1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Một số mô hình hoạt động đội hay

26 4,6K 120

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 208 KB

Nội dung

Hình thành và bồi dìng lòng yêu thích văn học cho các thành viên tham gia CLB.. Tõđã gãp phần gióp các thành viên phát huy năng khiếu văn học của bản thân và củng cècác néi dung h

Trang 1

Một số mô hình hoạt động đội TNTP Hồ Chí Minh

1 ĐỌC VÀ LÀM THEO BÁO ĐỘI.

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc, học và làm theo báo Đội giúp các em củng cố thêm kiến thức qua các bàitoán đố vui

- Tạo sân chơi trí tuệ, giúp các em đến gần với tờ báo, báo trở thành người bạnđồng hành với thiếu nhi

- Giúp các em học tập và noi theo gương những người tốt, việc tốt, giúp các emtìm bạn bốn phương,

- Giúp các em củng cố thêm kỹ năng nói, kỹ năng đọc ( đặc biệt là các em họcsinh lớp 1)

- Giúp các em khi viết văn câu từ hoàn chỉnh hơn, nội dung phong phú hơn, linhhoạt sáng tạo hơn

- Kích thích khả năng ứng xử của học sinh, rèn luyện tư duy sáng tạo, linh hoạt

- Giáo dục tư tưởng lành mạnh, tình cảm tốt đẹp cho các em, phát triển tinh thầnđoàn kết trong phong trào chung

- Tạo ra bầu không khí vui tươi, thoải mái, sinh động khi bước vào buổi học giúpcác em tiếp thu nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn

II.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TRONG GIỜ BÁO ĐỘI:

- Giờ đọc báo Đội có thể được tiến hành như sau:

1 Bước chuẩn bị:

- Chuẩn bị thật tốt, nghiên cứu tốt nội dung các chuyên mục trong từng bài Mộtsố phương tiện cần thiết để phục vụ cho giờ đọc báo

- Chuẩn bị trang phục ( nếu có) để đóng vào vai của câu chuyện, chuẩn bị phầnthưởng

- Ngoài ra người tổ chức dự kiến thời gian dành cho những trò chơi, các bạn thamgia trò chơi, những bạn làm trọng tài

2 Bước tiến hành:

- Người tổ chức đọc lần lượt từng trang báo giúp các bạn nắm vững cốt truyện,từng tên bài, tác giả của câu chuyện hay bài thơ nào đó

- Chọn một số các bạn đọc lại hay kể lại

- Hướng dẫn các bạn cùng đọc, cùng theo dõi, cùng giải một số các bài toán đố,câu đố vui

- Trong khi đọc hay chơi trò chơi người tổ chức cần phải theo dõi uốn nắn, độngviên kịp thời

3 Bước đánh giá các hoạt động trong giờ đọc báo Đội:

Trang 2

- Nhận xét cách đọc, cách đóng vai, cách đọc đối thoại,…

- Giáo viên nhận xét đánh giá chung, trao phần thưởng cho các bạn tham gia ( nếu có)

4 Các yêu cầu sư phạm:

- Cho học sinh đóng vai hay cùng làm thơ – phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh

- Khuyến khích các em tham gia, đặc biệt chú ý đến những học sinh nhút nhát

- Đánh giá công bằng mang tính động viên học sinh

2 CÂU LẠC BỘ BẠN GÁI

I MỤC ĐÍCH:

Giúp các em học sinh hiểu các kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản vị thành niên;quyền trẻ em, phòng chống HIV/AIDS; những khúc mắc về tuổi dậy thì, thay đổi tâmsinh lý lứa tuổi, giới tính…

II PHẠM VI ÁP DUNG:

Cả 4 khối 6,7,8,9 ( đặc biệt học sinh nữ khối 8, 9)

III ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: Học sinh nữ

IV CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

- Sinh hoạt theo chủ đề

Đối với chi hội: 1 buổi/tháng

Đối với liên đội: 1 buổi/quý

- Nội dung hoạt động:

+ Trao đổi theo nhóm

+ Hái hoa dân chủ, sân khấu hóa

+ Tổ chức xem phim

+ Tổ chức tham quan, du lịch…

+ Tổ chức trao đổi tọa đàm giữa khách mời ( là các nhà tâm lý, các giáo sư, bác sĩvề vấn đề giới tính…)

3 THI VIẾT GƯƠNG “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Giáo dục thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, thi đua làm “ Nghìn việc tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ

- Rèn luyện kỹ năng viết văn cho thiếu nhi, nhân rộng các gương điển hình trongmọi lĩnh vực của đời sống xã hội

II CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

1 Xây dựng kế hoạch, thể lệ cuộc thi:

Gồm các nội đung sau:

- Chủ đề: Gương người tốt việc tốt.

