Chiếm gần 97% trong tổng số các doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, DNVN cùng đội ngũ gần 3 triệu hộ kinh doanh cá thể và 133.000 trang trại, hợp tác xã đã đóng góp 60% GDP của cả nước. Thế nhưng việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức từ các tổ chức tín dụng của DNVN còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế để đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội. Ra đời từ năm 1993, Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) là một trong số những ngân hàng đã đồng hành cùng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ khi mới bắt đầu mở cửa nền kinh tế. Với định hướng ngân hàng bán lẻ cùng mục tiêu chiến lược là nằm trong top 5 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tượng khách hàng của VPBank là nhóm khách hàng cá nhân và các DNVN. Từ năm 2012 theo chỉ thị 01 của NHNN ngày 1322012, kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay, đồng thời NHNN khuyến cáo các ngân hàng tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên như cho vay DNVN, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu … thì việc mở rộng dư nợ cho vay DNVN đối với VPBank lại càng trở nên quan trọng nhằm đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng cũng như góp phần giúp đỡ DNVN, đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Thấy được tính cấp thiết của đề tài: “Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng chi nhánh Kinh Đô”, em đã chọn đề tài này để nghiên cứu làm luận văn cao học của mình.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -
Chu Thị Thu Giang – C00069
MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH KINH ĐÔ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Vietluanvanonline.com Page 1
Trang 2Hà Nội - Năm 2015
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -
Chu Thị Thu Giang – C00069
MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH KINH ĐÔ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐỖ KIM SƠN
Hà Nội - Năm 2015
Trang 4Xin chân thành cảm ơn cảm TS Đỗ Kim Sơn, người hướng dẫn khoahọc, đã tận tình giúp đỡ tác giả về mọi mặt để hoàn thành Luận văn.
Xin cảm ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Khắc Minh - Trưởng khoaKinh tế Quản lý, Trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ tác giả trong quátrình học tại trường cũng như trong suốt quá trình thực hiện Luận văn
Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế Quản lý, PhòngSau đại học đã hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện Luậnvăn
Xin chân thành cám ơn CBCNV Ngân hàng Việt nam Thịnh VượngChi nhánh Kinh Đô đã dành thời gian cho tác giả thực hiện điều tra về hoạtđộng tín dụng của Chi nhánh, giúp tác giả có số liệu để phân tích và đánh giá,sẵn sàng cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong qúa trình thực hiện Luậnvăn
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
và được Tiến sĩ Đỗ Kim Sơn hướng dẫn khoa học Các thông tin và kết quảnghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cáchtrung thực, phù hợp với tình hình thực tế
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Chu Thi Thu Giang
Trang 6DNV&N Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trang 7DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Tiêu chí xác định DNV&N ở một số quốc gia 5
Bảng 1.2: Tiêu chí xác định DNV&N ở Việt Nam 6
Bảng 2.1: Quá trình phát triển của VPBank qua các năm 30
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của VPBank Chi nhánh Kinh Đô từ năm 2011 đến 2014 35
Bảng 2.3 Hoạt động huy động vốn 36
Bảng 2.4 Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh… 38
Bảng 2.5 : Nợ quá hạn DNV&N của chi nhánh Kinh Đô 43
Bảng 2.6 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế 45
Bảng 2.7: Số lượng khách hàng DNV&N của chi nhánh VPBank Kinh Đô 47
Bảng 2.8: Cơ cấu DNV&N có quan hệ tín dụng với chi nhánh Kinh Đô chia theo loại hình sở hữu. 49
Bảng 2.9: Doanh số cho vay DNV&N của VPBank Kinh Đô. 50
Bảng 2.10: Tình hình dư nợ đối với DNV&N tại VPBank Kinh Đô 53
Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ cho vay DNV&N của VPBank Kinh Đô phân theo loại tiền tệ 56
Bảng 2.12: Cơ cấu dư nợ DNV&N theo thành phần kinh tế. 57
Bảng 2.13: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNV&N theo ngành 58
Bảng 2.14: Lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng của chi nhánh Kinh Đô 60
Bảng 2.15: Tỷ lệ lãi thu được từ hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại VPBank Kinh Đô 61
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2 Tổ chức của VPBank Chi nhánh Kinh Đô 31
Hình 2 Quy trình xét duyệt tín dụng đối với khách hàng SME 46
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ HIỆN NAY 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ HIỆN NAY. 4
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 4
1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế hiện nay 7
1.1.2.1 DNV&N góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, tạo công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, góp phần ổn định xã hội. 7
1.1.2.3 Góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7
1.1.2.4 Góp phần tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi động, nhưng vẫn đồng thời hỗ trợ cho các Doanh nghiệp lớn. 8
1.1.3 Vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ 8
1.1.3.1 Nguồn tài chính phi chính thức 8
1.1.3.2 Nguồn tài chính chính thức 9
1.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 9
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm tín dụng NH đối với DNV&N trong nền kinh tế hiện nay 9
1.2.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng 9
1.2.1.2 Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng đối với DNV&N. 10
1.2.2 Vai trò của tín dụng NH đối với DNV&N 11
Trang 91.2.2.1 TDNH là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự ra đời và phát triển của DNV&N, đảm bảo
hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục. 12
1.2.2.2 TDNH giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh
cho DNV&N. 12
1.2.2.3 Tín dụng ngân hàng là công cụ tích tụ tập trung vốn hỗ trợ cho các DNV&N tái sản xuất mở rộng theo cả chiều rộng và chiều sâu. 13
1.3 MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N 13
1.3.1 Quan điểm về mở rộng tín dụng đối với DNV&N 13
1.3.2 Sự cần thiết mở rộng tín dụng đối với DNV&N 14
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng tín dụng đối với DNV&N 15
1.3.3.1 Mở rộng doanh số cho vay với DNV&N 15
