1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai

67 358 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 11,32 MB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC MUC LUC 1 DANH MUC CAC TU VIET TAT .ecceessesssesssesseessecscsnccasessccsseenccaseeseenessceaeeeseen 5 I 05810959 1e8:7.) cm 6 098 (967.00 7 CHUONG Lo 9 NHTM VA HOAT DONG HUY DONG TIEN GUI TIET KIỆM 9 I0 y0; — 9 N4 00 0 9

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTÌM., - - G c 311 3338 5855531555 156 9 1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn - - 2< E366 3k cEgEEecxrxee 9 1.1.2.2 Hoạt động sử dụng VOM cscesescccececcscscecescscesescsessescssscescsesceseseeceaeaces 10 1.1.2.3 Cac hoat dOng khac e 10

1.2 Vốn và hoạt động huy động vốn của NHTM - 2 2- 2c scscsced 10 1.2.1 Khái niệm về nguồn vốn huy động của NHTM -. 5- 2 10 1.2.2 Cơ cầu nguôn vốn huy động của NHTM - - + s£s£s£s+sexe: 11 1.2.2.1 Tiền gửi (ký thác) .- + <6 S4 S33 E.E 13 13113 1 3115 11c xee 11 In vn 13

5Š? n àm 14 1.2.3 Sự cần thiết phải tăng cường huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh 201560015 ló 1.3 Huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM 5-25 s£s£s£s£xcecxei 17 1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa tiền gửi, tiết kiệm -. - 2< sex: 17 1.3.2 Phân loại tiền gửi tiết kiệm << <3 2 2 ceck, 17

Trang 2

1.3.2.2 Tiền gửi tiết kiệm cú k hn . + ô2â 2s E*£sE+Es£s£sczz xe 18 1.3.2.3 Tiền gửi tiết kiệm KhdC ooo ccsccesescsssescscscssescsescssesssescssesessees 18

1.4 Các nhân tô ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và hoạt động huy động tiền gửi tiẾt KiỆ1m - - - £ SE 1E cuc 18 1.4.1 Nhân tố môi trường - «ke ke xxx 21 25 1 cxe 18 1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc chính sách Nhà nước . 2 - 2 2+2 18 1.4.3 Nhóm nhân tố thuộc khách hàng . 2 + s£s£*£s£*££x£: 19 1.4.4 Nhóm nhân tố thuộc ngân hàng 2 + E£E eE E82 xee 20

1.5 Một số quy định về huy động tiền gửi tiết kiệm .- ¿2 <5 5s c5a 20

1.5.1 Các thê thức tiết kiệm . 2 2 2 Sex ExEExetxeverecrrrerssrxee 20 1.5.2 Đối tượng phạm vi áp ỤnE - 5 - Ă 3 031339 1811895835555 55156 20 1.5.3 Quy chế bảo hiểm tiền gửi . ¿5 S2 S4E3EEEEx x3 crx re 21 CHƯƠNGG lI: - °2- ® S6 + S8 EE# E8 E343 E15 51151311511 1515115 3313138 300 25

PHAN TICH TINH HINH HUY DONG TIEN GUI, TIET KIEM TAI NH ĐẦU TU VA PHAT TRIEN VIET NAM CHI NHÁNH ĐÔNG NAI 25 2.1 Khái quát về NH Đầu tư và phát triển Việt Nam Chỉ nhánh Déng Nai 25 2.1.1 Tổng quan qua 30 năm hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư

và phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Naii -2- + 2-52 2s sec s2 25 2.1.1.1 Giai đoạn 1977 — 1980 - ¿2 Sc+ Set ve kxtrkerxrrererreee 25 2.1.1.2 Giai đoạn 1981 — 199( - 62s Set Sa cv vxtgxgrxrreerreee 25

2.1.1.3 Giai đoạn 1990 — 2000 (10 năm đổi mới) 5 5 scscscscscd 26 2.1.1.4 Giai đoạn từ 2001 đến nay <5 <3 EE c2 re, 28

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy của NH Đầu tư và phát triển Việt Nam Chỉ

Trang 3

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chỉ

nhánh Đồng Nai: ¿(G33 SE E311 93 130 3 1 111111 g1 1k reu 31 2.2.1 Tình hình về nguồn vốn và sử đụng vốn 5 - se ke £ecscxe 31 2.2.1.1 Tình hình chung về nguồn vốn . 2 + se: 31 2.2.1.2 Tình hình huy động vốn - «6x SE EE c3 x29 xe, 34 2.2.1.3 Tình hình chung về hoạt động tín dụng - «55s s<s<<<52 36

2.3 Tình hình huy động tiền gửi, tiết kiệm tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chỉ nhánh Đồng Nai - - - S339 E3 SE E1 cư gác gen ve 39 2.3.1 Huy động tiền gửi dân cư tại NH - 25 ©c< SeEs* xe ex crxced 39 2.3.2 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH - 2 <5 c5¿ 40 2.3.2.1 Hình thức huy động tiết kiệm tại NH - <5 scscccxẻ 40

2.3.2.2 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH 4I 2.3.3 Đánh giá công tác huy động tiền gửi tiết kiệm - - 25-552 50 2.3.3.1 Những kết quả đạt Ẩược - HS S11 11511533555 85 8 s2 50

2.3.3.2 Một số hạn chế NH còn gặp phải trong công tác huy động von 51

2.3.3.3 Những khó khăn và thuận lợi của NH Đầu tư và Phát triển Việt

Trang 4

3.1 Không ngừng phát huy uy tín của ngân hàng - nâng cao chất lượng phục vụ [9 0v0¡8i 1-0 55 3.2 Tiép tuc day manh cong tac marketing csescsesestssssssssesessseseeeees 56 3.3 Tich cuc tim kiém nguén tiền gửi nhàn rỗi từ công chúng 58 3.4 Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng: 3.5 Cải tiến và đổi mới công nghệ ngân hàng - 2s sex exced 61 3.6 Tăng cường công tác tư vấn để giúp người dân thay đổi thói quen cất giữ

tiền tại nnhà ¿- 5 SE S3 5 339 3 1 35 5 11513115111 1111 0513008003118 1300 62

3.7 Đa dạng hoá các hình thức tiền gửi tiết kiệm trong dân 62 3.8 Một số kiến nglj - - - Sex S339 E3 E4 E3 3113 11h gi re 64

3.8.1 Kiến nghị đối với NHNN + ¿5-43 SE S3 ng re, 64 3.8.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 64 KẾT LUẬN ©5526 52 2123 S3EE9E3 E113 118115113515 315131 8.13 113111 re 66

Trang 5

NHTM TCKT TCTD TGTK NHTW NHTG BIDV

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Ngân hàng thương mại Tổ chức kinh tế Tổ chức tín dung Tiền gửi tiết kiệm Ngân hàng Khách hàng

Ngân hàng trung ương Ngân hàng trung gian

Trang 6

DANH MỤC CÁC BANG

Bang 1: Cơ cấu của nguồn vốn tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Nai qua 3 năm 2008 — 2010

Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chỉ

nhánh Đồng Nai qua 3 năm 2008 — 2010

Bảng 3: Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chỉ nhánh Đồng Nai qua 2 năm 2009 — 2010

Bảng 4: Tình hình huy động tiền gửi dân cư tại NH Đầu tư và Phát triển Việt

Nam Chỉ nhánh Đồng Nai qua 3 năm 2008 — 2010

Bảng 5: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chỉ nhánh Đồng Nai qua 3 năm 2008 — 2010

