ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển DAC Development Assistance Committee Ủy ban hỗ trợ phát triển FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài IMF International
Trang 1BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
Trí Tuệ Và Phát Triển
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THU HÚT NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Giáo viên hướng dẫn : ThS Lê Huy Đoàn Sinh viên thực hiện : Đào Thị Kim Dung Mã sinh viên : 5024012008 Khóa : II Ngành : Kinh tế Chuyên ngành : Kế hoạch phát triển
HÀ NỘI - NĂM 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, Thạc sỹ
Lê Huy Đoàn, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiệnkhóa luận tốt nghiệp
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong trường vànhững thầy cô giáo đã giảng dạy em trong bốn năm qua, những kiến thức mà
em nhận được trên giảng đường đại học sẽ là hành trang giúp em vững bướctrong tương lai
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, và giađình, những người luôn kịp thời động viên và giúp đỡ em vượt qua những khókhăn trong cuộc sống
Sinh viên
Đào Thị Kim Dung
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từngđược công bố ở các nghiên cứu khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Kim Dung
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vi
PHẦN MỞ ĐẦU vii
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của khóa luận 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ODA 4
1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguồn vốn ODA 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Đặc điểm 5
1.2 Phân loại nguồn vốn ODA 7
1.2.1 Phân lại theo tính chất 7
1.2.2 Phân loại theo mục đích 8
1.2.3 Phân loại theo điều kiện 8
1.2.4 Phân loại theo đối tượng sử dụng 9
1.2.5 Phân loại theo nhà tài trợ 9
1.3 Tác động của ODA tới nước tiếp nhận đầu tư 9
1.3.1 Tích cực 9
1.3.2 Tiêu cực 11
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến ODA 12
1.4.1 Từ phía nước tài trợ 12
1.4.2 Từ phía nước tiếp nhận 12
1.5 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của nguồn vốn ODA 13
1.5.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng ODA tầm vĩ mô 13
Trang 51.5.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA tầm vi mô 14
1.6 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc thu hút nguồn vốn ODA… ……… 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ODA TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1993 – 2014 23
2.1 Thực trạng thu hút vốn ODA 23
2.1.1 Lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút ODA 23
2.1.2 Bất lợi của Việt Nam trong việc thu hút ODA 24
2.1.3 Tình hình thu hút ODA 25
2.1.3.1.Khối lượng vốn cam kết, ký kết, giải ngân 25
2.1.3.2.ODA đầu tư theo ngành và lĩnh vực 29
2.2 Một số chính sách và biện pháp Việt Nam sử dụng để thu hút ODA 30
2.2.1 Môi trường pháp lý 30
2.2.2 Công tác quản lý nhà nước về ODA 32
2.2.3 Đánh giá chung 33
2.2.3.1.Những kết quả đạt được 33
2.2.3.2.Những hạn chế trong công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014 41
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẮM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 45
3.1 Bối cảnh 45
3.1.1 Bối cảnh quốc tế 45
3.1.2 Bối cảnh trong nước 45
3.2 Định hướng công tác thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 46
3.2.1 Định hướng sử dụng theo nguồn vốn 46
Trang 63.2.2 Định hướng thu hút và sử dụng theo nhà tài trợ ODA trong giai
đoạn 2016 – 2020 47
3.2.3 Các lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2016 -2020 47
3.3 Giải pháp thu hút nguồn vốn ODA vào Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020………52
3.3.1 Nhóm giải pháp về chính sách và thể chế 52
3.3.1.1.Hiểu đúng bản chất và xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước 52
3.3.1.2.Công tác vận động tài trợ ODA phải theo đúng chiến lược thu hút và sử dụng ODA 53
3.3.1.3.Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các dự án ODA 54
3.3.1.4.Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý và thực hiện ODA 55
3.3.2 Nhóm giải pháp tăng cường năng lực thu hút và sử dụng ODA 56
3.3.2.1.Đẩy mạnh tốc độ giải ngân 56
3.3.2.2 Sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả 58
3.4 Một số kiến nghị 59
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu,
chữ viết
tắt
Trang 7ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển
DAC Development Assistance
Committee Ủy ban hỗ trợ phát triển
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước
ngoài
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
JBIC Japanese Bank for International
OECD Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
UN United Nations Liên hợp quốc
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO WorldTrade Organization Tổ chức thương mại
thế giới
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA 16 Hình 2.1 Khối lượng vốn ODA cam kết, ký kết và giải ngân tại
Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014 26
Bảng 2.1 So sánh cam kết, ký kết và giải ngân qua các thời kỳ 28
Bảng 2.2 ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 1993 – 29
Trang 8Bảng 2.3 Quy mô dự án trung bình theo các thời kỳ 30
Hình 2.2 Tăng trưởng GDP giai đoạn 1993 -2014 33
Bảng 2.4 GDP và GNI thời kỳ 2000-2010 tính bằng USD 35
Bảng 2.5 Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2004-2010 37
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà tài trợ Việt Nam diễn ra tháng 11 năm
1993 tại Paris (Pháp) mở ra một trang sử mới, một bước ngoặt trong quan hệhợp tác phát triển của Việt Nam với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế (baogồm các quốc gia và tổ chức) Kể từ đó, nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chínhthức (Official Development Assistance – ODA) đã trở thành một nguồn lựcquan trọng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta.Nguồn vốn ODA đã góp phần làm đổi thay diện mạo đất nước, cải thiện môitrường đầu tư và nâng cao trình độ nguồn nhân lực Từ đó, nước ta đã đạtđược những thành công ấn tượng Mức tăng trưởng kinh tế hằng năm thuộcnhóm cao và là một trong số ít các nước nhanh chóng vươt qua khỏi cuộckhủng hoảng kinh tế Điều đó đã chứng minh đường lối lãnh đạo đúng đắncủa Đảng và Nhà nước ta, trong đó có chính sách thu hút vốn đầu tư và tiếpnhận vốn tài trợ ODA Năm 2010 chúng ta đã thoát khỏi danh sách các nước
có thu nhập thấp, gia nhập vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bìnhthấp.Vì vậy mà nguồn vốn ODA vào Việt Nam sẽ có xu hướng giảm xuống
Vậy nên, em xin chọn đề tài Nâng cao hiệu quả của việc thu hút nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020 để tăng cường hơn nữa việc
thu hút các nhà tài trợ viện trợ ODA cho Việt Nam
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm
(1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn vốn hỗ trợphát triển chính thức
(2) Đánh giá công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại ViệtNam trong giai đoạn 1993 – 2014
(3) Đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường thu hút hơn nữa nguồnvốn viện trợ phát triển chính thức vào Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020
Trang 103 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thống kê xử lý số liệu
Đây là một trong những phương pháp tiền đề, cơ bản đối với bất cứnghiên cứu nào và phương pháp nghiên cứu này cũng được sử dụng rất nhiềutrong quá trình tìm hiểu và hoàn thành khóa luận Các tài liệu được thu thập
từ nhiều nguồn như các giáo trình, số liệu thống kê, tạp chí, các công trìnhnghiên cứu có nội dung liên quan Ngoài ra thông tin còn được thu thập thêm
