- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn này nghiên cứu hiện tượng nói ngược được thể hiện trong Hồ Chí Minh toàn tập về ba phương diện: + Phương tiện ngôn ngữ được dùng cấu tạo hình thức, ngữ
Trang 1MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 2: Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí
toàn tập nhìn từ góc độ phương tiện biểu đạt
Minh
422.1 Phương tiện biểu đạt của hiện tượng nói ngược có cấu tạo là từ 602.2 Phương tiện biểu đạt của hiện tượng nói ngược có cấu tạo là cụm
3.3 Hiện tượng nói ngược xét theo lí thuyết hội thoại
1043.4 Vai trò của hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập11
3.5 Kết luận chương
130
Trang 21.2 Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh, sáng tác văn học không phải là hoạt động chủ yếu Người không có ý định xây dựng và tạo cho mình một sự nghiệp văn chương như công việc quen thuộc của người nghệ sĩ nhưng Người đã để lại cho dân tộc ta nhiều tác phẩm văn thơ có giá trị lớn về tư tưởng nghệ thuật, như tập thơ Nhật kí trong tù, Truyện và kí và nhiều áng văn chính luận Những tác phẩm của Người có sức hấp dẫn bởi chất trí tuệ sắc sảo, kiến thức uyên bác, tình cảm mạnh mẽ, thiết tha Đặc biệt, Người là một bậc thầy về việc lựa chọn và sử dụng ngôn từ nói chung và biện pháp nói ngược nói riêng.
1.3 Đến nay chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu hiện
tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập một cách tỉ mỉ, toàn
diện Vì vậy đối tượng nghiên cứu này vẫn còn là vấn đề mang tính thời sự
Với những lí do chủ yếu vừa nói, chúng tôi chọn đề tài Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập để nghiên cứu nhằm mục đích
làm rõ thêm về biện pháp nghệ thuật nói ngược và Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp nghệ thuật này như thế nào, biện pháp nghệ thuật này đã đem lại những giá trị gì cho các tác phẩm của Người Hy vọng kết quả nghiên cứu và nguồn ngữ liệu thống kê sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu hiện tượng nói ngược trong giao tiếp hàng ngày và trong văn học
2 Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 3Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện tượng nói ngược được Hồ Chí Minh sử dụng trong các tác phẩm của Người.
Trang 42.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là cuốn Hồ Chí Minh toàn
tập, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2002.
- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn này nghiên cứu hiện tượng nói
ngược được thể hiện trong Hồ Chí Minh toàn tập về ba phương diện:
+ Phương tiện ngôn ngữ được dùng (cấu tạo hình thức, ngữ nghĩa)
+ Cơ chế của hiện tượng nói ngược (phương thức, cách thức nói ngược)+ Hiệu quả diễn đạt của hiện tượng nói ngược
3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ thêm về biện pháp nghệ thuật nói ngược về ba phương diện đã trình bày ở mục 2.2
- Tìm hiểu thêm về cách sử dụng ngôn ngữ của Hồ Chí Minh
- Làm tư liệu tham khảo cho những ai nghiên cứu hiện tượng nói ngược
và giảng dạy văn thơ Hồ Chí Minh
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nói trên, người viết phải đặt ra các nhiệm vụ chính sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề, lí thuyết liên quan đến việc xử lí đề tài;
- Khảo sát tư liệu, phân loại tư liệu;
- Miêu tả tư liệu, tổng kết tư liệu;
- Kết luận nội dung, kết quả nghiên cứu
4 Lịch sử vấn đề
Có thể nói, nói ngược là một trong những biện pháp tu từ được các nhà văn, nhà thơ, nhà báo sử dụng phổ biến trong các sáng tác của mình Bằng thủ pháp nghệ thuật này, các tác giả đã tạo ra được một cách viết sáng tạo và đầy sức lôi cuốn người đọc với hình thức đả kích, châm biếm sâu cay nhưng dí dỏm và luôn mới mẻ, bất ngờ
Trang 5Nói ngược cũng đã ít nhiều được các nhà khoa học quan tâm xem xét
Ở từng công trình nghiên cứu, tùy từng mục đích nghiên cứu, các tác giả đã tìm hiểu hiện tượng nói ngược ở những phương diện và cấp độ khác nhau Luận văn này chia những công trình nghiên cứu về nói ngược thành hai nhóm theo nội dung của chúng
Nhóm thứ nhất là những công trình chuyên trình bày khái niệm, cấu tạo của nói ngược Nhóm thứ hai là những công trình nghiên cứu về nói ngược trong một tác phẩm cụ thể
4.1. Về nhóm các công trình đưa ra khái niệm về nói ngược, đã có một số nhà
nghiên cứu đưa ra những ý kiến riêng của mình về hiện tượng nói ngược Dưới đây là một số công trình tiêu biểu và những quan niệm của tác giả:
+ Đinh Trọng Lạc trong 99 biện pháp và phương tiện tu từ tiếng Việt,
Nxb Giáo dục, năm 2000 đã nêu:
Nói mỉa là một phương thức chuyển tên gọi từ một sự vật này sang một
sự vật khác, dựa vào sự đối lập giữa cách đánh giá tốt được diễn đạt một cách hiển minh với cách đánh giá ngụ ý xấu theo nghĩa hàm ẩn đối với sự vật
[19, tr.8]
+ Cuốn Phong cách học tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc – Nguyễn Thái
Hòa - Nxb Giáo dục) cũng đã đưa ra một khái niệm về nói ngược nhưng các tác giả gọi hiện tượng ngôn ngữ này là phản ngữ:
Phản ngữ không phải là phép đối hay đối lập mà chính là phép nghịch ngữ, hay tương phản tức là phương thức dùng nghĩa trái ngược để chỉ ra một
sự thật chứa đựng mâu thuẫn [20, tr.217].
Ngoài ra, trong cuốn sách trên, các tác giả cho rằng: kiểu nói nghịch
ngữ không chỉ vui đùa mà có thể diễn tả một ý kín đáo, một sự phê phán hoặc phản ánh một nghịch lí xã hội.
Như vậy, hầu hết khi nghiên cứu về hiện tượng nói ngược các tác giả đều bước đầu đưa ra được khái niệm về nói ngược nhưng chưa phân tích, chỉ rõ cấu tạo của hiện tượng này trong văn cảnh hoặc đặt trong chức năng giao tiếp để từ
Trang 6đó giúp chúng ta hiểu rõ tác dụng của hiện tượng này cũng như góp phần khẳng định những giá trị của tác phẩm có sử dụng thủ pháp nghệ thuật này.
