Bài viết khảo sát thực trạng vấn đề đọc sách của trẻ em hiện nay để tìm ra nguyên nhân, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp tích cực nhằm nâng cao văn hoá đọc của trẻ em và phát huy những
Trang 1387 TÀI LIỆU HỘI THẢO
LA CULTURE DE LA LECTURE CHEZ LES ENFANTS VIETNAMIENS – REALITE ET SOLUTION
VĂN HÓA ĐỌC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PGS.TS Lã Thị Bắc Lý 1
Th.S Nguyễn Thị Thu Nga
Th.S Lê Thị Minh Nguyệt
Tóm tắt
Văn hoá đọc của trẻ em Việt Nam hiện nay đang có nguy cơ suy giảm do bị văn hoá nghe, nhìn lấn át Bài viết khảo sát thực trạng vấn đề đọc sách của trẻ em hiện nay để tìm ra nguyên nhân, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp tích cực nhằm nâng cao văn hoá đọc của trẻ em và phát huy những ảnh hưởng tích cực của văn học tới sự phát triển nhân cách trẻ em
Résumé
La culture de la lecture chez les enfants vietnamiens à l’heure actuelle a tendance à s’affaiblir devant l’invasion de la culture audiovisuelle Cet article observe la réalité du problème de la lecture des enfants à l’heure actuelle pour en trouver les causes sur la base desquelles on propose des solutions efficaces visant à améliorer la culture de la lecture chez les enfants et à mettre en valeur les interférences positives de la littérature sur le développement de la personnalité des enfants
I Mở đầu
1 Văn học thiếu nhi (VHTN) có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và làm giàu
tâm hồn mỗi con người ngay từ thuở ấu thơ, là hành trang cho các em trong suốt đường đời, bởi lẽ cái
gì đã lưu giữ được trong thời niên thiếu thường rất khó phai mờ Nghiên cứu những ảnh hưởng của VHTN tới sự phát triển nhân cách trẻ em là một việc có ý nghĩa đối với sự nghiệp trồng người của mỗi quốc gia, nhất là đối với Việt Nam đang trên đường đổi mới và hội nhập quốc tế
2 Xã hội Việt Nam kể từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), đặc biệt
là từ khi gia nhập WTO đã có nhiều biến chuyển Thời đại công nghệ thông tin với sự bùng nổ của các sản phẩm văn hóa hiện đại như phim ảnh, băng đĩa, ca nhạc, Internet, game… đã thâm nhập sâu sắc vào lĩnh vực giải trí của con người, đặc biệt là của thanh thiếu nhi khiến cho văn hóa đọc đang ngày
càng bị mai một trong giới trẻ, hay nói cách khác là văn hóa nghe - nhìn đang có nguy cơ lấn dần
1
Trung tâm Văn học trẻ em, Trường Đại học sư phạm Hà Nội
Trang 2388 TÀI LIỆU HỘI THẢO
văn hóa đọc Trước thực trạng này, việc định hướng lại văn hóa đọc ở thanh thiếu niên, định hướng lại
vai trò của nhà trường và gia đình trong việc hướng dẫn và nuôi dưỡng văn hóa đọc ở trẻ em là vấn đề hết sức cần thiết
3 Cũng trong xu hướng “mở cửa” của đất nước, sự du nhập ồ ạt của văn hóa, văn học của các
nước tới Việt Nam đã dẫn tới việc in ấn, xuất bản sách cho trẻ em thiếu sự chọn lọc kĩ càng Để đạt được mục đích kinh doanh, nhiều nhà xuất bản đã in tràn lan các loại sách có nội dung nghèo nàn, kích thích bạo lực và khiêu dâm Chính vì thế, việc gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh các nhà xuất bản, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp kịp thời ngăn chặn làn sóng độc hại này là một việc làm cần thiết
