YRC 2013 Bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà ĐôngYRC 2013 Bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà ĐôngYRC 2013 Bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà ĐôngYRC 2013 Bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà ĐôngYRC 2013 Bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà ĐôngYRC 2013 Bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG 11 1.
Tổng quan chung về bảo tồn và phát triển
11Khái niệm và đối tượng của bảo tồn 11
Khái niệm và đối tượng của phát triển 14
Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển 16
Ý nghĩa của bào tồn và phát triển 18
Lý luận chung về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 20
Tổng quan về làng nghề truyền thống 20Khái niệm và đặc trưng của làng nghề truyền thống 20
Vai trò của làng nghề truyền thống trong nền kinh tế hiện đại 22
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 24
Khái niệm bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 24
Các quan điểm cơ bản về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG LỤA
TRUYỀN THỐNG HÀ ĐÔNG 29 I.
1.
Lịch sử hình thành làng lụa truyền thống Hà Đông 29
Lịch sử hình thành 29
2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tê, xã hội phát triển đến sự phát triển của làng lụa truyền thống Hà Đông 30
Khí hậu 31
Cảnh quan thiên nhiên 32
Đặc điểm sử dụng đất 32
Không gian cảnh quan 33
Kinh tế 34
3 Những điều kiện và tiềm năng để thúc đẩy sự phát triển của làng nghề truyền thống 34
II. Quá trình phát triển của làng nghề từ năm 2000 đến nay 35
Trang 31.2 Lực lượng lao động 36
1.3 Sản phẩm 37
1.
2.
3.
Quan điểm 58
Mục tiêu 59
Định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 60
II.Kinh nghiệm về vấn đề bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống
của Nhật Bản, Thái Lan và một số quốc gia khác 65
III Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông 70
1 Các giải pháp bảo tồn làng lụa truyền thống Hà Đông 70
Trang 41.1. Quy hoạch làng nghề với khu sản xuất và khu nhà ở riêng biệt 70
1.2 Đảm bảo quá trình từ sản xuất cho tới tiêu thụ thông suốt 73
1.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm lụa 76
1.3 Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm lụa 77
Thị hiếu người tiêu dùng 78
Mô hình 4P 79
1.3.1Thi trường vải may mặc nói chung tại Việt Nam 77
Nâng cao phát triển du lịch làng nghề 86Về phía chính quyền, cơ quan lãnh đạo địa phương 87
Về phía các công ty du lich, các công ty lữ hành 89 2.2Đào tạo nguồn nhân lực trẻ biết nghề và tâm huyết với nghề và nâng cao chất lượng quản lý của hiệp hội làng nghề 91
2.2.1 Mở rộng ngành nghề lao động, thu hút nguồn nhân lực trẻ
91
2.2.2 Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực của Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc 93
KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn phụ thuộc chủ yếu vàonông nghiệp và công nghiệp nhẹ, việc thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệpnông thôn, trong đó bao gồm cả việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyềnthống ở Việt Nam là việc làm rất cần thiết Trong quá trình phát triển kinh tếđất nước, làng nghề đóng vai trò hết sức quan trọng, đóng góp của các làngnghề đã tạo ra nhiều nét khởi sắc cho kinh tế địa
phương
Với số lượng khoảng 4500 làng nghề trên địa bàn cả nước, thu hút hơn
11 triệu lao động (theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônnăm 2011), các làng nghề đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc xóa
đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động ở các
vùng nông thôn, đồng thời đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu vàtăng trưởng GDP hằng năm Bên cạnh đó, việc đầu tư và phát triển các làngnghề đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theohướng “ly nông bất ly hương”, giúp giải quyết nhiều vấn đề khó khăn cho cảchính quyền địa phương lẫn người dân
Tuy nhiên, có một thực tế đáng báo động đang diễn ra, đó là sự suy giảm
nghiêm trọng về quy mô và chất lượng các làng nghề truyền thống Làng lụa
Vạn Phúc - Hà Đông cũng không phải là một ngoại lệ Cách trung tâm thànhphố Hà Nội khoảng chừng 10km, Làng lụa Vạn Phúc thuộc quận Hà Đôngđược biết đên là một làng dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa
văn tinh xảo, sống động và lâu đời vào hàng bậc nhất Việt Nam Nằm bên bờ
sông Nhuệ, làng Vạn Phúc vẫn ít nhiều giữ được nét cổ kính với hình ảnhcổng làng, cây đa, giếng đình và các phiên chợ Các mẫu lụa tơ tằm được bày
bán tại đây rất đa dạng về hoa văn, màu sắc, kiểu cách và chất lượng Nổitiếng là thế, nhưng nơi đây, cũng như bao làng nghề truyền thống khác, đang
đứng trước nguy cơ mai một đi cái nghề, cái bản sắc ông cha ta để
lại
Trang 6Theo thống kê, năm 2010 làng Vạn phúc có 1279 hộ dân thì có 1092 hộcòn dệt lụa, tuy nhiên gần đây chỉ còn 10% hộ dân còn giữ nghề dệt truyềnthống Năm 2011 tổng sản phẩm lụa tiêu thụ là 2 triệu mét chỉ bằng một phần
ba ba năm trước Sản xuất lụa không còn chiếm vị trí độc tôn, thu nhập từ sản
xuất lụa không hấp dẫn bằng những ngành nghề khác, người dân Vạn Phúccũng không còn mặn mà để sống với nghề truyền thống Lượng hàng bán thì
lúc được lúc không, đời sống bấp bênh, số lượng lao động bỏ nghề ngày càng
tăng lên, số lượng lao động trẻ đến với nghề thì ngày càng giảm Đây là mộtthực tế đáng quan ngại, bởi lẽ, muốn giữ nghề, giữ cái hồn cốt ông cha để lại,
thì con người chính là nhân tố quan trọng nhất
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, những nét văn hóa truyền thốngđóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nước.Thực tế cho thấy làng lụa Vạn Phúc đang là tâm điểm trong sự phát triển dulịch làng nghề ở Việt Nam Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để duy trì bảo tồn