1.3.3.2 Mở rộng dư nợ tín dụng đối với DNV&N. 16
1.3.3.3 Mở rộng số lượng khách hàng là DNV&N. 18
1.3.3.4 Mức độ đa dạng sản phẩm, đa dạng lĩnh vực, ngành nghề cho vay đối với DNV&N. 19
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các DNV&N 19
1.3.4.1 Nhân tố khách quan: 19
1.3.4.2 Nhân tố chủ quan 23
1.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG CHO DNV&N 25
1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế 25
1.4.2 Bài học áp dụng đối với Việt Nam 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH KINH ĐÔ 30
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH KINH ĐÔ 30
2.1.1 Giới thiệu chung 30
Trang 102.1.2 Các loại sản phẩm, dịch vụ chính của VPBank cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ 31
2.1.2.1 Nhận tiền gửi tiết kiệm 31
2.1.2.2 Cho vay SME 32
2.1.2.3 Bảo lãnh. 33
2.1.2.4 Các sản phẩm thanh toán. 34
2.1.2.5 Dịch vụ thẻ 34
2.1.2.6 Các sản phẩm ngoại hối. 34
2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động của chi nhánh Kinh Đô 34
2.1.3.1 Một số chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh Kinh Đô 34
2.1.3.2 Tình hình hoạt động của chi nhánh một số năm 35
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH KINH ĐÔ 46
2.2.1 Các sản phẩm cho vay DNV&N tại chi nhánh 46
2.2.2 Số lượng DNV&N có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh Kinh Đô 47
2.2.3 Doanh số cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh Kinh Đô 50
2.2.4 Dư nợ tín dụng đối với DNV&N tại chi nhánh Kinh Đô 52
2.2.5 Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNV&N tại VPBank chi nhánh Kinh Đô 55
2.2.5.1 Cơ cấu dư nợ cho vay DNV&N theo kỳ hạn 55
2.2.5.2 Cơ cấu dư nợ cho vay DNV&N phân theo loại tiền tệ 56
2.2.5.3 Cơ cấu dư nợ DNV&N tại VPBank Kinh Đô theo thành phần kinh tế 57
2.2.5.4 Cơ cấu dư nợ đối với DNV&N theo ngành nghề tại VPBank Kinh Đô 58
2.2.6 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNV&N 60
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠI VPBANK CHI NHÁNH KINH ĐÔ 62
2.3.1 Những kết quả đạt được 62
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. 64
2.3.2.1.Hạn chế 64
Trang 112.3.2.2 Nguyên nhân 65
- Nguyên nhân khách quan 65
- Nguyên nhân chủ quan từ phía chi nhánh. 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 68
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH KINH ĐÔ 69
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH KINH ĐÔ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG THỜI GIAN TỚI 69
3.1.1 Khó khăn của DNV&N trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay 69
3.1.2 Chủ trương phát triển DNV&N của Nhà nước 72
3.1.3 Phương hướng hoạt động chung của VPbank chi nhánh Kinh Đô 74
3.1.4 Định hướng đầu tư tín dụng DNV&N của VPbank chi nhánh Kinh Đô 75
3.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG DNV&N TẠI VPBANK CHI NHÁNH KINH ĐÔ 76
Nhóm giải pháp trực tiếp: 76
3.2.1 Xây dựng chiến lược tín dụng riêng đối với khách hàng DNV&N 77
3.2.1.1 Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng cho DNV&N 77
3.2.1.2 Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng đối với DNV&N theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, phát triển dịch vụ mới 77
3.2.1.3 Xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt cho DNV&N: 79
3.2.1.4 Xây dựng chiến lược marketing hướng tới các DNV&N, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa VPBank chi nhánh Kinh Đô với DN 79
3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNV&N, thực hiện đúng quy trình tín dụng, tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp .82 Nhóm giải pháp hỗ trợ 83
3.2.3 Tổ chức tốt công tác huy động vốn tại Chi nhánh để đáp ứng cân đối vốn của toàn Ngân hàng 83
3.2.4 Hoàn thiện mô hình tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 84
Trang 123.2.5 Mở rộng cho vay đối với nhiều loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh
khác nhau 85
3.2.6 Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay đối với DNV&N theo hướng mở rộng. 85
3.2.7 Hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin, phát triển công nghệ ngân hàng 86
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 87
3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước 87
3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 90
3.3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng VPbank 91
3.3.4 Kiến nghị đối với hiệp hội DNV&N 93
3.3.5 Kiến nghị đối với các DNV&N 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG III 95
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chiếm gần 97% trong tổng số các doanh nghiệp đăng ký hoạt độngtheo Luật Doanh nghiệp, DNV&N cùng đội ngũ gần 3 triệu hộ kinh doanh cáthể và 133.000 trang trại, hợp tác xã đã đóng góp 60% GDP của cả nước Thếnhưng việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức từ các tổ chức tín dụng củaDNV&N còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế đểđóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội
Ra đời từ năm 1993, Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân làNgân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh ViệtNam (VPBANK) là một trong số những ngân hàng đã đồng hành cùng cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh từ khi mới bắt đầu mở cửa nền kinh tế Vớiđịnh hướng ngân hàng bán lẻ cùng mục tiêu chiến lược là nằm trong top 5ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tượng khách hàng củaVPBank là nhóm khách hàng cá nhân và các DNV&N Từ năm 2012 theo chỉthị 01 của NHNN ngày 13/2/2012, kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối vớicác lĩnh vực không khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay, đồng thờiNHNN khuyến cáo các ngân hàng tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiênnhư cho vay DNV&N, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu … thìviệc mở rộng dư nợ cho vay DNV&N đối với VPBank lại càng trở nên quantrọng nhằm đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng cũng như góp phần giúp đỡDNV&N, đảm bảo lợi ích của cả hai bên
Thấy được tính cấp thiết của đề tài: “Mở rộng tín dụng đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng chi nhánh KinhĐô”, em đã chọn đề tài này để nghiên cứu làm luận văn cao học của mình
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
1 10
Trang 14- Thứ nhất, đề tài hệ thống hóa kiến thức về tín dụng đối với DNV&N, qua đóthấy được tầm quan trọng của việc mở rộng tín dụng đối với DNV&N ở cácNHTM.