Trong bài viết này, chúng tôi không có tham vọng bàn luận một cách toàn diện tất cả những vấn
đề trên mà chỉ đóng góp một số ý kiến về thực trạng đọc sách của thiếu nhi Việt Nam dựa trên kết quả của một cuộc khảo sát, trên cơ sở đó, bài viết đưa ra những giải pháp cụ thể với hi vọng có thể nâng cao những ảnh hưởng tích cực của VHTN tới việc phát triển nhân cách trẻ em, cũng là nâng cao văn hóa đọc của thế hệ trẻ
II Thực trạng
Cuộc khảo sát được tiến hành từ 1-4-2009 đến 30-7-2009, địa bàn là các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Nghệ An, Huế, Gia Lai, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh; trên ba đối tượng: thiếu nhi (chủ thể đọc sách), phụ huynh và giáo viên (người có vai trò định hướng và tổ chức việc đọc sách cho trẻ) Sau đây là kết quả chúng tôi thu được:
1 Văn học thiếu nhi dưới con mắt của các em:
Vấn đề đầu tiên mà chúng tôi quan tâm là sở thích đọc sách của các em: Các em có thực sự thích đọc sách không? Trong các sở thích, đọc sách có vị trí như thế nào? Chúng tôi đã điều tra 982
em trong độ tuổi từ 8 đến 13,câu trả lời của các em là:
Trang 3389 TÀI LIỆU HỘI THẢO
18.3
27.9
32.2
19.1
0
5
10
15
20
25
30
35
Bảng 1 Đọc sách và các sở thích khác của trẻ
Nhìn vào kết quả khảo sát, chúng ta thấy rằng: với trẻ em Việt Nam hiện nay, đọc sách không phải là sở thích “số một” Các em say mê các trò giải trí khác nhiều hơn: chơi game, xem tivi, chơi thể thao… Điều đó chứng tỏ rằng sự bùng nổ của các sản phẩm văn hoá hiện đại như phim ảnh, băng đĩa
ca nhạc, Internet, game… đã xâm nhập sâu sắc vào lĩnh vực giải trí của thiếu nhi, khiến cho văn hoá đọc đang đứng trước nguy cơ bị mai một Không ai có thể phủ nhận được vai trò của việc đọc sách đối với sự phát triển nhân cách của con người, nhất là với trẻ em Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào
để nuôi dưỡng văn hóa đọc cho thiếu nhi- thế hệ tương lai của đất nước trong thời đại ngày nay
Vấn đề thứ hai là loại sách mà các em thường đọc Chúng tôi có gợi ý một số loại sách dành
cho thiếu nhi hiện đang có mặt trên thị trường như: truyện tranh, thơ, truyện cổ tích, truyện giả tưởng, truyện lịch sử… Phần lớn các em (87%) thường đọc truyện tranh và truyện giả tưởng Riêng đối với truyện tranh, 94% các em đều đọc truyện tranh dịch của nước ngoài (Harry Potter, Anymoph, Đôrêmon…) và chỉ có một vài cuốn truyện tranh Việt Nam có trong danh sách các em liệt kê mà tiêu biểu là “Thần đồng đất Việt” Trẻ em yêu thích truyện tranh là điều tất yếu vì theo các em truyện tranh
dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn, đọc để giải trí Trong khi đó, phần lớn phụ huynh lại rất lo ngại về tính giáo dục, tính văn học, tính thẩm mĩ của một số truyện tranh nước ngoài Còn truyện tranh trong nước tuy nội dung lành mạnh và có tính giáo dục nhưng lại khô khan, kém hấp dẫn Thực tế này kêu gọi các nhà văn Việt Nam cần nâng cao chất lượng của truyện tranh Việt Nam, cần có nhiều truyện tranh Việt Nam cho thiếu nhi đọc