Bảng 6: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo thời gian gửi tại NH Đầu tư và

Phát triển Việt Nam Chi nhánh Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai qua 2 năm 2009 —

2010

Bảng 7: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai qua 2 năm 2009 — 2010

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Cũng như nhiều tô chức kinh doanh khác, nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH, trong đó nguồn vốn huy động có ý

nghĩa quyết định, là cơ sở để NH tiến hành các hoạt động cho vay, đầu tư, dự trữ mang lại lợi nhuận cho NH Để có được nguồn vốn này, NH cần phải tiễn

hành các hoạt động huy động vốn, trong đó huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng trọng hoạt động này Tuy nhiên việc huy động tiền gửi

tiết kiệm của ngân hàng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn như: chịu nhiều cạnh

tranh từ các chủ thê khác trong nền kinh tế cũng tiến hành hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm: các ngân hàng khác, các công ty bảo hiểm, bưu điện

Việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình huy động tiền gửi tiết kiệm, tìm hiểu quá

trình kinh doanh để có những phương án huy động tiền gửi tiết kiệm linh hoạt,

mnang tính cạnh tranh là hết sức cần thiết Xuất phát từ thực tiễn trên và quá trình

thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai Em thấy vẫn đề phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm và đưa ra những biện pháp hay để thu hút được nhiều nguồn tiền gửi là cần thiết Do vậy em đã chọn đề tài “Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chỉ nhánh Đồng Nai” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình

Đề tài được tìm hiểu và nghiên cứu trong quá trình em thực tập tại NH Đầu

tư và phát triển Việt Nam Chỉ nhánh Đồng Nai, qua số liệu tìm hiểu được trong

vòng 3 năm 2008-2010, em đã phân tích, đánh giá tình hình huy động tiền gửi tiết

Trang 8

Số liệu trong 3 năm được thu thập, nghiên cứu và trình bày đưới đạng bảng biểu Quá trình tổng hợp và phân tích được thực hiện bằng các công thức thống kê

Nội dung đề tài gồm 3 phân:

Chương I: NHTM và hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm

Chương II: Thực trạng công tác huy động tiền gửi, tiết kiệm tại NH Đầu tư và phát triển Việt Nam Chỉ nhánh Đồng Nai

Chương II: Một số giải pháp nhằm đấy mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG I

NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIÊN GỬI TIẾT KIỆM 1.1 NHTM

1.1.1 Khái niệm về NHTM

Theo luật các TCTD 1998: NH là TCTD được thực hiện toàn bộ các hoạt

động NH và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất và mục

tiêu hoạt động, các loại hình NH bao gồm: NHTM, NHĐT, NH phát triển, NH

chính sách, NH hợp tác và các loại NH khác

Trong các NHTG, NHTM là loại hình kinh doanh điển hình Hệ thống các

NHTM chiếm vị trí quan trọng nhất về quy mô tài sản và về thành phần các

nghiệp vụ Hoạt động của NHTM bao gồm 3 lĩnh vực: nghiệp vụ nợ (huy động

vốn), nghiệp vụ có (cho vay kinh đoanh) và nghiệp vụ môi giới trung gian (dịch vụ

thanh toán, đại lí, tư vấn, thông tin, giữ hộ chứng từ có giá ) Ba loại nghiệp vụ đó có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ, thúc đây nhau phát triển, tạo nên uy tín

cho NH

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Đây là nghiệp vụ tạo vốn, tạo cho NH có khả năng hoạt động và cạnh tranh

trên thị trường được Các nghiệp vụ huy động vốn của NH bao gồm:

- Nghiệp vụ hoạt động tiền gửi: là nghiệp vụ quan trọng nhất trong nghiệp vụ

huy động vốn của NH và cũng là đối tượng chủ yếu trong hoạt động quản lý tài sản nợ của NH bao gồm tiền gửi của các tô chức cá nhân và tiền gửi dân cư

Trang 10

- Vay trên thị trường liên ngân hàng là nhân tố quyết định việc tạo lập mới

vốn khả dụng cho NH, tạo điều kiện cho NH tăng khả năng sinh lời

1.1.2.2 Hoạt động sứ dụng vốn

Những nghiệp vụ sử dụng vốn hình thành nên tài sản của NH mà khi lên bảng cân đối kế toán nó năm bên phía tài sản Có Như vậy, tài sản chủ yếu của NH

là các tài sản tài chính hay còn gọi là các hình thức trái quyền (như cổ phiếu, trái

phiếu và các khoản cho vay), thay vì tài sản thực như nhà cửa, công cụ và nguyên

vật liệu

Huy động vốn được roi, NHTM phải làm thể nào để hiệu quả hố những

ngn tài sản này Hầu như tất cả các khoản mục bên tài sản nợ của ngân hàng đều

là vốn vay, nghĩa là NH phải trả lãi suất cho nó đến từng giờ Do đó để khỏi bị

thiệt hại, NH luôn luôn phải cho vay hoặc đầu tư ngay số tài sản ấy vào những

địch vụ sinh lãi Từ lãi thu được, NH sẽ đùng nó để trả lãi suất cho vốn đã vay, thanh toán các chi phí trong hoạt động, phần còn lại sẽ là lợi nhuận của NH Nói cách khác, nghiệp vụ có của NH là những nghiệp vụ thực hiện sử dụng những khoản vốn đã huy động (tập trung ở nghiệp vụ nợ) nhằm mục đích sinh lợi

1.1.2.3 Các hoạt động khác

Các hoạt động này không thể hiện trên bảng cân đối tài sản Các hoạt động này ít rủi ro hay không có rủi ro nhưng mang lại cho NH thu nhập cao và tạo điều

kiện cho hoạt động nhận tiền ký thắc và cho vay của N

1.2 Vốn và hoạt động huy động vốn của NHTM

1.2.1 Khái niệm về nguồn vốn huy động của NHTM

Trang 11

nhất và bao gồm tiền gửi không kì hạn của đơn vị, cá nhân; tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; tiền phát hành kỳ phiếu và trái phiếu;

các khoản tiền gửi khác

1.2.2 Cơ cầu nguồn vốn huy động của NHTM 1.2.2.1 Tiền gửi (ký thác)

Muốn làm NH cần có vốn riêng Tuy nhiên số vốn riêng chỉ là một tỉ lệ nhỏ so với số tiền mà NH cho vay Số vốn riêng của NH thường chỉ để mua săm, trang bị trụ sở NH Trong thực tế, số tiền mà NH cho vay có nguồn gốc từ tiền gửi của KH Do đó huy động vốn là hoạt động chủ yếu và thường xuyên của NHTM, là mối quan tâm của các NH

Ký thác (hay còn gọi là tiền gửi) là tiền mà NH nhận được của KH bất luận đưới đanh từ nào, đù phải trả lãi hay không trả lãi, với quyền sử dụng tiền đó cho

hoạt động kinh doanh của NH với cam kết thực hiện việc hoàn trả vào thời điểm

mà người gửi yêu cầu (đối với các loại ký thác không kỳ hạn hoặc vào ngày đáo

hạn đối với loại ký thác có kỳ hạn Các khái niệm về ký thác theo qui định pháp lý

nêu trên có mối liên quan mật thiết với tài khoản của KH tại NH) Ngày nay người gửi có nhiều hình thức ký thác và có thể làm cho tài sản bằng tiền sản sinh ra lãi

theo các dự đoán của mình

Xã hội ngày nay phát triển rất nhanh, các nguồn ký thác ngày càng phong phú, phức tạp Vì thế, không thể phân định một cách chính xác từng nhóm ký thác riêng biệt Song về mặt kỹ thuật NH, các khoản tiền ký thác có thể phân loại theo các tiêu chuẩn sau đây:

- Tiền gửi không kỳ hạn

Trang 12

vào nhóm tiền gửi không kỳ hạn, nghĩa là các khoản gửi với thời gian không xác định Người vừa mới gửi tiền sáng nay nếu cần anh ta có thể rút ra ngay vào buổi chiều cùng ngày Nếu không có nhu cầu sử dụng anh ta mươi bữa, nửa tháng hoặc một năm sau mới rút ra Tính bất định về thời gian gửi, cùng với địa điểm có thể rút ra bất cứ lúc nào cần đã làm cho loại tiền gửi này còn có tên gọi theo tiếng Anh là tiền gửi theo yêu cầu (đemand deposits) Tiền gửi không kỳ hạn vào mỗi thời điểm trong các tài khoản không kỳ hạn của các NHTM tạo khả năng có thể viết sec để chỉ tiền hoặc chuyển nhượng khi cần Vì vậy, tiền gửi không kỳ hạn còn được gọi với tên khác là tiền trong tài khoản sec (checking accounts) Đối với loại

ký thác này KH không có ý định để dành và cũng không chú trọng đến tiền lãi KH chỉ muốn đổi hình thức tiền tệ này băng một hình thức tiền tệ và thích thanh

toán bằng các phương thức không dùng tiền mặt hơn là bằng tiền mặt

Ở Việt Nam, tiền gửi không kỳ hạn được hiểu là loại tiền gửi mà KH có thể

rút ra bất cứ lúc nào và NH phải thực hiện theo yêu cầu này Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm:

+ Tiền gửi thanh toán

Là loại tiền gửi được ký thác vào NH để thực hiện các khoản chỉ trả trong hoạt động sản xuất kinh đoanh và tiêu đùng Đây là một bộ phận tiền đang chờ thanh tốn mà khơng phải là tiền để dành, do vậy KH gửi tiền không mất quyền sử dụng số tiền này Họ có thể rút ra, chuyển nhượng hoặc chỉ trả trong thanh toán bất kỳ lúc nào theo yêu cầu

+ Tiền gửi không kỳ hạn (thuần tuý)

Đây là loại tiền gửi thê hiện khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của KH, họ gửi tiền

vào NH không mang tính chất để thanh toán mà nhằm mục đích an toàn tài sản,

Trang 13

- Tiền gửi có kỳ hạn

Là loại tiền gửi được uỷ thác vào NH ma co su thoá thuận về thời gian rút tiền giữa KH và NH Như vậy về nguyên tắc KH gửi tiền chỉ được rút tiền ra, khi

đến hạn đã thoả thuận

Nó có dạng như một khoản tiền vay của NH nhưng không thể hiện bằng một phiếu khoán Nó là một ngoại lỆ của quy tắc khả dụng, bởi vì NH chỉ phải hoàn lại

số tiền ký thác vào ngày đáo hạn ghi trên hợp đồng

Hiện nay các NHTM Việt Nam đang áp đụng hai loại tiền gửi định kỳ:

+ Tiền gửi định kỳ theo tài khoản

+ Tiền gửi định kỳ đưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng 1.2.2.2 Phát hành chứng từ

Đặc điểm của nguồn vốn này là lãi suất rất cao nhưng tính chất ôn định cũng

khá cao, không được rút trước hạn với bất kỳ lý do nào, muốn rút vốn chỉ có thể

bán lại nó trên thị trường thông qua nghiệp vụ chiết khấu mà thôi Do vậy, nguồn vốn này chủ yếu là dùng vào đầu tư trung và dài hạn

Nên khai thác tốt nguồn này thì trước khi thu hút phải tính được hiệu quả có

nghĩa là phát hành thì phải được để làm gì, cho vay ở đâu, lãi suất thế nào, có đảm bảo hòa vốn và có lãi không, phải hạch toán đầy đủ trước khi phát hành như kỳ

hạn huy động, điều kiện phát hành, lãi suất, mối quan hệ loại tiền gửi này và tiền gửi tiết kiệm, khả năng chuyển nhượng

Các loại trái phiéu NH

- Tính chất định danh: vô danh, đễ chuyển nhượng nhưng khó quản lý, ký danh: ngược lại

Trang 14

- Theo đồng tiền ghi trên trái phiếu: trái phiếu NH bằng VNĐ, trái phiếu NH bằng ngoại tệ: USD

- Theo việc bảo toàn giá trị của đồng vốn - Theo lãi suất

- Theo phương thức trả lãi: trái phiếu trả lãi trước, trả lãi sau 1.2.2.3 Đi vay

* Vay cua NHTW

Lẽ sống của NHTM là nhận ký thác và cho vay NHTM phải cho vay tới mức

mà NHTW cho phép để tối đa hoá lợi nhuận Nhưng không phải lúc nào hoạt động của NH cũng thuận lợi Dù thận trọng cách may trong việc cho vay, NHTM cũng khó tránh khỏi có lúc thiếu khả năng chỉ trả hoặc kẹt quá tiền mặt

NHTW là NH của các NH, là cứu tính của các NH trong những trường hợp vừa kế trên, là nguồn cho vay sau cùng (Lend of last resort) Thông thường, tất cả các NHTG và các tổ chức tài chính khác được NHTW cho phép thành lập đều được hưởng quyên vay tiền tại NHTW trong những tình huống thiếu hụt dự trữ

hoặc quá kẹt vốn Cho đù NHTW áp dụng mức lãi suất chiết khấu hoặc lãi suất phạt cao hay thấp thế nào đi nữa, nó vẫn phải cho các NHTG vay khi họ kẹt thanh

khoản để tránh những khủng hoảng tài chính không đáng xảy ra

Dù vay ít hay nhiều, vay thường xuyên hay chỉ thỉnh thoảng một năm đôi ba

lần, địch vụ vay từ NHTW vẫn là một khoản mục hiển nhiên trong tài sản Nợ, vì

không có NHTG nào mà chưa hề vay của NHTW bao giờ kể từ khi thành lập Thời gian vay ngắn hay dài, hiệu quả của tiền vay cao hay thấp là phụ thuộc vào lãi suất chiết khắu của NHTW và mức tiền vay của các NHTG

Như vậy NHTW luôn luôn là chủ nợ của hệ thống NH Nhưng đây cũng là

Trang 15

việc mở rộng khối lượng tiền té và giám sát hệ thống NHĨTG Chính vì vậy các NHTM không bao giờ được phép gửi tiền có lãi tại NHTW, vì điều đó sẽ chôn vùi vi tri chủ nợ của NHTW Nếu các NH gửi tiền tại NHTW thì đó chỉ thuần tuý là

việc dự trữ không có lãi Nếu NHTW là người nợ trực tiếp của hệ thống NHTM thì khi đó nó không còn có khả năng tác động trực tiếp vào sự gia tăng khối lượng

tiền tệ bằng chính sách tiền tệ của mình, vì bất cứ lúc nào các NHTM cũng có thể rút tiền của họ Mối quan hệ hữu cơ giữa thị trường tiền tệ và thị trường tín dụng bị phá vỡ và NHTW bị mất đi khả năng điều tiết của mình