- Thứ hai, đề tài xem xét một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng hoạtđộng tín dụng cho các DNV&N ở Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chinhánh Kinh Đô thời gian qua
- Cuối cùng, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng đốivới DNV&N tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng chi nhánh Kinh Đô
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu thực trạng tình hình mở rộng tín dụng đối vớiDNV&N tại VPBank chi nhánh Kinh Đô giai đoạn 2011-2014
Vốn huy động đề cập đến trong bài là vốn huy động của chi nhánhthông qua tiền gửi, loại trừ các hình thức huy động như vốn cổ phần, tráiphiếu…do đề tài giới hạn trong phạm vi chi nhánh, không phải toàn bộ cácnguồn vốn ngân hàng
Giới hạn khác là hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ khôngbằng ngoại tệ
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập số liệu, tài liệu về tình hình hoạt động tín dụng, các loại sảnphẩm, dịch vụ chính, các sản phẩm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNV&N), số lượng lượng DNV&N có quan hệ tín dụng, doanh số cho vayđối với DNV&N, dư nợ tín dụng, cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNV&N củaVPBank – Chi nhánh kinh đô giai đoạn 2011-2014 thông qua các chỉ số:Doanh số, Dư nợ tín dụng, cơ cấu dư nợ tín dụng, lợi nhuận từ hoạt động tíndụng đối với DNV&N… để có những giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng
Trang 15hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại VPBank – chi nhánh Kinh Đô nói riêng và tại hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung.
5 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các kí hiệu viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh kinh tế hiện nay
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Kinh Đô
Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Kinh Đô
3
Trang 16CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ HIỆN NAY
1.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ HIỆN NAY.
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để tìm hiểu thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trước hết ta cần tìmhiểu thế nào là Doanh nghiệp Tại Việt Nam, theo luật Doanh nghiệp 2014:
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giaodịch ổn đinh, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nằm mụcđích thực hiện các hoạt động kinh doanh”
Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Mỗi quốc gia đều có những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, và cónhững đặc điểm riêng biệt Sự phân loại doanh nghiệp vì thế không thốngnhất ở các quốc gia trên thế giới Khái niệm quy mô doanh nghiệp nói chung
và khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng chỉ có ý nghĩa trong phạm vilãnh thổ quốc gia, tại những thời điểm nhất định Tuy vậy việc đưa ra địnhnghĩa về DNV&N cho riêng mình lại đóng vai trò quan trọng trong chiến lượcphát triển của mỗi quốc gia, giúp cho các chính sách hỗ trợ đưa ra đạt hiệuquả cao theo từng giai đoạn phát triển kinh tế
Nhìn chung trên thế giới việc xác định DNV&N chủ yếu căn cứ vào hainhóm tiêu chí phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng
Tiêu chí định tính: nhóm chỉ tiêu này dựa vào những đặc trưng cơ bản
của DN như: trình độ chuyên môn hóa thấp, trình độ quản lý chưa chuyênnghiệp Việc sử dụng tiêu chí này rất khó xác định một cách chính xác trên
1 6
Trang 17thực tế và mang nặng tính chủ quan bởi vậy mà nó mang tính tham khảo, ít được sử dụng trong thực tế.
