1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động xuất khẩu phân bón vô cơ sang thị trường campuchia của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại xuất nhập khẩu thành tuấn phát giai đoạn 2012 2014

118 492 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ THỊ THẢO TRANG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHÂN BÓN VÔ CƠ SANG THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ THỊ THẢO TRANG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHÂN BÓN VÔ CƠ SANG THỊ TRƯỜNG

CAMPUCHIA CỦA CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THÀNH TUẤN PHÁT

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÂN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ THỊ THẢO TRANG MSSV: 4118668

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHÂN BÓN VÔ CƠ SANG THỊ TRƯỜNG

CAMPUCHIA CỦA CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THÀNH TUẤN PHÁT

GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

MÃ SỐ NGÀNH: 52340120 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

ĐỖ VĂN XÊ

Tháng 5 - Năm 2015

Trang 3

i

LỜI CẢM TẠ

Sau gần bốn năm học tập tại Trường Đại Học Cần Thơ được sự chỉ dạy

tận tình của Quý Thầy Cô, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế – Quản Trị

Kinh Doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu cả lý

thuyết lẫn thực tế trong suốt thời gian học tập tại trường

Trong thời gian thực tập tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại

Xuất nhập khẩu Thành Tuấn Phát, em đã được học hỏi thực tế và sự hướng

dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và quý anh, chị trong công ty đã giúp

em hoàn thành đề tài tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Đỗ Văn Xê, người đã trực

tiếp hướng dẫn tận tình để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Đồng thời,

trong quá trình thực tập, em cũng xin cảm ơn chú Nguyễn Văn Trung là kế

toán công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Xuất nhập khẩu Thành Tuấn

Phát người đã giúp đỡ em rất nhiều trong quãng thời gian thực tập tại công ty,

luôn tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình

Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu nên đề tài này

chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ

bảo, góp ý của quý thầy cô và Ban lãnh đạo công ty để đề tài này được hoàn

thiện hơn

Em xin kính chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế – Quản Trị Kinh Doanh

và Ban giám đốc, quý anh, chị, cô, chú trong công ty Thành Tuấn Phát dồi dào

Trang 4

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài này là trung thực, đề tài này không trùng bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, Ngày … tháng … năm 2015 Sinh viên thực hiện

HÀ THỊ THẢO TRANG

Trang 5

iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

-~·~ -

Cần Thơ, ngày tháng năm 2015

Thủ trưởng đơn vị

Trang 6

Chuyên ngành: Kinh tế Nông Nghiệp

Cơ quan công tác: Khu hiệu bộ Trường Đại Học Cần Thơ

Tên học viên: Hà Thị Thảo Trang

Mã số sinh viên: 4118668

Chuyên ngành: Kinh Doanh Quốc Tế

Tên đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu phân bón vô cơ sang thị trường

Campuchia của Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Thương mại Xuất nhập khẩu

Thành Tuấn Phát giai đoạn 2012 – 2014

Cần Thơ, ngày…… tháng …… năm 2015

Giáo viên hướng dẫn

PGS-TS ĐỖ VĂN XÊ

Trang 7

v

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

-o0o -

Cần Thơ, ngày tháng năm 2015 Giáo viên phản biện

Trang 8

vi

MỤC LỤC

Trang

_

LỜI CẢM TẠ i

LỜI CAM ĐOAN ii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN v

MỤC LỤC vi

DANH MỤC BẢNG xii

DANH MỤC HÌNH xiii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xiv

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Error! Bookmark not defined. 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…… Error! Bookmark not defined 1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Error! Bookmark not defined 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Không gian nghiên cứu 2

1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1.1 Tổng quan về xuất khẩu 4

2.1.2 Vai trò của xuất khẩu 4

2.1.3 Nội dung của các hoạt động xuất khẩu 8

2.1.4 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu 9

2.1.5 Nhận biết mặt hàng xuất khẩu 9

2.1.6 Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng 10

Trang 9

vii

2.1.7 Nghiên cứu về giá cả hàng hóa 11

2.1.8 Nghiên cứu về cạnh tranh 12

2.1.9 Lựa chọn bạn hàng giao dịch 12

2.1.10 Mục tiêu của xuất khẩu 12

2.1.11 Nhiệm vụ của xuất khẩu 13

2.1.12 Các phương thức của xuất khẩu 13

2.1.13 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 16

2.1.13.1 Phương thức thanh toán quốc tế 16

2.1.13.2 Thị trường hối đoái 17

2.1.13.3 Hợp đồng xuất khẩu 18

2.1.13.4 Đàm phán trong kinh doanh 18

2.1.13.5 Thuế quan 18

2.1.13.6 Sản lượng tiêu thụ và giá bán 18

2.1.13.7 Hoạt động chiêu thị 18

2.1.14 Các chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 19

2.1.15 Định nghĩa về phân bón và các loại phân bón thường dùng 21

2.1.15.1 Phân bón là gì 21

2.1.15.2 Các loại phân bón vô cơ thường dùng 21

2.1.16 Các vấn đề liên quan đến xuất khẩu phân bón trong giai đoạn 2012 - 2014 24

2.1.16.1 Các văn bản, chính sách của Nhà Nước có liên quan 24

2.1.16.2 Thuế xuất khẩu phân bón sang thị trường Campuchia 25

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 26

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 26

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THÀNH TUẤN PHÁT 32

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 32

3.1.1 Lịch sử hình thành 32

Trang 10

viii

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 32

3.1.3 Mô hình quản lý của công ty 33

3.1.3.1 Giám đốc 33

3.1.3.2 Phó giám đốc 33

3.1.3.3 Phòng kế toán 34

3.1.3.4 Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu 35

3.1.3.5 Phòng tài chính và nhân sự 35

3.1.3.6 Bộ phận kho bãi 36

3.1.4 Cơ cấu nhân sự công ty TNHH TM XNK Thành Tuấn Phát 36

3.1.5 Ngành nghề kinh doanh của công ty 37

3.2 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 38

3.2.1 Thị trường hoạt động chính của công ty 38

3.2.1.1 Địa hình Campuchia 38

3.2.1.2 Khí hậu Campuchia 38

3.2.1.3 Đất đai Campuchia 39

3.1.2.4 Sông ngòi Campuchia 39

3.1.2.5 Con người Campuchia 39

3.1.2.6 Tập quán canh tác ở Campuchia 40

3.1.2.7 Thị trường Campuchia 40

3.1.2.8 Nhu cầu phân bón tại thị trường Campuchia 40

3.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 41

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 45

4.1 NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU PHÂN BÓN CỦA CÔNG TY 46

4.2 KẾT QUẢ XUẤT KHẨU PHÂN BÓN VÔ CƠ CỦA CÔNG TY TNHH TM XNK THÀNH TUẤN PHÁT GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 49