NHTW cap tin dụng cho NHTG qua hai hình thức chính:

- Tái chiết khấu (hoặc chiết khấu) hay còn gọi là tái cấp vốn

- Thế chấp (prisen en pesion) hay ứng trước (advances) có bảo đảm hay không bảo đảm

Ở Việt Nam hiện nay, có các loại cho vay của NHNN đối với NHTM như

sau:

- Cho vay bé sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn: là hình thức tài trợ vốn theo kế hoạch, chỉ phân phối cho các NHTM quốc doanh

- Chiết khấu và tái chiết khấu trái phiếu kho bạc, khế ước mà các NH đã cho các KH vay chưa đáo hạn và các thương phiếu

- Cho vay bố sung vốn thanh toán bù trừ của các tổ chức tín đụng * Vay từ các NHTM và các tô chức tín đụng khác

Ngoài các loại vay đã nêu trên, các NHTM để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh đoanh còn vay vốn ở các NH khác, giữa các NHTM và các tổ chức tín đụng có thê cho vay lẫn nhau theo nguyên tắc:

+ Các ngân hàng phải hoạt động hợp pháp

Trang 16

+ Vốn vay có thể được bảo đảm bằng thế chấp, cầm có hay xin bảo lãnh của NHTW

1.2.3 Sự cần thiết phải tăng cường huy động vốn đối với hoạt

động kinh doanh của NHTM

Việc huy động vốn của NHTM có một ý nghĩa rất lớn đối với các cá nhân, dân cư, tổ chức kinh tế, đối với nền kinh tế, đối với bản thân ngân hàng

* Đối với các cá nhân dân cư và tô chức kinh tế:

Đáp ứng được nhu cầu bảo quản an toàn tài sản, tích luỹ những món tiền nhỏ

lẻ thành một món tiền lớn thoả mãn một số nhu cầu sản xuất kinh doanh, ngoài ra

việc gửi tiền vào ngân hàng sẽ được hưởng một khoản lợi tức

* Đối với nền kinh tế:

Việc huy động vốn sẽ tích tụ, tập trung vốn từ nhiều nguồn nhỏ lẻ, nhàn rỗi

từ dân cư, tổ chức kinh tế đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, thúc đây quá trình luân chuyển vốn nhanh chóng

* Đối với bản thân NHTM và hệ thống ngân hàng

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM, nguồn vốn huy động này chủ yếu được sử dụng để cho vay mà

hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận lớn nhất cho NH, điều đó chứng tỏ nguồn

vốn huy động có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với từng NHTM, đồng thời nếu quy mô của nguồn vốn huy động của NHTM lớn sẽ tạo điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh của NH1, tăng khả năng cạnh tranh cho NH Ngoài ra việc huy động vốn sẽ kiểm soát được khối lượng tiền gửi vào NH góp phần ổn định

tiền tệ

Trang 17

1.3 Huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM

1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa tiền gửi, tiết kiệm

NHTM là trung gian tín dụng nhưng không đơn thuần là trung gian giữa người gửi tiền và người vay tiền; nghĩa là dùng tiền của người gửi chuyển sang người vay mà hoạt động của nó còn phức tạp hơn thế nhiều

Tiền gửi chính là toàn bộ khoản tiền mà KH gửi vào trong NH để hưởng lãi hay sử dụng các dịch vụ tiện ích của NH

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi

tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi

Nếu căn cứ vào mục đích của người gửi chia thành:

+ An toàn, tích lũy + Hưởng lãi

Nếu căn cứ vào thời hạn chia thành: + Tiền gửi không kỳ hạn

+ Tiền gửi có kỳ hạn

1.3.2 Phân loại tiền gửi tiết kiệm

1.3.2.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Mục đích của loại tiền gửi này là nhằm nhờ NH cất trữ, bảo quản hộ tài sản,

tích lũy tài sản nên KH thường phải trả lệ phí cho NH, nhưng do cạnh tranh và các NH sử dụng nguồn vốn này để hoạt động nên KH không phải trả phi ma NH tra lãi

cho KH với lãi suất khuyến khích (thấp)

Do vậy, loại nguồn này chỉ được sử dụng một phần, phần lớn còn lại được sử

Trang 18

1.3.2.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức tiết kiệm với mục đích chủ yếu là hưởng lãi căn cứ vào thời hạn chọn khi gửi tiền Với tiết kiệm có kỳ hạn, KH gửi tiền một lần và rút vốn gửi ban đầu, tiền lãi trả vào đúng thời điểm đáo hạn của số tiết kiệm

Mục đích của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là KH muốn đầu tư để hưởng lãi chứ không phải để cất trữ hay thanh toán Chính vì vậy lãi suất của nguồn này tương đối cao, nhưng lại khá ỗn định Các hình thức thường thấy là phiếu tiết

kiệm, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, tiết kiệm nhà ở

1.3.2.3 Tiền gửi tiết kiệm khác

Đối với cá nhân: tiền gửi trên tài khoản thanh toán của cá nhân nhằm mục

đích thuận tiện trong chi trả thanh toán như séc cá nhân, thẻ thanh toán, rút tiền

mặt, đổi ngân phiếu Đặc điểm của loại tiền gửi này là KH thường là những người có thu nhập cao

Đối với tổ chức: tiền gửi thanh toán nhằm mục đích phục vụ các giao dịch

thanh tốn của tơ chức, đoanh nghiệp và nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản

1.4 Các nhân tô ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm

1.4.1 Nhân tố môi trường

Tình hình lạm phát ở mức vừa phải tình hình kinh tế tăng trưởng ồn định, chính trị xã hội không có sự biến động là điều kiện để sản xuất kinh doanh phát triển tại thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Ngược lại nếu lạm phát cao, kinh tế suy thoái, chính trị xã hội có sự biến

Trang 19

- Chính sách về thu nhập: chính phủ cần có một chính sách thu nhập hợp lý

như về chính sách tiền lương, chính sách trợ cấp, sẽ tạo thu nhập ôn định cho

người lao động thì người dân sẽ có phần tiết kiệm gửi vào ngân hàng

- Chính sách về lãi suất: nếu NHTW đưa ra một mức lãi suất cùng với biên độ biến động phù hợp với tình hình kinh tế thì các NHTM trên cơ sở đó sẽ đưa ra

mức lãi suất linh hoạt hấp đẫn thu hút nhiều khách hàng hơn

- Chính sách tiết kiệm: Khuyến khích các đơn vị kinh tế và các dân cư thực hiện tiết kiệm tránh lãng phí để đùng vốn nhàn rỗi đầu tư phát triển kinh tế

- Chính sách thuế Chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và tiết

kiệm của dân cư, tổ chức kinh tế vì vậy ảnh hưởng đến việc gửi tiền và NH của

các đối tượng này

- Chính sách đầu tư: Chính phủ cần có chính sách khuyến khích đầu tư, mở

rộng sản xuất kinh doanh tạo điều kiện để kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho hoạt

động thu hút vốn của các ngân hàng cho đầu tư phát triển kinh tế 1.4.3 Nhóm nhân tố thuộc khách hàng

