1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp kỹ thuật môi trường

32 685 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 401,93 KB

Nội dung

Khu BàngNâu được bàn giao cho Công ty Đông Bắc.. trong công ty PGĐ phụ trách chính Các PGĐkhác PHÒNG MÔI TRƯỜNG... Phó giám đốc Cơ điện vận tải Kế toán tr ởng Phó giám đốc phụ

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 3

1 Giới thiệu về đơn vị thực tập 3

a) Sơ đồ tổ chức 4

b) Chức năng và nhiệm vụ của phòng ban, phòng môi trường 5

2 Điều kiện địa lý tự nhiên 6

a) Vị trí địa lý 6

b) Điều kiện địa chất thủy văn 7

c) Điều kiện khí tượng thủy văn 9

3 Điều kiện kinh tế xã hội 9

CHƯƠNG 2 TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 10

1 Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư 10

2 Đặc điểm nước thải mỏ 11

3 Hệ thống thoát nước 11

4 Công nghệ xử lý nước thải mỏ than Cao Sơn 12

5 Công suất của trạm xử lý 13

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 15

1 Kết quả quan trắc và đánh giá hiện trạng môi trường 15

2 Đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường của đơn vị 24

3 Tương quan vấn đề trong khu vực, trong nước, nước ngoài 25

4 Đánh giá tiềm năng thực hiện và kết quả của hệ thống xử lý 26

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 2

MỞ ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội trước khi kết thúc 9 kỳ học tập và rèn luyện Mặt khác, thực tập tốt nghiệp làmột giai đoạn hết sức ý nghĩa, giúp sinh viên có thể làm quen với công việc thực tế.Thực tập tốt nghiệp là hoạt động giáo dục đặc thù nhằm góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cần thiết của sinh viên theo mục tiêu đào tạo đã đề ra Thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên có thể tìm hiểu và hòa nhập với môi trường làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp Tìm hiểu và hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động cũng như các quy định, nội quy của cơ quan và quan trọng nhất là hiểu biết các yêu cầu công việc mình đang làm Hoạt động thực tập nhằm mục đích giúp sinh viên có thể vận dụng các kiến thức vào thực tế, để rèn luyện, hình thành các kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng nghiên cứu, giải quyết vấn đề Tóm lại mục đích của thực tập là giúp sinh viên học hỏi và rèn luyện phong cách làm việc để tìm hiểu được vị trí công việc sẽ làm trong tương lai

Nhằm đảm bảo kỳ thực tập tốt nghiệp đạt hiệu quả cao, tạo môi trường làm việc thực tế tốt và cung cấp đầy đủ lượng kiến thức phục vụ cho quá trình chuẩn bị đồ án tốt nghiệp, sinh viên cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên ngành cực kỳ kỹ lưỡng Ngoài ra, trong quá trình thực tập cần hoàn thành tốt các công việc được giao với tinh thần tích tích cực và phát huy hết năng lực của bản thân trong các công việc

Trong thời gian hơn 1 tháng thực tập tại Công ty Cổ phần Than Cao Sơn –

Vinacomin (từ 15/02/2016 đến 27/03/2016) cùng với sự hướng dẫn tận tình của ThS

Đặng Ngọc Thủy và các cán bộ phòng môi trường trong Công ty, thực tập sinh Bùi Minh Tùng (MSSV: 1121050331) đã kết thúc kỳ thực tập và hoàn thành các nội dung thực tập đã của bộ môn đã đề ra

Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn đến khoa Môi trường, đặc biệt là bộ môn Kỹ thuật môi trường đã cho em có cơ hội được học hỏi và trải nghiệm thêm nhiều kiến thức thực tếthông qua kì thực tập này Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị cán bộ phòng Đầu

tư môi trường Công ty Cổ phần Than Cao Sơn - Vinacomin, đặc biệt là chị Nguyễn Thị

Hiền đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lời để em có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập

Trong quá trình làm báo cáo không tránh khỏi sai sót Rất mong nhận được sự thôngcảm cũng như sự góp ý của quý thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1 Giới thiệu về đơn vị thực tập.