4.2. Về nhóm các công trình nghiên cứu về nói ngược trong một tác phẩm cụ thể
Dưới đây là một số các công trình tiêu biểu:
+ Bµi “Giải mã hiện tượng nói ngược trong đồng dao” cña TriÒu
Nguyªn in trên Tạp chí nghiên cứu văn hóa dân gian Thừa thiên Huế, số 12 năm 2008
Điểm nổi bật của bài viết này là tác giả đưa ra khái niệm nói ngược
trong đồng dao: Nói ngược trong đồng dao là lối nói không xuôi, không thuận
như bình thường, đó là đánh tráo đặc điểm, hay hoạt động, tính chất giữa hai
sự vật, sự việc nêu sóng kèm nhau, khiến chúng tréo hèo Mỗi đơn vị nói ngược gồm hai hình ảnh tréo nhau ấy Đặc biệt, tác giả đã phân loại nói
ngược trong đồng dao một cách khá kỹ dựa vào các tiêu chí là số lượng dòng thơ mà đơn vị nói ngược thể hiện, dựa vào mô hình cấu trúc mà các đơn vị nói ngược sử dụng Cuối cùng, tác giả nhận xét vai trò của nói ngược trong
đồng dao: nó đề cập đến các sự vật hiện tượng tự nhiên, chú ý đến con người
qua hoạt động để sinh tồn, nó quan tâm đến con người xã hội,
+ Bµi “Con cò mà đi ăn đêm: nói ngược - ngụ ngôn - trữ tình” cña
NguyÔn Hïng VÜ được in trên trang http:/ khoa van học- ush.edu.vn
Trong bài viết này, tác giả không đưa ra khái niệm về nói ngược, các kiểu cấu tạo của nói ngược về nội dung và hình thức Điểm nổi bật của bài viết này
là tác giả đã phân tích, chỉ rõ cho người đọc thấy được trong bài ca dao Con cò
có 6 câu thì cả 6 câu đều chứa đựng những yếu tố nói ngược dù kín đáo hay rõ
ràng, tác giả cho rằng cho dù được che lấp bởi các thao tác miêu tả thì vẫn không dấu được các yếu tố nói ngược khi đặt nó vào kinh nghiệm dân gian truyền thống Đồng thời, sau khi phân tích rất kỹ lưỡng các yếu tố nói ngược
trong các câu ca dao, tác giả đã đánh giá công dụng của lối nói ngược trong ca
dao nói chung và trong bài ca dao Con cò nói riêng Tác giả cho rằng ca dao
nói ngược có nhiều công dụng để nhận thức tồn tại khách quan (miêu tả) và biểu hiện tâm trạng
Trang 7nhõn dõn (trữ tỡnh) và lối núi ngược trong bài ca dao Con cũ cú tỏc dụng rỳt ra
bài học nhận thức cho mọi người về niềm khao khỏt hạnh phỳc
+ Bài “Vè nói ng•ợc - một kiểu đồng dao độc đáo” của Nguyễn
Định Trung, in trên Tạp chí văn hóa dân gian số 1, năm 1997, trang 80-84:Nguyễn Định Trung đó đưa ra nhận định của mỡnh về những bài đồng dao núi ngược “ là những cõu vàn vố ứng tỏc giỳp đỏm trẻ hỏt vui, dớ dỏm, ngộ nghĩnh, thớch thỳ nờn cứ thế được truyền khẩu và sống mói trong cuộc đời dõn
dó, việc giỏo dục trẻ thơ chỉ là mục đớch song hành nhẹ nhàng”
+ Luận văn tốt nghiệp “Tỡm hiểu thủ phỏp núi ngược của Nguyễn ỏi Quốc trong Bản ỏn chế độ thực dõn phỏp truyện và kớ” của Phùng Thị
Thanh, luận văn tốt nghiệp trường Đại học sư Phạm Thỏi Nguyờn Trong
cụng trỡnh này, tỏc giả đó đưa ra khỏi niệm về núi ngược, phõn loại núi ngược
về nội dung và hỡnh thức và nờu tỏc dụng của núi ngược trong tỏc phẩm Bản
án chế độ thực dân Pháp Hạn chế của cụng trỡnh này là tỏc giả chưa nghiờn cứu hiện tượng núi ngược xột về phương diện ngữ dụng học
Túm lại, cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu dẫn trờn cho thấy, cỏc nhà khoa học
đó tập trung thống kờ, tỡm hiểu về một số nội dung của hiện tượng núi ngược Song chưa cú một cụng trỡnh nào nghiờn cứu một cỏch hệ thống, toàn diện về
hiện tượng núi ngược trong tỏc phẩm Hồ Chớ Minh toàn tập Tuy nhiờn, những
cụng trỡnh nghiờn cứu đó cú về hiện tượng núi ngược là những gợi mở cú giỏ trị, là tiền đề khoa học cho việc nghiờn cứu về hiện tượng núi ngược của luận văn này
5 Cỏc phương phỏp nghiờn cứu
Thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng cỏc phương phỏp nghiờn cứu chủ yếu sau đõy:
5.1 Phương phỏp thống kờ - phõn loại
Cỏc phương phỏp nghiờn cứu này được dựng để thống kờ và phõn loại
tư liệu theo cỏc tiờu chớ đó định trước
5.2 Phương phỏp phõn tớch - tổng hợp
Cỏc phương phỏp nghiờn cứu này được dựng để miờu tả nguồn ngữ liệu thống kờ theo cỏc nhúm đó phõn loại và tổng kết cỏc kết quả nghiờn cứu
Trang 85.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp nghiên cứu này được dùng để so sánh hiệu quả diễn đạt của biện pháp nói ngược với hiệu quả diễn đạt của một vài biện pháp tu từ khác, góp phần khẳng định thêm về giá trị của biện pháp nói ngược
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tư liệu tham khảo, luận văn gồm
ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Hiện tượng nói ngược trong t¸c phÈm Hồ Chí Minh toàn
tập nhìn từ góc độ phương tiện biểu đạt.
Chương 3: Hiện tượng nói ngược trong t¸c phÈm Hồ Chí Minh toàn
tập dưới góc nhìn của ngữ dụng học.
Trang 9B - NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TU TỪ HỌC
1.1.1 Khái niệm biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh)
Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong một hoàn cảnh cụ thể, nhằm một mục đích tu từ nhất định Nó đối lập với biện pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường trong mọi hoàn cảnh, nhằm mục đích diễn đạt lí trí
1.1.2 Sơ lược về biện pháp tu từ, phân biệt biện pháp tu từ và phương tiện tu từ trong tiếng Việt
1.1.2.1 Một số biện pháp tu từ thường gặp trong tiếng Việt
a Biện pháp đối lập - tương phản
* Khái niệm biện pháp đối lập - tương phản
Biện pháp đối lập tương phản là biện pháp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trái nghĩa Chúng có thể là các từ ngữ trái nghĩa từ vựng hoặc các từ ngữ trái nghĩa ngữ cảnh Những từ trái nghĩa là biểu hiện cực đoan của quan
hệ đối lập về ý nghĩa các từ cùng nằm trong một trường nghĩa Biện pháp đối lập tương phản là các đơn vị trong một ngôn ngữ có ý nghĩa đối lập nhau
* Các biện pháp đối lập - tương phản
Biện pháp đối lập tương phản được một số nhà ngôn ngữ học chia thành hai loại: đối lập tương phản là trái nghĩa từ vựng và đối lập tương phản
là trái nghĩa ngữ cảnh
- Trái nghĩa từ vựng
Trang 10+ Khái niệm trái nghĩa từ vựng
Theo Hoàng Phê, trái nghĩa từ vựng là những từ có nghĩa trái ngược nhau
Theo Vũ Đức Nghiệu và Nguyễn Thiện Giáp:
“ Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau trong mối quan
hệ tương liên Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về lôgic ‟‟ [27, tr.199].
.“Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản về logic, nhưng tương liên lẫn nhau‟‟ [14,
sự phong phú cho ngôn ngữ Ví dụ:
.Từ trái nghĩa là tính từ như:
Từ trái nghĩa là động từ:
Cao- thấp To- nhỏ Xấu - đẹp
Xa - gần
Ra - vào Lên - xuống Cười
- khóc
.Từ trái nghĩa là danh từ như:
Trời - đất Nam - Bắc
Trang 11+ Phân loại trái nghĩa từ vựng
Trang 12Tùy theo các nhà nghiên cứu hiểu về các từ trái nghĩa mà có cách phân loại khác nhau Có thể phân loại từ trái nghĩa dựa vào tính chất, mức độ đối lập của nó Theo tiêu chí này có thể chia hiện tượng trái nghĩa từ vựng thành hai kiểu: từ trái nghĩa loại trừ lẫn nhau và từ trái nghĩa biểu thị trạng thái tính chất đối lập nhau nhưng có thể có điểm trung gian.
Ở loại thứ nhất, hai từ trái nghĩa nhau nằm ở hai thái cực đối lập không
có từ nào mang tính chất trung gian giữa chúng Ý nghĩa đối lập, mang tính chất tuyệt đối, loại trừ lẫn nhau Hai yếu tố đó không bao giờ cùng tồn tại trong cùng một sự vật, sự việc hoặc hiện tượng
Sống- chết
Nô lệ- tự do Bẩn thỉu- sạch sẽ
Còn ở loại thứ hai thì giữa hai từ trái nghĩa nhau còn có yếu tố trung gian mang tính chất trung hòa
Giỏi- trung bình- dốt To- nhỡ- nhỏ + Đặc điểm của trái nghĩa từ vựng
Trong trái nghĩa từ vựng, ý nghĩa đối lập là ý nghĩa tự thân ở các từ, nó không phụ thuộc vào hoàn cảnh nói năng, giao tiếp, không phụ thuộc vào ngữ cảnh Nó có thể xảy ra giữa từ với từ hoặc cụn từ mang ý nghĩa phủ định
Từ với từ:
.Từ với cụm
từ:
Gầy - béo Xấu - đẹp
Thuận lợi- khó khăn
Yêu- không yêu Chính nghĩa- phi nghĩa
Trang 13Từ trái nghĩa là cơ sở để tạo ra phép đối lập trong thơ văn Nó có sức biểu cảm lớn giúp ta hiểu sâu thêm ý nghĩa của từ.