Tiêu chí định lượng: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh các chỉ tiêu định
lượng được sử dụng độc lập hay kết hợp với nhau, bao gồm: số lao động địnhbiên, giá trị tài sản, vốn kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận Có nhiều nước sửdụng chỉ tiêu định lượng và mỗi nước sử dụng những tiêu chuẩn khác nhau
Bảng 1.1: Tiêu chí xác định DNV&N ở một số quốc gia
Quốc gia/
Khu vực Phân loại DN vừa và nhỏ
Số lao động bình quân Vốn đầu tư Doanh thuA.NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
định Không quy định
2 Nhật
Đối với ngành sản xuất
Đối với ngành thương mại
Đối với ngành dịch vụ
1-300 1-100 1-100
Không quy định
< €7 triệu
< €27 triệu B.NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1 Thái Lan Nhỏ và vừa Không quy
định
< Baht 200 triệu Không quy định
định RM 0-25 triệu
3 Philippin Nhỏ và vừa < 200 Peso 1,5- 60
triệu Không quy địnhC.NHÓM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI
Vừa
1-249 250-999
Không quy định Không quy định
2 Trung
Quốc
Nhỏ Vừa
50-100 101-500
Không quy định Không quy định
3 Hungary
Siêu nhỏ Nhỏ Vừa
1-10 11-50 51-250
Không quy định Không quy định
Nguồn : 1) Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998
Trang 185
Trang 192) Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, OECD,2000
Tại Việt Nam, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợgiúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đưa ra định nghĩa DNV&N như
sau: “DNV&N là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Tiêu chí xác định DNV&N ở Việt Nam
Quy mô/ Khu vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động Tổng
nguồn vốn
Số lao động
Tổng nguồn vốn
Số lao động
I Nông lâm nghiệp
và thủy sản
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trở xuống
Từ trên 10 người đến
200 người
Từ trên 20
tỷ đồng đến 100 tỷ đồng
Từ trên
200 người đến 300 người
II.Công nghiệp và
xây dựng
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trở xuống
Từ trên 10 người đến
200 người
Từ trên 20
tỷ đồng đến 100 tỷ đồng
Từ trên
200 người đến 300 người
III Thương mại và
dịch vụ
10 người trở xuống
10 tỷ đồng trở xuống
Từ trên 10 người đến
50 người
Từ trên 10
tỷ đồng đến 50 tỷ đồng
Từ trên 50 người đến
Trang 201.1.2 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế hiện
1.1.2.1 DNV&N góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế đất nước, tạo công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, góp phần ổn định
xã hội.
Phân bố rộng khắp và không đòi hỏi nhân lực trình độ chuyên môn caonên DNV&N có khả năng thu hút một số lượng lao động lớn, thông qua đógiải quyết các vấn đề xã hội và làm tăng thu nhập quốc dân, tạo ra hơn mộttriệu việc làm mới mỗi năm, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường ansinh xã hội, đóng góp một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu; chiếm hơn 30%tổng vốn đầu tư toàn xã hội… Số tiền thuế và phí mà các DNV&N tư nhân đãnộp cho Nhà nước đã tăng 18.4 lần sau 10 năm
1.1.2.2 DNV&N góp phần thu hút vốn đầu tư trong dân cư, tận dụng mọi nguồn
lực của xã hội.
Với đặc trưng về quy mô, các DNV&N có thể thu hút dân cư tham giađầu tư với các nguồn vốn nhỏ lẻ, các nguồn vốn nhàn rỗi Nếu như DN lớnthường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệpnhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương, với mạng lưới phân bổ rộngkhắp trên cả nước, DNV&N có thể tận dụng mọi nguồn lực, mọi nguồnnguyên liệu kết hợp với tiềm năng về nguồn lực, thế mạnh của từng địaphương, từng vùng kinh tế
1.1.2.3 Góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Phát triển DNV&N sẽ làm tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ,thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông nghiêp trong cơ cấu nền kinh tế Với mạnglưới rộng khắp, lại có truyền thống gắn bó với nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn, DNV&N sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tác động chuyên môn
Trang 217
Trang 22hóa nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hơn nữa, cácDNV&N còn đóng góp đáng kể vào việc duy trì và phát triển các ngành thủcông truyền thống nhằm sản xuất các loại hàng hóa mang đậm bản sắc dântộc.
1.1.2.4 Góp phần tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi động, nhưng vẫn đồng thời hỗ
trợ cho các Doanh nghiệp lớn.
Với mô hình sản xuất kiểu vệ tinh trong đó các DNV&N là vệ tinh củacác doanh nghiệp lớn, hỗ trợ và cung cấp đầu vào cho các ngành này,DNV&N tỏ ra không thể tan biến trong các tập đoàn kinh tế lớn mà khả nănghợp tác mở rộng ngày càng tăng Đồng thời, sự tồn tại của nhiều doanhnghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực sẽ làm giảm tính độc quyền vàbuộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau, liên tục đổi mới, đa dạnghóa mặt hàng, giảm chi phí, tăng chất lượng để tồn tại và phát triển, đáp ứngđược nhu cầu của người tiêu dùng
1.1.3 Vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Vốn là một trong ba nhân tố quan trọng không thể thiếu khi tiến hànhsản xuất kinh doanh Do năng lực tài chính còn yếu, DNV&N gặp rất nhiềukhó khăn khi hoạt động trên cùng thị trường với các doanh nghiệp lớn.DNV&N hầu như không đáp ứng được các điều kiện để huy động vốn trên thịtrường chứng khoán, vì vậy DNV&N chỉ có thể xem xét huy động vốn trênmột số nguồn sau:
1.1.3.1 Nguồn tài chính phi chính thức
- Vay từ họ hàng, bạn bè: chi phí lãi suất thấp nhưng lượng vốn không có nhiều
và không phải lúc nào cũng có sẵn
- Vay từ những người chuyên cho vay nặng lãi: tuy không cần tài sản thế chấp
và có thể đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp những chi phí lãi rất cao
2 2
Trang 23- Vay thông qua hình thức trả chậm, chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanhnghiệp hoặc giữa các DN và nhà cung cấp.
