Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 3.1.1.. Đối với kinh tế Việt Nam Xuất khẩu hàng hoá nằm trong khâu phân phối và lưu thông hàng hoá
Trang 1Tên: Võ Nguyễn Hải Châu
Lớp: 13DTM2
ĐỀ CƯƠNG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN
PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN
1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM
1.1 Xuất khẩu hàng hóa trong xu thế hội nhập toàn cầu
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu
1.1.2.1 Đối với kinh tế Việt Nam
1.1.2.2 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam
1.2 Giới thiệu tổng quan về ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam
1.2.1 Giới thiệu về gỗ và các sản phẩm gỗ
1.2.2 Đặc điểm sản xuất – kinh doanh gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản 1.3.1 Nhân tố bên ngoài
1.3.1.1 Môi trường vĩ mô
1.3.1.1.1 Yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội 1.3.1.1.2 Yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ 1.3.1.1.3 Yếu tố khoa học, công nghệ
1.3.1.1.4 Yếu tố môi trường tự nhiên 1.3.1.2 Môi trường vi mô
1.3.1.2.1 Các đối thủ cạnh tranh 1.3.1.2.2 Khách hàng
1.3.1.2.3 Nhà cung ứng nguyên liệu 1.3.1.2.4 Sản phẩm thay thế
1.3.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp
1.3.2.1 Nguồn nhân lực
Trang 21.3.2.2 Nguồn vốn
1.3.2.3 Công tác Marketing
1.3.2.4 Sản xuất, quản lý
1.3.2.5 Công tác thông tin
2 Chương 2: THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VỀ GỖ VÀ SẢN PHẨM TỪ GỖ
2.1 Tổng quan quan hệ thương mại Việt Nam- Nhật Bản
2.2 Giới thiệu tổng quan về thị trường đồ gỗ Nhật Bản
2.2.1 Tiềm năng của thị trường đồ gỗ Nhật Bản
2.2.2 Quy mô thị trường đồ gỗ Nhật Bản
2.2.3 Các kênh phân phối hàng đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản
2.2.4 Nguồn nhập khẩu đồ gỗ Nhật Bản
2.2.5 Các định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ Nhật Bản
2.2.5.1 Các quy định pháp luật và thủ tục khi nhập khẩu
2.2.5.2 Các quy định pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ
2.2.6 Chính sách thuế quan
2.2.7 Tình hình thị trường đồ gỗ Nhật Bản
2.2.8 Sở thích của người tiêu dùng Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ
2.3 Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Nhật Bản
2.3.1 Cơ hội
2.3.2 Thách thức
3 Chương 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN QUA
3.1 Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
3.1.1 Sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản so với việc xuất sang Mỹ và EU 3.1.2 Kim ngạch và tốc độ phát triển xuất sản phẩm gỗ sang Nhật qua các năm
so với Mỹ và EU
3.1.3 Hình thức xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian qua
3.2 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn- hạn chế, tồn tại, thách thức, triển vọng của ngành gỗ Việt Nam khi xuất sang Nhật Bản
3.2.1 Những Thuận lợi
3.2.2 Những khó khăn- hạn chế
Trang 33.2.3 Những tồn tại
3.2.4 Những thách thức
3.2.5 Triển vọng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong những năm sắp tới
3.2.6 Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ
3.2.6.1 Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương)
3.2.6.2 Đánh giá thực trạng chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
4 Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN
4.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sang thi trường Nhật Bản, hướng phát triển của ngành đồ gỗ xuất khẩu 4.1.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu thị trường Nhật Bản
4.1.2 Phương hướng phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu
4.1.2.1 Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam đến năm 2020
4.1.2.1.1 Phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ 4.1.2.1.2 Định hướng cụ thể về thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ 4.2 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản 4.2.1 Giải pháp đối với Nhà nước
4.2.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý và thực hiện các quy định cam kết song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản
4.2.1.2 Nhà nước cần quy hoạch và xây dựng chiến lược trong thu hút đầu
tư nước ngoài 4.2.1.3 Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn cần thiết với chi phí vốn cạnh tranh
4.2.1.4 Quy hoạch kế hoạch pháp triển nguồn nguyên liệu cho sản phẩm
gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Trang 44.2.1.5 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ đối với thị trường Nhật Bản
4.2.1.6 Giải pháp về khuyến khích hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
4.2.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp
4.2.2.1 Cần nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản và các đặc điểm tiêu dùng của họ
4.2.2.2 Cần có sự định vị chính xác về sản phẩm của doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản
4.2.2.3 Cần tiến hành hoạt động xúc tiến tổng hợp