Tâm lý của KH là một nhân tô ảnh hưởng lớn đến việc gửi tiền của KH vào NH vì nếu KH tin tưởng vào NH an tâm hơn để ở nhà Nếu KH không tin vào NH, hoặc họ sợ lạm phát, chiến tranh xảy ra thì thì điều này chắc chắn họ sẽ không gửi tiền vào ngân hàng

Trang 20

Thói quen gửi tiền ở nhà của người dân như thích sử dụng tiền mặt hoặc dé

tiền ở nhà khi cần là sử dụng hoặc họ ngại đi đến NH để gửi những món tiền nhỏ lẻ vào NH, điều này sẽ tồn tại một lượng tiền mặt ở ngoài hệ thống ngân hàng

Thói quen tiết kiệm, tiêu dùng cũng ảnh hưởng lớn đến việc gửi tiền vào NH Vì nếu có thu nhập bao nhiêu tiêu dùng hết bấy nhiêu thì không có tiền để gửi tiết kiệm

1.4.4 Nhóm nhân tố thuộc ngân hàng

Nhóm nhân tố này được NH tất quan tâm vì đây là nhân tố thuộc bản thân

NH Có nhiều nhân tố thuộc bản thân NH mà nó tạo thuận lợi hoặc khó khăn đến

hoạt động huy động vốn của NH Bao gồm các nhân tố như: địa điểm trụ sở của

NH, cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc điểm về nguồn nhân lực, chính sách về tỷ giá, lãi

suất và giá phí, chính sách cho vay, chính sách huy động, chính sách giao tiếp các

tiện ích mà NH cung cấp cho KH, số lượng và chất lượng dịch vụ Bên cạnh đó, tổ

chức nguồn thông tin cũng được KH rất quan tâm vì qua nguồn thông tin sẽ giúp cho KH biết được những vẫn đề liên quan đến chính sách huy động vốn, hoạt động của NH, tình hình kinh tế từ đó người dân an tâm tin tưởng vào NH hơn

1.5 Một số quy định về huy động tiền gửi tiết kiệm 1.5.1 Các thể thức tiết kiệm

1.5.2 Đối tượng phạm vỉ áp dung a) Đối tượng

Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam là các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

Trang 21

NHTM, NHPT, NH Đầu tư, NH chính sách, NH hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân được nhận tiền gửi tiết kiệm của mọi cá nhân theo các loại kỳ hạn khác nhau

Tổ chức tín dụng phi NH được nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ một năm trở lên của mọi cá nhân

Đối với chỉ nhánh NH nước ngoài, NH liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, phạm vi nhận tiền gửi tiết kiệm được thực hiện theo quy định

hiện hành của Thống đốc NHNN về đối tượng gửi tiền, kỳ hạn và mức huy động tối đa

Các tô chức khác có hoạt động NH được nhận tiền gửi tiết kiệm theo quy định tại giấy phép hoạt động và các văn bản pháp luật khác có liên quan về TGTK

Việc nhận TGTK bằng ngoại tệ chỉ áp dụng đối với các tổ chức nhận TGTK được phép hoạt động ngoại hối và phải phù hợp với quy định hiện hành của Chính

phủ và Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hồi 1.5.3 Quy chế bảo hiểm tiền gửi

Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm nộp cho tổ chức bảo hiểm

tiền gửi các báo cáo theo quy định của tổ chức bảo hiểm tiền gửi

Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải báo cáo ngay với tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong những trường hợp sau đây:

a) Gặp khó khăn về khả năng chỉ trả;

b) Khi thay đổi các thành viên Hội đồng quản tri, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc)

Trong thời hạn 90 ngày, kê từ ngày kết thúc năm tài chính, tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi các báo cáo tài

Trang 22

Khi phát hiện tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm các quy định về an

toàn trong hoạt động NH, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền yêu cầu tổ chức

tham gia bảo hiểm tiền gửi thực hiện các biện pháp chắn chỉnh, đồng thời báo cáo

băng văn bản với Ngân hàng Nhà nước

Trong trường hợp xét thấy hoạt động của tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng chỉ trả, thất thoát lớn về tài sản hoặc có tác động nghiêm trọng tới các tổ chức tín dụng khác, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có biện pháp chắn chỉnh kịp thời, đồng

thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước có biện pháp xử lý khan cấp

Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm cung cấp theo định kỳ các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của các tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cho Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước có thâm quyền liên quan

Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được quyền tiến hành kiểm tra việc chấp hành các

qui định tại Nghị định này của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Thanh tra NHNN có trách nhiệm cung cấp kết quả thanh tra, giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi; phối hợp xử lý kịp thời các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ mất khả năng chỉ trả, vi

phạm các quy định về an toàn trong hoạt động NH, có tỷ lệ nợ quá hạn cao

Trường hợp tô chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, Ban Kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm thông báo định kỳ về tình hình hoạt động của

tổ chức đó cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để phối hợp xử lý

Trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ mất khả

năng chi trả nhưng chưa đến mức đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể hỗ trợ đưới các hình thức sau:

Trang 23

* Bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt để có nguồn chỉ trả tiền gửi được bảo hiểm

* Mua lai nợ trong trường hợp khoản nợ đó có tài sản bảo đảm

Việc hỗ trợ này do HĐQT tổ chức bảo hiểm tiền gửi xem xét quyết định Tổ chức bảo hiểm tiền gửi chỉ tiến hành các biện pháp hỗ trợ sau khi xác định rằng việc tiếp tục hoạt động của các tố chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đang gặp khó khăn có vai trò quan trọng đối với sự bảo đảm an toàn của toàn hệ thống và sự

én định chính trị, kinh tế và xã hội

Khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thâm quyền có văn bản chấm dứt hoạt động và tô chức đó mất khả năng thanh toán, tổ chức

bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm chỉ trả tiền gửi được bảo hiểm của người gửi tiền

tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo nguyên tắc được qui định tại Điều 4 của Nghị định này

Số tiền gửi (gồm gốc và lãi) vượt quá mức tối đa được tô chức bảo hiểm tiền gửi chỉ trả sẽ được trả cho người gửi tiền trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phù hợp với qui định của Luật Phá sản

Việc chi trả tiền bảo hiểm cho nguoi gui tién được thực hiện thông qua các ngân hàng, hoặc theo thoả thuận với người gửi tiền

Việc chỉ trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền hoặc người được ủy quyền hợp pháp, được thực hiện căn cứ vào danh sách những người gửi tiền do tổ chức bảo hiểm tiền gửi phối hợp với tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lập và căn cứ vào các chứng từ hợp lệ

Trang 24

bảo hiểm tiền gửi bị phá sản, tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải báo cáo NHNN để NHNN trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép tổ chức bảo hiểm tiền gửi

Trang 25

CHUONG II:

PHAN TICH TINH HiINH HUY DONG TIEN GỬI, TIẾT KIỆM TẠI NH DAU TU VA PHAT TRIEN VIET NAM CHI NHANH DONG NAI

2.1 Khái quát về NH Đầu tư va phát triển Việt Nam Chỉ nhánh Đồng Nai

2.1.1 Tổng quan qua 30 nắm hình thành và phát triển của Ngân

hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chỉ nhánh Đồng Nai 2.1.1.1 Giai đoạn 1977 — 1980

