đề cương ôn tập môn học Écgonômi, nhân trắc học Écgonômi, cơ sinh học Écgonômi, tâm lý học Écgonômi
Trang 1CHƯƠNG 3: NHÂN TRẮC ÉCGÔNÔMI TRONG THIẾT KẾ
Câu 1: Nhân trắc học Écgônômi
*Định nghĩa
Nhân trắc học Écgônômi là khoa học về đo đạc kích thước các đoạn có thể, có tính đến không gian chiếm chỗ
* Mục đích
Mục đích của nhân trắc học là tạo thuận lợi trong sử dụng sản phẩmđược thuận tiện, sử dụng thiết bị trong lao động sản xuất và an toàn Khác với nhân trắc đơn thuần, nhân trắc học Écgônômi chú ý cả kích thước choán chỗ trong không gian
VD: Chiều cao khi tay với tối đa, khi dang ngang tay có tínhc ả chiều dày quần áo, phương tiện bảo hộ cá nhân, chiều cao giày, dép, mũ trong thiết kế
* Nhiệm vụ
- Xây dựng các công thức và phương pháp sử dụng các số liệu nhân trắc trong thiết kế công
cụ, thiết bị, nội-ngoại thất, giám định Écgônômi sản phẩm, khảo sát đánh giá Écgônômi về
vị trí lao động
- Xây dựng các nguyên tắc chung trong việc xây dựng và hoạt động ngân hàng số liệu nhân trắc
- Xây dựng phương tiện và kỹ thuật đo mới
* Dấu hiệu nhân trắc học Écgônômi
- Các dẫn liệu nhân trắc là cơ sở đầu tiên xác định sự thích ứng giữa đối tượng kỹ thuật với
kích thước, khối lượng toàn bộ và từng phần cơ thể người trong mối tương quan tĩnh và động nhằm tiết kiệm năng lượng sinh học, duy trì và nâng cao khả năng làm việc và năng suất lao động
- Các dấu hiệu nhân trắc Écgônômi được đo ở tư thế và trạng thái khác nhau theo trạng thái
và hoạt dộng của con người Dáu hiệu nhân trắc Écgônômi bao gồm dáu hiệu nhân trắc
tĩnh , dấu hiệu nhân trắc động và kích thước các phần cơ thể, các kích thước biến dạng và góc mở khác
- Dấu hiệu nhân trắc Écgônômi là các dấu hiệu về mặt định hướng trong không gian tương ứng với kích thước của thiết bị được thiết kế Các dáu hiệu nhân trắc Écgônômi được đo ở
trạnh thái và tư thế khác nhau phỏng theo trạng thái và tư thế của con người
- Cơ sở xuất phát của các dấu hiệu nhân trắc Écgônômi cũng gọi là thực tiễn được đề xuất,
phát triển trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng của các môn cơ thể học và thực tiễn sản
xuất, trong phạm trù của khoa học Écgônômi Tuy nhiên nhiều dấu hiệu nhân trắc cổ điển
cũng rất ý nghĩ về thực tiễn ứng dụng Écgônômi
- Trong nhóm Écgônômi đặc biệt lưu ý đến những dấu hiệu chiếm chỗ và trong chừng mực
có thể:
+ Dấu hiệu nhân trắc tĩnh: Là những dấu hiệu nhân trắc chỉ được đo ở trạng thái và tư thế nhất định, trạng thái tư thế này quy định tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu
+ Dấu hiệu nhân trắc động: Là dấu hiệu nhân trắc được xác định tọa độ các điểm khác nhau của cơ thể hoặc các phần cơ thể khi chuyển động toàn thân hoặc từng phần cơ thể trong không gian
Trang 2Câu 2: Các nguyên tắc vàng trong thiết kế Écgônômi
Nguyên tắc 1: Khi thiết kế những kích thước liên quan đến những vùng tay với tới Lấy
theo ngưỡng người có chiều cao thấp nhất là 5% trong kích thước cơ bản của người Việt Nam
