Khái niệm bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Bán hàng là quá trình các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển hóa vốn sản xuấtkinh doanh của mình từ hình thái hàng hóa sang hình thái ti
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trang 2MỤC LỤC
LỜI cẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vii
MỞ ĐẦU viii
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 2
1.1 Khái quát về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 2
1.1.1 Đặc điểm, vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ của hoạt động bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 2
1.1.2 Phương pháp tính giá vốn của hàng bán 4
1.1.3 Các phương pháp kế toán chi tiết hàng hóa 5
1.1.4 Các phương thức bán hàng hóa 8
1.2 Nội dung của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 9
1.2.1 Kế toán bán hàng hóa 9
1.2.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 21
1.2.3 Phản ánh sổ sách, chứng từ và báo cáo 29
1.2.4 Công tác kế toán Thuế TNDN 30
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT (CIRI) 35
2.1 Giới thiệu về Công ty và công tác kế toán tại Công ty CIRI 35
2.1.1 Giới thiệu về Công ty CIRI 35
2.1.2 Tình hình công tác kế toán tại Công ty CIRI 45
2.2 Kế toán bán hàng hóa 53
2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng 53
2.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán 68
2.3 Kế toán xác đinh kết quả bán hàng trong doanh nghiệp 77
2.3.1 Kế toán chi phí bán hàng 77
2.3.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 88
2.3.3 Kế toán xác định kết quả bán hàng 90
2.3.4 Công tác kế toán Thuế TNDN 93
Trang 32.3.5 Công tác ghi chép sổ sách, chứng từ và lên báo cáo kết quả kinh doanh 95
2.4 Đánh giá công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty 97
2.4.1 Ưu điểm 97
2.4.2 Nhược điểm 98
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CIRI 101
3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 101
3.1.1 Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 101 3.1.2 Một số định hướng nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 102
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 103
3.2.1 Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán 103
3.2.2 Về sổ sách, chứng từ kế toán 103
3.2.3 Về Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 106
3.2.4 Về báo cáo liên quan đến bán hàng 106
3.2.5 Về kế toán quản trị 107
3.2.6 Về vấn đề trích lập dự phòng 107
3.2.7 Về việc ghi nhận chi phí mua hàng 108
3.2.8 Tin học hóa công tác kế toán 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Diễn giải
CIRI International Relation and Investment Joint Stock Company
QĐ-BGTVT Quyết định- Bộ Giao thông vận tải
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Danh mục hàng bán: 35
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty CIRI qua các năm 42
Bảng 2.3: Danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán được sử dụng tại Công ty CIRI 48
Bảng 2.4: Hệ thống tài khoản mà Doanh nghiệp hay sử dụng 49
Bảng 2.5: Hóa đơn GTGT xuất bán hàng 59
Bảng 2.6: Giấy báo có của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: 60
Bảng 2.7: Biên bản trả lại hàng 61
Bảng 2.8: Sổ chi tiết bán hàng mặt hàng Hạt nhựa HDPE 63
Bảng 2.9: Sổ chi tiết bán hàng mặt hàng hóa chất KI 64
Bảng 2.10: Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng (Công ty TNHH Yên Phú) 65
Bảng 2.11: ??? 67
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp chi tiết hàng bán: 68
Bảng 2.13: ??? 70
Bảng 2.14: Sổ cái TK 5111 72
Bảng 2.15: Phiếu xuất kho hàng hóa bán cho công ty TNHH Yên Phú: 74
Bảng 2.16: Phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại 75
Bảng 2.17: ??? 76
Bảng 2.18: Sổ chi tiết thành phẩm, hàng hóa 77
Bảng 2.19: Sổ chi tiết TK 632 78
Bảng 2.20: Bảng tổng hợp chi tiết sản phẩm, hàng hóa 79
Bảng 2.21: Sổ cái TK 632 80
Bảng 2.22: Giấy đề nghị tạm ứng 82
Bảng 2.23: Bảng phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ cho bộ phận bán hàng 83
Bảng 2.24: Bảng tính khấu hao tài sản cố định cho bộ phận bán hàng 84
Bảng 2.25: Bảng thanh toán lương cho bộ phận bán hàng 85
Bảng 2.26: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ 86
Bảng 2.27: Bảng phân bổ công cụ, dụng cụ 86
Bảng 2.28: Bảng phân bổ tiền lương 87
Bảng 2.29: Sổ chi tiết TK 641 88
Bảng 2.30: Sổ cái TK 641 89
Bảng 2.31: ??? 90
Bảng 2.32: ??? 90
Trang 6Bảng 2.33: ??? 91
Bảng 2.34: ??? 92
Bảng 2.35: ??? 93
Bảng 2.36: ??? 93
Bảng 2.37: 94
Bảng 2.38: ??? 94
Bảng 2.39: ??? 95
Trang 7DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: ??? 4
Sơ đồ 1.2: ??? 5
Sơ đồ 1.3: ??? 6
Sơ đồ 1.4: ??? 9
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tài khoản 511 11
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán tài khoản 632 12
Sơ đồ 1.7: Hạch toán nghiệp vụ bán buôn qua kho 13
Sơ đồ 1.8: Hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán 14
Sơ đồ 1.9: Hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán 15
Sơ đồ 1.10: Hạch toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa 15
Sơ đồ 1.11: Hạch toán trường hợp doanh nghiệp có hàng giao đại lý 16
Sơ đồ 1.12: Hạch toán bán hàng theo phương thức trả góp 16
Sơ đồ 1.13: Hạch toán bán hàng ở doanh nghiệp tính thuế GTGT bằng phương pháp trực tiếp hoặc đối với mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 17
Sơ đồ 1.14: Hạch toán nghiệp vụ bán hàng hóa theo phương thức kiểm kê định kỳ 18
Sơ đồ 1.15: Kế toán thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hiện hành 29
Sơ đồ 1.16: Thuế thu nhập hoãn lại 30
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty CIRI 38
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty CIRI 46
Sơ đồ 2.3: ??? 51
Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng 56
Sơ đồ 2.5: Quy trình luân chuyển chứng từ hàng bán bị trả lại 57
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ hạch toán doanh thu tại Công ty 58