- Nội dung: Phản ánh những tấm gương thiếu nhi hiếu thảo với ông bà, cha mẹ,

kính trọng thầy cô giáo, biết vượt khó vươn lên; giúp bạn đến trường, dũng cảm cứu

Trang 3

bạn, nhặt được của rơi trả lại người mất, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, bảovệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an toàn giao thông; những tấmgương cán bộ Bội chăm ngoan, năng động, có nhiều sáng kiến

- Hình thức: Thi viết, phản ánh trung thực, chính xác, cách viết truyền cảm, hấp

dẫn, có tính triết lý thú, xúc động; văn phong giản dị, dễ hiểu

2 Tổ chức phát động và triển khai cuộc thi tới các liên chi đội, vận động các emthiếu nhi tích cực tham gia

3 Hướng dẫn cho thiếu nhi tham gia cuộc thi:

Gồm các bước:

- Phương pháp khai thác tài liệu:

+ Khai thác trực tiếp: Phỏng vấn nhân vật

+ Khai thác gián tiếp: Thông qua bạn bè, thầy cô, cha mẹ và những người xungquanh

+ Quan sát qua thực tế

- Xử lý tài liều:

+ Xác định chủ đề bài viết

+ Chọn lọc chi tiết

+ Kiểm tra lại thông tin nếu còn nghi ngờ

+ Viết bài

- Kết cấu của bài viết:

+ Đầu đề (tên bài): Nêu khái quát sự kiện, nhân vật; thể hiện được chủ đề hoặctóm tắt cốt lõi của câu chuyện; cô đúc, ngắn gọn, có hình ảnh, hợp với bài

+ Mở bài: Đi thẳng vào chuyện, đưa ra một hình ảnh, một chi tiết hay để hấp dẫnngười đọc Nên để nhân vật chính xuất hiện ngay từ đầu

+ Thân bài: Kể lại sự kiện bằng chi tiết cụ thể một hành động hay, một chi tiết cóý nghĩa hoặc lời nhận xét của người khác, một hình ảnh dẹp (tránh dùng lời bình luậncủa tác giả); bối cảnh nảy sinh sự kiện, miêu tả nhân vật

+ Kết luận: Nêu vấn đề để người đọc tiếp tục suy nghĩ hoặc chốt lại vấn đề, có thểtrích dẫn một câu nói hoặc đưa ra một nhận xét

- Một số lưu ý khi viết:

+ Luôn lấy người tốt, việc tốt làm nhân vật trung tâm

+ Bút pháp: Thuật, tả, đôi thoại

+ Tránh chi tiêt thừa, không có mục dích rõ ràng, sai sự thật, tản mạn, công thức,cầu kỳ khó hiểu về từ ngữ

4 Thường xuyên tuyên truyền gương người tốt việc tốt trên cơ sở các bài dự thigửi về thông qua các buổi sinh hoạt, đội tuyên truyền măng non, phát thanh măng non,bảng tin hoạt động Đội, trên các phương tiện thông tin đại chúng

5 Ban Giám khảo tiến hành chấm thi, phân loại các bài viết đạt chất lượng cao đểbiên tập và xây dựng tập san “Người tốt việc tốt”

Trang 4

6 Tổng kết, công bố và trao giải thưởng cho các bài dự thi đạt giải.

4 HỘI CHỢ TUỔI THƠ

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU:

- Phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy cho thiếu nhi; giúp các em bước đầulàm quen với việc trao đổi, chia sẻ, mua bán hàng hóa trong thời kỳ hội nhập kinh tế