VD: Khi thiết kế giá treo áo, mũ,… Chúng ta phải lấy theo chiều cao với tối đa của phụ nữ thấp 5% như vậy những phụ nữ còn lại cao hơn đều có thể với tới giá treo và đương nhiên 100% nam sẽ với tới bởi nam có chiều cao cao hơn nữ giới
Nếu lấy theo 95% nam cao thì chỉ có 5% nam giới có chiều cap hoặc hơn thế mới có thể sử dụng mắc đó Những người còn lại (1005 phụ nữ và 95% nam) có chiều cao thấp hơn đều không với tới được
Nguyên tắc 2: Khi thiết kế những kích thước liên quan đến không gian chiếm chỗ (choán
chỗ) : lấy theo ngưỡng người to lớn là 95% nam giới
VD: Thiết kế chiều rộng của ghế ngồi, nếu đối tượng sử dụng là nam hay nữ thì lấy theo chiều rộng mông của ngưỡng người to lớn nhất (95% của giới đó) Nhưng trong trường hợp thiết kế chiều rộng ghế cho cả nam giới và nữ giới, thì phải lấy theo số đo của phụ nữ vì phụ
nữ có chiều rộng mông lớn hơn nam giới
Nguyên tắc 3: Khi thiết kế những kích thước có thể điều chỉnh: Lấy theo ngưỡng 95% nam
giới và 5% nữ giới
VD: Có nhiều loại đồ dùng hay thiết bị cần được thiết kế cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau, cả nam giới và phụ nữ, ngừoi lớn tuổi hoặc thanh niên như ghế ngồi trong văn phòng, ghế ngồic ắt tóc, chữa răng, ghế trong phòng máy tính, phòng điều khiển
Để thỏa mãn được tất cả đối tượng người sử dụng, phải theiét kế các loại ghế có thể điều chỉnh được chiều cao mặt ghế ngồi, chiều cao của tựa lưng hoặc chiều cao của tỳ đầu, tỳ tay
Câu 3: Nguyên lý chung trong thiết kế Écgônômi
Nguyên lý 1: Sự đổi mới của thiết bị không vượt quá khả năng giới hạn tâm sinh học của người vận hành và sử dụng các thiết bi sản xuất
Nguyên lý 2: Khi thiết kế Écgônômi phải chú trọng những dấu hiệu nhân trắc liên quan đến các thông số kỹ thuật
Nguyên lý 3: Sự phù hợp của thiết bị đối với người lao động và sự thích ứng của người lao động đối với thiết bị sản xuất là mối liên hệ hữa cơ thuộc phạm trù nghiên cứu Écgônômi, thiết kế thiết bị sản xuất và chỗ làm việc phải đảm bảo tính thuận lợi và thoải mái cho tư thế hoạt động, đồng thời giảm tải trọng động, tĩnh trong khi làm việc nhằm phát huy năng lực lao dộng và sử dụng triệt để công suất thiết bị Yêu cầu đối với thiết kế Écgônômi bao gồm những định mức về sinh học, tâm lý và mỹ học
Trang 3Câu 4: Các quy tắc chủ yếu trong thiết kế Écgônômi
Thông thường , trong thiết kế Écgônômi cần lưu ý các quy ắtc chủ yếu sau:
Quy tắc 1: Điều cần thiết trước tiên đối với việc ứng dụng Écgônômi là ước tính được tỷ lệ phần trắm số người sử dụng nhằm thỏa mãn yêu cầu tiện nghi Trong trường hợp sản phẩm không chuyên dùng phải đáp ứng mức yêu cầu thỏa mãn 90% số người sử dụng Các sản phẩm chuyên dùng có mức đáp ứng yêu cầu, thỏa mãn cao hơn 90% sos người sử dụng Nói cách khác phải xác định giới hạn số đo nhân trắc tối theiẻu và tối đa, cơ sở của việc tính toán giưới hạn đó là hệ thống người ngưỡng (Percentil, ký hiệu: P)
