1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THIẾU VI CHẤT ở TRẺ dưới 5 TUỔI BIẾNG ăn tại KHOA KHÁM tư vấn DINH DƯỠNG số 2 – VIỆN DINH DƯỠNG, hà nội, năm 2015

58 567 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình trạng dinh dưỡng và thiếu vi chất ở trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn tại khoa khám tư vấn dinh dưỡng số 2 – Viện Dinh dưỡng, Hà Nội, năm 2015
Tác giả Lê Hoàng Hạnh Nghi
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Phúc Nguyệt, TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng
Trường học Trường Đại học Y Hà Nội
Chuyên ngành Dinh dưỡng
Thể loại Luận văn thạc sĩ y học
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 709 KB

Cấu trúc

  • 1.1. TỔNG QUAN VỀ BIẾNG ĂN

    • 1.1.1. Khái niệm về biếng ăn

    • 1.1.2. Phân loại về biếng ăn

    • Trên toàn cầu, bệnh thiếu máu ảnh hưởng tới 1,62 tỉ người, tương ứng khoảng 24,8% dân số. Phổ biến nhất là ở trẻ em lứa tuổi trước khi tới trường (47,4%). Thiếu máu xảy ra ở tất cả khu vực, tỷ lệ thiếu máu chung là 76,1%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là khu vực Châu Âu với 26,5%, cao nhất là khu vực Tây Thái Bình Dương (90,4%), các khu vực còn lại tỷ lệ này cũng rất cao (Châu Phi 74,6%, Châu Mỹ 76,7%, Đông Nam Á 85,1% và Đông Địa Trung Hải 76,4%)[43].

    • Tại Việt Nam, dựa vào kết quả của một số cuộc điều tra, một số tác giả đã ước tính tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 30-50% tùy theo vùng và thiếu sắt là nhân tố quan trọng nhất [44],[45],[46]. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự điều tra trên 1.775 trẻ em dưới 5 tuổi tại 6 tình thành đại diện của Việt Nam (2006) [47], tỷ lệ thiếu máu trung bình ở trẻ em là 36,7%, tỷ lệ thiếu máu nhiều nhất là trong nhóm 6-12 tháng tuổi (56,9%), có xu hướng giảm dần khi tuổi của trẻ tăng lên: 45% ở nhóm 12-24 tháng tuổi, 38% ở nhóm 24-36 tháng tuổi, 29% ở nhóm 36-48 tháng tuổi và 19,9% ở nhóm 48-59 tháng tuổi. Vùng nội thành có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn ngoại thành.

    • Thiếu sắt làm giảm phát triển về chiều cao, cân nặng và chức năng của hệ thống miễn dịch ở trẻ. Những hậu quả ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt đối với năng suất lao động và trí tuệ được thể hiện qua các kỹ năng tinh thần – vận động, các chỉ số phát triển của trẻ em, chỉ số thông minh của trẻ trong lứa tuổi tiền học đường và học đường [52].

    • Điều đáng quan tâm là những đứa trẻ đã bị chậm phát triển về trí lực do thiếu máu thiếu sắt thì trí lực của chúng gần như không được phục hồi, kể cả khi đã được bổ sung sắt và các chỉ số huyết học của chúng đã về bình thường. Về sinh hôc và cấu trúc, các tổ chức của não người phát triển rất nhanh từ thời kỳ bào thai, giảm xuống tại thời điểm 2 tuổi, sau đó vẫn tiếp tục phát triển nhưng không đáng kể cho đến tuổi trưởng thành. Vì vậy, thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ có thể anh hưởng đến trí lực của trẻ em sau này [53].

Nội dung

Những hậu quả ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt đối với năng suất lao động và trí tuệ được thể hiện qua các kỹ năng tinh thần – vận động, các chỉ số phát triển của trẻ em, chỉ số thông m

TỔNG QUAN VỀ BIẾNG ĂN

Biếng ăn là một triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, với nhiều nguyên nhân khác nhau, như yếu tố tâm lý, bệnh tật kèm theo, môi trường và xã hội Biếng ăn làm cho trẻ chậm tăng cân, chậm tăng cao nếu không can thiệp kịp thời trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng Trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi cho sự phát triển của trẻ như kém hấp thu các chất dinh dưỡng tại đường tiêu hóa, chậm phát triển về chiều cao, cân nặng, nguy cơ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi cao hơn từ 2,5-3 lần, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn so với trẻ bình thường [10],[11].

1.1.1 Khái niệm về biếng ăn

Cho đến hiện nay, tiêu chuẩn chính thức để xác định tình trạng biếng ăn vẫn còn đang được tranh luận Một số định nghĩa sau đây thường được sử dụng hơn cả [12],[13],[14],[15]:

- Biếng ăn là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ, khiến trẻ không nhận đủ lượng thức ăn theo nhu cầu.

- Trẻ ăn khụng đủ lượng yờu cầu của lứa tuổi, ăn dưới ẵ lượng nhu cầu của lứa tuổi.

- Thời gian ăn kéo quá dài trên 30 phút.

- Thường kén chọn thức ăn, ăn chậm và không hứng thú với ăn.

- Từ chối ăn trong vòng 1 tháng, không tăng trưởng.

- Chế độ ăn uống nghèo nàn so với nhu cầu khuyến nghị.

1.1.2 Phân loại về biếng ăn

1.1.2.1 Phân loại các nhóm biếng ăn theo Hội Tâm lý Hoa Kỳ

Hội Tâm lý Hoa Kỳ đã đưa ra hệ thống phân loại biếng ăn có tên là DSM-IV, gồm các tiêu chí sau [17],[16]:

Không thể cho ăn đủ kéo dài với không tăng cân hoặc sụt cân qua thời gian ít nhất 1 tháng

Một số trẻ bị rối loạn ăn uống có chế độ ăn cực kỳ hạn chế làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tâm lý xã hội, nhưng vẫn có thể duy trì được cân nặng hoặc tăng cân Mặc dù những đứa trẻ này đáp ứng với phần đầu của tiêu chí (ăn không đủ dinh dưỡng), chúng tăng cân, loại trừ chẩn đoán rối loạn nuôi ăn Những trẻ khác biểu hiện bằng việc trì trệ hoặc thiếu những kỹ năng ăn uống mà không thể giải thích bằng những bệnh lý y khoa tiềm ẩn Những trẻ này thường sẽ được nuôi ăn bằng ống do đó việc không tăng cân hoặc sụt cân đáng kể không thể xác nhận được

Rối loạn ăn không do bệnh lý dạ dày- ruột hay các bệnh lý khác đi kèm

Cẩm nang thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần (DSM), khác với hệ thống phân loại bệnh quốc tế (ICD) Trong hệ thống ICD, những vấn đề về nuôi ăn được phân loại dưới nhiều đề mục khác nhau, phản ánh cả nguyên nhân thực thể (những rối loạn cấu trúc và chức năng ảnh hưởng đến sinh lý và các cơ quan trong cơ thể) và không thực thể (nguyên nhân xã hội, môi trường) Trong thực hành, khái niệm những rối loạn nuôi ăn do nguyên nhân thực thể hay không thực thể khó áp dụng hay chứng minh là đúng Trẻ bị rối loạn nuôi ăn được thấy trong nhiều bệnh cảnh lâm sàng, được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa như chuyên khoa tiêu hóa, chuyên gia về ngôn ngữ và phát âm, chuyên gia sức khỏe tâm thần Nói chung, các khó khăn nuôi ăn có thể do bệnh lý y khoa, do những khó khăn về chức năng, do cảm xúc, do hành vi, hoặc những vấn đề trong các mối quan hệ Việc phân biệt nguyên nhân rõ ràng khó thực hiện vì trẻ em có biểu hiện đa dạng và cần nhiều cách điều trị.

Rối loạn ăn không tính đến rối loạn tâm thần khác (ví dụ : Rối loạn nhai lại) hoặc do thiếu sự sẵn có của thực phẩm

Tiêu chí của rối loạn nhai lại chưa rõ ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ hay việc lên cân kém Trong lý thuyết, rối loạn này biểu hiện thích ăn uống, không tính đến việc thiếu hụt thực phẩm Thực tế cho thấy các rối loạn nuôi ăn thường gặp nhất là có nhiều nguyên nhân, đáng chú ý là yếu tố hành vi.

Trong hệ thống DSM, trẻ khởi phát các vấn đề ăn uống sau 6 tuổi không có một chẩn đoán rối loạn nuôi ăn chính thức Các rối loạn ăn uống có khởi phát và biểu hiện trong thời niên thiếu bị loại ra khỏi hệ thống chẩn đoán DSM và không được điều trị thích hợp.

Tiêu chí DSM không giải quyết được các lý do tại sao trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ không ăn đủ số lượng yêu cầu và không phân loại được các loại biếng ăn [9],[18].

1.1.2.2 Phân loại các nhóm biếng ăn của Irene Chatoor

Biếng ăn do điều chỉnh trạng thái

- Khó khăn ăn uống của trẻ xuất hiện trong những tháng đầu đời và kéo dài ít nhất 2 tuần.

- Trẻ khó khăn trong việc đạt được và duy trì một trạng thái tỉnh táo, ổn định trong lúc ăn, trẻ hoặc quá buồn ngủ hoặc là quá kích động hoặc rất khó chịu khi ăn.