- Tạo sân chơi bổ ích, giao lưu lành mạnh cho thiếu nhi, giúp các em tham giatích cực và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể; cùng nhau đoàn kết bảo vệ môitrường

II CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

1 Công tác chuẩn bị:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức hội chợ, tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trườngthành lập Ban Tổ chức và triển khai kế hoạch rộng rãi tới các chi đội và đội viên

- Phát động trong toàn đội viên làm các sản phẩm thủ công tái chế từ các phế liệuđã qua sử dụng Bằng năng khiếu và sự sáng tạo của mình, các em tự làm các sản phẩmphục vụ cho đời sống, đồ dùng học tập, đồ chơi

- Sưu tầm các sách, báo, chuyện cũ nhưng vẫn còn giá trị sử dụng

- Chuẩn bị các dụng cụ đựng lều làm gian hàng (mỗi chi đội chuẩn bị một gianhàng trưng bày và trao đổi đồ dùng)

2 Tiến hành hoạt động:

- Mỗi lớp tiến hành dựng một gian hàng, trang trí bàn ghế thật đẹp và ấn tượng

- Trưng bày các sản phẩm, đồ dùng tái chế, sách báo, truyện cũ mà lớp mình đãlàm và sưu tầm được trong gian hàng của lớp mình Giá các sản phẩm này được niêmyết và do Ban Tổ chức quyết định (tối thiểu là 500 đồng và tối đa là 3.000 đồng) Mỗigian hàng cử 3 đội viên trực tiếp giới thiệu và bán hàng

- Sau khi các gian hàng đã hoàn tất việc trưng bày, Ban Tổ chức phát lệnh khaimạc hội chợ

- Ban Tổ chức bán phiếu mua hàng cho các đội viên với mệnh giá từ 500 đến3.000 đồng

- Các chi đội và đội viên trong toàn liên đội tiến hành đi tham quan các gian hàng,trao đổi, mua bán hàng hoá

- Hội chợ được tổ chức một buổi sáng hoặc một buổi chiều, lồng ghép các tròchơi dân gian dể hội chợ thêm phong phú và hấp dẫn

- Ban Tổ chức chọn ra một số sản phẩm tiêu biểu của các chi đội có chất lượng vàmẫu mã đẹp dể tiến hành cho toàn liên đội đấu giá sản phẩm đó

- Tất cả số tiền thu được từ hội chợ được góp vào quỹ Vòng tay bè bạn để giúp đỡthiếu nhi vượt khó học giỏi

- Kết thúc hội chợ có tổng kết, động viên khen thưởng các tập thể và cá nhân cóđóng góp tích cực vào hoạt động

Trang 5

5 SÂN KHẤU HÓA GIỜ CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Thông qua hoạt động nhằm giáo dục truyền thống cho thiếu nhi, mở rộng vốnkiến thức và hiểu biết cho các em thông qua các chủ đề của từng tuần; tạo điều kiện đểcác em nói lên tiếng nói của mình về các vấn đề có liên quan đến trẻ em

- Tạo sân chơi bổ ích, giao lưu lành mạnh để các em thể hiện tài năng, năng khiếucủa mình, giúp các em tham gia tích cực và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể,góp phần tránh xa các tệ nạn xã hội

II CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

1 Công tác chuẩn bị:

- Ngay từ đầu năm học, Tổng phụ trách xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động sauđó triển khai rộng rãi trong toàn liên đội

- Tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường triển khai trong Hội đồng sư phạm đểtạo sự thống nhất và phân công trách nhiệm cho các giáo viên chủ nhiệm và các bộ phậncó liên quan

- Xây dựng các chủ đề cụ thể cho từng tuần: Kính yêu ông bà, Chăm học chămlàm, Phòng chống ma tuý, An toàn giao thông, An toàn vệ sinh thực phẩm, Quyền trẻ

em, Tình thầy trò, Uống nước nhớ nguồn, Tháng 5 nhớ Bác

- Định hướng cho các chi đội đăng ký tham với nhiều hình thức phong phú như:Hát múa, ca cảnh, tiểu phẩm, kể chuyện, hóa trang