Ưu điểm của nguồn vốn phi chính thức này là nguồn vốn khá linh hoạt,chi phí giao dịch thường thấp, hơn nữa giao dịch chủ yếu trên cơ sở lòng tingiữa người đi vay và người cho vay nên thường không có tài sản thế chấp
Tuy nhiên nguồn vốn tài chính này bộc lộ những hạn chế là quy mônguồn vốn nhỏ, ngắn hạn, chi phí phát sinh cao, chỉ phù hợp tài trợ cho nhữnghoạt động mua sắm tài sản cố định có quy mô nhỏ
- Các chương trình tín dụng của các tổ chức và Chính phủ nước ngoài
- Nguồn vốn huy động trên thị trường chứng khoán thông qua việc niêm yết vàphát hành trái phiếu, cổ phiếu Nguồn vốn này được đánh giá là nguồn vốn ổnđịnh cao, rất dồi dào nhưng do khó khăn về tài chính không minh bạch mà cácDNV&N rất khó huy động được nguồn vốn này
1.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm tín dụng NH đối với DNV&N trong nền kinh tế
hiện nay
1.2.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa)giữa bên cho vay (Ngân hàng) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các
Trang 249
Trang 25chủ thể khác), trong đó ngân hàng chuyển quyền sử dụng cho bên đi vay trongmột khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệmhoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán.
(TS Hồ Diệu – 2001)
1.2.1.2 Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng đối với DNV&N.
Nhìn chung tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản trên cơ sởhoàn trả và có những đặc trưng cơ bản sau:
- Quan hệ tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin
- Tính hoàn trả Giá trị hoàn trả của khoản vay thông thường phải lớn hơn giá trịban đầu, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốngốc
- Tính thời hạn: trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sởcam kết hoàn trả vô điều kiện trong một khoảng thời gian nhất định
- Tính rủi ro: hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro tín dụng do thông tinkhông cân xứng, tình hình tài chính của bên đi vay trở nên xấu đi hoặc vấn đềliên quan thiện chí trả nợ…
Ngoài những đặc trưng trên, tín dụng ngân hàng đối với DNV&N nói
riêng lại bao gồm những đặc điểm khác biệt:
Thứ nhất, giá trị các khoản vay thường nhỏ Các DNV&N có quy môvừa phải, nhu cầu vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh không quálớn, do đó nhu cầu của từng món vay đối với loại hình doanh nghiệp này cũngkhông lớn như ở các DN có hoạt động sản xuất kinh doanh lớn trên thịtrường
Thứ hai, loại hình cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn Các DNthường có nhu cầu vay vốn tạm thời cao, đáp ứng cho nhu cầu tài trợ vốn lưuđộng, có khả năng quay vòng vốn nhanh như mua nguyên vật liệu Các khoản
Thang Long University Libraty
Trang 26vay dài hạn khi DN mới thành lập chứa đựng nhiều rủi ro, thường cácDNV&N không đủ tài sản đảm bảo khi vay vốn mua thiết bị, máy móc Vìvậy, doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm chủ yếu do thời gian luân chuyểnvốn nhanh, ngân hàng có thể nhanh quay vòng vốn.
Thứ ba, quy định tín dụng chặt chẽ đối với các DNV&N DNV&Nthường có vị thế thị trường thấp, tiềm lực tài chính nhỏ, đội ngũ cán bộ quản
lý và lao động hạn chế về trình độ và kỹ năng Việc cho vay đối với cácDNV&N mang đến nhiều rủi ro cho ngân hàng, nên các NHTM thường quyđịnh chính sách tín dụng chặt chẽ hơn đối với loại hình DN này Chính vì thế
ta thấy một số đặc điểm sau:
- Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo cao: khi DNV&N vay vốn, ngân hàngthường yêu cầu tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ 3 Hoạt động bảolãnh tín dụng vì thế đang rất cần thiết cho các DNV&N trong điều kiện hiệnnay khi mà các DN này thường không có tài sản đảm bảo Tuy nhiên hoạtđộng của các tổ chức, các quỹ bảo lãnh hiện nay rất mờ nhạt
- Lượng hồ sơ vay vốn của các DNV&N được các ngân hàng chấp nhận tươngđối thấp: Trung bình chỉ có khoảng 30% đến 40% đơn vay vốn của DN đượcngân hàng chấp nhận cho vay
- Tín dụng đối với DNV&N luôn cần được sự giám sát, hỗ trợ, tư vấn của ngânhàng: do trình độ quản lý cũng như trình độ lập báo cáo tài chính của DN cònhạn chế, tín dụng DNV&N cần sự hỗ trợ, tư vấn từ phía ngân hàng
1.2.2 Vai trò của tín dụng NH đối với DNV&N
Trong bất cứ điều kiện kinh tế nào, bất cứ giai đoạn phát triển nào, nếumột doanh nghiệp muốn tồn tại và duy trì, phát triển các hoạt động sản xuấtkinh doanh thì vốn là yếu tố tiên quyết Với các DNV&N có quy mô vốn banđầu thường nhỏ, tiềm lực tài chính yếu thì vốn lại càng trở nên cần thiết Ước
11
Trang 27tính 80% lượng vốn cung ứng cho DNV&N là từ tín dụng ngân hàng Theo sốliệu mới nhất, đến năm 2014, cả nước có khoảng trên 500000 DNV&N Đicùng con số này đòi hỏi một lượng vốn lớn cần đáp ứng Vì thế, vai trò của tíndụng ngân hàng đối với DNV&N càng trở nên quan trọng.