- Trẻ không đạt được cân nặng phù hợp với lứa tuổi hoặc sụt cân.

- Khó khăn ăn uống của trẻ không thể giải thích được do bệnh lý thực thể. Biếng ăn do thiếu đồng cảm giữa người cho ăn và trẻ

- Dạng biếng ăn này thường quan sát thấy trong những năm đầu đời, khi trẻ nhũ nhi biểu hiện một số vấn đề y khoa cấp tính (thường gặp nhiễm trùng) phải đi khám bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc đi cấp cứu, và bác sĩ phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng.

- Trẻ nhũ nhi thiếu các dấu hiệu phát triển về giao tiếp thích hợp (ví dụ : trao đổi ánh mắt, mỉm cười, hoặc nói bi bô) với người chăm sóc trong khi ăn.

- Trẻ nhũ nhi chậm tăng trưởng đáng kể.

- Người chăm sóc ban đầu thường không nhận thấy hoặc phủ nhận các vấn đề về nuôi ăn và tăng trưởng của trẻ.

- Sự thiếu tăng trưởng và thiếu các mối quan hệ không phải chỉ do rối loạn thực thể hay rối loạn phát triển toàn thân.

- Đặc điểm của rối loạn nuôi ăn này là việc nhũ nhi trong tuổi tập đi từ chối ăn đủ khối lượng thức ăn cần thiết ít nhất trong 1 tháng.

- Việc từ chối thức ăn thường bắt đầu vào giai đoạn chuyển tiếp sang ăn bằng muỗng hoặc tự ăn, điển hình từ lúc 6 tháng đến 3 tuổi.

- Trẻ hiếm khi đòi ăn, không thích thức ăn và việc ăn Thích chơi, chạy xung quanh và thích nói chuyện hơn là ăn.

- Trẻ chậm tăng trưởng rõ rệt (suy dinh dưỡng cấp hay mạn tính theo tiêu chuẩn của Waterlow (1997)) hoặc trọng lượng của trẻ lệch quá 2 bách phân vị trong giai đoạn 2-6 tháng tuổi.

- Việc từ chối thức ăn không khởi đầu sau một chấn thương vùng hầu họng hay ống tiêu hóa.

- Việc từ chối thức ăn không do bệnh một bệnh lý nền khác. Ác cảm với thức ăn

-Biếng ăn đặc trưng bởi từ chối một số thức ăn nhất định của trẻ do mùi, độ mịn, nhiệt độ hay khẩu vị của thức ăn trong vòng tối thiểu 1 tháng.

-Khởi đầu của việc từ chối thức ăn diễn ra trong khi bắt đầu một thức ăn mới hay một loại thức ăn mà trẻ có ác cảm (ví dụ : trẻ uống được sữa nhưng từ chối sữa có mùi vị không giống, trẻ có thể ăn bột, nhưng không thích bột lợn cợn hay thức ăn cứng phải nhai, trẻ có thể nhai thức ăn nhưng lại từ chối thức ăn nghiền).

-Phản ứng của trẻ đưa đến ác cảm với thức ăn xếp loại từ nhăn mặt hoặc phun thức ăn ra ngoài đến nôn khan và nôn ói Sau phản ứng ác cảm, trẻ từ chối luôn cả những thức ăn trẻ vẫn thường dùng và từ chối luôn các thức ăn có màu sắc, hình thức hoặc mùi vị tương tự Hậu quả là trẻ từ chối hầu hết thức ăn.

-Trẻ miễn cưỡng ăn thức ăn mới nhưng khi đưa thức ăn trẻ thích thì trẻ ăn nhanh hơn.

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ BIẾNG ĂN

1.2.1 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn trên thế giới và Việt Nam

1.2.1.1 Trẻ ăn không đủ chất dinh dưỡng

Nghiên cứu của Lindberg (2006) [27] trên 15 trẻ có vấn đề ăn uống được phân loại theo DSM-IV cho thấy, những trẻ rối loạn biếng ăn có khẩu phần ăn thấp hơn nhóm chứng về năng lượng cacbonhydrat, protein, kẽm, vitamin B6 Đồng thời những trẻ rối loạn ăn uống cũng có tăng trưởng chậm hơn nhóm chứng Nghiên cứu của Dubois (2007), tiến hành nghiên cứu dọc 2103 trẻ từ lúc mới sinh từ 1998 đến

2002 cho thấy, những trẻ kén chọn thức ăn có khẩu phần ăn thấp hơn nhóm chứng về năng lượng, chất béo, protein và tỷ lệ nhẹ cân gấp hai lần nhóm chứng [28],[29].

1.2.1.2 Chậm phát triển thể chất

Theo nghiên cứu của Susanna Saarilehto và cộng sự (2004) [30] ở 494 trẻ tại thời điểm 5 tuổi cho thấy trẻ biếng ăn thấp hơn, nhẹ cân hơn so với nhóm chứng Nghiên cứu của Wright và cộng sự (2007) [31] tại Anh ở trẻ 30 tháng tuổi cũng cho thấy 11,1% trẻ biếng ăn tăng cân ít hơn trong 2 năm đầu so với 3,5% trẻ không biếng ăn Nghiên cứu của Đào Thị Yến Phi (2006) [7] cho thấy cân nặng trung bình của nhóm trẻ biếng ăn thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm trẻ không biếng ăn Trong nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung (2013) [8] có 38,3% trẻ trong 366 trẻ biếng ăn từ 12-36 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng.

1.2.1.3 Chậm phát triển tâm thần vận động

Chứng biếng ăn của trẻ có thể làm ảnh hưởng đến không khí gia đình, gây tâm lý căng thẳng cho mọi người trong gia đình Các nghiên cứu cũng cho thấy người chăm sóc quá lo lắng có thể áp dụng các phương pháp cưỡng chế có thể ảnh hưởng xấu đến tương tác giữa người nuôi trẻ và trẻ Các tác động bất lợi đó có thể ảnh hưởng xấu đến phát triển tâm thần kinh của trẻ Nghiên cứu của Chatoor (2004)

[32] cho thấy những trẻ chán ăn, ác cảm với thức ăn có điểm số phát triển tâm thần (MDI) thấp hơn đáng kể so với trẻ bình thường, đặc biệt trẻ ác cảm với thức ăn có điểm số MDI thấp hơn 14 điểm Biếng ăn và các rối loạn về ăn uống ở độ tuổi nhỏ thường kéo dài đến tuổi trưởng thành và là tiền đề của biếng ăn ở người lớn.

1.2.1.4 Rối loạn về nội tiết và chuyển hóa

Giảm tốc độ chuyển hóa của cơ thể, hạ thân nhiệt, tụt huyết áp, mất nước, rối loạn thăng bằng điện giải, tóc thưa mảnh, giảm bạch cầu, loãng xương, gan nhiễm mỡ….nếu tình trạng biếng ăn kéo dài dẫn đến suy kiệt trầm trọng [33],[34].

Theo Hütter (2009) [35], thiếu máu và giảm bạch cầu nhẹ được phát hiện trong gần một phần ba của những bệnh nhân này, trong khi đó giảm tiểu cầu là khá phổ biến Cơ chế chính xác cho những phát hiện này vẫn chưa rõ ràng, nhưng 50% bệnh nhân chán ăn tâm thần với những thay đổi về huyết học hiển thị dấu hiệu hình thái của một phần tủy xương teo Suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố nguy cơ làm suy giảm miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn Các yếu tố này tác động trở lại làm cho trẻ càng chán ăn và tạo ra vòng luẩn quẩn

1.2.2 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn

1.2.2.1 Số lượng thức ăn ăn vào ít hơn so với nhu cầu thực sự

Trẻ biểu hiện khó khăn trong việc điều chỉnh trạng thái, ảnh hưởng xấu đến khả năng ăn uống một cách hiệu quả Trẻ gặp khó khăn trong việc đạt được và duy trì một trạng thái tỉnh táo bình ổn cần thiết cho việc ăn uống [36],[37] Một số thì quá kích thích, khóc quá mức và không thể giữ bình tĩnh trong lúc ăn Số khác thì buồn ngủ và không thể đánh thức hoặc không thức đủ lâu để ăn [38].

1.2.2.2 Kén chọn thức ăn, chỉ chấp nhận một số loại thức ăn

Trẻ phản ứng với vị thức ăn mới, hay thức ăn có độ mịn màng khác trước bằng cách nhăn mặt, phun thức ăn hoặc nôn khan hay nôn ói Trẻ từ chối khi nhìn thấy thức ăn mà trẻ có ác cảm, nhất là những thức ăn mà đã từng kích thích trẻ nôn khan hoặc nôn ói Cha mẹ càng cố gắng ép trẻ ăn những loại thức ăn này, trẻ càng sợ hãi ăn và càng lúc càng từ chối nhiều loại thức ăn hơn nữa Trẻ sẽ khóc thét, chạy trốn khi nhìn thấy thức ăn Các trẻ này có thể từ chối đủ các loại thức ăn, thường gặp nhất là rau củ, trái cây, thịt Trong những trường hợp đỉnh điểm, trẻ từ chối ăn cả những thức ăn trẻ thích nếu thức ăn tiếp xúc với thức ăn khác trên đĩa, nếu thức ăn không có nhiệt độ hợp lý, hoặc nếu thức ăn đó không là nhãn hiệu mà trẻ thích [38],[39].

