1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng NHĐTPT (BIDV) hà nội chi nhánh cầu giấy

50 366 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 294 KB

Nội dung

Nhận thức được điều đó, cùng với mong muốn sử dụng những kiến thứcđã học cũng như các kết quả quan sát học hỏi từ thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây em đã lựa

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế xã hội đất nước đã có nhiềuchuyển biến tích cực, mọi mặt đời sống xã hội được cải thiện, chúng ta đã kýđược hiệp định thương mại Việt - Mỹ và đang trong quá trình gia nhập tổchức thương mại thế giới WTO Vì vậy, trước mắt các doanh nghiệp ViệtNam đang là những thời cơ và thách thức mới đòi hỏi phải có sự nỗ lực rấtlớn trong cạnh tranh Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngành ngân hàngViệt Nam nói chung và Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chi nhánh CầuGiấy nói riêng cũng có những thời cơ và thách thức trong tình hình mới

Thực tế cho thấy, môi trường kinh doanh ngân hàng trong thời gian quangày càng trở nên khó khăn, lãi suất trên thị trường thế giới liên tục giảm gây

áp lực lên hệ thống ngân hàng Việt Nam Mặt khác, bản thân các ngân hàngtrong nước cũng có sự cạnh tranh quyết liệt với nhau nên càng gây ra nhiềukhó khăn, buộc các ngân hàng phải nới lỏng các yêu cầu khi cho vay cũngnhư cắt giảm lãi suất tạo ra nhiều nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng.Bên cạnh đó, sự cạnh tranh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp và do đó gián tiếp ảnh hưởng đến các ngân hàng Các doanhnghiệp vì mục tiêu lợi nhuận có thể sử dụng vốn vay của ngân hàng khôngđúng mục đích hoặc đầu tư không hiệu quả, thu nhập không đủ bù đắp chiphí dẫn đến không thể trả được nợ ngân hàng khi đến hạn, tất cả những điều

đó đều có thể gián tiếp gây ra rủi ro cho ngân hàng đặc biệt là rủi ro đối vớihoạt động tín dụng Vì vậy, trong thời gian tới việc phòng ngừa và hạn chế rủi

ro tín dụng là thực sự có ý nghĩa và luôn là một đề tài bức xúc đối với cácNgân hàng thương mại Việt Nam Tìm được các biện pháp phòng ngừa vàhạn chế rủi ro tín dụng để tăng hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng là mongmuốn của tất cả các nhà kinh doanh tiền tệ khi phải đối đầu với sự cạnh tranhquyết liệt, giành giật thị phần để mang lại lợi nhuận

Trang 2

Nhận thức được điều đó, cùng với mong muốn sử dụng những kiến thức

đã học cũng như các kết quả quan sát học hỏi từ thực tiễn hoạt động tại Ngân

hàng đầu tư và phát triển Hà Tây em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Một

số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy”

Trong bài chuyên đề này, em sẽ trình bày các vấn đề lý luận cũng nhưthực trạng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng đầu tư vàphát triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiếnnghị góp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các Ngân hàng thương mại Việt Namnói chung và đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh nói riêng

Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần:

Chương I: Lý luận chung về tín dụng và rủi ro tín dụng.

Chương II: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy

Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên bài chuyên đề sẽ khôngtránh khỏi có những thiếu sót nhất định cần được bổ sung Em rất mong nhậnđược sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các cán bộ tín dụng để bài chuyên đềhoàn thiện hơn

Em xin cảm ơn tập thể cán bộ Phòng tín dụng Ngân hàng đầu tư và pháttriển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho emtrong quá trình thực tập tại quý cơ quan

Trang 3

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG

I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng và phân loại tín dụng Ngân hàng.

1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng.

Tín dụng là mối quan hệ kinh tế trong đó các chủ thể chuyển cho nhauquyền sử dụng về một lượng giá trị hoặc hiện vật với những điều kiện mà haibên thoả thuận như số lượng, thời hạn, lãi suất theo nguyên tắc hoàn trả cảvốn và lãi

Như vậy, tín dụng có thể được hiểu đơn giản là một quan hệ vay mượn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc có hoàn trả.

Đối tượng vay mượn có thể là tiền hoặc tài sản Nguyên tắc hoàn trảkhẳng định người cho vay chỉ nhường quyền sử dụng tiền hoặc tài sản củamình cho người đi vay trong một khoảng thời gian nhất định Hết thời hạn đóngười đi vay sẽ phải hoàn trả cho người cho vay một số tiền hay tài sản nhấtđịnh theo thoả thuận Thông thường giá trị khoản hoàn trả sẽ lớn hơn giá trịkhoản cho vay

Với cùng bản chất như vậy, tín dụng Ngân hàng là quan hệ vay mượn lẫnnhau giữa một bên là ngân hàng và bên kia là các chủ thể kinh tế khác nhưcác đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, dân cư dựa trên nguyên tắc có hoàn trả

cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định Việc hoàn trả có thể thựchiện một lần hay nhiều lần tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên

Một ngân hàng khi tham gia vào các quan hệ tín dụng có thể đóng vai trò

là người đi vay hoặc người cho vay Khi ngân hàng nhận tiền gửi, phát hànhtrái phiếu, kỳ phiếu để huy động vốn, vay vốn từ Ngân hàng Trung Ương, từ

Trang 4

các tổ chức tín dụng khác thì nó đóng vai trò là người đi vay Còn khi ngânhàng thực hiện việc cho vay trực tiếp, chiết khấu thương phiếu thì nó đóngvai trò là người cho vay Tuy nhiên, trong thực tế do tính phức tạp của hoạtđộng cho vay so với hoạt động đi vay và cũng là do thói quen nên khi nói đếntín dụng Ngân hàng người ta thường chỉ đề cập đến hoạt động cho vay mà ítkhi đề cập đến hoạt động đi vay.