4.2.1 Phân tích sản lượng và kim ngạch xuất khẩu phân bón vô cơ của công ty giai đoạn 2012 - 2014 49

4.2.2 Phân tích các hình thức xuất khẩu phân bón vô cơ của công ty 51

Trang 11

ix

4.2.3 Phân tích cơ cấu các loại phân bón vô cơ xuất khẩu của công ty giai đoạn

2012 - 2014 56

4.2.4 Phân tích sự biến động giá của các loại phân bón vô cơ xuất khẩu của công ty Thành Tuấn Phát giai đoạn 2012 - 2014 63

4.2.5 Phân tích sự biến động giá các mặt hàng phân bón vô cơ ở thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2012 - 2014 67

4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHÂN BÓN VÔ CƠ CỦA CÔNG TY 70

4.3.1 Phân tích các yếu tố môi trường bên trong 70

4.3.1.1 Quản trị 70

4.3.1.2 Marketing 70

4.3.2 Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài 71

4.3.2.1 Tình hình kinh tế - chính trị Campuchia 71

4.3.2.2 Tình hình kinh tế trong nước 71

4.3.2.3 Lạm phát 72

4.3.2.4 Lãi suất 72

4.3.2.5 Tỷ giá hối đoái 73

4.3.2.6 Chính trị pháp luật 73

4.3.2.7 Yếu tố văn hóa - xã hội 74

4.3.2.8 Về nguồn hàng 75

4.3.2.9 Đối thủ cạnh tranh trong nước 75

4.3.2.10 Đối thủ cạnh tranh ngoài nước 77

4.3.2.11 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 78

4.3.2.12 Khách hàng 78

4.3.2.13 Sản phẩm thay thế 79

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU PHÂN BÓN SANG THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA CỦA CÔNG TY THÀNH TUẤN PHÁT 80

5.1 PHÂN TÍCH SWOT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TM XNK THÀNH TUẤN PHÁT GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 80

5.1.1 Điểm mạnh 80

Trang 12

x

5.1.2 Điểm yếu 81

5.1.3 Cơ hội 81

5.1.4 Thách thức 84

5.2 PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC ĐÃ ĐỀ XUẤT 86

5.2.1 Chiến lược SO 86

5.2.2 Chiến lược ST 87

5.2.3 Chiến lược WO 87

5.2.4 Chiến lược WT 88

5.3 DỰ BÁO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHÂN BÓN Ở VIỆT NAM 88

5.3.1 Tình hình xuất khẩu phân bón vô cơ ở Việt Nam 88

5.3.1.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu phân bón của Việt Nam 88

5.3.1.2 Chủng loại phân bón xuất khẩu của Việt Nam 91

5.3.1.3 Thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam 91

5.3.1.4 Dự báo hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới 92

5.3.2 Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu phân bón vô cơ của công ty 93

5.3.2.1 Chiến lược kinh doanh 93

5.3.2.2 Chiến lược nhân sự 93

5.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 94

5.4.1 Tăng cường nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu 94

5.4.2 Xây dựng liên kết ổn định nguồn hàng 94

5.4.3 Giải pháp về Marketing 95

5.4.3.1 Sản phẩm 95

5.4.3.2 Gía cả 95

5.4.3.3 Phân phối 95

5.4.3.4 Chiêu thị 96

5.4.4 Gải pháp về thương hiệu 96

5.4.5 Giải pháp về nguồn nhân lực 96

5.4.6 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty 97

Trang 13

xi

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

6.1 KẾT LUẬN 98

6.2 KIẾN NGHỊ 98

6.2.1 Một số kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan có liên quan 98

6.2.1.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 98

6.2.1.2 Đối với tổng cục hải quan 99

6.2.1.3 Đối với cơ quan Thuế 100

6.2.2 Kiến nghị đối với công ty 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 15

2012 - 2014 63 Hình 4.7: giá trung bình các loại phân bón xuất khẩu trên thị trường

Campuchia giai đoạn 2012 - 2014 66 Hình 5.1: Kim ngạch xuất khẩu phân bón theo nhóm mặt hàng (Mã HS) giai đoạn 2012 - 2013 90 Hình 5.2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu phân bón theo chủng loại 10 tháng đầu 2012 - 2013 91 Hình 5.3: Tỷ trọng thị trường nhập khẩu phân bón từ Việt Nam 10 tháng đầu năm 2012 - 2013 92

Trang 16

PTNNNT Phát triển nông nghiệp nông thôn

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

CCDV Cung cấp dịch vụ

HĐTC Hoạt động tài chính

Tiếng Anh

CDRI Viện nghiên cứu phát triển Campuchia

MAFF Bộ Nông Lâm và Thủy sản Campuchia

DAL Cục Pháp chế Nông nghiệp Campuchia

USD Đô la Mỹ

Trang 17

1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Từ lâu phân bón đã trở thành loại vật tư không thể thiếu trong nông nghiệp Đồng thời, đây còn là nguồn dinh dưỡng chính cho cây trồng bởi nguồn dinh dưỡng trong đất ngày nay không đủ đáp ứng cho nhu cầu canh tác 2 đến 3 vụ/năm của người nông dân Vấn đề cần quan tâm là trước năm 2012, Trung Quốc và Indonesia là 2 nhà cung ứng phân bón chủ yếu cho thị trường phân bón tại Việt Nam, đặc biệt là URE Trung Quốc Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hạc Thúy: Tổng Thứ ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV), đến năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam tự túc được hoàn toàn nhu cầu phân urê khi Nhà máy đạm Cà Mau của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) công suất 800 nghìn tấn/năm và Nhà máy Phân bón Ninh Bình của Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) công suất 560 nghìn tấn/năm đi vào hoạt động, nâng tổng công suất đạm urê lên 2,36 triệu tấn , tăng hơn gấp đôi so với năm 2011 (1 triệu tấn) và theo dự kiến sản lượng urê trong nước sẽ vượt qua mức 3 triệu tấn vào năm 2015 Điều này đồng nghĩa với việc tình trạng nhập khẩu thất thường kéo dài nhiều năm nay sẽ được chấm dứt khi nguồn cung urê vượt trên nhu cầu urê của cả nước từ 360 - 560 nghìn tấn/năm

Cùng với phân urê, nguồn cung phân bón tổng hợp NPK các loại cũng đã vượt

xa nhu cầu cần thiết và theo hướng phát triển của Vinachem vào năm 2015: sản lượng NPK sẽ đạt 4 triệu tấn/năm Do đó, tìm kiếm thị trường mới để xuất khẩu chính là hướng đi tất yếu mang lại lợi ích “2 trong 1” cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước Việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực cạnh tranh trong nước và có đầu ra