Trang 8MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Trong một nền kinh tế, các doanh nghiệp thương mại giữ vai trò phân phối, lưuthông hàng hoá, thúc đẩy quá trình tái sản xuất hàng hoá Hoạt động của doanh nghiệpthương mại diễn ra theo chu kì T-H-T' hay nói cách khác nó bao gồm hai giai đoạnmua hàng và bán hàng Như vậy trong hoạt động kinh doanh thương mại bán hàng rấtquan trọng giữ vai trò chi phối các nghiệp vụ khác, chu kì kinh doanh chỉ có thể diễn
ra liên tục nhịp nhàng khi khâu bán hàng được tổ chức tốt nhằm quay vòng vốn nhanhtăng hiệu suất sinh lời Muốn như vậy các doanh nghiệp phải nhận thức được vị tríkhâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá vì nó quyết định đến kết quả kinh doanh của kinhdoanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra, thực hiệnnghĩa vụ với Ngân sách Nhà Nước Bên cạnh đó, mục đích hoạt động của doanhnghiệp là lợi nhuận nên việc xác định đứng đắn kết quả kinh doanh nói chung về kếtquả bán hàng nói riêng là rất quan trọng Do vậy bên cạnh các biện pháp quản lýchung, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán bán hàng là rất cần thiết giúp doanhnghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh đứngđắn Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán bán hàng vận dụng lý luận
đã được học tập tại trường kết hợp với thực tế thu nhận được từ công tác kế toán tại
Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất, em đã chọn đề tài '' Hoàn thiện công tác
kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu
tư sản xuất”
Mục đích nghiên cứu : Đề tài tập trung vào tổ chức kế toán bán hàng và xác
định kết quả bán hàng tại Công ty CP Quan hệ quốc tế đàu tư sản xuất nhằm tìm hiểucông tác kế toán tổ chức bán hàng và xác định kết doanh tại công ty Từ đó nắm rõphương pháp, cách thức cũng như quá trình hạch toán các nghiệp vụ liên quan tại côngty
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh củaCông ty
Đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh của Công ty
Phạm vi đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh tại Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất trên cơ sở
số liệu, chứng từ, sổ sách kế toán của Công ty tháng 1 năm 2016
Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung của khóa luận tốt nghiệp này được nghiên cứu dựa theo những kiếnthức lý luận được trang bị ở nhà trường về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
Trang 9doanh, phân tích hoạt động kinh tế… và tình hình thực tế tại Công ty CP Quan hệ quốc
tế đầu tư sản xuất để tìm hiểu nội dung của từng khâu kế toán chứng từ ban đầu chođến khi lập báo cáo tài chính từ đó thấy được những vấn đề đã làm tốt và những vấn đềcòn tồn tại nhằm đưa ra biện pháp nhằm khắc phục để hoàn thiện công tác kế toánnghiệp vụ bán hàng tại Công ty
Nội dung, kết cấu của đề tài:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh trong doanh nghiệp
Chương 2: Tình hình Công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công
ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư và sản xuất (CIRI)
Chương 3: Hoàn thiện Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtại Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
Trang 10CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
1.1.1 Đặc điểm, vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ của hoạt động bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
1.1.1.1 Khái niệm bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Bán hàng là quá trình các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển hóa vốn sản xuấtkinh doanh của mình từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ và hình thành kết quảtiêu thụ
Xác định kế toán bán hàng là việc so sánh giữa chi phí kinh doanh đã bỏ ra vàthu nhập kinh doanh đã thu về trong kỳ Nếu thu thập lớn hơn chi phí thì kết quả bánhàng là lãi, thu nhập nhỏ hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lỗ Việc xác định kết quảbang hàng thường được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh, thường là cuối tháng, cuốiquý, cuối năm, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanhnghiệp
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, cònxác định kết quả kinh doanh là căn cứ quan trọng để đơn vị quyết định tiêu thụ hànghóa nữa hay không Do đó, giữa bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có quan hệmật thiết Kết quả bán hàng là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp còn bán hàng làphương tiện trực tiếp để đạt được mục đích đó
1.1.1.2 Đặc điểm của quá trình tiêu thụ hàng hóa
Quá trình tiêu thụ hàng hóa là sự trao đổi, mua bán có thỏa thuận, doanh nghiệpđồng ý bán và khách hàng đồng ý mua đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán có sựchuyển đổi quyền sở hữ hàng hóa từ doanh nghiệp sang khách hàng Doanh nghiệpgiao hàng hóa cho khách hàng và nhận được từ họ một khoản tiền hay một khoản nợtương ứng, khoản tiền này được gọi là doanh thu tiêu thụ dùng để bù đắp các khoảnchi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh Căn cứ trên số tiền hay khoản nợ màkhách hàng đã chấp nhận thanh toán để hạch toán kết quả kinh doanh trong kì củadoanh nghiệp
1.1.1.3 Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp
Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng đối vớidoanh nghiệp vì phần hành này cung cấp các thông tin chủ yếu phục vụ cho việc lậpbáo cáo tài chính, đặc biệt là báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó giúp cho nhà quản trị
có thể đánh giá được một cách tương đối đồng bộ hiệu quả hoạt động tổ chức kinhdoanh cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc hoạch địnhcác chính sách ngắn và dài hạn phù hợp để đạt được mục tiêu cuối cùng
Trang 11Doanh nghiệp thực hiện tốt nghiệp vụ này thì sẽ đáp ứng tốt, đầy đủ, kịp thời nhucầu của khách hàng, góp phần khuyến khích tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, tăng doanhthu bán ra, mở rộng thị phần, khẳng định được uy tín doanh nghiệp trong các mối quan
hệ với các chủ thể khác Đồng thời động viên người lao động, nâng cao mức sống cho
họ và đặc biệt là doanh nghiệp sẽ thu hồi được khoản lợi nhuận mong muốn, góp phầnxây dựng nền kinh tế quốc dân