- Phân công các chi đội phụ trách giờ chào cờ cụ thể theo từng tuần

2 Tiến hành hoạt động:

- Ngày đầu tuần, các chi đội tập trung xuống sân trường để tham dự lễ chào cờcủa liên đội Các chi đội xếp đội hình chi đội hàng dọc theo vị trí quy định của liên đội

- Tổ chức lễ chào cờ theo Nghi thức Đội

- Sau phần nghi lễ chào cờ, Tổng phụ trách hoặc liên đội trưởng đánh giá hoạtđộng tuần trước của liên đội và triển khai hoạt động của tuần tiếp theo (thời gian khôngquá 10 phút)

- Sau phần đánh giá và triển khai hoạt động của liên đội là hoạt động biểu diễncủa một chi đội theo kế hoạch và chủ đề đã được phân công (thời gian dành cho mỗi chiđội biểu diễn là 15 phút)

- Kết thúc phần biểu diễn của các lớp là công tác thi đua khen thưởng (nếu có).Chú ý: Tổng phụ trách phải thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm cáclớp để đôn đốc, hướng dẫn và định hướng nội dung cho các em tập luyện và biểu diễn

6 HỘP THƯ “ ĐIỀU EM MUỐN NÓI”

Dành cho Liên đội Tiểu học

Trang 6

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Thông qua hoạt động, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh tới nhà trường,thầy cô và bạn bè

- Tạo cơ hội cho học sinh được bày tỏ suy nghĩ của bản thân, giúp các em thêmmạnh dạn, tự tin

II CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

1 Công tác chuẩn bị

- Xây dựng bảng với nội dung “Ý kiến của em cũng quan trọng” và hộp thư “Điều

em muốn nói”;

- Gắn bảng và hộp thư ở vị trí đẹp, thuận tiện, dễ quan sát

- In phiếu “Điều em muốn nói” theo từng khối: Khối 2: phiếu màu xanh, khối 3:phiếu màu vàng, khối 4: phiếu màu đỏ, khối 5: phiếu màu vàng Phát phiếu cho các lớptheo các chủ điểm

Ví dụ: Tháng 9: chủ điểm “Mùa thu – Khai trường”; tháng 10 + 11: chủ điểm “Mẹvà cô”; tháng 1 + 2: chủ điểm “Mừng Đảng – Mừng Xuân”; tháng 4 + 5: chủ điểm

“Mùa hè – Mùa thi”…

2 Tiến hành hoạt động

- Hàng tháng, lựa chọn phiếu tiêu biểu, trình bày trên bảng “Ý kiến của em cũngquan trọng” Mỗi tuần thay một lá phiếu khác chưa được trưng bày

- Tại hộp thư “Điều em muốn nói”: hàng tuần, trực tiếp Ban giám hiệu và TPT Độimở hộp thư, đọc thư và giải quyết thỏa đáng mọi ý kiến của các em

- Những thư và phiếu mang vấn đề rõ ràng, tiêu biểu được đọc và trả lời trước toàntrường vào giờ chào cờ

- Những lá thư thầm kín được chia sẻ, giải quyết riêng giữa ban giám hiệu, TPTđội và học sinh

7 PHÂN LOẠI RÁC THÔNG MINH

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh chung giữ gìn vệ sinh khuôn viên trường và lớp học

- Giúp cho học sinh biết cách phân loại rác

- Bảo vệ môi trường

- Tạo nguồn kinh phí khen thưởng các em học sinh có thành tích cao trong học tập,các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn

II CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

- Đề xuất với nhà trường đóng mới các thùng rác, Mỗi lớp được bàn giao 2 thùngrác trong đó 1 thùng chứa rác dễ phân hủy và 1 thùng chứa rác khó phân hủy

+ Trên vỏ thùng rác dễ phân hủy có dán hình ảnh các loại rác dễ phân hủy như:giấy, lá cây, vỏ hộp xôi…

Trang 7

+ Trên vỏ thùng rác khó phân hủy có hình dán hình ảnh rác khó phân hủy như: túinilon, vỏ chai, vỏ lon, bút hỏng

Các lớp được hướng dẫn cách phân loại rác và ký cam kết phân loại rác đúng, triểnkhai như một trong những nội dung thi đua của Đội