Tập hợp dấu hiệu nhân trắc có ý nghĩa như nhau, không nên coi tập hợp nhân trắc này là chủ yếu và quan trọng hơn tập hợp nhân trắc kia, chúng chỉ có thể xác định được trong quá trình phân tích các đôi tượng cụ thể của sản phẩm, thiết bị
Quy tắc 2: Không dùng các dẫn liệu thiếu tin cậy, tránh sử dụng các dẫn liệu không rõ xuất
xứ, ngày lấy số liệu, không ghi rõ thành phần giới tính, tuổi tác, đjia phương hoặc nhóm dân tộc
Quy tắc 3: Không dùng các dẫn liệu xuất phát từ sự ước lượng hay suy diễn cảm tính
Quy tắc 4: Tư thế và tầm vóc liên quan mật thiết với nhau, cần nghiên cứu phối hợp với nhau Vì vậy khi lựa chọn những dấu hiệu nhân trắc để tính toán các sản phẩm thiết bị cần lưu ý những vấn đề sau:
- Giá trị của các thông số thiết bị
- Định hướng những thông số thiết bị trong không gian
- Trạng thái của người công nhân khi làm việc
- Đặc điểm của tư thế làm việc
- Phân loại các dấu hiệu nhân trắc Écgônômi
- Sự khác biệt của dấu hiệu nhân trắc theo giới tính, lứa tuổi, vùng địa lý
Quy tắc 5: Khi sử dụng những dấu hiệu nhân trắc học, người thiết kế phẳi đặc biệt chú ý đến sai số có thể chấp nhận được và không nên làm tròn số liệu nhân trắc quá 1cm hoặc 1º Có thể từ số liệu nhân trắc chuyểnt hành thông số thiết kế kỹ thuật, người thiết kế còn phải tính toán các chỉ số hợp lý với sản phẩm nhằm đạt mục tiêu thỏa mãn tối đa cho nhóm người sử dụng
Cần nhận biết thực tế có những sai số khác đáng kể của các dấu hiệu nhân trắc giữa các cơ thể riêng biệt (xét trong một mẫu đối tượng) cũnh như sự khác nhau theo các nhóm giới tính , dân tộc, địa phương và tuổi tác, căn cứ vào mức độ sai khác này để tính toán thông số kỹ thuật
Trang 4Quy tắc 6: Trong một số dấu hiệu nhân trắc Écgônômi đo ở trạng thái ngồi thường có mức
độ biến thiên ít giữa các nhómCâu 5: Những lưu ý khhi sử dụng số liệu nhân trắc trong thiết kế Écgônômi
Một là, xác định đám đông người được chỉ định đo như giới, dân tộc, lứa tuổi, nóm ngành nghề
VD1: Khi thiết kế máy dệt và máy may phải xác định được đa số những người sử dụng loại máy này là phụ nữ 18-25 tuổi nến khi thiết kế phải tính toán theo kích thước củ aphụ nữ VD2: Thiết kế một máy nào đó dùng để phát triển ngành nghề của một địa phương, phải lấy
số liệu nhân trắc của vùng đó
Hai là, Xác định tỷ lệ đám đông cần được thỏa mãn
Trong Écgônômi, người thiết kế phải thỏa mãn được 95% đam đông là đạt yêu cầu
VD: Các thiết kế có đối tượng sử dụng rộng rãi cần thỏa mãn 90-95% đám đông như giường nằm, ghế ngồi văn phòng
Ba là, Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của đám đông cần được thỏa mãn
Đây là tổng hợp của nguyên tắc 1 và 2, đó là khi thiết kế phải lưu ý với kích thước cần thiết
kế, chọn thấp 5% hay cao 95%
Không nên tính các thông số của thiếi bị, vị trí lao động dựa trên cơ sở các giá trị trung bình, sẽ hạn chế tỷ lệ đám đông được thỏa mãn
Trang 5Câu 6: Ứng dụng của Égônômi trong thiết kế vị trí lao động