1.2.2.3 Dễ nôn, trớ, trào ngược khi ăn

Khởi đầu việc bỏ ăn thường khá đột ngột và xảy ra sau những chấn thương vùng hầu họng, đường tiêu hóa, ví dụ như nôn khan, sặc, nôn ói, trào ngược dạ dày

- thực quản, đặt nội khí quản hoặc ống thông mũi – dạ dày, hay trẻ bị ép ăn [40],

[29] Trẻ dễ lo lắng hoặc nhạy cảm với đau hơn Trẻ ăn chậm, không chịu nhai nuốt, ngậm thức ăn Trẻ sợ thức ăn mắc ở vùng hầu họng và làm trẻ sặc đến chết [36], [41].

1.2.2.4 Hành vi bất thường liên quan đến bữa ăn

Trẻ dễ dàng bị phân tâm bởi những kích thích bên ngoài Nếu có người tiến vào phòng, nếu điện thoại reo, hoặc ngay cả khi đổi tư thế, trẻ sẽ ngừng ăn, nhìn chung quanh và không muốn ăn nữa Trẻ rất hiếu động, thích chơi đùa, trẻ có thể ném thức ăn và dụng cụ ăn, thường xuyên tìm cách trèo khỏi ghế để chạy chơi Trẻ hầu như không thấy đói và không thích ăn [41],[42] Ho, nôn ói, nổi giận, quăng đồ đạc, đập phá, quăng ném thức ăn, trốn vào một góc, xua đuổi người cho ăn… Ngoài bữa ăn trẻ không có các hành vi này.

TÌNH TRẠNG THIẾU VI CHẤT CỦA TRẺ BIẾNG ĂN

1.3.1 Tình trạng thiếu vi chất của trẻ biếng ăn trên thế giới và Việt Nam

1.3.1.1 Tình trạng thiếu máu thiếu sắt của trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới và Việt Nam

Trên toàn cầu, bệnh thiếu máu ảnh hưởng tới 1,62 tỉ người, tương ứng khoảng 24,8% dân số Phổ biến nhất là ở trẻ em lứa tuổi trước khi tới trường (47,4%) Thiếu máu xảy ra ở tất cả khu vực, tỷ lệ thiếu máu chung là 76,1% Chiếm tỷ lệ thấp nhất là khu vực Châu Âu với 26,5%, cao nhất là khu vực Tây Thái Bình Dương (90,4%), các khu vực còn lại tỷ lệ này cũng rất cao (Châu Phi 74,6%, Châu Mỹ 76,7%, Đông Nam Á 85,1% và Đông Địa Trung

Tại Việt Nam, dựa vào kết quả của một số cuộc điều tra, một số tác giả đã ước tính tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 30-50% tùy theo vùng và thiếu sắt là nhân tố quan trọng nhất [44],[45],[46] Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự điều tra trên 1.775 trẻ em dưới 5 tuổi tại 6 tình thành đại diện của Việt Nam (2006) [47], tỷ lệ thiếu máu trung bình ở trẻ em là 36,7%, tỷ lệ thiếu máu nhiều nhất là trong nhóm 6-12 tháng tuổi (56,9%), có xu hướng giảm dần khi tuổi của trẻ tăng lên: 45% ở nhóm 12-24 tháng tuổi, 38% ở nhóm 24-36 tháng tuổi, 29% ở nhóm 36-48 tháng tuổi và 19,9% ở nhóm 48-59 tháng tuổi Vùng nội thành có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn ngoại thành.

1.3.1.2 Tình trạng thiếu kẽm của trẻ biếng ăn trên thế giới và Việt Nam

Biếng ăn kéo dài là một nguyên nhân quan trọng gây ra suy dinh dưỡng và chậm phát triển ở trẻ biếng ăn Dù cho nguyên nhân gây biếng ăn là gì, thường sau một thời gian sẽ dẫn đến biếng ăn do thiếu các vi chất dinh dưỡng đặc hiệu Suy dinh dưỡng, thiếu máu, trong đó thiếu kẽm là nguyên nhân đáng được lưu ý vì vai trò sinh học đặc biệt của nó Hiện nay thiếu kẽm được biết là một vấn đề sức khỏe cộng đồng của nhiều nước.

Theo International Zinc Nutrition Consultative Group (IZiNCG, Nhóm tư vấn dinh dưỡng kẽm quốc tế) (2004), hiện nay 1/3 trẻ em trước tuổi đi học ở những nước có thu nhập thấp bị suy dinh dưỡng thể còi cọc - một thể suy dinh dưỡng mà nguyên nhân chắc chắn có liên quan đến thiếu kẽm. Đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm cao là trẻ em, đặc biệt là trẻ em trong giai đoạn ăn bổ sung, trẻ suy dinh dưỡng giai đoạn hồi phục, trẻ vị thành niên, phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú và người già Đây là những đối tượng có nhu cầu kẽm cao nhưng khả năng đáp ứng kẽm từ khẩu phần ăn không đủ [48] Ở các nước đang phát triển, thiếu kẽm đứng hàng thứ 5 trong số 10 yếu tố nguy cơ cao nhất Thiếu kẽm còn được xếp trên cả thiếu sắt và vitamin A.

Nếu tính tất cả các nước trên thế giới thì thiếu kẽm đứng hàng thứ 11 trong số

20 yếu tố nguy cơ dẫn đầu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng 800.000 trường hợp chết trên thế giới hàng năm là do thiếu kẽm và trên 28 triệu năm sống khoẻ mạnh đã bị mất Người ta ước tính rằng, thiếu kẽm ảnh hưởng tới 1/3 dân số thế giới nói chung và tuỳ theo khu vực, nó ảnh hưởng tới từ 4% đến 73% quần thể Nhìn chung, thiếu kẽm chiếm khoảng 16% nguyên nhân của nhiễm trùng đường hô hấp dưới, 18% của sốt rét, 10% của tiêu chảy [49].

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Danh trên 132 trẻ từ 3-48 tháng có dấu hiệu giảm tiêu thụ năng lượng, nhận thấy 53% số trẻ có hàm lượng kẽm huyết thanh thấp, 48% trẻ có Hb thấp, 25,7% trẻ có cả Hb và kẽm huyết thanh cùng thấp [50]

Trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2004, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng của Việt Nam đã đạt được nhiều thành công, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm nhanh: thể thiếu cân giảm từ 36,7% (1999) xuống 26,6% (2004); thể thấp còi giảm từ 38,7% (1999) xuống 30,7% (2004) Tuy vậy vẫn là cao nếu lấy điểm ngưỡng tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 20 % để đánh giá nguy cơ thiếu kẽm theo khuyến cáo của WHO /IZiNCG Đặc biệt chỉ có 3 thành phố trong toàn quốc là Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi dưới 20% Rất nhiều địa phương tỷ lệ này còn rất cao: trên

Như vậy, có thể nói thiếu kẽm hiện đang là một vấn đề sức khoẻ có ý nghĩa cộng đồng ở Việt Nam với nguy cơ ở mức độ cao.

1.3.2 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu vi chất của trẻ biếng ăn

1.3.2.1 Ảnh hưởng của thiếu sắt tới sức khoẻ và bệnh tật trẻ em

Thiếu sắt làm giảm phát triển về chiều cao, cân nặng và chức năng của hệ thống miễn dịch ở trẻ Những hậu quả ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt đối với năng suất lao động và trí tuệ được thể hiện qua các kỹ năng tinh thần – vận động, các chỉ số phát triển của trẻ em, chỉ số thông minh của trẻ trong lứa tuổi tiền học đường và học đường [52]. Điều đáng quan tâm là những đứa trẻ đã bị chậm phát triển về trí lực do thiếu máu thiếu sắt thì trí lực của chúng gần như không được phục hồi, kể cả khi đã được bổ sung sắt và các chỉ số huyết học của chúng đã về bình thường

Về sinh hôc và cấu trúc, các tổ chức của não người phát triển rất nhanh từ thời kỳ bào thai, giảm xuống tại thời điểm 2 tuổi, sau đó vẫn tiếp tục phát triển nhưng không đáng kể cho đến tuổi trưởng thành Vì vậy, thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ có thể anh hưởng đến trí lực của trẻ em sau này [53].

1.3.2.2 Ảnh hưởng của thiếu kẽm tới sức khoẻ và bệnh tật trẻ em

Thiếu dinh dưỡng: Chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao [54].

Rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa: Trẻ có tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng như chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, chậm tiêu, táo bón nhẹ; buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ [48].

Rối loạn tâm - thần kinh: Rối loạn giấc ngủ (trằn trọc khó ngủ, mất ngủ), thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm kéo dài Suy nhược thần kinh (đau đầu, thần kinh dễ bị kích thích, giảm trí nhớ…) Rối loạn cảm xúc (thờ ơ, lãnh đạm, trầm cảm, thay đổi tính tình) Suy yếu hoạt động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, khuyết tật, bại não, chậm phát triển tâm thần vận động

Suy giảm khả năng miễn dịch: Nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại, viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc)… [55]

Tổn thương biểu mô: khô da, viêm da vùng mặt trước hai chi dưới, nám da, bong da, dầy sừng và nứt gót da hai bên, viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi, vết thương lâu lành, dị ứng Loạn dưỡng móng, tóc giòn dễ gãy [55].