từ báo chí, Internet để phục vụ cho đề tài
4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Các tài liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý qua các bước như phân tích,tổng hợp, so sánh để trở thành những tài liệu, dẫn chứng phục vụ cho mụcđích nghiên cứu
4.3 Phương pháp chuyên gia
Vì những kiến thức thực tế cũng như cách thức định hướng đề tài của
em còn rất hạn chế nên vai trò của thầy cô hướng dẫn là rất quan trọng Thầy
cô đã giúp em trong quá trình xây dựng và hoàn thành bài khóa luận, đổngthời thầy cô đã cho em những lời khuyên và giúp em xác định, xử lý lại một
số thông tin thu thập được Bên cạnh đó, việc tiếp cận và thu thập thông tin từcác chuyên gia am hiểu về nguồn vốn ODA đã giúp em có thêm nhiều thôngtin bổ ích, đóng góp không nhỏ vào nội dung nghiên cứu của bài khóa luận
5 Kết cấu của khóa luận
Trang 11Từ những mục tiêu và phạm vi nghiên cứu nói trên Ngoài phần mởđầu, lết luận, phụ lục; bài khóa luận được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Một số lý luận chung về nguồn vốn ODA
Chương này tập trung vào vấn đề khảo cứu lý luận về nguồn vốn ODA
và kinh nghiệm thu hút nguồn vốn này từ các nước đang phát triển trên thếgiới
Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Namtrong giai đoạn 1993 – 2014
Chương này tập trung vào quá trình huy động, sử dụng nguồn vốn ODAdựa trên một số đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội chủ yếu
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả côngtác thu hút nguồn vốn ODA tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020
Trang 12CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ODA 1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguồn vốn ODA
1.1.1 Khái niệm
ODA là tên viết tắt của Official Development Assistance, có nghĩa là
Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức
Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm, định nghĩa hoàn chỉnh nào vềODA, đã có rất nhiều tổ chức đưa ra những khái niệm, định nghĩa khác nhau,tuy nhiên, sự khác biệt giưã các khái niệm, định nghĩa này là không nhiều
Theo Ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC): ODA là nguồn vốn hỗ trợ
chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với các điềukiện ưu đãi ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kémphát triển (và các tổ chức nhiều bên), được các cơ quan chính thức của cácChính phủ Trung ương và Địa phương hoặc các Cơ quan thừa hành của Chínhphủ, các Tổ chức phi Chính phủ tài trợ
Theo WB: “ODA là một phần của tài chính phát triển chính thức
(ODF) trong đó có yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi vàphải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ thì gọi là ODA”
ODF là tài trợ phát triển chính thức, là tất cả nguồn tài chính mà Chínhphủ các nước phát triển và tổ chức đa phương dành cho các nước đang vàkém phát triển, loại vốn vay này gồm có ODA và các hình thức ODF khác,trong đó ODA chiếm tỷ trọng lớn
Theo OECD, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã đưa ra khái
niệm ODA là “ Nguồn tài chính mà Chính phủ các nước phát triển và các tổchức đa phương dành cho các nước đang phát triển , thông qua các cơ quannhà nước, chính phủ cấp trung ương và địa phương, hoặc các cơ quan có thẩmquyền nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội cho các quốc gia này.Vốn ODA bao gồm tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại vàvay ưu đãi, trong đó phần viện trợ không hoàn lại và các yếu tố ưu đãi khácchiếm ít nhất 25% vốn cung ứng”
Trang 13Theo giáo trình Kinh tế quốc tế – Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Nguồn vốn ODA là hình thức hỗ trợ phát triển chính phủ các nước, các
tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có tính chất song phương hoặc đaphương, bao gồm các khoản tiền mà các cơ quan chính phủ viện trợ khônghoàn lại hoặc cho vay theo các điều khoản tài chính ưu đãi
Theo cách hiểu chung nhất: ODA là tất cả các khoản viện trợ không
hoàn lại hoặc các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp) củacác chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổchức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài hcính quốc tế dành chocác nước đang và chậm phát triển
1.1.2 Đặc điểm
Thứ nhất, vốn ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi của các nước phát
triển, các tổ chức quốc tế đối với các nước đang và chậm phát triển
Với mục tiêu trợ giúp các nước đang và chậm phát triển, vốn ODAmang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn tài trợ nào khác Thể hiện:
- Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD
- Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân
hạn dài (chỉ trả lãi, chưa trả nợ gốc) Vốn ODA của WB, ADB, Ngân hàngHợp tác quốc tế Nhật Bản (Japanese Bank for International Cooperation –JBIC) có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm
Thông thường vốn ODA có một phần viện trợ không hoàn lại, phần nàydưới 25% tổng số vốn vay Như OECD cho không 20 – 25% tổng vốn ODA
Các khoản vay thường có lãi suất thấp, thậm chí không có lãi suất Lãisuất giao động từ 0,5% đến 5%/năm (trong khi lãi suất vay trên thị trường tàichính quốc tế là trên 7%/năm và hàng năm phải thỏa thuận lại lãi suất giữa haibên)
Nhìn chung, các nước cung cấp vốn ODA đều có những chính sách và
ưu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay cókhả năng kỹ thuật và tư vấn (về công nghệ, kinh nghiệm quản lý) Đồng thời
Trang 14đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp vốn ODA cũng có thể thay đổi theotừng giai đoạn cụ thể.
Thứ hai, vốn ODA thường kèm theo các ràng buộc nhất định
Tuỳ theo khối lượng vốn ODA và loại hình viện trợ mà vốn ODA cóthể kèm theo những điều kiện ràng buộc nhất định Những điều kiện ràngbuộc này có thể là ràng buộc một phần và cũng có thể là ràng buộc toàn bộ vềkinh tế, xã hội và thậm chí cả ràng buộc về chính trị Thông thường, các ràngbuộc kèm theo thường là các điều kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị, hànghóa và dịch vụ của nước tài trợ đối với nước nhận tài trợ Ví dụ, Bỉ, Đức vàĐan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa và dịch vụ củanước mình… Canada yêu cầu cao nhất, tới 65% Thụy Sĩ chỉ yêu cầu 1,7%,
Hà Lan 2,2%, hai nước này được coi là những nước có tỉ lệ ODA yêu cầuphải mua hàng hóa và dịch vụ của Nhà tài trợ thấp Nhìn chung, 22% viện trợcủa ADC phải được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ của các quốc giaviện trợ Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận
và lợi ích của nước viện trợ Các nước viện trợ nói chung đều không quêndành được lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện xuấtkhẩu hàng hóa và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ
Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ
Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánhnặng nợ thường chưa xuất hiện Một số nước do không sử dụng hiệu quảODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâmvào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ Vấn đề là ở chỗ vốn ODAkhông có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trongkhi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ Do đó, trong khi hoạch địnhchính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sứcmạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu
Thứ tư, ODA là một giao dịch quốc tế, thể hiện ở chỗ hai bên tham gia
giao dịch này không cùng quốc tịch Bên cung cấp thường là các nước phát
Trang 15triển hay các tổ chức phi chính phủ Bên tiếp nhận thường là các nước đangphát triển hay các nước gặp khó khăn về nguồn lực trong việc giải quyết cácvấn đề xã hội, kinh tế hay môi trường.