SƠN - TKV

COAL JOINT STOCK COMPANY

COAL JOINT STOCK COMPANY

Công ty cổ phần Than Cao Sơn – TKV trước đây là Xí nghiệp Xây dựng Mỏ than Cao Sơn được thành lập ngày 06/06/1974 do Liên xô giúp đõ thiết kế và xây dựng Đến ngày 26/05/1982, xí nghiệp phát triển thành Mỏ than Cao Sơn với trữ lượng than nguyên khai công nghiệp toàn mỏ là 70.235.000 tấn than Ngày 16/10/2001, mỏ đổi tên thành Công ty than Cao Sơn Ngày 08/08/2006, công ty chuyển thành Công ty Cổ phầnThan Cao Sơn – TKV là công ty con của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Trang 4

Hình 1 Công ty Cổ phần Than Cao Sơn – TKV

Theo thiết kế Liên Xô năm 1971, công suất mỏ Cao Sơn là 2 triệu tấn/ năm, trongkhi đó khu Bàng Nâu là 500.000 tấn/ năm, khu Cao Sơn 1,5 triệu tấn/ năm (Khu BàngNâu được bàn giao cho Công ty Đông Bắc) Năm 2006 Theo thiết kế mới đây, nhấtcủa Công ty Tư vấn xây dựng công nghiệp mỏ – TKV, nếu công ty khai thác xuống sâutới - 170 m, trữ lượng than công nghiệp của công ty đạt 400.000.000 tấn

Từ năm 2001 đến nay, công ty đã nâng công suất mỏ lên trên 1.000.000tấn than/năm Năm 2005, công ty sản xuất 2.000.000 tấn Năm 2007 Công ty than CaoSơn được giao nhiệm vụ khai thác 3 triệu tấn than và bóc xúc trên 23.310.000.000 m3 đấtđá, hệ số bóc gim từ 10 m3/tấn (4 năm trước đó: 2003 đến 2006) xuống còn 7,77 m3/tấn.Khi có yêu cầu của nền kinh tế Công ty cổ phần than Cao Sơn có thể khai thác 3,3 triệutấn đến trên 3,5 triệu tấn than/ năm đạt gấp 2,3 lần công suất thiết kế Tháng 12 năm

2007, công ty tổ chức lễ đón mừng tấn than thứ 3 triệu, hoàn thành toàn diện và hoànthành vượt mức kế hoạch năm 2007, khai thác trên 3,2 triệu tấn than và bóc xúc trên23.100.000triệu m3 đất đá, tiêu thụ trên 3,1 triệu tấn than, doanh thu đạt trên 1.300 tỷđồng, lợi nhuận dự kiến đạt trên 31 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạttrên 4,3 triệu đồng/người- tháng Cá biệt, công nhân vận hành máy, máy xúc, lái xe ô tôvận chuyển than, đất đạt trên 10 triệu đồng/người-tháng

Sau 33 năm (1974 -2007), liên tục phấn đấu trưởng thành, vừa xây dựng con người mới vừa áp dụng công nghệ khai thác, thiết bị tiên tiến nhất trên thế giới của các nước Mỹ, Nhật, Thuỷ điển, Nga… công ty đã khai thác được 27.000.000 tấn than, bốc xúc và vận chuyển được 199.000.000 m3 đất đá, xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Laođộng của Đảng và Nhà nước trao tặng

a) Sơ đồ tổ chức.

trong công ty

PGĐ phụ

trách chính

Các PGĐkhác

PHÒNG MÔI TRƯỜNG

Trang 5

Công tác bảo vệ môi trường tại các đơn vị

Trang 6

Phó giám đốc Cơ điện vận tải Kế toán tr ởng Phó giám đốc phụ trách an toàn, bảo vệ, y tế