4.2.2.4 Xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, phương thức kinh doanh linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn
4.2.2.5 Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm
4.2.2.6 Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề
4.2.2.7 Xây dựng văn hóa trong kinh doanh xuất khẩu sang Nhật Bản
Trang 5BÀI LÀM
1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM
1.1 Xuất khẩu hàng hóa trong xu thế hội nhập toàn cầu
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ vượt qua biên giới quốc gia trên cơ
sở dùng tiền tệ làm đơn vị thanh toán tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc đối với cả hai quốc gia xuất khẩu là hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của các quốc gia trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện với nhiều loại hàng hoá khác nhau phạm vi hoạt động xuất khẩu rất rộng cả về không gian và thời gian
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu
1.1.2.1 Đối với kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong khâu phân phối và lưu thông hàng hoá trong quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng giữa nước này với nước khác, vai trò của xuất khẩu được thể hiện qua các điểm sau:
- Xuất khẩu là phương tiện chính tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
- Xuất khẩu tác động tích cực dến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta
1.1.2.2 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Hoạt động xuất khẩu với các công ty có ý nghĩa rất quan trọng thực chất nó là hoạt động bán hàng của các công ty xuất nhập khẩu và thu lợi nhuận từ hoạt động này góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty Lợi nhuận là nguồn bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của công ty, lợi nhuận cao cho phép công ty đẩy mạnh tái đầu tư vào tài sản cố định, tăng nguồn vốn lưu động để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, giúp công ty ngày càng mở rộng và phát triển
Trang 6Xuất khẩu hàng hoá còn có vai trò nâng cao uy tín của công ty trên trường quốc
tế, nó cho phép công ty thiết lập được các mối quan hệ với nhiều bạn hàng ở các nước khác nhau và sẽ rất có lợi cho công ty nếu duy trì tốt mối quan hệ này Để có được điều này công ty phải đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng về giá cả, chất lượng hàng hoá, phương thức giao dịch, thanh toán,
Xuất khẩu ngày nay luôn gắn liền với cạnh tranh do vậy đòi hỏi các công ty phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình thực tế để hoạt động đạt hiệu quả cao Kết quả của hoạt động xuất khẩu sẽ cho phép công ty tự đánh giá được về đường lối chính sách, cách thức thực hiện của mình để có những điều chỉnh phù hợp giúp công ty phát triển đi lên
1.2 Giới thiệu tổng quan về ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam
1.2.1 Giới thiệu về gỗ và các sản phẩm gỗ
Nghề sản xuất và chế biến đồ gỗ đã được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời
ở nước ta Đây là ngành nghề có truyền thống đã hàng tram ngàn năm, gắn liền với nhiều làng nghề, phố nghề, được biểu hiện qua nhiều sản phẩm tinh xảo và hoàn mỹ Những kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất được đút rút, lưu truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác làm cho ngành nghề này ngày càng phong phú, đa dạng
1.2.2 Đặc điểm sản xuất – kinh doanh gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam Thị trường xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn trước năm 1990 là khối các nước Đông Âu, Liên Xô theo những thỏa thuận song phương Sau 1990, thị trường này suy giảm bởi những biến động chính trị Từ sau năm 2000 thị trường xuất khẩu chính lad Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga và nhiều nước ASEAN
Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, còn các nhà đầu tư trong nước thì mạnh dạn mở rộng sản xuất với quy mô lớn, nên hoạt động đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ xuất khẩu đang tăng rất mạnh Hiện nay, cả nước có khoảng 3.900 doanh nghiệp khác nhau chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ, khoảng 95% số doanh nghiệp là sở hữu tư nhân, 5% số doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 10% về số lượng nhưng chiếm 35% về xuất khẩu Có 26 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào chế biến gỗ ở Việt Nam như Đài Loan, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc,… Các doanh nghiệp FDI đều có công nghệ sản xuất hiện đại, chất lượng sản phẩm cao và ổn định Cả nước có 3 cụm công nghiệp chế biến gỗ là: thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương, Bình Định – Tây
Nguyên và Hà Nội – Bắc Ninh Các doanh nghiệp quy mô lớn và FDI có công nghệ và
Trang 7thiết bị chế biến hiện đại Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có điều kiện và vốn đầu