và phát triển làng lụa Vạn Phúc? Từ thực tế nhìn nhận thực trạng bảo tồn vàphát triển làng lụa Vạn Phúc hiện nay, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Bảo tồn
và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông” cho bài nghiên cứu khoa họccủa mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Làng nghề truyền thống vừa đem lại các giá trị kinh tế cho đất nước vừa
là động lực để duy trì giá trị văn hóa của dân tộc, và là nét đẹp của địa phương
cũng như xã hội
Trong sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,kinh tế làng nghề có điều kiện để phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn tồn tạitình trạng làng nghề sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự phát, thiết bị thủ công, đơn
giản, công nghệ lạc hậu; thêm vào đó ý thức của người dân nói chung vàngười dân làng nghề nói riêng trong việc thực hiện bảo vệ môi trường sinhthái còn hạn chế Do đó, rất nhiều nghiên cứu cũng như các đề án đã được đưa
Trang 7ra nhằm mục đích cải thiện tình trạng này và đề cao tầm quan trọng của bảo
tồn và phát triển làng nghề truyền thống
Một trong những đề án tiêu biểu đó chính là đề án bảo tồn và phát triểnlàng nghề, gắn với hoạt động du lịch do Sở Công Thương thành phố Hà Nộichủ trì xây dựng vào năm 2010; bên cạnh đó ngày 31 tháng 10 năm 2011, Bộ
Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt “Chương trình Bảo tồn và
phát triển làng nghề”, với mục tiêu đến năm 2015 sẽ bảo tồn từ 30 – 40 làngnghề truyền thống và phát triển từ 50 – 70 làng nghề mới và làng nghề gắnvới du lịch
Hơn nữa, có rất nhiều những đề tài nghiên cứu khoa học, luận án thạc sĩ,
tiến sĩ nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới bảo tồn và phát triển làng nghề
như: các hoạt động marketing, xúc tiến thương mại các sản phẩm làng nghề,
các hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các vấn đề liên quan tới sự
tâm huyết cho con cháu
Các dự án, đề tài nghiên cứu đã đưa ra được những mặt hạn chế cầnkhắc phục trong sự bảo tồn và phát triển làng nghề hiện nay và đưa ra những
giải pháp mang tính thực tiễn cao Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế gặp
nhiều khó khăn và do nhiều yếu tố khách quan nên không đem lại hiệu quảnhư mong muốn
Như vậy, vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề vẫn được coi là một chủ
đề nóng hiện nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu đang ngày càngphát triển
Trang 93 Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống
Đánh giá những dự án, công trình nghiên cứu khoa học đã và đang
được thực hiện về vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề nói chung và
làng lụa Hà Đông nói riêng
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp thống kê, phân tích, đối chiếu nhằm đưa ra nhậnđịnh về tình hình phát triển kinh tế của làng nghề trong phạm vi nghiêncứu
Phương pháp điều tra xã hội hóa để thu thập số liệu, nhằm xây dựng môhình các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi quan điểm của người dânlàng nghề về duy trì và phát triển nghề truyền thống
Kinh nghiệm của các quốc gia về vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghềthủ công truyền thống (Nhật Bản, Trung Quốc)
5 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu về vai trò, tầm quan trọng của làngnghề truyền thống trong nền kinh tế hiện đại, thực trạng phát triển lànglụa Vạn Phúc – Hà Đông, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và pháttriển của làng lụa truyền thống Vạn Phúc – Hà Đông
Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về vấn đề bảo tồn và pháttriển đối với làng lụa truyền thống Hà Đông, trong mối quan hệ với cáclàng nghề truyền thống khác của Việt Nam
Về thời gian: Giai đoạn nghiên cứu trọng tâm là 2000-2011 và địnhhướng phát triển giai đoạn 2012-2020
6 Kết quả nghiên cứu dự kiến
Dựa vào bối cảnh các làng nghề truyền thống hiện nay ở Việt Nam, nhómnghiên cứu mong muốn đạt được một số kết quả sau:
Xây dựng các giải pháp áp dụng thực tiễn nhằm thực hiện được bảo tồn
và phát triển một cách có hiệu quả
1 báo cáo tổng thuật
1 tham luận/ bài viết tham gia Hội nghị Khoa học Sinh viên
1 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành có liên quan như Tạp chíKinh tế đối ngoại – Trường Đại học Ngoại Thương xuất bản; Tạp chíKinh tế & Phát triển – Trường Đại học Kinh tê quốc dân xuất bản
7 Kết cấu của đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Trang 10CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG LỤATRUYỀN THỐNG HÀ ĐÔNG
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG LỤATRUYỀN THỐNG HÀ ĐÔNG
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1 Lý luận chung về bảo tồn và phát triển
1.1 Tổng quan chung về bảo tồn và phát triển
1.1.1 Khái niệm và đối tượng của bảo tồn
a Khái niệm về bảo tồn
Theo định nghĩa chung của Thế Giới
Bảo tồn là một đạo lý về việc sử dụng, phân bổ và bảo vệ nguồn tàinguyên thiên nhiên Nó tập trung chính vào sức khỏe của giới tự nhiên, thủysản, môi trường sống và đa dạng sinh học Thứ hai là bảo tồn giá trị vật chất
và nguồn năng lượng vì vậy bảo tồn được xem là rất quan trọng trọng việcbảo vệ thế giới tự nhiên Những người theo trường phái bảo tồn, đặc biệt lànhững người ủng hộ và làm việc vì mục tiêu bảo tồn được gọi là các nhà bảotồn
Người ta phân loại các loại bảo tồn như: bảo tồn hệ sinh thái, thủy sản,
rừng, tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và bảo tồn các loài
Đạo đức bảo tồn: liên quan đến bảo tồn các hệ sinh thái
Bảo tồn năng lương: đó là việc làm giảm việc sử dụng các dạng nănglượng không phục hồi
Trang 12Bảo tồn nguồn nước: việc giảm sử dụng hoang phí các nguồn nước,cũng như ô nhiễm các nguồn nước tự nhiên.