1.2.2.1 TDNH là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự ra đời và phát triển của
DNV&N, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục.
Mặc dù lượng vốn ban đầu không cần lớn nhưng để hoạt động liên tục,đổi mới công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, mở rộng kinh doanh, tăng cạnhtranh…DNV&N thường trực phải cần vốn Song nguồn vốn chủ sở hữuthường rất nhỏ, DNV&N lại không đủ vốn điều lệ cũng như uy tín để huyđộng qua thị trường chứng khoán Do đó vốn vay ngân hàng vẫn là nguồn tàitrợ quan trọng bậc nhất cho sự ra đời và phát triển của các DNV&N
1.2.2.2 TDNH giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường
sức cạnh tranh cho DNV&N.
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng giúp DN nâng cao hệ số đòn bẩy tàichính Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, khi DN làm ăn cólãi, hệ số đòn bẩy tài chính tăng lên giúp lợi nhuận trên mỗi đồng vốn chủ sởhữu của DN tăng lên, mang lại lợi ích cao hơn cho chủ doanh nghiệp
Thứ hai, khi một DNV&N nhận được đồng vốn vay từ ngân hàng cũng
có nghĩa là doanh nghiệp phải hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn cho ngânhàng Vì thế, các DN có ý thức và trách nhiệm sử dụng đồng vốn này hiệu quảnhất, tạo ra được lợi nhuận cao hơn chi phí sử dụng vốn vay, có như vậy, DNmới làm ăn có lãi Điều này yêu cầu các DN phải cải tiến sản xuất, tiết kiệmchi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao năngsuất lao động và hạ giá thành sản phẩm…từ đó tăng cường sức cạnh tranh của
DN trên thị trường
Thang Long University Libraty
Trang 28Về phía ngân hàng, trước và sau khi giải ngân, NH luôn quan tâm tớitình hình hoạt động kinh doanh, sức khỏe tài chính của DN để quyết định chovay và kiểm soát đồng vốn của mình Vai trò kiểm tra, giám sát của NH bắtbuộc các DN phải cẩn thận hơn với việc sử dụng vốn vay, gián tiếp nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
Mặt khác, ngân hàng có quan hệ với rất nhiều chủ thể khác nhau trongnền kinh tế, thông tin nắm bắt chính xác và kịp thời, vì vậy ngân hàng có thể
tư vấn cho DN chủ động trước thời cơ cũng như thách thức, từ đó tìm ra cácbiện pháp tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Như vậy, tín dụng ngân hàng đã góp phần đáng kể vào việc tăng hiệuquả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của DNV&N
1.2.2.3 Tín dụng ngân hàng là công cụ tích tụ tập trung vốn hỗ trợ
cho các DNV&N tái sản xuất mở rộng theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Trong bối cảnh hội nhập, khi nền kinh tế có sự tham gia của các DNnước ngoài, sự phát triển của các doanh nghiệp lớn thì tái sản xuất mở rộngtheo cả chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu khách quan đối với sự tồn tại vàphát triển của các DNV&N Nếu chỉ dựa vào lợi nhuận thu được của DN tíchlũy thì sẽ rất lâu và không phải doanh nghiệp nào cũng làm được Vì vậy cần
có sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng để quá trình đó diễn ra nhanh chóng
1.3 MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N
1.3.1 Quan điểm về mở rộng tín dụng đối với DNV&N
Mở rộng TDNH là sự gia tăng về doanh số, dư nợ, đa dạng hóa các sảnphẩm dịch vụ và tăng lên về số lượng khách hàng và đối tượng khách hàngđồng thời đảm bảo được chất lượng tín dụng Mở rộng TDNH là sự tăng khốilượng cho vay của ngân hàng đối với đối tượng cho vay cả về chiều rộng vàchiều sâu Việc mở rộng tín dụng được xét trên các măṭ :
Trang 2913
Trang 30Môt là, mở rộng tín dụng là sự đáp ứ ng tối đa nhu cầu hợp lý của kháchhàng, tăng khối lượng tín dụng cấp cho khách hàng.