1.2 Phân loại tín dụng Ngân hàng:

Các khoản cho vay của Ngân hàng có thể được phân loại theo nhiều tiêuthức khác nhau Tuỳ vào mục đích nghiên cứu mà người ta có thể phân loạitín dụng ngân hàng theo mục đích sử dụng tiền vay, theo thời hạn trong quan

hệ tín dụng, theo tính chất bảo đảm hoặc theo thành phần kinh tế

Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay, tín dụng được chia thành:

- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cho vay phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng

Căn cứ vào tính chất bảo đảm, tín dụng có thể chia thành:

- Tín dụng có bảo đảm là hình thức cho vay có cầm giữ các vật thế chấp

cụ thể nào đó như xe cộ hoặc một hình thức nào đó về tài sản cá nhân

- Tín dụng không có bảo đảm: khác với tín dụng có bảo đảm, tín dụngkhông có bảo đảm được dựa trên cơ sở uy tín, tình hình tài chính của ngườivay, lợi tức có thể được trong tương lai và tình hình trả nợ trước đây

Căn cứ vào thời hạn trong quan hệ tín dụng có thể chia thành:

Trang 5

- Tín dụng ngắn hạn: là những khoản tín dụng có thời hạn dưới 1 nămnhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của người vay như nhu cầu về vốn lưuđộng.

- Tín dụng trung hạn: là những khoản tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5năm phục vụ nhu cầu sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định của các doanhnghiệp, cải tiến kỹ thuật hoặc xây dựng những công trình loại nhỏ, thời hạnthu hồi vốn không dài

- Tín dụng dài hạn: là những khoản tín dụng có thời hạn trên 3 năm, phục

vụ nhu cầu trang bị tài sản cố định cho sản xuất kinh doanh, hay xây dựngnhững công trình lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu hơn

Căn cứ vào thành phần kinh tế có thể chia thành:

- Tín dụng kinh tế quốc doanh: là những khoản tín dụng cung cấp cho cácdoanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, các khoản tín dụng này có thể đượcthực hiện trực tiếp giữa Ngân hàng với các doanh nghiệp hoặc theo kế hoạchNhà nước

- Tín dụng kinh tế ngoài quốc doanh: là những khoản tín dụng cung cấpcho các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân như các công ty TNHH, công ty

cổ phần

2 Vai trò của tín dụng Ngân hàng:

Trong nền kinh tế thị trường, tồn tại rất nhiều hình thức tín dụng khácnhau như tín dụng thương mại, tín dụng Ngân hàng, tín dụng nặng lãi, tíndụng thuê mua Trong đó tín dụng Ngân hàng là loại hình tín dụng giữ vaitrò quan trọng nhất và cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất

Hoạt động tín dụng Ngân hàng giúp lưu thông luồng tiền tệ, dẫn vốn từnơi thừa đến nơi thiếu, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốcgia Mặt khác, tín dụng cũng là một trong những hoạt động cơ bản và quantrọng nhất của các Ngân hàng thương mại Trong thời gian dài, tín dụng luôn

là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho các Ngân hàng thương mại kể cả

Trang 6

các Ngân hàng thương mại trong nước và các Ngân hàng thương mại trên thếgiới.

Ngày nay, khi công nghệ Ngân hàng phát triển đến trình độ cao, các dịch

vụ Ngân hàng đã bắt đầu thể hiện rõ ưu thế của mình và ngày càng chiếm tỷtrọng lớn hơn trong hoạt dộng của các Ngân hàng thương mại, tín dụng vẫn làhoạt động không thể thiếu được của các Ngân hàng Tín dụng vẫn tạo ranguồn thu nhập cơ bản cho các Ngân hàng thương mại, nó bảo đảm cho hoạtđộng của các Ngân hàng thương mại được thông suốt Chính vì vậy, tín dụngNgân hàng luôn luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với bản thân mỗiNgân hàng nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung

2.1 Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với nền kinh tế:

Tín dụng Ngân hàng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia giữ một vai tròhết sức quan trọng Xét trên nhiều mặt, hoạt động tín dụng Ngân hàng gópphần thúc đẩy mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển, tài trợ cho cácthành phần kinh tế kém phát triển và các ngành mũi nhọn của quốc gia Đồngthời hoạt động tín dụng Ngân hàng cũng tạo điều kiện để phát triển kinh tế đốingoại, hội nhập với nền kinh tế thế giới Bên cạnh đó, thông qua hoạt động tíndụng, mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng mà cụ thể là các doanhnghiệp được củng cố và tăng cường, ngân hàng và doanh nghiệp sẽ hỗ trợnhau cùng phát triển Với mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, đếnnăm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, đồng thời với

lộ trình gia nhập AFTA tiến tới gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) của nước ta thì tín dụng Ngân hàng càng có vai trò quan trọng Cụthể, vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với nền kinh tế được thể hiện trên một

số mặt như sau:

Thứ nhất, hoạt động tín dụng Ngân hàng giúp điều hoà vốn trong nền kinh

tế, cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất, tái sản xuất mở rộng Như chúng ta

đã biết, vốn sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế vận động

Trang 7

liên tục và biểu hiện các hình thái khác nhau qua mỗi giai đoạn của quá trìnhsản xuất tạo thành chu kỳ tuần hoàn và luân chuyển vốn, điểm xuất phát vàkết thúc của một vòng tuần hoàn này được thể hiện dưới dạng tiền tệ.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏivốn của các doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại ở cả ba giai đoạn: dự trữ -sản xuất - lưu thông Từ đó xảy ra hiện tượng thừa hoặc thiếu vốn tạm thời tạicác doanh nghiệp Đây chỉ là hiện tượng mang tính chất tạm thời nhưng xảy

ra thường xuyên và phổ biến, làm nảy sinh yêu cầu phải giải quyết cho đượcvấn đề điều hoà vốn trong nền kinh tế Với nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp

vụ tín dụng, các Ngân hàng thương mại đã giải quyết được vấn đề này Ngânhàng thương mại đứng ra tập trung và phân phối lại vốn, điều hoà cung - cầuvốn trong nền kinh tế, góp phần điều tiết các nguồn vốn, tạo điều kiện choquá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không bị gián đoạn

Mặt khác, để mở rộng sản xuất đối với các doanh nghiệp thì yêu cầu vềvốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra Các doanhnghiệp không thể chỉ trông chờ vào vốn tự có, mà còn phải biết dựa vào nhiềunguồn vốn khác nhau trong xã hội Ngân hàng thương mại với tư cách là nơitập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi sẽ đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho đầu tưphát triển Như vậy, tín dụng Ngân hàng vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắnđược thời gian tích luỹ vốn nhanh chóng cho đầu tư mở rộng sản xuất, vừagóp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích luỹ vốn cho nền kinh tế