Tổn thương mắt: sợ ánh sáng, mất khả năng thích nghi với bóng tối, mù đêm, quáng gà, khô mắt, loét giác mạc [55].

Thiếu kẽm nặng biểu hiện đặc trưng bởi các tổn thương điển hình: viêm da, dầy sừng, sạm và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vẩy cá), hói, loạn dưỡng móng (móng nhăn, có vệt trắng, chậm mọc), khô mắt Viêm quanh hậu môn, âm hộ, tiêu chảy Tăng nhạy cảm đối với bệnh nhiễm trùng, gây ra nhiễm trùng tái diễn Kích thích thần kinh, rối loạn nhận thức, mắc chứng ngủ lịm, chậm phát triển tâm thần vận động Chậm phát triển giới tính, giảm năng tuyến sinh dục, ít tinh trùng, bệnh bất lực SDD nặng, chứng lùn [55].

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU – THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa khám tư vấn dinh dưỡng số 2-Viện Dinh Dưỡng, 91 Nguyễn Ngọc Vũ, Hà Nội.

Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 59 tháng tuổi đến khám tư vấn dinh dưỡng tại Khoa khám tư vấn dinh dưỡng số 2 - Viện Dinh Dưỡng, 91 Nguyễn Ngọc Vũ, Hà Nội năm 2015 được chẩn đoán biếng ăn.

-Trẻ biếng ăn do dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa chưa được điều trị.

-Người đưa trẻ đến khám không phải là người chăm sóc trẻ trực tiếp hàng ngày.

-Người nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ trực tiếp hàng ngày có vấn đề về tâm thần kinh, tâm lý, xã hội… và các câu trả lời phỏng vấn có mâu thuẫn.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả.

2.3.2 Cỡ mẫu – Cách chọn mẫu

2.3.2.1 Cỡ mẫu được tính toán cho nghiên cứu mô tả cắt ngang cho một tỷ lệ theo công thức sau: n=Z 2 (1-α/2) 2

Trong đó : n = cỡ mẫu cần thiết p = tỷ lệ suy dinh dưỡng hoặc thiếu kẽm hoặc thiếu máu ước tính

Z1-α/2 = 1,96 là giá trị giới hạn của độ tin cậy với α =0,05 với độ tin cậy của ước lượng khoảng là 95%. d = 0,05 là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu (p) và tỷ lệ của quần thể (P).

- Cỡ mẫu cho xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn Ước tính tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ biếng ăn là 31% dựa trên kết quả nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung (2013) [8] n= 362 trẻ

- Cỡ mẫu cho xác định thiếu máu của trẻ biếng ăn Ước tính tỷ lệ thiếu máu của trẻ biếng ăn là 19,3% dựa trên kết quả nghiên cứu của Trương Tuyết Mai (2013) [9]. n= 261 trẻ

- Cỡ mẫu cho xác định thiếu kẽm của trẻ biếng ăn Ước tính tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ biếng ăn là 50% dựa trên kết quả nghiên cứu của Trương Tuyết Mai (2013) [9] n= 423 trẻ

Sau khi đã tính toán cho tất cả các chỉ số nghiên cứu, cỡ mẫu lớn nhất là cỡ mẫu tính toán xác định thiếu kẽm của trẻ biếng ăn, nB3 trẻ

Tỷ lệ bỏ cuộc ước tính = 10%, n= 43 trẻ

Cỡ mẫu cần thiết để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thiếu vi chất của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi đến khám tại Khoa khám tư vấn dinh dưỡng số 2, Viện Dinh dưỡng là 466 trẻ.

2.3.2.2 Cách chọn mẫu vào nghiên cứu

Chọn liên tục toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi, được chẩn đoán là biếng ăn đến khám tại Khoa khám tư vấn dinh dưỡng số 2 - Viện Dinh Dưỡng, 91 Nguyễn Ngọc Vũ,

Hà Nội năm 2015, đồng ý tham gia nghiên cứu.

Phỏng vấn bà mẹ các thông tin theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn: ngày sinh và giới tính của trẻ, số con trong gia đình, khoảng cách với lần sinh trước, tiền sử sản khoa của trẻ, tuổi thai lúc sinh, cân nặng sơ sinh, tiền sử bệnh tật của trẻ, thời điểm xuất hiện biếng ăn, các yếu tố liên quan đến biếng ăn, nghề nghiệp của mẹ/cha, trình độ văn hóa của mẹ/cha và/hoặc người chăm sóc trẻ.

2.3.3.2 Các chỉ số nhân trắc

• Các chỉ số nhân trắc được thu thập bằng cách cân đo trực tiếp trẻ.

- Sử dụng cân SECA với độ chính xác 0,1kg

- Vị trí đặt cân ổn định, bằng phẳng, thuận tiện để cân

- Chỉnh cân về số 0 trước khi cân, kiểm tra độ nhạy của cân Thường xuyên kiểm tra độ chính xác của cân sau 10 lượt cân.

- Trọng lượng cơ thể được ghi theo kg với 1 số lẻ

- Khi cân, trẻ chỉ mặc quần áo tối thiểu, bỏ giày dép, mũ nón và các vật nặng khác trên người Trẻ đứng, ngồi hoặc nằm giữa cân, đọc kết quả ở thời điểm trẻ nằm yên không cử động Người cân trẻ ngồi đối diện chính giữa mặt cân, khi cân thăng bằng đọc kết quả theo đơn vị kg với một số thập phân.

• Đo chiều dài nằm : áp dụng cho trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi

- Sử dụng thước đo chiều dài nằm cho trẻ dưới 2 tuổi bằng gỗ, có độ chia chính xác tới milimét

- Chiều dài được ghi theo cm và 1 số lẻ

- Kỹ thuật đo cần hai người, một người đo chính và một người trợ giúp : Thước được đặt trên mặt phẳng nằm ngang, ổn định, bằng phẳng (trên mặt bàn hoặc dưới sàn) Trẻ bỏ giày dép, mũ , đặt trẻ nằm ngửa trên thước Trục của thân trùng với trục cơ thể Một người giữ đầu trẻ sao cho mắt trẻ hướng thẳng lên trần nhà, đỉnh đầu chạm vào êke chỉ số 0 Người thứ 2 giữ thẳng 2 đầu gối của trẻ thẳng sao cho 2 gót chân chạm nhau, tay kia đẩy đầu chặn của thước di động áp sát vào 2 bàn chân thẳng đứng, vuông góc với mặt thước, nhìn vào thước và đọc kết quả.

• Đo chiều cao đứng : áp dụng cho trẻ từ 25 – 59 tháng tuổi.

- Sử dụng thước đứng bằng gỗ, có độ chia chính xác tới milimét

- Chiều cao được ghi theo cm và 1 số lẻ

- Thước được đặt theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt đất nằm ngang Trẻ bỏ giày dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo Gót chân, mông, vai, đầu theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng theo một đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng Kéo cái chặn đầu của thước từ trên xuống dưới, khi áp sát đến đỉnh đầu và vuông góc với thước đo, nhìn vào thước và đọc kết quả.

Trẻ được lấy 3 ml máu tĩnh mạch và chia vào hai ống:

- Một ống có chống đông để xét nghiệm Hb.

- Một ống được ly tâm sau 3 giờ ở tốc độ 3000 vòng/phút để lấy huyết thanh Các mẫu huyết thanh được giữ ở nhiệt độ 4 0 C và vận chuyển trong ngày về phòng xét để phân tích kẽm.

Các dụng cụ phân tích dùng cho định lượng kẽm đều được tráng rửa bằng acid chlohydric HCL 1%, sấy khô trước khi dùng để loại trừ nhiễm kẽm từ môi trường.

Hemoglobin (Hb) máu được phân tích tại Labo Dr Lab.

Kẽm huyết thanh được phân tích tại Labo vi chất dinh dưỡng hoặc labo sinh hóa-Viện Dinh dưỡng.

Hb: được xác định bằng phương pháp Cyamet-hemoglobin, sử dụng thuốc thử của hãng Walko (Nhật Bản).

Kẽm huyết thanh: được định lượng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).

Tuổi của trẻ được tính bằng tháng tuổi theo tiêu chuẩn làm tròn đến ngày điều tra theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [56].

-Trẻ từ 5 tháng đến 5 tháng 29 ngày được coi là 5 tháng tuổi.

-Trẻ tròn 5 tháng 30 ngày được coi là 6 tháng tuổi.

-Trẻ từ 59 tháng đến 59 tháng 29 ngày được coi là 59 tháng tuổi hay dưới 5 tuổi.

-Đủ tháng : trẻ được sinh từ 38 - ≤ 42 tuần tuổi thai.

-Thiếu tháng : trẻ được sinh trước 38 tuần tuổi thai.

2.3.4.3 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được đánh giá dựa trên ba chỉ tiêu nhân trắc học tính theo Z-score của WHO với quần thể chuẩn của WHO năm 2006 [58]:

-Cân nặng theo tuổi (CN/T).