- Hàng tuần các em học sinh sẽ thu gom và bán giấy vụn, đồ tái chế được bán lấykinh phí cho vào quỹ chung của Liên đội Đến cuối năm học sẽ tổng kết số tiềntiết kiệm được và giành để trao thưởng cho các em học sinh đạt thành tích caotrong học tập, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Chi đội trưởng xuất sắc

8.Tên mô hình: Sản phẩm em yêu

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

a Mục đích:

- Phục vụ cho việc học tập và vui chơi của học sinh

- Phục vụ cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp của thầy và trò

b Yêu cầu:

- Là những sản phẩm trưng bày trong các góc học tập của mỗi lớp

- Là những sản phẩm do thầy cô, học sinh và phụ huynh của lớp sưu tầm, tự làmvà đem đến đóng góp

- Việc trưng bày, trang trí mỗi góc học tập được thầy cô học sinh và phụ huynhcùng làm

II CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TRONG GIỜ BÁO ĐỘI:

1 Giáo viên nghiên cứu tài liệu, sách hướng dẫn theo mô hình trường học kiểumới

2 Họp HĐTQ lớp, tư vấn cho HĐTQ lớplập kế hoạch xây dựng các góc học tập cholớp mình

3 Lập kế hoạch hoàn chỉnh về tên và nội dung các góc học tập

4 Họp bàn với phụ huynh học sinh và học sinh (HĐTQ lớp) để tuyên truyền, xã hộihóa và phân công nhiệm vụ

5 Huy động nguồn nhân lực (giáo viên, học sinhh và phụ huynh), vật lực (kinh phíxin từ dự án, kinh phí xã hội hóa, sản phẩm tự làm của thầy cô, HS và phụhuynh)

6 Hoàn thiện góc học tập theo kế hoạch

7 Giới thiệu sản phẩm

9.CÂU LẠC BỘ EM YÊU VĂN HỌC III MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

Trang 8

Hình thành và bồi dìng lòng yêu thích văn học cho các thành viên tham gia CLB Tõ

đã gãp phần gióp các thành viên phát huy năng khiếu văn học của bản thân và củng cècác néi dung học Ngữ Văn trong nhà trờng

- Thông qua các buổi sinh hoạt CLB và các buổi giao lu các thành viên cã thể rèn kỹnăng hoạt đéng tập thể, làm việc theo nhãm…

2 Yêu cầu

- Các thành viên tham gia CLB phải tuyệt đèi chấp hành tèt các néi quy của nhà trờng,của Liên Đéi đã đề ra

- Tham gia sinh hoạt thờng xuyên, nếu vắng mặt phải cã lý do chính đáng

- Nhiệt tình, tích cùc tham gia các hoạt đéng và thùc hiện các kế hoạch hoạt đéngcủa CLB

IV CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:

Thời gian Nội dung hoạt động Ghi chú

Tháng 9 Gửi th mời đến các lớp, triệu tập thành viên cũ và

lấy thành viên mới tham gia CLBTháng 10 các thành viên họp bầu ban chủ nhiệm CLB và đề

ra kế hoạch hoạt động của CLB trong năm học

Tháng 12

- Toạ đàm về các tác phẩm văn học trong nhà ờng viết về ngời lính, về chiến tranh

tr giao lu với Hội cựu quân nhân địa phơng, hớng tới kỷ niệm ngày thành lập QĐND 22/12

Tháng 1 - Trao đổi kinh nghiệm “ Để học tốt môn văn ” và

kỹ năng ôn tập chuẩn bị thi học kỳ I

- Tổng kết các hoạt động của CLB trong năm học

- Kinh phí hoạt động của CLB một phần do nhà trờng hỗ trợ, các thành viên đóng gópquỹ sinh hoạt khI cần

- Tuỳ theo tình hình hoạt động và sự chỉ đạo của nhà trờng, kế hoạch hoạt động của CLB

có thể thay đổi Ban chủ nhiệm sẽ thông báo trên bảng tin nhà trờng hoặc liên lạc trựctiếp với các thành viên trong CLB./