Thứ năm, ODA thường được thực hiện qua hai kênh giao dịch là kênh
song phương và đa phương Kênh song phương, quốc gia tài trợ cung cấpODA trực tiếp cho Chính phủ quốc gia được tài trợ Kênh đa phương, các tổchức quốc tế hoạt động nhờ khoản đóng góp của nhiều thành viên cung cấpODA cho quốc gia được viện trợ Đối với các nước thành viên thì đây là cáchcung cấp ODA gián tiếp
Thứ sáu, ODA là một giao dịch chính thức, tính chính thức của nó
được thể hiện ở chỗ giá trị nguồn ODA là bao nhiêu, mục đích sử dụng là gì,phải được sự chấp thuận và phê chuẩn của Chính phủ quốc gia tiếp nhận Sựđồng ý tiếp nhận đó được thể hiện bằng văn bản, hiệp định, hiệp ước quốc tế
ký kết với nhà tài trợ
Thứ bảy, ODA được cung cấp với mục đích rõ ràng Mục đích của việc
cung cấp ODA là nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nướcnghèo Đôi lúc ODA cũng được sử dụng để hỗ trợ các nước gặp hoàn cảnhkhó khăn như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh… do đó, có lúc cácnước phát triển cũng được nhận viện trợ Nhưng không phải lúc nào mục đíchnày cũng được đặt lên hàng đầu, nhiều khi các nhà tài trợ thường áp đặt điềukiện của mình nhằm thực hiện những toan tính khác
ODA có thể được các nhà tài trợ cung cấp dưới dạng tài chính, cũng cókhi là hiện vật
1.2 Phân loại nguồn vốn ODA
1.2.1 Phân lại theo tính chất
- ODA không hoàn lại: Là hình thức ODA mà nước tiếp nhận không
phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ
- ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): Là khoản vay với
các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm
Trang 16yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và25% đối với các khoản vay không ràng buộc
- ODA vay hỗn hợp: Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các
khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thươngmại, nhưng tính chung lại có yếu tố không hoàn lại đtạ ít nhất 35% đối vớicác khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không có ràngbuộc
1.2.2 Phân loại theo mục đích
- Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường Đây thường là những khoảncho vay ưu đãi
- Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức,
công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứutiền đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực… hình thức hỗ trợ này chủyếu là viện trợ không hoàn lại
1.2.3 Phân loại theo điều kiện
- ODA không ràng buộc nước nhận: Việc sử dụng nguồn tài trợ không
bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng
- ODA có ràng buộc nước nhận: Là loại ODA mà việc sử dụng nó bị
ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng
+ Ràng buộc bởi nguồn sử dụng: Có nghĩa là việc mua sắm hàng hóa,trang thiết bị hay dịch vụ bằng nguồn vốn ODA chỉ giới hạn cho một số công
ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương) hoặccác công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương)
+ Ràng buộc bởi mục đích sử dụng: Chỉ được sử dụng cho một số lĩnhvực nhất định hoặc một số dự án cụ thể
- ODA có thể ràng buộc 1 phần: Là loại ODA mà một phần chi ở nước
viện trợ phần còn lại chi ở bất cứ nước nào
Trang 171.2.4 Phân loại theo đối tượng sử dụng
Có 2 loại nguồn vốn ODA:
- ODA hỗ trợ dự án: Là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các
dự án cụ thể Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là chokhông hoặc cho vay ưu đãi
- ODA hỗ trợ phi dự án: Bao gồm các loại hình sau:
+ Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp(chuyển giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hóa, hỗ trợ nhập khẩu Ngoại tệ hoặchàng hóa được chuyển qua hình thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ ngânsách
+ Hỗ trợ trả nợ (hỗ trợ ngân sách)
+ Hỗ trợ chương trình: Là khoản vốn ODA dành cho một mục đíchtổng quát với thời gian nhất định mà không phải xác định một cách chính xác
nó sẽ được sử dụng như thế nào
1.2.5 Phân loại theo nhà tài trợ
- ODA song phương: Là nguồn vốn ODA của Chính phủ một nước
cung cấp cho Chính phủ nước tiếp nhận Thông thường vốn ODA songphương được tiến hành khi một số điều kiện ràng buộc của nước cung cấpvốn ODA được thỏa mãn
- ODA đa phương: Là nguồn vốn ODA của các tổ chức quốc tế cung
cấp cho Chính phủ nước tiếp nhận So với vốn ODA song phương thì vốnODA đa phương ít chịu ảnh hưởng bới các áp lực thương mại, nhưng đôi khilại chịu những áp lực mạnh hơn về chính trị
1.3 Tác động của ODA tới nước tiếp nhận đầu tư
1.3.1 Tích cực
- ODA mang lại nguồn lực cho đất nước.ODA là nguồn vốn bổ sung
giúp cho các nước nghèo và đang phát triển phục vụ quá trình phát triển kinh
tế xã hội, đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhànước
Trang 18Vốn ODA có đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay cũng như thời gian ânhạn dài (25- 40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm), lãi suấtthấp (khoảng từ 0,25% đến 2%/năm), và trong nguồn vốn ODA luôn có mộtphần viện trợ không hoàn lại Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưuđãi như vậy chính phủ các nước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tưcho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thủylợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế Những cơ sở hạ tầng kinh tế - xãhội được xây dựng mới hoặc cải tao nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quantrọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo.