ổn định cho hoạt động sản xuất Và Campuchia là điểm đến lý tưởng trong danh sách các thị trường tiềm năng Bởi kinh tế Campuchia được coi là một trong những nền kinh tế cởi mở nhất châu Á với sự tham gia lớn của khu vực kinh tế tư nhân trong và ngoài nước Hơn thế nữa, Nông Nghiệp là lĩnh vực kinh tế có tầm quan trọng lớn đối với Campuchia, nền Nông Nghiệp chiếm

Trang 18

2

35% GDP và 85% dân số của quốc gia này có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sản xuất nông sản Song song đó, nhu cầu phân bón của thị trường này hiện đang rất cao do mục tiêu về Nông nghiệp của Campuchia là xuất khẩu 1 triệu tấn gạo vào năm 2015

Thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên nên tôi quyết định chọn đề tài

“Phân tích thực trạng xuất khẩu phân bón vô cơ sang thị trường Campuchia của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Thành Tuấn Phát giai đoạn 2012 - 2014”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thực trạng xuất khẩu phân bón vô cơ sang thị trường Campuchia của công ty TNHH TM XNK Thành Tuấn Phát giai đoạn 2012 - 2014 và các nhân tố ảnh hưởng Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả xuất khẩu phân bón vô cơ cho doanh nghiệp

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu phân bón vô cơ sang thị trường Campuchia của công ty TNHH TM XNK Thành Tuấn Phát giai đoạn

2012 - 2014

Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu phân bón

vô cơ sang thị trường Campuchia của công ty

Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu phân bón của công ty nói riêng trong thời gian tới

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian nghiên cứu

Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại xuất nhập khẩu Thành Tuấn Phát

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

Số liệu thực hiện được thu thập trong giai đoạn 2012 - 2014

Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015

Trang 19

3

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về đối tượng là tình hình xuất khẩu phân bón vô cơ sang thị trường Campuchia của công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Xuất nhập khẩu Thành Tuấn Phát giai đoạn 2012 - 2014

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Huỳnh Ngọc Diễm My, lớp Kinh tế ngoại thương khóa 34, năm 2011, trường Đại học Cần Thơ ”Phân tích thực trạng xuất khẩu phân bón vô cơ của công ty TNHH 01 TV DV-PTNN Đồng Tháp (DASCO)” Điểm giống nhau giữa 2 đề tài này là cùng phân tích về thực trạng xuất khẩu phân bón vô cơ Điểm khác nhau là đề tài của tôi chỉ tập trung phân tích sâu về thực trạng xuất khẩu phân bón vô cơ của công ty TNHH TM XNK Thành Tuấn Phát sang thị trường Campuchia Còn đề tài của bạn Huỳnh Ngọc Diễm My thì phân tích thực trạng xuất khẩu phân bón vô cơ của công ty DASCO sang nhiều thị trường khác nhau

Trang 20

4

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Tổng quan về xuất khẩu

Trong lý luận thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu (xuất cảng) là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay cả hai quốc gia Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực và mọi điều kiện kinh tế: từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến hàng hóa tư liệu sản xuất và từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kỹ thuật cao Tất cả hoạt động đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận cho các quốc gia

Cơ sở hoạt động xuất khẩu hàng hóa là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa trong nước Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, phạm vi chuyên môn ngày càng cao nên số sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người ngày một dồi dào, đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước cũng tăng lên Nói cách khác, chuyên môn hóa thúc đẩy nhu cầu mậu dịch và ngược lại, một quốc gia không thể chuyên môn hóa sản xuất nếu không có hoạt động mua bán trao đổi với các nước khác Chính chuyên môn hóa quốc tế là biểu hiện sinh động của quy luật lợi thế so sánh Quy luật này nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất và được coi như là chìa khóa của phương thức thương mại Đối với Việt Nam, một quốc gia đang chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì hoạt động xuất khẩu được đặt ra cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh

tế xã hội Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, đông dân, lao động dồi dào, đất đai màu mỡ Bởi vậy, nếu Việt Nam tận dụng tốt các lợi thế này để sản xuất hàng xuất khẩu là hướng đi đúng đắn, phù hợp với quy luật thương mại quốc

tế

2.1.2 Vai trò của xuất khẩu

Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại chủ yếu của quốc gia, hàng năm hoạt động này đóng góp một phần lớn và ngày càng gia tăng vào tổng thu nhập quốc dân.Theo xu hướng ngày càng phát triển theo cả quy mô về cả chiều rộng lẫn chiều sâu vai tṛò của xuất khẩu ngày càng quan trọng, có thể nói hoạt động xuất khẩu là một nhân tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của một quốc gia Thực tế đã chứng minh các quốc gia đi

Trang 21

5

nhanh trên con đường tăng trưởng và phát triển cũng như những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh đều là những nước có nền ngoại thương năng động và

sớm phát triển

Xuất khẩu không những đem lại một nguồn giá trị ngoại tệ cho quốc gia

mà hơn thế còn mở rộng giao lưu hợp tác với các quốc gia khác trên toàn thế giới.Với xu hướng toàn cầu hoá hiện nay thúc đẩy xuất khẩu là hoạt động cần thiết và thiết thực Bởi vì:

+ Xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

+ Xuất khẩu tạo tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất của quốc gia

+ Đẩy mạnh xuất khẩu có tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh của đất nước, đây có thể là yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước

Đối với nền kinh tế toàn cầu

Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động buôn bán trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau (quốc tế) Nó xuất hiện từ rất sớm và không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ, đơn phương mà có cả một hệ thống các quan hệ buôn bán trong

tổ chức thương mại toàn cầu Với mục tiêu là tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp nói riêng cả quốc gia nói chung

Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương

và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới

Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá là một trong bốn khâu của quá trình sản xuất mở rộng Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác Có thể nói sự phát triển của của xuất khẩu

sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất

Trước hết, xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiện của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hoá một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn

Trang 22

6

Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia

Xuất khẩu là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng định và chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển (như Việt Nam ) đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ Do vậy câu hỏi đặt ra làm thế

có một lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu một nước có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính như sau:

+ Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ

+ Thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước + Thu từ hoạt động xuất khẩu

Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được, song việc huy động chúng không phải dễ dàng Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi vay phải chịu thiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này

Bởi vì xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan trọng nhất Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc

độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu Ở một số nước một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu tiềm năng về vốn do đó họ cho nguồn vốn ở bên ngoài là chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu –nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực

- Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển

Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới

đã và đang thay đổi mạnh mẽ Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ Có

Trang 23

Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu Nó thể hiện:

+ Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển Điều này có thể thông qua ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển

+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô

+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia Nó cho phép một quốc gia có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lương lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó thậm chí cả những mặt hàng mà họ không có khả năng sản xuất được

+ Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu Trong nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu hoá như ngày nay, mỗi loại sản phẩm người ta nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ 5 Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở mỗi quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia cho thấy

sự tác động ngược trở lại của chuyên môn hoá tới xuất khẩu

Với đặc điểm quan trọng là tiền tệ được sử dụng làm phương tiện thanh toán, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia Đặc biệt với các nước đang phát triển đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà về cung cấp ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế

Trang 24

- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại

Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hề kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc

tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển Có thể nói xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung sẽ dẫn tới những sự thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hoá của nền kinh tế bằng hai cách:

+ Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng nhiều hơn với số hàng hoá được sản xuất ra

+ Kéo theo sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm của sản xuất

Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuất khẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau

2.1.3 Nội dung của hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống quan hệ mua bán phức tạp, có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân Ta có thể hiểu thị trường theo hai cách Thị trường là tổng thể các quan hệ lưu thông hàng hóa – tiền tệ Theo cách khác, thị trường là tổng khối lượng cung có thể đáp ứng theo mỗi mức giá nhất định Hoạt động xuất khẩu được tổ chức, thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu tạo nên những vòng quay kinh doanh Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ phải được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng, đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ đầy đủ, kịp

Trang 25

9

thời cho sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Trong hệ thống thương mại thế giới năm 2011, xuất khẩu bao gồm các hoạt động sau:

2.1.4 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu

Để nắm vững các yếu tố của thị trường, hiểu biết các quy luật vận động của thị trường nhằm ứng xử kịp thời mỗi nhà kinh doanh điều đầu tiên các doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là quá trình điều tra để tìm ra triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thực hiện mục tiêu đó Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, phân tích những số liệu đó, so sánh và rút ra kết luận Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn để lập

kế hoạch marketing Công tác nghiên cứu thị trường phải góp phần chủ yếu trong việc thực hiện phương châm hành động “Chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái có sẵn” theo quan điểm marketing của Laura Mazur and Lovella Miles (2009)

Nghiên cứu thị trường thế giới tốt nhất là nghiên cứu toàn bộ quá trình tái sản xuất của một ngành sản xuất hàng hóa, tức là việc nghiên cứu không chỉ giới hạn ở lĩnh vực lưu thông mà còn cả lĩnh vực sản xuất, phân phối hàng hóa

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nghiên cứu thị trường phải trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp nên xuất khẩu cái gì? Dung lượng thị trường đó ra sao? Sự biến động của hàng hóa trên thị trường như thế nào? Thương nhân giao dịch là ai? Phương thức giao dịch nào? Chiến thuật kinh doanh cho từng giai đoạn cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra?

2.1.5 Nhận biết mặt hàng xuất khẩu

Việc nhận biết hàng xuất khẩu, trước tiên phải dựa vào nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng về quy cách, chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ và thị hiếu cũng như tập quán tiêu dùng của từng vùng, từng nước, từng lĩnh vực sản xuất

Từ đó xem xét các khía cạnh của hàng hóa thị trường thế giới Về khía cạnh thương phẩm, phải hiểu rõ giá trị công dụng, các đặc tính, quy cách phẩm chất, mẫu mã Nắm bắt đầy đủ các mức giá cho từng điều kiện mua bán và phẩm chất hàng hóa, khả năng sản xuất và nguồn cung cấp chủ yếu của các công ty cạnh tranh, các hoạt động dịch vụ cho hàng hóa như bảo hành, sửa chữa, cung cấp thiết bị Để lựa chọn được mặt hàng kinh doanh, một nhân tố quan trọng là phải tính toán được tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu Đó là số lượng bản tệ phải chi ra để có thể thu về một đồng ngoại tệ Nếu tỷ suất này thấp hơn tỷ giá hối đoái thì việc xuất khẩu có hiệu quả

Trang 26

10

2.1.6 Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng

Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Nghiên cứu dung lượng thị trường cần xác định nhu cầu của khách hàng, kể cả lượng dự trữ, xu hướng biến động của nhu cầu trong từng thời điểm, các vùng, các khu vực có nhu cầu lớn và đặc điểm nhu cầu từng khu vực, từng lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng Cùng với việc xác định, nắm bắt nhu cầu là việc nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường bao gồm việc xem xét đặc điểm, tính chất, khả năng sản xuất hàng thay thế, khả năng lựa chọn mua bán

Một vấn đề cũng cần được quan tâm là tính chất thời vụ của sản xuất và tiêu dùng hàng hóa đó trên thị trường thế giới để có các biện pháp thích hợp cho từng giai đoạn đảm bảo cho việc xuất khẩu có hiêu quả

Dung lượng thị trường là không cố định, có thay đổi tùy theo diễn biến của thị trường, do tác động của nhiều nhân tố trong những giai đoạn nhất định Các nhân tố làm dung lượng thị trường thay đổi có thể chia làm 3 loại, căn cứ vào thời gian chúng ảnh hưởng tới thị trường

Loại nhân tố thứ nhất, đó là sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa và tính chất thời vụ trong sản xuất, lưu thông và tiêu dùng, là các nhân

tố làm cho dung lượng thị trường biến đổi có tính chất chu kỳ Sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tất

cả các thị trường hàng hóa thế giới Sự ảnh hưởng này có thể trên phạm vi toàn thế giới, khu vực và phải phân tích sự biến động đó trong các nước giữ vai trò chủ đạo trên thị trường Khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rơi vào khủng hoảng, tiêu điều thì dung lượng thị trường thế giới bị co hẹp và ngược lại Nhân tố thời vụ ảnh hưởng tới thi trường hàng hóa trong khâu sản xuất phân phối và tiêu dùng Do đặc điểm sản xuất, lưu thông các loại hàng hóa này nên

sự tác động của các nhân tố này rất đa dạng và ở mức độ khác nhau

Loại nhân tố thứ hai, là nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến động của

thị trường bao gồm những tiến bộ khoa học công nghệ, các chính sách của Nhà nước và các tập đoàn tư bản lủng đoạn, thị hiếu, tập quán tiêu dùng, ảnh hưởng của khả năng sản xuất hàng thay thế

Loại nhân tố thứ ba, là các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đối với dung

lượng thị trường như hiện tượng đầu cơ, tích trữ gây ra các đột biến về cung cầu, các yếu tố tự nhiên như thiên tai, hạn hán, động đất , các yếu tố về chính trị xã hội