tư để trang bị công nghệ hiện đại Công nhân chế biến gỗ hoạt động tại các doanh nghiệp hiện nay có trên 300.000 người Năng lực chế biến khoảng 15 triệu m3 gỗ tròn/ năm Các nghiên cứu về chế biến gỗ đã hướng vào tiết kiệm nguyên liệu gỗ và nâng cao hiệu quả trong chế biến Ngành chế biến gỗ Việt Nam tăng mạnh không chỉ về số lượng nhà máy, quy mô sản xuất mà còn ở việc đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh trên bình diện quốc tế
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản 1.3.1 Nhân tố bên ngoài
1.3.1.1 Môi trường vĩ mô
1.3.1.1.1 Yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội
Sau gần hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, quan hệ hai nước Việt Nam- Nhật Bản tiếp tục được lãnh đạo hai nước nâng lên thành đối tác chiến lược Bên cạnh đó, ngày 25 tháng 12 năm
2008, hai nước đã chính thức ký “ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản” sẽ càng tạo thêm cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Nhật Bản Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Giá nguyên liệu gỗ đầu vào tiếp tục tăng, lãi suất cho vay của toàn hệ thống ngân hàng đồng loạt tăng, làm tăng chi phí tài chính đối với tất
cả doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản Sự liên tục tụt dốc thảm hại của thị trường chứng khoán- một trong những kênh huy động vốn, giải quyết vốn hiệu quả cho doanh nghiệp; thị trường bất động sản tiếp tục đóng bang Ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật cũng bị ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ, đã lan toả rất nhanh và làm giảm sức tiêu thụ đến sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Trong năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam diễn ra trước bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo Trước tình hình đó, mặc dù thống kê cho thấy kinh tế Việt Nam đã xuất hiện dấu hiệu phục hồi, nhưng năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn chưa mấy được cải thiện
So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm
2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ
Trang 8Việt Nam Mức tăng trưởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mô có được sự ổn định - mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm phát lên tới trên 20% trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Năm 2014 là một năm không thành công đối với nền kinh tế Nhật Bản về thực thi những ý tưởng chính sách đã được đề ra từ những năm trước Việc tăng thuế bán hàng từ 5% lên 8% theo kế hoạch vào ngày 1/4/2014 đã khiến nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái kỹ thuật, với hai Quý (Quý II và Quý III/2014) tăng trưởng âm liên tiếp Niềm tin kinh doanh của các công ty lớn và niềm tin tiêu dùng của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm mạnh Đồng yên suy yếu chưa tạo động lực hỗ trợ xuất khẩu Lạm phát vẫn xa rời mục tiêu 2% Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ công gia tăng, dân số lao động suy giảm, vẫn là những thách thức dài hạn mà chính phủ Nhật Bản đang phải đối mặt để cố gắng hồi sinh nền kinh tế của đất nước
Như vậy, sang năm 2015 này kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Nhật Bản sẽ còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, điều này ít nhiều sẽ gây nhiều cản trở trong việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật
1.3.1.1.2 Yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ
Việt Nam với một nền chính trị ổn định, được bạn bè quốc tế khen ngợi và được xem là điểm đến đầu tư ổn định, an toàn trong khu vực và trên thế giới Đây là một lợi thế to lớn, thuận lợi cho doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm gỗ
Về lĩnh vực quan hệ quốc tế, Việt Nam đã được bầu làm thành viên không thường trực của tổ chức Liên hiệp quốc nhiệm kỳ năm 2008-2009 Đây là trong những thuận lợi, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu hiện đã vươn lên đứng thứ 5 trong nhóm các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản và sẽ là một trong những ngành xuất khẩu trọng điểm trong những năm tới Ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ của nước ta nói chung và đối với việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng luôn được sự quan tâm, khuyến khích từ phía Chính phủ Điều này được thể hiện thông qua các chính sách của Chính phủ dưới đây:
- Chính phủ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ bằng việc bãi bỏ giấy phép nhập khẩu gỗ, hạ mức thuế nhập khẩu gỗ xuống 0%, giảm thuế VAT xuống 5% cho mặt hàng gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên
Trang 9- Quỹ hỗ trợ phát triển, một tổ chức tài chính nhà nước được thành lập nhằm cho vay, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án xuất khẩu trong đó
có các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến mặt hàng gỗ xuất khẩu
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 19/2004/CT-TTg ngày 01/06/2004 đã đặt