- ODA loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư vốn điểm mà ở đó
sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình
tự duy trì và phát triển
ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toánquốc tế của các nước đang phát triển Đa phần các nước đang phát triển rơivào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toánquốc tế của các quốc gia này ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của IMF cóchức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó
ổn định đồng bản tệ
- Nhờ có nguồn vốn ODA mà đã khuyến khích thu hút đầu tư trong và
ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn trực tiếp nước ngoài FDI
ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tưnhân, có tác động tích cực đến phát triển năng lực sản xuất, nâng cao chấtlượng dịch vụ của các ngành và địa phương Ở những quốc gia có cơ chếquản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam châm “hút” đầu tư tư nhântheo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ Đối với những nước đang trongtiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực
tư nhân vào công cuộc đổi mới của đất nước
Trang 19- Nguồn vốn ODA đã góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao
điều kiện sống cho người dân, tăng phúc lợi công cộng, cải thiện điều kiệnmôi trường
Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiêndành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng vàhiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật choviệc dạy và học của các nước đang phát triển Bên cạnh đó, một lượng ODAkhá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảosức khoẻ cộng đồng Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước đangphát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình
- ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực thể chế
thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cảicách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệquốc tế
1.3.2 Tiêu cực
- ODA là nguồn vốn ưu đãi nhưng nó thường đi kèm theo các điều
kiện ràng buộc nhất định về chính trị, kinh tế hoặc khu vực địa lý Các nướcgiàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộngthị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốcphòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị Vì vậy, họ đều có chính sách riênghướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế
- Nước nhận viện trợ còn phải chịu rủi ro của đồng tiền viện trợ
- ODA không phải lúc nào cũng phát huy được tác dụng đối với khu
vực tư nhân Ở những nền kinh tế có môi trường kinh doanh bị bóp méonghiêm trọng thì viện trợ không những không bổ sung mà còn lọai trừ đầu tư
tư nhân
- Trong cùng một quốc gia, tình trạng tập trung ODA vào các thành
phố lớn tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế- xã hội, làm cho khoảngcách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn
Trang 20- Tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu
hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp,thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dựán… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốnnày còn thấp có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến ODA
1.4.1 Từ phía nước tài trợ
- Mục tiêu chiến lược cung cấp ODA của nhà tài trợ: Trong từng thời
kỳ, căn cứ vào mục tiêu chiến lược mà nhà tài trợ xác định tập trung vào khuvực nào, quốc gia nào, theo phương thức nào Nếu mục tiêu chiến lược cungcấp ODA của nước tài trợ thay đổi thì nó sẽ ảnh hưởng đến quốc gia tiếp nhận
về cả cơ cấu nguồn vốn ODA và cơ chế chính sách quản lý
- Tình hình kinh tế - chính trị cũng như các biến động bất thường có
thể xảy ra ở phía nhà tài trợ Khi có những sự biến động bất thường thì chínhsách và các quy định về quản lý ODA cũng có thể thay đổi, dựa vào nhữngđánh giá về các khoản ODA đã được thực hiện trong thời gian qua của từngnhà tài trợ
- Bối cảnh quốc tế và sự phát triển các mối quan hệ kinh tế, chính trị
giữa hai phía tài trợ và nhận tài trợ Nếu bối cảnh và mối quan hệ này màmang tính tích cực thì sẽ tạo thuận lợi cho việc giữ vững và mở rộng quy mônguồn vốn ODA và cả đối với việc hài hòa thủ tục giữa hai bên và ngược lại
1.4.2 Từ phía nước tiếp nhận
- Sự ổn định của thể chế chính trị: Thực tế đã chỉ ra rằng, nếu thể chế
chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho việc thu hút và quản lý ODA
- Mức ổn định kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn phát triển, đặc biệt là
chính sách tài chính, thuế, mức độ mở cửa của nền kinh tế… cũng có ảnhhưởng rất lớn đến công tác quản lý Nếu các chính sách này ổn định trong thờigian dài và hợp lý sẽ góp phần cho quản lý nguồn vốn ODA tốt và ngược lại,
sẽ gây ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn vốn này
Trang 21- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức
quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA Nếu các văn bản này ổn định và phù hợp
sẽ góp phần cho công tác quản lý tốt nguồn vốn ODA và ngược lại, sẽ làmảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý nguồn vốn này theo chiều hướngkhông tốt
- Trình độ phát triển kinh tế và đặc biệt là trình độ phát triển hệ thống
thể chế kinh tế, các điều kiện có liên quan đến năng lực quản lý của đội ngũcán bộ hay tốc độ tăng trưởng kinh tế qua từng thời kỳ Nhận thức của cán bộlãnh đạo, cán bộ quản lý và cả người dân về nguồn vốn ODA mà trước hết làcác ngành, các cấp, các địa phương, các cơ sở thụ hưởng trực tiếp… cũngđóng vai trò là các nhân tố có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý nguồnvốn ODA này của bên nhận tài trợ
1.5 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của nguồn vốn ODA
Căn cứ vào phạm vi có thể phân loại đánh giá hiệu quả sử dụng vốnODA ở tầm vĩ mô và vi mô
1.5.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng ODA tầm vĩ mô
Đánh giá hiệu quả nguồn vốn ODA dựa trên sự phát triển của toàn bộnền kinh tế, với sự thay đổi của các chỉ tiêu xã hội tổng thể Các chỉ tiêu chínhdùng để đánh giá là:
- Tăng trưởng GDP;
- Tăng mức GDP trên đầu người;
- Các chỉ số về xã hội: Tỷ lệ giảm ngèo, tỷ lệ biết đọc, biết viết, tỷ lệ
tăng dân số, tuổi bình quân…;
- Khả năng hấp thụ và hiệu quả sử dụng vốn ODA theo ngành;
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA theo ngành, chúng ta cũngdựa trên sự phát triển của toàn ngành, các chỉ tiêu chính phản ánh sự tăngtrưởng của ngành trong kỳ đánh giá
Trang 221.5.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA tầm vi mô
Đánh giá vi mô là đánh giá khách quan một chương trình/ dự án đangthực hiện hoặc đã hoàn thành từ khâu thiết kế (xây dựng dự án), tổ chức thựchiện (công tác lập kế hoạch, thực hiện đấu thầu…) và những thành quả của dự
án (kết quả giải ngân, tính bền vững của dự án, số đối tượng hưởng lợi của dựán…)
Mục đích của việc đánh giá hiệu quả là nhằm xác định tính phù hợp,việc hoàn thành các mục tiêu, hiệu quả phát triển, tác động và tính bền vữngcủa dự án Việc đánh dự án nhằm cung cấp những thông tin hữu ích và đnágtin cậy, giúp cho Chính phủ nước tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợ nắm được cácthông tin quan trọng đầy đủ để có những quyết sách kịp thời và đưa ra nhữngquyết định chính xác đối với các dự án đang thực hiện và rút ra những bài học
bổ ích đối với các dự án sẽ thực hiện trong tương lai
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ở tầm vi mô tức là việc đánhgiá các kết quả thực hiện của dự án có đạt được theo các mục tiêu ban đầu đã
đề ra/ ký kết trong Hiệp định giữa Chính phủ và nhà tài trợ hay không Cáctiêu chí để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với một chương trình/dự
án như được định nghĩa trong “Các nguyên tắc trong đánh giá nguồn hỗ trợphát triển của Ủy ban hỗ trợ phát triển OECD”, bao gồm các tiêu chí:
- Tính phù hợp: Là mức độ phù hợp của việc đầu tư bằng nguồn vốn
ODA đối với những ưu tiên và chính sách của nhóm mục tiêu, bên tiếp nhậntài trợ và nhà tài trợ
Việc đánh giá tính phù hợp sẽ cho thấy chương trình/dự án có phù hợpkhi được triển khai tại khu vực/vùng đó hay không, có đáp ứng được nhu cầucủa các cơ quan thụ hưởng hay không, có đúng mục tiêu đặt ra hay không, từ
đó có những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo dự án được thực hiện theo đúngmục tiêu ban đầu và đáp ứng được nhu cầu đề ra
- Tính hiệu suất: Đo lường sản phẩm đầu ra – định lượng và định tính
liên quan đến các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là chương trình/dự án sửdụng ít nguồn lực nhất có thể được để đạt được kết quả mong đợi Hay nói
Trang 23cách khác là thông qua việc so sánh việc lựa chọn các yếu tố đầu vào nhưngvẫn đạt được kết qủa đầu ra như mong đợi, để thấy được quy trình thực hiệnchương trình/dự án đã là hợp lý nhất chưa.