Thanh tra Kiểm toán

Thanh tra Kiểm toán

Phòng tvt

Phòng Cơ điện

Phòng Kỹ thuật vân tải

Phòng đầu t Xây dựng

Trang 7

b) Chức năng và nhiệm vụ của phòng ban, phòng môi trường

Đề xuất và tổ chức, phối hợp tổ chức ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệmôi trường (kể cả các chương trình, dự án hợp tác với bên ngoài) với lĩnh vực sản xuấtthan của Công ty

Quản lý các dự án môi trường; báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); cácđề án, phương án bảo vệ môi trường ; trực tiếp xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường(bao gồm: kế hoạch năm, giai đoạn và kế hoạch môi trường chiến lượn); các công trìnhbảo vệ môi trường của Công ty;

Xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý bảo vệ môi trường và các quy địnhquản lý về lĩnh vực môi trường trong công ty;

Xây dựng kế hoạch và giám sát kết quả quan trắc môi trường của Dự án ĐTM; tổhợp báo cáo kê khai các loại phí BVMT với các cơ quan quản lý nhà nước và chuyển chophòng KTTC nộp phí theo quy định của pháp luật; Kịp thời đề xuất các giải pháp cảithiện môi trường làm việc cho người lao động;

Chủ trì lập phương án quản lý và đôn đốc theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra các đơn thugom, lưu trữ và xử lý tiêu hủy chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại theoquy định của Luật môi trường; trực tiếp quản lý sổ Chủ nguồn thải, chất thải nguy hại vàquyển chứng từ chất thải nguy hại do Sơ Tài nguyên & Môi trường cần theo dõi, kiểmtra, thẩm định và đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng xử lý chất thải nguy hại theo quyđịnh của Luật môi trường;

Đề xuất các biện pháp để giải quyết những công việc phát sinh hoặc cấp bách trongcông tác bảo vệ môi trường;

Đôn đốc, giám sát, kiểm tra; có các biện pháp nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng cácdự án môi trường và cải thiện môi trường;

Nghiệm thu, xác nhận khối lượng, chất lượng các công trình, dự án về môi trường;Đề xuất và xây dựng các giải pháp liên quan tới môi trường trong các chương trìnhứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, sản xuất sạch hơn do Tập đoànVinacomin phát động;

Trang 8

Quản lý và phối hợp các đơn vị trong Công ty quản lý, sử dụng chi phí môi trườngcủa Công ty;

Hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị trong Công ty việc thực hiện các quy địnhpháp luật của nhà nước và các quy định của Tập đoàn Vinacomin về bảo vệ môi trường;Phối hợp với các phòng ban liên quan để tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuấtviệc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị trong Công ty;

Quản lý hồ sơ, nghiệp vự về BVMT; báo cáo công tác BVMT với các cơ quan quảnlý nhà nước theo quy định của Luật môi trường và theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấptrên;

Thực hiện sơ, tổng kết, báo cáo chuyên đề thuộc lĩnh vực phòng phụ trách;

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của lãnh đạo Công ty;

2 Điều kiện địa lý tự nhiên.

a) Vị trí địa lý

Mỏ Cao Sơn nằm trong cụm 3 mỏ lộ thiên Đèo Nai - Cọc Sáu - Cao Sơn, cách thịxã Cẩm Phả khoảng 4 km về phía Bắc

Phía Bắc giáp mỏ than Khe Chàm I

Phía Đông giáp mỏ than Bắc Cọc Sáu

Phía Nam giáp mỏ than Đèo Nai

Phía Tây giáp mỏ than Đông Đá Mài

Hình 2.Vị trí mỏ than Cao Sơn – Cẩm Phả

Trang 9

b) Điều kiện địa chất thủy văn

Hệ thống nước mặt chỉ tồn tại trong mỏ ở những trận mưa và được tiêu thoát tựnhiên theo mương rãnh chảy về phía Bắc đổ ra sông Mông Dương

Gần khu mỏ có hai nguồn nước mặt đáng kể là hồ Bara và suối Khe Chàm:

Suối Khe Chàm: Nằm phía Bắc khai trường mỏ Cao Sơn, hướng chảy Tây Nam Đông Bắc đến khoảng tuyến T.IX thì nhập vào suối Bàng Nâu, rồi chảy ra sông MôngDương Hiện tại địa hình khu vực đã thay đổi rất nhiều do kết quả khai thác lộ thiên trongkhu vực, làm biến đổi dòng chảy, có nhiều chỗ chỉ là những lạch nhỏ, lòng suối rộngtrung bình 5m đến 10m, có nơi rộng đến 20m Lòng suối bị đất đá thải do khai thác lộthiên lấp lên nhiều Lưu lượng đo được lúc mưa to lớn nhất Qmax = 2688 l/s, nhỏ nhất0,045 l/s, vào mùa mưa lũ còn lớn hơn rất nhiều, làm ngập lụt cả một phần thung lũngĐá Mài

-Suối Khe Chàm là một suối lớn, cắt qua địa tầng chứa các vỉa than từ vỉa 12 đến vỉa14-4 có giá trị công nghiệp Suối có lưu vực rộng lớn kể cả suối chính và phụ có tới hàngchục km2 Suối có độ dốc khá lớn, chênh lệch khoảng 230 ÷ 300 m Nước tập trung khánhanh nhưng thoát cũng dễ dàng, chỉ trong nửa ngày là giao thông đi lại bình thường.Nguồn cấp chính cho suối là nước mưa và nước tháo khô mỏ Nhìn chung nước mặttrong khu mỏ không nhiều Hiện tượng bị ngập lụt tức thời thường xuyên xảy ra vào mùamưa, gây trở ngại cho giao thông Các số liệu về lưu lượng nêu trên chưa phải là lớn nhất

vì mưa lũ không thể đo đạc được

Qua nhiều năm khai thác, địa hình bề mặt nguyên thuỷ đã biến đổi hoàn toàn Địahình mỏ hiện tại bao gồm các tầng đất đá, moong và bãi thải Phía Tây Nam khu mỏ cóđịa hình cao với độ cao +430 m Đáy mỏ hiện nay đã xuống đến mức -75 m

Mỏ Cao Sơn là mỏ lộ thiên lớn, lưu vực rộng, lại đang khai thác xuống sâu Vì vậyyếu tố địa chất thuỷ văn mỏ nói chung và yếu tố nước mưa nói riêng có tác động rất lớnđến công tác mỏ

Trong quá trình khai thác, các đoạn mương nằm trên tầng công tác luôn được dịchchuyển theo sự phát triển của khai trường và được cố định khi các tầng đó đi vào bờ kếtthúc

Nước ngầm:

+ Nước trong tầng Đệ Tứ (Q):

Tầng chứa nước này nằm trên các lớp đất phủ, đá thải có khả năng chứa và lưuthông nước rất tốt

+ Nước trong địa tầng chứa than (T3n-r):

Trang 10

Đây là một phức hệ chứa nước áp lực nằm trong điệp chứa than Hòn Gai - CẩmPhả Đất đá ở trong tầng chứa than được trầm tích theo chu kỳ từ hạt thô đến hạt mịn Cómặt trong phức hệ này bao gồm cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết và các vỉa than,cụ thể như sau:

a Lớp cuội kết và sạn kết: Chiếm tỉ lệ khoảng 30%, là loại đất đá phân bố khá rộngrãi Trong lớp có nhiều khe nứt, có khả năng chứa nước tốt

b Cát kết: Chiếm khoảng tỉ lệ khoảng 35%, là loại đất đá có mặt trên toàn bộ diệntích khoáng sàng, có chiều dày từ vài mét đến 50 m Thành phần chủ yếu là các hạt thạchanh có đường kính từ 0,01 đến 0,05 cm, được gắn kết với nhau bởi xi măng silic rắn chắc.Trong lớp thường có nhiều khe nứt, càng xuống sâu độ hạt càng nhỏ dần Đây là đá cókhả năng chứa nước sau lớp cuội, sạn kết

c Bột kết: Chiếm tỉ lệ khoảng 25%, khá phổ biến trong khoáng sàng, nhất là sátvách, trụ vỉa than Trong lớp ít khe nứt, thành phần chủ yếu là các hạt sét, vì vậy đây làlớp đá chứa nước kém

d Sét kết, sét than, than: Chiếm tỉ lệ khoảng 10%, thường chỉ xuất hiện ở sát vách,trụ và xen kẹp trong các vỉa than Đây là loại đá hầu như không chứa nước Lớp sét, sétthan phân lớp mỏng, mềm, bở khi gặp nước dễ bị trương nở

