1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vì sao ngày nay nghệ thuật truyền thống ít hấp dẫn thế hệ trẻ nói chung và giải pháp để phát triển giũ gìn loại hình nghệ thuật đó

11 781 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 135,27 KB

Nội dung

Chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống tinh thần của xã hội chủ nghĩa trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật chất tiểu nông truyền thống và xác lập, phát triển được một

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA: MỸ THUẬT ỨNG DỤNG



BÀI TIỂU LUẬN

Môn học: Triết học Mác – Lê Nin

Đề tài: Vì sao ngày nay nghệ thuật truyền thống ít hấp dẫn thế hệ trẻ nói chung và giải pháp để phát triển giũ gìn loại hình nghệ thuật đó.

Hà Nội, 2012

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Lớp

MSV

: TS Lê Anh Sắc : Lại Thu Thảo : MT17.03 : 12108440

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thàn cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài tiểu luận này

Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Anh Sắc đã hướng dẫn em hoàn thành bài tập này

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa

là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất Sự biến đổi của một thời đại nào đó cũng sẽ không thể giải thích được nếu chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại ấy C.Mác viết: " không thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy Trái lại, phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội"

Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý

thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận

xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, v.v sớm muộn sẽ biến đổi theo Cho nên ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng ta thấy có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì

đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định

Chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống tinh thần của xã hội chủ nghĩa trên cơ

sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật chất tiểu nông truyền thống và xác lập, phát triển được một phương thức sản xuất mới trên cơ sở thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Nên làm bài tiểu luận này, với tư cách là sinh viên em muốn tìm hiểu thêm về cấu trúc của tồn tại xã hội để phát huy được vai trò của nó đối với đời sống cũng như các lĩnh vực khác Đồng thời vận dụng những nguyên tắc tồn tại xã hội quyết định

ý thức xã hội để giải thích vì sao ngày nay nghệ thuật truyền thống ít hấp dẫn đối với thế hệ trẻ nói chung và đề xuất ra giải pháp để giữ gìn và phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống

Trang 4

NỘI DUNG

I CẤU TRÚC CỦA TỒN TẠI XÃ HỘI.

1 Khái niệm.

Là khái niệm triết học dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội

Tồn tại xã hội là 1 phạm trù của quan niệm duy vật lịch sử, chỉ toàn bộ đời sống vật chất, kinh tế của xã hội mà trước hết là hoạt động sản xuất vật chất và quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (gọi là quan hệ sản xuất) thích ứng với tính chất, trình độ của những lực lượng sản xuất nhất định

V.I.Lênin khi nghiên cứu tồn tại xã hội với tính cách vừa là đời sống vật chất vừa

là những quan hệ vật chất giữa người và người đã cho rằng: việc anh sống, anh hoạt động kinh tế, anh sinh đẻ con cái và anh chế tạo ra các sản phẩm, anh trao đổi sản phẩm, làm nảy sinh ra một chuỗi tất yếu khách quan gồm những biến cố, những sự phát triển, không phụ thuộc vào ý thức xã hội của anh và ý thức này không bao giờ bao quát được toàn vẹn cái chuỗi đó

2 Cấu trúc của tồn tại xã hội.

Kết cấu tồn tại xã hội bao gồm 3 nhân tố chính:

-Phương thức sản xuất: là cách thức mà con người dùng để làm ra của cải vật chất cho mình trong một giai đoạn lịch sử nhất định, theo cách đó con người có những quan hệ với nhau trong sản xuất

Ví dụ: phương thức sản xuất cộng sản nguyên thuỷ: Xã hội loài người được tổ chức trong cấu trúc bộ lạc truyền thống với ít hơn 50 người trên một đơn vị sản xuất, điển hình bởi việc chia sẻ sản xuất và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm xã hội Các cong cụ của thời kỳ đồ đá, các hoạt đống săn bắn, hái lượm và nông nghiệp thời kỳ đầu là các lực lượng sản xuất chính của phương thức sản xuất này Dần đân những công cụ được cải tiến ngày càng hiện đại hơn để phục vụ như cầu ngày càng cao của con người như sử dụng rìu búa bằng sắt để thay thế công cụ bằng đá thô sơ dẫn đến năng suất cao hơn, của cải làm ra dư thừa, đó là diều kiện để xuất hiện chế

độ chiếm hữu nô lệ

Trang 5

-Điều kiện địa lý tự nhiên và môi trường sinh thái: đó là những điều kiện đất đai,khí hậu, sông ngòi, biển, động thực vật, nguyên liệu,khoáng sản, Điều kiện địa lý là điều kiện thường xuyên và tất yếu của sự tồn tại và phát triển xã hội

Ví dụ: nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng ẩm, lượng mưa lớn, thời tiết diễn biến thất thường,