Đánh giá tình hiệu suất sẽ cho thấy dự án thực hiện đạt được kết quảnhư mục tiêu đề ra trên cơ sở tiết kiệm được nguồn lực đầu vào như thế nào?
Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và những sự lựa chọn thay thếcần thiết khi thực hiện những dự án tiếp theo trên cơ sở sử dụng và kết hợpcác yếu tố đầu vào hợp lý nhất
- Tính hiệu quả: Là thước đo mức độ đạt được các mục tiêu đề ra của
một chương trình/dự án
Đánh giá tính hiệu quả của dự án nhằm xem xét việc dự án có đạt đượcmục tiêu như trong thiết kê/văn kiện ban đầu của dự án không? Việc đánh giánày được thực hiện trên cơ sở so sánh kết quả theo thiết kế/văn kiện với kếtquả đạt được trên thực tế Từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm và những
đề xuất tiếp theo (nếu có)
- Tính tác động: Là những chuyển biến tích cực và tiêu cực do sự can
thiệp trực tiếp hoặc giám tiếp, có chủ ý hoặc không chủ ý, của việc thực hiệnchương trình/dự án tạo ra Nó cho thấy những tác động và ảnh hưởng đối vớikinh tế, xã hội, môi trường và các chỉ số về phát triển khác do việc thực hiện
dự án/chương trình tạo ra
Tính tác động của dự án không thể đo lường ngay khi dự án kết thúc,
do đó người ta thường đánh giá nó sau khi dự án đã kết thúc từ 3 – 5 năm, khi
đó mới có thể thấy được dự án có những tác động gì đến tình hình kinh tế, xãhội và môi trường tại khu vực thực hiện dự án và xung quanh
- Tính bền vững: Xem xét những lợi ích của việc thực hiện chương
trình/dự án sẽ được duy trì sau khi kết thúc nguồn tài trợ như thế nào cả vềmặt tài chính và môi trường
Xem xét tính bền vững của dự án chính là xem xét những hoạtđộng/hiệu quả/tác động của dự án có tiếp tục được duy trì khi dự án không
Trang 24còn tồn tại hay không? Các bên tham gia dự án, chính phủ hay các tổ chứckhác có tiếp tục duy trì ccá hoạt động của dự án một cách độc lập hay không?
Khi đánh giá hiệu quả của một chương trình/dự án xét theo 05 tiêu chínày thì cần phải trả lời những câu hỏi sau:
Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA
Phù hợp - Chương trình/dự án có nhất quán với các mục tiêu chiến
lược của quốc gia?
- Có thể thay đổi hoạt động của chương trình/dự án đó để làm
nó phù hợp hơn với các mục tiêu chiến lược quốc gia?
- Chương trình/dự án đó có còn đáp ứng được nhu cầu củacác cơ quan thụ hưởng?
- Phạm vi và cách thức tiếp cận của dự án có phù hợp haykhông?
- Sự thay đổi của dự án sau khi triển khai có phù hợp vớiphạm vi ban đầu của dự án hay không?
- Những thay đổi trong thời gian tới như môi trường kinh tế,chính sách… có ảnh hưởng đến tính phù hợp của dự án haykhông?
Hiệu suất - Có thể giảm số lượng yếu tố đầu vào đến mức nào nhưng
vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra?
- Các yếu tố đầu vào có được sử dụng một cách phù hợp/đúngđắn để đạt được các mục tiêu đề ra hay không?
- Các mục tiêu của dự án có đạt được một cách đầy đủ haykhông? Những nhân tố thúc đẩy và cản trở việc đtạ được mụctiêu của dự án?
Hiệu quả - Có đạt được mục tiêu dự kiến không? Những nhân tố ảnh
hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của dự án?
- Có đạt được mục tiêu khi chương trình/dự án kết thúc
Trang 25Tác động - Có tác động tiêu cực nào không – nếu có, liệu có thể làm
giảm thiểu những tác động này?
- Có tác động tích cực nào không – nếu có, liệu có thể tối đaháo những tác động này?
- Dự án đã có những đóng góp gì đến việc đạt được mục tiêudài hạn của quốc gia?
- Chương trình/dự án có tác động thế nào đến việc phát triểnchính sách trong lĩnh vực dự án thực hiện? Những tác độngnày có tích cực hay không?
- Dự án có tác động gì đến kinh tế/xã hội như: Tạo công ăn,việc làm, giảm nghèo, nâng cao vị thế người phụ nữ, tăngcường sự tham gia của người dân, nâng cao năng lực đối tác…Những tác động này có tích cực không? Những tác động của
dự án đối với môi trường tự nhiên nơi dự án thực hiện? Nếu lànhũng tác động tiêu cực thì có được lường trước ngay tronggiai đoạn đầu thực hiện dự án hay không?
- Những tác động của dự án đối với việc nâng cao và cải tiếncông nghệ trong khu vực dự án triển khai?
Bền vững - Liệu các tổ chức của Việt Nam tham gia vào các chương
trình/dự án ODA này có tiếp tục các hoạt động một cách độclập sau khi dự án kết thúc hay không?
- Liệu những công đồng tham gai vào dự án có tiếp tục cáchoạt động một cách độc lập khi dự án kết thúc hay không?
- Có thể thay đổi những hoạt động nào để tăng cường tính bềnvững của dự án?
Trang 26- Kết quả thực hiện dự án có được hoạt động và duy trì mộtcách thích hợp khi dự án kết thúc không?
- Các điều kiện để duy trì hoạt động của dự án có phù hợpkhông như cơ cấu tổ chức, nhân lực, kỹ năng, trang thiết bị…?