Thứ hai, tín dụng Ngân hàng là công cụ vĩ mô của Nhà nước để tài trợ cho

các ngành mũi nhọn và các thành phần kinh tế kém phát triển Trong tiếntrình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tín dụng Ngân hàng được xemnhư một công cụ vĩ mô quan trọng để tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn,phát huy tối đa lợi thế so sánh của đất nước Mặc dù các ngành này có tỷ lệsinh lời thấp, thời gian thu hồi vốn chậm, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn nhưngđây là các ngành kinh tế mũi nhọn, là xương sống của nền kinh tế, là cơ sở đề

Trang 8

phát triển đất nước Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển các ngành này là mộtyêu cầu không thể thiếu và tín dụng Ngân hàng được xem như một trongnhững nguồn vốn quan trọng tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn.

Bên cạnh đó, quá trình phát triển và hội nhập quốc tế còn đòi hỏi phải vựcdậy một số ngành kinh tế kém phát triển để có đủ khả năng cạnh tranh với cácnước trên thế giới Muốn vậy, cần phải có vốn đầu tư lớn đối với các ngànhkinh tế này Vốn đầu tư có thể được huy động từ nhiều nguồn nhưng quantrọng nhất vẫn là nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng

Thứ ba, tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại.

Trong những năm tới, khi hàng rào thuế quan giữa các nước trong khu vựcđược dỡ bỏ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trước một thách thức to lớn

là phải đối đầu với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh, có

kỹ thuật và công nghệ tiên tiến Khi đó, các doanh nghiệp của Việt Nam cầnphải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời hạ giá thành sảnxuất, đa dạng mẫu mã chủng loại hàng hoá, đáp ứng tốt nhu cầu thị trườngtrong nước cũng như thị trường nước ngoài Có như vậy mới cạnh tranh đượcvới hàng hoá của nước ngoài, củng cố và mở rộng thị phần của các doanhnghiệp Việt Nam Để làm được điều đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải

có vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và nguồn vốn vay củaNgân hàng là thực sự cần thiết

2.2 Vai trò của nghiệp vụ tín dụng đối với các Ngân hàng thương mại:

Bên cạnh vai trò to lớn của tín dụng Ngân hàng đối với nền kinh tế,nghiệp vụ tín dụng còn giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với bản thânmỗi Ngân hàng thương mại Tín dụng là hoạt động cơ bản, có ý nghĩa quyếtđịnh đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại

Bản chất của một Ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ, hoạt độngchủ yếu là “đi vay để cho vay” Nguồn vốn mà Ngân hàng huy động, trướctiên được sử dụng vào hoạt động cho vay và đây cũng là hoạt động mang lại

Trang 9

phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng Khi các Ngân hàng không thực hiện đượcduy trì và mở rộng tín dụng thì phần vốn mà Ngân hàng huy động được sẽ bị

ứ đọng, Ngân hàng sẽ phải trả lãi cho phần vốn đó trong khi không có thunhập từ lãi cho vay, điều này sẽ dẫn Ngân hàng tới chỗ bị thua lỗ và có khảnăng bị phá sản Hơn nữa, việc nâng cao chất lượng và mở rộng hoạt động tíndụng sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng phát triển đa dạng thêm các hoạt độngdịch vụ khác Do đó, việc duy trì và mở rộng tín dụng có ý nghĩa rất quantrọng đối với các Ngân hàng thương mại

II RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:

1.Quan điểm chung về rủi ro tín dụng:

Mọi hoạt động kinh doanh đều có thể gặp rủi ro, rủi ro và kinh doanh làhai mặt đối lập nhau trong một thể thống nhất của quá trình kinh doanh,chúng luôn tồn tại và mâu thuẫn với nhau Muốn cho quá trình kinh doanh tồntại và phát triển thì kinh doanh phải khống chế được rủi ro

Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về rủi ro Có ý kiến cho rằng,khi nói tới rủi ro là nói tới điều gì đó đã xảy ra

Có ý kiến lại cho rằng, nói tới rủi ro không chỉ dừng lại ở mức liệt kê đơnthuần về điều đã xảy ra mà còn phải bao hàm cả những thiệt hại mà nhữngđiều đã xảy ra mang lại Theo đó khi nói tới rủi ro tín dụng có nghĩa là những

khoản cho vay bị mất - không thể thu hồi.

Những người theo quan niệm rủi ro là điều tất yếu xảy ra khi tiến hànhbất cứ một công việc nào lại cho rằng “rủi ro” là những khả năng xảy ra sự cố

có thể dẫn tới tổn thất về cái gì đó Theo quan điểm này, gắn với hoạt động tíndụng của Ngân hàng, rủi ro đã hàm chứa ngay từ khi bắt đầu thực hiện chovay chứ không phải “chờ đợi” sự trả chậm hay không trả của người vay mớicoi là rủi ro

Trang 10

Ý kiến chung nhất cho rằng rủi ro là một khái niệm chỉ khả năng xảy ranhững biến cố mang lại kết quả xấu khi tiến hành một công việc nào đó.

Như vậy, cần hiểu rủi ro bao gồm những nội dung như sau:

- Trước hết, rủi ro là một hiện tượng có thể xảy ra ngoài mong muốn khitiến hành bất cứ một công việc nào Với quan niệm như vậy, mỗi khi bắt đầutiến hành một công việc nào đó cần lường trước những rủi ro có thể xảy ra

- Thứ hai, mặc dù rủi ro là hiện tượng tiềm ẩn và không phải bao giờcũng xảy ra khi tiến hành các hoạt động nhưng trong nhiều trường hợp, dotính lặp lại của rủi ro nên người ta có thể nhận biết được tính quy luật của nó.Chính vì điều này mà người ta có thể tìm những biện pháp nhằm hạn chế rủiro