- Trái nghĩa ngữ cảnh
+ Khái niệm trái nghĩa ngữ cảnh
Trái nghĩa ngữ cảnh là kiểu trái nghĩa mà bản thân các từ ngữ vốn không hề có ý nghĩa đối lập nhau nhưng khi đặt chúng trong một số ngữ cảnh nhất định nào đó thì chúng lại trở thành trái nghĩa với nhau
Ví dụ (1) Đầu voi đuôi chuột
Lên voi xuống chó
Ở đây, các từ voi- chuột và các từ voi- chó thực ra không hề trái nghĩa
với nhau nhưng khi đặt trong câu thành ngữ này thì chúng lại trở thành đối lập
trái nghĩa với nhau Nghĩa là chỉ ở trong ngữ cảnh này thì các từ voi - chuột
và các từ voi - chó mới trái nghĩa với nhau còn tách khỏi ngữ cảnh này thì
chúng không hề có ý nghĩa hoặc đặc tính đối lập
Như vậy, trái nghĩa ngữ cảnh muốn hiểu được thường phải thông qua ý nghĩa gián tiếp có thể là có cả hai yếu tố hoặc một yếu tố tìm thấy nghĩa gốc, qua đó suy ra nghĩa của yếu tố còn lại
b Nghịch ngữ (còn gọi là nghịch dụ)
* Khái niệm
Theo §inh Träng L¹c: “Nghịch ngữ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa cốt
ở việc kết hợp liền nhau hoặc gần nhau những đơn vị cú pháp đối lập nhau về nghĩa trong mối quan hệ ngữ pháp chính phụ, để tạo nên một sự khẳng định, đôi khi rất bất ngờ nhưng lại rất tự nhiên, thuận lí, biện chứng”[6, tr.168]
* Cấu trúc của nghịch ngữ rất đa dạng: Những thành tố được kết hợp
Trang 141.1.2.2 Phân biệt biện pháp tu từ và phương tiện tu từ
a Khái niệm phương tiện tu từ
Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật logic ra) chúng còn có ý nghĩa bổ sung còn gọi là màu sắc tu từ
b Phân biệt biện pháp tu từ và phương tiện tu từ Theo Đinh Trọng Lạc trong 99 biện pháp và phương tiện tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, năm 2000, các biện pháp tu từ cần được phân biệt với
các phương tiện tu từ ở những đặc trưng sau:
Thứ nhất: Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị
lời nói trong giới hạn của một đơn vị thuộc bậc cao hơn Còn phương tiện tu
từ là những yếu tố ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau, được đánh dấu về tu
từ học trong giới hạn nào đó của một ngôn ngữ
Thứ hai: Ý nghĩa Tu từ học của biện pháp tu từ này sinh ra trong ngữ
cảnh của một đơn vị lời nói nào đó Còn ý nghĩa Tu từ học của phương tiện tu
từ được củng cố ở ngay phương tiện đó
Thứ ba: Ý nghĩa Tu từ học của biện pháp tu từ bị quy định bởi những
quan hệ cú đoạn giữa các đơn vị của một bậc hay của các bậc khác nhau Còn
ý nghĩa Tu từ học của phương tiện tu từ bị quy định bởi những quan hệ hệ hình của những yếu tố cùng bậc
Tuy rằng giữa các biện pháp tu từ và các phương tiện tu từ có những sự khác biệt rõ rệt như vậy nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ biện chứng Một mặt, việc sử dụng các phương tiện tu từ sẽ tạo ra các biện pháp tu từ, mặt khác việc sử dụng một biện pháp tu từ nào đó trong lời nói cũng có thể chuyển hóa nó thành một phương tiện tu từ, đây chính là trường hợp của những cái gọi là so sánh, phóng đại đã mòn đi trong thời gian
1.1.3 Khái quát về hiện tượng nói ngược
1.1.3.1 Khái niệm về hiện tượng nói ngược
Có thể gọi nói ngược là phản ngữ - một biện pháp tu từ ngữ nghĩa mang tính nghệ thuật sử dụng ngôn từ mà trong văn cảnh, nội dung ý nghĩa của các
Trang 15phương tiện ngôn ngữ được hiểu theo nghĩa ngược lại với nghĩa vốn có Đó là
sự diễn đạt hiển minh với cách đánh giá tốt (xấu) được hiểu theo nghĩa đối lập
là cách đánh giá ngụ ý xấu (tốt) đối với sự vật thông qua nghĩa hàm ẩn (nói mặt này để biểu thị mặt kia và ngược lại) Qua cách nói đó, biểu thị thái độ, tình cảm của người nói đối với những đối tượng được nói đến
1.1.3.2 Cơ chế (phương thức) nói ngược
* Nói ngược bằng cách đánh tráo đặc điểm, bản chất của các đối tượng Ví dụ (3)
Trâu thì nhảy nhót đi chơi Chích chòe cày ruộng cho người lúa khoai [22, tr.112].
* Nói ngược bằng cách gán cho sự vật, đối tượng những tính chất đối
lập với bản chất vốn có của chúng
Ví dụ (4)
Bao giờ cho đến tháng ba Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông Một chục quả hồng nuốtlão tám mươi Nắm xôi nuốt trẻ lên mười Con gà, be rượu nuốt người lao đao Lươn nằm cho trúm bò vào Một đàn cào cào đuổi đàn cá rô Lúa mạ nhảy lên ăn bò [35, tr.125].
1.1.3.3 Các phương tiện ngôn ngữ sử dụng trong hiện tượng nói ngược (Các
phương tiện ngôn ngữ dùng thể hiện lối nói ngược)
Theo tiêu chí cấu tạo của các phương tiện ngôn ngữ dùng để nói ngược (tức hình thức của biện pháp nói ngược) có thể chia biện pháp nói ngược thành các kiểu:
* Biện pháp nói ngược có hình thức cấu tạo là một từ:
Trang 16Vớ dụ (5) Bèo chìm
Lim nổi [22, tr.58]
* Biện phỏp núi ngược cú hỡnh thức cấu rạo là một cụm từ:
Vớ dụ (6)
- Đằng ấy núi cho tớ biết lần đầu mà đằng ấy đi ở thỡ gặp một nhà chủ
như thế nào, và đằng ấy đó nghĩ ngợi ra làm sao ?
- Úi chào ! Khổ tuyệt trần đời anh ạ Tụi tưởng lỳc ấy tụi chết ngay được.
Bước thứ nhất, cỏi Đũi vớ ngay phải một mụ chủ là một me Tõy, hết duyờn về già Cỏi Đũi đó phải ăn đúi, làm no và mỗi ngày giặt độ ba chậu
quần ỏo thơm nức những mựi ụ uế Mỗi ngày, độ ba trăm lần, mụ chửi cỏi
Đũi, khi hỏi đến đầy tớ, là phải gọi cả tiờn sư cha đày tớ ra, lấy oai
Và bữa ấy, giận cỏ chộm thớt, ụng chủ cũng cứ gọi con sen ra, tặng
cho mười hai cỏi bạt tai, mặc dầu nú chẳng đỏng tội tỡnh gỡ [24, tr.530].
* Biện phỏp núi ngược cú hỡnh thức cấu tạo là một cõu:
Vớ dụ (7) Trời mưa mang ỏo ra phơi
Đến khi trời nắng mang tơi đi cày Hạn hỏn thỡ ruộng nước đầy Mưa sụng nứt nẻ ruộng lầy ai ơi [22, tr.131].
Trong ví dụ này, ta thấy có bốn câu là bốn đơn vị nói ng•ợc: Trời m•a-phơi áo, trời nắng - đi cày, hạn hán thì ruộng n•ớc đầy, m•a sông nứt nẻ ruộng lầy
1.1.3.4 Vai trũ của hiện tƣợng núi ngƣợc
Núi ngược cú nhiều cụng dụng để nhận thức tồn tại khỏch quan (miờu tả) và biểu hiện tõm trạng
Về phương diện nhận thức, núi ngược miờu tả cỏi thuộc tớnh nghịch của tồn tại để cú thể phỏt hiện thuộc tớnh thuận tất yếu Núi ngược là sự hoỏn đổi thuộc tớnh theo từng cặp để nhận thức quan hệ của tồn tại khỏch quan hoặc
Trang 17phát hiện nhiều thuộc tính trong một đối tượng và đánh tráo các thuộc tính đó
để nhận thức tồn tại đa dạng, sâu sắc hơn
Về phương diện trữ tình, yếu tố nói ngược tham gia biểu hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: thái độ vui vẻ khi phát hiện thực tại, đồng tình hoặc phê phán trước hiện thực, đặc biệt nó hữu dụng khi diễn đạt các tâm sự tới hạn, bức xúc
Về phương diện mĩ cảm, nói ngược đem đến cái hài, cái bi, rút ra những triết lý thấm thía về cuộc đời, nhân tình thế thái
Nói ngược đã làm nảy sinh lượng ngữ nghĩa mới, lượng ngữ nghĩa này
là kết quả tác động tương hỗ của các lượng ngữ nghĩa trong thông báo Vì vậy, hiện tượng nói ngược có tác dụng tập trung sự chú ý của người nghe, người đọc để nhấn mạnh đến các khía cạnh khác nhau của một vấn đề cho mọi người suy nghĩ và thực hiện nhưng không gây cảm giác đơn điệu, buồn chán Cho nên, việc sử dụng hiện tượng nói ngược trong tác phẩm văn chương có vai trò quan trọng và rất cần thiết đối với việc góp phần làm nên giá trị của tác phẩm cũng như tạo nên phong cách tác giả, và giúp việc tiếp nhận tác phẩm của độc giả đạt hiệu quả hơn Cụ thể như sau:
Thứ nhất, nói ngược góp phần khắc họa tính cách, đặc điểm,
hình thức của nhân vật.
Ví dụ (8)
Ngưu là con bò tót Đinh giằng là cối xay
Thầy dạy chữ hay quá
Xin thầy về đi cày
(Ngưu là con bò tót)Thầy dạy chữ hay (giỏi chữ) ở đây được hiểu theo nghĩa ngược lại là thầy dạy dốt chữ, dạy dở và sai kiến thức Bởi vì, nếu đã thật hay, thật giỏi thì
Trang 18thầy lại không dạy chữ một cách tùy tiện và sai nghĩa như vậy Hơn nữa nếu thầy có kiến thức, dạy hay, dạy giỏi thì thầy không bị đuổi ra khỏi nhà.
Thứ hai, nói ngược góp phần phản ánh hiện thực một cách chính xác
leo Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu [18, tr.747].