10 Tờn mụ hỡnh: Nuụi heo đất

Trang 9

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

Yên Lạc là huyện thuần nông, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhiềugia đình phải đi làm ăn xa, để lại các em nhỏ cho ông bà, thậm chí là anh em ở nhà nuôinhau; bữa no bữa đói, chưa nói gì đến ăn ngon mặc đẹp…, nhiều gia đình hộ nghèo, cậnnghèo, mồ côi, con gia đình chính sách, học sinh tàn tật nhưng luôn có khát khao muốnvượt qua số phận, vượt lên chính mình

Mô hình nuôi heo đất là một hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, tình ngườicao cả, nhằm động viên các bạn vượt qua khó khăn vươn lên trong học tập Qua đó thuhút đông đảo thiếu nhi đến với tổ chức Đội, nâng cao vai trò công tác Đội trong trườnghọc

II ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

- 100% học sinh và giáo viên- công nhân viên của nhà trường- Phụ huynh họcsinh

III CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- TPT xây dựng kế hoạch báo cáo chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, xin ý kiếnHội phụ huynh học sinh

- Phát động tới giáo viên, công nhân viên, học sinh trong nhà trường, phụhuynh học sinh

- Mỗi lớp mua một con Lợn nhựa để trong tủ cuối lớp

- Hàng ngày vào đầu giờ buổi sáng; dưới sự hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệmlớp, lớp trưởng các em cho “Heo ăn”: từ 500 đồng trở lên

- Các bạn theo dõi ghi tên và biểu dương những bạn tiêu biểu trước lớp, cũngnhư trước trường vào tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần để động viên, khích lệ tinh thầnhọc sinh

- Tổng kết theo kỳ Ví dụ hết kỳ I, Tổng phụ trách đội sẽ đến từng lớp đập heovà vào sổ số tiền thu được, Báo cáo với BGH, lên danh sách học sinh nhận quà, chọn

một ngày Lễ, ngày kỷ niệm tổ chức Chương trình "Thắp sáng ước mơ" và trao quà cho

các bạn học sinh nghèo vượt khó

11 Tên mô hình: Giờ Yên Lạc đọc sách

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

Ngày nay đa số các bạn trẻ đang từng ngày, từng giờ, mọi lúc, mọi nơi toàn tâm,toàn ý dành thời gian để đọc sách Song vẫn còn một số người còn ham chơi, chưa nhậnthức đầy đủ ý nghĩa to lớn của việc học và đọc sách Nhằm phát huy tính tích cực, hamhọc và khơi dậy truyền thống văn hóa đọc sách, qua đó khuyến khích tuổi trẻ ham đọcsách, góp phần giúp ĐVTN, TNNĐ học tập tốt hơn và giữ gìn, bảo vệ sách, xây dựng tủsách cá nhân, thư viện nhà trường ngày càng phong phú thiết thực

Trang 10

100% các cơ sở Đoàn, Đội đồng loạt tổ chức từ 7h đến 8h tiết sinh hoạt dưới cờcủa 1 tuần tháng 3, với nội dung thiết thực, phù hợp với từng lứa tuổi thanh thiếu nhi, cóý nghĩa tuyên truyền, giáo dục sâu sắc.

II ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

100% đoàn viên, thanh thiếu nhi trong huyện

III CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

- Hàng năm BTV huyện Đoàn chọn chủ đề đọc sách phù hợp, mang tính giáo dụcsâu sắc, xây dựng kế hoạch giờ Yên Lạc đọc sách đồng loạt trong toàn huyện vào Tháng3

- Các cơ sở Đoàn, Đội dựa trên kế hoạch của BTV huyện Đoàn báo cáo với lãnhđơn vị, xây dựng chương trình tổ chức đạt kết quả cao

- BTV huyện Đoàn tuyên truyền sâu rộng trên hệ thống loa truyền thanh, đàibáo Phân công cán bộ đi dự và thăm nắm các đợt vị tổ chức hoạt động

- Kết quả tổ chức giờ Yên Lạc đọc sách là một tiêu chí đánh giá kết quả công tácnăm, bình xét thi đua khen thưởng

12 Mô hình: TRƯỜNG EM XANH- SẠCH - ĐẸP

I MỤC ĐÍCH:

- Nhằm nâng cao nhận thức của thiếu nhi trong việc giữ gìn môi trường, hiểu biếtvề những tác động nguy hại của việc ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người.Từ đó tích cực tham gia những hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm bảo vệ môi trườngnhất là trong trường học

- Để tạo ra những thói quen, những hành vi ứng xử tốt đối với môi trường, tham giachương trình xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực” của mỗi đội viên,nhi đồng

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1 Thành lập ban chỉ đạo

a Nhà Trường:

- Hiệu trưởng làm trưởng ban, chỉ đạo chung

- Bí thư chi đoàn: Phó ban, chỉ đạo đoàn viên giáo viên thực hiện các kế hoạch đềra

- Giáo viên - Tổng phụ trách: Phó ban, chịu trách nhiệm lên kế hoạch phân công cụthể từng lớp, theo dõi đánh giá thi đua

- Tổ trưởng các tổ bộ môn làm ủy viên - có trách nhiệm phổ biến kế hoạch chotừng thành giáo viên trong tổ

b Liên đội:

- Thành lập đội sao đỏ: gồm từ 4 đến 6 em học sinh có trách nhiệm theo dõi, giám

sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các lớp trong tuần, tháng

Trang 11

- Liên đội phó thi đua cùng với ủy viên, phụ trách lao động - kỷ luật có trách nhiệmtruyền đạt những thông tin, công việc mà tổng phụ trách đề ra trong tuần cho BCH cácchi đội và phụ trách Sao.

2 Xây dựng chỉ tiêu thi đua của liên đội:

BCH liên đội cùng với ban chấp hành Chi đoàn bàn bạc phối hợp với Ban giámhiệu đưa ra những biện pháp, chỉ tiêu thực hiện về cho từng khối, từng lớp coi đây là chỉtiêu đánh giá xếp loại thi đua của từng lớp, từng khối trong từng giai đoạn

3 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền:

- Đội tuyên truyền măng non, Đội phát thanh măng non, Bảng tin liên đội thườngxuyên tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường thông qua tiểu phẩm vui, những bàiviết về gương tốt, đọc thơ hoặc hát bài hát về chủ đề môi trường…

- Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua những giờ học trên lớp cũng nhưnhững buổi sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao

- Tổ chức cho các em tham gia đi cổ động về vệ sinh môi trường

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, học tập tuyên truyền các văn bản chỉ đạo củaHội đồng Đội huyện về những kỹ năng bảo vệ môi trường cho BCH các chi đội, phụtrách Sao

4 Tổ chức các hoạt động hổ trợ cho phong trào:

- Thường xuyên tổ chức lao động don vệ sinh quanh trường và “Đoạn đường emchăm”

- Hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh”

- Phân chia “Đọan đường em chăm “hoặc “Vườn cây em chăm” cho các chi đội

- Các đội viên và các phụ trách Sao hướng dẫn cho các em nhi đồng cùng tham gialao động

- Tổ chức tham quan, các công viên cây xanh, các vườn cam, trang trại

- Thành lập câu lạc bộ mỹ thuật - âm nhạc qua đó tổ chức các hội thi cải thiện vấnđề môi trường như: Thi vẽ tranh về môi trường, về ngôi trường mơ ước của em, Hạtmưa xanh…

- Tổ chức cho các chi đội đăng ký công trình măng non “ Xanh hóa lớp học” vàcam kết thực hiện tốt phong trào “Ăn sạch, uống sạch ,ở sạch và chơi sạch”

- Các lớp học và phòng làm việc được trang trí đẹp, có góc thiên nhiên, có chậu câycảnh và cây xanh treo tường được bố trí thích hợp

Trang 12

5 Sơ kết, tổng kết và tuyên dương khen thưởng:

- Cuối tuần, đội Sao đỏ tổng hợp thi đua của các lớp trong tuần và báo cáo nhữnghoạt động đã làm được, những công việc chưa hoàn thành và đưa ra những kiến nghị đểTổng phụ trách cùng các thành viên trong đội tìm ra hướng giải quyết thích hợp

- Tổng phụ trách cùng với liên đội phó thi đua có trách nhiệm sơ kết thi đua, tuyêndương các lớp thực hiện tốt, phê bình nhắc nhở các lớp chưa hoàn thành công việc trongtuần