- Nguồn lực tài chính trong tương lai để duy trì các hoạt độngcủa dự án có đầy đủ không? Bên cạnh các nguồn lực tài chínhcủa các tổ chức, có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ hay không?
1.6 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc thu hút nguồn vốn ODA
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã sinh ra và tồn tại trên thế giớihơn 60 năm và nó nhanh chóng được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với
cả phía đối tác đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư Mặc dù mỗi nước có đặc thùriêng xong việc sử dụng viẹn trợ có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vàođịnh hướng phát triển kinh tế xã hội, thể chế chính trị của nước nhận viện trợ
Qua sự phân bổ và sử dụng vốn ODA hàng năm, các nhà tài trợ và bảnthân các quốc gia nhận tài trợ đều có những đánh giá độc lập để rút ra nhữngkinh nghiệm thành công cũng như thất bại trong thu hút và sử dụng vốn ODA
Malaysia
Sau khi giành lại độc lập năm 1957 Malaysia đã phải đối mặt với nhiềukhó khăn, thách thức như: nghèo đói, thất nghiệp cao, kết cấu hạ tầng kinh tế
xã hội yếu kém và thiếu thốn trầm trọng để đầu tư phát triển
Từ những năm 1970, việc nhận được các nguồn viện trợ quốc tế với cácnhà tài trợ chính là Nhật Bản, UN, WB, ADB đã góp phần quan trọng giúpMalaysia giải quyết được vấn đề đói nghèo và tái phân phối lại thu nhập Tiếpđến những năm 1980, nguồn viện trợ nước ngoài đóng vai trò to lướn trongviệc gia tăng về kỹ thuật chuyên môn, lập kế hoạch thực thi và đánh giá dự
án, phân tích chính sách, phát triển kỹ thuật công nghệ… Vì thế ODA trởthành đòn bẩy đưa Malaysia vượt qua xuất phát điểm thấp của nền kinh tế
Trang 27Điểm nổi bật trong công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tạiMalaysia là sự phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ cùng kiểm tra đánh giá ỞMalaysia, vốn ODA được quản lý tập trung vào một đầu mối là Văn phòngKinh tế Kế hoạch Vốn ODA được đất nước này dành cho thực hiện các dự ánxóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho người dân Văn phòng Kinh tế Kếhoạch Malaysia là cơ quan lập kế hoạch ở Trung ương, chịu trách nhiệm phêduyệt chương trình dự án, và quyết định phân bổ ngân sách phục vụ mục tiêuphát triển quốc gia Malaysia đánh giá cao hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ.Mục đích lướn nhất của Malaysia là nhận hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường nănglực con người thông qua các lướp đào tạo Malaysia công nhận rằng họ chưa
có phương pháp giám sát chuẩn mực Song chính vì vậy mà Chính phủ rấtchú trọng vào công tác theo dõi đánh giá Kế hoạch theo dõi và đánh giá đượcxây dựng từ lập kế hoạch dự án và trong lúc triển khai
Malaysia đặc biệt chú trọng đơn vị tài trợ trong hoạt động kiểm tra, giását Phương pháp đánh giá của đất nước này là khuyến khích phối hợp đánhgiá giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ, bằng cách hài hòa hệ thống đánhgiá của hai phía Nội dung đánh giá tập trung vào hiệu quả của dự án so vớichính sách và chiến lược, nâng cao công tác thực hiện và chú trọng vào kếtquả Hoạt động đánh giá theo dõi được tiến hành thường xuyên Malaysia chorằng công tác theo dõi đánh giá không hề làm cản trở dự án, trái lại sẽ giúpnâng cao tính minh bạch, và đặc biệt là giảm lãng phí
là điều kiện để kiểm soát và thực hiện thành công các dự án ODA Ba Lan đềcao hoạt động phối hợp với đối tác viện trợ Ở Ba Lan, các nguồn hỗ trợ đươc
Trang 28coi là quỹ tài chính công, việc mua sắm tài sản công phải tuân theo Luật muasắm công và theo những quy tắc kế toán chặt chẽ.
Quá trình giải ngân khá phức tạp nhằm kiểm soát đồng tiền được sửdụng đúng mục đích Trong đó, nhà tài trợ có thể yêu cầu nước nhận viện trợthiết lập hoặc sửa đổi hệ thống thể chế và hệ thống luật pháp Cơ quan chịutrách nhiệm gồm có các Bộ, một số cơ quan Chính phủ, trong đó Bộ Pháttriển đóng vai trò chỉ đạo Ba Lan đặc biệt chú trọng công tác kiểm soát vàkiểm toán Công tác kiểm toán tập trung vào kiểm toán các hệ thống quản lý.Trong đó, chịu trách nhiệm gồm có kiểm toán nội bộ trong mỗi cơ quan, cáccông ty kiểm toán nước ngoài được thuê, và các dịch vụ kiểm toán của Ủyban châu Âu Khi công tác kiểm toán phát hiện có những sai sót, sẽ thông báocác điểm không hợp lệ cho tất cả các cơ quan Công tác kiểm soát tập trungvào kiểm tra tình hình hợp pháp và tính hợp thức của các giao dịch, kiểm trahàng năm và chứng nhận các khoản chi tiêu, kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra bấtthường Chính phủ Ba Lan cho rằng, kiểm tra và kiểm toán thường xuyênkhông phải để cản trở mà là để thúc đẩy quá trình dự án
Trung quốc
Trung Quốc hiện nay là một cường quốc với những bước chuyển mìnhlớn trong kinh tế Là một quốc gia có dân số đông nhất thế giứoi và đang thựchiện phát triển kinh tế rất thành công Sở dĩ nguồn vốn ODA được thu hútnhiều vào Trung Quốc là nhờ chủ trương đúng đắn trong quá trình quản lýnguồn vốn ODA Trung Quốc sử dụng nguyên tắc “quản lý tập trung, thựchiện phi tập trung” Với hiệu quả sử dụng nguồn vốn cao Trung Quốc đã lấyđược lòng tin của các nhà tài trợ Nguyên nhân thành công của việc thu hút và
sử dụng ODA ở Trung Quốc là: Có chiến lược hợp tác tốt, xây dựng tốt các
dự án, cơ chế điều phối và thực hiện tốt cơ chế theo dõi và giám sát TrungQuốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát Hai cơ quan Trungương quản lý ODA là Bộ Tài chính và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia
Bộ Tài chính làm nhiệm vụ đi xin tài trợ, đồng thời là cơ quan giám sát việc
Trang 29sử dụng vốn Bộ tài chính yêu cầu các địa phương thực hiện kiểm tra thườngxuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với đối tác tài trợ đánh giá từng dự