Trang 27

11

Nắm vững dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng trong từng thời kỳ có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và trong hoạt động xuất khẩu nói riêng Nó giúp cho các nhà kinh doanh cân nhắc các đề nghị, ra quyết định kịp thời, nhanh chóng chớp thời cơ, đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất Cùng với nghiên cứu dung lượng thị trường người kinh doanh phải nắm bắt được tình hình kinh doanh mặt hàng đó trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là các điều kiện về chính trị, thương mại pháp luật, tập quán buôn bán quốc tế, khu vực để có thể hòa nhập với thị trường, tránh được những sơ suất trong giao dịch

2.1.7 Nghiên cứu về giá cả hàng hóa

Nghiên cứu về giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới là vấn đề quan trọng đối với bất cứ đơn vị kinh doanh xuất khẩu nào, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp bắt đầu tham gia vào kinh doanh chưa đủ mạng lưới nghiên cứu và cung cấp thông tin Xu hướng biến động giá cả trên thị trường quốc tế rất phức tạp và chịu sự chi phối của các nhân tố sau:

+ Nhân tố chu kì: là sự vận động có tính chất quy luật của nền kinh tế, đặc biệt là sự biến động thăng trầm của nền kinh tế các nước lớn

+ Nhân tố lũng đoạn của các công ty siêu quốc gia: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và giá cả của các loại hàng hóa trên thị trường quốc tế

+ Nhân tố cạnh tranh bao gồm: cạnh tranh giữa người bán với người bán, người mua với người mua, người bán và người mua Trong thực tế cạnh tranh thường làm cho giá rẻ hơn

+ Nhân tố cung – cầu: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung hoặc khối lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường, do vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của giá cả hàng hóa

+ Nhân tố lạm phát: giá cả của hàng hóa không những phụ thuộc vào giá trị của nó mà còn phụ thuộc vào giá trị của tiền tệ Do vậy sự xuất hiện của lạm phát sẽ ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa của một quốc gia trong trao đổi thương mại quốc tế

+ Nhân tố thời vụ: là những nhân tố tác động đến giá cả theo tính chất thời vụ của sản xuất và lưu thông

Ngoài những nhân tố chủ yếu trên, giá cả quốc tế của hàng hóa còn chịu tác động của các nhân tố khác như: chính sách của chính phủ, tình hình an ninh, chính trị của các quốc gia

Trang 28

12

Việc nghiên cứu và tính toán một cách chính xác giá cả là một công việc khó khăn đòi hỏi phải được xem xét trên nhiều khía cạnh nhưng đó lại là một nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu

2.1.8 Nghiên cứu về cạnh tranh

Thị trường nước ngoài hiếm khi là một không gian tinh khiết cho mọi sự hiện diện thương mại Bởi vì thương trường có thể được ví như là chiến trường, trong kinh doanh các doanh nghiệp luôn luôn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ có thể là đối thủ hiện tại và cả đối thủ tiềm ẩn: Ai có thể là đối thủ cạnh tranh? Cơ cấu cạnh tranh như thế nào? Cạnh tranh như thế nào? Vì vậy, nghiên cứu về cạnh tranh là rất tốt cho mỗi doanh nghiệp, nó có thể giúp doanh nghiệp dự phòng trước và có những chiến lược để có thể cạnh tranh, đứng vững và tồn tại trên thị trường

2.1.9 Lựa chọn bạn hàng giao dịch

Trong thương mại quốc tế, bạn hàng hay khách hàng nói chung là những người hoặc tổ chức có quan hệ giao dịch với ta nhằm thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh tế hay hợp tác kỹ thuật liên quan tới việc cung cấp hàng hóa Việc lựa chọn các đối tác giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện cần thiết

để thực hiện thắng lợi các hợp đồng xuất khẩu, song nó phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người làm công tác giao dịch, có thể dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề sau:

+ Tình hình sản xuất kinh doanh, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa

2.1.10 Mục tiêu của xuất khẩu

Mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động xuất khẩu nói chung đối với nền kinh tế quốc dân là tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Còn một mục tiêu quan trọng khác là doanh nghiệp thực hiện hoạt

Trang 29

13

động xuất khẩu là để thu ngoại tệ và hưởng lợi nhuận nhờ lợi thế trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới

2.1.11 Nhiệm vụ của xuất khẩu

Nhiệm vụ của xuất khẩu là phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực, nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu Bên cạnh đó, xuất khẩu còn có nhiệm vụ tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng, có sức hấp dẫn

và khả năng cạnh tranh cao

2.1.12 Các hình thức của xuất khẩu

Trên thị trường thế giới, có nhiều cách để các doanh nghiệp có thể giao dịch với nhau Tuy nhiên, trong thực tế xuất khẩu thường sử dụng một trong những phương thức chủ yếu sau:

 Xuất khẩu trực tiếp: là việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình Xuất khẩu trực tiếp thường đòi hỏi chi phí cao và ràng buộc nguồn lực lớn để phát triển thị trường Tuy vậy xuất khẩu trực tiếp đem lại cho công ty những lợi ích là: Có thể kiểm soát được sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối ở thị trường nước ngoài Vì được tiếp xúc với thị trường nước ngoài nên công ty có thể nắm bắt được sự thay đổi nhu cầu thị hiếu các yếu tố môi trường và thị trường nước ngoài để làm thích ứng các hoạt động xuất khẩu của mình Chính vì thế mà nỗ lực bán hàng và xuất khẩu của công ty tốt hơn Bên cạnh thu được lợi nhuận lớn do không phải chia sẽ lợi ích trong xuất khẩu thì hình thức này cũng có một số nhược điểm nhất định: rủi ro cao, đầu tư về nguồn lực lớn, tốc độ chu chuyển vốn chậm Hình thức này thường được áp dụng với những công

ty có quy mô lớn đủ yếu tố về nguồn lực nhân sự, tài chính và quy mô xuất khẩu lớn

 Xuất khẩu ủy thác: là hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị được cấp giấy phép xuất khẩu không có điều kiện đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, phải uỷ thác cho đơn vị khác có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu tiến hành xuất khẩu hộ Và đơn vị giao uỷ thác phải trả một khoảng hoa hồng cho đơn vị nhận uỷ thác theo một tỷ

lệ nhất định đã được thoả thuận trong một hợp đồng gọi là phí uỷ thác

Trang 30

sự thay đổi nhu cầu thị hiếu các yếu tố môi trường, thị trường nước ngoài nhằm làm thích ứng các hoạt động marketing đặc biệt là làm thích ứng các sản phẩm với nhu cầu thị trường