Khen ai ở đây chính là lời mỉa mai, lời chế giễu ngày hội mừng cách
mạng tư sản Pháp thành công của bọn thực dân Pháp Bằng việc sử dụng thủ pháp nói ngược, kết hợp với việc miêu tả chi tiết, chân thực ngày hội do bọn thực dân Pháp tổ chức nhằm mua vui, làm nhục đồng bào ta, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã vạch trần cái nhố nhăng của xã hội, cái bất nhân của lũ quan lại tay sai và bọ thực dân cướp nước
Ví dụ (10)
Có lẽ vào trong những đêm không trăng không sao, người nhà quê vùng Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hòa Bình, mỗi khi ra sân quay về một phía trời, thấy có một vùng hào quàng sáng rực Đó là Hà Nội, nơi nghìn năm văn vật, dân gian tiền nhiều của lắm, dễ kiếm sinh nhai
Người nhà quê cứ việc bỏ làng mà đi Một ngày kia, rồi sẽ được nằm trong
một xó sân ngửi mùi nước cống, mùi cứt gà và cứt người, nhịn đói nằm co mà nhìn lên trời, như đêm nay, có cả ánh sáng trăng vằng vặc [24, tr.531].
Đoạn văn trên là một đoạn phim trong toàn cảnh của bộ phim Hà Nội nhìn
từ phía cổng hậu Căn cứ vài ngữ cảnh, động từ được mà tác giả sử dụng
Trang 19trong ví dụ trên mang ý nghĩa trái ngược hoàn toàn Được vốn mang ý nghĩa tình thái là may, là tốt nhưng trong trường hợp này, được thể hiện những sự
việc mang tính chất trái ngược với nghĩa của nó, đó là sự khổ cực của những người dân lao động nghèo từ khắp các tỉnh trên cả nước vì miếng cơm manh
áo mà phải đến một nơi hoàn toàn xa lạ - Hà Nội và phải chịu một cuộc sống
thiếu thốn khổ cực Qua đó, hiện thực xã hội hiện lên rất rõ nét Cơm thầy
cơm cô là một thiên phóng sự về Hà Nội thời cũ Không phải Hà Nội nhìn từ
mặt trên thơm tho, hoa lệ mà từ phái cổng hậu tối tăm, hôi hám ở đây có những cái chợ bán người với những mụ chủ thầu hết sức xảo quyệt Bọn này đem bày ra hè phố đủ thứ hàng tươi sống nam, phu, lão, ấu rách rưới, đói khát
để chào khách với giá rẻ mạt nhất Cạnh đó là bãi chứa hàng tồn kho vì ế ẩm: nơi sân sau của những quán cơm mạt hạng, người ta phải nằm ngồi bên những cống rãnh, những đống rác sặc mùi cá thối, mùi phân nước tiểu, đờm rãi, mùi bùn và rêu lưu niên
Thứ ba, nói ngược còn có chức năng bộc lộ thái độ của tác giả đối với hiện thực hay nhân vật.
Ví dụ (11)
Theo tin của báo Đông Pháp, mới đây, có mấy ông quan tỉnh Bắc Kỳ đã trình với quan thống sứ thế này: Đàn bà ở An Nam có nhiều gái góa và nhiều người ở một mình mà gia tư cũng khá giàu có, lợi tức về sản nghiệp của họ mỗi năm có thể được một vài thứ thuế Rồi các người ấy xin quan thống sứ
cho những người đàn bà cô độc An Nam cũng được đóng thuế như đàn ông
vậy.
Đáo để Tôi phục mấy vị đó thật là xứng đáng là ông quan thương dân,
con mắt của các ngài đã soi khắp từ ngọn cây đến ngọn cỏ vậy.
Không biết mấy vị quý hóa ấy là những ông nào ? ë đường xuôi hay
đường ngược, tên tuổi là gì Cớ sao người ta không nói cho rõ, để cho dân
chúng đời đời nhớ ơn ?
Trang 20Không phải nói đùa Dân chúng An Nam nên đời đời nhớ ơn những
ông đầu tỉnh ấy mới phải Bởi vì cái sáng kiến của mấy ông ấy, ngoài sự giúp
cho công quỹ, nó còn là việc nhân đạo có quan hệ đến công cuộc khai hóa xứ
này [18, tr.103].
Có thể nói, chỉ trong một đoạn văn ngắn Ngô Tất Tố đã sử dụng mật độ thủ pháp nói ngược dày đặc với nhiều kiểu diễn đạt khác nhau nên không gây
sự nhàm chán cho người đọc mà vẫn có sức công kích rất lớn
Tác giả nói tới cái sáng kiến của mấy ông quan tỉnh Bắc kì đó là bắt đàn
bà cô độc An Nam đóng thuế như đàn ông Như chúng ta đã biết, khi thực dân Pháp đặt gót giày đinh lên địa phận nước ta nhằm biến nước Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Pháp, chúng đã bóc lột sức lao động của nhân dân ta đến kiệt sức bằng thuốc phiện, bằng chính chính sách ngu dân Đặc biệt, quân xâm lược đã đề ra những thứ thuế rất vô lí bắt nhân dân ta phải nộp cho chúng như thuế thân, thuế sông nước, thuế đất, nhiều gia đình đã phải bán vợ đợ con
vì những thứ thuế vô lí ấy Nhà văn viết: Đàn bà cô độc An Nam được đóng
thuế, từ được biểu thị ý nghĩa là may, là tốt nhưng đặt trong văn cảnh trên chỉ
sự việc mang tính chất trái ngược với nghĩa của động từ ấy- đó là sự khôkhông may của nhân dân ta vì phải chịu ách áp bức của thực dân Pháp Vì vậy, những
từ phục, quý hóa, nhớ ơn được hiểu theo nghĩa ngược lại thể hiện sự mỉa mai
phê phán những chính sách cai trị bất công của thực dân Pháp Bằng việc sử dụng hiện tượng nói ngược dày đặc ở đoạn văn trên, Ngô Tất Tố không những
đã phơi bày hiện thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ một cách chính xác, chân thực mà còn bộc lộ thái độ phê phán, đả kích chế độ cai trị bất công và những thủ đoạn dã man của thực dân Pháp Qua đó nhà văn gián tiếp miêu tả cuộc sống đau đớn tủi nhục của nhân dân An Nam lúc bấy giờ Đồng thời cách nói ngược đã góp phần thể hiện thái độ đau xót, sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn với nhân dân Việt Nam
Trang 21Thứ tư, nói ngược còn thể hiện cuộc sống xã hội và tự nhiên đầy nghịch lí, những việc làm nghịch lí, hoặc thể hiện đặc điểm của sự vật hiện tượng nghịch lí.
Hùm nằm cho lợn liếm lông Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi Nắm xôi nuốt trẻ lên mười Con gà, be rượu nuốt người lao đao Lươn nằm cho trúm bò vào Một đàn cào cào đuổi đàn cá
rô Lúa mạ nhảy lên ăn bò
Cỏ năn, cỏ lác rình mò bắt trâu
Gà con đuổi bắt diều hâu Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông [32, tr.125].
Trong bài đồng dao này, có 11 lần xuất hiện biện pháp nói ngược, các
sự vật được miêu tả hoàn toàn ngược lại với hiện thực Dường như cả một thế giơi sự vật có sự hoán đổi chức năng, đặc điểm với nhau Có thể người dân lao động đã không chỉ tiếp thu bài đồng dao này với trí tưởng tượng đảo nghịch mà còn hiểu ngầm là phản ánh những nghịch lí của cuộc sống
Ví dụ (13)
Vót cột mà khâu áo quần Lấy kim mà chống nên thân cửa nhà Củi mục thì nở ra hoa Thân cây tươi tốt thì tra vào lò [22, tr.201].
Trang 22Hoặc nói ng•ợc thể hiện nghịch lí cốt là để vui đùa:
Trang 23Ví dụ (14 ) Bà già dung dẻ đi chơi
Trẻ em lọm khọm lo ng•ời đấm l•ng [22, tr.108].