- Thứ ba, rủi ro dù ít xảy ra nhưng khi đã xảy ra thường gây nên những

tổn thất Ý thức được điều này, người ta luôn tìm các biện pháp để hạn chế

tổn thất khi rủi ro xảy ra

Trong các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại, thì nghiệp vụ tín dụng lànghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất Với đặc trưng của hoạt động tín dụngNgân hàng - chủ thể là Ngân hàng và người vay, đối tượng là tiền, với cácđiều kiện về thời hạn vay, lãi suất - với quan điểm như trên về rủi ro, ta có thểhiểu rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không hoàn trả được nợ đúng thờihạn hoặc không trả nợ cho Ngân hàng

Rủi ro tín dụng là một tất yếu trong kinh doanh Ngân hàng, nó được thểhiện trên hai mặt:

Thứ nhất, với đặc điểm kinh doanh tín dụng, có sản phẩm độc quyền là

tiền tệ, kinh doanh tín dụng Ngân hàng bán “quyền sử dụng tiền tệ” với thờihạn cho vay và giá bán là lãi suất Hoạt động tín dụng Ngân hàng có liên quantới rất nhiều chủ thể trong nền kinh tế, có tính xã hội hoá cao, chính vì thế, nócũng chịu tác động rất lớn từ nhiều phía như cơ chế chính sách, môi trường

Trang 11

kinh doanh Do vậy, khi có sự biến động trong nền kinh tế, sự thay đổi về cơchế chính sách hay môi trường kinh doanh đều có ảnh hưởng tới hoạt động tíndụng Ngân hàng và có thể dẫn đến rủi ro Mặt khác, Ngân hàng hoạt độngtheo phương châm “đi vay để cho vay”, do đó, hiệu quả kinh tế của người đivay cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Thứ hai, thực tế cho thấy, những năm 1989 - 1990 ở nước ta hàng loạt

hợp tác xã tín dụng sụp đổ, nền tài chính trong trạng thái khủng hoảng ảnhhưởng đến kinh tế xã hội Trong thời gian gần đây, tình trạng nợ quá hạn tạicác Ngân hàng trong nước cũng không tốt, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợcòn cao, đòi hỏi phải có những biện pháp để giải quyết Không chỉ riêng trongnước mà ngay cả ở một số nước có nền kinh tế phát triển như Nhật, Anh,Pháp với các hệ thống Ngân hàng hiện đại có quy mô dự phòng rủi ro lớnvẫn xảy ra những tổn thất đáng kể

Như vậy, có thể nói rủi ro trong tín dụng là một tất yếu khách quan tronghoạt động của các Ngân hàng thương mại Vấn đề là làm sao để hạn chế tối đanhững rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng Muốn vậy,trước hết cần phải đánh giá được mức độ của rủi ro tín dụng thông qua một sốchỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

2.Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng:

2.1 Nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá rủi ro tíndụng của một Ngân hàng Nợ quá hạn được hiểu là các khoản nợ mà ngườivay không có khả năng thanh toán đầy đủ hoặc đúng hạn như đã cam kết vớiNgân hàng khi đến hạn trả nợ Khi đáo hạn, người vay không trả được nợ choNgân hàng thì Ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ này từ nợ trong hạn sang nợquá hạn Để xem xét mức độ rủi ro tín dụng thông qua nợ quá hạn, ở nước ta

sử dụng chỉ tiêu sau:

Trang 12

Nước ta hiện đang sử dụng phổ biến chỉ tiêu này để đánh giá chất lượngtín dụng của các Ngân hàng thương mại Hiện nay, nhiều nhà kinh tế cho rằng

tỷ lệ nợ quá hạn < 5% là có thể chấp nhận được trong hoạt động tín dụng vàđược coi là ngưỡng an toàn đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng và củanền kinh tế

Tuy nhiên, có thể thấy rằng do dư nợ quá hạn và tổng dư nợ được đo tạimột thời điểm nhất định nên tỷ lệ nợ quá hạn không phản ánh đúng thực chấtchất lượng tín dụng của Ngân hàng Tỷ lệ này chỉ phản ánh các khoản nợ đãquá thời hạn thanh toán chứ chưa phản ánh được mức độ rủi ro của các khoản

nợ chưa đến thời hạn thanh toán Một số các khoản nợ loại này có thể cònchứa đựng nhiều rủi ro hơn các khoản nợ đã được xác định là nợ quá hạn

Nợ quá hạn có thể chia ra thành nhiều loại tuỳ theo tiêu thức đã chọn.Việc phân loại nợ quá hạn có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ rủi ro tíndụng theo các khía cạnh khác nhau Đồng thời, phân loại nợ quá hạn cũnggiúp tìm ra các giải pháp trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Theo khả năng thu hồi, có thể chia nợ quá hạn thành:

- Nợ quá hạn thông thường: là các khoản nợ đến ngày đáo hạn người vaychưa trả được nợ cho Ngân hàng nhưng khả năng hoàn trả là khá cao, sựchậm trễ trong việc trả nợ là ngắn

Trang 13

- Nợ quá hạn khó đòi (nợ khó đòi): là những khoản nợ đã quá hạn mộtthời gian dài mà con nợ không có khả năng thanh toán đầy đủ nợ gốc và lãicho Ngân hàng, khả năng thu hồi khoản nợ này là thấp và quá trình thu nợthường gặp khó khăn, phức tạp.

- Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi (mất vốn): là những khoản nợquá hạn mà Ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp để thu nợ nhưng khôngthể thu đựoc toàn bộ hoặc một phần nợ gốc Con nợ không còn nguồn để trả

nợ cho Ngân hàng cả hiện tại và trong tương lai, khả năng thu hồi nợ củaNgân hàng là bằng không và Ngân hàng xác định khoản nợ này là không thuhồi được

Việc phân loại các khoản nợ quá hạn theo khả năng thu hồi phản ánh rõnhất về mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nợ quá hạn không có khảnăng thu hồi càng cao thì nguy cơ mất vốn của Ngân hàng càng lớn

Theo thời gian quá hạn, có thể chia nợ quá hạn thành:

- Nợ quá hạn dưới 6 tháng: là các khoản nợ mà tại thời điểm thống kê,thời gian quá hạn thanh toán là dưới 6 tháng và người vay vẫn chưa thanhtoán đầy đủ nợ gốc cho Ngân hàng

- Nợ quá hạn từ 6 tháng đến 12 tháng: là các khoản nợ mà tại thời điểmthống kê, thời gian quá hạn thanh toán là từ 6 tháng đến 12 tháng và ngườivay vẫn chưa thanh toán đầy đủ nợ gốc cho Ngân hàng