Việc xác định chính xác kết quả bán hàng là cơ sở xác định chính xác hiệu quảhoạt động của các doanh nghiệp đối với Nhà nước thông qua việc nộp thuế, phí, lệ phívào ngân sách Nhà nước, xác định cơ cấu chi phí hợp lý và sử dụng có hiệu quả cao sốlợi nhuận thu được giải quyết hài hòa giữa các lợi ích kinh tế: Nhà nước, tập thể và các
cá nhân người lao động
1.1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán trong các doanh nghiệp với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, thunhập xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản đó trongdoanh nghiệp nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của doanhnghiệp, có vai trò quan trọng trong việc phục vụ quản lý bán hàng và xác định kết quảbán hàng của doanh nghiệp đó
Để đáp ứng được yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quảtiêu thụ sản phầm Kế toán có những nhiệm vụ sau:
Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chi tiết sự biến động của hàng hóa ở tất cảcác trạng thái: hàng tồn kho, hàng đi đường, hàng gia công, hàng gửi đại lý,…nhằmđảm bảo an toàn cho hàng hóa
Phản ánh tinh hình thực hiện các tiêu chí kinh tế về tiêu thụ và xác định kết quảtiêu thụ như mức bán ra, doanh thu tiêu thụ, lãi suất
Tính toán chính xác giá vốn, chi phí khối lượng tiêu thụ hàng hóa, thanh toán,chấp nhận thanh toán, hàng trả lại,…
Phản ánh chính xác, kịp thời doanh thu tiêu thụ để xác định kết quả đảm bảothu đủ và kịp thời tiền bán hàng tránh sự chiếm dụng vốn
Phản ánh và giám sát tình hình thực hiện kết quả tiêu thụ, cung caaos số liệu,lập báo cáo tài chính và lập quyết toán đầy đủ, kịp thời để đánh giá đúng hiệu quả tiêuthụ cũng như việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
Xác định đúng thời điểm tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo bán hàng và phản ánhdoanh thu Báo cáo thường xuyên kịp thời tình hình bán hàng và thanh toán với kháchhàng chi tiết theo từng hợp đồng kinh tế…nhằm giám sát chặt chẽ hàng hóa bán ra,đôn đốc thanh toán, nộp tiền bán hàng vào quỹ
Chứng từ ban đầu phải đầy đủ, hợp pháp hợp lệ Tổ chức hệ thống chứng từban đầu và trình tự luân chuyển hợp lý, khoa học, tránh sự trùng lắp, bỏ sót, chậm trễ
Xác định đúng và tập hợp đúng, đầy đủ giá vốn chi phí bán hàng, chi phí quản
lí doanh nghiệp phát sinh trong kỳ Phân bổ chính xác các chi phí đó cho hàng tiêu thụ
Trang 121.1.2 Phương pháp tính giá vốn của hàng bán
1.1.2.1 Phương pháp bình quân gia quyền
Là phương pháp căn cứ vào giá trị hàng tồn kho đầu kì và giá trị hàng nhập khotrong kỳ để tính giá bình quân của một đơn vị hàng hóa Sau đó tính giá trị hàng hóaxuất kho bằng cách lấy số lượng hàng hóa xuất kho nhân với giá đơn vị bình quân
Có hai loại đơn giá bình quân là đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ và bình quân saumỗi lần nhập
Đơn giá bình quân cả kì dự trữ:
Đơn giá bình quân cả
Trị giá thực tế hàng tồn
Trị giá thực tế hàngnhập trong kỳ
Số lượng hàng tồn kho
Số ượng hàng nhậptrong kỳĐơn giá bình quân sau mỗi lần nhập:
Đơn giá bình quân sau
Trị giá thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần nhập
Số lượng hàng tồn kho sau mỗi lần nhập
1.1.2.2 Phương pháp nhập trước xuất trước(FIFO)
Phương pháp này dựa trên giả thiết là hàng hóa được nhập trước thì xuất trước vàlấy giá thực tế của lần đó là giá của vật tư xuất kho Do đó, vật tư tồn cuối kì được tínhtheo đơn giá của những lần nhập kho sau cùng
Số lượng hàng hóa xuất khotrong tháng thuộc số lượngtừng lần nhập hàng
1.1.2.3 Phương pháp ghi sổ theo giá hạch toán
Đối với các doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, cơ cấu, chủng loại hàng hóa,vật tư nhiều, lượng xuất nhập thường xuyên, để theo dõi hằng ngày sự luân chuyểnhàng hóa trên các chứng từ nhập xuất, các sổ chi tiết, kế toán có thể sử dụng phươngpháp hệ số giá Theo phương pháp này, toán bộ hàng hóa biến động tăng giảm trong kìđều được tính theo giá hạch toán, đến cuối kì ghi sổ tổng hợp và lập báo cáo tài chínhthì kế toán mới điều chỉnh từ giá thanh toán sang giá thực tế
Trang 13- Đặc điểm tổ chức số và quy trình hạch toán:
(2) (4) (1) (3)
Sổ chi tiết hàng hóa
Bảng tổng hợp xuất nhập tồn lũy kế xuất
1.1.3 Các phương pháp kế toán chi tiết hàng hóa
Kế toán chi tiết hàng hóa được thực hiện đối với từng loại hàng lưu chuyển quakho cả về chỉ tiêu giá trị và hiện vật
Để có thể quản lý tốt nhất hàng hóa có trong khi thì điều quan trọng là doanhnghiệp phải lựa chọn vận dụng phương pháp hạch toán chi tiết phù hợp với yêu cầu vàtrình độ quản lý của đội ngũ kế toán doanh nghiệp Tùy theo tình hình đặc điểm riêngcủa mình mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong ba phương pháp sau:
1.1.3.1 Phương pháp ghi thẻ song song
Điều kiện vận dụng:
Những đơn vị thường xuyên áp dụng phương pháp hạch toán thẻ song songthường có đặc trưng: chủng loại ít vật tư, mật độ nhập xuất nhiều cần giám sát thườngxuyên, hệ thống kho tàng tập trung kế toán có thể kiểm tra và đối chiếu thường xuyên
Đặc điểm tổ chức số và quy trình hạch toán:
Hình 1.1: Quy trình hạch toán tại Công ty theo PP Ghi thẻ song song
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
Tại kho: thực hiện bước (1) Việc ghi chép tình hình nhập xuất tồn do thủ khotiến hành trên thẻ ko hoặc sổ kho theo từng loại hàng, từng mặt hàng có trong kho vàghi theo chỉ tiêu số lượng
Tại phòng kế toán thực hiện các bước (2), (3),(4) Kế toán mở thẻ kế toán chi tiếtcho từng loại mặt hàng hóa tương ứng với thẻ kho nhưng khác là được theo dõi trên cảhai chỉ tiêu hiện vật và giá trị Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được chứng từ nhập
Trang 14- Đặc điểm tổ chức sổ và quy trình hạch toán:
(4) (2)
Thẻ kho
Chứng từ xuất
xuất kho do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán kiểm tra đối chiếu sau đó ghi vào sổchi tiết Cuối tháng tiến hành cộng sổ và đối chiếu với thẻ kho
1.1.3.2 Phương pháp sổ số dư
Điều kiện vận dụng:
Phương pháp này thích hợp cho những doanh nghiệp có đặc trưng: chủng loạihàng hóa phong phú, mật độ nhập xuất lớn, hệ thống kho tàng phân tán và quản lýtổng hợp, thường sử dụng giá hạch toán để ghi chép, lao động kế toán không đủ để đốichiếu, kiểm tra thường xuyên nhưng đòi hỏi phải có chuyên môn vững vàng, tinh thầntrách nhiệm cao, đảm bảo số liệu được ghi chép chính xác trung thực