- Vị trí lao động là không gian được trang bị các phương tiện kỹ thuật cần thiết như máy
móc, thiết bị, phương tiện thông tin, các bộ phận điều khiển, các thiết bị hỗ trợ để một người hay một nhóm người thực hiện hoạt động lao động của mình
- Nói đến vị trí lao động là nói đến việc tổ chức không gian và mặt bằng Tổ chức không
gian là bố trí các thiết bị chính và phụ theo một trình tự nhất định phù hợp với bản thân người lao động và cho cộng đồng những người xung quanh Vị trí lao động tốt phải tính đến các đặc điểm thể lực, nhân trắc, cơ sinh học, tâm lý và một số đặc điểm khác của người lao động Đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh công nghiệp Bảo đảm các yêu cầu về thẩm mỹ công nghiệp
- Không gian người lao động và thiết bị gồm: Không gian tại chính thiết bị, dụng cụ đó Không gian cho việc bảo dưỡng, sửa chữa và hoạt đông kỹ thuật Không gian hoạt động thao tác của người lao động Trên các vùng không gian chính này, để tính toán tổ chức vị trí lao động tối ưu phù hợp với đặc điểm và yêu cầu khác nhau của các ngành nghề
*Đặc điểm của tư thế ngồi
Diện tích để chân của tư thế ngồi lớn hơn nhiều so với tư thế đứng vì được sử dụng ghế Vì vậy ưu thế của tư thế ngồi là các cơ thuộc chi dưới và hệ tuần hoàn khu vực này không bị căng thẳng, do đó giảm tiêu hao năng lượng cho cơ thể 10-20%
Tư thế ngồi có vai trò quan trọng trong việc thiết kế vị trí lao động nói riêng và trong tổ chức lao động khoa học nói chung Tư thế lao động ngồi phổ biến nhất trong các tư thế lao động ở Việt Nam và trên Thế giới Khi ngồi, nhiệm vụ chủ yếu của các cơ là giữ thăng bằng cho đầu và mình Nếu ngồi lao động trong thời gian lâu sẽ xuất hiện các hiện tượng bệnh lý như giãn cơ bụng, sa phủ tạng, trạng thái vai tròn, hư xương sụn, viêm rễ thần kinh, thoát vị, hạn chế khả năng dịch chuyển, thu hẹp vùng với tới, khả năng phát huy lực kém
Các điều kiện đảm bảo tư thế ngồi thoải mái và hợp lý:
- Thân mình thẳng
- Giữ được độ cong tự nhiên của cột sống
- Tạo góc tù đối với chi dưới
- Tiết kiệm chuyển động của tay
- Trọng tâm cơ thể phân bổ đều trên bàn chân
- Có khả năng thay đổi tư thế
- Ghế ngồi có kích thước và hình dáng phù hợp với tư thế người lao động
- Ghế ngồi có tựa lưng
- Ghế ngồi có tỳ tay, tỳ lưng
- Khả năng ngả đc tựa lưng
- Có tỷ lệ chiều cao giữa ghế ngồi và mặt bàn làm việc thích hợp
- Có khoảng kích thước vùng vận động cho chân thoải mái
- Có thanh để chân, điều chỉnh được độ cao
Như vậy, vị trí lao động tốt nhất là khi các vận dụng dùng trong công việc có chu kỳ thao tác ngắn, dễ lấy và được bố trí trong vùng với tới khi ngồi, không có tư thế lao động bất hợp
lý hoặc gò bó Công việc đòi hỏi lực lớn thì có công cụ hỗ trợ
Ý nghĩa ứng dụng một vài số đo cho tư thế ngồi
Trang 6- Chiều cao ngồi (Tính từ sàn nhà): chiều cao của máy, chiều cao nơi làm việc
- Chiều cao sàn nhà tới mắt: Xác định chiều cao vùng quan sát (cao đèn tín hiệu, đồng hồ chỉ báo)