Trang 4390 TÀI LIỆU HỘI THẢO
Vấn đề thứ ba là nguồn sách các em đọc
Thư viện trường, 1.3, 1%
Tự mua, 57.3, 57%
Mượn của bạn, 17.8, 18%
Internet, 15.5, 16%
Bố mẹ mua, 8.1, 8%
Bảng 2 Nguồn sách mà các em đọc
Kết quả đáng ngạc nhiên là: nguồn sách mà các em đọc chủ yếu là do các em tự mua, mượn của bạn, đọc trên mạng Mà những nguồn này lại thiếu tính định hướng của người lớn nên các em có thể sẽ đọc những cuốn sách chưa hay, thậm chí là thiếu tính giáo dục Trong khi đó, vai trò định hướng của thư viện nhà trường, của giáo viên, của phụ huynh lại ít được thể hiện
Một vấn đề thú vị là khi được hỏi: “Em có thần tượng nhân vật nào trong sách không? Em có muốn mình giống nhân vật đó không?” thì đến 85% các em trả lời: “Em không thần tượng nhân vật
nào.” Điều đó chứng tỏ rằng, mục đích đọc sách chủ yếu của các em là giải trí chứ không phải là để học theo một tấm gương hoặc một nhân vật điển hình nào đó Điều này theo chúng tôi có nguyên nhân từ hai phía: từ phía các nhà văn với tác phẩm của họ, và từ phía các em Văn học đã không mang lại cho các em những hình mẫu lý tưởng, những Ruồi Trâu, Paven Coocsaghin, Vừ A Dính, Kim Đồng …như trong quá khứ Những hình tượng văn học đẹp được xây dựng từ những nguyên mẫu trong cuộc đời hoặc từ lý tưởng và khát vọng của nhà văn đã ngày càng vắng bóng trong tâm hồn thế hệ trẻ, nơi đang ngự trị bởi rất nhiều các thần tượng âm nhạc, điện ảnh, thể thao…
Như vậy, văn hóa đọc của thiếu nhi hiện nay rất đáng lo ngại từ nhiều phương diện
Trang 5391 TÀI LIỆU HỘI THẢO
2 Văn học thiếu nhi trong con mắt của người lớn
Hai đối tượng chúng tôi cho là có ảnh hưởng nhất định tới văn hóa đọc của thiếu nhi là giáo viên và phụ huynh Với câu hỏi Văn học thiếu nhi tác động tới trẻ em ở những khía cạnh nào? Đại
đa số các ý kiến của giáo viên và phụ huynh đều nhất trí rằng văn học trẻ em có tác động lớn tới sự hình thành và phát triển nhân cách, phát triển tư duy của trẻ 96% số người được phỏng vấn đều đồng ý văn hóa đọc của trẻ em hiện nay có nhiều thay đổi là do sự xuất hiện của nhiều hình thức giải trí và sự không phù hợp của những tác phẩm văn học cũ, dẫn tới sự nhàm chán trong tiếp nhận của trẻ Mặc dù vậy,cả hai đối tượng này đều không có sự quan tâm đúng mức tới việc đọc sách của trẻ Theo kết quả điều tra của chúng tôi, đến 80% giáo viên đã không còn đọc sách thiếu nhi khi họ đã trở thành người lớn Vì thế giáo viên cũng không biết học sinh của họ đang đọc, đang quan tâm đến sách gì Và cũng có 72% giáo viên tiểu học và THCS thừa nhận họ hầu như không gợi ý cho học sinh mình nên đọc sách gì ngoài những tác phẩm được giảng dạy ở nhà trừờng và các tài liệu tham khảo có liên quan, cách lựa chọn một quyển sách hay và hướng dẫn cho học sinh cách đọc sách 53% giáo viên có ý kiến số lượng các tác phẩm văn học thiếu nhi được giảng dạy trong chương trình tiểu học và THCS còn ít, chưa thực