- Nợ quá hạn trên 12 tháng: là các khoản nợ mà tại thời điểm thống kê,thời gian quá hạn thanh toán là trên 12 tháng và người vay vẫn chưa thanhtoán đầy đủ nợ gốc cho Ngân hàng

Những khoản nợ quá hạn dưới 6 tháng được coi là có độ rủi ro thấp, nợquá hạn từ 6 - 12 tháng được coi là có độ rủi ro trung bình còn nợ quá hạntrên 12 tháng được coi là có độ rủi ro cao, có khả năng gây mất vốn cho Ngânhàng

Trang 14

2.2 Tổn thất tín dụng:

Đây cũng là một chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của một Ngânhàng thương mại Thực chất, tổn thất tín dụng chính là phần vốn mà Ngânhàng không thu hồi được

Tổn thất tín dụng = Khoản cho vay không thu hồi được - Giá trị thu hồiđược

2.3 Rủi ro tín dụng tiềm năng:

Nếu chỉ cho rằng rủi ro là các hậu quả thực tế đã xảy ra, ta sẽ chỉ hiểu đơnthuần kết cục của nó mà không hiểu được rõ nguyên nhân do đó sẽ khó khắcphục chúng Chính vì vậy, việc xem xét rủi ro tín dụng tiềm năng sẽ giúpđánh giá một cách toàn diện hơn về rủi ro tín dụng của một Ngân hàng thươngmại

Việc đánh giá rủi ro tín dụng đã được các nước trên thế giới đánh giáthông qua chỉ tiêu:

Các khoản tín dụng có chất lượng trung bình

Trang 15

3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam:

Tín dụng Ngân hàng giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh

tế cũng như đối với các Ngân hàng thương mại Mặt khác, tín dụng Ngânhàng lại là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong số các hoạt động nghiệp vụcủa Ngân hàng thương mại Vì vậy, việc tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây rarủi ro trong nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng là một điều mà các nhà Ngân hàngcần phải quan tâm làm rõ để từ đó có cơ sở đưa ra các giải pháp hợp lý nhằmngăn ngừa và hạn chế rủi ro Với quan điểm về rủi ro tín dụng như đã trìnhbày ở trên, có thể tổng kết các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng chocác Ngân hàng thương mại theo hai nhóm: nguyên nhân khách quan vànguyên nhân chủ quan

3.1 Nhóm nguyên nhân khách quan:

Trong các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng thì nhómnguyên nhân khách quan là những nguyên nhân khó phòng tránh nhất thậmchí là bất khả kháng Những nguyên nhân này thường không trực tiếp ảnhhưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhưng nó lại có ảnh hưởng tớihoạt động của các doanh nghiệp, các khách hàng của ngân hàng, từ đó giántiếp ảnh hưởng đến ngân hàng Tổn thất tín dụng do những nguyên nhân nàygây ra thường chiếm tỷ trọng không lớn Các nguyên nhân khách quan baogồm:

3.1.1 Môi trường tự nhiên:

Nói chung môi trường tự nhiên không tác dụng trực tiếp tới hoạt động tíndụng của ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mà hoạt độngcủa chúng phụ thuộc vào môi trường tự nhiên như các doanh nghiệp hoạtđộng trong các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, dich vụ Điều kiện tự nhiên

Trang 16

diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng.

3.1.2 Môi trường kinh tế:

Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàngcũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường kinh tế Sựbiến động của nền kinh tế tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngânhàng và doanh nghiệp biến động theo chiều hướng tương tự Đặc biệt, trongđiều kiện quốc tế hoá mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của các ngân hàng vàdoanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước

mà cả môi trường kinh tế quốc tế

Những tác động do môi trường kinh tế gây ra có thể là trực tiếp với ngânhàng (Ví dụ: những rủi do thay đổi tỷ giá, lãi xuất, lạm phát làm cho ngânhàng bị thiệt về thu nhập) hoặc gián tiếp tác động xấu đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp đều có thể là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

3.1.3 Môi trường pháp lý:

Đây cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh rủi

ro tín dụng của ngân hàng Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và vănbản dưới luật chưa được đầy đủ đồng bộ, không bảo đảm môi trường cạnhtranh lành mạnh cũng là một nguyên nhân trược tiếp dẫn đến rủi ro trong sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây nên các khoản nợ quá hạn chongân hàng Bên cạnh đó, môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều khe hở vàbất cập sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảolẫn nhau và lừa đảo ngân hàng Đồng thời, môi trường pháp lý không ổn địnhcũng khiến các nhà đầu tư trung thực e dè, không dám mạnh dạn đầu tư pháttriển kinh doanh, do đó hạn chế về nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng

Thực tế cho thấy, với hệ thống văn bản pháp luật đối với hoạt động tíndụng ngân hàng nếu như không đầy đủ chặt chẽ, nhất là trong các quan hệ tín

Trang 17

dụng quốc tế, sẽ có thể dẫn đến những rủi ro cho các Ngân hàng thương mại.Đối với Việt Nam đây cũng là một hạn chế Hệ thống pháp luật quốc gia vớicác bộ luật và văn bản dưới luật chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa đảm bảo môitrường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, dẫn đến rủi

ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gây nên các khoản nợ quáhạn cho Ngân hàng

3.1.4 Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước:

Đây cũng là một nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ngân hàng Trongtrường hợp có sự thay đổi về chính trị, điều chỉnh chính sách, chế độ, luậtpháp của Nhà nước hoặc thay đổi địa giới hành chính các địa phương, sự sátnhập hay tách ra của các Bộ ngành trong nền kinh tế sẽ có thể tác động đếnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả nănghoàn trả tín dụng của khách hàng đối với ngân hàng Do tính chất hoạt độngkinh doanh của ngân hàng có liên quan đến rất nhiều Bộ, ngành và lĩnh vựckhác nhau Vì vậy, mỗi thay đổi về cơ chế chính sách của Nhà nước cũng đềutác động tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là hoạtđộng tín dụng, một hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng

3.2 Nhóm nguyên nhân chủ quan:

3.2.1 Về phía khách hàng:

Nguyên nhân từ phía khách hàng là một trong những nguyên nhân chính

và cổ điển nhất gây ra rủi ro tín dụng Người vay có thể do nhiều lý do khácnhau mà không thể thực hiện trả nợ ngân hàng đúng hạn Nhìn chung nguyênnhân này có thể nắm bắt và hạn chế được nếu ngân hàng thực hiện tốt việcsàng lọc khách hàng, kiểm tra, giám sát và quản lý khách hàng trước, trong vàsau khi phát tiền vay cho khách hàng Nguyên nhân từ phía khách hàng đượcxem xét trên các mặt sau:

Trang 18

- Khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng khoản vaycòn hạn chế Khi cho vay thì ngân hàng trông đợi khoản trả nợ sẽ được lấy từchính kết quả hoạt động của dự án chứ không phải bằng cách phát mại tài sảnthế chấp, cầm cố Điều này lại phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốnvay của doanh nghiệp Khi lập các phương án kinh doanh, dự án đầu tư nếudoanh nghiệp không tính hết những biến động thụ trường sẽ có thể dẫn đếnthua lỗ, không trả được nợ cho ngân hàng Mặt khác, việc sử dụng vốn vaycủa doanh nghiệp cũng phải đúng mục đích, phân phối có hiệu quả nếu khôngđồng vốn mà doanh nghiệp sử dụng sẽ không đạt hiệu quả cao, thậm chí thua

lỗ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng

- Năng lực tài chính của các doanh nghiệp yếu kém Năng lực tài chính

là chỉ tiêu cơ bản thể hiện tình trạng sức khoẻ của một doanh nghiệp, từ đó

mà xác định được khả năng trả nợ cho ngân hàng Kế hoạch trả nợ của doanhnghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu doanh nghiệp phải thanh toán những khoảnchi nhất thời quá lớn như thanh toán thuế, tiền lương hoặc cơ cấu vốn đầu tưcủa doanh nghiệp không hợp lý đều có thể gây nên khó khăn trong việc trả nợngân hàng đúng hạn dẫn đến rủi ro tín dụng

- Đạo đức, thiện chí của khách hàng: Vấn đề nổi lên ở đây là chọn lựađối nghịch và động cơ không trong sạch của người vay Trong những giaodịch diễn ra trên các thị trường tài chính, một bên thường không biết tất cảnhững gì mà họ cần phải biết về bên kia để có những quyết định đúng đắn Sựkhông cân bằng về thông tin mà mỗi bên có được được gọi là thông tin khôngcân xứng

Chọn lựa đối nghịch là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra trướckhi diễn ra cuộc giao dịch Chọn lựa đối nghịch xảy ra trên các thị trường tàichính khi những người đi vay có nhiều khả năng tạo ra một kết cục khôngmong muốn (đối nghịch) - tức là rủi ro không trả được nợ - là những ngườitích cực tìm vay nhất và do vậy là có nhiều khả năng được lựa chọn nhất Do

Trang 19

viêc chọn lựa đối nghịch khiến dễ có thể là các món cho vay được thực hiệncho những trường hợp rủi ro không trả được nợ, những người cho vay có thểquyết định không cho vay mặc dù có những trường hợp có thể trả được nợ.Rủi ro đạo đức là một vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra sau khicuộc giao dịch diễn ra Rủi ro đạo đức xảy ra khi người cho vay phải chịu mộtrủi ro là người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt (thiếu đạođức) xét theo quan điểm của người cho vay, bởi vì những hoạt động này ít cókhả năng để món vay này hoàn trả.

Do rủi ro đạo đức giảm bớt xác suất hoàn trả được vốn nên người cho vay

có thể quyết định thôi không cho vay nữa Rủi ro đạo đức nảy sinh trong thịtrường vay nợ bởi vì những người vay tiền có ý muốn thực hiện những hoạtđộng không mong muốn theo quan điểm của người cho vay, trong tình trạngnhư vậy, dễ có thể là người cho vay này sẽ vị đặt vào sự rủi ro về vỡ nợ Khinhững người vay đã có món tiền vay, vì mục đích lợi nhuận, họ dễ có thể đầu

tư sai mục đích vào những dự án có mức độ rủi ro cao Tuy nhiên, sự rủi ronày khiến cho họ khó có khả năng hoàn trả lại món tiền vay

Trong quan hệ tín dụng, muốn có hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự hợp tác

từ cả hai phía người cho vay và người đi vay Nếu như khách hàng không cóthiện chí thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ Sự thiếuthiện chí của khánh hàng có thể biểu hiện trực tiếp trong quan hệ tín dụng vớingân hàng như cố tình sử dụng vốn sai mục đích, tìm cách lừa đảo ngân hàng,hoặc cũng có thể là các hành vi gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng TDNHnhư kinh doanh trái pháp luật, lừa đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau Tất cả cáchành vi đó đều có thể mang lại sự rủi ro cho ngân hàng

3.2.2 Về phía ngân hàng:

Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng xuất phát từ phía ngân hàngthường chiếm tỷ trọng nhỏ Các nguyên nhân này thường xảy ra trong quátrình thực hiện cho vay, thể hiện qua các mặt sau:

Trang 20

a Trong giai đoạn xét duyệt:

Trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng cần phải phân tích đánh giá kháchhàng trước khi cho vay Việc phân tích đánh giá được dựa trên một số chỉ tiêunhư uy tín của khách hàng, năng lực quản lý kinh doanh, năng lực tài chính Giai đoạn này có thể tiềm ẩn sự rủi ro do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất là sự hạn chế về khả năng phân tích của cán bộ tín dụng Nếu

yếu về chuyên môn, các cán bộ Ngân hàng không thể đánh giá chính xác vềkhách hàng và dự án vay vốn, từ đó sẽ làm phát sinh những hợp đồng tín dụngkém an toàn Mức độ rủi ro trong trường hợp này sẽ ngày càng tăng dần trongsuốt quá trình kể từ khi xét duyệt đến khi giám sát và cuối cùng là thu nợ