-Chiều cao theo tuổi (CC/T).

-Cân nặng theo chiều cao (CN/CC) hay Cân nặng theo chiều dài nằm (CN/CD).

Nếu trẻ sinh non < 37 tuần tuổi, tuổi của trẻ được tính bằng cách lấy tuổi hiện tại (tính theo ngày sinh) trừ đi thời gian thiếu [59]:

Thời gian thiếu = 40 tuần – Tuổi thai lúc sinh Tuổi hiệu chỉnh = Tuổi hiện tại – Thời gian thiếu

Việc hiệu chỉnh tuổi này có thể kéo dài đến 24 tháng Tuy nhiên, đối với trẻ sanh non có cân nặng lúc sanh dưới 1,000g thì có thể kéo dài đến 36 tháng.

Nếu sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ đuổi kịp trẻ bình thường thì quay lại cách tính tuổi như trẻ bình thường.

-Bình thường: khi trẻ có các chỉ số CN/T, CC/T, CN/CC (hay CN/CD) nằm trong khoảng -2SD -> +2SD [60].

-Suy dinh dưỡng: khi trẻ có một trong các chỉ số CN/T, CC/T (hay CD/T) hoặc CN/CC (hay CN/CD)< -2SD, trong đó có 2 giá trị [58].

• Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân : khi CN/T < -2 SD

• Suy dinh dưỡng thể thấp còi : khi CC/T (hay CD/T) < -2 SD

• Suy dinh dưỡng thể gầy còm, Suy dinh dưỡng cấp tính : khi CN/CC (hay CN/CD) < -2 SD

-Thừa cân: khi trẻ có CN/CC (hay CN/CD) ≥ +2 SD [61].

Dựa trên tình hình bệnh nhân đến khám thực tế kết hợp phân loại biếng ăn theo Chatoor, công cụ IMFeD, chúng tôi phân loại 5 nhóm biếng ăn như sau :

Biếng ăn do chuyển dạng thức ăn

- Việc từ chối thức ăn thường xuất hiện vào giai đoạn tập ăn dặm của trẻ, hoặc tự ăn, điển hình từ 6 tháng đến 3 tuổi

Biếng ăn do bệnh lý

-Trẻ ít thấy ngon miệng (ăn ít) hoặc từ chối ăn uống liên quan đến việc đang mắc bệnh.

Biếng ăn do sợ ăn

-Trẻ có biểu hiện sợ hãi khi biết sắp phải ăn, trẻ chống lại việc cho ăn bằng cách khóc, co người hoặc từ chối mở miệng.

-Có thể đã trải qua trước đó một sự cố đáng sợ liên quan đến ăn uống.

Biếng ăn do kén chọn thức ăn

-Trẻ kiên quyết từ chối một số món ăn vì mùi vị, độ mịn màng, hình thức, thành phần món ăn.

-Trẻ có thể trở nên lo lắng nếu bị ép ăn các thực phẩm không thích.

Biếng ăn không rõ nguyên nhân

-Trẻ không tỉnh táo, ổn định trong lúc ăn, trẻ hoặc quá buồn ngủ hoặc là quá kích động hoặc rất khó chịu khi ăn.

-Trẻ không đạt được cân nặng phù hợp với lứa tuổi hoặc sụt cân.

-Khó khăn ăn uống của trẻ không thể giải thích được do bệnh lý thực thể

2.3.4.3 Các chỉ số sinh hóa máu

-Đánh giá tình trạng thiếu máu [62]

Tình trạng thiếu máu được đánh giá bằng nồng độ Hb và tỷ lệ thiếu máu Đối với trẻ dưới 5 tuổi, nồng độ Hb < 110 g/l được coi là thiếu máu.

• Thiếu máu nặng khi nồng độ Hb < 70 g/l.

• Thiếu máu vừa khi nồng độ Hb từ 70 g/l đến 99,9 g/l.

• Thiếu máu nhẹ khi nồng độ Hb từ 100 g/l đến 109,9 g/l.

SAI SỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

- Sai số có thể gặp là :

• Sai số do cân, đo không chính xác.

• Sai số do nhớ lại.

• Sai số do điều tra viên.

• Sai số do xét nghiệm.

• Sai số do nhập và xử lý số liệu.

• Phỏng vấn thử để kiểm tra tính phù hợp của bộ câu hỏi.

• Tổ chức tập huấn kỹ cách đo chiều cao, cân nặng và bảng hỏi trước khi điều tra.

• Chuẩn hóa kỹ thuật đo chiều cao và cân nặng.

• Thuyết phục người được phỏng vấn nhớ lại hoặc gợi ý nhớ lại cho người được phỏng vấn (nếu có thể), hoặc xây dựng các câu hỏi chéo để kiểm tra người được phỏng vấn.

• Tuân thủ đúng quy trình lấy mẫu và bảo quản mẫu, chọn người có chuyên môn làm xét nghiệm.

• Kiểm tra lại số liệu sau mỗi ngày, tuân thủ theo đúng quá trình nhập và xử lý số liệu.

XỬ LÝ SỐ LIỆU

Làm sạch số liệu từ phiếu Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1.Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống kê Y sinh học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0.

Xử lý và phân tích số liệu nhân trắc dinh dưỡng bằng phần mềm Anthro2005 của WHO.

ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

- Người được phỏng vấn được thông báo, giải thích rõ ràng về mục đích và nội dung sẽ tiến hành trong nghiên cứu

- Các nội dung điều tra được tiến hành khi được sự đồng ý hoàn toàn tự nguyện của người được phỏng vấn Trong quá trình điều tra, người được phỏng vấn có thể từ chối không tham gia, có quyền không trả lời, có thể yêu cầu dừng và hủy kết quả phỏng vấn bất kỳ lúc nào nếu muốn.

- Các dụng cụ cân đo, phương pháp đo lường nhân trắc đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây tổn thương và nguy hiểm cho trẻ.

- Các dụng cụ lấy máu xét nghiệm đảm bảo vô trùng, sử dụng 1 lần.

- Nghiên cứu được thông qua tại Hội đồng bảo vệ đề cương Cao học – Đại học

ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1 : Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi

3.1.2 Phân bố đối tượng theo giới tính

Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng theo giới tính

3.1.3 Đặc điểm về nơi cư trú

Biểu đồ 3.2: Phân bố đối tượng theo nơi cư trú

3.1.4 Thứ tự con trong gia đình

Bảng 3.2: Thứ tự con trong gia đình

Thứ tự con trong gia đình n %

Con thứ ba trở lên

Bảng 3.3: Thời gian biếng ăn

3.1.6 Tỷ lệ các nhóm biếng ăn

Bảng 3.4: Tỷ lệ các nhóm biếng ăn

Biếng ăn do chuyển dạng thức ăn

Biếng ăn do bệnh lý

Biếng ăn do sợ ăn

Biếng ăn do kén chọn thức ăn

Biếng ăn không rõ nguyên nhân

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI BIẾNG ĂN

Biểu đồ 3.3: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn

3.2.2 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm tuổi

Bảng 3.5: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm tuổi

3.2.3 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo giới tính

Biểu đồ 3.4: Tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo giới tính

3.2.4 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo nơi cư trú

Biểu đồ 3.5: Tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo nơi cư trú

3.2.5 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

Bảng 3.6: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

Biếng ăn do chuyển dạng thức ăn

Biếng ăn do bệnh lý

Biếng ăn do sợ ăn

Biếng ăn do kén chọn thức ăn

Biếng ăn không rõ nguyên nhân

3.2.6 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

Bảng 3.7: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

Biếng ăn do chuyển dạng thức ăn

Biếng ăn do bệnh lý

Biếng ăn do sợ ăn

Biếng ăn do kén chọn thức ăn

Biếng ăn không rõ nguyên nhân

3.2.7 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

Bảng 3.8: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

Biếng ăn do chuyển dạng thức ăn

Biếng ăn do bệnh lý

Biếng ăn do sợ ăn

Biếng ăn do kén chọn thức ăn

Biếng ăn không rõ nguyên nhân

3.2.8 Tỷ lệ thừa cân – béo phì của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

Bảng 3.9: Tỷ lệ thừa cân – béo phì của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

Biếng ăn do chuyển dạng thức ăn

Biếng ăn do bệnh lý

Biếng ăn do sợ ăn

Biếng ăn do kén chọn thức ăn

Biếng ăn không rõ nguyên nhân

TÌNH TRẠNG THIẾU VI CHẤT CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI BIẾNG ĂN

3.3.1 Tình trạng thiếu máu của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn

3.3.1.1 Tỷ lệ thiếu máu của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo nhóm tuổi

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ thiếu máu của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo nhóm tuổi

3.3.1.2 Tỷ lệ thiếu máu của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo giới tính

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ thiếu máu của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo giới tính Nhận xét:

3.3.1.3 Tỷ lệ thiếu máu của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo nơi cư trú

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ thiếu máu của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo nơi cư trú Nhận xét:

3.3.1.4 Tỷ lệ thiếu máu của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn Bảng 3.10: Tỷ lệ thiếu máu của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