Đặc điểm tổ chức sổ và quy trình hạch toán:
Hình 1.2: Quy trình hạch toán theo PP Sổ số dư
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
Tại kho: Thủ kho thực hiện các bước (1), (3) Ở phương pháp này ngoài việc ghichép giống phương pháp trên thủ kho còn sử dụng sổ số dư để ghi chép chỉ tiêu sốlượng của hàng hóa Số này do kế toán lập cho mỗi thủ kho và sử dụng cả năm Hàngtháng, vào ngày cuối tháng kế toán chuyển số dư cho thủ kho Thủ kho sau khi cộng sốliệu nhập xuất trong tháng và tính ra số tồn cuối tháng của từng loại hàng trên thẻ kho
và vào sổ số dư theo từng loại hàng hóa
Cũng vào cuối tháng, sau khi nhận được sổ số dư so thủ kho chuyển lên thì kếtoán căn cứ vào số lượng và đơn giá của từng loại hàng hóa tồn kho để tính ra chỉ tiêu
Trang 15Sổ đối chiếu luân chuyển
Bảng kê nhập
giá trị của số dư và ghi vào cột “thành tiền” trên sổ số dư Số liệu này được đối chiếuvới số liệu cột tồn kho trên Bảng tổng hợp và chúng phải trùng nhau
1.1.3.3 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Điều kiện vận dụng
Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa, chủngloại nguyên vật liệu không nhiều, khối lượng chứng từ nhập xuất không quá nhiều,không bố trí riêng nhân viên kế toán vật liệu do vậy không có điều kiện ghi chép, theodõi hằng ngày
Đặc điểm tổ chức và quy trình hạch toán:
Hình 1.3: Quy trình hạch toán theo PP đối chiếu luân chuyển
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
Tại kho: Thủ kho thực hiện bước (2), (3), (4) Kế toán mở sổ đối chiếu luânchuyển để ghi chép tình hình nhập xuất tồn kho của từng loại hàng hóa theo cả hai chỉtiêu: số lượng, giá trị ở từng kho cho cả năm, mỗi tháng chỉ ghi một lần cuối tháng Để
có số liệu ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán lập bảng kê nhập, xuất, cuối thángtiến hành kiểm tra số liệu giữa số đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu kế toántổng hợp
1.1.4 Các phương thức bán hàng hóa
1.1.4.1 Bán buôn qua kho
Là hình thức bán hàng mà hàng bán được xuất từ kho của doanh nghiệp, đây làhình thức bán hàng truyền thống Vì hàng hóa tiêu thụ được sự trữ trong kho nên khi
Trang 16doanh nghiệp áp dụng hình thức bán hàng này cần có kế hoạch dự trữ hàng hóa đầy
đủ, bảo quản tốt hàng hóa đồng thời áp dụng kịp tiến độ giao hàng, giảm thiểu nhữngchi phí không đáng có
Bán buôn qua kho bao gồm 2 hình thức: bán buôn theo hình thức giao hàng trựctiếp và bán buôn theo hình thức gửi bán hàng hóa
Bán buôn theo hình thức giao hàng trực tiếp: là việc bên mua cử đại diện trựctiếp đến kho của doanh nghiệp mua hàng, doanh nghiệp xuất kho hàng hóa để giao chobên mua Đối với hình thức này, bộ phận kế toán không phải ghi chép khoản chi phívận chuyển vì khoản này bên bán không phải chi
Bán buôn theo hình thức gửi bán hàng hóa: Là việc doanh nghiệp xuất khohàng hóa gửi cho các đại lí của mình Hàng gửi bán này chỉ được xác định là đã tiêuthụ khi doanh nghiệp nhận được báo cáo bán hàng của đại lý
kí nhận trên hóa đơn bán hàng thì hàng được coi là bán
Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Doanh nghiệp nhậnhàng từ bên bán và chuyển số hàng đó cho khách hàng của mình Khi hàng đến taykhách hàng, được họ kiểm nhận và trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì hàng được coi là
kế toán bán hàng đơn giản
Bán hàng thu tiền tập trung: Tại điểm bán hàng, nhẫn viên bán hàng và nhânviên thu ngân thực hiện độc lập chức nay bán hàng và chức năng thu tiền Nhân viênbán hàng có nhiệm vụ kiểm kê hàng hóa, đối chiếu với sổ quầy và lập báo cáo bánhàng Nhân viên thu ngân có nhiệm vụ thu tiền, lập báo cáo nộp tiền Hai nhân viênnày phải đối chiếu với nhau, sau đó giao cho kế toán bán hàng và ghi sổ các nghiệp vụbán hàng trong ngày Hình thức này áp dụng cho các cửa hàng có quy mô hớn
Bán hàng trả góp: Người mua được phép trả số tiền mua hàng thành nhiều lầntheo hợp đồng mua bán đã kí Theo hình thức này, ngoài doanh thu theo giá bán lẻthông thường thì doanh nghiệp còn được hưởng một khoản lãi do việc trả chậm manglại
Trang 17 Bán hàng theo phương thức tự phục vụ: khách hàng tự chọn hàng, mang đếnquầy thanh toán và thanh toán, nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập hóa đơn bánhàng và thu tiền.
Bán hàng tự động: Các doanh nghiệp sử dụng các loại máy chuyên dùng chomột hoặc một số loại hàng hóa nào đó đặt ở các nơi công cộng Khách hàng sau khi bỏtiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho khách hàng
1.1.4.4 Phương thức bán hàng qua đại lý
Phương thức bán hàng đại lý là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao đại lý)xuất hàng giao cho bên nhận đại lý (bên đại lý) để bán Bên đại lý sẽ được hưởng thùlao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá
Theo luật thuế GTGT nếu bên đại lý bán đúng giá theo bên giao đại lý qui địnhthì toàn bộ số thuế sẽ do chủ hàng chịu Bên đại lý không phải nộp thuế trên số hoahồng được hưởng Ngược lại, nếu bên đại lý hưởng khoản chênh lệch giá thì bên đại lý
sẽ phải chịu thuế GTGT trên phần GTGT này bên chủ hàng chịu thuế GTGT tính trênGTGT trong phạm vi của mình
1.1.4.5 Phương thức hàng đổi hàng
Bán hàng theo phương thức đổi hàng: doanh nghiệp mang hàng của mình đổihàng cho khách hàng theo đúng thỏa thuận của hai bên Giá của hàng hóa đem đổi làgiá hàng hóa đó trên thị trường
1.2 Nội dung của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
1.2.1 Kế toán bán hàng hóa
Nguyên tắc xác định hàng hóa được bán:
Doanh nghiệp đã trạo phần lớn rủi ro và lợi ịch gắn liền với quyền sở hữu sảnphẩm hoặc hàng hóa cho người mua
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
1.2.1.1 Kế toán nghiệp vụ bán hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên ở đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
a Chứng từ và luân chuyển chứng từ bán hàng
Chứng từ dùng trong kế toán bán hàng hóa gồm hóa đơn GTGT, hợp đồng muabán, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, giấy báo có, báo nợ ngân hàng,…Trình tự luân chuyển chứng từ bán hàng như sau:
Trang 18Hình 1.4:Luân chuyển chứng từ theo PP khấu trừ
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
Đầu tiên, bộ phần bán hàng tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng, sau đóchuyển đơn đặt hàng này cho phòng tài vụ để xác địn phương pháp thanh toán Khichấp nhận bán hàng, bộ phận bán hàng sẽ lập hóa đơn bán hàng.Thủ kho căn cứ vàohóa đơn kiêm phiếu xuất kho tiến hành xuất kho, ghi thẻ kho sau đó chuyển hóa đơnkiêm phiếu xuất kho tiến hành xuất kho, ghi thẻ ko sau đó chuyển hóa đơn này cho kếtoán Căn cứ vào hóa đơn kế toán ghi sổ tiêu thụ và sổ theo dõi thanh toán với ngườimua
b Tài khoản sử dụng
Trong hạch toán bán hàng, kế toán sử dụng một số tài khoản sau:
Tài khoản 156: “Hàng hóa”
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình nhập-xuất tồn kho hàng hóa
Kết cấu phản ánh nội dung của TK 156:
TK 156 “Hàng hóa”
Dư ĐK: Trị giá vốn hàng tồn đầu kỳ
Trị giá mua của hàng hóa nhập kho trong
kỳ (theo phương pháp kê khai thường
xuyên( KKTX))
Trị giá thuê gia công chế biến nhập kho
(KKTX)
Chi phí thu mua (KKTX)
Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ (theo phương
pháp kê khai đinh kì (KKĐK))
Trị giá xuất kho của hànghóa bán và hàng trả lại người bán(KKTX)
Giảm giá được hưởng.(KKTX)
Trị giá hàng thiếu họt coinhư xuất (KKTX)
Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ
đã kết chuyển (KKĐK)
Dư CK: Trị giá vốn hàng tồn cuối kỳ
Tài khoản 156 “Hàng hóa” được chi tiết thành hai tài khoản:
+ TK 1561: Giá mua của hàng hóa
+ TK 1562: Chi phí mua hàng
Trang 19 Tài khoản 157 “Hàng gửi bán”:
Sử dụng trong trường hợp bán theo phương thức gửi bán, TK này phản ánh sốtiền gửi đi tiêu thụ và tình hình tiêu thụ hàng gửi trong kì
Nội dung kết cấu của TK này như sau:
Cuối kỳ kết chuyển trị giá
hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bán
chưa được xác định đã bán cuối kỳ
Trị giá hàng hóa, thành phẩm gửi đibán, dịch vụ đã cung cấp được xác định là đãbán
Trị giá hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ
đã gửi đi bị khách hàng trả lại
Đầu kì kết chuyển trị giá hàng hóa,thành phẩm đã gửi đi bán, dịch vũ đã cung cấpchưa được xác định là đã bán đầu kỳ (theophương pháp kiểm kê định kỳ)
Dư cuối kì: Trị giá hàng hóa,
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất nhập khẩu phải nộp
Doanh thu bị triết khấu giảm
giá và hàng bán bị trả lại trong kì
Kết chuyển doanh thu thuần
vào TK 911 để xác định kết quả
Doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm (doanh thu chưa có thuế đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp thuế khấu trừ
và doanh thu có thuế đối với đơn vị tính thuếGTGT theo phương pháp trực tiếp ) trong kỳ.Tài khoản này cuối kì không có số dư và được chi tiết thành các tài khoản sau:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114: Doanh thu trợ cấp trợ giá
TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ Tài khoản này phản ánh doanh thu vè sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ giữa các đơn vị trong cùng công ty, tổng Công ty (làcác đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc)
Trang 20TK 911 (6) TK 511 TK 111,112,131 TK 521
(1) (3)
TK 33311
(2) (4)
(5) (1) Doanh thi bán hàng và cung cấp dịch vụ
(6) Kết chuyển doanh thu thuần
Hình 1.5: Sơ đồ hạch toán tài khoản 511
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
Tài khoản 521: “Các khoản giảm trừ doanh thu”
Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 5211: Chiếu khấu thương mại Tài khoản này dùng để phảnánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng vớikhối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hànghóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ
+ Tài khoản 5213: Giảm giá hàng bán Tài khoản này dùng để phản ánhkhoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấpkém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hànghóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ
+ Tài khoản 5212: Hàng bán bị trả lại Tài khoản này dùng để phản ánhdoanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ
Tài khoản 632: “Giá vốn hàng bán”:
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn hàng bán thành phẩm đã bán trong
kì, TK 632 cuối kì không có số dư
Trang 21Hình 1.6: Sơ đồ hạch toán tài khoản 632
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
(1) Trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ xuất bán
Trang 22(10) TK 331 (9)
(3) Phần hao hụt, mất mát hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán
(4) Chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ được ghi vào giá vốnhàng bán trong kì
(5) Giá thành thực tế của sản phẩm chuyển thành TSCĐ sử dụng cho SXKDHoặc Chi phí vượt quá mức bình thường của TSCĐ tự chế và chi phíkhông hợp lý tính vào giá vốn hàng bán
(9) Nếu chưa phân bổ
(10) Trích trước chi phí để tạm tính giá vốn BĐS đã bán trong kỳ
(11) Kết chuyển giá vốn hàng bán và các chi phí khác khi xác định kết quảkinh doanh
(12) Hàng bán bị trả lại nhập kho
(13) Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(14) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
c Phương pháp hạch toán
Kế toán các trường hợp bán buôn qua kho (Đối với đơn vị tính thuế GTGT theophương pháp khấu trừ)
Hình 1.7: Hạch toán nghiệp vụ bán buôn qua kho
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
(1) Gía vốn hàng bán
Trang 23TK 111,112,331 TK 632 TK 911 TK 511 TK 111,112,131 (1) (2) TK 111,112,131 (4)
(4) Thuế giá trị gia tăng đầu ra
(5) Giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại
(6) Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu
(7) Kết chuyển giá vốn hàng bán bị trả lại
(8) Doanh thu hàng đổi hàng (khi hai bên giao nhận đồng thời)
(9) Doanh thu hàng đổi hàng khi khách hàng chưa giao hàng cho doanhnghiệp
(10) Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần
Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thằng (Đối với đơn vị tính thuế GTGTtheo phương pháp khấu trừ)
Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thằng có tham gia thanh toán
Hình 1.8: Hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh
toán.