Nguồn cung cấp nước cho phức hệ này chủ yếu là nước mưa Về động thái tầngchứa nước ngầm trong trầm tích (T3n-r), mực nước giao động theo mùa, vào mùa mưamực nước cao hơn mùa khô từ 2 ÷ 4 m

+ Nước trong các đứt gãy:

Trong khu mỏ có nhiều đứt gãy, hầu hết các đứt gãy có phương chủ yếu là vĩ tuyến.Đất đá trong các đới phá huỷ thường là các mạch thạch anh, cát, bột, sét lẫn lộn, mức độ gắnkết rời rạc, phần lớn các đới thường khác, đứt gãy L - L có K = 0,0003 m/ng.đ, đứt gãy A -

A có huỷ hoại đều nghèo nước

Hệ số thấm nhỏ hơn nhiều so với đất đá bình K = 0,0036 m/ng.đ

+ Tính chất hoá học của nước:

Nước dưới đất chủ yếu mang tính kiềm, thuộc loại Bicacbonat Magiê hoặcBicacbonat Natri - Kali canxi khả năng ăn mòn yếu đến không ăn mòn

Trong những năm qua, do quá trình đào sâu của mỏ đã làm thay đổi động thái củacác tầng chứa chứa nước, cao trình các tầng chứa nước bị hạ thấp từ 30 ÷ 50 m so với banđầu

Trang 11

c) Điều kiện khí tượng thủy văn.

Khu mỏ Cao Sơn nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt.Nhiệt độ trung bình trong năm từ 21 – 23oC, lượng mưa trung bình hàng năm 1.995 m,độ ẩm trung bình 82 – 85% Mùa lạnh thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vàocuối tháng 3 năm sau, trong khi đó mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầutháng Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầutừ tháng 5và kết thúc vào đầu tháng 10 Mưa thường lớn nhất vào tháng 7, 8 hàng năm.Sau đây là các thông số đáng lưu ý về lượng mưa

Với lượng lớn nhất trong ngày là 258,6 mm (ngày 11/7/1960)

Với lượng lớn nhất trong tháng là 1089,3 mm (tháng 8/1968)

Với lượng lớn nhất trong mùa mưa của năm là 2850,8 mm (1960)

Số ngày mưa nhiều nhất trong mùa mưa là 103 ngày (1960)

Với lượng lớn nhất trong một năm là 3076 mm (năm 1966)

Số ngày mưa nhiều nhất trong 1 năm là 151 ngày

3 Điều kiện kinh tế xã hội.

Mỏ than Cao Sơn nằm trong khu vực tập trung nhiều mỏ và công trường khai thácthan đang hoạt động Hệ thống hạ tầng, kinh tế của mỏ đã được xây dựng tương đối đồngbộ Từ mỏ đã có hệ thống đường giao thông nối liền với các mỏ than Cọc Sáu, Khe Tam,Khe Chàm, Mông Dương

Khu mỏ nằm ở Thành phố Cẩm Phả là nơi có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinhtế như công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạothiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại dịch vụ, du lịch Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 14%, thu ngân sách thành phố là trên 1000 tỷđồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.700 USD Cẩm Phả có hệ thống đườngsắt dùng chuyên chở than chạy dọc thành phố chở than đến Nhà máy Tuyển Than Cửa

Ông Các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Dương

Huy, Thống Nhất Ngoài ra, các khoáng sản khác như antimon, đá vôi, nước khoáng đều

là những tài nguyên quý hiếm Vùng núi đá vôi ở Cẩm Phả là nguồn nguyên liệu dồi dàocho việc phát triển các ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng, với Nhàmáy xi măng Cẩm Phả Thành phố Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờbiển, nhưng chủ yếu là đánh bắt trong bờ, sản lượng thấp

Dân cư trong vùng khá đông đúc, chủ yếu là công nhân mỏ và một số làm nghềtrồng trọt, dịch vụ thành phần dân cư chủ yếu là người kinh và một số dân tộc ít ngườikhác

Trang 12

CHƯƠNG 2 TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ.