Các nhóm biếng ăn n Thiếu máu

Biếng ăn do chuyển dạng thức ăn

Biếng ăn do bệnh lý

Biếng ăn do sợ ăn

Biếng ăn do kén chọn thức ăn

Biếng ăn không rõ nguyên nhân

3.3.1.5 Nồng độ Hemoglobin trung bình của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

Bảng 3.11: Nồng độ Hemoglobin trung bình của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

Các nhóm biếng ăn n Nồng độ Hb (g/l)

Biếng ăn do chuyển dạng thức ăn

Biếng ăn do bệnh lý

Biếng ăn do sợ ăn

Biếng ăn do kén chọn thức ăn

Biếng ăn không rõ nguyên nhân

3.3.2 Tình trạng kẽm huyết thanh của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn

3.3.2.1 Tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo nhóm tuổi

Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo nhóm tuổi

3.3.2.2 Tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo giới tính

Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo giới tính

3.3.2.3 Tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo nơi cư trú

Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo nơi cư trú

3.3.2.4 Tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn Bảng 3.12: Tỷ lệ thiếu kẽm của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

Các nhóm biếng ăn n Thiếu máu

Biếng ăn do chuyển dạng thức ăn

Biếng ăn do bệnh lý

Biếng ăn do sợ ăn

Biếng ăn do kén chọn thức ăn

Biếng ăn không rõ nguyên nhân

3.3.2.5 Nồng độ kẽm huyết thanh trung bình của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

Bảng 3.13: Nồng độ kẽm huyết thanh trung bình của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

Các nhóm biếng ăn n Nồng độ kẽm huyết thanh

Biếng ăn do chuyển dạng thức ăn

Biếng ăn do bệnh lý

Biếng ăn do sợ ăn

Biếng ăn do kén chọn thức ăn

Biếng ăn không rõ nguyên nhân

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI BIẾNG ĂN

4.1.2 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo nhóm tuổi 4.1.3 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo giới tính 4.1.4 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo nơi cư trú 4.1.5 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

4.1.6 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

4.1.7 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn theo các nhóm biếng ăn

TÌNH TRẠNG THIẾU VI CHẤT CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI BIẾNG ĂN

4.2.1 Tình trạng thiếu máu của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn

4.2.2 Tình trạng thiếu kẽm của trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn

1 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi tại Khoa khám tư vấn dinh dưỡng số 2-Viện Dinh Dưỡng năm 2015.

2 Tình trạng thiếu vi chất của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi tại Khoa khám tư vấn dinh dưỡng số 2-Viện Dinh Dưỡng năm 2015.

Dựa trên kết quả nghiên cứu

STT Các nội dung, công việc thực hiện chủ yếu Mục tiêu Thời gian

1 Viết đề cương Bản đề cương theo đúng quy định 6/2015

2 Thông qua đề cương Được hội đồng thông qua 8/2015

Tập huấn cho nhân viên của Khoa khám tư vấn dinh dưỡng số 2-Viện

Nhân viên biết được mục đích và nội dung của điều tra, thực hành tốt các kỹ thuật của nghiên cứu

Thu thập số liệu Có số liệu của các chỉ số điều tra: thông tin bệnh nhân, loại biếng ăn, các bệnh

5 Giám sát và tư vấn Đảm bảo thu thập thông tin chính xác và đầy đủ 8-12/2015

Nhập số liệu và xử lý số liệu Số liệu chính xác và phân tích các kêt quả theo các mục tiêu nghiên cứu

7 Viết báo cáo Bản báo cáo toàn văn 3/2016

8 Báo cáo tại hội đồng Được hội đồng thông qua 6/2016

STT Các nội dung, công việc thực hiện chủ yếu

Số ngày thực hiện Mức chi Tổng chi

1 Phỏng vấn thử nghiệm mẫu phiếu

3 Tập huấn cho nhân viên của Khoa khám tư vấn dinh dưỡng số 2-Viện

4 Hỗ trợ cho nhân viên lấy số liệu 362 5.000 1.810.000

6 Tiền xét nghiệm Kẽm huyết thanh 362 60.000 27.960.000

7 Quà cho người phỏng vấn 362 10.000 3.620.000

8 Copy tài liệu, mẫu phiếu 400 1.000 400.000

1 Chatoor I (2009), Diagnosis and Treatment of Feeding disorders in Infants,

Toddlers, and Young Children , ZERO TO THREE, Washington, DC, USA, pp 1-3.

2 Carrruth B.R.,Ziegler P.J., Gordan A., and Barr S.I (2004), “Prevalence of Picky Eaters among Infants and Toddlers and Their Caregivers’ Decisions about Offering a New Food”, Journal of the American Dietetic Association, 104(1 suppl), pp 57-64.

3 Abbott Nutrition (2009), Regional Summit on the Identification and

Management of Children with Feeding difficulties, Singapore.

4 Fox C and Joughin A (2001), Childhood-onset eating problems : findings from research, Trowbridge, UK, Cromwell Press Ltd., pp 8-9

5 JIN X., SHI R., and JIN Z (2009), “Epidemiological investigation on the eating problems of children 1 to 6 years in Shanghai, China”, Chinese Journal of Child

6 Sanders M.R., Patel R.K., Le Grice B., and Sheppard R.W (1993), “Children with persistent feeding difficulties An observational analysis of feeding interaction in problem and nonproblem eaters.”, Health Psychology, 12, pp 64-73.

7 Đào Thị Yến Phi (2006), “Đặc điểm tình trạng biếng ăn được gia đình nhận định của trẻ dưới 15 tuổi khám tại trung tâm Dinh dưỡng TPHCM”, Luận văn thạc sỹ nhi khoa, Đại Học Y dược TPHCM.

8 Lê Thị Kim Dung (2013), “Khảo sát tình trạng biếng ăn của trẻ từ 12-36 tháng tuổi tại phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 6/2012 đến

1/2013”, Luận văn thạc sỹ nhi khoa, Đại Học Y dược TPHCM.

9 Trương Tuyết Mai (2013), “Hiệu quả của cốm Upkid giàu kẽm hữu cơ lên tình trạng dinh dưỡng, biếng ăn của trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi”.

10 Black RE, Allen LH, Bhutta ZA, et al (2008), “Maternal and child undernutrition: Global and regional exposures and health consequences”, Lancet

11 Hambidge KM, Hambidge C, Jacobs M, Baum JD (1972), “Low Levels of zinc in Hair, Anorexia, Poor Growth, and Hypogeusia in Children”, Pediatric Res 6: 868-874.

13 Borowitz DS, Grand RJ, Durie PR (1995), “Use of pancreatic enzyme supplements for patients with cystic fibrosis in the context of fibrosing colonopathy Consensus committee”, Journal Pediatric 127: 681-684.

14 Fairburn, C., & Beglin, S (1994), “Assessment of eating disorders: Interview or self- report questionnaire”, International Journal of Eating Disorders, 16, 363–370

15 Micali N & James A (2014), “General practitioners are poor at identifying the eating disorders “, Advances in Eating Disorders: Theory, Research & Practice

16 Association American Psychiatric (1994), “Feeding disorder of infancy or early childhood”, Diagnostic and statistical manual of mental disorders, 4 th edtion,

17 Bryant-Waugh R., Markham L., and Kreipe R.E., Timothy Walsh B (2010),

“Feeding and Eating Disorders in Childhood”, International Journal of Eating

18 Benoit D (2000), “Feeding disorders, failure to thrive, and obesity”, Handbook of Infant Mental Health, Zeanah CH e., Guilford Press New York, pp 339-352

19 Chatoor I (2009), “Feeding disorder of state regulation”, Diagnosis and

Treatment of Feeding disorders in Infants, Toddlers, and Young Children ,

ZERO TO THREE, Washington, DC, USA, pp 7-14.

20 Chatoor I (2009), “Feeding disorder of caregiver-infant reciprocity”, Diagnosis and Treatment of Feeding disorders in Infants, Toddlers, and Young Children ,

ZERO TO THREE, Washington, DC, USA, pp 15-26.

21 Chatoor I (2009), “Infantile anorexia”, Diagnosis and Treatment of Feeding disorders in Infants, Toddlers, and Young Children , ZERO TO THREE,

22 Chatoor I (2009), “Sensory food aversions”, Diagnosis and Treatment of

Feeding disorders in Infants, Toddlers, and Young Children , ZERO TO

THREE, Washington, DC, USA, pp 63-84.

24 Chatoor I (2009), “Feeding disorder associated with a concurrent medical condition”, Di3agnosis and Treatment of Feeding disorders in Infants,

Toddlers, and Young Children , ZERO TO THREE, Washington, DC, USA, pp

25 Kerzner B., (2011), “Current Trends in Identification and Management of Feeding Difficulties in Children”, Third International Summit on the

Identification and Management of Children with Feeding Difficulties (Florida).

26 Kerzner B., Chatoor I (2010), “Identification and Management of Feeding

Difficulties in Children”, Pediatric Nutrition.

27 Lindberg L, Ostberg M, Isacson IM, Dannaeus M (2006), “Feeding disorders related to nutrition”, Acta Paediatrica, 95(4):425-9.