- Chiều cao ghế tới khuỷu tay: Bố trí chiều cao cho tỳ tay, lực tỳ của tay
- Dài cẳng tay: Bố trí chiều dài vùng với tới của tay, kích thước vị trí lao động
- Dài chân: Bố trí các bộ phận điều khiển của chân
- Dài đùi (từ mông đến nếp gấp trong đầu gối): Xác định kích thước cho ghế ngồi
*Đặc điểm của tư thế đứng
Tư thế lao động đứng là tư thế mà sự cân bằng không vững So với diện tích tư thế ngồi thì
tư thế đứng kém bền vững hơn Diện tích chân đế ở tư thế này là diện tích của hai bàn chân
Tư thế đứng tốt hơn cho lồng ngực, cột sống và xương chậu
Tư thế này có điều kiẹn thuận lới cho di chuyển, trường thị giác và phối hợp vận động giữa các chi Tuy nhiên khi đứng nhiều gây căng thẳng cơ, mệt mỏi Tiêu hao năng lượng, đứng lâu sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch, tình trạng ứ máu chi dưới Để đảm bảo tư thế đứng thoải mái và hợp lý cần tuân thủ những điều kiện sau:
- Có khả năng thay đổi tư thế
- Có nghỉ ngắn cho tư thế đứng
- Có giá kê chân
- Vùng vận động không gian tư thế đứng thích hợp
Ý nghĩa ứng dụng một vài số đo cho tư thế đứng:
- Chiều cao đứng: Xác định chiều cao nơi làm việc
- Chiều cao với tối đa: Xác định chiều cao với tay tối đa để bố trí các bộ phận điều khiển
- Rộng liên cơ Đen-ta: Xác định kích thước vùng làm việc
- Chiều dài tay (với ra phía trước, nắm tay, sang ngang): Xác định chiều dài vùng với tới
- Dài cánh tay, dài chân, dài đùi: Xác định chiều cao vị trí các bộ phận điều khiển
- Chiều cao tới mắt: Bố trí các phương tiện chỉ báo, vùng quan sát
- Cao tới bàn tay: Xác định vùng cầm, nắm
Tuy nhiên tùy từng công việc cụ thể nên có ngoại lệ và tuân theo các quy tắc trong
Écgônômi
Chiều cao của bàn làm việc hay của ghế ngồi cũng nên điều chỉnh cho phù hợp với từng vị trí làm việc khác nhau
Sắp xếp các phần công việc sao cho người lao động có thể đứng, ngồi luân phiên trong thờig ian làm việc Nếu công việc chủ yếu được thực hiện ở các vị trí đứng thì cần có ghế để người làm việc thỉnh thoảng được ngồi Nếu các phần việc chính được thực hiện ở tư thế ngồi thì cần bố trí cho công nhân có lúc được đứng
Trang 7Câu 7: Ứng dụng Écgonômi trong thiết kế sản phẩm
Égônômi đóng V.trò ngày càng Q.trọng trong việc T.kế và chế tạo S.phẩm S.phẩm khi sản xuất ra đc người use K.định & đánh giá về các yêu cầu kỹ thuật, kiểu dáng, độ an toàn, tính tiện lợi…1 S.phẩm có cùng tính năng use như nhau nhưng mức độ ưa chuộng &tiêu thụ lại khác nhau Chất lượng T.kế của sản phẩm phụ thuộc cả vào đặc điểm của người use Ngày nay, trình độ của người tiêu dùng nâng cao, theo đó là sự đòi hỏi khắt khe đối với S.phẩm
Do vậy, sự thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào các tiêu chuẩn đòi hỏi người T.kế, chế tạo phải nắm vững các tiêu chuẩn trên để đảm bảo sự thành công cho S.phẩm
* Để thiết kế sản phẩm tối ưu phải tuân thủ những tiêu chuẩn Égônômi sau:
- Độ an toàn: Các thông số về chỉ số an toàn được tính toán kỹ trong bản thiết kế