+ Hiệu quả xuất khẩu cũng không cao bằng so với xuất khẩu trực tiếp do phải trả chi phí uỷ thác Xuất khẩu trực tiếp có hiệu quả với những công ty hạn chế về nguồn lực, quy mô xuất khẩu nhỏ

 Buôn bán đối lưu (Couter – trade ): là một trong những phương thức giao dịch hàng hóa Trong đó, xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua, lượng trao đổi với nhau có giá trị tương đương Trong phương thức xuất khẩu này, mục tiêu là thu về là một lượng hàng hoá có giá trị tương đương Vì đặc điểm này mà phương thức này còn có tên gọi khác như xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng

- Đặc điểm của buôn bán đối lưu:

+ Việc mua sẽ làm tiền đề cho việc bán và ngược lại

+ Vai trò của đồng tiền sẽ bị hạn chế đi rất nhiều

+ Mục đích trao đổi là giá trị sử dụng chứ không phải giá trị

- Ưu điểm của buôn bán đối lưu:

+ Tránh được sự kiểm soát của Nhà nước về vấn đề ngoại tệ và loại trừ

sự ảnh hưởng của biến động tiền tệ

+ Khắc phục được tình trạng thiếu ngoại tệ trong thanh toán

Có nhiều loại hình buôn bán đối lưu nhưng có thể kể đến hai loại hình buôn bán đối lưu hay được sử dụng đó là:

Trang 31

15

+ Hàng đổi hàng

+ Trao đổi bù trừ

- Yêu cầu trong buôn bán đối lưu:

+ Phải đảm bảo bình đẳng tôn trọng lẫn nhau

+ Cân bằng trong buôn bán đối lưu:

- Cân bằng về mặt hàng: Nghĩa là hàng quý đổi lấy hàng quý, hàng tồn kho, khó bán đổi lấy hàng tồn kho, khó bán

- Cân bằng về trị giá và giá cả hàng hoá: Tổng giá trị hàng hoá trao đổi phải cân bằng và nếu bán cho đối tác giá cao thì khi nhập cũng phải nhập giá cao và ngược lại

- Cân bằng về điều kiện giao hàng: nếu xuất khẩu CIF thì nhập phải CIF, nếu xuất khẩu FOB thì nhập khẩu FOB

 Xuất khẩu tại chỗ: Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do những ưu việt của nó đem lại Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không cần vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được Do vậy nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu Mặt khác doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá …do đó giảm được chi phí khá lớn

 Gia công quốc tế: Đây là một phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia công nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công) Đây là một trong những hình thức xuất khẩu đang có bước phát triển mạnh mẽ và được nhiều quốc gia chú trọng Hiện nay trên thế giới có các hình thức gia công quốc tế:

+ Xét theo sự quản lý nguyên vật liệu:

* Gia công quốc tế bán nguyên vật liệu – mua sản phẩm: Bên đặt gia công bán đứt nguyên vật liệu cho bên nhận, sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại thành phẩm

* Gia công quốc tế giao nguyên liệu nhận sản phẩm: Bên đặt gia công sẽ giao nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công, sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công

Trang 32

16

+ Xét theo giá gia công:

* Gia công theo giá khoán: Trong đó người ta xác định một mức giá định mức cho mỗi sản phẩm bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức

* Gia công theo giá thực tế : Trong đó bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thu lao gia công

 Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư: Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là để gán nợ) được ký kết theo nghị định thư giữa hai chính Phủ Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường: tìm kiến bạn hàng, mặt khác không có sự rủi ro trong thanh toán Trên thực tế hình thức xuất khẩu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ Thông thường trong các nước XHCN trước đây và trong một số các quốc gia có quan hệ mật thiết

và chỉ trong một số doanh nghiệp nhà nước

 Tạm nhập tái xuất: Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất Hợp đồng tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra ban đầu Hợp đồng này luôn thu hút ba bên: nước xuất khẩu, nước tái xuất, và nước nhập khẩu

Vì vậy người ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác ( Trilateral transaction)

2.1.13 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

2.1.13.1 Phương thức thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là công việc rất quan trọng mà mọi nhà xuất nhập khẩu trên thế giới đều hết sức quan tâm Đó là công cụ để giải quyết vấn

đề trao đổi hàng hóa giữa bên mua và bên bán Chất lượng của công tác này quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt động ngoại thương Thanh toán quốc tế càng trở nên phổ biến hơn trong thời hiện đại Ngày nay, trên thế giới sử dụng 8 loại phương thức thanh toán phổ biến nhất:

 Trả tiền mặt (In cash)

 Phương thức ghi sổ (Open acccount)

 Thanh toán trong buôn bán đối lưu (Counter trade)

 Phương thức nhờ thu (Collection)

 Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Trang 33

17

 Phương thức giao chứng từ trả tiền (Cash agains documents_CAD)

 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit)

 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of credit_L/C)

 Phương thức trả chậm (TTR)

2.1.13.2 Thị trường hối đoái

Là thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ khác Đây cũng là nơi hình thành tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung cầu, là một bộ phận của thị trường tài chính có trình độ phát triển cao Thị trường này tác động rất lớn đến tình hình kinh tế các nước đang phát triển

- Tỷ gía hối đoái là giá một đồng tiền này được tính bằng giá của một đồng tiền khác, có sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau Tỷ giá hối đoái có thể được quy định bởi thị trường trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và được gọi là tỷ

giá thị trường

- Đặc điểm của thị trường hối đoái:

 Thị trường hối đoái không tồn tại trong một không gian cụ thể mà hoạt động của nó thông qua các phương tiện thông tin hiện đại

 Có tính quốc tế hóa cao

 Giao dịch mua bán các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi

 Giao dịch với khối lượng lớn (khối lượng tối thiểu và doanh số)

- Vai trò của thị trường hối đoái:

 Tạo điều kiện để kết nối các nhu cầu ngoại tệ trong nền kinh tế

 Làm cho các giao dịch mua bán trao đổi ngoại hối đi vào

nề nếp, ổn định, góp phần ổn định thị trường tài chính

 Giúp ngân hàng trung ương nắm bắt được thông tin thị trường để tham mưu cho chính phủ trong việc thực hiện chính sách quản lí ngoại hối

 Tạo điều kiện để hội nhập với thị trường tài chính quốc tế

Trang 34

18

2.1.13.3 Hợp đồng xuất khẩu

- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau Trong đó quy định quyền và nghĩa vụ cảu các bên, bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ

có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng

- Hợp đồng xuất khẩu: là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao hàng hóa đó ra nước ngoài, đồng thời di chuyển quền sở hữu hàng hóa đó sang tay người mua