Luật bảo tồn: tuyên truyền và phát triển các chính sách luật phù hợptrong các thời đại
Về văn hóa:
Bảo tồn nghệ thuật: bảo tồn sản phẩm nghệ thuật có giá trị lịch sử gìngiữ lâu dài, và có ý nghĩa đối với cuộc sống, đáng để lưu truyền chothế hệ sau học hỏi và phát huy
Bảo tồn các di sản văn hóa: các di sản văn hóa đó có thể là các thànhquả tiêu biểu của con người qua các thời kỳ xây dựng (còn tồn tại hoặc
đã biến mất), nó còn bao gồm cả những danh lam thắng cảnh do bàntay của tạo hóa nhào nặn
Bảo tồn kiến trúc: bảo tồn các công trình kiến trúc mang tính đặc trưngcho từng vùng, lĩnh vực của khu vực đó, và có ý nghĩa dối với khu vựcđó
Bảo tồn các khu khảo cổ: đó là nơi lưu trữ những giá trị lịch sử củamỗi dân tộc, vùng miền
b Đối tượng của bảo tồn
Đối tượng của bảo tồn rất đa dạng phong phú vì vậy phụ thuộc vảotừng lĩnh vực, dân tộc, khu vực khác nhau mà đối tượng bảo tồn là khác nhau
Bảo tồn là việc lưu trữ, truyền dạy và chấp nhận, vì vậy việc bảo tồn tĩnh hay
động, lưu giữ nguyên trạng hay chấp nhận những biến động vẫn đang là
Trang 13những tranh luận và lựa chọn giữa các nhà khoa học và các địa phương vàngay trong cộng đồng dân cư đang sở hữu di sản cần bảo tồn
đó
Ở Việt Nam mỗi vùng miền có những giá trị khác nhau cần bảo tồn,gìn giữ như một nét đẹp của vùng miền đó Chẳng hạn như Hà Nội việc bảotồn và gìn giữ các di tích lịch sử: bảo tàng Hồ Chí Mình, Lăng Bác, Hồ
Gươm, 36 phố phường, những phong tục tập quán của người Hà Nội xưa,những công trình kiến trúc từ lâu đời như cột cở Hà Nội, Nhà hát lớn, nhữngngôi làng, phố cổ, và ẩm thực là điều không thể bỏ qua mà chúng ta cần gìngiữ và phát huy để thấy được nét đẹp của con người, xã hội nơi đây Vớithành phố Hồ Chí Minh với những công trình kiến trúc như Bưu điện thànhphố, Dinh độc lập, nhà thờ Đức Bà, những khu chợ như Chợ Bến Thành, Bếncảng nhà rồng, Bảo tàng thành phố…cũng như ẩm thực, lối sống của ngườiSài thành xưa là nét đẹp không thể bỏ qua Chính vì vậy mà mỗi vùng miềnđều có nét đẹp riêng, đều có giá trị văn hóa riêng cần được bảo tồn và pháthuy giá trị đó
Vậy đối tượng chúng ta cần bảo tồn là gì? Đó là các giá trị văn hóavật thế hoặc phi vật thế mang lại giá trị cho người về vật chất cũng như tinhthần Trong các lĩnh vực khác nhau đối tượng bảo tồn là khác
nhau
Trong lĩnh vực chính trị, chính sách: đối tượng cần bảo tồn ở đây đó
là những cuộc vận động liên quan đến bảo tồn các loài động thực vật, bảo tồn
hệ sinh thái và những chính sách về việc khuyến khích bảo vệ, giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa, xã hội của cộng đồng còn phù hợp với hiện tại Đó làcác chính sách có giá trị, phù hợp với thời đại ngày nay, con người có thể sửa
đổi để phát huy
Trong lĩnh vực văn hóa: với văn hóa thì có vô vàn giá trị cần bảo tồn,bởi văn hóa thì luôn đa dạng và đậm đà bản sắc của mỗi dân tộc, tuy nhiênkhông phải bất kì văn hóa nào cũng cần được bảo tồn, chúng ta cần bảo tồncác giá trị văn hóa mang tính đặc trưng của dân tộc, phù hợp với đời sống
Trang 14hiện đại, có ích cho con người Những giá trị văn hóa vật thể được biểu hiệnqua những sáng tạo của con người mà chúng ta có thể cảm nhận được thông
qua các giác quan, với những kích thước, trọng lượng, hình dáng, màu sắc,mùi vị, âm thanh nhất định Chẳng hạn như những công trình kiến trúc lâuđời, được bảo vệ và duy trì như một lòng biết ơn tưởng nhớ đến người cócông cho đất nước, nó cũng mang nét đẹp văn hóa của đất nước đó và trởthành một sản phẩm du lịch, góp phẩn quảng bá cho đất nước Ngược lại, văn
hóa tinh thần là những sáng tạo thuộc lĩnh vực tri thức, tâm linh, hiểu biết,tình cảm, suy tư của con người Nói cách khác, văn hóa tinh thần thuộc lĩnhvực tư duy trừu tượng mà chúng ta không thể dùng các giác quan để cầmnắm, quan sát nó, chỉ có thể nhận biết thông qua suy nghĩ, cảm nhận và liên
tưởng
Trong lĩnh vực khoa học: đối tượng mà chúng ta cần hướng tới bảotồn là những lý luận sinh học, đa dạng sinh học các loài, những nguồn genđộng thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, các loài động thực vật
có giá trị kinh tế cao đang bị khác thác, tàn phá bừa bãi Những đối tượng mà
chúng ta cần bảo tồn là những nguồn gen quý hiếm, những loài động, thực vật
có nguy cơ tuyệt chủng do sự săn bắn của con người hay các yếu tố tự nhiên,
ngay cả xác các loài động vật cổ cũng là đối tượng bảo tồn, đó là những vậtquý cả về vật chất lẫn tinh thần Nó có giá trị trong việc nghiên cứu tìm tòicủa con người về lịch sử, quá trình hình thành thế giới để thỏa mãn sự hiềubiết của con người
1.1.2 Khái niệm và đối tượng của phát triển
a Khái niệm phát triển
Theo quan điểm về phát triển của Các Mác về công cuộc đổi mới củaViệt Nam thì: “ Phát triển là một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đếnphức tạp và không bao giờ là một con đường thẳng tắp, bằng phẳng cho mọi
dân tộc, trong mọi thời đại.”
Trang 15Theo quan niệm về di truyền học, Ghenken(1960) định nghĩa: “ sự phát
triển là quá trình biến đổi về chất cần thiết xảy ra trong tế bào và quá trìnhhình thành cơ quan mới mà cây phải trải qua từ khi tế bào trứng được thụ tinh
cho đên khi hình thành tế bào sinh sản mới”
Theo quan niệm về phát triển trong kinh tế: “ Phát triển là quá trình lớn
lên, tăng tiến về mọi mặt của một nền kinh tế, nó bao gồm sự hoàn chỉnh vềmặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.”
Trong mỗi lĩnh vực phát triển thường hướng đến đối tượng, pham vikhác nhau vì vậy theo quan điềm chung nhóm chúng tôi rút ra: Phát triển làkhái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từthấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiệnhơn Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc
hậu.”