28 Dubois L, Farmer AP, Girard M, Peterson K (2007), “Preschool children’s eating behaviours are related to dietary adequacy and body weight”, European

29 Dubois L, Farmer AP, Girard M, Peterson K, Tatone-Tokuda F (2007),

“Problem eating behaviors related to social factors and body weight in preschool children : a longitudinal study”, International Journal of Behavioral Nutrition

30 Saarilehto S., Lapinleimu H., Keskinen S., Helenius H., Talvia S., and Simell O

(2004), “Growth, energy intake, and meal pattern in five-year-old children considered as poor eaters”, Journal of Pediatrics, 144 (3), pp 363-367.

31 Wright C.M., Parkinson K.N., Shipton D., and Drewett R.F (2007), “How do toddler eating problems relate to their eating behavior, food preferences, and growth?”, Pediatrics, 120 (4), pp 1069-1075.

32 Chatoor I., Surles J., Ganiban J., Beker L.,Pae L.M., and Kerzner B (2004),

“Failure to thrive and cognitive development in toddlers with infantile anorexia”, Pediatrics, 113 (5) : pp 440-447.

33 Chatoor I., Hirsch R.P., Wonderlich S.A., and Crosby A.D (2011), “Validation of a diagnostic classification of feeding disorders in infants and young children”,

Developing an evidence-based classification of eating disorders : Scientific hormones : the regulation of appetite and the anorexia of ageing”, Journal of

Human Nutrition and Dietetics, 25 (1), pp 3-15.

35 Hütter G , Ganepola S., Hofmann W.K (2009), “The hematology of anorexia nervosa”, International Journal of Eating Disorders, 42(4) : pp 293-300.

36 Nguyễn Thanh Danh (2002), “Vai trò của yếu tố vi lượng kẽm trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em”, Luận án Tiến sĩ Y học.

37 Ammaniti M., Lucarelli L., Cimino S., D’Olimpio F., and Chatoor I (2011),

“Feeding Disorders of Infancy : A longitudinal study to middle childhood”,

Internation Journal of Eating Disorders, 45 (2), pp 272-280.

38 WHO – ICD 10 (International Statistical Classification os Diseases and Related Health Problems, tenth revision), F50.0 Anorexia nervosa, F50.1 Atypical anorexia nervosa, F50.5 Vomiting associated with other psychological disturbances, F50.8 Other eating disorders, F50.9 Eating disorder, unspecified.

39 Nguyễn Thị Kim Hưng (2004), “Biếng ăn ở trẻ em”, Tài liệu sinh hoạt Hội Dinh

40 Alexandre R Lucas and Diane M Huse, “Behavioral Disorders Affecting Food

Intake”, Modern Nutrition in Health and Diseases, edition, Lea & Febiger

41 Bùi Thị Hoàng Mai (1999), “Các rối loạn hành vi ăn uống thường gặp ở trẻ em”,

Tài liệu sinh hoạt Hội Dinh Dưỡng TPHCM tháng 11/1999, tr 6-14.

42 Chatoor I (2012), “ The child who rarely shows signs of hunger : Infantile anorexia”, When your child won’t eat or eat too much, iUniverse, Bloomington, pp 40.

43 WHO, Worldwide prevalence of anemia 1993-2005, pp.7.

44 Hà Huy Khôi (1994), “Nghiên cứu phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt

Nam”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 7, số (182), tr.1-3.

45 Hà Huy Khôi, Từ Giấy (1994), “Các bệnh thiếu dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.22-82.

46 Hà Huy Khôi (2004), “Thiếu máu do thiếu sắt”, Những đường biên mới của dinh dưỡng học, Nhà xuất bản Y học, tr.104-207.

48 Prasad AS (1991), Detection of human zinc deficiency and studies in an experimental human model, Am J Clin Nutr, 53 (2), pp 403-412.

49 Nguyễn Xuân Ninh (2006), “Tình trạng vi chất dinh dưỡng và tăng trưởng ở trẻ em Việt Nam”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 2 (1), tr 29-33.

50 Nguyễn Thanh Danh (1999), “Tác dụng của bổ sung kẽm bằng đường uống lên trẻ em chán ăn kéo dài”, Tạp chí Y học thực hành số 8 (370), tr 31-34.

51 Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Thị Lâm (2000),”Thực trạng và giải pháp phòng chống SDD trẻ em”, Một số công trình nghiên cứu về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 44-50.

52 Sant R.P, Sonia R Caruana, Tran Q Phuc, Gerard T Casey and et (2008),

“Anemia, Iron deficiency, Meat consumption, and Hookworm infection in Women of reproductive age in Northwest Vietnam”, American Journal tropical

53 Phạm Thị Thúy Hòa, Nguyễn Lân, Trần Thúy Nga (2000), “So sánh hiệu quả bổ sung viên sắt với axit folic hàng tuần và hàng ngày lên tình trạng thiếu máu của phụ nữ nông thôn trong thời kỳ có thai, Tạp chí Y học dự phòng, tập X, số 4-

54 Nguyễn Thanh Hà (2011), “Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ 6-36 tháng tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”, Luận án tiến sĩ Dinh dưỡng cộng đồng, VDD, Hà Nội, tr 56-74, tr 119-120.

55 Prasad AS, Zinc deficiency, BMJ 2003; 326, pp 409–410.

56 WHO (2011), “WHO Anthro software for assessing growth and development of the world’s children, version 3.2.2”.

57 Huỳnh Thị Duy Hương (2007), “Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh”, Nhi khoa chương trình đại học, tập 2, Nhà xuất bản y học, TP.HCM, tr.253.

59 Hospital Texas Children’s (2010), “Growth and Nutrition Assessment

Guidelines”, Pediatric Nutrition Reference Guide, Houston, pp 6-7.

60 Nguyễn Thị Thu Hậu (2015), “Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em”, Dinh dưỡng học, in lần 2, Nhà xuất bản y học, TP.HCM, tr 236-237.

61 Nguyễn Thị Hoa (2015), “Thừa cân – Béo phì”, Dinh dưỡng học, in lần 2, Nhà xuất bản y học, TP.HCM, tr 271-272.

62 WHO (2001), Iron deficiency anemia: Assessment, prevention and control A guide for programme managers, pp 33-34.

63 Bruno de Benoist, Ian Darnton-Hill, Lena Davidsson, Olivier Fontaine, and Christine Hotz (2007), Conclusions of the Joint WHO/UNICEF/IAEA/IZiNCG Interagency Meeting on Zinc Status Indicators Food and Nutrition Bulletin, vol

PHIẾU ĐIỀU TRA BIẾNG ĂN

Tôi đã được thông tin đầy đủ về nguy cơ có thể có và lợi ích của nghiên cứu này, và đồng ý cho bé tham gia cuộc nghiên cứu.

Họ tên thân nhân : _Ký tên : Quan hệ với bé :

Ngày đến khám: ………/………./ 20…… Lần khám thứ: ………. ( Nếu khám lại : ghi ngày khám lần gần nhất, cân nặng, chiều cao lần gần nhất:… Ngày khám lần trước:………

Cân nặng lần trước (kg):………… Chiều cao lần trước (cm):………)

Họ và tên trẻ: ………Giới: 1.Nam/ 2.Nữ Ngày tháng năm sinh (dương lịch):……… Cân nặng khi sinh (kg):……… Khi sinh, bé được sinh vào tuần thứ:………

Bé là con thứ mấy:…………Khoảng cách với lần sinh trước (năm):………

Họ và tên mẹ (hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ):………. Địa chỉ:………

……….Điện thoại:……… Nghề nghiệp của mẹ: 1.Cán bộ viên chức 2.Nội trợ 3.Nông nghiệp 4.Công nhân 5.Kinh doanh 6.Khác (ghi rõ):

Người chăm sóc trẻ chính ở nhà: 1.Mẹ/bố 2.Ông bà 3.Người giúp việc

Lý do đưa trẻ đến khám:

2 Lý do khác (ghi rõ)………

Nếu chị lo lắng con chị biếng ăn thì con chị có các dấu hiệu sau không? (khoanh

1 hoặc nhiều dấu hiệu mà con chị đang có):

1.Bé ít có biểu hiện đói và không quan tâm đến thức ăn 2.Trong giờ ăn, bé thích chơi hoặc thích nói chuyện hơn là ăn 3.Bé thường ăn một vài miếng, sau đó không chịu ăn nữa 4.Bé cố rời khỏi bàn ăn khi đến giờ ăn 5.Bé không ăn một số món do màu sắc/mùi vị/hình thức bé không thích 6.Bé ăn với số lượng rất ít 7.Bé không ăn nếu món ăn chế biến theo cách mới 8.Bé rất miễn cưỡng khi thử món ăn mới 9.Bé thường bắt đầu ăn rất dễ dàng nhưng sau đó rất khó khăn 10.Bé sợ ăn uống thức ăn từ chai hoặc cốc 11.Bé quấy khóc khi chuẩn bị cho bé ăn 12.Bé chậm lên cân và không có cảm giác đói 13.Bé biểu hiện mệt mỏi và ít cười nói 14.Lúc đói bé có vẻ quan tâm đến thức ăn nhưng có vẻ không thích ăn

Câu 2: Con chị có bất kỳ triệu chứng nào sau đây không? Có Không

1.Bé có khó khăn hoặc đau khi nuốt 2.Bị nôn trớ 3.Bị tiêu chảy 4.Bị táo bón 5.Bị đau bụng 6.Sụt cân 7.Dị ứng thức ăn hoặc không dung nạp (nêu cụ thể, nếu có):………

Câu 3: Để con ăn, chị có: Có Không

Câu 4: Chị có nghĩ rằng nếu chị không kiểm soát việc ăn của con chị, bé sẽ ăn ít hơn số lượng cần ăn?