1 Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư

Sự cần thiết đầu tư.

Trong than và đất đá khu vực mỏ than Cao Sơn có chứa lưu huỳnh dưới dạng Pyrit Dưới tác động của quá trình khai thác, lưu huỳnh trong than và đất đá tiếp xúc với nước mưa và nước ngầm chảy tập trung vào moong khai thác làm cho nước trong moong có tính axit (pH = 3,5 – 6) và hàm lượng sắt cao (từ 20 – 50mg/l)

Hiện nay mỏ than Cao Sơn chưa có hệ thống xử lý nước thải nên nước thải moong không xử lý mà đổ trực tiếp ra suối Đá Mài sau đó chảy ra sông Mông Dương làm hủy hoại môi trường sinh thái cũng như tác động xấu đến môi trường sống và cảnh quan khu vực Việc khai thác ngày càng xuống sâu đòi hỏi công tác bơm nước thải trong moong công trường với khối lượng ngày càng lớn

Trong thời gian tới, nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho sản xuất ngày càng lớn như: phục vụ cho tưới đường dập bụi, phục vụ cho công nghiệp Do vậy, lượng nước thải tại

mở Cao Sơn sau khi xử lý sẽ được tái sử dụng một phần cho sản xuất cũng như công tác bảo vệ môi trường

Để đảm bảo ổn định sản xuất cho mỏ than Cao Sơn và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, việc xử lý nước thải tại mỏ than Cao Sơn là vô cùng cần thiết.Việc xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cao Sơn đảm bảo nước sau xử lý đạt quy chuẩn nước công nghiệp, để cấp cho các nhà máy trong khu vực cho mục đích sản xuất, hạn chế nguồn nước thải sinh hoạt Ngoài ra, Trạm xử lý được coi như một công trình thử nghiệp cho việc xử lý chất ô nhiễm môi trường kết hợp với tái sử dụng chất thải nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp mở cũng như phát triển kinh tế môi trường

Xuất phát từ lý do trên, việc đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cao Sơn là cần thiết

Mục tiêu đầu tư.

Việc đầu tư, xây dựng: “Trạm xử lý nước thải mỏ than Cao Sơn” nhằm các mục tiêuchính sau:

- Xử lý lượng nước thải bơm thoát ra của mỏ than Cao Sơn đạt quy chuẩn môi trường theo QCVN 24:2009/BTNMT (cột B) trước khi thải ra môi trường

- Góp phần bảo vệ môi trường khu vực vịnh Bái Tử Long và khu dân cư, khu công nghiệp lân cận

Trang 13

- Sử dụng một phần nước thải sau khi được xử lý để cung cấp cho nhà máy tuyển than, cung cấp nước để tưới đường và các mục đích khác nhằm hạn chết nguồn nước sạchdùng cho sinh hoạt.

2 Đặc điểm nước thải mỏ

Căn cứ vào kết quả quan trắc môi trường định kỳ hằng năm của Công ty than Cao Sơn vàkết quả phân tích mẫu nước thải bổ sung do Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than – Khoáng sản Việt Nam thực hiện cho thấy:

 Nước thải mỏ than Cao Sơn có các chi tiêu pH, Fe, Mn, TSS thường xuyên không đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép

5 Các chỉ tiêu khác Đạt tiêu chuẩn Đạt tiêu chuẩn

 Chất lượng nước thải thay đổi theo mùa và tùy thuộc vào điều kiện thời tiết Thường vào mùa mưa độ pH cao, hàm lượng Fe và Mn thấp, hàm lượng TSS cao Ngược lại vào mùa khô, nồng độ pH thấp, hàm lượng Fe và Mn cao, hàm lượng TSS thấp

 Hiện nay, nước thải mỏ than Cao Sơn được bơm từ moong lên hệ thống trạm xử lýnước thải đặt ở mặt bằng +110, tại đây nước thải được đưa vào quy trình xử lý Lưu lượng nước thải đầu vào được kiểm soát qua hệ thông phà bơm nước đầu vào đặt tại moong chứa nước thải

3 Hệ thống thoát nước.

Hệ thống thoát nước tự chảy.