b Đối tượng của phát triển
Đến đây chúng ta cần tìm hiểu xem mỗi lĩnh vực ngành nghề, khu vựccần phát triển đối tượng nào? Và tại sao phải phát triển đối tượng đó? Mỗi địa
phương có một thế mạnh, một đặc thù riêng, nên chúng ta cần phát huy thếmạnh đặc thù ấy để phát triển, tiến bộ duy trì cái cũ có kế thừa để phát huy cái
mới hiện đại phù hợp hơn
Trong lĩnh vực chính trị, chính sách: việc kế thừa những chính sách
cũ phù hợp là rất tốt, nhưng chúng ta cần biết thay đổi, chỉnh sửa các chínhsách cho phù hợp với thời thế biến đổi để góp phần xây dựng đất nước đi lên
theo thời đại
Trong lĩnh vực văn hóa: luôn luôn thay đối thì việc giữ gìn là rất khónhưng việc phát triển các nền văn hóa đó còn khó hơn khi vừa phải phát triển
vừa phải duy trì bản sắc Theo thời gian những giá trị văn hóa được lưu truyền
nhưng những giá trị đó càng không phù hợp với hiện tại việc lưu truyền càng
trở lên khó khăn, giới trẻ ngày càng xa rời với văn hóa ngày xưa, dễ bị hiện
Trang 16đại hóa với xã hội hiện đại, những công trình kiến trúc đình chùa theo thờigian càng bị phá hủy đó là những giá trị văn hóa hiện vật mà chúng ta cần bảo
tồn và làm cho các giá trị ấy phát triển hơn
Trong lĩnh vực khoa học: vấn đề phát triển luôn diễn ra, khoa họccông nghệ ngày càng phát triển nên chúng ta cũng phải không ngừng học hỏi
để phát triển ra các sản phẩm mới, những nghiên cứu mới trong các lĩnh vực
để bắt kịp với thời đại góp phần phát triển kinh tế đất
nước
Tóm lại, vẫn đề bảo tồn và phát triển trong mọi lĩnh vực ngành nghềluôn là vấn đề quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai Trong mọi lĩnh vực,
chúng ta cần bảo tồn cái quý hiếm có giá trị để phát triển chúng cho phù hợp
tiến bộ mang lại giá trị vật chất cũng như tinh thần cho cả cộng
đồng
Việc bảo tồn và phát triển làng nghề lụa Vạn Phúc Hà đông đó là việcbảo tồn một nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân địa phương, của xã hộicũng như một nét đẹp văn hóa của người Việt Làng nghề không chỉ đem lạigiá trị về mặt văn hóa mà còn có giá trị lớn lao về việc phát triển kinh tế, xãhội cho người dân
1.2 Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển
Bảo tồn là một vấn đề rộng lớn, đa dạng và người ta thường gắn liềnvấn đề bảo tồn với các đối tượng cụ thể như: bảo tồn văn hóa vật thể, bảo tồn
văn hóa phi vật thể; bảo tồn sự đa dạng sinh học; bảo tồn làng nghề truyềnthống; bảo tồn di sản văn hóa
Bảo tồn không phải là hoạt động cản trở quá trình vận động, khôngkìm hãm sự phát triển của sự vật, hiện tượng, mà trong một chừng mực nào
đó còn là cơ sở cho sự phát triển sự vật, hiện tượng theo đúng hướng Trongnội tại bản thân sự vật, hiện tượng luôn tồn tại, một mặt là những đặc điểmriêng có, mang bản sắc độc đáo, đó là nét đẹp, là giá trị, là điểm khác biệt để
phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác; mặt kia là những
Trang 17yếu tố lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với hiện thực khách quan Bởi vậy,nhiệm vụ của bảo tồn phải nhận biết, tìm ra những điểm lỗi thời, lạc hậu,thậm chí đi ngược lại với quy luật khách quan của sự vật hiện tượng Thôngqua đó, định hướng một cách đúng đắn cho quá trình phát triển: yếu tố nàocủa sự vật, hiện tượng cần được giữ nguyên giá trị của nó, yếu tố nào cầnđược thay đổi, phát huy nhằm tăng thêm giá trị cho nó và sẽ phải phát huy nó
như thế nào, bằng cách nào cho phù hợp, nhất quán với giá trị hiện tại của sự
vật, hiện tượng
Bản thân quá trình phát triển sẽ có sự đào thải yếu tố lỗi thời, lạc hậu,không phù hợp với hiện thực khách quan Thế nhưng việc coi bảo tồn triệttiêu sự phát triển và ngược lại phát triển sẽ triệt tiêu bảo tồn là hoàn toàn sai
lầm Bảo tồn và phát triển có thể coi là thúc đẩy nhau; trong đó bảo tồn giữvai trò là cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển Mọi hoạt động liên quan đến bảo
tồn như bảo vệ, duy trì, giữ gìn, lưu trữ và truyền dạy những gì tồn tại trongthực tế, mang tính chất tiến hóa, mang tính chất duy trì và tồn tại đều có ảnh
hưởng lớn đến hoạt động phát triển; bởi bảo tồn là cơ sở cho sự phát triểnđúng hướng, công tác bảo tồn có hoàn thiện sẽ thúc đẩy kế hoạch phát triển
được thực hiện đúng phương hướng và nhu cầu hiện tại của thực tế xã hội Và
ngược lại, khi hoạt động phát triển sự vật, hiện tượng được tiến hành có hiệu
quả tạo điều kiện về cả yếu tố tinh thần và kinh tế, giúp cho công tác bảo tồn
ngày càng được quan tâm và thực hiện có kế hoạch cụ thể hơn, quy mô hơn
Bên cạnh đó thông qua phát triển, con người nhận thức và thực hiệnhoạt động bảo tồn nhằm thể hiện bản sắc riêng Phân tích một lĩnh vực tiêubiểu là văn hóa, từ hoạt động phát triển văn hóa gắn liền với tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại, để khẳng định bản sắc dân tộc, thể hiện cái độc đáo, cáiriêng có của nền văn hóa nước nhà, mỗi người dân phải có ý thức nhận biết và
tự ý thức bảo tồn giá trị nét đẹp văn hóa của dân tộc, và tất nhiên, bài trừnhững hủ tục, những tập quán cản trở sự phát triển của đất nước Quá trìnhvận động của sự vật hiện tượng, cho dù là tự bản thân nó vận động hay do
Trang 18tác động của con người, vẫn diễn ra liên tục, hàng ngày, không ngừng nghỉ và
thay đổi theo một hướng xác định Song song cùng quá trình phát triển theo
xu hướng vận động của thế giới khách quan, con người cũng cần nhận thứcđược vai trò của hoạt động bảo tồn Để không bị mai một giá trị, không bịđồng hóa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác, hay nói cáchkhác, để giữ gìn giá trị, giữ gìn bản sắc độc đáo của sự vật, hiện tượng tượng
trong lộ trình phát triển và hành trình hội nhập với văn minh nhân loại diễn ra
hàng ngày, con người phải nhận thức được đâu là nét độc đáo, đâu là điểmriêng biệt có giá trị cao cần được giữ gìn và lưu giữ của một sự vật, hiệntượng nhằm nâng nó lên thành bản sắc riêng, mà khi nhắc đến nó như là một
cách gọi khác cho sự vật, hiện tượng đó vậy
Cũng bởi tầm quan trọng của việc bảo tồn mà trong quá trình phát triển
chứa đựng sự đánh giá, xác lập vị thế mới của đối tượng dựa trên nền tảng giá