sự gây hứng thú cho học sinh
Về phía phụ huynh, khi được hỏi chi phí vào việc mua sách cho con họ, chúng tôi thu được
một kết quả như sau:
Tiền ăn học 64%
Sách, báo 2%
Chi phí khác 14%
Mua quần áo, đồ
dùng học tập
20%
Bảng 3 Chi phí mua sách báo cho trẻ em
Trang 6392 TÀI LIỆU HỘI THẢO
Trong tổng chi phí cho 1 trẻ em trong 1 tháng, số tiền dành cho việc mua sách, báo chỉ chiếm 2% Thậm chí có nhiều bậc phụ huynh trả lời không có chi phí nào dành cho việc mua sách, hoặc con
họ học hành quá nhiều nên cần được nghỉ ngơi, giải trí, chứ không nên ép con phải đọc thêm sách thiếu nhi Ngay cả những phụ huynh dành tiền mua sách cũng không biết con mình thường mua sách gì, thích đọc sách gì 79% phụ huynh không cùng đọc sách với con, 86% phụ huynh không đọc một tác phẩm văn học thiếu nhi nào từ khi con họ biết đọc
Đối với những phụ huynh có dành thời gian quan tâm đến việc đọc sách của con thì họ cho rằng trên thị trường có quá nhiều sách cho thiếu nhi nhưng phần lớn là truyện tranh, việc tìm một cuốn sách văn học thực sự bổ ích và gây hứng thú cho trẻ là rất khó
Văn học cho thiếu nhi Việt Nam hiện nay đang “thừa” nhưng vẫn “thiếu” “Thừa” bởi sự xuất bản tràn lan truyện tranh nước ngoài mà phần lớn mang tính bạo lực, kích động, song lại thiếu các tác phẩm văn học hay, mang tính giáo dục và mang bản sắc văn hóa Việt Nam
Văn hóa đọc của trẻ em hiện nay thiếu sự định hướng từ nhà trường và gia đình Thư viện
của các trường học ngoài việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cần bổ sung thường xuyên các tác phẩm văn học thiếu nhi, giáo viên nên dành thời gian cho việc giới thiệu và hướng dẫn đọc những tác phẩm hay Đối với phụ huynh, những người làm công tác xuất bản sách cho thiếu nhi khuyên rằng: Với “mê hồn trận” của nhiều kiểu giải trí như hiện nay nếu không có sự quan tâm sát sao của gia đình và xã hội, các em sẽ sa vào những loại sách vô bổ, ảnh hưởng đến tâm hồn trong sáng của lứa tuổi thiếu nhi Vì vậy phụ huynh khi mua sách cho con phải có định hướng rõ ràng
Tuy nhiên, các nhà văn Việt Nam cần nhận thức rằng chính họ, bằng tác phẩm của mình, sẽ là người định hướng tốt nhất cho văn hóa đọc của trẻ em.Trẻ em Việt Nam đang rất cần những tác phẩm văn học hấp dẫn, lôi cuốn, có nhiều yếu tố mơ mộng, bay bổng, tưởng tượng, với những hình tượng văn học đẹp mang bóng dáng, tâm tư của thế hệ và thời đại mình.Những tác phẩm đó sẽ góp phần quan trọng đưa văn học thiếu nhi VN về đúng vị trí của nó trong việc giáo dục nhân cách trẻ em, nhất là trong thời đại ngày nay
III Một số giải pháp nhằm nâng cao những ảnh hưởng tích cực của văn học đối với sự phát triển nhân cách trẻ em
Từ cuộc khảo sát trên, có thể thấy rằng văn học cho thiếu nhi Việt Nam hiện nay đang “thừa” nhưng vẫn “thiếu” “Thừa” bởi sự xuất bản tràn lan truyện tranh nước ngoài mà phần lớn mang tính bạo lực,