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
(1) Giá vốn hàng bán (trường hợp giao nhận trực tiếp tay ba với nhà cung cấp vàkhách hàng)
(2a) Hàng gửi bán (trường hợp doanh nghiệp phải chuyển hàng đến cho kháchhàng)
(2b) Giá vốn hàng gửi bán đã xác định tiêu thụ
(3)Thuế GTGT đầu vào
(4) Doanh thu bán hàng
Trang 24TK 111,112 TK 641 TK511 (1) TK 111,112 (3) TK 911 TK 3331
(6) Giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại
(7) Kết chuyển giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại
(8) Kết chuyển doanh thu bán hàng
(9) Kết chuyển giá vốn hàng bán
Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thằng không tham gia thanh toán
Hình 1.9: Hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh
toán
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
(1) Hoa hồng được hưởng từ nghiệp vụ môi giới
(2) Thuế GTGT của nghiệp vụ môi giới
(3) Chi phí liên quan đến nghiệp vụ môi giới
(4) Kết chuyển chi phí môi giới bán hàng
(5) Kết chuyển hoa hồng được hưởng
Kế toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa
Hình 1.10: Hạch toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
(1) Xuất hàng từ kho gửi cho quầy
(2) Giá vốn hàng bán
Trang 25TK 156 TK 157 TK 632 TK 911 TK 511 (3) TK 111,112,131
(4)
TK 641 (5)
(3) Kết chuyển giá vốn
(4) Doanh thu bán hàng
(5) Thuế GTGT đầu ra
(6) Tiền bán hàng thừa chưa xử lý
(7) Tiền bán hàng thiếu chưa xử lý
(8) Kết chuyển doanh thu bán hàng
Kế toán bán hàng qua đại lý ký gửi
Trường hợp doanh nghiệp có hàng giao đại lý:
Hình 1.11: Hạch toán trường hợp doanh nghiệp có hàng giao đại lý
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
(1) Trị giá hàng gửi bán
(2) Giá vốn hàng bán
(3) Doanh thu của hàng bán gửi đại lý
(4) Thuế GTGT đầu ra của hàng tiêu thụ
(5) Tiền hoa hồng đại lý kí gửi
(6) Kết chuyển giá vốn hàng bán
(7) Kết chuyển doanh thu bán hàng
Kế toán bán hàng theo phương thức trả góp
Trang 26Hình 1.12: Hạch toán bán hàng theo phương thức trả góp
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
(6) Kết chuyển doanh thu bán hàng
(7) Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính
1.2.1.2 Kế toán bán hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên ở doanh nghiệp tính thuế GTGG bằng phương pháp trực tiếp hoặc đối với mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trong những doanh nghiệp này việc hạch toán doanh thu và thuế GTGT khác sovới doanh nghiệp áp dụng việc tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Doanh thubán hàng được ghi nhận ở TK 511 bao gồm cả thuế GTGT hoặc thuế TTĐB phải nộp
Số thuế GTGT cuối kì phải nộp được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp, cònthuế TTĐB trừ vào doanh thu bán hàng để tính doanh thu thuần
Hình 1.13: Hạch toán bán hàng ở doanh nghiệp tính thuế GTGT bằng phương pháp trực tiếp hoặc đối với mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).
Trang 27(2) Doanh thu bán hàng (Gồm cả thuế GTGT và TTĐB)
(3) Cuối kì xác định thuế GTGT phải nộp
(4) Thuế TTĐB phải nộp
(5) Kết chuyển giá vốn hàng bán
(6) Kết chuyển doanh thu bán hàng
1.2.1.3 Kế toán bán hàng theo phương thức kiểm kê định kỳ.
Khác với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong cácdoanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các nghiệp vụ phát sinh liênquan đến hàng hóa tồn kho không được ghi sổ liên tục Bởi vậy phương pháp kiểm kêđịnh lỳ không cho biết tình hình hiện có tăng giảm hàng hóa tại bất kì thời điểm nàotrong kỳ mà muốn xác định giá trị hàng hóa xuất bán trong kỳ dựa vào kết quả kiểmkê
Kế toán nghiệp vụ bán hàng hóa theo phương thức kiểm kê định kỳ chỉ khácphương thức kê khai thường xuyên trong việc hạch toán giá vốn hàng bán và nhậpxuất kho hàng hóa còn các bước khác thì tương tự
Hình 1.14: Hạch toán nghiệp vụ bán hàng hóa theo phương thức kiểm kê định kỳ.
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
(1) Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng mua của hàng hóa tồn đầu kỳ
(2) Doanh thu bán hàng
(3) Thuế GTGT đầu ra
(4) Cuối kỳ kết chuyển giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại(5) Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho, xác định giá trị muacủa hàng đi đường, hàng tồn kho, hàng đã gửi đi bán nhưng chưa được coi
Trang 281.2.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.2.2.1 Nội dung
Trong quá trình kinh doanh thương mại, các doanh nghiệp phải hao phí mộtlượng lao động xã hội nhất định dùng để mua, bán và dự trữ hàng hóa Kế toán cầnphải ghi chép đầy đủ, chính xác kịp thời các khoản chi phí bỏ ra Theo quy định, toàn
bộ chi phí của khâu mua được tính vào giá vốn của hàng nhập kho còn chi phí của quátrình chuẩn bị bán hàng và chi phí của quá trình bán hàng được ghi chép ở tài khoảnChi phí bán hàng Ngoài ra, các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được tậphợp ở tài khoản Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống vàlao động vật hóa cần thiết để phục vụ trực tiếp cho quá trình bán hàng hóa như chi phíbao gói, quảng cáo, bảo hành, nhân viên bán hàng,…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những khoản chi phí có liên quan chung đếntoàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà không tách riêng cho bất cứ hoạt động nàonhư chi phí quản lý, chi phí hành chính
Kết quả hoạt động kinh doanh trong lỳ được phản ánh bằng một số chỉ tiêu sau:Doanh thu
Giảm giáhàng bán
Lợi nhuận trước
là cuối tháng, cuối quý)
1.2.2.2 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
a Hạch toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bảo quản và tiếnhành hoạt động bán hàng bao gồm chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáosản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá hoặc công trìnhxây dựng, đóng gói, vận chuyển hàng hoá, sản phẩm,…
Tài khoản sử dụng: TK 641- Chi phí bán hàng
Kế toán sử dụng TK 641- Chi phí bán hàng để tập hợp và kết chuyển các chi phíthực tế phát sinh trong hoạt động bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ
Trang 29Kết cấu và nội dung:
Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK
911 – xác định kết quả kinh doanh
TK 641- Chi phí bán hàng, cuối kỳ không có số dư
TK 641: Chi phí bán hàng có 7 TK cấp 2
+ TK 6411: Chi phí nhân viên: phản ánh các khoản phải trả cho nhân viênbán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá… baogồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca, các khoản tríchKPCĐ, BHYT, BHXH…
+ TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì: phản ánh các chi phí vật liệu, bao bìxuất dùng cho việc giữ gìn tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như chi phí vậtliệu đóng gói sản phẩm, hàng hoá, chi phí vật liệu nhiên liệu dùng cho bảo quản,bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình bán hàng, vật liệu dùngcho sửa chữa TSCĐ… của doanh nghiệp
+ TK 6413: Chi phí dụng cụ đồ dùng: phản ánh các chi phí về công cụ dụng
cụ phục vụ cho hoạt động bán hàng như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán,phương tiện làm việc…
+ TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh các chi phí khấu hao TSCĐ
ở bộ phận bảo quản, bán hàng như nhà kho, cửa hàng, phương tiện bốc dỡ vậnchuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng…
+ TK 6415: Chi phí bảo hành: phản ánh các chi phí có liên quan đến việcbảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây dựng…
+ TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các chi phí mua ngoàiphục vụ cho hoạt động bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, tiềnthuê kho bãi, thuê bốc dỡ, vận chuyển, hoa hồng cho đại lý, ký gửi…