trị đã được bảo tồn Bảo tồn không đơn thuần chỉ là bảo vệ, hay lưu giữnhững giá trị đặc sắc của sự vật hiện tượng, mà bảo tồn còn là cơ sở, là căn cứ
cho sự phát triển, giúp cho quá trình phát triển của sự vật hiện tượng dưới sự
tác động của con người không bị chệch hướng và tuân theo lộ trình vận động
hợp lí của thế giới khách quan mà sự vật, hiện tượng đó đang tồn tại Hơn thế
nữa, song hành cùng quá trình phát triển là sự đánh giá, nhận xét những giátrị
mới được xây dựng, so với nền tảng giá trị đã được bảo tồn và giá trị của sựvật hiện tượng khác trong cùng một lĩnh vực Và kết quả của một bước pháttriển là xác lập vị thế mới của sự vật, hiện tượng
1.3 Ý nghĩa của bào tồn và phát triển
Bảo tồn, theo nghĩa thực của nó là giữ gìn, lưu trữ giá trị Vậy hệ giá trị
được hiểu như thế nào? Tùy theo từng đối tượng, với mỗi hệ giá trị khác nhau
mà bảo tồn có thể được thực hiện ở các dạng hành động khác nhau: bảo vệ đối
với hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học; lưu trữ vật dụng mang giá trị văn hóacao, mang ý nghĩa nhân chứng lịch sử; hay bảo tồn còn thể hiện qua việc dạy
Trang 19nghề, truyền nghề lại cho thế hệ sau đối với các làng nghề truyền thống Mục
đích của hoạt động bảo tồn là khác nhau với mỗi đối tượng khác nhau Việcbảo tồn các khu rừng nguyên sinh sẽ ổn định được về môi trường, hình thành
các vùng vành đai điều hòa tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu; bảo tồnbiển không chỉ đơn thuần là bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là các hệ sinh
thái nơi cư trú thường xuyên quan trọng đối với các loài sinh vật biển, nhất là
các loài đang bị khai thác mạnh, bị đe dọa và có nguy cơ bị diệt vong mà còn
mang lại lợi ích kinh tế, tận dụng được tối đa và lâu dài lợi ích từ nguồn tàinguyên biển cũng như tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy nhanh sự phát triểnkinh tế - xã hội Như vậy, dù là đối tượng nào hay bảo tồn dưới hình thức nào
thì công tác bảo tồn không chỉ đơn giản giữ lại mà còn thể hiện cốt cách, khíphách, tư chất và sức mạnh khẳng định sự khác biệt giữa sự vật này với sự vật
khác, khẳng định bản sắc độc đáo, riêng có của nó, để từ đó không chỉ tạo ra
giá trị văn hóa, giá trị phi vật thể mà còn tạo ra giá trị, tiềm lực về kinh tế từchính sự khác biệt độc đáo của nó
Về mặt lí luận, “phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyếtmâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất
giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự
vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng
cũng có thể chuyển sự vật, hiện tượng sang một hệ thống khác, nhằm thíchứng với điều kiện môi trường lịch sử - xã hội Phát triển theo đúng nghĩa của
nó không chỉ đáp ứng các nhu cầu hiện tại của sự vật, hiện tượng, đáp ứngnhu cầu hiện tại của con người trong xã hội hiện tại mà còn không gây trởngại đáp ứng nhu cầu của các thế hệ sau – phát triển bền vững Nếu như
Trang 20tồn lưu trữ lại những giá trị vốn có của sự vật, hiện tượng thì phát triển nhằm
mục đích làm tăng thêm giá trị ấy, khẳng định và xác lập vị thế dựa trên nền
các chương trình mang tính chất thông báo, giới thiệu, hay những kế hoạchchỉ trên giấy tờ mà không mang tính khả thi trong khi triển khai thực hiện.Công tác bảo tồn gắn liền với phát triển giúp tạo ra các “sản phẩm” vừa chứa
đựng những yếu tố văn hóa truyền thống, những yếu tố tự nhiên, vốn có của
sự vật hiện tượng hay những “sản phẩm” chứa đựng yếu tố lịch sử dân tộc,chứa đựng linh hồn của dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại mà còn đáp ứngđược nhu cầu của con người, của xã hội hiện tại Như vậy, bảo tồn và pháttiển không chỉ là giữ gìn, lưu trữ mà còn là đa dạng hóa, thích ứng và gắn kết
các sự vật, hiện tượng với nhau; không chỉ nhằm tới giá trị về văn hóa, giá trị
về tinh thần mà còn hướng tới giá trị thương mại hóa, mang lại lợi ích kinh tế,
xã hội, nâng cao mức sống con người và phát triển bền
vững
2 Lý luận chung về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
2.1 Tổng quan về làng nghề truyền thống
2.1.1 Khái niệm và đặc trưng của làng nghề truyền thống
a Khái niệm về làng nghề truyền thống
Trang 21Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, “Làng” được địnhnghĩa là: “một khối dân cư nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng
về nhiều mặt, cùng tiến hành một nghề”.(1) Như vậy, làng là một vùng đấtcủa dân cư nông nghiệp có đời sống tinh thần và phương thức lao động khágiống nhau.Khi mùa vụ nông nhàn, những cư dân nông nghiệp đã nghĩ đếnnhững hoạt động sản xuất khác ngoài nông nghiệp và chăn nuôi Nghề phụ đã
xuất hiện ở các làng xã nông thôn, cùng với sự thay đổi cơ cấu kinh tế thì các
làng nghề thủ công ngày càng phát triển và chiếm một tỷ lệ quan trọng trong
cơ cấu mỗi làng Và “ làng nghề” ra đời từ đó
“Làng nghề” là một không gian lãnh thổ nông thôn, ở đó tồn tại mộthoặc một số nghề thủ công đóng vai trò quan trọng đối với đời sống vật chất,
tinh thần của người dân địa phương
b Đặc trưng của làng nghề truyền thống
Xét về mặt định tính, làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành
và phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa nhằmđáp ứng nhu cầu phát triển, nó chịu sự tác động mạnh của nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nền kinh tếhiện vật, sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc
Xét về mặt định lượng, làng nghề là những làng, mà ở đó có số ngườichuyên làm nghề thủ công và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó
chiểm một tỷ lệ khá lớn trong tổng dân số của làng Thông thường, tỷ lệ các
hộ gia đình lao động làm nghề chiếm từ 35% trở lên, giá trị sản xuất và thunhập từ làm nghề chiếm trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của
làng trong năm (2- Sở du lịch Hà Tây ))
Tuy nhiên những tiêu chí trên chỉ mang tính tương đối về định lượng,bởi mỗi làng nghề luôn có sự khác nhau về quy môn sản xuất, quy trình sảnxuất, tính chất sản phẩm và số lượng lao động tham gia vào quá trình sản
Trang 22xuất Do đó, sự phát triển của các làng nghề thường khác nhau và cũng biếnđộng khác nhau trong từng thời kỳ.