án Các Bộ ngành chủ quản và địa phương có vai trò quan trọng trong thựchiện và phối hợp với Bộ tài chính giám sát việc sử dụng vốn Việc trả nợ vốnODA ở Trung Quốc theo cách “ai hưởng lợi, người đó trả nợ” Quy định nàybuộc người sử dụng phải tìm giải pháp hoạt động giúp sinh ra lợi nhuận vàbảo vệ được nguồn vốn
Bên cạnh những quốc gia có được thành công trong việc sử dụng nguồnvốn ODA thì có một số nước không thu được những kết quả như mong đợi
Brazil
Do không xác định đúng chiến lược và mục đích sử dụng ODA làmcho gánh nặng nợ nần tăng lên Khi nguồn viện trợ ngày càng tăng thì việc sửdụng lãng phí, đầu tư tràn lan có xu hướng càng cao, nhất là trong giai đoạnđầu của dự án khi nghĩa vụ trả nợ gốc còn ẩn giấu Bằng vốn được viện trợ,Brazil đã tiến hành hàng loạt các dự án nhằm tiến hành một chương trình xâydựng kinh tế lớn: xây dựng nhiều nhà máy thủy điện mà chỉ riêng một nhàmáy đã làm mất số vốn gấp 10 lần số vốn đầu tư và chương trình thủy lợi của
cả một vùng; xây dựng 9 nhà máy điện hạt nhân; xây dựng tuyến đường sắtMiras Gnerais tới Sao Paolo kéo dài hơn 3 năm; xây dựng tổ hợp nông – côngnghiệp gang thép vùng Đông Bắc với số vốn là 620 triệu USD Cuối cùngBrazil đã trở thành con nợ lớn nhất thế giới năm 1986 với số tiền lên tới 108
tỷ USD và là một trong hai nước đầu tiên tuyên bố vỡ nợ năm 1992
Châu Phi
Cùng mắc phải một lỗi như Brazil, nguồn viện trợ nhận được được cácnước Châu Phi tập trung quá lớn vào xây dựng nhiều công xưởng, biệt thựlớn, đầu tư chủ yếu vào phát triển đô thị Đầu tư không cân đối, chú trọng quánhiều đến khu vực làm ăn thô lỗ, cần được sự bao cấp của nhà nước màkhông quan tâm đến phát triển nông nghiệp đã dẫn đến sử dụng vốn kém hiệu
Trang 30quả và gây tổn thất lớn cho nền kinh tế quốc dân Mặc dù nguồn vốn vào cácnước châu Phi những năm 80 lên tới 35-40% tổng ODA thế giới với mức ưuđãi cao, tỷ lệ cho không lên tới 60-80% nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tếnhững nước này vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Kinh nghiệm của một số quốc gia giúp ra thấy rằng muốn thu hút đượcnguồn vốn ODA thì các quốc gia đang phát triển cần có ý thức chủ động tronghoạt động thu hút ODA Nước nhận tài trợ cần phải đưa ra mục tiêu sử dụngvốn ODA một cách rõ ràng cho nhà tài trợ xem xét để xác định xem nó cóphù hợp với chính sách tài trợ của mình hay không, làm cơ sở để viện trợ.Muốn làm được điều đó Chính phủ cần hoạch định một chiến lược sử dụngvốn ODA cụ thể và thể hiện sao cho các nhà tài trợ thấy được chiến lược cótính tổng thể, khả thi trong tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và khả thitrong việc hoàn trả những khoản vay
Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan bộ ngành cần có sự kết hợpchặt chẽ để quảng bá hoặc tổ chức thường xuyên những chuyến thăm của cácnhà lãnh đạo các nước tài trợ Kinh nghiệm cho thấy rằng hoạt động này hếtsức quan trọng, dù có chiến lược và kế hoạch hoàn hảo đến đâu nhưng khôngtruyền tải được đến nhà tài trợ thì cũng bỏ đi Chính phủ phải là người chủđộng trong tiếp cận nhà tài trợ và là trung gian chủ động phối hợp các nhà tàitrợ với nhau nhằm tránh tình trạng mạnh ai người ấy làm và vốn ODA bị sửdụng chồng chéo, không hiệu quả
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ODA TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN 1993 – 2014 2.1 Thực trạng thu hút vốn ODA
2.1.1 Lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút ODA
Trang 31Điều đầu tiên phải kể đến đó là Việt Nam là một quốc gia có nền chínhtrị ổn định, đất nước duy trì nền hòa bình và luôn đi theo định hướng củaĐảng, Nhà nước và Chính phủ.
Vị trí và tầm quan trọng của Việt Nam trong ASEAN là nhân tố quantrọng cho sự phát triển về nhiều mặt của các nhà tài trợ Việt Nam có vị tríchiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á Nước ta nằm trên các tuyếngiao thông đường biển ở khu vực Tây Thái Bình Dương, có nhiều cửa ngõthông thương ra biển, có nhiều cảng biển lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, VũngTàu, Cam Ranh… Chúng đều có ý nghĩa lớn về mặt quân sự và kinh tế
Trong con mắt của các nhà đầu tư, Việt Nam được coi là thị trườngtriển vọng Theo báo Nihon Keizai của Nhật Bản ngày 21/8/1995 từng nêu lênthế mạnh của Việt Nam đó là: Lực lượng lao động cần cù, chịu khó và cótrình độ văn hóa cao; tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng như: dầu lửa,khí đốt thiếc, quặng, bô xít, nền nông nghiệp đầy tiềm năng, bờ biển dài; tiềmnăng du lịch phong phú, được kích thích bởi tốc độ tăng trưởng nhanh của cácnước châu Á xung quanh và tình hình chính trị ổn định Tuy nhiên, có thểthấy, hiện nay Việt Nam không còn là một nước có tài nguyên thiên nhiêngiàu có như trước đây do ý thức của con người và sự khai thác triệt để, chúng
ta cần xây dựng một thế mạnh mới để bù đắp lại sự mất đi của lợi thế này
Việt Nam được đánh giá là đất nước có tỷ lệ rủi ro thấp khi đầu tư.Theo lời ông TaiHui – Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế khu vực ĐôngNam Á của Ngân hàng Standard Chartered: “Việt Nam được nhiều nhà đầu tưcoi là nơi để phân bổ rủi ro Các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư Nhật Bảnrất chú ý tới yếu tố này vì Việt Nam đang nổi lên là một nơi thay thế đầu tưkhá lý tưởng do kết hợp được các yếu tố khác như nguồn lao động có kỹnăng, chi phí nhân công thấp, môi trường đầu tư được cải thiện, không cókhủng bố, có nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư…”
2.1.2 Bất lợi của Việt Nam trong việc thu hút ODA
Trang 32Mặc dù, môi trường đầu tư của Việt Nam trong năm qua đa có nhữngbước cải thiện đáng kể với các ưu thế như có nguồn lao động dễ tuyển dụng,quy mô thị trường với khả năng tăng trưởng cao và tình hình chính trị xã hội
