Bài viết này sẽ mang tính khoa học một chút, lý giải tại sao lý thuyết Kaizen lại thuyết phục: Thay đổi làm con người sợ hãi.. Nỗ lực đạt được mục đích thông qua những biện pháp mạnh mẽ
Trang 1GIÁO ÁN KỸ NĂNG SỐNG THEO PHƯƠNG
PHÁP KAIZEN Các trung tâm giáo dục và đào tạo kỹ năng sống ngày nay đều có giáo trình và chương trình dạy riêng của mình Song ddierm chung của những bộ giáo án, giáo trình này là đều sử dụng phương pháp Kaizen Bài viết này sẽ mang tính khoa học một chút, lý giải tại sao lý thuyết Kaizen lại thuyết phục:
Thay đổi làm con người sợ hãi Nỗ lực đạt được mục đích thông qua những biện pháp mạnh mẽ thường thất bại do người ta quá phóng đại nỗi sợ hãi Nhưng những bước đi nhỏ của Kaizen đã gỡ bỏ phản ứng sợ hãi trong đầu, kích thích suy nghĩ và hoạt động sáng tạo
Việc sợ thay đổi bắt nguồn từ đặc điểm sinh học của não bộ, khi nỗi sợ hãi xảy ra,
nó ngăn cản sự sáng tạo, đổi mới và thành công Một số người may mắn có khả năng vượt qua vấn đề này bằng cách biến nỗi sợ hãi thành một cảm giác khác: Sự hưng phấn Thử thách càng lớn, họ càng trở nên phấn khích, hiệu quả và sung sướng hơn Bạn có thể từng gặp vài người như vậy Họ đương đầu với cuộc sống khi có thách thức
Bước đi nhỏ của phương pháp Kaizen là một giải pháp từ từ cho bộ não Thay vì mất hàng năm trời tìm hiểu tại sao mình lại sợ nhìn thẳng và giành được mục tiêu lớn trong công việc, bạn có thể sử dụng phương pháp Kaizen đi vòng quanh hoặc vượt qua nỗi sợ hãi này Những mục tiêu nhỏ, dễ làm – như nhặt lên và cất đi một cái kẹp ghim trên bàn bừa bãi – đã làm bạn nhón chân qua vùng hạch hạnh, ru nó ngủ và tắt chuông báo thức Khi bạn tiếp tục những bước đi nhỏ và vỏ não bắt đầu hoạt động, bộ não sẽ tạo ra “phần mềm” cho nhu cầu muốn thay đổi của mình, thực
sự dọn đường cho các nơ-ron thần kinh và xây dựng thói quen mới Rất nhanh chóng, tư tưởng chống đối lại sự thay đổi sẽ yếu dần đi Một khi bạn bị ám ảnh bởi
sự thay đổi, phần mềm trong não bạn thúc đẩy bạn vươn tới mục đích chính của mình hơn cả mong đợi
Kaizen giúp bạn đánh bật nỗi sợ hãi theo cách riêng Khi bạn hoảng sợ, não được lập trình hoặc bỏ chạy hoặc tấn công – điều này không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn thực tế nhất Ví dụ, bạn là nhà viết nhạc, bạn sẽ không viết được nếu không đứng dậy khỏi bàn phím, thoát ra khỏi sự sợ hãi và bế tắc và thay vào đó Đi xem
Trang 2tivi Những việc làm nhỏ bé (chỉ viết vài ba nốt nhạc thôi) sẽ làm thỏa mãn nhu cầu cần viết được cái gì đó và xả bớt áp lực Khi đồng hồ cảnh báo tắt dần, ta sẽ tiếp cận lại vỏ não, khơi dòng sáng tạo tiếp tục chảy
ÁP LỰC … … HAY LO SỢ?
Trong thuật ngữ y học hiện đại, người ta gọi cảm giác được tạo ra bởi một cách thức mới hay một mục tiêu mới là áp lực (Stress) Trong quá khứ, nó được gọi bằng cái tên rất cũ và quen thuộc: nỗi lo sợ (fear) Kể cả bây giờ, tôi nhận thấy những người thành công nhất lại là những người dám nhìn thẳng vào nỗi sợ Thay vì nói những từ như: lo lắng, áp lực hay khủng hoảng, họ chỉ sợ nhận trách nhiệm và thách thức Jack Welch, một cựu giám đốc điều hành của tập đoàn điện tử General Electric: “Những người lãnh đạo ai cũng phải về nhà vào buổi tối và vật lộn với một nỗi sợ: Có phải mình sắp thổi tung cái nơi này lên không?” Chuck Jones, người sáng lập hãng Pepe le Pew và Wile E Coyote, nhấn mạnh rằng: “Sợ hãi là một yếu
tố quan trọng đối với bất cứ công việc sáng tạo nào.” Và Sally Ride, nhà du hành
vũ trụ, đã không ngần ngại mô tả chân thực nỗi sợ hãi: “Tất cả những cuộc phiêu lưu, nhất là tới vùng đất mới đều đáng sợ.”
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHỮNG BƯỚC ĐI NHỎ TRỞ THÀNH BƯỚC NHẢY LỚN?
Não chúng ta được lập trình để chống lại sự thay đổi Bằng những bước đi nhỏ, ta có thể nối lại hệ thống thần kinh một cách hiệu quả để làm được những điều sau:
Thoát khỏi lá chắn của sự sáng tạo
Vượt qua phản xạ chống trả, hoặc trốn chạy
Tạo sự liên kết mới giữa các nơ-ron, vì vậy não có thể hăng hái nhận nhiệm vụ đổi mới nhanh chóng đạt tới mục tiêu