Tóm lại, ngày nay, làng nghề được hiểu theo nghĩa rộng hơn, khôngcòn bó hẹp trong phạm vi hành chính một làng nữa Các ngành nghề phi nông
nghiệp mà làng nghề kinh doanh cũng được mở rộng, bao gồm các hoạt động
kinh tế phi nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,các dịch vụvới quy mô và thành phần kinh tế đa dạng
Do đó, khái niệm làng nghề cần được hiểu là những làng ở nông thôn có cácngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọngthu nhập so với nghề nông (3 – Du lịch làng nghề - HVC)
2.1.2 Vai trò của làng nghề truyền thống trong nền kinh tế hiện đại
Việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề đem lại lợi íchnhiều thì phát triển mạnh, ngược lại có xu hướng phát triển thấp hoặc
không
phù hợp sẽ bị tự đào thải, mai một dần Đến này nước ta vẫn còn một sốlượng rất lớn các làng nghề truyền thống có lịch sử tồn tại và phát triển hàng
nghìn năm, chứng tỏ sức sống của nó với thời gian Vì vậy, có thể nhận thấycác làng nghề truyền thống có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiệnđại
Thứ nhất, Góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
Việt Nam là một quốc gia rất đa dạng về văn hóa và truyền thống.Làng nghề đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn các đặcđiểm văn hóa đa dạng của đất nước thông qua việc sử dụng và phát huy các
sản phẩm truyền thống của làng nghề nhằm đáp ứng các yêu cầu hiện đại,đồng thời vẫn duy trì được những nét đặc trưng vốn có của chúng Làng nghề
truyền thống không chỉ là biểu hiện của văn hóa Việt Nam mà các sản phẩmcủa làng nghề truyền thống còn được coi nhu hàng hóa có giá trị thương mại
rất tiềm năng
Trang 23Thứ hai, Tạo ra công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập
Nước ta là một nước đang phát triển, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động
cao, và có một lượng không nhỏ lao động luôn sẵn sàng tham gia vào thịtrường lao động Do đó, một hoạt động kinh tế sẽ rất ý nghĩa nếu giải quyếtvấn đề thiếu việc làm này Đặc biệt, ở nông thôn hiện nay, khi mà quá trình
đô thị hóa ngày càng cao, nông dân mất đất canh tác, do đó tình trạng thấtnghiệp ở nông thôn ngày càng đáng lo ngại Và làng nghề vốn đã làm được rất
tốt vai trò tạo việc làm cho lao động nông thôn Việc làm tăng, và theo đó làthu nhập tăng, đô thị hóa mới cho nông thôn để nông dân có thể làm giàu trên
chính mảnh đất quê hương mình Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm áp
lực lượng người nhập về các thành phố lớn ngày một đông để kiếm việc làm
Mặt khác, làng nghề không những tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người
dân địa phương và còn tác động lan tỏa đến các vùng lân cận cùng phát triển
Khoảng cách giàu nghèo giữa nông dân nông thôn và người dân thành thị sẽđược giảm bớt
Thứ ba, Xuất khẩu các sản phẩn làng nghề đẩy mạnh xuất khẩu và tăng thungoại tệ
Các sản phẩm làng nghề không những giải quyết được vấn đề lao động
không có việc làm, mà còn kéo theo những nguyên vật liệu cung cấp cho quá
trình sản xuất Đa phần các sản phẩm làng nghề truyền thống sử dụng nguyên
liệu trong nước và máy móc trong nước có thể chế tạo được, do đó không phải
mất ngoại tệ để đi nhập khẩu nguyên liệu, máy móc Nhiều sản phẩm làngnghề của Việt Nam vốn khá được ưa chuộng ở nước ngoài, vì các sản phẩmthể hiện sự tài hoa khéo léo của những nghệ nhân, và mang đậm bản sắc dân
tộc Nhất là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay được coi là một trongnhững mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Giá trị xuất khẩu từ măthang này tăng đáng kể góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam, góp phần cải thiện cán cân thương mại Mặt khác, với tỷ lệ thực thu
Trang 24ngoại tệ đạt rất cao, có thể lên tới 98-99%, thì có thể thấy làng nghề truyềnthống đã có một đóng góp rất quan trọng.
Thứ tư, Mối liên kết với các khu vực kinh tế khác
Kinh tế làng nghề truyền thống có mối liên hệ quan trọng với các khuvực kinh tế khác như công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp Công nghiệp cungcấp máy móc cho quá trình sản xuất sản phẩm, hay cũng chính là làng nghềtruyền thống là một bộ phận tiêu thụ sản phẩm máy móc của công nghiệp.Nông nghiệp cung cấp những nguyên liệu và công cụ sản xuất Còn dịch vụ là
một lĩnh vực được xem xét khá mật thiết với làng nghề truyền thống, bởi tính
chất của làng nghề Một định hướng phát triển khá phổ biến hiện nay là phát
triển làng nghề gắn với du lịch Hoạt động du lịch khá phát triển ở làng nghề,
khi mà nhu cầu tham quan tìm hiểu về làng nghề, về quy trình sản xuất củacon người có xu hướng tăng, cả người trong nước và người nước ngoài Dulịch cũng có tác động tích cực đến làng nghề, khi du lịch tại một làng nghềphát triển, nó cũng kéo theo sự phát triển hoạt động sản xuất Bởi lẽ, du lịchphát triển kéo theo hoạt động mua bán sản phẩm, và các hoạt động kinh tếkhác liên quan
Làng nghề có vai trò khá quan trọng trong việc gắn kết các khu vựckinh tế, và tạo sự những động lực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhândân Bên cạnh đó, điểm nổi bật khác của làng nghề, đó chính là quảng bá vàgiữ gìn những bản sắc dân tộc
2.2 Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
2.2.1 Khái niệm bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
Vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống được đề cập tớitrong các chương trình, dự án, chính sách của các địa phương, nhà nước trong
quá trình phát triển công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nông thôn,phát triển ngành nghề nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh
Trang 25tế, nâng cao thu nhập Tuy nhiên, không có bất kỳ một định nghĩa rõ ràng về
khái niệm “bảo tồn và phát triển làng nghề truyền
thống”
Từ những lý luận về bảo tồn, phát triển và làng nghề truyền thống,nhóm nghiên cứu đưa ra khái niệm “bảo tồn và phát triển làng nghề truyềnthống” như sau: bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống chính là việc giữ
gìn và phát huy những giá trị của làng nghề truyền thống về văn hóa, kinh tế,
xã hội và làm cho nó không bị mai mốt hay thất truyền
Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống chính là đảm bảođược yêu cầu kết hợp hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội Đó là việc đảmbảo giải quyết việc làm ngày càng đầy đủ cho lực lượng lao động hiện có vàcác lực lượng lao động được bổ sung thường xuyên với quy mô ngày càng lớn
ở nông thôn Đó là chính sách hiệu quả để giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội,
giảm tệ nạn xã hội, giảm bớt sự di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị khi
mà quá trình đô thi hóa đang ngày càng tăng cao, điều này tạo ra những tácđộng tích cực đối với xã hội
Bên cạnh đó, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống chính là giữ
gìn yếu tố truyền thống của làng nghề, bảo vệ các giá trị văn hóa đặc sắc của
dân tộc Yếu tố truyền thống cũng có vai trò ảnh hưởng đối với sự phát triểncủa các làng nghề truyền thống Đây là nhân tố quan trọng không chỉ chi phối
các hoạt động sản xuất mà chi phối cả tiêu dùng và đời sống của cư dân nông
thôn Yếu tố truyền thống có tác dụng bảo tồn những nét đặc trưng văn hóacủa làng nghề, của dân tộc, làm cho sản phẩm làng nghề có tính độc đáo vàcó
giá trị cao Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển,
công nghê-kỹ thuật ngày càng phát triển Việc sử dụng công nghệ khoa họctiên tiến để tăng năng suất lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nhưng
yếu tố truyền thống dần mất đi trong các sản phẩm đó Làm sao để vừa có thể
đưa được những tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại vào trong các sảnphẩm làng nghề và vừa giữ được những yếu tố truyền thống mang đậm bản
Trang 26sắc dân tộc và những sản phẩm làng nghề đó phải được tiếp nhận trên thịtrường hiện nay, đây luôn là một câu hỏi khó cho vấn đề bảo tồn và phát triển
2.2.2 Các quan điểm cơ bản về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