- Vào giờ chào cờ đầu tuần, Tổng phụ trách nhận xét, tuyên dương các lớp thựchiện tốt, phê bình nhắc nhở các lớp thực hiện chưa tốt cần nổ lực hơn

- Cuối tháng, cuối học kỳ nhà trường cùng với liên đội tổ chức tuyên dương khenthưởng những cá nhân, tập thể chi đội có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ nhàtrường xanh - sạch - đẹp

13 Mô hình: CÂU LẠC BỘ BẠN GÁI

I MỤC ĐÍCH :

- Giúp các em học sinh hiểu các kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản vị thànhniên; quyền trẻ em, phòng chống HIV/AIDS; những khúc mắc về tuổi dậy thì, thay đổitâm sinh lý lứa tuổi, giới tính…

II PHẠM VI ÁP DỤNG:

- Cả 4 khối 6, 7, 8, 9 ( đặc biệt là học sinh nữ khối 8, 9)

III ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG : Học sinh nữ

IV CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

- Sinh hoạt theo chủ đề.

Đối với chi đội : 1 buổi/ tháng.

Đối với liên đội : 1 buổi/ quý

- Nội dung hoạt động :

+ Trao đổi theo nhóm

+ Hái hoa dân chủ, sân khấu hóa

+ Tổ chức xem phim

+ Tổ chức tham quan, du lịch…

+ Tổ chức trao đổi tọa đàm giữa khách mời (Là các nhà tâm lý, các giáo sư, bácsỹ về vấn đề giới tính

14.Mô hình: TỔ CHỨC NGÀY HỘI

“ THẮP SÁNG ƯỚC MƠ THIẾU NHI VIỆT NAM”

I MỤC ĐÍCH :

Trang 13

- Tạo môi trường giáo dục mang tính thực tiễn cao để định hướng cho thiếu nhitrong việc xác định mục tiêu, lý tưởng sống, xây dựng hoài bão, ước mơ sống cho mìnhvà cho xã hội.

- Tôn vinh những tấm gương giàu ước mơ, biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươnlên trong cuộc sống; hổ trợ, cổ vũ, tạo niềm tin và đồng hành cùng thiếu nhi trên conđường biến ước mơ thành hiện thực

II QUY MÔ TỔ CHỨC :

- Cấp liên đội

III CÔNG TÁC CHUẨN BỊ :

- Xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình ngày hội “Thắp sáng ước mơ thiếu nhiViệt Nam”

- Lên danh sách khách mời giao lưu.

- Xây dựng kịch bản chương trình

- Báo cáo với BGH nhà trường

-Triệu tập lực lượng thiếu nhi và phụ trách

- Mời lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, khách mời giao lưu

- Xây dựng makét trang trí

- Làm tốt công tác truyền thông : Thông qua đội tuyên truyền măng non, phát thanhmăng non

- Lựa chọn những tấm gương thiếu nhi tiêu biểu vượt khó vươn lên học tốt đểtuyên dương trong ngày hội

IV ĐỐI TƯỢNG THAM GIA, KHÁCH MỜI GIAO LƯU :

1 Đối tượng tham gia :

- 100% học sinh và các thầy cô giáo của trường.

- Ban thường vụ Đoàn, Hội đồng đội, Nhà thiếu nhi các cấp, lãnh đạo của các sở,ban, ngành

2 Khách mời giao lưu :

Mỗi chương trình mời 03 khách giao lưu trong các lĩnh vực sau :

- Học sinh đạt giỏi, học sinh giỏi quốc gia, quốc tế

- Anh hùng lao động, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân

- Các tài năng trẻ, những tấm gương nỗ lực vươn lên trong các lĩnh vực của đờisống xã hội

- Giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, doanh nhân, nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ và cácnghệ sỹ gắn bó với phong trào thiếu nhi

V DIỄN BIẾN CHUƠNG TRÌNH :

- Ổn định tổ chức, đón khách về dự chương trình

- Chương trình văn nghệ chào mừng

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

- Phát biểu của BGH nhà trường hoặc cấp trên

Ngày đăng: 19/05/2023, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w