-Điều kiện dân số: số lượng dân cư, sự tăng về mật độ dân cư, là điều kiện đối với đời sống xã hội tuỳ nơi ảnh hưởng đến thuận lợi và khó khăn đối với đời sống vật chất

Ví dụ: Xuất phát điểm từ một nền kinh tế thấp, nước ta lại là nước có tốc độ gia tăng dân số vào loại cao nhất thế giới, dân cư phân bố không đồng đều tập trung chủ yếu ở nông thôn, việc này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh kinh tế cũng như mức sống của người dân

Trong 3 nhân tố trên phương thức sản xuất là nhân tố cơ bản nhất, quyết định sự vận động và phát triển của lịch sử loài người vì xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển trên cơ sở của sản xuất mà sản xuất bao giờ cũng có cách thức nhất định Chính sự thay đổi của phương thức sản xuất làm cho đời sống cũng phát triển Lịch

sử xã hội loài người là lịch sử của các phương thức sản xuất thay thế kế tiếp nhau Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội của con người

II NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ NÓI CHUNG. 1.Vì sao ngày nay nghệ thuật truyền thống ít hấp dẫn đối với thế hệ trẻ nói chung.

Nghệ thuật dưới góc nhìn của triết học: Là một hình thái của ý thức xã hội Nghệ

thuật ra đời từ rất sớm, ngay từ khi xã hội chưa phân chia thành giai cấp Nó ra đời bắt nguồn từ tồn tại xã hội, do nhu cầu ghi lại quá trình lao động, sự sinh hoạt của con người

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách giản đơn, trực tiếp

mà thường thông qua các khâu trung gian Không phải bất cứ tư tưởng, quan niệm, hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh

tế của thời đại, nhưng nếu xét đến cùng thì các mối quan hệ kinh tế bao giờ cũng được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy Xã hội ngày

Trang 6

càng phát triển, kinh tế đi lên kéo theo những thay đổi trong đời sống ý thức xã hội con người

Trong một thế giới phẳng như hiện nay, các nền văn hóa trên thế giới dễ dàng tràn vào trong nước bằng nhiều con đường và nhiều hình thức Chưa cần nói đến sự thay đổi về thị hiếu thưởng thức các loại hình văn hóa dưới tác động của toàn cầu hóa, thì việc bảo tồn các giá trị nghệ thuật truyền thống đã bị đặt vào thế khó

- Trong quá trình phát triển của dân tộc, mối quan hệ biện chứng giữa phát triển

kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc như nghệ thuật truyền thống chưa thực

sự được tôn trọng Kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng liên tục, tỷ lệ đói nghèo không ngừng giảm góp phần nâng cao vị thế của dân tộc trên trường quốc tế, tuy nhiên sự phát triển đó vẫn chưa thật sự bền vững khi dựa trên nền tảng tinh thần còn thiếu vững chắc Phát triển kinh tế còn có biểu hiện coi trọng lợi ích trước mắt; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có xu hướng chạy theo phong trào, hình thức, khuôn mẫu mà chưa tính hết tính đa dạng, làm nghèo nàn bản sắc văn hóa vốn có của các dân tộc Từ đó dẫn đến trong đời sống xã hội, kinh tế có bước phát triển nhưng nghệ thuật truyền thống lại bị mai một, mất dần hoặc lai căng một cách tự phát Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế chúng ta vẫn còn tư duy phát triển những ngành công nghiệp dựa trên khai thác tiềm năng thiên nhiên mà chưa chú trọng thích đáng đến phát triển ngành công nghiệp văn hóa Sự trì trệ của công nghiệp văn hóa dẫn đến hệ quả "kép" về cả hiệu quả kinh tế và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng như nghệ thuật truyền thống Tất yếu hình thành thứ văn hóa

"ăn theo", "bắt chước" văn hóa phương Tây một cách thiếu chọn lọc, tạo điều kiện cho chúng thâm nhập vào đời sống của dân tộc

- Nghệ thuật truyền thống không giống như điện ảnh, chúng rất kén khán giả Không phải ai cũng có thể xem được Và vì thế, không thể đòi hỏi tính đại chúng trong những loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống này

- Giữ gìn nghệ thuật truyền thống chưa được thể hiện rõ nét trong quá trình phát

triển dẫn đến "sức khỏe" của nền văn hóa dân tộc chưa đủ mạnh và được tăng cường thường xuyên Khi "sức khỏe" đời sống tinh thần của dân tộc không tốt dễ dẫn đến bị cái mới lạ từ bên ngoài "mê hoặc" một cách mù quáng, từ đó có thể có thái độ tự ti, xa rời những giá trị văn hóa dân tộc truyền thống Đây là nguy cơ bị

"hòa tan", tự đánh mất mình, mất bản sắc dân tộc trong phát triển kinh tế cũng như xây dựng nền văn hóa dân tộc Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này có thể nói tới là