Theo TS Tôn Gia Hoá – Phó Chủ tịch Hiệp hội LNVN, trong bài thamluận “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống – rất cần một hệ thống chínhsách đồng bộ của Nhà nước”, ông cho rằng “Nghề truyền thống” vốn dĩ hìnhthành từ nhu cầu đời sống của người dân và đã trải qua hàng thập kỷ, thậm chí
hàng thế kỷ Chính vì lý do đó mà Bảo tồn và phát triển nó cũng phải dochính nhu cầu của các nghệ nhân, cộng đồng làng nghề đó tự quyết định Từ
lý lẽ này mà xét thì Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vự này phải phù hợpvới nguyện vọng của Người dân, đáp ứng được lợi ích thực sự của các nghệnhân, thợ thủ công, những người “thổi hồn” cho các sản phẩm để tạo nên
“Nghề truyền thống”
Để bảo tồn hay phát triển một làng nghề truyền thống nào đó, khôngđơn giản là lo xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá… mà cốt lõi là phải làm chosản phẩm làng nghề có chỗ đứng trên thị trường, có nghĩa là Người nghệ nhân
phải sống được bằng nghề truyền thống như hàng trăm năm trước đây cha ông
Trang 27Một là, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trên quanđiểm đánh giá đúng vai trò và vị trí mới của làng nghề trong quá trình CNH,HĐH,
Hai là, bảo tồn và phát triển các làng nghề phải trên quan điểm toàndụng lao động nông thôn và thực hiện phương châm “ly nông bất ly
Bốn là, bảo tồn và phát triển các làng nghề phải trên quan điểm huyđộng tối đa mọi nguồn vốn trong dân vào phát triển kinh tế và đa dạng hóacác hình thức tổ chức sản xuất – kinh doanh trong các làng
nghề,
Năm là, bảo tồn và phát triển các làng nghề phải trên quan điểm pháttriển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển toàn diện nông thôn
Theo như quyết định số: 2636/QĐ-BNN-CB về việc phê duyệt Chươngtrình bảo tồn và phát triển làng nghề cũng đã đề cập tới bốn quan điểm rõ ràng
về vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề
Một là, Bảo tồn và phát triển làng nghề trên cơ sở phát triển hài hòagiữa sản xuất hàng hóa với bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát huy giá trị văn
hóa truyền thống theo hướng bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn,
Hai là, bảo tồn và phát triển làng nghề phải kết hợp phát triển hài hòacác cơ sở ngành nghề quy mô vừa và nhỏ, đa dạng hóa các hình thức tổ chức
sản xuất kinh doanh trong các làng nghề, chú trọng phát triển các hợp tác xã,
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn ở làng quê,
Ba là, bảo tồn và phát triển làng nghề trên cơ sở phát huy sự tham giacủa cộng đồng gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
Trang 28nghiệp, nông thôn, từng bước hình thành các thị trấn, thị tứ và phát triển nông
nhân, tổ chức Cụ thể như sau:
Bảo tồn và phát triển nghề và làng nghề trên cơ sở phát triển hài hòagiữa sản xuất với bảo vệ môi trường và giữ gìn, phát huy giá trị văn hóatruyền thống của từng địa phương
Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề phải phát huy sự tham gia củacộng đồng gắn với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế, góp phầntạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở khu vực
của địa phương và sử dụng nguồn lao động tại chỗ Do đó phải bảo tồn vàphát triển các nghề, làng nghề truyền thống mà sản phẩm đòi hỏi chuyên môn
và thợ thủ công có tay nghề cao, có giá trị kinh tế, giá trị văn hóa, có thịtrường tốt cả trong và ngoài nước như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ: gốm
sứ, sơn mài, khảm trai, thêu ren, mây tre đan, điêu khắc, kim hoàn…bên cạnh
Trang 29việc phát triển các làng nghề kết hợp với du lịch thông qua việc cải thiện khả
năng tiếp cận các khu du lịch, các tuyến du lịch được quy hoạch và xây dựng
Đầu tư đồng bộ từ việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ
quản lý, cán bộ kỹ thuật để sáng tác mẫu mã, nâng cao trình độ tay nghề cho
thợ trẻ, gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và đầu tư
xử lý môi trường làng nghề đảm bảo phát triển bền vững
Hỗ trợ phát triển sản phẩm mới sử dụng công nghệ, kỹ thuật truyềnthống, sử dụng nguyên vật liệu, lao động tại chỗ kết hợp với tổ chức khai thác
nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước
Tổ chức lại một số làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọngbằng cách tập trung đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề phù hợp
với quy hoạch tổng thể của Thủ đô và các quy hoạch liên quan tạo mặt bằngcho các cơ sở và các tổ chức dịch vụ làng nghề, đồng thời xử lý ô nhiễm môitrường tập trung
Như vậy, các quan điểm về bảo tồn và phát triển làng nghề được đưara
đã rõ ràng và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay Tuy nhiên, việc bảo tồn
và phát triển làng nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng không
dễ và để thực hiện được trên cơ sở những quan điểm này cần có một sự linhhoạt trước hết ở bộ máy quản lý nhà nước, địa phương, cơ quan ban hànhchính sách sau đó là cần sự hỗ trợ từ cộng động, quan trọng đó là người dânlàng nghề - những người trực tiếp tham gia giữ nghề và phát triển
Trang 30Làng Vạn Phúc vốn có tên là Vạn Bảo, nhưng sau đổi thành Vạn Phúc,
là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước Có khá nhiều
tương truyền về lịch sử ra đời của làng lụa Vạn Phúc Thuyết được nhiềungười tương truyền nhất, nói rằng bà tổ làng Lụa Vạn Phúc vốn người HàngChâu (Trung Quốc) theo chồng chinh chiến Bắc Nam, rồi neo lại làng này,làm nghề dệt, lâu ngày nghề dệt thành nghề truyền thống của làng Vạn Phúc
Thêm một thuyết khác nói rằng, cách đây khoảng 1200 năm, bà A LãThị Nương, một người con gái ở Cao Bằng nổi tiếng đảm đang và có tay nghề
dệt lụa khéo léo về làm dâu làng Vạn Phúc
Một số thuyết khác, có nói rằng truyền thuyết nghề dệt lụa ở Vạn Phúc
có từ hơn ngàn năm trước, do một vị tổ sư tên Lã Thị Nga, dòng dõi HùngVương, truyền dạy Bà là người địa phương thuộc tỉnh Tuyên Quang Vàonăm 865, bà cùng chồng là tiết độ sứ đi lấy kinh, thấy đại danh Vạn Bảo là đất
lành bà xin ở lại lập ấp và hướng dẫn người dân cấy cày, xe tơ dệt lụa Để ghi
nhớ công ơn, dân làng tôn bà làm Thành Hoàng làng, tổ sư nghề dệt, thờ tạiđình Vạn Phúc, lấy ngày mùng 10 tháng Tám âm lịch, ngày sinh của bà và 25
tháng Chạp âm lịch, ngày mất của bà, làm ngày tế lễ và giỗ tổ hàng năm Từ
khi có go võng 9 thế kỷ 16) nghề dệt vạn Phúc được cải tiến, phát triển mạnh
mẽ và cho ra đời nhiều mặt hàng độc đáo, cao cấp như gấm, lụa, the, lĩnh với
nhiều hoa văn sinh động tinh tế
Làng Vạn Phúc từ đó trải qua thăng trầm lịch sử, làng vẫn còn tồn tại
và phát triển đến ngày nay Đối với người dân Vạn Phúc, nghề dệt và nhữngsản phẩm làm từ Lụa là một niềm tự hào của người dân trong vùng, nó là kết
tinh của nền văn hóa, là xương máu, là tâm hồn, là lối sống và truyền thốngcủa người dân
2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tê, xã hội phát triển đến sự phát triển của làng lụa
truyền thống Hà Đông
2.1 Vị trí địa lý và ranh giới
Trang 31Làng vạn Phúc nằm ở phía Tây bắc thị xã Hà Đông (nay là phườngVạn Phúc), cách trung tâm thị xã Hà Đông 1km và cách trung tâm Hà Nội10km, là một dải đất hình thoi:
Phía Tây giáp với xã Văn Khê
Phía Đông giáp với sông Nhuệ và xã Văn Yên
Phía nam giáp với hai phường Quang Trung và Yết Kiêu
Phía Bắc giáp với làng Ngọc Trụ và Đại Mỗ huyện Từ Liêm-Hà Nội
Xã Vạn Phúc nằm trên trục đường 430 nối thị xã Hà Đông với tuyếnđường Láng Hòa Lạc (đoạn đầu quốc lộ Bắc Nam 1B) và đường 32
Với những thuận lợi về địa lý và giao thông đó, Vạn Phúc sẽ có điềukiện phát triển kinh tế thực mạnh mẽ trong thời gian tới
Xã Vạn Phúc có mối liên hệ với con song Nhuệ cho nên có thuận lợi
về giao thông đường thủy
Đặc biệt nơi đây gần đường 430 là con đường lớn thông với đường NguyễnTrãi đi qua trung tâm thành phố Hà Nội cho nên rất thuận tiện cho giao thông
2.3 Khí hậu
Trang 32Nằm trong vùng khí hậu Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đớigió mùa: nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23,6oC, độ ẩm trung bình cao82%-88%, lượng mưa trung bình năm là 1707mm.