Trang 7393 TÀI LIỆU HỘI THẢO
kích động, song lại thiếu các tác phẩm văn học hay, mang tính giáo dục và mang bản sắc văn hóa Việt Nam
Văn hóa đọc của trẻ em hiện nay thiếu sự định hướng từ nhà trường và gia đình Với “mê
hồn trận” của nhiều kiểu giải trí như hiện nay nếu không có sự quan tâm sát sao của gia đình và xã hội, các em sẽ sa vào những loại sách vô bổ, ảnh hưởng đến tâm hồn trong sáng của lứa tuổi thiếu nhi
Nhưng làm thế nào để đưa các tác phẩm văn học đích thực đến với trẻ em? Chúng tôi đề xuất Một số
giải pháp nhằm nâng cao những ảnh hưởng tích cực của văn học thiếu nhi tới sự phát triển nhân cách trẻ em
4.2.1 Giải pháp 1 Tổ chức môi trường sách văn học cho thiếu nhi theo hướng tiếp cận trẻ
4.2.1.1 Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng xuất bản sách thiếu nhi đảm bảo chuẩn cả nội dung, hình thức, đa dạng, phù hợp với mọi độ tuổi
4.2.1.2 Biện pháp 2: Lập thư viện sách thiếu nhi theo nhiều quy mô: từ tủ sách gia đình, trường học, đến thư viện thiếu nhi ở các xã phường, tỉnh, thành phố
4.2.1.3 Biện pháp 3: Giao lưu sách
4.2.1.4 Biện pháp 4: Xây dựng công viên văn học (không gian xanh mô phỏng các nhân vật sự kiện theo các tác phẩm văn học kinh điển theo mô hình Wandisney)
4.2.2 Giải pháp 2: Tổ chức đọc sách
4.2.2.1 Biện pháp 1: Tạo không gian đọc sách (không gian quy phạm và không gian không quy phạm)
4.2.2.2 Biện pháp 2: Tạo thói đọc sách càng sớm càng tốt
4.2.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức giới thiệu sách văn học cho trẻ em (đặc biệt là những tác phẩm văn học kinh điển, những tác phẩm mới)
4.2.3 Giải pháp 3: Giúp trẻ hình thành các diễn đàn như Blog, Forum, Báo tường, câu lạc bộ trao đổi về các tác phẩm văn học thiếu nhi…
4.2.3.1 Tổ chức các buổi tọa đàm để trẻ em được trình bày những mong muốn hay những điều tâm đắc của mình về sách văn học
4.2.3.2 Tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách
4.2.3.3 Tổ chức thi vẽ tranh theo sách hoặc thi viết tiếp, đồng sáng tạo với tác giả
4.2.4 Giải pháp 4: Đưa nội dung vai trò của văn học đối với trẻ vào các lớp tập huấn kĩ năng làm mẹ, kĩ năng bảo mẫu, kĩ năng giáo viên chủ nhiệm
Trang 8394 TÀI LIỆU HỘI THẢO
4.2.4.1 Biện pháp 1: Phát huy vai trò của truyền thông
4.2.4.2 Biện pháp 2: Làm tờ rơi
4.2.4.3 Biện pháp 3: Tổ chức các lớp tập huấn kĩ năng làm mẹ, kĩ năng bảo mẫu và kĩ năng làm giáo viên chủ nhiệm
4.2.4.4 Biện pháp 4: Đưa yếu tố văn học vào các lớp trị liệu dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt
4.2.5 Giải pháp 5: Tập huấn giáo viên khai thác các yếu tố của văn học vào giáo dục trẻ em trong
các giờ giảng văn
Tuy nhiên, các nhà văn Việt Nam cần nhận thức rằng chính họ, bằng tác phẩm của mình, sẽ là người định hướng tốt nhất cho văn hóa đọc của trẻ em.Trẻ em Việt Nam đang rất cần những tác phẩm văn học hấp dẫn, lôi cuốn, có nhiều yếu tố mơ mộng, bay bổng, tưởng tượng, với những hình tượng văn học đẹp mang bóng dáng, tâm tư của thế hệ và thời đại mình.Những tác phẩm đó sẽ góp phần quan trọng đưa văn học thiếu nhi VN về đúng vị trí của nó trong việc giáo dục nhân cách trẻ em, nhất là trong thời đại ngày nay