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ NGỮ DỤNG HỌC
1.2.1 Khỏi quỏt về chiếu vật
1.2.1.1 Khỏi niệm chiếu vật
Theo Đỗ Hữu Chõu: “Thuật ngữ chiếu vật được dựng để chỉ phương
tiện nhờ đú người núi phỏt ra một biểu thức ngụn ngữ, với biểu thức này người núi nghĩ rằng nú sẽ giỳp cho người nghe suy ra được một cỏch đỳng đắn thực thể nào, đặc tớnh nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định núi đến”
[1, tr.61]
1.2.1.2 Cỏc phương thức chiếu vật
a) Khỏi niệm phương thức chiếu vật
Theo Đỗ Hữu Chõu: “ Phương thức chiếu vật là cỏch thức mà con người
sử dụng để thực hiện hành vi chiếu vật Chỳng cũng là con đường mà người nghe tỡm ra nghĩa chiếu vật từ cỏc biểu thức chiếu vật nghe được ” [ 5, tr.64 ].
b) Cỏc phương thức chiếu vật
Cú 3 phương thức lớn:
* Dựng tờn riờng
Tờn riờng là tờn đặt cho từng sự vật Trong một tập hợp sự vật cựng loại
để xỏc định từng nghĩa chiếu vật cho từng cỏ thể ta đặt tờn cho từng cỏ thể đú
Từ đú xỏc định được nghĩa chiếu vật của cỏ thể đú Tờn riờng khụng phải hoàn toàn khụng cú nghĩa biểu niệm Để giỳp người nghe khắc phục được tỡnh trạng mơ hồ chiếu vật với hiện tượng trựng tờn riờng khụng cựng một phạm trự, người núi thường thờm danh từ chung như chị, bà, cụ, kốm theo với tờn riờng đú (chị Hương Giang, khỏch sạn Hương Giang )
Gặp trường hợp cỏc sự vật, người, tức cỏc sự vật trong cựng một phạm trự trựng tờn với nhau, để khỏi mơ hồ chỳng ta thường dựng định ngữ hoặc cỏc tiểu danh sau tờn riờng Vớ dụ ta núi Hồng cận, Hồng gầy khi cú vài ba người quen tờn là Hồng
Trang 24Chức năng cơ bản của tên riêng là chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù của cá thể được gọi bằng tên riêng đó Ví dụ tên riêng chỉ người có chức năng
cơ bản là chỉ cá thể người trong phạm trù người, tên riêng của sông, núi có chức năng cơ bản là chỉ cá thể núi sông trong phạm trù vật thể tự nhiên Tuy nhiên trong sử dụng, tên riêng có thể được dùng theo lối dịch chuyển phạm trù theo phương thức chuyển nghĩa hoán dụ Đó là trường hợp thí dụ như dùng tên địa phương để chỉ người (Cụ Tiên Điền; Tiên Điền là tên làng, ở đây dùng với nghĩa chiếu vật)
Dùng tên riêng là phương thức dễ nhất để xác định nghĩa chiếu vật Chức năng và cách dùng tên riêng sẽ là cơ sở để lý giải các phương thức chiếu vật khác
* Phương thức dùng biểu thức miêu tả
Phương thức dùng biểu thức miêu tả là phương thức dùng một biểu thức ngôn ngữ để xác định cho đối tượng không cùng tên riêng chỉ có tên chung hoặc có tên riêng nhưng người ta không muốn dùng tên riêng để xác định nghĩa chiếu vật Ví dụ: Mèo là tên chung dùng để chỉ loại mèo (mèo là
động vật có ích) Để xác định nghĩa chiếu vật biểu thức chiếu vật như: con
mèo nhà em Các yếu tố phụ: con, nhà em đã tách con mèo đang được nói tới
ra khỏi các con mèo nói chung, khiến con mèo mang nghĩa chiếu vật cá thể.
* Phương thức chỉ xuất
Trong thực tế, có khi chúng ta dùng tay để chỉ sự vật ta muốn nói tới Tức là dùng động tác chỉ trỏ để thực hiện hành vi chiếu vật Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ Quy tắc điều khiển chỉ trỏ là sự vật được chỉ trỏ phải ở gần (trong tầm tay với của người chỉ và trong tầm nhìn của của cả người chỉ) lẫn người được chỉ đối với một vị trí được lấy làm mốc
Ba phạm trù chỉ xuất trong các ngôn ngữ là phạm trù ngôi (nhân xưng), phạm trù chỉ xuất không gian, phạm trù chỉ xuất thời gian
Trang 251.2.1.3 Phân loại nghĩa chiếu vật
Chiếu vật là sự tương ứng của các yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn với
sự vật, hiện tượng đang được nói tới trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định
Kết cấu ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) được dùng để quy chiếu đối tượng nào đó được gọi là biểu thức chiếu vật Sự vật tương ứng với một biểu thức chiếu vật là nghĩa chiếu vật
Nghĩa chiếu vật được chia làm 4 loại:
a Nghĩa chiếu vật cá thể
Khi các phương tiện ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) tương ứng với một cá thể nào đó được gọi là nghĩa chiếu vật cá thể
Ví dụ (15) Cháu bé đang cười là con chị Lan.
Toàn bộ biểu thức chiếu vật cháu bé đang cười tương ứng với một cá thể nhất định Cháu bé có nghĩa chiếu vật cá thể.
b Nghĩa chiếu vật một số cá thể
Khi các phương tiện ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) tương ứng với một số
cá thể nào đó được gọi là nghĩa chiếu vật một số cá thể
Ví dụ (16) Những cháu bé đang chơi bóng là con các thầy cô trong trường Trong ví dụ này toàn bộ biểu thức những cháu bé đang chơi bóng được dùng tương ứng với một số cá thể nhất định, những cháu bé có nghĩa chiếu
vật một số cá thể
c Nghĩa chiếu vật loại
Khi các phương tiện ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) tương ứng với một loại
sự vật nào đó được gọi là nghĩa chiếu vật loại
Ví dụ (17) Trẻ em cần phải được chăm sóc.
Biểu thức trẻ em tương ứng với một loại sự vật nhất định Nó có nghĩa
chiếu vật loại
d Nghĩa chiếu vật tập hợp
Khi các phương tiện ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) tương ứng với một tập hợp nào đó đồng chất với nhau được gọi là nghĩa chiếu vật tập hợp
Trang 26Như vậy có thể thấy rằng dựa vào các sự vật được quy chiếu, người ta
có thể phân loại nghĩa chiếu vật ra làm bốn loại: Nghĩa chiếu vật cá thể; Nghĩa chiếu vật một số cá thể; Nghĩa chiếu vật loại; Nghĩa chiếu vật tập hợp
Để hiểu nghĩa của diễn ngôn, trước hết phải xác định được nghĩa chiếu vật của các biểu thức chiếu vật trong diễn ngôn đó
1.2.2 Khái quát về ngữ cảnh
1.2.2.1 Ngữ cảnh là gì ?
Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn Nó gồm các nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn ngôn cả hình thức cũng như nội dung
1.2.2.2 Các nhân tố thuộc ngữ cảnh
a Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau
Nhân vật giao tiếp gồm+ Thuyết ngôn: Là những người trực tiếp phát ra một phát ngôn hoặc diễn ngôn nào đó
+ Tiếp ngôn: Là những người trực tiếp tiếp nhận nghe phát ngôn
+ Chủ ngôn: Là người trực tiếp chịu trách nhiệm về phát ngôn với phát ngôn đó
+ Đích ngôn: là người chịu trách nhiệm thực hiện yêu cầu của phát ngôn.Muốn một hoạt động giao tiếp thành công các nhân vật giao tiếp cần phải có sự hiểu biết lẫn nhau về vị thế xã hội, các nhân vật giao tiếp có thể bình đẳng hoặc không bình đẳng về mặt xã hội
b Hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp chính là môi trường bên ngoài mà cuộc giao tiếp diễn ra Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp
Trang 27- Hoàn cảnh giao tiếp hẹp là thời gian, không gian cụ thể, điều kiện môi trường cụ thể trong đó hoạt động giao tiếp đang diễn ra Không nên hiểu thời gian, không gian của hoàn cảnh giao tiếp hẹp là không gian, thời gian bất kì, thường xuyên biến đổi Đó là thời gian có những đặc trưng chung, đòi hỏi người ta phải nói năng, xử sự theo những cách thức ít nhiều chung cho nhiều lần xuất hiện Còn thời gian cũng vậy, tùy thời gian khác nhau mà con người
xử sự, nói năng khác nhau trong cùng một không gian
- Hoàn cảnh giao tiếp rộng
Loại trừ thế giới khả hữu - hệ quy chiếu, loại trừ hiện thực - đề tài, tất
cả những cái còn lại trong hiện thực ngoài ngôn ngữ làm nên hoàn cảnh giao tiếp rộng của cuộc giao tiếp, của diễn ngôn Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm những hiểu biết về thế giới tâm lí, vật lí, xã hội, văn hóa ở thời điểm và
ở không gian trong đó đang diễn ra cuộc giao tiếp
c Đề tài của diễn ngôn
Là thế giới (Mảng) trong hiện thực được các nhân vật chọn làm đối tượng để trao đổi trong một cuộc giao tiếp
Thuộc hiện thực - đề tài của diễn ngôn trước hết là những cái tồn tại, diễn tiến trong hiện thực ngoài ngôn ngữ và ngoài diễn ngôn Cũng được xem
là hiện thực ngoài ngôn ngữ, ngoài diễn ngôn những cái thuộc tâm giới của con người như một cảm xúc, một tư tưởng, một nguyện vọng
Hiện thực - đề tài của diễn ngôn còn là bản thân ngôn ngữ Ví dụ: khi thầy giáo dùng tiếng Việt giảng về tiếng Việt cho học sinh thì đề tài của diễn ngôn của thầy là tiếng Việt
Trong một cuộc giao tiếp, nhân vật giao tiếp chỉ có thể chọn một bộ phận nào đó trong thế giới diễn ngôn (tức trong toàn bộ tiền giả định bách khoa) làm
đề tài cũng không phải người nói muốn đưa hiện thực nào thành đề tài thì tự khắc nó thành đề tài diễn ngôn ngay Người nói có thể đưa ra một hiện thực nào
Trang 28đó làm đề cho lời nói của mình nhưng phải trải qua thương lượng, được người nghe chấp thuận thì đề của lời đó míi thành đề tài diễn ngôn.