+ TK 6418: Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí phát sinh trongkhâu bán hàng ngoài các chi phí kể trên
Chứng từ và sổ sách sử dụng
Hoá đơn GTGT (Mẫu số 01 GTKT)
Hoá đơn bán hàng (Mẫu số 02 GTTT)
Phiếu chi (Mẫu số 02-TT)
Giấy báo Nợ và Bảng sao kê của Ngân hàng
Trang 30 PP hạch toán
Chi phí nhân viên bán hàng phát sinh ghi:
Nợ TK 6411- Chi phí bán hàng
Có TK 334- Phải trả CNV
Có TK 338 (3382,3383,3384) Các khoản trích theo lương
Trị giá thực tế NL, VL phục vụ cho hoạt động bán hàng:
Nợ TK 6412- Chi phí bán hàng
Nợ TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 111,112,331 Nếu mua ngoài
Trị giá thực tế công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động bán hàng:
Chi phí sửa chữa TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng:
Trường hợp sử dụng trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ
+ Tính trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí bán hàng:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Có TK 335- Chi phí phải trả+ Chi phí sửa chữa thực tế phát sinh:
Nợ TK 335- Chi phí phải trả
Có TK 331, 241,111,112, 152…
Trường hợp không trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ
+ Chi phí sửa chữa thực tế phát sinh:
Nợ TK 142, 242 - Chi phí trả trước
Trang 31Có TK 331, 241, 111, 112, 152…
+ Định kỳ tiến hành phân bổ vào chi phí bán hàng
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn
Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng phát sinh:
Nợ TK 111, 112
Có TK 641- Chi phí bán hàng
Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641- Chi phí bán hàng
b Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Khái niệm: chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí quản lý chung của doanhnghiệp bao gồm: chi phí quản lý hành chính, chi phí tổ chức và quản lý sản xuất phátsinh trong toàn doanh nghiệp
Tài khoản sử dụng: TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp sử dụng để tập hợp và kết chuyển chiphí quản lý doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh
Kết cấu và nội dung:
TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp
chuyển
TK 642- chi phí quản lý doanh nghiệp, cuối kỳ không có số dư
TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp có 8 TK cấp 2:
+ TK 6421- Chi phí nhân viên quản lý: phản ánh các khoản phải trả cho cán
bộ doanh nghiệp bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền ăn ca, các khoảntrích KPCĐ, BHYT, BHXH,…
+ TK 6422- Chi phí vật liệu quản lý: phản ánh các chi phí vật liệu xuấtdùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như: giấy, bút, vật liệu sử dụng cho việcsửa chữa TSCĐ, công cụ dụng cụ…
+ TK 6423- Chi phí đồ dùng văn phòng: phản ánh các chi phí dụng cụ, đồdùng cho công tác quản lý
+ TK 6424- Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh các chi phí khấu hao TSCĐdùng chung cho cả doanh nghiệp như nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho,vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên vănphòng…
Trang 32+ TK 6425- Thuế, phí và lệ phí: phản ánh các chi phí về thuế, phí và lệ phínhư thuế môn bài, thuế nhà đất và các khoản phí và lệ phí khác.
+ TK 6426- Chi phí dự phòng: phản ánh các khoản dự phòng phải thu khóđòi tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp
+ TK 6427- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các chi phí dịch vụ muangoài phục vụ cho quản lý chung của toàn doanh nghiệp như các khoản chi mua
và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao côngnghệ, nhãn hiệu thương mại…
+ TK 6428- Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí phát sinh thuộcquản lý chung toàn doanh nghiệp ngoài các chi phí kể trên như chi phí tiếpkhách, chi phí hội nghị, công tác phí…
Chứng từ và sổ sách sử dụng
Hoá đơn GTGT (Mẫu số 01 GTKT)
Hoá đơn bán hàng (Mẫu số 02 GTTT)
Phiếu chi (Mẫu số 02-TT)
Giấy báo Nợ Và các chứng từ khác có liên quan
Sổ cái TK 642
Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp phát sinh ghi:
Nợ TK 6421- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334, 338-Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp
Trị giá thực tế NL, VL phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 6422- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 331, 111, 112 - nếu mua ngoài
Trị giá thực tế công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 6423- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 153- nếu giá trị nhỏ
Có TK 1421- nếu giá trị lớn
Trích khấu hao TSCĐ sử dụng tại bộ phận quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 6424- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 214- Hao mòn TSCĐ
Thuế môn bài, thuế nhà đất phải nộp Nhà nước:
Nợ TK 6425- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Lệ phí giao thông, lệ phí cầu phà phải nộp:
Trang 33Nợ TK 6425- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 1331- nếu có
Có TK111, 112
Dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí sản xuất trong kỳ:
Nợ TK 6426- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK 6427- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 1331- nếu có
Có TK 111, 112, 331…
Chi phí hội nghị, tiếp khách cấp trên:
Nợ TK 6428- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 1331- nếu có
Có TK 111, 112, 331, …
Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 152, 112, 111
Có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinhdoanh hoặc chờ kết chuyển:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 1422- Chi phí chờ kết chuyển
Có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.2.3 Phân bổ chi phí thu mua cho hàng bán trong kỳ
Cuối kỳ xác định kết quả kinh doanh kế toán tiến hành phân bổ chi phí thu muacho hàng bán trong kỳ Tùy theo điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp mà có thểphân bổ chi phí thu mua theo từng loại hàng, nhóm hay toàn bộ hàng hóa:
Chi phí thu mua
phân bổ cho hàng
bán trong kì
=
Chi phí phân bổcho hàng tồnkho đầu kì
+ Chi phí phátsinh trong kì
×
Trị giá mua củahàng bán ratrong kì
Trị giá mua củahàng tồn khođầu kì
+
Trị giá mua củahàng nhậptrong kìSau đó kế toán tiến hành hạch toán như sau:
Nợ TK 632
Có TK 1562
Trang 341.2.2.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng: TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
TK 911- Xác định kết quả kinh doanh: được sử dụng để xác định toàn bộ kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản khác của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.Kết cấu và nội dung:
TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Trị giá vốn hàng hóa đã bán, dịch vụ đã cung cấp trong
TK 911- Xác định kết quả hoạt động kinh doanh, cuối kỳ không có số dư
Công thức xác định:
KQHĐTC = Doanh thu hoạt động tài chính − Chi phí hoạt động tài chính
KQHĐ khác = Thu nhập hoạt động khác − Chi phí hoạt động khác
Nếu tổng thu nhập > tổng chi phí thì kết quả kinh doanh có lãi, ngược lại doanhnghiệp bị lỗ Kết quả hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào quy mô, hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh doanh tiếp theo Cuối kỳ kếtchuyển DTT hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512- Doanh thu nội bộ
Có TK 911- XĐ KQKD
Phương pháp hạch toán
Trang 35 Kết chuyển trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá, dvụ bán ra:
Có TK 635- Chi phí hoạt động tài chính
Kết chuyển DTT hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính
Kết chuyển kết quả các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp:
+ Kết chuyển lợi nhuận:
Trang 361.2.3 Phản ánh sổ sách, chứng từ và báo cáo.