- Độ tin cậy:Là K.năng của S.phẩm,T.bị T.kế để hạn chế người sử dụng thao tác nhầm lẫn
- Đảm bảo độ bền: Cần thử nghiệm thực tế để xác định độ bền trước khi sản xuất hàng loạt
- Đảm bảo tính thuận tiện: Là mức độ tiện lợi trong thao tác cầm nắm, vận chuyển
- Có hướng dẫn sử dụng: Các thông tin chung, các lưu ý đặc biệt về an toàn, hướng dẫn lắp ráp & vận hành, vệ sinh & bảo dưỡng, linh kiện & phụ tùng kèm theo đều cần có trong mỗi bản hướng dẫn Lời hướng dẫn phải chính xác, ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu, không phức tạp về kỹ thuật, phù hợp trình độ dân trí, nên có hình minh họa kèm theo
* Các chỉ số về chất lượng sản phẩm:
- Các chỉ số V.sinh: Mức độ thông thoáng, nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ bụi, mức độ độc hại… VD: Khi nói đến tiêu chẩn vệ sinh của máy vi tính, cần xem xét yếu tố nhiệt độ của vỏ máy trong quá trình sử dụng, có tỏa nhiều nhiệt thậm chí gây bỏng cho người sử dụng không
- Các C.số về nhân trắc:Gồm mức độ phù hợp của S.phẩm với kích thước,H.dáng cơ thể.Các
tư thế này phải đảm bảo cho tư thế vận động của con người hợp lý & tiện lợi phù hợp với thân hình,tầm với của tay,trên cơ sở tính toán các số đo nhân trắc tĩnh và động cơ bản VD: Về máy vi tính trên, nếu xem xét các chỉ số về nhân trắc có thể đánh giá như sau: Kích thước của các phím & khoảng cách các phím so với kích thước chiều ngang của ngón tay,
độ nghiêng màn hình so với góc nhìn của người sử dụng, độ nghiêng của bàn phím so với góc cổ tay khi thao tác trên bàn phím, kích thước chuột so với chiều rộng & dài của bàn tay
- Các chỉ số sinh lý: Là những đặc trưng cho sản phẩm mà con người sử dụng có sự tham gia của bộ máy vận động và các cơ quan cảm thụ khác, ảnh hưởng đến khốilượng và tốc độ
cử động của con người Các chỉ số sinh lý cụ thể với sản phẩm là: mức độ phù hợp của sản phẩm với các đặc điểm về lực, vận tốc, năng lượng, khả năng tâm sinh lý thị giác, thính giác, xúa giác, vị giác, khứu giác của con người
VD:Đối với M.tính,C.số sinh lý đc chú ý ở lực ấn lên các phím,C.độ C.sáng và độ tg phản
- Các chỉ số tâm lý:Mức độ fù hợp của S.phẩm với các thói quen đã định hình và mới hình thành của con người, mức độ phù hợp của con người với các K.năng tiếp nhận và xử lý T.tin VD: Đối với máy tính có thể xem xét các chỉ số: sự sắp xếp chữ cái trên bàn phím, sự phân chia chữ cho các ngón tay
Ngoài ra,tâm lý con ng còn fụ thuộc vào nhiều yếu tố như lứa tuổi,G.tính,vùng miền,dân tộc
- Ngoài ra còn có các chỉ số vật lý, nhận thức, tổ chức và các chỉ số khác được sử dụng rộng rãi trong thiết kế sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp
Trang 8Câu 8: Ứng dụng của Écgonômi trong màu sắc
* Mục đích
M.sắc ảnh hưởng đến tâm trạng người LĐ khiến cho người LĐ cảm thấy thoải mái làm việc