Vậy có thể định nghĩa đề tài diễn ngôn là một mảng trong hiện thực ngoài diễn ngôn được các nhân vật giao tiếp thỏa thuận lấy làm đối tượng để trao đổi trong cuộc giao tiếp đó
Thế giới khả hữu không phải là một cách thức có thể tồn tại hay đã từng tồn tại của thế giới Có vô số thế giới khả hữu
Không nên chỉ lấy có một thế giới thực tại để thuyết giải nghĩa của các diễn ngôn nghe được, đọc được Thế giới thực tại ở thời điểm hiện nay ở không gian trong đó có cuộc giao tiếp đang diễn ra là thế giới gốc nhưng có
vô số thế giới khả hữu, chính thế giới khả hữu ứng với đề tài diễn ngôn mới quyết định nghĩa của diễn ngôn với đề tài đó
Ví dụ: Ngày 22 tháng 7 năm 2000 tuyết rơi ngập đường phố từ 3 đến 4
m sẽ sai đối với những cuộc giao tiếp ở Việt Nam, ở Bắc bán cầu nhưng lại đúng với các nước ở Nam bán cầu
Như vậy, thế giới khả hữu là những dạng thức tồn tại của hiện thực, cùng với thế giới thực tại của chúng ta đang sống hợp thành hiện thực ngoài diễn ngôn Đề tài của diễn ngôn là một mảng trong thế giới khả hữu được chọn làm hệ quy chiếu cho các diễn ngôn về đề tài đó Cái thế giới khả hữu trong đó có đề tài diễn ngôn được gọi là thế giới diễn ngôn của một cuộc giao tiếp
d Tình huống giao tiếp
Những yếu tố của các nhân tố giao tiếp, nhân vật giao tiếp, của hiện thực ngoài diễn ngôn thay đổi liên tục suốt trong quá trình giao tiếp Cho t1, t2, t3, tn là những thời điểm kế tiếp nhau của một cuộc giao tiếp thì các yếu
tố trên ở thời điểm t1 khác ở thời điểm t2, t3 khác Chúng ta nói tác động tổng hợp của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp
là các tình huống của cuộc giao tiếp hay còn gọi là các ngữ huống của cuộc giao tiếp
Trang 29e Ngôn cảnh
Ngôn cảnh là những hoàn cảnh ngôn ngữ đứng trước hoặc sau diễn ngôn hoặc phát ngôn đang được xem xét Trong một văn bản dựa vào ngôn ngữ đứng trước hoặc sau mà hiểu được nghĩa của phát ngôn
1.2.2.3 Vai trò của ngữ cảnh đối với việc hiểu nghĩa của các yếu tố ngôn
ngữ.
Ngữ cảnh có vai trò rất quan trọng trong việc hiểu nghĩa của các yếu
tố ngôn ngữ Trong giao tiếp, chúng ta cần căn cứ vào tất cả các yếu tố của ngữ cảnh để hiểu nghĩa của các yếu tố ngôn ngữ Nếu trong quá trình giao tiếp, chúng ta chỉ cần không chú ý đến một trong số những nhân tốthuộc ngữ cảnh đã nói tới ở trên thì chúng ta sẽ không hiểu trọn vẹn được các yếu tố
mà ngôn ngữ thể hiện
Ví dụ: các câu nói sau đây nhiều người cho là hoang đường: Khi cánh
tay nói, khi cặp chân suy nghĩ, khi các ngón tay trò chuyện với nhau không cần mọi thứ trung gian là vì đã đối chiếu nó với lĩnh vực đời sống thông
thường của chúng ta Nhưng nếu biết chúng được dùng để nói về vũ ba - lê thì chúng lại được xem là những câu trác tuyệt Có nghĩa là để hiểu được những câu trên thì chúng ta cần căn cứ vào các nhân tố thuộc ngữ cảnh Hoặc chúng ta xét đoạn hội thoại sau:
- Mẹ này ! con nói thế mà mẹ cũng bảo con tham ăn! [5, tr.24]
Người Việt Nam nghe mẩu đối thoại này không cảm thấy gì khác lạ nhưng một người ở một nền văn hóa khác nhau có thể sẽ cảm thấy ngỡ ngàng Ngoài nhân tố nhân vật giao tiếp, đằng sau những lời nói đó có biết bao nhiêu hiểu biết về hoàn cảnh giao tiếp (như hiểu biết về phong tục thờ cúng gia tiên,
Trang 30về sinh hoạt trong gia đình, về cách sử dụng ngôn ngữ) mà hai mẹ con đã dựa vào để nói chúng ra và chúng ta, những người ngoài cuộc cần phải huy động các nhân tố như hoàn cảnh giao tiếp, tình huống giao tiếp, nội dung giao tiếp, để hiểu đoạn hội thoại trên.
Từ những ví dụ trên có thể thấy rằng ngữ cảnh chi phối rất mạnh đến quá trình tạo lập và lĩnh hội lời nói Hiểu rõ về ngữ cảnh là một việc làm cần thiết để cuộc giao tiếp diễn ra thuận lợi
1.2.3 Khái quát về hành vi ngôn ngữ
1.2.3.1 Khái niệm hành vi ngôn ngữ
Austin - nhà ngôn ngữ học người Anh đã khẳng định: Nói cũng là một hành động, một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ Theo "Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học" (Nguyễn Như Ý chủ biên - Nxb Giáo
dục, 1998) thì hành vi ngôn ngữ là "một đoạn lời có mục đích nhất định thực
hiện trong những điều kiện nhất định được tách biệt bằng các phương tiện trên ngữ điệu và hoàn chỉnh thống nhất cấu âm - âm học mà người nói, người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau, trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó.
Cũng theo Austin, trong một phát ngôn có ba loại hành động ngôn ngữ lớn, đó là hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời
* “Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ
âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu… để tạo ra một phát ngôn về hình thức
và nội dung” [5, tr 88].
Chẳng hạn, người nói (người viết) sử dụng các yếu tố ngữ âm, từ và kết hợp các từ theo một quy tắc nhất định để nói (viết) ra một phát ngôn thể hiện
hành vi cầu khiến: Bạn hãy đóng giúp tôi cái cửa sổ!
* “Hành vi mượn lời là những hành vi "mượn" phương tiện ngôn ngữ,
nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính lời nói ” [5, tr.88].
Ví dụ, khi nghe một phát ngôn hứa: Tôi hứa ngày mua sẽ mua cho bạn
quyển tuyện mà bạn thích, người nghe có thể có những phản ứngtâm lí như
vui mừng, phấn khởi, chờ đợi… Đó chính là hiệu quả của hành vi mượn lời
Trang 31* “ Hành vi ở lời là những hành vi mà người nói thực hiện ngay khi nói
năng Hiệu quả của hành vi ở lời là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ - có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng ở người nhận” [5,
tr.89]
Ví dụ, khi người nói (Sp1) phát ngôn: "Tôi hứa ngày mai tôi sẽ đến" thì
hành vi "hứa" đã được xác lập và thực hiện Sp1 đã bị ràng buộc vào trách nhiệm phải thực hiện lời hứa của mình và người nghe (Sp2) có quyền chờ đợi kết quả của lời hứa đó Như vậy hành vi "hứa" đã thay đổi tư cách pháp nhân của các nhân vật giao tiếp
1.2.3.2 Phân loại hành vi ngôn ngữ
Có nhiều cách phân loại hành vi ngôn ngữ Luận văn trình bày một vài cách phân loại tiêu biểu
a Cách phân loại của Ausin
Trước Ausin, nhà triết học Wittgenstein đã nói tới hành vi ngôn ngữ song ông cho rằng không thể phân loại được chúng Ausin lại cho rằng có thể phân loại được hành vi ngôn ngữ Ông cho rằng có 5 phạm trù (5 lớp hành vi ngôn ngữ khác nhau), đó là: phán xử, hành sử, cam kết, trình bày và ứng xử
Cụ thể như sau:
1 Lớp hành vi phán xử: đây là nhóm gồm những hành vi đưa ra những lời
phán xét về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lý lẽ vững chắc như: tính toán, phân tích, đánh giá, phân loại…
2 Lớp hành vi hành sử: Đây là những hành vi đưa ra những quyết định
thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó như: ra lệnh, chỉ huy, khẩn cầu, điều hành, cảnh cáo, tuyên ngôn…
3 Lớp hành vi cam kết: Những hành vi này ràng buộc người nói vào
một chuỗi những hành động nhất định như: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước, đảm bảo, thề nguyền, thông qua các quy ước…
Trang 324 Lớp hành vi trình bày: Những hành vi này được dùng để trình bày
các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng từ như khẳng định, phủ định, từ chối, trả lời, phản bác, nhượng bộ, báo cáo các ý kiến…
5 Lớp hành vi ứng xử: Đây là những hành vi phản ứng với cách xử sự
