốn lầu cửa Hoa viên trang trí tại những kiến trúc này hiện nay không còn nữa

Phía trong cùng của Luxor vẫn còn dấu vết của một nhà thờ, cho thấy người Công giáo đả tận dụng ngồi đền này một thời gian, sau khi phần này

đã được sử dụng trước đó bởi Alexander Đại đế.Lối vào chính dẫn tới khu phức hợp của ngôi đền trước đây được trang trí hai bên bởi sáu pho tượng khổng lồ của Ramesses - bốn tượng ngồi và hai tượng đứng nhưng ngày nay chỉ còn tồn tại hai tượng ngồỉ Những người đến thăm đền ngày nay

có thể nhìn thấy trước ngôỉ đền m ột ngọn tháp bằng đá hoa cương hồng cao 25 mét Trước đây là

cả một cặp nhưng ngày nay trước đền Luxor chỉ còn một một cây Cây còn lại đang nằm ở Place de

la Concorde, París (quảng trường Hòa Hợp Paris)

Có thể nól đền thờ Luxor đả để lại ấn tượng cho bất kỳ aỉ từng chiêm ngưởng Ngày nay, các tín

đồ Thiên Chúa giáo biến nó làm giáo đường, bên

Trang 38

trong có một chùa Hồi gỉáo, một hành lang trụ do cột tròn chạm hoa leo hợp thành, tượng lớn cùng nhiều bức phù điêu vô cùng sống động.

CON ỴEU CÙA THẢN MAT TROỉ

ĐÈN THO ABU SIMBEL

^ /4 s w a n , thành phố xa nhất ở phía Nam Ai Cập, nơi có đập nước rộng lớn Aswan nổi tiếng toàn cầu, củng là nơi có đền thờ Abu Simbel nổi tiếng, niềm tự hào của người Ai Cập, Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận

Đền thờ Abu Simbel được kiến tạo về phía Nam cách đập nước Aswan 280km Pharaon Ramesses II, trị vì Ai Cập từ năm 1279 đến 1213 trước Công nguyên, đả cho dựng các công trình dọc theo sông Nil để ghi lại những chiến công của mình, trong đó có công trình nổi tiếng Abu Simbel,

ở gần nơi là biên giới phía Nam của Ai Cập bây giờ Ngôi đền được khởi công xây dựng ngay khỉ triều đại vua Ramesses II bắt đầu, hoàn tất trong khoảng thời gian 24 năm (khoảng 1265 TCN) Đền thờ ba vị thần quan trọng bảo hộ nhà nước Ai Cập, Amun - Re, Ptah và Re - Horakhty, củng như đối với chính bản thân Ramesses II được sùng bái ở đây và thờ phụng ngay khỉ nhà vua còn sống

Đền thờ Abu Simbel, ngoài tường bao chung quanh, và nơi thờ thần Mặt trời ra, các hạng mục khác đều được xây dựng trên nhừng tảng đá cực

Trang 39

lớn Đền thờ thần Abu Sỉmbel cao 30m , rộng 36m, chiều sâu 60m , trên vách núi, trước cổng đền là bốn tượng ngồi to lớn Ramsses II Đại đế đầu đội các vương miện khác nhau được đục khắc vào vách núi trong tư thế ngồi, mỗi pho tượng cao 20m, thần sắc uy nghi, tư thế oai nghiêm, thể hiện

rõ nét kiêu hùng Mỗi ngôi tượng là tượng trưng cho uy quyền của ông trên các lãnh thổ Thượng và

Hạ Ai Cập, nơi các vùng mà ông thống trị

Ngôi đền được đục sâu vào trong núi có khoảng 70m, từ cổng vào nhìn qua các khung cửa hành lang bên trong, người ta thấy những bức tượng ngồi nho nhỏ trong phần điện thờ chính Hành lang phía ngoài là tám pho tượng thần Osỉrỉs

to lớn - vị thần tượng triíng cho sự chết - đứng hai bên Sang đến hành lang thứ hai là những bức tranh phù điêu khắc trên tường mỉêu tả về các chiến công và đời sống hậu cung của Ramsses II cũng như sự giao tiếp giữa nhà vua với các thần lỉnh Ai Cập Qua khỏi hành lang này là bước vào phần điện thờ chính Trên bệ thờ là bốn pho tượng thần ngồi trên cùng m ột bệ đá Đó là tượng các thần Ptah (thần của các vị thần, thần Sáng tạo), thần Amun-Re (thần Mặt trời), Ram sses II, và thần Re-Harakti (thần bổn mạng của nhà vua)

Nhưng kiến trúc độc đáo của đền thờ Abu Simbcl lại không phải là các ngôi tượng to lớn bên vách núi hay trong lòng núi mà lại là về thiên văn Mổỉ năm hai lần, đúng vào ngày 20 tháng hai và 20 tháng mười, ánh nắng bình m inh chiếu thẳng vào

Trang 40

tượng thần Amun-Re rồi từ từ ánh nắng chiếu dần

về phía phảỉ sang tượng của Ramses n, và cuối cùng thì ánh nắng chiếu đến tượng thần thứ tư, đó

là tượng thần Re-Harakrti Tuy nhiên, ánh nắng không bao giờ đến được tượng thần Ptah ngồi bèn tay trái trong cùng vì thần Ptah là vỊ thần muôn đờỉ nằm trong bóng tối! Vì vậy, dân chúng kính ngưỡng gọi Ramesses II là “con cưng của thần Thái Dương", họ gọi thời gian kiến tạo xong kỳ quan đó

là “Ngày lẻ Mặt trời” Hơn 3.000 nãm trôi qua, chúng ta vẫn chưa có lời giải đáp cho câu hỏỉ:

“Công trình này là một câu đố tài tình, hay là một

kỳ quan được thiết kế tính toán tới mức độ sỉêu việt của các kiến trúc sư Ai Cập cổ?” Và, vớỉ vẻ đẹp lảng mạn, kỳ vĩ của kiến trúc, đến thời điếm này, nhân thế cũng vẫn chỉ biết ngẩng đầu ngưỡng vọng, khâm phục mà thôi! Thành tựu thiết kế, tính toán để xây dựng thành công đền thờ cách đây3.000 năm của các kiến trúc sư cổ là sự vận dụng chuẩn xác những tri thức về thiên văn, tỉnh tượng, địa lý học v.v Đây củng là một minh chứng để mọỉ người thấy rõ chất lãng mạn, lòng sủng ái, kính yêu thần Thái Dương tiềm ẩn trong tình cảm, tâm khảm của người Ai Cập

Năm 1956, Chính phủ Ai Cập quyết định xây dựng đập nước Aswan, đền thờ Abu Simbel nằm giưa vách núi dựng đứng bên bờ Tây sông Nil, đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm Năm đó người ta

đả phát động “Phong trào Noubla” để cứu di tích

cổ này, tránh tai họa di tích bị chôn vùỉ dưới đáy

Ngày đăng: 17/07/2016, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w