2.1.13.4 Đàm phán trong kinh doanh

Đàm phán là quá trình và hành vi mà trong đó hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm chung và những điểm còn bất đồng để đi đến một thỏa thuận thống nhất

Đàm phán trong kinh doanh quốc tế là hành vi và quá trình mà trong đó các bên có nền tảng văn hóa khác nhau tiến hành trao đổi, thảo luận về các mối quan tâm chung và những điểm còn bất đồng để di đến một thỏa thuận thống nhất

2.1.13.5 Thuế quan

Thuế quan là khoản tiền mà người chủ hàng xuất khẩu – nhập khẩu hoặc xuất - nhập cảnh phải nộp cho cơ quan đại diện (cơ quan Hải quan) của nước sở tại Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể chọn kinh doanh các mặt hàng khuyến khích xuất nhập khẩu của nhà nước thông qua biểu thuế Đối với thuế hàng xuất nhập khẩu thì đối tượng chịu thuế thường là mức thuế suất thấp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu Phương pháp tính thuế:

Thuế phải nộp = Tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu * thuế suất

2.1.13.6 Sản lượng tiêu thụ và giá bán

Sản lượng tiêu thụ và giá bán có mối quan hệ ngược chiều nhau Khi sản lượng tiêu thụ tăng lên làm cho cung tăng lên dẫn đến giá cả hàng hóa sẽ giảm do thừa hàng hóa Ngược lại, do thiếu hàng hóa từ sản lượng tiêu thụ nên áp lực của cầu sẽ làm cho giá tăng lên

2.1.13.7 Hoạt động chiêu thị

Chiêu thị là hoạt động nhằm đẩy mạnh và xúc tiến bán hàng làm cho hàng tiêu thụ nhanh hơn, khách hàng được thỏa mãn nhiều hơn Điều này

Trang 35

19

đồng nghĩa với việc củng cố và phát triển doanh nghiệp, tạo uy tín trên thị trường

2.1.14 Các chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Các chỉ tiêu về lợi nhuận:

 Lợi nhuận là cái cốt lõi của mọi hoạt động kinh doanh Lợi nhuận thương mại là chỉ tiêu kinh tế đánh giá hoạt động của công ty thương mại sau mỗi kì kinh doanh Lợi nhuận trong kinh tế học là phần tài sản nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư, là khoản chênh lệch dương giữa tổng doanh thu bán hàng và chi phí kinh doanh của các công ty thương

mại

 Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm từ hoạt

động kinh doanh và lợi nhuận khác

Lợi nhuận = Doanh thu bán hàng xuất khẩu - Gía vốn hàng xuất khẩu - Tổng chi phí lưu thông

Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần + Lợi nhuận khác Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN

Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lên kết quả hoạt động kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp, nói lên quy mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là bộ phận chủ yếu quyết định toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:

- Mức lưu chuyển hàng xuất khẩu

 Tốc độ lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu tăng làm tăng sức sản xuất

của đồng vốn kinh doanh và từ đó làm tăng thu lợi nhuận

 Khi tốc độ lưu chuyển hàng hóa tăng, chi phí biến đổi cũng tăng theo, nhưng chi phí cố định thường không đổi Lưu chuyển hàng hóa được mở rộng sẽ tạo điều kiện sử dụng phương tiện vận tải hợp lí, năng suất lao động tăng cao Từ đây ta có nhận xét, tốc độ tăng chi phí tuyệt đối bao giờ cũng nhỏ hơn tốc độ lưu chuyển

hàng hóa

Trang 36

20

- Cơ cấu hàng hóa kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK): mỗi loại hàng hóa kinh doanh XNK có một lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh doanh Nếu kinh doanh mặt hàng có lãi suất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong toàn

bộ cơ cấu hàng xuất khẩu sẽ làm tăng mức lợi nhuận ngoại thương và ngược lại

- Nhân tố giá

 Giá cả hàng hóa: giá hàng hóa mua vào và giá hàng hóa xuất nhập khẩu đều ảnh hưởng đến kinh doanh ngoại thương Giá mua quá cao so với kế hoạch trong khi giá bán không đổi, hoặc giá bán quá thấp so với kế hoạch và giá mua không đổi trong một thương vụ đều làm mức lãi gộp bị giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận Vì vậy, doanh nghiệp phải nắm bắt tình hình thị trường, phân tích dự báo

để quyết định phù hợp

 Giá cả chi phí lưu thông: lợi nhuận ngoại thương thu được sau lãi gộp trừ đi chi phí lưu thông và thuế thu nhập doanh nghiệp nếu chi phí lưu thông cao thì lợi nhuận cũng sẽ giảm Phấn đấu hạ thấp chi phí lưu thông có ý nghĩa thiết thực với tăng lợi nhuận xuất khẩu

- Các nhân tố khác: Việc giảm số tiền bị phạt, giảm hàng hóa hao hụt, hình thức thanh toán thích hợp cũng góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh

nghiệp

 Các tỷ số doanh thu

- Tỷ số lãi gộp

Tỷ số lãi gộp = Lãi gộp/ Doanh thu thuần

Tỷ số này càng lớn càng có hiệu quả, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỉ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một tỉ lệ lãi gộp

- Doanh thu tiêu thụ

Là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp Doanh thu bán hàng của các công ty XNK là toàn bộ giá trị hàng hóa và dịch vụ được bán ra,

đã thu tiền và chưa được thu tiền Doanh thu thường được xác định bằng công thức:

TR=P*Q

Trang 37

21

Doanh thu bán hàng ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố:

+ Số lượng hàng hóa được bán ra: Q

+ Đơn giá hàng hóa được bán ra: P

Hoạt động kinh doanh XNK hàng hóa rất phức tạp Để đánh giá tình hình kinh doanh XNK ta thường quy doanh thu ngoại tệ về đồng USD, nội tệ về VNĐ

Chỉ tiêu này giúp đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh mức sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp

Mức sinh lời trên doanh thu= Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần 2.1.15 Định nghĩa về phân bón và các loại phân bón vô cơ thường dùng

2.1.15.1 Phân bón là gì?

Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao Các chất dinh dưỡng chính trong phân chủ yếu là các nguyên tố đa lượng: đạm (N), lân (P), và kali (K) Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng Phân bón không chỉ có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng

mà còn giúp nâng cao độ phì nhiêu của đất

2.1.15.2 Các loại phân bón vô cơ thường dùng

Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh, với sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng

a Phân hữu cơ: là loại phân có các chất dinh dưỡng ở dạng chất hữu cơ:

phân chuồng, phân xanh, phân rác Ngoài ra phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp cũng được coi là phân hữu cơ