của người khác, đối với sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác như: xin lỗi, cám ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn nguyền rủa, thách thức, nghi ngờ…
b Cách phân loại của Searle
Searle đã phân loại hành vi ngôn ngữ ra làm 5 lớp, mỗi lớp lại bao gồm một số hành vi cụ thể Đó là các lớp:
1 Lớp hành vi tái hiện (trước đó Searle gọi là lớp xác tín):
Đích ở lời của lớp hành vi này là miêu tả lại một sự tình đang được nói đến, trách nhiệm của người nói đối với việc mình thông báo, hướng khớp ghép là lời - hiện thực, trạng thái tâm lý là niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là một mệnh đề Các mệnh đề này có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng - sai logic Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: miêu tả, khẳng định, minh hoạ…
2 Lớp hành vi điều khiển: Đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm
thực hiện một hành động tương lai; hướng khớp ghép hiện thực - lời; trạng thái tâm lý là sự mong muốn của Sp1 và nội mệnh đề là hành động tương lai của Sp2 Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: ra lệnh, hỏi, yêu cầu, cho phép…
3 Lớp hành vi cam kết: Đích ở lời là trách nhiệm phải thực hiện hành
động tương lai mà Sp1 bị ràng buộc; hướng khớp ghép hiện thực - lời; trạng thái tâm lý là ý định của Sp1 và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của Sp1 Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: hứa hẹn, tặng, biếu…
4 Lớp hành vi biểu cảm: Đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lý phù hợp
với hành vi ở lời; trạng thái tâm lý thay đổi tuỳ theo từng loại hành vi; nội
Trang 33dung mệnh đề là một hành động hay một tính chất nào đó của Sp1 hay của Sp2 Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: chúc mừng, cảm ơn, mong muốn, ruồng rẫy,…
5 Lớp hành vi tuyên bố: Đích ở lời nhằm cho có tác dụng nội dung của
hành vi; hướng khớp ghép vừa là lời - hiện thực, vừa là hiện thực - lời; nội dung mệnh đề là một mệnh đề; trạng thái tâm lý không có đặc trưng khái quát nhưng có các yếu tố thể chế làm cho lời có giá trị Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: tuyên bố, buộc tội…
Ngoài ra còn cách phân loại hành vi ngôn ngữ của D Wunderlich, F.Recarati và K.Bach và R.M.Harnish Song các tác giả này về cơ bản là thống nhất với Searle về tiêu chí phân loại
1.2.3.3 Các dấu hiệu đánh dấu hành vi ở lời
Có nhiều dấu hiệu đánh dấu hành vi ở lời, dưới đây là một số dấu hiệu
cơ bản:
a Động từ ngữ vi
Trong những động từ nói năng, có những động từ đặc biệt, đó là những động từ có thể được thực hiện trong chức năng ngữ vi, tức thực hiện trong chức năng ở lời Những động từ này được gọi là động từ ngữ vi
Theo §ç H÷u Ch©u: " Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát
âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm là người nói thực hiện luôn các hành vi ở lời do chúng biểu thị" [5, tr
97]
Ví dụ (18) Tôi hỏi anh ngày mai anh có đi Hà Nội Không ?
Trong ví dụ trên, khi người nói phát âm ra phát ngôn với động từ hỏi thì đồng thời người đó cũng thực hiện luôn hành vi hỏi của mình Hỏi chính là
động từ ngữ vi
Tương tự như vậy ta có hàng loạt động từ ngữ vi như: hứa, thề, cảm ơn,
xin lỗi…
Trang 34Động từ ngữ vi cho ta biết hành vi ngôn ngữ nào đang được thực hiện, đồng thời nó cũng là phương tiện giúp ta nhận ra các biểu thức ngữ vi tường minh.
b Các từ ngữ chuyên dụng trong biểu thức ngữ vi
Từ ngữ chuyên dụng là những từ chuyên dùng để tổ chức kết cấu của một biểu thức ngữ vi cụ thể và là các dấu hiệu mà nhờ nó ta biết được hành vi nào đang được thực hiện Chẳng hạn, với biểu thức ngữ vi "hỏi", ta có các từ
ngữ chuyên dụng như: có….không?, đã… chưa?, có phải… hay không?, Ai,
cái gì, bao giờ, mấy…, À, ừ, nhỉ, nhé… chăng…
Ví dụ (19) - Có phải hôm nay Minh nghỉ học không?
Tương tự như vậy, các từ ngữ chuyên dụng trong kết cấu cầu khiến
như: hãy, đi, đừng, chớ, hãy… đi, đừng… nữa, xin, làm ơn, cảm phiền
Ví dụ (20) - Làm ơn cho tôi gọi nhờ điện thoại một chút.
Các từ ngữ chuyên dụng trong các biểu thức ngữ vi khuyên là các từ
ngữ: nên, không nên…
Ví dụ (21) - Anh không nên mua chiếc xe ấy.
Ngoài ra, ta còn thấy những từ ngữ mở đầu chuyên dùng cho các biểu
thức "đánh giá" như thật là, quả là… hay những từ ngữ chuyên dùng các hành vi biểu cảm: ôi, trời ôi, ối cha mẹ ơi…
Ví dụ (22) - Anh ấy thật là có tài! (hành vi đánh giá)
Tóm lại, những từ ngữ chuyên dụng thường được sử dung trong các biểu thức ngữ vi đặc thù Đó chính là dấu hiệu quan trọng giúp ta nhận biết biểu thức ngữ vi mà người nói đang thực hiện
c Những kiểu kết cấu ngữ pháp đặc thù cho hành vi ngôn ngữ
Kết cấu cũng tức là kiểu câu hiểu theo ngữ pháp truyền thống Kết cấu không chỉ là những kiểu câu có mục đích nói hết sức sơ lược và khái quát như trần thuyết, hỏi, cầu khiến, cảm thán với những dấu hiệu hình thức rất chung
mà còn bao gồm cả những kết cấu cụ thể ứng với từng hành vi ở lời
Trang 35Ví dụ: Trong tiếng Việt, thuộc kết cấu câu cầu khiến thường không chỉ
là những kiểu câu quen thuộc như: hãy…, đừng…, chớ !, mà còn có các kết câu như: làm ơn !, cảm phiền !, xin đề nghị…!
Ví dụ (23) - Hãy đi về đi!
Hay hành vi hỏi thường có các kết cấu như: có không?, có phải hay không?
Ví dụ (24) - Có phải nó vừa bị điểm kém không?
Các kết cấu ngữ pháp đặc thù cũng là dấu hiệu hình thức khá điển hình
để xác định hành vi ngôn ngữ của các phát ngôn
d Ngữ điệu
Cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp cụ thể nếu được phát âm với những ngữ điệu khác nhau sẽ cho các biểu thức ngữ vi khác nhau ứng với những hành vi ở lời khác nhau Có nghĩa là, một phát ngôn được phát ra tuỳ thuộc vào ngữ điệu của người nói (Sp1) mà tác động đến người nghe với những đích ở lời khác nhau
Chẳng hạn, phát ngôn sau: Tôi sẽ đến thưa với thầy giáo
Nếu được phát âm với một ngữ điệu bình thường thì đó chỉ là một lời thông báo Nhưng nếu được phát âm với một giọng điệu thiết tha thì đó trở thành một lời hứa Còn nếu phát âm với giọng nhấn mạnh, dằn từng tiếng thì lại trở thành lời đe doạ…
1.2.3.4 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Hành vi ngôn ngữ, xét trong mối quan hệ giữa mục đích diễn đạt và điều kiện sử dụng bao gồm: Hành vi ngôn ngữ trực tiếp (HVNNTT) và hành
vi ngôn ngữ gián tiếp (HVNNGT) Hai loại hành vi ngôn ngữ này có mối quan hệ gắn bó rất chặt chẽ với nhau
* HVNNTT là hành vi ngôn ngữ được thực hiện đúng với điều kiện sử
dụng, đúng với đích ở lời của chúng Chẳng hạn, dùng một phát ngôn hỏi, để thực hiện đích hỏi, dùng một phát ngôn thề để thực hiện đích thề
Trang 36Ví dụ (25) A - Cậu đã nói với An câu chuyện hôm qua phải không?
B -Tớ thề với cậu là tớ không hề nói.
Trong cặp thoại trên, lời thoại của B thực hiện hành vi ngôn ngữ thề Hành vi này được dùng đúng với biểu thức ngữ vi thề Đó chính là HVNNTT
* HVNNGT là hành vi ngôn ngữ được sử dụng với bề mặt hành vi ngôn
ngữ này nhưng nhằm đạt hiệu quả ở lời của hành vi ngôn ngữ khác Có nghĩa
là một phát ngôn dùng hành vi ngôn ngữ này nhưng đích lại nằm ở hành vi ngôn ngữ khác
Ví dụ (26) A - Ngày mai đi Hà Nội cùng tôi nhé.
B- Mai tôi phải đi thi.