Sau ngày miền nam giải phóng, để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, mục tiêu

nhiệm vụ của công cuộc khôi phục phát triển kinh tế cần sử dụng một nguồn vốn lớn để

phục vụ mục tiêu kiến thiết cơ bản Do đó đòi hỏi cần phải có một cơ quan chuyên trách

quản lý để nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn đó, năm 1977 Chỉ hàng kiến thiết tỉnh Đồng Nai được thành lập trực thuộc Sở Tài Chính (tiền thân của BIDV Đồng Nai hiện nay)

Với biên chế gồm 24 cán bộ công nhân viên do Ð/c Nguyễn Thanh Bình lãnh đạo, đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản: các công

trình thuộc cơ sở hạ tầng đường sá, thủy lợi, các công sở, trường học, bệnh viện, trạm xá, xí nghiệp, nhà máy, các nông lâm trường, trạm trại từ thành phố Biên Hòa đến các vùng xa, vùng sâu như Tân Phú, Định Quán, Xuyên Mộc, Vĩnh Cửu lần lượt được ra đời như các công trình thủy lợi Song Mây, dap Da Ton, QL 1, QL 15, QL 20, liên tỉnh lộ

23, 24, 25 những công trình này đã góp phần tạo nên một diện mạo mới, một sinh khí

mới trong những năm đầu xây đựng chủ nghĩa xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 2.1.1.2 Giai đoạn 1981 — 1990

Chuyén sang thời kỳ khôi phục kinh tế sau khi đất nước thống nhất, thực hiện quyết

Trang 26

Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Chính sang trực thuộc NHNN Việt Nam và thành lập BIDV Tại Đồng Nai Chỉ hàng kiến thiết tỉnh Đồng Nai trực thuộc Sở Tài Chính cũng được đổi tên thành Chỉ nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh Đồng Nai trực thuộc sự quản lý của NHNN tỉnh Đồng Nai Có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu: thu hút, quản lý tất cả các nguôn vốn dành cho đầu tr XDCB của các cơ quan, các tổ chức sản xuất kinh doanh, các tô chức xã hội Cụ thể như sau:

- Cho vay và cấp phát vốn đầu tư XDCB, vốn lưu động về kinh doanh trong lĩnh

vực XDCB

- Quản lý nguồn vốn tự có của các tổ chức kinh doanh, các tổ chức xã hội dành cho XDCB

- Thực hiện chức năng Trung tâm thanh toán và quản lý tiền mặt, kiểm soát chỉ tiêu

quỹ tiền lương trong lĩnh vực XDCB

- Kiểm tra các cơ quan, tổ chức về hoạt động kinh tế và sử dụng vốn đầu tư XDCB

Trong giai đoạn này Chỉ nhánh Ngân hàng đầu tư và xây đựng tỉnh Đồng Nai có số biên chế I 18 cán bộ công nhân viên do Đ/c Giám Đốc Nguyễn Văn Hàng (1982 — 1985) làm lãnh đạo, với mô hình tô chức gồm một hội sở ở tỉnh và 9 chỉ nhánh trực thuộc ở các huyện

2.1.1.3 Giai đoạn 1990 — 2000 (10 năm đôi mới)

Ngày 14/11/1990 Chủ tịch hội đồng bộ trưởng đã có Quyết định số 401 -CT chuyển Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và phát triển

Việt Nam

Ngày 26/11/1990 Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 104 NH/QD ban hanh

Trang 27

Là thành viên trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và xây đựng Việt Nam, Chỉ nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng tỉnh Đồng Nai cũng được đổi tên thành Chỉ nhánh Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Đông Nai với các chức năng, nhiệm vụ được quy định như

sau:

+ Được phép huy động vốn ngắn, trung và đài hạn trong nước, ngoài nước, được

nhận vốn từ ngân sách Nhà nước đề cấp phát hoặc cho vay dai han, cho vay bé sung von lưu động đối với các dự án phát triển kinh tế kỹ thuật của tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh

+ Được kinh doanh tiền tệ, tín dụng và hoạt động dịch vụ Ngân hàng đối với khách

hàng trơng và ngoài nước

+ Được tổ chức kinh đoanh ngoại hối và thanh toán quốc tế

+ Được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh

+ Được nhận làm đại lý hay liên doanh với các khách hàng, tổ chức tài chính + Ngoài ra còn được thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh khác do T' ống giảm đốc giao trong phạm vi điều lệ hoạt dong cua minh

Và từ đó đến nay, để thích ứng với cơ chế thị trường hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển luôn được bố sưng thêm chức năng, nhiệm vụ thông qua các

Quyết định sau: “Quyết định số 249 QĐ-NH5 ngày 11/11/1992 của Thông đốc NHNN

phé duyét Diéu lé stra doi bỗ sung của Ngân hàng Đầu tư và Phái triển Việt Nam thay thé Diéu lệ được ban hành ngày 26/1 1/1990 và kế từ ngày 0101/1995 thực hiện Quyết định số 293 QĐ/NH09 của Thống đốc NHNN ngày 18/11/1994 thì Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việt Nam thực sự chuyển sang hoạt động kinh doanh như một Ngân hàng

thương mại `

Thành quả tổng quan trong 10 năm đổi mới của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và

Trang 28

22năm); tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chỗ (făng khoảng 80 lần) để mở rộng tín

dụng vừa phục vụ phát triển kinh tế vừa (dự nợ cho vay tăng 23 lan) gop phan thực hiện

chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát, vừa đa dạng hóa tín dụng vừa không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng Tích mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng trên các lĩnh vực quản lý ngân hàng và phục vụ khách hàng

bằng việc thường xuyên cải tiến quy trình quản lý và không ngừng đổi mới công nghệ

2.1.1.4 Giai đoạn từ 2001 đến nay

Trong giai đoạn chuyển giao giữa 2 thế ký, Chỉ nhánh Ngân hàng Đâu tư và Phát triển tỉnh Đồng Nai thực hiện mục tiêu do BIDV hoạch định trong KH 3 năm 1991 —

2001 là: “Vừa kế thừa và phát huy tuyển thông, vừa tạo được những yếu tỐ đột phá trên

nhiều bình điện về năng lực tài chính, về công nghệ, về tổ chức, cán bộ và quản trị điều hành hướng đến chuẩn mực thông lệ và hiện đại `”

Về công nghệ: sau nhiều năm tập trung nhân lực, vật lực Chi nhánh Ngân hàng

Dau tu va Phat triền Đồng Nai đã hoàn thành công tác hiện đại hóa đúng theo tiến độ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam góp phần hình thành nền móng công nghệ cơ

bản cho một ngân hàng hiện đại, đa năng, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng dich vụ, vỀ ứng dụng công nghệ hiện đại trong các hoạt động nghiệp vụ cũng như công tắc quản trị điều hành

Kết quả quan trong trong 5 nim tiép tục đổi mới một cách toàn điện, mạnh mẽ là

Trang 29

được trung ương đánh giá xếp loại là đơn vị hoàn thành xuất sắc toàn điện nhiệm vụ được giao, được nhận bằng khen của Thống đốc và cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh,

Về mô hình hoạt động và mạng lưới kinh doanh hiện nay trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, sáp nhập, hợp tan, cho đến nay, Chỉ nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Nai đang từng bước hồn thiện mơ hình hoạt động theo hướnh đa năng: vừa cung cấp các địch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ vừa cung cấp các dịch vụ cho hoạt động của thị trường theo mô hình của một tập đoàn ngân hàng tài chính hiện đại Hiện tại