-Phân chuồng: là hỗn hợp của phân, nước tiểu gia súc, chất độn được ủ

hoai

Sử dụng:

 Cung cấp thức ăn cho cây

 Bổ sung chất hữu cơ cho đất

 Giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học

Trang 38

22

-Phân rác: chế biến từ cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một

số phân có men như phân chuồng và lân, vôi…đến khi mục thành phân Thành phần dinh dưỡng của phân rác thấp hơn phân chuồng

Sử dụng: dùng để bón lót Nếu ủ lâu hơn cho phân hoai kĩ thì có thể dùng

để bón thúc

-Phân xanh: thường là các loại cây họ đậu (điền thanh, muồng, keo dậu,

cỏ Stylo, điên điển) sử dụng cây lá tươi bón trực tiếp vào đất không qua quá trình ủ

Sử dụng: bón lót lúc làm đất Có thể vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa

b Phân hóa học: hay còn gọi là phân vô cơ là các loại phân có chứa yếu tố

dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng (vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học Một Số phân bón hóa học thông dụng hiện nay:

- Phân Đơn: Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ

yếu là N, P hoặc K

Phân đạm vô cơ gồm có:

 Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N

 Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N

 Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24-25% N

 Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35% N

 Phân Nitrat Canxi [Ca(NO3)2] có chứa 13-15% N

 Phân Nitrat Natri [NaNO3] có chứa 15-16% N

 Phân Cyanamit Canxi [CaCN2] có chứa 20-21% N

Phân Lân:

 Phân Super Lân [Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5]

 Phân Lân nung chảy (Thermophotphat, Lân Văn Điển) có chứa 16%

P2O5

Phân Kali:

 Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O

 Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O

- Phân Hỗn Hợp: Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất

Chúng bao gồm phân trộn và phân phức hợp Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm (Ví dụ: Phân NPK 16-16-8 tức là trong 100 kg phân trên có 16 kg đạm

Trang 39

23

nguyên chất, 16 kg P2O5 và 8 kg K2O)…Ngoài các chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất trung và vi lượng (Ví dụ: Phân NPK Việt - Nhật 16.16.8+13S Trong đó S là lưu huỳnh)…Thông thường phân hổn hợp có 2 loại:

 Phân trộn: Là phân được tạo thành do sự trộn đều các loại phân N P K mà không có sự tổ hợp hóa học giũa những chất đó Loại phân này thường có nhiều màu

 Phân phức hợp: Là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo ra

Các dạng phân hổn hợp:

 Các dạng phân đôi: Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng

• MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12-61-0

• MKP (Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0-52-34

• DAP (Diamon Phosphate) hàm lượng phổ biến là 18-46-0

 Các dạng phân ba NPK thường là:

• 16-16-8, 20-20-15, 24-24-20…

• Phân chuyên dùng: Là dạng phân bón hổn hợp có chứa các yếu

tố đa, trung, vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây Phân này rất tiện lợi khi sử dụng , góp phần làm giảm chi phí sản xuất; do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng-phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng Hiện nay trên thị trường

có nhiều chủng loại phân chuyên dùng, khi sử dụng nên chú ý theo hướng dẫn của nhà sản xuất (Ví dụ: Phân chuyên dùng của công ty phân bón Việt – Nhật JF1, JF2, JF3 chuyên dùng cho lúa JT1, JT2, JT3 chuyên dùng cho cây ăn trái)

c Phân vi sinh: Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các

loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ (như bột than bùn) Khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của

nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây Các loại phân trên thị trường:

Trang 40

24

- Phân vi sinh cố định đạm:

 Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…

 Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin…

-Phân vi sinh phân giải lân: Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều

loại phân vi sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau

-Phân vi sinh phân giải chất xơ: chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng

cường phân giải xác bả thực vật…

Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh: Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1- 6 tháng (chú ý xem thời hạn sử dụng) Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao

Mặc dù có nhiều loại phân bón trên thị trường, tuy nhiên các loại phân thường được sử dụng là Urê, NPK, DAP và Kali Đồng thời, các loại phân này được sử dụng nhiều và xuất khẩu nhiều sang thị trường Campuchia là bởi tính thuận tiện và hiệu quả sử dụng của chúng

2.1.16 Các vấn đề liên quan đến xuất khẩu phân bón trong giai đoạn

2012 - 2014

2.1.16.1 Các văn bản, chính sách của Nhà Nước có liên quan

Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 về quản lí phân bón Yêu cầu các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu phân bón phải tuân thủ các quy định về chất lượng hàng hóa theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền; chấp hành các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khác theo quy định của pháp luật có liên quan Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp; Thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất để xuất khẩu; Phân bón xuất khẩu phải đảm bảo phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng, điều ước quốc

tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ liên quan

Ngày đăng: 09/07/2016, 22:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. ThS. Phạm Thị Ngọc Khuyên (2009). “Giáo Trình Kinh Tế Đối Ngoại”, lưu hành nội bộ, Đại học Cần Thơ, Tp.Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình Kinh Tế Đối Ngoại
Tác giả: ThS. Phạm Thị Ngọc Khuyên
Năm: 2009
2. TS. Quang Minh Nhựt, ThS. Lê Trần Thiên Ý, Trần Thị Bạch Yến (2013). “Giáo Trình Nghiệp Vụ Ngoại Thương”, lưu hành nội bộ, Đại học Cần Thơ, Tp.Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình Nghiệp Vụ Ngoại Thương
Tác giả: TS. Quang Minh Nhựt, ThS. Lê Trần Thiên Ý, Trần Thị Bạch Yến
Năm: 2013
3. AGROINFOR (2013). “Báo cáo thị trường phân bón 2013 và triển vọng 2014”, NXB Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thị trường phân bón 2013 và triển vọng 2014
Tác giả: AGROINFOR
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2013
4. Huỳnh Ngọc Diễm My (2011), “Phân tích thực trạng xuất khẩu phân bón vô cơ của công ty TNHH 01 TV DV – PTNN Đồng Tháp (DASCO)”, luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ.Website tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng xuất khẩu phân bón vô cơ của công ty TNHH 01 TV DV – PTNN Đồng Tháp (DASCO)
Tác giả: Huỳnh Ngọc Diễm My
Năm: 2011
3. Báo điện tử chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. www.baodientu.chinhphu.vn Khác
7. Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí Đạm Phú Mỹ. www.dpm.vn Khác
8. Thị trường phân bón online. www.thitruongphanbon.com.vn 9. Tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel. www.viettelglobal.vn 10. Trang thông tin điện tử tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam. www.clv-development.org Khác
11. Trang thông tin thị trường hàng hóa Việt Nam www.vinanet.com.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w