1.2.3.1 Hình thức nhật ký chung
Theo hình thức này mở sổ nhật ký chung ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh theo thứ tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản
Dễ ghi chép, đơn giản, thuận tiện cho công việc phân công lao động kế toán
Còn trùng lặp trong khâu ghi chép
Hình thức kế toán NKC gồm các loại sổ chủ yếu sau:
Sổ kế toán chi tiết gồm sổ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, thẻ kho, sổ chi tiếtNVL, CCDC, hàng hóa, thẻ TSCĐ, sổ chi tiết bán hàng,
Sổ kế toán tổng hợp gồm: sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ cái
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghitrên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản phù hơp Cuối tháng, cuốiquý, cuối năm cộng số liệu trên Sổ Cái, lập bảng cân đối phát sinh Sau khi đã kiểm trađối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng đểlập các Báo cáo tài chính
1.2.3.2 Hình thức Nhật ký -Sổ cái
Đặc điểm của hình thức này là sử dụng một sổ kế toán tổng hợp gọi là Nhật ký sổcái để kết hợp giữa các nghiệp vụ kinh tế theo thứ tự thời gian, các chứng từ gốc saukhi được định khoản chính xác được ghi một dòng ở Nhật ký sổ cái
sổ sau khi đã ghi vào sổ đăng ký CTGS để ghi vào sổ cái và sổ hoặc thẻ chi tiết liênquan
Các loại sổ kế toán như sau:
Sổ kế toán tổng hợp gồm: chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái
Sổ kế toán chi tiết gồm: tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, thẻ kho, sổ chi tiếtNVL, CCDC, hàng hóa, thẻ TSCĐ, sổ chi tiết bán hàng,
Trang 371.2.3.4 Hình thức nhật ký - chứng từ
Đặc điểm: Mọi nghiệp vụ kinh tế đều căn cứ vào chứng từ gốc ( hoá đơn GTGT,phiếu xuất kho ) đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào nhật ký chứng từ hoặcbảng kế, sổ chi tiết ( sổ chi tiết thanh toán, sổ chi tiết bán hàng, thẻ kho )
Các loại sổ kế toán sau:
Sổ kế toán tổng hợp gồm: Nhật ký sổ cái, bảng kê, sổ cái,
Sổ kế toán chi tiết: gồm sổ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, thẻ kho, sổ chi tiếtNVL, CCDC, hàng hóa, thẻ TSCĐ, sổ chi tiết bán hàng…
1.2.3.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là công việc của kế toán được thựchiện theo một phần mềm kế toán trên máy vi tính
Trình tự ghi sổ kế toán: Hàng ngày kế toán căn cứ chứng từ kế toán hoặc bảngtổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra để nhập dữ liệu vào máy vi tính.Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin trên chứng từ kế toán được tựđộng nhập vào các sổ kế toán tổng hợp ( sổ cái TK511, TK632, TK111, TK156 ) vàcác sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan
1.2.4 Công tác kế toán Thuế TNDN
Như ta đã biết thuế TNDN là thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của DN,nhưng không phải toàn bộ thu nhập đó là đối tượng đánh thuế thu nhập mà chỉ điềuchỉnh hay thu trên phần thu nhập chịu thuế tức là thu nhập sau khi đã trừ đi các khoảnchi phí hợp lệ Hay nói cách khác DN phải xác định kết quả kinh doanh của mìnhtrước thì mới có thể xác định được là phải nộp thuế TNDN hay không Do vậy để cóthể hiểu được việc kế toán thuế TNDN tại các DN có đúng hay không trước hết cầnphải đi tìm hiểu công tác kế toán tổng hợp doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh tại DN đó
1.2.4.1 Kế toán tổng hợp doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Nội dung, phương pháp xác định kết quả kinh doanh trước thuế
Kết quả hoạt động SXKD là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh thôngthường và các hoạt động khác của DN trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng sốtiền lãi hay lỗ Kết quả hoạt động SXKD của DN bao gồm: Kết quả hoạt động SXKDchính, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động khác Trong đó:
Kết quả hoạt động SXKD chính của DN là kết quả từ những hoạt động tạo radoanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
−
Giá vốn hànghoá dịch vụ đãbán trong kỳ
−
Chi phí bánhàng, chi phíQLDN
Trang 38 Kết quả hoạt động tài chính là kết quả tạo ra từ hoạt động đầu tư tài chính của
DN (lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, thu lãi bán hàng, đầu tư vào công ty liên doanh, cổtức và lợi nhuận được chia, lãi do mua bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá, chiếtkhấu thanh toán được hưởng, thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính), sau khi
đã trừ đi tổng chi phí hoạt động tài chính như chi phí liên doanh liên kết, chi phí liênquan đến hoạt động cho vay vốn, chi phí liên quan đến mua bán ngoại tệ, chi phí lãivay, chênh lệch lỗ khi bán ngoại tệ
Theo chế độ của Bộ Tài chính, kết quả hoạt động SXKD của DN được phânphối, sử dụng như sau:
+ Bù đắp các khoản lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế TNDN.+ Nộp thuế TNDN cho Nhà nước
+ Bù đắp các khoản lỗ năm trước đã hết hạn bù lỗ theo quy định của Luậtthuế TNDN
+ Trích lập các quỹ theo quy định của DN
+ Chia cổ tức, chia lãi cho các Nhà đầu tư góp vốn
1.2.4.2 Kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”
TK3334: “Thuế thu nhập doanh nghiệp”
TK8211: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”
Phương pháp kế toán và các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí thuế TNDNhiện hành
Trang 39Hinh 1.15: Kế toán thuế TNDN và chi phí thuế TNDN
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
(1) Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm nộp theo quy định của Luật thuếTNDN
Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm phảnánh số chênh lệch thuế thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thuế TNDN đãphải tạm nộp
Ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại trong trường hợp thuếTNDN của các năm trước phải nộp bổ sung phát hiện do phát hiện sai sót không trọngyếu của các năm trước
(2) Phản ánh số tiền DN nộp thuế TNDN vào NSNN
(3) Ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành bằng số chênh lệch giữa thuế TNDNthực tế phải nộp trong năm trong trường hợp thuế TNDN thực tế phải nộp trong nămnhỏ hơn thuế TNDN đã phải tạm nộp trong năm Hoặc trong trường hợp thuế TNDNphải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước đượcghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại
(4a) Cuối năm tài chính kế toán kết chuyển chi phí thuế TN hiện hành nếu tàikhoản 8211 có phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có kế toán phản ánh số chênh lệch(4b) Cuối năm tài chính kế toán kết chuyển chi phí thuế TN hiện hành nếu tàikhoản 8211 có phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có kế toán phản ánh số chênh lệch
1.2.4.3 Kế toán “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại
Hình 1.16: Thuế thu nhập hoãn lại
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty CP Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất
(1) Chênh lệch giữa số thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm > sốthuế TNDN hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm
Trang 40(2) Chênh lệch giữa số tài sản thuế TN hoãn lại phát sinh nhỏ hơn tài sản thuế
TN hoãn lại được hoàn nhập trong năm
(3) K/c chênh lệch số phát sinh có lớn hơn số phát sinh Nợ TK 8212