Chỉ nhánh với biên chế 100 cán bộ hoạt động theo mô hình tổ chức gồm có 9 phòng

nghiệp vu tại Hội sở tỉnh, 2 phòng giao địch và 3 điểm giao địch đang cung cấp các loại

dịch vụ: tín dụng, bảo lãnh, chuyển tiền, thanh toán trong nước và quốc tế, kinh đoanh tiền tệ, làm địch vụ đại lý cho công ty bảo hiểm, chỉ trả kiều hối, dịch vụ chỉ trả lương, dịch vụ ngân quỹ tại doanh nghiệp, thẻ ATM, dịch vụ BSMS Nhìn chưng các loại dịch

vụ đo Chi nhánh đang cung cấp được khách hàng đánh giá cao, đảm bảo nhanh chóng,

chính xác, an toàn

Trang 30

KHOI QUAN HE KHACH HANG P.QUAN HE KHACH HANG DNI P.QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DN2 KHÁCH HÀNG P.QUAN HỆ CÁ NHÂN a a BAN GIAM DOC TT” CHI NHÁNH ĐÔNG NAI KHƠI TÁC NGHIỆP Í KHĨI QUẢN LÝ Ì RỦI RO \ J KHOI QUAN LY NOIBO P.QUAN TRI TIN DUNG P.QUAN LY VA DICH VU NGAN QUY KHACH HANG P.GIAO DICH mm P.QUẢN LÝ RỦI RO "—ễ- P.TÀI CHÍNH KẾ TỐN P.TƠ CHỨC HÀNH CHÍNH P.KÊ HOẠCH TỎNG HỢP KHÔI TRỰC THUỘC P.GIAO DỊCH TAM HIỆP “pgaoncn P.GIAO DỊCH ` THANH BÌNH P.GIAODICH Ì DONG KHOI WY

(xo ane view, \

QUY TIET KIEM

SỐ 3

"——— 7

- Phòng quan hệ khách hàng: chịu trách nhiệm về mặt tìm kiếm, thu hút

khách hàng, tiếp xúc khách hàng và thực hiện marketing khách hàng

- Phòng quản trị tín dụng: thực hiện việc cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ Đảm nhận việc tư van cho khách hàng trong hoạt động

tín dụng và ủy thác đầu tư theo các quy định

- Phòng quản lý và dịch vụ ngân quỹ: nhiệm vụ chính là quản lý việc thu, chỉ

các quỹ lương

- Phòng giao địch khách hàng: quản lý các quỹ tiết kiệm, chức năng huy động vôn và cho vay câm cô các chứng từ có giá

Trang 31

- Phòng quản lý rủi ro: quản lý, giám sát việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ấn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh

- Phòng tài chính kế toán: phòng này làm nhiệm vụ ghi chép lại, thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh tại Sở Lập các bảng Báo cáo tài chính, Báo cáo

kế toán với cơ quan quản lý Nhà nước có thâm quyên theo những quy định hiện

hành và cung cấp số liệu báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của ban lãnh đạo

- Phòng tô chức hành chính: thực hiện việc tổ chức, quản lý cắn bộ, tuyển

chọn công nhân viên

- Phòng kế hoạch — tổng hợp: thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chỉ nhánh Đồng Nai:

2.2.1 Tình hình về nguồn vốn và sử dụng vốn 2.2.1.1 Tình hình chung về nguồn vốn

Nguồn vốn là cái ban đầu mà bất cứ một nhà kinh doanh nào cũng cần phải

có đề thực hiện những ý đồ mà mình muốn thực hiện Đặc biệt trong điều kiện nền

kinh tế thị trường thì yếu tố cạnh tranh là một trong những yếu tố hàng đầu không

thê thiếu được Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có rất nhiều NH đang hoạt động, chưa kế đến sự sắp ra đời một số các NH sẽ được hoạt động tại đây khi Việt

Trang 32

vôn ôn định đê mở rộng qui mô kinh doanh của mình, đây là nhiệm vụ quan trọng

ma NH sé thực hiện trong thời gian tới Trước tiên ta sẽ xem xét điễn biến của nguồn vốn tại BIDV Đồng Nai trong thời gian qua đã có những biến động gì theo sự phát triên của xã hội

Trang 33

TONG CO CAU NGUON VON triéu dong 300,000,000 + 250,000,000 1 200,000,000 +_ 150,000,000 {~ 100,000,000 50,000,000 +“

năm 2008 năm 2009 năm 2010

Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn vốn của Chi nhánh có được không chỉ từ nguồn huy động của cá nhân và tổ chức kinh tế mà còn từ nhiều nguồn khác như là các khoản vay, các khoản điều chuyền từ ngân hàng mẹ, các tài sản nợ khác Trong năm qua bên cạnh sự gia tăng tính mở rộng đầu tư tín đụng thì NH đã tăng cường công tác huy động để đáp ứng nguồn vốn cho vay Kết quả nguồn vốn

huy động tại NH năm 2010 là 264.520,03 triệu đồng, chiếm đến 78,91% đây là

một tỷ trọng khá cao Như vậy có thê nhận thấy nguồn vốn huy động của NH năm

2010 đã tăng hơn năm 2009 là 44,01% tương ứng với số tuyệt đối là 63.783,91

triệu đồng Với sự tăng lên nhanh chóng của vốn huy động như vậy đã góp phần làm cho nguồn vốn tại NH tăng lên tương đương

Năm 2009 qui mô của các khoản vay tại NH là 10.711 triệu đồng chiếm 5,28%, sang năm 2010 thì khoản vốn vay này giảm xuống còn 4,8% ứng với số

tiền là 12699 triệu đồng với tốc độ tăng so với năm 2009 là 18,56% Qua đây cho thấy ngoài nguồn vốn huy động thì NH còn cần có nguồn khác nữa để đảm bảo cho khả năng mở rộng nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động cho vay của mình

Trong năm 2009 thanh toán vốn tại NH chiếm 15,79% trong tổng nguồn vốn

tại NH tương ứng với số tiền là 32.012 triệu đồng Sang năm 2010 thì chỉ tiêu này

Trang 34

giảm xuống mức 25.890 triệu đồng chiếm 9,79%, như vậy có thể thấy trong năm

2010 vừa qua lượng vốn do NH mẹ chuyền về cho NH đã ít đi Điều đó phản ánh

được thực trạng của NH đã dân dân làm chủ được nguôn vôn của mình, tiên tới sử

đụng nguồn vốn huy động để đáp ứng các hoạt động của NH

2.2.1.2 Tình hình huy động vốn

Trang 35

TINH HINH HUY DONG VON trieu dong 250000 ~ 200000 + 150000 + S nam 2008 @ nam 2009 100000 7 S nam 2010 50000 + 0 = T T T r “

Nguônvôn Tiêngửi Tien gửi Ký quỹ

huy động thanh toán tiết kiệm

Qua bang số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2010 tăng so với năm 2009 Tính đến cuối năm 2010 là 208721 triệu đồng, tăng về tuyệt đối

63784 triệu đồng, tương đương tăng 44,01% so với năm 2009 Tuy nhiên mức

tăng này là khá thấp so với năm 2009 (tăng 76,72% so với năm 2008) Điều này một phần là do những khó khăn về môi trường kinh tế xã hội không thuận lợi trong năm 2010, một phần là do sự cạnh tranh của các NH khác Tuy nhiên với

tổng nguồn vốn huy động được năm 2010 đạt 208721 triệu đồng được xem là một thành công của chỉ nhánh trong thời điểm hiện nay