Thứ hai, gắn liền với sự hạn chế về khả năng phân tích là vấn đề phẩm

chất đạo đức của cán bộ Đánh giá rủi ro tín dụng là một công việc hết sứcphức tạp Đặc thù nghề nghiệp buộc một cán bộ tín dụng vừa phải có trình độ

và phẩm chất đạo đức tốt Trước sự cám dỗ của vật chất, nhiều cán bộ tíndụng đã sa ngã Họ có thể hành động vô nguyên tắc, vô tổ chức, làm trái quyđịnh, gây những tổn thất to lớn cho Ngân hàng Do thực tế thu nhập của cán

bộ tín dụng hiện nay ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam còn thấp, càngdẫn đến tình trạng họ không thật sự gắn bó với lợi ích của Ngân hàng

Thứ ba, vấn đề tài sản thế chấp cũng là một nguyên nhân gây rủi ro quan

trọng cho các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam Phổ biến ở Việt Nam hiệnnay, luôn có tư tưởng cho rằng cho vay có tài sản thế chấp là an toàn nhất.Bởi khi món vay không được hoàn trả, Ngân hàng chỉ việc phát mại tài sảnthế chấp để thu hồi vốn Nhưng trên thực tế chính việc quá tin tưởng vào tàisản thế chấp đã gây ra những hạn chế lớn trong hoạt động cho vay của cácNgân hàng Có thể thấy điều này qua một số nét chính như sau:

- Hiện nay các tài sản thế chấp để vay vốn Ngân hàng còn thiếu các yếu

tố pháp lý, gây nhiều khó khăn cho Ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, môitrường pháp lý về thế chấp, cầm cố tài sản chưa đầy đủ, Luật sở hữu chưa rõràng, chưa có cơ quan nào cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý quá trình

Trang 21

chuyển dịch sở hữu tài sản nên tất cả tài sản của doanh nghiệp Nhà nước vàcủa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có chứng nhận sở hữu Vì vậy,rất khó khăn cho Ngân hàng khi đem những tài sản thế chấp như vậy ra xử lý.Hơn nữa, cũng chính tình trạng lỏng lẻo trong công chứng hồ sơ tài sản mà đãxảy ra tình trạng lừa đảo, một tài sản được đem ra thế chấp tại nhiều Ngânhàng.

- Ngay cả khi tài sản thế chấp là hợp pháp thì rủi ro tín dụng đối vớinhững dự án được xét duyệt vẫn xảy ra khi giá trị của tài sản thế chấp đượcđịnh giá quá cao hay có những biến động đột ngột về giá Hơn nữa, một khirủi ro xảy ra, chi phí cho việc phát mại tài sản là không nhỏ Những tài sản thếchấp của các doanh nghiệp là máy móc, thiết bị phần lớn đều cũ kỹ lạc hậu,đem phát mại để thu hồi vốn cũng phải mất tới hàng năm Đối với các tài sảnthế chấp là bất động sản thì lại phụ thuộc vào biến động giá của thị trường bấtđộng sản và quy hoạch của Nhà nước Một thực tế nữa là nhiều trường hợp tàisản thế chấp mang tính đặc thù của doanh nghiệp Ví dụ như liên hiệp đườngsắt mang toa tầu ra để thế chấp Trường hợp như vậy nếu có phải phát mại thìNgân hàng cũng đành bó tay

Những hạn chế nêu trên khiến vấn đề thế chấp tài sản trở thành mộtnguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro cho các Ngân hàng thương mại ViệtNam thời gian qua Điều này có vẻ như một nghịch lý bởi thế chấp được ápdụng với mục tiêu hạn chế rủi ro Tuy nhiên, thực chất luôn phải hiểu rằng thếchấp không phải là tiêu chuẩn hàng đầu để bảo đảm an toàn tín dụng

b Trong giai đoạn giám sát tiền vay:

Giám sát là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro đạo đức Việcgiám sát sẽ giúp Ngân hàng kiểm soát được hành vi của người vay vốn, đảmbảo đồng vốn được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích Nếu việc giám sátkhông được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ, nhiều khả năng khách hàng

sẽ sử dụng vốn vào những mục đích phiêu lưu làm phát sinh rủi ro tín dụng.Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy, hệ thống kiểm soát của các Ngân

Trang 22

hàng yếu kém và lỏng lẻo khiến cho nhiều khoản tín dụng được tập trung quálớn vào một vài đối tượng vay, làm nguy cơ tổn thất tín dụng của Ngân hàngtăng cao, phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của chính nhữngkhách hàng này.

Mặt khác, sự hợp tác giữa Ngân hàng thương mại và trung tâm thông tintín dụng không đồng bộ và chưa đạt hiệu quả cao Thậm chí, một số Ngânhàng thương mại vì sợ cạnh tranh nên đã không thông tin cho trung tâm thôngtin tín dụng, và điều đó dẫn tới việc tìm hiểu khách hàng có quan hệ vay nợtại nhiều tổ chức tín dụng rất khó khăn Vì thế, Ngân hàng rất khó giám sátkhách hàng về việc sử dụng tiền vay

Bên cạnh đó, các Ngân hàng thương mại còn chưa có được một phươngpháp giám sát khách hàng khoa học và có hiệu quả Nỗ lực của các Ngânhàng thương mại là cần phải xây dựng một phương pháp giám sát khoa học đểluôn đảm bảo được sự an toàn cho mình và cho khách hàng

c Trong giai đoạn thu nợ:

Xử lý nợ quá hạn cứng nhắc, không hiệu quả và chưa thực sự hợp tác vớingười vay là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự gia tăng của số nợquá hạn, số nợ khó đòi trong giai đoạn này Điều này gây ảnh hưởng đến lợiích trước mắt và lâu dài của Ngân hàng Việc xử lý thu nợ cứng nhắc theo hợpđồng mà không chú ý đến điều kiện của người vay có thể đẩy khách hàng đếnmột hoàn cảnh khó khăn hơn và hoàn toàn mất khả năng trả nợ

Ngoài ra, việc Ngân hàng xử lý cứng nhắc theo hợp đồng, không thực sựhợp tác với khách hàng sẽ làm Ngân hàng mất đi nhiều đối tác kinh doanh lâudài Và vì thế, Ngân hàng sẽ dần thu hẹp thị phần của chính mình Trongnhiều trường hợp, nếu Ngân hàng có sự hợp tác chặt chẽ cùng xử lý với cáckhách hàng căn cứ vào điều kiện của họ thì có thể khả năng trả nợ của kháchhàng sẽ sáng sủa hơn, Ngân hàng sẽ có nhiều khả năng thu hồi được vốn