ra một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ, và các văn bản của các Bộ, ngành trong việc phát triển cho ngành xuất khẩu gổ Việt Nam
- Chính sách thưởng kim ngạch xuất khẩu
- Hàng gỗ thủ công mỹ nghệ, hàng đồ gỗ cao cấp làm từ nhóm gỗ 1A trở lên, đã được chế biến hoàn chỉnh vẫn được xuất khẩu Sản phẩm này khi xuất khẩu chỉ cần kê khai với Hải quan đầy đủ số lượng, chủng loại, không cần xuất trình nguồn gốc gỗ Việc kiểm tra nguồn gốc gỗ phải được thực hiện tại cơ sở sản xuất (đầu nguyên liệu vào xưởng) Cũng tại Công văn này, Văn phòng Chính phủ chỉ đạo giao Bộ Công thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, rà soát trình Chính phủ điều chỉnh các nội dung chính sách xuất khẩu lâm sản chưa phù hợp để tạo điều kiện quản
lý thông thoáng cho các hoạt động xuất, nhập khẩu gỗ và các lâm sản khác, nhằm khuyến khích sản xuất phát triển mạnh mẽ
- Văn bản số 11270/BTC-CST, ra ngày 23/9/2008 của Bộ Tài chính "Về việc thuế xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu" Theo đó, hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định Cụ thể, mức thuế đối với mặt hàng gỗ ván sàn và một số mặt hàng khác là 10% Việc đánh thuế xuất khẩu 10% ngay sau khi văn bản được ban hành mà không cần có lộ trình cho doanh nghiệp thực hiện đã làm nhiều doanh nghiệp không kịp xoay
sở vì đã chót ký hợp đồng với đối tác ngay từ đầu năm, không thể thương thảo lại được nữa Đây là vấn đề mà Bộ Tài chính nên cân nhắc, xem xét lại
1.3.1.1.3 Yếu tố khoa học, công nghệ
Sau gần hai năm gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ
gỗ Việt Nam sang Nhật Bản càng có nhiều cơ hội để tiếp cận nhiều công nghệ mới Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản chỉ phát triển nhanh từ mốc thời điểm từ năm 2004 trở lại đây nên máy móc sản xuất chế biến gỗ tương đối được đầu tư mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
Theo kết quả thống kê từ việc thu thập số liệu thực tế ở 141 doanh nghiệp (90 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và 51 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài) Kết quả phân tích cho thấy tổng cộng có 90 doanh nghiêp có máy móc hiện
Trang 10đại (chiếm 63.8%), 26 doanh nghiệp có máy móc ở mức độ trung bình (chiếm
18.4%) và 25 doanh nghiệp máy móc còn lạc hậu (chiếm 17.7%)
Nhìn chung, trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Hàn Quốc …và các doanh nghiệp trong nước có tên tuổi và đã khẳng định mình ở thị trường trong nước và quốc tế như: Công ty Khải
Vy, Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, công ty Savimex, Tập đoàn Tiến
Timper…, còn lại đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác có tốc độ đổi mới máy móc, công nghệ và trang thiết bị cho sản xuất diễn ra chậm, đầu tư máy móc chưa đồng đều, mức đầu tư còn thấp, đầu tư chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt
mà chỉ đầu tư theo đơn hàng
Sự hạn chế và yếu kém về công nghệ sản xuất do thiếu vốn để đầu tư đổi mới máy móc ít nhiều cũng làm khó khăn trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng và có
độ bền cao, làm hạn chế khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của
Trung Quốc, Đài Loan
Theo kết quả khảo sát và đánh giá của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện tại các doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều cho công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Tuy nhiên, công nghiệp chế biến gỗ hiện tại được đánh giá là lĩnh vực kỹ thuật tương đối đơn giản, chưa đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao… Thực tế có ít doanh nghiệp nghiên cứu cải tiến công nghệ thiết bị để cải thiện chất lượng dây chuyền sản xuất, đồng thời góp phần giảm chi phí đầu tư thiết bị nhằm nâng cao khả năng cạnh trạnh
Đến nay, rất ít kết quả nghiên cứu khoa học của các đơn vị nghiên cứu, đào tạo được áp dụng vào thực tế sản xuất do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chưa theo kịp hoặc chưa đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất
1.3.1.1.4 Yếu tố môi trường tự nhiên
Việt Nam ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, thích hợp cho việc trồng và phát triển rừng nguyên liệu gỗ cho sản xuất Trong những năm qua, mặc dù các ngành, các cấp
đã có nhiều nỗ lực trong việc trồng rừng, đã thực hiện chương trình “5 triệu hecta rừng trồng”, và bảo vệ rừng nên diện tích rừng trồng ngày càng được gia tăng, diện tích rừng bị chặt phá, bị cháy đã giảm dần qua các năm Tuy nhiên, sản lượng gỗ
khai thác vẫn chưa đủ đáp ứng cho sản xuất và vẫn phải tiếp tục nhập khẩu
Diện tích rừng trồng tập trung năm 2014 ước tính đạt 226,1 nghìn ha, tăng 6,1%
so với năm 2013 Tỷ lệ vốn rừng trên đầu người của ta còn thấp: 0,12 ha/người so với của thế giới là 0,97 ha/người Sản lượng gỗ khai thác liên tục tăng từ năm 2004 đến nay; năm 2014 đạt 6,456 triệu m3, cao gấp trên 2,3 lần năm 1995, tăng bình quân hơn