Hiện tại mỏ đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống rãnh đỉnh và mương thoát nước tự chảy nhằm hạn chế tối đa lượng nước mặt chảy xuống đáy moong bảo gồm:

Thoát nước ngoài khai trường – rãnh đỉnh.

- Hệ thống rãnh thoát nước dọc tuyến đường 25 từ mức +90 Cọc Sáu đến +140 ĐCStừ +140 ĐCS đến đường rẽ vào sàng I và từ +115 đến đường rẽ vào phân xưởng ôtô mức+35

Trang 14

- Rãnh thoát nước dọc tuyến đượng rẽ vào phân xưởng sửa chữa ôtô mức +35 đến trạm bảo vệ số 3.

- Rãnh thoát nước, hệ thống cống qua đường, dọc tuyến đường khu vực vào sàng I

- Rãnh nước các ống cống qua đường dọc tuyến đường vào PX Cơ điện

- Mương nước +50 đến +29 các ông cống qua đườn khu vực PX ô tô

Thoát nước trong khai trường.

- Hệ thống thoát nước dọc tầng +80 đến +35

- Rãnh thoát nước khu vực sàng 2+3

- Rãnh thoát nước từ +330 đến +230 dọc đường ra bãi thải phía Tây

- Rãnh thoát nước trung gian mức +95 đến +80

- Hệ thống mương thoát nước +95 đến +80; +80 đến +75

- Hệ thống mương thoát nước +75 đến +50 TCS

- Hệ thống mương thoát nước dọc đường vận chuyển +75 đến +105 TCS

- Hệ thống thoát nước dọc đường vận chuyển +50 đến +47 vỉa 13-1; +47 đến +35 đường xuống PX ô tô

- Hệ thống thoát nước dọc đường vận chuyển ra bãi thải Đông Cao Sơn

- Hệ thống thoát nước bên cảng sành I, chạy dọc công trình mìn ra đến công trường giới cầu đường ra H12

- Vành đai thoát nước phía Đông Cao Sơn

- Rãnh thoát nước dọc đường vận chuyển đất đá ra bãi thải Đông Cao Sơn từ đầu tầng +185 đến ngã 3 kho dầu mức +155

- Hệ thống thoát nước xung quanh Văn phòng các Công trường, Phân xường, Nhà ăn

Hệ thống thoát nước cưỡng bức.

Để đảm bảo cho mỏ hoạt động bình thường, tại khu vực khai trường moong Đông Cao Sơn và Tây Cao Sơn được lắp đặt hai trạm bơm thoát nước chính với 05 máy bơm

4 Công nghệ xử lý nước thải mỏ than Cao Sơn.

Sơ đồ công nghệ.

Trang 15

Bể trung hòa Bể keo tụ Bể lắng tấm

nghiêng

Bể lọc Mangan

Bể nước sạch (đạt QC loại B)

Bơmbùn

Bơmbùn

Máy

ép bùn

Bể gomBơm

Suối đá

mài

Bãi thải

Sụckhí

Bơm nướcrửa ngượcPAC PAM

Trang 16

Quy trình xử lý nước thải.

- Nước thải chứa trong moong được bơm qua trạm bơm cấp 1 đến bể trung gian, nước ở bể trung gian được chảy qua lưới lọc rác, sau đó tiếp tục được bơm qua trạm bơm

sơ cấp 2 lên bể trung hòa.