Trang 23

4 Tác động của rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại xảy ra do nhiều nguyên nhân,khiến cho Ngân hàng không thể thu hồi được nợ khi đến hạn Nhưng dù là donguyên nhân nào thì rủi ro tín dụng cũng gây ra những tác động xấu tới bảnthân Ngân hàng và đối với cả nền kinh tế Việc ảnh hưởng nhiều hay ít còntuỳ thuộc vào mức độ rủi ro tín dụng

4.1 Tác động của rủi ro tín dụng đến Ngân hàng:

Trước hết, rủi ro tín dụng khi xảy ra sẽ có tác động xấu tới tình hình tàichính của Ngân hàng Như đã biết, hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản vàthường xuyên nhất của Ngân hàng thương mại, phần lớn thu nhập của Ngânhàng có được là từ hoạt động tín dụng Vì vậy, khi xảy ra rủi ro tín dụng sẽảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của Ngân hàng Khi phát sinh các khoản nợquá hạn, Ngân hàng sẽ phải có các khoản chi phí để quản lý, giám sát, thu nợ,chi phí thanh lý phát mại tài sản trong tương lai nếu không thu được nợ Đồngthời, khoản nợ này đóng băng, không còn đem lại thu nhập cho Ngân hànghoặc rất ít, không đáng kể, trong khi Ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoảntiền huy động được, điều này làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng Mặt khác,khi xảy ra rủi ro tín dụng thì không chỉ làm giảm thu nhập từ hoạt động tíndụng mà còn có tác động lớn làm giảm thu nhập từ các hoạt động kinh doanhkhác của Ngân hàng, bởi lẽ hoạt động tín dụng có tác động rất lớn tới các hoạtđộng khác của Ngân hàng Nếu hoạt động tín dụng được mở rộng, chất lượngtín dụng được nâng cao thì sẽ thúc đẩy các hoạt động khác phát triển, ngượclại, sẽ kìm hãm các hoạt động khác làm giảm lợi nhuận, gây ảnh hưởng xấutới tình hình tài chính của Ngân hàng

Rủi ro tín dụng xảy ra thường tạo cho Ngân hàng những tổn thất về tàichính Nhưng những thiệt hại về uy tín của Ngân hàng, về mất lòng tin của xãhội là những tổn thất còn lớn hơn rất nhiều lần Một Ngân hàng nếu gặp nhiềurủi ro trong hoạt động tín dụng mà không khắc phục được sẽ gây mất lòng tincủa các đối tác trong kinh doanh cũng như của những người gửi tiền tại Ngân

Trang 24

hàng Khi đã mất lòng tin của đối tác kinh doanh cũng như của những ngườigửi tiền thì tất nhiên thị phần của Ngân hàng đó sẽ bị giảm, nguồn huy độngcũng giảm và do đó Ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng khó khăn Đặc biệt nguyhiểm hơn khi những người gửi tiền tại Ngân hàng có xu hướng rút tiền ra, nếutrong trường hợp đó Ngân hàng không có những biện pháp để xử lý tốt thì rất

có thể Ngân hàng sẽ bị phá sản và sẽ gây ảnh hưởng xấu lan ra trong toàn hệthống Ngân hàng và nền kinh tế

4.2 Tác động của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế:

Tín dụng Ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà vốntrong nền kinh tế và trong sự thành công của chính sách tiền tệ quốc gia Rủi

ro tín dụng xảy ra làm Ngân hàng chậm hoặc không có khả năng thu hồi đượcvốn để tiếp tục cho vay, do đó rủi ro tín dụng làm giảm vòng quay sử dụngvốn của Ngân hàng, giảm khả năng cung cấp vốn cho nền kinh tế

Mặt khác, hoạt động Ngân hàng có tính chất xã hội hoá cao, hoạt độngcủa một Ngân hàng có ảnh hưởng đến các Ngân hàng khác Khi một Ngânhàng đối mặt với tình trạng rủi ro tín dụng cao, sẽ ảnh hưởng đến tình hình tàichính của Ngân hàng, dẫn đến mất lòng tin của đối tác kinh doanh và củacông chúng Lúc đó rất có thể Ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán và điềunày sẽ gây ra phản ứng lan truyền trong toàn hệ thống Ngân hàng, tác độngxấu tới nền kinh tế trong nước

Trang 25

Chương II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẦU GIẤY.

I.Khái quát về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Quận Cầu Giấy- TP Hà Nội

Là một quận mới thành lập nằm ở phía tây của TP Hà Nội với đặc thùkinh tế chưa phát triển chủ yếu là các trường ĐH, khối hành chính,nông nghiệp,nhưng đặc biệt trên địa bàn lại có rất nhiều công ty xây dựng màNHĐT&PT lại rất phù hợp cho việc phục vụ loại hình khách hàng này

1 Khái quát về hoạt động kinh doanh tại NHĐT&PTCầu Giấy.

1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHĐT&PT Cầu Giấy.

Bộ máy tổ chức: kể từ tháng 10/2003 NHĐT&PT Cầu Giấy đã tiếnhành thực hiên dự án hiện đại hoá và mô hình bộ máy tổ chức cũngtheo mô hình của hiện đại hoá bao gồm: Ban lãnh đạo (Gerneral), Phòng Kếtoán Tổng hợp(G/L) – Ngân quỹ ( Vol ) , Phòng Tín dụng ( Ln ) , Phòng dịch

vụ khách hàng (DD&FD ) , Phòng điện toán ( IT ) , các phòng giao dịch vàcuối cùng phòng hậu cần

Lãnh đạo của NHĐT&PT Cầu Giấy gồm : 1 Giám đốc , 3 phó giámđốc lãnh đạo theo từng khối nghiệp vụ Có 6 phòng ban nghiệp vụ và 2 phònggiao dịch Mỗi phòng đều có trưởng phòng ,phó phòng , kiểm soát viên , vàcác thanh toán viên được bố chí theo từng nghiệp vụ Sơ đồ mô hình tổ chứccủa NHĐT&PT Cầu Giấy thể hiện như sau :

Ngày đăng: 10/07/2016, 01:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w