có năng suất hay bực bội,uể oải,giảm năng suất LĐ Thông thườg, mắt ng nhận biết được rất nhiều M.sắc, nên màu sắc luôn biến đổi dựa trên mối tương quan giữa ánh sáng và góc nhìn -Đối với nhà T.kế M.sắc vô cùng Q.trọng,1 S.phẩm đẹp phải có sự phối hợp hoàn hảo của
bố cục & M.sắc M.sắc fù hợp làm cho T.kế trở sinh động, bắt mắt Trong T.kế, M.sắc tạo nên sức hút, tâm lý và phong cách Tuy nhiên, không phải lúc nào, nhìn ở góc độ nào, M.sắc cũng đẹp &hài hòa nên nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp khuyết điểm đó Để tạo nên bầu không khí hài hòa về M.sắc theo quan điểm hội họa, cần chú ý đến các yêu cầu tâm-sinh lý của con ng Ở các cơ sở sản xuất, xí nghiệp hay các C.ty, nhờ có M.sắc nột thất mà ng.ta không chỉ giải quyết những V.đề cơ bản của thẩm mỹ,mà cả những nhiệm vụ,C.năng và use
- Đ.bảo tối ưu cho các C.việc đòi hỏi thị giác &môi trường S.xuất tốt, giảm M.độ nguy hiểm của quá trình LĐ,làm cho ĐKiện khai thác,V.chuyển trong C.việc nhẹ nhàng,dễ dàng hơn
- Sử dụng màu sắc nhằm tạo bố cục phối hợp các yếu tố nội thất, gây kích thích cảm giác tốt đến người lao động, góp phần điều chỉnh không gian và tỷ lệ nơi làm việc
- Use hợp lý trang trí M.sắc nội thất tăng N.suất LĐ, tăng C.lượng S.phẩm, giảm tỷ lệ LĐ
- Chỉ rõ các thiết bị, dụng cụ an toàn
* Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế Écgonômi
- Hỗ trợ&tạo trật tự trong việc nhận diện: Đồ vật được sơn màu khác nhau, tạo điều kiện cho việc nhận diện, sắp xếp theo quy định, phân biệt được chức năng
- Tăng độ tương phản màu làm cho công việc dễ dàng hơn
- Tác động đến tâm- sinh lý của con người: Cảm giác ấm hay lạnh dưới tác động của màu này hay màu khác hoàn toàn là do tâm lý, không ảnh hưởng đến nhiệt độ da của con người
- Với sự trợ giúp của màu sắc, con người có thể nhìn rõ mọi vật xung quanh, các màu có thể kết hợp với nhau tạo được sự cân bằng về thị giác Màu sắc và ánh sáng có mối liên quan chặt chẽ với nhau, muốn thấy màu chúng ta cần phải có ánh sáng, tuy nhiên đồ vật không thê tự tỏa sáng, mà phải nhờ vào sự hỗ trợ của màu sắc Việc kết hợp giữa ánh sáng và màu sắc khéo léo trong sử dụng nội thất sẽ tạo cảm giác hài hòa, thân thiện cho con người
-Cảm giác về màu của con người phụ thuộc vào kích thích tế bào thu nhận tín hiệu của mắt, các tế bào này nhạy cảm với màu Red, Green, Blue Việc phân loại một cách rõ ràng trên cơ
sở 3 giá trị màu này là cần thiết
-Việc tổ chức A.sáng và M.sắc trong T.kế nội thất phải đảm bảo các Đ.kiện thuận lợi về tâm-sinh lý, bảo đảm định hướng tốt trong điều kiện LĐ, tạo thẩm mỹ về bố cục ánh sáng
* Phân loại màu sắc trong các thiết kế nội thất
Để đảm bảo việc sử dụng màu sắc hiệu quả, chúng ta chia công việc thành một số nhóm với
các đề xuất thích hợp như sau:
- Các công việc liên quan đến lao động thể lực: Gam màu cam – hồng, gây kích thích hưng phấn Tuy nhiên nếu lao động nặng nhọc nên sử dụng màu lạnh
- Các công việc đòi hỏi đi lại, nhanh nhẹn: Sử dụng các gam màu tương phản nóng – lạnh
Trang 9- Các công việc đòi hỏi sự tập trung, căng thẳng: Sử dụng các gam màu lạnh, ít tương phản