Ở cặp thoại này, người nói (Sp1) mời người nghe (Sp2) đi Hà Nội nhưng Sp2 không trả lời hành vi mời của Sp1 bằng hành vi từ chối hay đồng ý
mà lại đưa ra 1 hành vi thông báo “mai tôi phải đi thi” với ý gián tiếp tõ chối: Tôi không đi được vì phải đi thi Ở đây, Sp2 đã sử dụng HVNNGT và Sp1 dựa vào ngữ cảnh nói năng mà suy ra mà được đích ngôn mà Sp2 muốn diễn đạt
HVNNGT rất phong phú, cơ chế tạo nên HVNNGT cũng khá đa dạng Một HVNNGT có thể được thực hiện bằng nhiều HVNNTT khác nhau Và ngược lại, một HVNNTT cũng có thể tạo ra nhiều HVNNGT khác nhau Chẳng hạn, HVNNTT hỏi có thể được dùng để thực hiện nhiều HVNNGT
khác nhau, hỏi để chào (Ví dụ: Bác đi đâu đấy ạ?), hỏi để đề nghị (Ví dụ: Sao
không mang áo vào? - > đề nghị: mang áo vào đi)…
HVNNTT và HVNNGT có mối quan hệ gắn bó với nhau Có thể nói, hiệu lực của HVNNGT là cái thêm vào hiệu lực của HVNNTT Muốn nhận biết được HVNNGT thì trước hết ta phải nhận biết được HVNNTT Nhận ra được HVNNGT là kết quả của hành động suy ý từ HVNNTT mà người nói phát ngôn Ngoài ra, ngữ cảnh và các biểu thức ngữ vi đặc thù cũng là dấu hiệu giúp nhận biết HVNNGT
Trang 37Khi nhận ra HVNNGT, người nghe sẽ tri nhận và hồi đáp nhằm làm cho cuộc giao tiếp có hiệu quả cao.
1.2.3.5 Phát ngôn ngữ vi tường minh và phát ngôn ngữ vi nguyên cấp
* Phát ngôn ngữ vi tường minh là những phát ngôn ngữ vi có chứa động từ ngữ vi Chẳng hạn như các phát ngôn sau:
Ví dụ (27) a)- Tôi hứa ngày mai tôi sẽ đi cùng
anh b)- Tôi mời anh mai đến dự sinh nhật tôi.
* Phát ngôn ngữ vi nguyên cấp (còn gọi là phát ngôn ngữ vi hàm ẩn): là
những phát ngôn ngữ vi không chứa các động từ ngữ vi Các ví dụ dưới đây
là các phát ngôn ngữ vi nguyên cấp:
Ví dụ (28) a) - Ngày mai tôi sẽ đi cùng anh.
b) - Ngày mai anh đến dự sinh nhật tôi nhé.
Trong thực tế giao tiếp bằng ngôn ngữ, phổ biến và thường xuyên được dùng là các phát ngôn ngữ vi nguyên cấp Và trong tiếng Việt có những hành
vi ở lời được thực hiện bởi các biểu thức ngữ vi như sau:
- Có những hành vi ở lời nhất thiết phải thực hiện bằng biểu thức ngữ
vi tường minh, đó là những hành vi: tuyên (án), xin lỗi, cảm ơn, đánh cược, cam đoan…
- Có những hành vi chỉ được thực hiện bằng biểu thức ngữ vi nguyên cấp, đó là các hành vi: rủ, khoe, chửi…
- Có những hành vi vừa có thể được thực hiện bằng biểu thức ngữ vi nguyên cấp, vừa có thể, khi cần thiết, thực hiện bằng biểu thức ngữ vi tường minh, đó là các hành vi: hẹn, công bố…
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, phổ biến thường được dùng là các biểu thức ngữ vi nguyên cấp Các biểu thức ngữ vi nguyên cấp và năng lực làm chủ các biểu thức ngữ vi nguyên cấp với các chỉ dẫn hiệu lực ở lời đặc trưng ứng với từng hành vi ở lời là cơ sở để lí giải phát ngôn nghe được, đọc được
Trang 38Bằng cách quy một phát ngôn mơ hồ về hiệu lực ở lời, tức mơ hồ về tư cách biểu thức ngữ vi của nó về một biểu thức ngữ vi nào đó mà cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới diễn ra một cách thuận lợi.
1.2.4 Sơ lƣợc về lí thuyết hội thoại
1.2.4.1 Khái niệm hội thoại
Hội thoại là hình thức giao tiếp hai chiều, bên nói và bên nghe thay nhau luân phiên lượt lời
1.2.4.2 Các nguyên tắc hội thoại
Hội thoại diễn ra theo những quy tắc nhất định
* Quy tắc luân phiên lƣợt lời
- Vai nói và vai nghe thường xuyên đổi nhau trong một cuộc hội thoại
- Mỗi lần chỉ có một người nói, không thể có cuộc thoại mà hai người cùng nói một lúc
- Lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài, do đó cần có những biện pháp để nhận biết khi nào thì một lượt lời chấm dứt
- Giữa hai lượt lời đảm bảo khoảng thời gian cho phép không quá lâu, không quá nhanh giữa hai lượt lời
- Trật tự trước sau của người nói không cố định, trái lại luôn luôn thay đổi
* Quy tắc điều hành nội dung hội thoại
Nội dung của một cuộc thoại được phân phối thành nội dung của các lượt lời Quy tắc luân phiên lượt lời có mục đích là phục vụ cho sự phát triển của vấn đề mà cuộc hội thoại chấp nhận làm nội dung Không thể có một cuộc thoại
mà sự liên hòa phối các lượt lời được đảm bảo một cách rất hoàn hảo nhưng nội dung của các lượt lời lại đầu Ngô, mình Sở Bởi vậy, một cuộc hội thoại còn cần đến những quy tắc điều hành nội dung của nó, đúng hơn, là điều hành quan
hệ giữa nội dung các luột lời tạo nên cuộc thoại đó Có hai nguyên tắc lớn:
- Nguyên tác cộng tác: Nguyên tắc này gồm bốn phương châm :
Trang 39+ Phương châm đảm bảo về lượng: yêu cầu lượng đưa ra phải đủ, không được dư thừa.
+ Phương châm đảm bảo về chất yêu cầu lượng tin đưa ra phải chính xác.+ Phương châm quan hệ yêu cầu hãy đáp lại đúng với những điều mà người nói, người nghe trông đợi
+ Phương châm cách thức yêu cầu: tránh lối nói tối nghĩa, diễn đạt không rõ ràng, hãy nói ngắn gọn và có trật tự
- Nguyên tắc quan yếu
Khi nói ra một phát ngôn, người nói có trách nhiệm với nội dung mà mình diễn đạt ra một cách trực tiếp, tường minh còn người nghe có trách nhiệm suy ý Nói cách khác, khi nói ra một phát ngôn, người nói phải cố gắng hết sức mình cho ý định thông tin của mình trở nên hiển hiện, có tính quan yếu tối đa giúp người nghe nhận ra tính quan yếu đó
Muốn cho phát ngôn đạt tính quan yếu tối ưu phụ thuộc vào hai quy tắc: Quy tắc quan hệ giữa tính quan yếu và nỗ lực của người nghe nhằm tìm
ra điều mà người nói muốn diễn đạt Theo quy tắc thứ nhất thì phát ngôn chứa lượng tin càng thấp thì càng quan yếu Theo quy tắc thứ hai thì nỗ lực tìm ra điều người nói muốn diễn đạt tỉ lệ nghịch với tính quan yếu Tức là nỗ lực bỏ
ra càng lớn thì tính quan yếu càng thấp
* Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân
Quan hệ liên cá nhân là quan hệ giữa các cá nhân trong hội thoại Một nguyên tắc rất quan trọng để bảo vệ quan hệ này là phép lịch sự Lịch sự trước hết là vấn đề văn hóa, mang đặc thù của từng nền văn hóa Xã hội nào cũng phải lịch sự, biểu hiện thế nào là lịch sự lại bị quy định riêng của từng nền văn hóa
Trong hệ thống phép lịch sự thể hiện ở những phương châm sau: Phương châm khéo léo, phương châm rộng rãi, phương châm tán thưởng, phương châm khiêm tốn, phương châm tán đồng
Trang 401.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TỪ, CỤM TỪ TIẾNG VIỆT 1.3.1 Sơ lƣợc về từ tiếng Việt
1.3.1.1 Khái niệm
Theo Đỗ Hữu Châu: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết, cố
định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu.
1.3.1.2 Từ tiếng Việt đƣợc phân loại theo đặc điểm ngữ pháp
a Từ đơn là những từ được cấu tạo bởi một hình vị Ví dụ: nhà, đi, đã,
b Từ phức là những từ được cấu tạo từ hai hình vị trở lên (kể cả trường
hợp một hình vị được láy lại, phần lớn từ phức tiếng Việt được cấu tạo từ hai hình vị) Ví dụ: nhà cửa, xanh lè, sạch sẽ, bù nhìn,
thành ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa Ví dụ: đầy đặn,
thẳng thắn, lấp ló, lấp lánh,
* Từ ghép được sản sinh do sự kết hợp hai hoặc một số hình vị (hay
đơn vị cấu tạo tách biệt, riêng rẽ, độc lập đối với nhau) Ví dụ : xanh lè, vui
tính, xe hơi, xe hỏa, khó nghe,
1.3.2 Sơ lƣợc về cụm từ tiếngViệt
1.3.2.1 Khái niệm cụm từ
Theo Diệp Quang Ban: Cụm từ là những kiến trúc gồm hai từ trở lên
kết hợp tự do với nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và không chứa kết từ ở đầu (để chỉ chức vụ ngữ pháp của kiến trúc này).