- Tại bể trung hòa nước thải được hòa trộn với dung dịch vôi sữa và sục khí với

mục đích nâng pH trong nước thải tạo điều kiện oxy hóa Fe và Mn

- Nước tải từ bể trung hóa được lắng sơ bộ sẽ tiếp tục chảy sang bể keo tụ Tại đây,

nước thải sẽ được pha trộn với dung dịch keo tự PAC, PAM và được khuấy trộn trong bể

để làm tăng khả năng kết bong Tiếp theo, nước thải được chảy qua bể lắng tấm nghiêng.

- Tại bể lắng tấm nghiêng cặn lơ lửng kết thành bông sẽ có kích thước lớn, trong

quá trình luân chuyển theo dòng chảy sẽ chạm vào các tấm nghiêng và lắng đọng xuống

đáy bể Từ bể lắng tấm nghiêng nước thải tiếp tục chảy sang bể lọc Mangan.

- Tại bể lọc Mangan, nước thải chảy qua lớp cát lọc Mangan, cát mangan tạo xúc

tác cho quá trình oxy hóa ion Mn tạo thành Mn kết tủa Nước sạch tiếp tục được dẫn vào bể chứa nước sạch trường 1 phần được bơm đến nơi sử dụng, phần còn lại sẽ được chay

ra suối

- Bùn trong bể bùn được cô đặc lại, phần nước được chảy sang bể thu nước, phần

bùn đã cô đặc thêm được bơm lên máy ép bùn để tiến hành tách nước Bùn khô được đưa

lên bãi thải Phần nước ở bể thu gom được bơm trở lại bể trung hòa để tiếp tục quy trình

xử lý

5 Công suất của trạm xử lý.

Trạm xử lý nước thải khu vực mỏ than Cao Sơn được thiết kế với công suất2400m3/h với các tiêu chuẩn cần xử lý là TSS, pH, Fe, Mn Nước sau xử lý đạt quy chuẩnQCVN 40:2011/BTNMT loại B Công suất này được lựa chọn dựa trên bảng thống kêlưu lượng bơm thực tế vào thời điểm mùa mưa năm 2010 của Công ty Cổ phần than CaoSơn – VINACOMIN cụ thể là:

STT Thời gian Lưu lượng (m3/h)

Ngày đăng: 14/07/2016, 13:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] . Báo cáo kết quả QTMT Công ty CP than Cao Sơn – VINACOMIN quý IV năm 2015 – Công ty CP Tin học, Công Nghệ, Môi Trường – VINACOMIN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả QTMT Công ty CP than Cao Sơn – VINACOMIN quý IV năm 2015
[2] . Nguyễn Mạnh Hiệp và cộng sự – Dự án đầu tư:” Trạm xử lý nước thải mỏ than Cao Sơn thị xã Cẩm Phả – Tỉnh Quảng Ninh” – Tập 1:” Thuyết minh dự án đầu tư” – Công ty CP Tin học, Công Nghệ, Môi Trường – VINACOMIN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án đầu tư:” Trạm xử lý nước thải mỏ than Cao Sơn thị xã Cẩm Phả – Tỉnh Quảng Ninh” – Tập 1:” Thuyết minh dự án đầu tư”
[3] . Nguyễn Mạnh Hiệp và cộng sự – Dự án đầu tư:” Trạm xử lý nước thải mỏ than Cao Sơn thị xã Cẩm Phả – Tỉnh Quảng Ninh – Tập2:”Thuyết minh thiết kế cơ sở”– Công ty CP Tin học, Công Nghệ, Môi Trường – VINACOMIN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án đầu tư:” Trạm xử lý nước thải mỏ than Cao Sơn thị xã Cẩm Phả – Tỉnh Quảng Ninh – Tập2:”Thuyết minh thiết kế cơ sở”
[6] . Trang web của Công ty CP than Cao Sơn: http://www.caosoncoal.com/ Link
[7] . Trang thông tin điện tử: https://vi.wikipedia.org/ Link
[4] . QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt Khác
[5] . QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất độc hại trong không khí xung quanh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w