1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyen de 6 he bai tiet da

3 367 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 24,4 KB

Nội dung

+ Bài tiết là quá trình không ngừng lọc và thải ra môi trường các chất cặn bã do hoạt động TĐC của tế bào thải ra và một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng, các chất độc.... Các

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ 6: BÀI TIẾT - DA Câu 1: Bài tiết là gì? Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?

+ Bài tiết là quá trình không ngừng lọc và thải ra môi trường các chất cặn bã do hoạt động TĐC của tế bào thải ra và một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng, các chất độc + Vai trò của bài tiết:

- Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể

- Giúp cơ thể không bị nhiễm độc  đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường

Câu 2: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm?

Các sản phẩm thải chủ yếu Cơ quan bài tiết chủ yếu

Câu 3 : Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?

+ Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu:

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái

- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận, mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu

- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận ( thực chất là 1 búi mao mạch ), nang cầu thận (thực chất là 1 cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận ) và ống thận

Câu 4 : Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận?

1 Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là quá trình lọc máu để hình thành nước tiểu đầu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể

2 Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận:

Quá trình lọc máu Gồm Quá tình hấp thụ lại

Quá trình bài tiết tiếp a) Quá trình lọc máu

- Vị trí : xảy ra ở cầu thận

- Cơ chế: máu tới cầu thận với áp lực lớn tạo lực đẩy nước và các chất hoà tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc ( 30 – 40 Ao) trên vách mao mạch vào nang cầu thận Các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc

- Kết quả : hình thành nước tiểu đầu

b) Quá trình hấp thụ lại

- Vị trí : xảy ra ở ống thận

- Cơ chế : Nước tiểu đầu được hấp thụ lại nước và các chất cần thiết ( chất dinh dưỡng, các iôn cần thiết cho cơ thể)

c) Quá trình bài tiết tiếp

- Vị trí : xảy ra ở ống thận

- Cơ chế : Hấp thụ lại các chất cần thiết , bài tiết tiếp các chất thừa, chất thải

- Kết quả : hình thành nước tiểu chính thức

Câu 5 : Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?

- Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, sau đó được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ bóng đái và cơ bụng

Câu 6 : Hệ bài tiết nước tiểu có thể bị tổn thương bởi các tác nhân nào?

Trang 2

Tác nhân Tổn thương hệ

bài tiết nước tiểu

Hậu quả

Vi khuẩn Cầu thận bị viêm

và thoái hoá

Quá trình lọc máu bị trì trệ các chất cặn bã và các chất độc hại tích tụ trong máu  cơ thể bị nhiễm độc, phù  suy thận  chết

Các chất đọc hại có

trong thức ăn, đồ uống,

thức ăn ôi thiu

Ống thận bị tổn thương, làm việc kém hiệu quả

+ Quá trình hấp thụ lại và bài tiét tiếp bị giảm  môi trường trong bị biến đổi  TĐC bị rối loạn ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ

+ Ống thận bị tổn thương  nước tiểu hoà thẳng vào máu  đầu độc cơ thể Khẩu phần ăn không

hợp lí, các chất vô cơ và

hữu cơ kết tinh ở nồng

độ cao gây ra sỏi thận

Đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn

Gây bí tiểu > nguy hiểm đến tính mạng

Câu 7 : Trình bày các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu Giải thích cơ sở khoa học của các thói quen đó?

1 Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn

cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước

tiểu

Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh

2 Khẩu phần ăn uống hợp lí:

-Không ăn quá nhiều prôtêin, quá

mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi

- Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm

chất độc hại

- Uống đủ nước

-Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi

- Hạn chế tác hại của chất độc hại

-Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được liên tục

3 Nên đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn

lâu

Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái

Câu 8: Nêu cấu tạo của da?

Da có 3 phần

a) Lớp biểu bì gồm:

- Tầng sừng: Gồm các tế bào chết đã hoá sừng, xếp sít nhau , dễ bong ra

- Tầng tế bào sống : Gồm các tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra các tế bào mới để thay thế các tế bào ở tầng sừng đã bong ra Trong TB có chứa các hạt sắc

tố tạo nên màu da

b) Lớp bì : Được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt Trong đó có : thụ quan, tuyến

mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu, dây thần kinh c) Lớp mỡ dưới da : Chứa mỡ dự trữ

Câu 9: Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da đảm nhiệm chức năng đó?

Các chức năng của da:

1 Che chở, bảo vệ

Trang 3

Ngăn không cho thấm nước

- Tầng sừng

Ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập

- Các TB sắc tố ở tầng TB sống chống lại tác hại của tia tử ngoại

- Tuyến nhờn tiết chất nhờn chứa lizôzim có tác dụng diệt khuẩn

- Lớp mô liên kết bện chặt và lớp mỡ dưới da có vai trò chống lại các tác động cơ học

2 Điều hoà thân nhiệt : nhờ tuyến mồ hôi, mao mạch dưới da, cơ co chân lông, lớp mỡ

- Tuyến mồ hôi, mao mạch dưới da, cơ co chân lông

+ Khi trời nóng : tuyến mồ hôi tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ mang theo 1 lượng nhiệt của cơ thể ra môi trường, mạch máu dưới da dãn  tăng khả năng toả nhiệt của cơ thể

+ Khi trời lạnh : mạch máu dưới da co, da săn lại  giảm khả năng mất nhiệt

- Lớp mỡ dưới da có tác dụng cách nhiệt  chống lạnh cho cơ thể

3 Cảm giác: nhờ các thụ quan về áp lực, nóng lạnh, đau đớn và các dây thần kinh tiếp nhận các kích thích theo dây hướng tâm  TƯTK > cảm giác tương ứng

4 Bài tiết : nhờ tuyến mồ hôi và tuyến nhờn

5 Thẩm mĩ : Da tạo vẻ đẹp cho con người

Câu 10: Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó?

Các biện pháp giữ vệ sinh da và cơ sở khoa học của các biện pháp đó

Thường xuyên tắm rửa, thay

giặt quần áo, chống làm xây

xát, chống bỏng, chống lây

bệnh ngoài da

1 Da bẩn + Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn

và nấm  gây bệnh, gây ngứa ngáy + Gây tắc các lỗ thoát của tuyến mồ hôi ảnh hưởng đến

sự điều hoà thân nhiệt, làm tắc các lỗ tiết của tuyến nhờn

có thể gây viêm chân lông

2 Da bị xây xước  tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào da gây viêm tấy hoặc gây các bệnh về da

3 Da sạch : tăng khả năng diệt khuẩn Cho trẻ em tắm nắng buổi

sớm

Giúp cơ thể tổng hợp được Vitamin D  chống bệnh còi xương

Tắm nước lạnh và xoa bóp Tăng khả năng chịu đựng và thích ứng với môi trường 

người khoẻ mạnh, ít bị ốm khi thời tiết thay đổi

Ngày đăng: 13/07/2016, 20:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w