ý thức tự tôn dân tộc và ý thức giữ gìn cốt cách dân tộc chưa thật sự có chỗ đứng vững chắc trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Công tác giáo dục, tuyên truyền và nhiều biện pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa thật sự đi vào chiều sâu một cách có hệ thống, nhiều khi chỉ mới là những giải pháp tình thế trước mắt

Trang 7

- Giữ gìn và phát huy nghệ thuật truyền thống còn mang tính "bao cấp", dựa trên

sự hỗ trợ của Nhà nước là chính mà chưa khơi dậy, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của các chủ thể văn hóa dân tộc

- Đầu tư cho phát triển tập trung nhiều ở phát triển kinh tế mà chưa có điều kiện

đầu tư cho nghệ thuật truyền thống và sự kế tục Đầu tư còn thấp dẫn đến việc nghiên cứu, bảo tồn những giá trị thuộc bản sắc văn hóa dân tộc còn thiếu tính toàn diện, hoặc không kịp thời

2 Giải pháp để giữ gìn và phát triển nghệ thuật truyền thống

Phải cho lớp trẻ biết được chúng ta có gì trong vốn liếng văn hóa dân tộc, cho họ hiểu về cái họ vừa được biết và làm cho họ yêu được cái chúng ta có, cái chúng ta vừa cho họ hiểu, một cách tự nhiên Để làm được điều đó, cần thiết tạo ra một môi trường, một không gian văn hóa dân tộc và cho khán giả thưởng thức nghệ thuật dân tộc một cách sang trọng Chẳng hạn, diễn chèo ngày xưa hay bởi có không gian đình chùa, làm nên chiếu chèo, nay không thể cứ rập khuôn như thế, nhưng có thể “tạo” ra không gian ấy Hoặc việc mở rộng đối tượng của chèo, đến với thiếu nhi chẳng hạn, có thể viết một trích đoạn ngắn, kể về câu chuyện cổ tích

Bên cạnh đó, ngoài đầu tư cho nghệ thuật, thì còn phải đầu tư cho công chúng, tức là đầu tư cho người xem, nghĩa là vé cần hợp lý với từng đối người xem, hoặc miễn phí cho khán giả ở vùng sâu vùng xa, nhưng tất nhiên không được giảm chất lượng Và điều này cần có sự quan tâm thích đáng của Nhà nước, vấn đề bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống phải thực sự được coi là quốc sách

Nhà nước phải có sự bảo trợ đặc biệt cho các bộ môn nghệ thuật truyền thống Làm sao để các sinh viên tiêu biểu, có tài năng khi theo học các bộ môn này phải nhận được một chế độ ưu đãi của nhà nước về học phí, về công việc và lương bổng sau khi ra trường Ví dụ các nhạc công ở Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam, mỗi năm họ chỉ biểu diễn một số buổi rất khiêm tốn Chuyên môn của họ rất khó

để làm thêm như các ca sĩ hay các nghệ sĩ ở các lĩnh vực biểu diễn khác Với đồng lương ít ỏi của mình, họ làm thế nào để xoay xở cho cuộc sống của mình và gia đình?

-Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết nghệ thuật truyền thống, từ đó hình thành ý thức giữ gìn nghệ thuật truyền thống một cách chủ động, tích cực và tự

Trang 8

giác Chỉ có như vậy cốt cách dân tộc, lòng tự tôn dân tộc mới luôn giữ vai trò hạt nhân trong quá trình phát triển kinh tế và phát triển nói chung của dân tộc Đây là một quá trình không thể nóng vội, nhưng cũng không thể chậm trễ mà cần được thực hiện thông qua nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp giáo dục và tự giáo dục trong chính cộng đồng dân tộc

-Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải được quán triệt trong tổng thể hệ thống chính sách kinh tế - xã hội Để chính sách đi vào được cuộc sống cần bảo đảm sự thống nhất trong tất cả các khâu

từ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát đến đầu tư nguồn lực thích đáng Mặt khác, phải xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa trên nền tảng tư tưởng chủ đạo là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc như nghệ thuật truyền thống vì sự phát triển bền vững của dân tộc

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài viết trên là do em tự tìm hiểu, sưu tầm và viết Em

hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1.] http://google.com

[2.] http://www.tailieu.vn

Và một số tài liệu khác của thầy cô giáo khoa công nghệ thông tin trường Đại học Kinh Doanh Và Công Nghệ cung cấp

Trang 10

MỤC LỤC

I Mở đầu

II Nội dung

1 Cấu trúc của tồn tại xã hội

2 Nghệ thuật truyền thống đối với thế hệ trẻ nói chung III Lời cảm ơn

Trang 11

IV Lời cam đoan.

V Tài liệu tham khảo

VI Mục lục

Ngày đăng: 13/07/2016, 17:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w