ổn định Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại làm giảm khả năng cạnh tranh thuhút đầu tư của Việt Nam trên trường quốc tế Cụ thể, lương công nhân ViệtNam hoạt động trong lĩnh vực chế tạo tương đối cao so với một số nước cùngkhu vực, gấp đôi Campuchia Ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam vẫnchưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết Tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam chỉ đạtmức bình quân chung là 47,8% thế giới, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc là64,2%, dẫn đến chi phí giá thành sản phẩm sản xuất tại Việt Nam thường caohơn so với các quốc gia khác
Một điểm hạn chế khác nữa của môi trường đâu tư Việt Nam là thủ tụchành chính phức tạp, thủ tục hải quan, thuế quan, các chính sách ưu đãi dànhcho các doanh nghiệp nước ngoài còn thiếu nhất quán Công tác giải phóngmặt bằng còn chậm trễ làm cho việc triển khai dự án gặp nhiều khó khăn Cácyếu tố đó gây ảnh hưởng làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, gây phát sinhthêm nhiều chi phí Bên cạnh đó, việc thiếu hụt lao động có tay nghề cao, khobãi, thông tin cho nhà đầu tư cũng khiến các công ty nước ngoài e ngại khitham gia vào thị trường Việt Nam
Ngoài ra, các dự án vẫn còn nhiều kẽ hở và lỗ hổng dẫn tới tình trạngtham nhũng, lãng phí Hiện tượng này làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ViệtNam dưới mắt nhìn của bạn bè quốc tế
2.1.3 Tình hình thu hút ODA
2.1.3.1 Khối lượng vốn cam kết, ký kết, giải ngân
Trang 33Hội nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam họp tại Paris diễn ra vàotháng 11 năm 1993 đã đánh dấu quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam vàCộng đồng tài trợ quốc tế được khôi phục hoàn toàn
Trong thời gian qua, công tác vận động ODA luôn được chú trọng theochủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước: “Việt Nam sẵn sàng là đối táctin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập
và phát triển”
Cho đến nay, 14 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho ViệtNam (Hội nghị CG) đã được tổ chức Đây là diễn đàn quan trọng được tổchức thường niên để trao đổi ý kiến giữa Chính phủ và Cộng đồng các nhà tàitrợ quốc tế tại Việt Nam về quá trình phát triển của Việt Nam và hoạt độngđiều phối ODA để hỗ trợ quá trình này Ngoài Hội nghị CG thường niên còn
tổ chức Hội nghị CG giữa kỳ không chính thức tại các địa phương, tạo điềukiện cho các nhà tài trợ nắm bắt nhu cầu phát triển ưu tiên, cũng như tiếp xúcvới những người thụ hưởng viện trợ Công tác vận động ODA còn được thựchiện thông qua các hoạt động đối ngoại của các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng,Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương, các đoànthể chính trị, xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ta ở nước ngoài.Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2014, Việt Nam đã có 51 nhà tài trợ,bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương đang hoạtđộng, cung cấp nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi cho hầu hết các ngành,lĩnh vực kinh tế, xã hội Trong đó, Ngân hàng thế giới là cơ quan viện trợ đaphương lớn nhất và Nhật Bản là quốc gia viện trợ song phương lớn nhất choViệt Nam
Hình 2.1: Khối lượng vốn ODA cam kết, ký kết và giải ngân tại Việt Nam thời kỳ 1993 – 2014
ĐVT: Triệu USD
Trang 34Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhìn chung là khối lượng vốn ODA cam kết, ký kết và giải ngân đềutăng lên Tổng vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ đạt 85,195 tỷ USD, ODA
ký kết đạt trên 69,189 tỷ USD, chiếm 81,21% tổng vốn ODA cam kết, trong
đó vốn ODA và vốn vay ưu đãi đạt 62,012 tỷ USD và chiếm khoảng 89,62%,vốn ODA không hoàn lại đạt 7,176 tỷ USD và chiếm khoảng 10,38%.Tổngvốn ODA giải ngân tính đến hết năm 2014 đạt 48,23 tỷ USD, chiếm trên69,71% tổng vốn ODA ký kết
Trong giai đoạn 1993 – 2000, khối lượng vốn ODA cam kết, ký kết vàgiải ngân vẫn còn tương đối thấp và ổn định, có xu hướng tăng lên, nhữngnăm sau cao hơn năm trước
Trong giai đoạn 2001 – 2005 nguồn vốn ODA cam kết tăng nhưngkhông nhiều, ODA ký kết, giải ngân tăng giảm theo từng năm Nhưng nhìnchung là nguồn vốn ODA trong giai đoạn này là tăng Giá trị cam kết của các
tổ chức quốc tế đạt 14,597 triệu USD, tăng liên tục qua các năm Năm 2005,lượng vốn cam kết là lớn nhất với 3,500 triệu USD, cao nhất trong các năm.Giá trị ký kết đạt 11,080 triệu USD, đạt được 75,9% giá trị ODA cam kết củacác nước dành cho Việt Nam Giá trị giải ngân đạt được 7,840 triệu USD
Trang 35Năm 2001 chỉ giải ngân được 1,500 triệu USD, năm 2002 giải ngân được1,528 triệu USD, năm 2003 là 1,442 triệu USD, năm 2004 là 1,650 triệu USD
và năm 2005 là 1,720 triệu USD Tỷ lệ giải ngân này còn chậm và chưa cóhiệu quả Sự chậm trễ trong giải ngân do rất nhiều các yếu tố tác động Nhưnglượng vốn đầu tư lại có xu hướng tăng lên qua các năm và có triển vọng ngàycàng tăng lên trong các năm tiếp theo
Trong giai đoạn 2006 -20010, tổng nguồn vốn ODA cam kết, ký kết vàgiải ngân tăng mạnh và cao nhất là năm 2009 với tổng số vốn ODA cam kết
là 8,064 triệu USD, ký kết 6,201 triệu USD và giải ngân 4,105 triệu USD.Nhưng đến năm 2010 thì đã bị giảm, ODA cam kết giảm ít đạt 7,906 triệuUSD; ký kết còn 3,173 triệu USD và giải ngân đạt 3,541 triệu USD Nguyênnhân cho sự giảm xuống này là do Việt Nam đã thoát khỏi nhóm nước có thuthập thấp và là nước có thu nhập trung bình
Giai đoạn 2011- 2014, vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ có xuhướng giảm xuống, nguyên nhân do năm 2010, Việt Nam thoát khỏi nhómnước có thu nhập thấp Khối lượng vốn ODA được giải ngân tăng Cụ thể,khối lượng vốn ODA giải ngân năm 2011, 2012, 2013, 2014 lần lượt là 3650triệu USD, 3900 triệu USD, 5100 triệu USD, 5600 triệu USD
Bảng 2.1 : So sánh ODA cam kết, ký kết và giải ngân qua các thời kỳ
Đơn vị tính: Triệu USD