Nhìn vào tỷ trọng của các loại nguồn vốn huy động ta thấy, trong năm 2010 tỷ trọng của nguồn vốn huy động có sự thay đổi lớn so với năm 2009 Trước hết là

tiền gửi tiết kiệm Lượng tiền gửi tiết kiệm năm 2010 đạt 195699 22 triệu đồng, tăng về tuyệt đối 63947,85 triệu đồng, tương ứng tăng 48,54% so với năm 2009 Nguyên nhân là do trong thời gian đầu năm 2010, lãi suất của chỉ nhánh tăng cao

Trang 36

khiến người dân gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn Chi nhánh cũng đã chú trọng trong

việc đôi mới cung cách phục vụ, rút ngắn thời gian trong mỗi lần giao dịch với

khách hàng, đây mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại Qua đó kích thích người dân đến gửi tiền ở chi nhánh nhiều hơn

Trong năm vừa qua chỉ nhánh duy trì lượng tiền gửi thanh toán đạt 12520,47 triệu đồng, tăng về tuyệt đối là 764,84 triệu đồng, tương đương tăng 6,51% so với năm 2009 Đây là mức tăng trưởng khá thấp Điều này được giải thích là do KH vẫn chưa có thói quen sử dụng tiền gửi thanh toán, lượng giao dịch tiền mặt trong dân cư vẫn còn rất cao Chỉ nhánh cần phải chú trọng đây mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền hơn nữa nhằm thu hút hình thức tiền gửi này Hơn nữa việc chỉ nhánh chưa có nhiều quan hệ với các doanh nghiệp lớn, các KH tiềm năng cũng là một cản trở trong việc thu hút lượng tiền gửi thanh toán tại chỉ nhánh

Lượng tiền ký quỹ năm 2010 chỉ đạt 50,3 triệu đồng, giảm đến 65% so với năm 2009, tương đương giảm về tuyệt đối là 928,7 triệu đồng Đây là một thực tế

khách quan đo tình hình kinh tế không thuận lợi, DN hoạt động không hiệu quả Tuy nhiên chi nhánh cũng cần phải chú trọng để nâng cao lượng tiền ký quỹ, tao một nguồn huy động lâu dài cho chi nhánh

2.2.1.3 Tình hình chung về hoạt động tín dụng

Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là một trong những hoạt động chủ yếu của

các NHTM nói chung và BIDV Đồng Nai nói riêng Vì vậy đựa vào kết quả của

hoạt động cấp tín dụng, ta có thê phần nào đánh giá được hoạt động của NH trong

Trang 38

Tổng dư nợ cho vay Tổng dư nợ quá hạn Triệu đồng 88089 8 Triệu đ 90000 7 F 140 - 20000; 7060.6! 00 70000: 10 60000: 50000: 80 400001 60 30000- 40 20000: 100001 7 04 OF a

Năm2009 Năm2010 Năm [mNgínhạn ¬—

Ngân hạn E Trung, dài hạn

Trung, dài hạn

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ cho vay của chỉ nhánh năm 2010

dat 158150,4 triéu đồng, tăng về tuyệt đối là 7174,6 triệu đồng, tương đương tăng 4,75% so với năm 2009 Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2010 đạt 88089,8 triệu đồng, chiếm 55,7% trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, tăng về tuyệt đối

là 5053,08 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng là 6,08% so với năm 2009 Dư nợ

cho vay trung dài hạn năm 2010 đạt 70060,65 triệu đồng, chiếm 44,3% trong tổng dư nợ cho vay, tăng về tuyệt đối là 2121,52 triệu đồng, tương ứng tăng 3,12% so

với năm 2009 Mặc đù tổng đư nợ cho vay năm 2010 tăng không nhiều so với năm

2009, tuy nhiên, trong tình hình kinh tế xã hội khó khăn như vừa qua thì có được kết quả này là thành tựu đáng khích lệ, đó là nhờ sự nỗ lực phẫn đâu của Ban lãnh

đạo và toàn thê cán bộ nhân viên toàn chi nhánh

Về dư nợ quá hạn: năm 2010 dư nợ quá hạn tăng so với năm 2009 Năm

2009 chi nhánh không có dư nợ quá hạn nhưng đến cuối năm 2010, du no qua han

là 149 triệu đồng, trong đó dư nợ qúa hạn cho vay ngắn hạn là 125 triệu đồng,

chiếm 83,9% trong tong dw no qua han của chỉ nhánh; du nợ qua hạn cho vay

trung dài hạn là 26 triệu đồng, chiếm 16,1% tổng dư nợ qúa hạn của chi nhánh

SVTH: Nguyễn Ngọc Thuận Trang 38

Trang 39

năm 2010 Sở đĩ dư nợ qúa hạn của chỉ nhánh năm 2010 tăng cũng là điều đễ hiểu

Trong năm qua, tình hình kính tế thế giới và Việt Nam biến động phức tạp, ảnh

hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống dân

cư Chính điều này đã làm cho hoạt động thu nợ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng giảm, do đó dư nợ qúa hạn của chi nhánh

gia tăng Vì vậy trong thời gian tới chỉ nhánh cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng công tác thâm định cũng như đây mạnh các biện pháp thu nợ để giảm thiêu đư nợ qúa hạn đến mức thấp nhất có thé

2.3 Tình hình huy động tiền gửi, tiết kiệm tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chỉ nhánh Đồng Nai

2.3.1 Huy động tiền gửi dân cư tại NH

Tiền gửi dân cư chiếm I phần quan trọng trọng công tác huy động vốn của NH, nhất là đối với Chi nhánh thì nguồn tiền huy động chủ yếu là từ tiền gửi của

dan cu Phan tich bang sé liệu dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn điều này

Trang 40

TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIÊN GỬI DÂN CƯ triệuđồng - 20000000 + + 15000000 k 10000000 k 50000000 nam 2008 nam 2009 nam 2010

Năm 2010 vừa qua chi nhánh huy động được tổng cộng 196.176,22 triệu

đồng từ khu vực dân cư, trong đó lượng TGTK đạt 195.699,22 triệu đồng, chiếm

100% lượng TGTK huy động của chi nhánh Qua đó cho thấy lượng TGTK của chỉ nhánh vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào khu vực dân cư Trong khi đó lượng tiền gửi thanh toán đạt 477 triệu đồng trên tổng số 12520,47 triệu đồng TGTT của toàn chỉ nhánh Tuy đạt tốc độ tăng trưởng đến 281,6% so với năm 2009 nhưng lượng TGTT trong dân cư vẫn còn rất thấp Điều này được giải thích là đo các giao dịch thanh toán cá nhân qua NH vẫn chưa nhiều, người dân vẫn còn chưa hiểu rõ và sử dụng các địch vụ thanh toán của NH Chi nhánh cần tập trung đây mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền, phát tờ rơi để khách hàng hiểu thêm về những ưu điểm của TGTT, qua đó nâng cao lượng tiền gửi huy động

2.3.2 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH 2.3.2.1 Hình thức huy động tiết kiệm tại NH a Các hình thức

Ngày đăng: 17/07/2016, 07:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w