(xanh lục, xanh da trời)Câu 9: Ứng dụng của Écgônômi trong chiếu sáng nội thất
- Thiết kế Écgônômi chiếu sáng tốt, phù hợp với nguyên tắc Écgônômi thị giác sẽ:
+ Bảo vệ mắt cho người LĐ, giảm căng thẳng thị giác đồng thời tăng năng suất lao động + Đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo điều kiện lao động, an toàn vệ sinh lao động + Thao tác công việc dễ dàng hơn
+ Chiếu sáng thích hợp, không bị chói và không bị bóng, làm giảm căng thẳng thị giác và chứng đau đầu
+ Giảm tai nạn lao động đồng thời tăng năng suất lao động
+ Giảm nguy cơ tai nạn và tổn thương bởi “điểm mù thoáng qua” hay gặp trong công nghiệp sản xuất, chế tạo…
* Một số khái niệm trong chiếu sáng
- Cường độ chiếu sáng, độ rọi: Là số đo mật độ dòng ánh sáng chiếu trên bề mặt Đơn vị: Lux (viết tắt: lx)
- Độ phát quang: Là số đo độ sáng của bề mặt Đơn vị Aposilb ( st)
- Độ tương phản: Là 1 thuật ngữ đc sư dụng 1 cách chủ quan & khách quan Cảm giác chủ quan khi đánh giá sự khác nhau trong sự xuất hiện của 2 vật đồng thời trong trường thị giác
- Thị lực: Là khả năng phân biệt các chi tiết của các vật hoặc giữa các vật rất gần nhau
- Trường thị giác: Là không gian nhìn thấy được bằng một mắt ở một tư thế cố định nào đó
- Chói (glare): Sự bất tiện hoặc ảnh hưởng thị giác khi các phần của trg thị híac sáng quá mức so vs độ sáng của các phần xung quanh mà mắt đã thích nghi
* Mục đích
- Làm tối ưu khả năng tiếp nhận thông tin thị giác của con người
- Duy trì khả năng thực hiện được công việc được lâu dài ở mức phù hợp
- Đảm bảo an toàn tối đa
- Cung cấp sự thuận lợi về thị giác ở mức tốt nhất
* Các yếu tố làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thị giác
- Công việc: Kích thước của các công việc, độ phản chiếu, đặc điểm bề mặt, đặc điểm hoạt động và thời gian, màu sắc
- Đặc điểm của bản thân người lao động: Là người bình thường hoặc có khuyết tật về thị giác, tuổi, thích nghi thị giác, khả năng tiếp nhận về khoảng cách, màu sắc
- Đặc điểm chiếu sáng: Cường độ chiếu sáng, mức độ dao động về chiếu sáng, phổ ánh sáng, độ chói, mức độ nhấp nháy của dòng điện
- Các tham biến khác tại vị trí lao động: Mức độ căng thẳng thị giác, mức độ căng thẳng do
tư thế, các yêu cầu về an toàn trong công việc
* Yêu cầu khi sử dụng nguồn sáng:
- Ánh sáng nhân tạo: cường độ thích hợp, bố trí chiếu sáng chan hòa, chiếu sáng đồng pha thích hợp, tránh chói lóa, nên sử dụng nhiều đèn có công suất nhỏ hơn là ít đèn có công suất lớn, đèn huỳnh quang thẳng góc với trục thị giác, chiếu sáng từ mặt
- Ánh sáng tự nhiên: Cửa sổ cao hiệu quả hơn của sổ rộng,, ngưỡng cao cửa sổ nên ngang mặt bàn, khoảng cách từ cửa sổ đến chỗ làm việc không nên lớn hơn hai lần chiều cao cửa
Trang 10sổ, dùng các màu nhạt trong phòng cũng như sân để phản chiếu tối đa ánh sáng mắt trời, khoảng cách gần nhất giữa các nhà tối thiểu bằng hai lần chiều cao cơ thể nhà