Câu 5: Chị có sợ là việc cho ăn ít sẽ có hại cho con của chị ?

Câu 6: Chị có thường xuyên gặp khó khăn khi cho con chị ăn?

II Tình trạng dinh dưỡng

III.Các dấu hiệu lâm sàng :

Thời điểm xuất hiện biếng ăn (vào tháng thứ mấy)?

Trẻ biếng ăn đã được bao lâu chưa (mấy tuần)?

Trước khi biếng ăn, bé có biểu hiện gì không?

1.Bình thường 2.Lẫy/bò 3.Mọc răng 4.Bệnh/ốm 5.Viêm lưỡi bản đồ 6.Khác (ghi rõ):……….

A.Viết số vào 1 trong 5 loại Biếng ăn sau đây:

1.Biếng ăn do chuyển dạng thức ăn 1.Có 2.Không

Trẻ từ chối ăn thường xuất hiện vào giai đoạn tập ăn dặm của trẻ, điển hình từ 6 tháng đến 3 tuổi

Trẻ từ chối ăn trong giai đoạn tự ăn một mình

2.Biếng ăn do bệnh lý 1.Có 2.Không

Trẻ ít thấy ngon miệng (ăn ít) hoặc từ chối ăn uống liên quan đến việc đang mắc bệnh hoặc sau mắc bệnh

3 Biếng ăn do sợ ăn 1.Có 2.Không

Trẻ có biểu hiện sợ hãi khi biết sắp phải ăn, trẻ chống lại việc cho ăn bằng cách khóc, co người hoặc từ chối mở miệng

Ngày đăng: 12/07/2016, 13:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Borowitz DS, Grand RJ, Durie PR (1995), “Use of pancreatic enzyme supplements for patients with cystic fibrosis in the context of fibrosing colonopathy. Consensus committee”, Journal Pediatric 127: 681-684 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Use of pancreatic enzyme supplements for patients with cystic fibrosis in the context of fibrosing colonopathy. Consensus committee”, "Journal Pediatric
Tác giả: Borowitz DS, Grand RJ, Durie PR
Năm: 1995
24. Chatoor I. (2009), “Feeding disorder associated with a concurrent medical condition”, Di3agnosis and Treatment of Feeding disorders in Infants, Toddlers, and Young Children , ZERO TO THREE, Washington, DC, USA, pp.103-122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Feeding disorder associated with a concurrent medical condition”, "Di3agnosis and Treatment of Feeding disorders in Infants, Toddlers, and Young Children
Tác giả: Chatoor I
Năm: 2009
25. Kerzner B., (2011), “Current Trends in Identification and Management of Feeding Difficulties in Children”, Third International Summit on the Identification and Management of Children with Feeding Difficulties (Florida) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Current Trends in Identification and Management of Feeding Difficulties in Children”
Tác giả: Kerzner B
Năm: 2011
26. Kerzner B., Chatoor I. (2010), “Identification and Management of Feeding Difficulties in Children”, Pediatric Nutrition Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Identification and Management of Feeding Difficulties in Children”
Tác giả: Kerzner B., Chatoor I
Năm: 2010
27. Lindberg L, Ostberg M, Isacson IM, Dannaeus M (2006), “Feeding disorders related to nutrition”, Acta Paediatrica, 95(4):425-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Feeding disorders related to nutrition”, "Acta Paediatrica
Tác giả: Lindberg L, Ostberg M, Isacson IM, Dannaeus M
Năm: 2006
28. Dubois L, Farmer AP, Girard M, Peterson K. (2007), “Preschool children’s eating behaviours are related to dietary adequacy and body weight”, European Journal of Clinical Nutrition, 61(7):846-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Preschool children’s eating behaviours are related to dietary adequacy and body weight”, "European Journal of Clinical Nutrition
Tác giả: Dubois L, Farmer AP, Girard M, Peterson K
Năm: 2007
29. Dubois L, Farmer AP, Girard M, Peterson K, Tatone-Tokuda F. (2007), “Problem eating behaviors related to social factors and body weight in preschool children : a longitudinal study”, International Journal of Behavioral Nutrition Physical Activity, pp. 4-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Problem eating behaviors related to social factors and body weight in preschool children : a longitudinal study”, "International Journal of Behavioral Nutrition Physical Activity
Tác giả: Dubois L, Farmer AP, Girard M, Peterson K, Tatone-Tokuda F
Năm: 2007
(2004), “Growth, energy intake, and meal pattern in five-year-old children considered as poor eaters”, Journal of Pediatrics, 144 (3), pp. 363-367 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Growth, energy intake, and meal pattern in five-year-old children considered as poor eaters”, "Journal of Pediatrics
31. Wright C.M., Parkinson K.N., Shipton D., and Drewett R.F. (2007), “How do toddler eating problems relate to their eating behavior, food preferences, and growth?”, Pediatrics, 120 (4), pp. 1069-1075 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How do toddler eating problems relate to their eating behavior, food preferences, and growth?”, "Pediatrics
Tác giả: Wright C.M., Parkinson K.N., Shipton D., and Drewett R.F
Năm: 2007
32. Chatoor I., Surles J., Ganiban J., Beker L.,Pae L.M., and Kerzner B. (2004), “Failure to thrive and cognitive development in toddlers with infantile anorexia”, Pediatrics, 113 (5) : pp. 440-447 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Failure to thrive and cognitive development in toddlers with infantile anorexia”, "Pediatrics
Tác giả: Chatoor I., Surles J., Ganiban J., Beker L.,Pae L.M., and Kerzner B
Năm: 2004
33. Chatoor I., Hirsch R.P., Wonderlich S.A., and Crosby A.D. (2011), “Validation of a diagnostic classification of feeding disorders in infants and young children”, Developing an evidence-based classification of eating disorders : Scientific Sách, tạp chí
Tiêu đề: Validation of a diagnostic classification of feeding disorders in infants and young children”
Tác giả: Chatoor I., Hirsch R.P., Wonderlich S.A., and Crosby A.D
Năm: 2011
35. Hütter G ., Ganepola S., Hofmann W.K. (2009), “The hematology of anorexia nervosa”, International Journal of Eating Disorders, 42(4) : pp. 293-300 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The hematology of anorexia nervosa”, "International Journal of Eating Disorders
Tác giả: Hütter G ., Ganepola S., Hofmann W.K
Năm: 2009
36. Nguyễn Thanh Danh (2002), “Vai trò của yếu tố vi lượng kẽm trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em”, Luận án Tiến sĩ Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của yếu tố vi lượng kẽm trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
Tác giả: Nguyễn Thanh Danh
Năm: 2002
37. Ammaniti M., Lucarelli L., Cimino S., D’Olimpio F., and Chatoor I. (2011), “Feeding Disorders of Infancy : A longitudinal study to middle childhood”, Internation Journal of Eating Disorders, 45 (2), pp. 272-280 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Feeding Disorders of Infancy : A longitudinal study to middle childhood”, "Internation Journal of Eating Disorders
Tác giả: Ammaniti M., Lucarelli L., Cimino S., D’Olimpio F., and Chatoor I
Năm: 2011
39. Nguyễn Thị Kim Hưng (2004), “Biếng ăn ở trẻ em”, Tài liệu sinh hoạt Hội Dinh Dưỡng TPHCM tháng 8/1998, tr. 26-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biếng ăn ở trẻ em”, "Tài liệu sinh hoạt Hội Dinh Dưỡng TPHCM tháng 8/1998
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hưng
Năm: 2004
40. Alexandre R. Lucas and Diane M. Huse, “Behavioral Disorders Affecting Food Intake”, Modern Nutrition in Health and Diseases, edition, Lea &amp; Febiger Publisher, pp. 977-983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Behavioral Disorders Affecting Food Intake”, "Modern Nutrition in Health and Diseases
41. Bùi Thị Hoàng Mai (1999), “Các rối loạn hành vi ăn uống thường gặp ở trẻ em”, Tài liệu sinh hoạt Hội Dinh Dưỡng TPHCM tháng 11/1999, tr. 6-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các rối loạn hành vi ăn uống thường gặp ở trẻ em”
Tác giả: Bùi Thị Hoàng Mai
Năm: 1999
42. Chatoor I. (2012), “ The child who rarely shows signs of hunger : Infantile anorexia”, When your child won’t eat or eat too much, iUniverse, Bloomington, pp. 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The child who rarely shows signs of hunger : Infantile anorexia”, "When your child won’t eat or eat too much
Tác giả: Chatoor I
Năm: 2012
44. Hà Huy Khôi (1994), “Nghiên cứu phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 7, số (182), tr.1-3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam”, "Tạp chí Y học Việt Nam
Tác giả: Hà Huy Khôi
Năm: 1994
45. Hà Huy Khôi, Từ Giấy (1994), “Các bệnh thiếu dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.22-82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bệnh thiếu dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam
Tác giả: Hà Huy Khôi, Từ Giấy
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 1994

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w