Hai là, mở rộng tín dụng là sự đa dạng hóa các đối tượng khách hàng Vốn sẽ không chỉ tập trung cho một thành phần kinh tế nhất định mà được sancho nhiều thành phần kinh tế khác, cũng không chỉ tâp trung vào cho vay mộtvài ngành nghề mà ngân hàng có thể thiết lập mối quan hệ tín dụng với rất nhiều đối tượng kinh doanh khác
Ba là, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng của ngân hàng để phục vụ tốtnhất cho mọi nhu cầu, mọi đối tượng khách hàng
Mở rộng tín dụng giúp ngân hàng có cơ hội tăng doanh thu, tăng lợinhuận, nhưng trước hết, ngân hàng phải có đủ tiềm lực về vốn, nhân lực, côngnghệ, cơ sở vật chất Ngoài ra, nhu cầu của khách hàng cũng quan trọngkhông kém Khách hàng có nhu cầu vốn cao, sử dụng vốn đúng mục đích vàhiệu quả là điều kiện thiết yếu để ngân hàng mở rộng tín dụng
1.3.2 Sự cần thiết mở rộng tín dụng đối với DNV&N
Như trên đã phân tích, ta thấy vai trò quan trọng của DNV&N với nềnkinh tế, ta cũng phân tích vai trò quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với sựphát triển của DNV&N Vậy hẳn là ta thấy rõ được tác động của việc mở rộngtín dụng ngân hàng cho DNV&N với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.Nhưng mở rộng như thế nào, mở rộng bao nhiêu để vẫn thúc đẩy sự phát triểnkinh tế, phát triển mạnh các doanh nghiệp nhưng lại phù hợp mục tiêu kiềmchế lạm phát, tăng công ăn việc làm trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiệnnay, với các chủ trương biện pháp thắt chặt của nhà nước, đó là vấn đề cầngiải quyết
Hoạt động của doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm tíndụng của ngân hàng Mở rộng cho vay đối với DNV&N tại các NHTM mộtcách hợp lý và hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
30
Trang 31của chính ngân hàng, đem lại lợi ích cho ngân hàng đồng thời đặc biệt quantrọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của loại hình DNV&N, thúc đẩy kinh
tế phát triển
Nếu có một giải pháp hỗ trợ DNV&N, vấn đề quan trọng nhất là phảixác định được các doanh nghiệp có khả năng phát triển Nếu không, việc bơmvốn có thể rơi vào khu vực thiếu hiệu quả, gây ra tình trạng lạm phát, vì thế,
mở rộng phải đi đôi với thẩm định và giám sát chặt chẽ, đảm bảo vốn được sửdụng hiệu quả
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng tín dụng đối với DNV&N
Để đo lường mở rộng cho vay với DNV&N ta thường dùng một số chỉ tiêusau:
1.3.3.1 Mở rộng doanh số cho vay với DNV&N
Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã thực hiện giải ngân chokhách hàng trong một khoảng thời gian nhất định Như vậy doanh số cho vayđối với DNV&N là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho DNV&N trong mộtkhoảng thời gian nhất định Các chỉ tiêu đánh giá:
i Mức tăng doanh số cho vay đối với DNV&N
M DS = DS (T) – DS (T-1)
Trong đó:
+ MDS : là mức tăng doanh số cho vay đối với các DNV&N
+ DS(T): là doanh số cho vay đối với DNV&N năm thứ T+ DS(T-1) : là doanh số cho vay DNV&N năm thứ (T-1)
Ý nghĩa của chỉ tiêu: chỉ tiêu này tăng hay giảm phản ánh sự thay đổi quy mô tín dụng đối với DNV&N
ii Tốc độ tăng doanh số cho vay đối với DNV&N:
15
Trang 32độ tăng của mẫu Ngân hàng vẫn mở rộng tín dụng với DNV&N tuy nhiên tốc
độ mở rộng tín dụng hạn chế hơn năm trước
+Nếu tỷ lệ này âm: Ngân hàng hạn chế và thu hẹp tín dụng đối vớiDNV&N
iii Tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNV&N:
TT DS = x 100%
Trong đó:
+ TTDS : là tỷ trọng doanh số cho vay đối với các DNV&N
+ DSV&N : là doanh số cho vay đối với DNV&N
+ DS: là doanh số cho vay của hoạt động tín dụng của ngân hàng
Ý nghĩa của chỉ tiêu: TTDS phản ánh doanh số cho vay đối với cácDNV&N chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số cho vaycủa ngân hàng
+Nếu TTDS tăng chứng tỏ ngân hàng mở rộng doanh số cho vay đối vớiDNV&N trong cơ cấu cho vay của mình
+Nếu TTDS giảm chứng tỏ ngân hàng thu hẹp cơ cấu cho vay đối vớiDNV&N
1.3.3.2 Mở rộng dư nợ tín dụng đối với DNV&N.
Dư nợ tín dụng tại một thời điểm nhất định phản ánh quy mô tín dụngcủa ngân hàng tại thời điểm đó Như vậy dư nợ tín dụng đối với DNV&N cho
32
Trang 33biết quy mô tín dụng đối với các DNV&N tại một thời điểm nhất định Các chỉ tiêu đánh giá:
i Mức tăng dư nợ tín dụng:
M DN = DN (T) – DN (T-1)
Trong đó:
+MDN : là mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNV&N
+DN(T): là dư nợ tín dụng năm T đối với DNV&N
+DN(T-1): là dư nợ tín dụng năm T-1 đối với DNV&N
+DN(T-1): là dư nợ tín dụng năm T-1 đối với DNV&N
Ý nghĩa chỉ tiêu: MDN cho thấy sự tăng lên về số tuyệt đối của dư nợ tín dụng đối với DNV&N
+Nếu MDN > 0 : phản ánh ngân hàng đã mở rộng tín dụng đối với
+TTDN: là tỉ trọng dư nợ tín dụng đối với DNV&N
+DNV&N : là dư nợ tín dụng đối với các DNV&N
+DN: là tổng dư nợ của ngân hàng tại thời điểm tính
Trang 3417
Trang 35Ý nghĩa chỉ tiêu: TTDN phản ánh dư nợ tín dụng của các DNV&Nchiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của ngân hàng Nếu TTDN tăngphản ánh ngân hàng đã mở rộng tỷ trọng tín dụng đối với DNV&N.