Tóm lại, văn học vốn là một nghệ thuật có nhiều chức năng đối với con người như chức năng
nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ, chức năng giao tiếp, chức năng giải trí vui chơi…Do đó nó đặc biệt có ý nghĩa với tuổi thơ, giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu và đặc biệt là sự hạn hẹp của nguồn kinh phí đề tài, những đề xuất hầu như mới chỉ mang tính lí thuyết, chúng tôi hi vọng rằng, trong tương lai gần, những đề xuất này sẽ được thử nghiệm trên thực tiễn để có thể khẳng định tính khả thi của nó và được phổ biến rộng rãi trong xã hội
Trang 9395 TÀI LIỆU HỘI THẢO
PHỤ LỤC 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dùng cho giáo viên)
Họ và tên: ………
Trường……….Tỉnh(thànhphố)………
Xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các câu hỏi sau Với các câu hỏi trắc nghiệm, xin khoanh tròn vào chữ cái đứng trước những câu trả lời đúng
Câu 1:Văn học thiếu nhi tác động tới trẻ em ở những khía cạnh nào?
A Hình thành phát triển nhân cách
B Hình thành, phát triển tư duy ngôn ngữ, tư duy logic
C Không có tác động đáng kể nào tới sự phát triển của trẻ
D Đáp án A và B
Câu 2: Văn hóa đọc của trẻ em hiện nay có nhiều thay đổi, theo thầy (cô)do những nguyên nhân nào?
A Sự xuất hiện của nhiều hình thức giải trí khác
B Sự không phù hợp của những tác phẩm văn học cũ, dẫn tới sự nhàm chán trong tiếp nhận của trẻ
C Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại sách dịch
D Cả ba phương án trên
Câu 3: Thầy (cô) có thường xuyên giới thiệu cho học sinh các tác phẩm văn học ngoài chương trình
không?
A Không bao giờ
B Hiềm khi
C Thỉnh thoảng
D Thường xuyên
Câu 4: Thầy (cô) hãy kể tên ba tác phẩm văn học thiếu nhi mà thầy (cô) đã đọc trong thời gian gần
đây
A………
B………
C………
Câu 5: Nguồn tài liệu chính mà thầy (cô) tìm đọc để chuẩn bị giáo án giảng dạy cho trẻ là gì?
A Sách phổ thông
B Kết hợp cả sách phổ thông và tìm đọc tài liệu truyện trẻ em mới
Câu 6: Theo đánh giá của thầy (cô) thực trạng sáng tác và xuất bản sách ở Việt Nam dành cho trẻ em
hiện nay được xếp ở mức độ nào?
Trang 10396 TÀI LIỆU HỘI THẢO
A Yếu, kém
B Trung bình
C Khá
D Tốt
Câu 7: Theo thầy (cô) trong thời kì hội nhập quốc tế, trong việc giảng dạy cho trẻ có cần mở rộng giới
thiệu nhiều tác phẩm văn học nước ngoài hơn nữa không?
A Có
B Không
Câu 8:Theo đánh giá của thầy (cô) văn học trẻ em Việt Nam hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu giáo
dục trẻ ở mức độ nào?
………
………
………
………
………
………
………
Câu 9: Theo kinh nghiệm của cá nhân, điều nào gây khó khăn nhất cho thầy (cô) trong công tác giảng dạy Văn học trẻ em tại trường tiểu học hoặc THCS? ………
………
………
………
………
………
………
Câu 10: Theo thầy (cô) cách nào là hiệu quả nhất để có thể tăng thị hiếu đọc của trẻ em? ………
………
Xin chân thành cảm ơn các thầy (cô)!