+MSL: Mức tăng số lượng khách hàng là DNV&N
+ST: Số lượng khách hàng là DNV&N năm thứ T
+S(T-1) : Số lượng khách hàng là DNV&N năm thứ T-1
ii Tốc độ tăng số lượng khách hàng là DNV&N
+Nếu TLSL giảm và dương chứng tỏ số lượng khách hàng là DNV&N
có quan hệ vay vốn ở ngân hàng vẫn tăng nhưng tốc độ tăng của tử lớn hơntốc độ tăng của mẫu số Nguyên nhân có thể do ngân hàng hạn chế cho vayDNV&N hoặc việc mở rộng tín dụng đối với DNV&N đã ổn định hơn
iii Tỷ trọng số lượng khách hàng là DNV&N:
TT SL = x100%
Trong đó:
Thang Long University Libraty
Trang 36+TTSL :là tỷ trọng số lượng khách hàng là DNV&N.
+SV&N: là số DNV&N được ngân hàng cho vay
+S: là tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng
Ý nghĩa chỉ tiêu: phản ánh tỷ lệ khách hàng là DNV&N trong tổng sốkhách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng
+Nếu TTSL tăng phản ánh số lượng khách hàng là DNV&N trong tổng
số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng tăng lên
+Nếu TTSL giảm phản ánh việc ngân hàng đã thu hẹp cho vay đối vớiDNV&N hoặc mở rộng tín dụng đối với DNV&N ít hơn các thành phần kinh
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các
DNV&N
1.3.4.1 Nhân tố khách quan:
- Tình hình kinh tế trong và ngoài nước
Có thể nói kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với mỗibiến động của nền kinh tế Nền kinh tế ổn định với một mức tăng trưởng bền
Trang 3719
Trang 38vững là môi trường thuận lợi cho hoạt động của mỗi thành phần kinh tế, trong
đó bao gồm cả các NHTM và các DNV&N
Nền kinh tế ở vào thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển, tích lũynhiều hơn, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu hút vốn, khả năngđáp ứng vốn tín dụng của ngân hàng cũng được đảm bảo Đối với cácDNV&N, một nền kinh tế ổn định với tỷ lệ lạm phát vừa phải giúp DN có thểtiến hành quá trình sản xuất thuận lợi hơn, dự tính được các yếu tố đầu vào,đầu ra… Mức tăng trưởng của nền kinh tế là cơ sở để DNV&N mở rộng sảnxuất, nhu cầu vốn của DN tăng lên, và việc tìm đến các NHTM là điều cầnthiết Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển, hoạt động kinh doanh của DN diễn
ra thuận lợi hơn, rủi ro ít hơn nên hiệu quả kinh doanh được nâng cao, tạođiều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của NHTM Quan hệtín dụng giữa NHTM và các DNV&N thực sự có xu hướng phát triển Ngượclại khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài thì xu hướng thoái luiđầu tư diễn ra, mọi hoạt động của nền kinh tế đều sụt giảm,ngân hàng cũngthắt chặt hơn trong hoạt động tín dụng và quan hệ tín dụng giữa NHTM vàDNV&N cũng vì thế mà suy giảm
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế không chỉ giới hạn trong mộtnước mà còn rộng hơn ở cấp độ khu vực và toàn thế giới Với xu thế hộinhập, các hoạt động kinh tế không chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia mà còntrải rộng trên khắp thế giới, các tập đoàn kinh tế lớn, các công ty đa quốc gia
có vai trò không nhỏ trong việc dẫn dắt nền kinh tế thế giới Sự biến độngkinh tế ở một nước sẽ ít nhiều tác động đến các nước khác Hoạt động kinhdoanh của các DNV&N và của các NHTM vì thế cũng bị ảnh hưởng
- Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa có sự quản lý của nhà nước Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua
38
Trang 39các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó chính sách tiền tệ và chính sách đầu tư
là những chính sách có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của cácNHTM
Chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm hạn chế doanh số cho vay củaNHTM, ngược lại chính sách tiền tệ nới lỏng bằng việc hạ lãi suất hay giảm tỷ
lệ dự trữ bắt buộc sẽ tạo cơ hội cho các NHTM mở rộng hoạt động tín dụng
Còn chính sách đầu tư của nhà nước hợp lý hay không, khuyến khíchđầu tư hay hạn chế đầu tư cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ tíndụng giữa NHTM với các DNV&N Khi nhà nước thực hiện các chính sáchkhuyến khích đầu tư như trợ giá, bảo hộ hàng sản xuất trong nước, các chínhsách đất đai phù hợp và các điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư củadoanh nghiệp sẽ khuyến khích DNV&N mạnh dạn mở rộng đầu tư, mở rộngsản xuất kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận, nhu cầu vốn của các DNV&Ntăng lên đáng kể và do đó nhu cầu tín dụng ngân hàng cũng vì thế mà tăngtheo
- Hành lang pháp lý:
Hành lang pháp lý là bộ phận tất yếu để điều tiết các mối quan hệ kinh
tế, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp, xung đột xảy ra giữa các chủ thểkhác nhau trong nền kinh tế Hoạt động tín dụng đòi hỏi phải có hành langpháp lý nghiêm minh vì bản thân nó chứa đựng nhiều rủi ro Pháp luật quyđịnh rõ ràng các vi phạm và xử lý vi phạm sẽ giúp các NHTM hạn chế đượcrủi ro, còn người vay sẽ có ý thức rõ ràng hơn trong việc hoàn trả nợ vay Nhờthế mối quan hệ tín dụng giữa các NHTM và DNV&N càng ngày càng pháttriển lành mạnh
- Nhân tố thuộc về bản thân DNV&N.
• Năng lực tài chính thấp
Trang 4021