Những nơi cạnh sông Nhuệ do ảnh hưởng của hơi nước cho nên có độ
ẩm cao hơn các nơi khác vì vậy mà việc bảo quản vải đòi hỏi cẩn trọng hơn,không cẩn thận vải rất dễ bị ẩm mốc khiến chất lượng vải kém
đi
2.4 Cảnh quan thiên nhiên
Được thiên nhiên ưu đãi: nằm cạnh sông Nhuệ và đặc biệt vẫn còn giữ
được nhiều công trình cổ kính có giá trị văn hóa và lịch sử cao như đình,chùa, cổng làng Điều này tạo điều kiện cho Vạn Phúc phát triển giá trị vănhóa, thu hút khách du lịch đến với làng, từ đó tạo giá trị về thương mại dịchvụ
Lẻ, xóm Quán Ngày nay đổi thành Đoàn Kết, Quyết Tiến, Bạch Đằng, HồngPhong, Hạnh Phúc, Chiến Thắng và Độc Lập
Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 143,9744 ha, trong
đó:
Đất Nông nghiệp: 62,1259 ha (chiếm 43,1%)
Đất chuyên dùng: 46,3029 ha (chiếm 32,2%)
Đất ở: 30,8835 ha (chiếm 21,5%)
Trang 33Đất chưa sử dụng: 4,662 ha (chiếm 3,2%)
2.6 Không gian cảnh quan
Một trong nhứng đặc trưng tạo ra sự khác biệt giữa đô thị và nôngthôn, giữa làng này với làng khác, đó chính là những yếu tố khác nhau tạo nên
không gian cảnh quan tạo nên từng làng Vạn Phúc là một làng nghề truyềnthống vùng Bắc Bộ đã hình thành và phát triển từ lâu đời Hệ thống cảnh quan
làng bao gồm các yếu tố đặc trưng như: cổng làng, hệ thống đường làng, đình,
chùa, đền, miếu, quán lá, cây đa, giếng nước, ao chuôm, cánh đồng làng vàkhông gian ở
Tuy nhiên với tác động của xu hướng đô thị hóa, làng Vạn Phúc đangchuyển đổi cơ cấu, chức năng và không gian cảnh quan mạnh mẽ với nhữngmặt tích cực lẫn tiêu cực Hệ quả của sự chuyển đổi cấu trúc một cách tự phát
do nền kinh tế thị trường và tốc độ đô thị hóa ồ ạt, thiếu kiểm soát về khônggian cư trú, mật độ xây dựng, ngành nghề, lối sống, chất lượng môi trườngsống Nét đẹp của cảnh quan làng Vạn Phúc và mội trường sống bị xâm hạinặng nề không chỉ do các yếu tố áp lực bên ngoài mà do chính các yếu tố bên
trong gây ra, bản thân Vạn Phúc đang chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố dochính mình tự điều chỉnh:
Những năm gần đây, diện tích mặt nước bị thu hẹp rất nhanh bởi một
số ao, hồ, sông ngòi bị lấp và lấn chiếm dẫn đến tình trạng lụt úng vào mùamưa làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan và ô nhiễm môi
trường
Không gian cảnh quan trở nên chật hẹp bởi mật độ xây dựng rất caomang tính tự phát tạo ra sự lộn xộn trong không gian cảnh quan Hiện tượnglấn chiếm, lấp đầy không gian xanh và không gian trống diễn ra phổ
Trang 34Làng Vạn Phúc nằm trong tour du lịch của công ty du lịch Hà Tây (nay
là Hà Nội) và công ty du lịch Hà Nội
Thu nhập bình quân trong xã vào khoảng 2 triệu đồng/người/tháng, khá
cao so với mức thu nhập bình quân cả nước
3 Những điều kiện và tiềm năng để thúc đẩy sự phát triển của làng nghềtruyền thống
Làng lụa Vạn Phúc là một trong 6 khu vực trọng điểm về phát triển dulịch của Hà Nội, việc bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông cóvai trò quan trọng
Thứ nhất, Lụa vẫn được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng, địa
phương
Lụa Hà Đông được vua chúa triều Nguyễn chọn làm sắc phục Lụa hàĐông khi xưa đã từng được triển lãm tại Mareilles (1931), Paris (1938),Jakarta (1931-1941) Hiện tại , có rất nhiều người dành tình cảm đặc biệt đến
lụa Hà Đông Nhiều du khách nước ngoài có thể họ chỉ nghe bạn bè giớithiệu, chỉ được đọc qua sách vở báo chí, nhưng họ vẫn muốn được tận mắt
Trang 35nhìn thấy một tấm lụa Hà Đông Khi họ đến Việt Nam, họ đều phải đến muatấm lụa Hà Đông về làm quà.
Thứ hai, Tiềm năng du lịch lớn
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã có cả nghìn năm Trong quá khứ, trongsách báo và trong những câu ca dao, tên lụa Vạn Phúc có một sức hút đặcbiệt Làng nằm bên bờ sông Nhuệ, vẫn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày
xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều người dânvẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình Nhiều địa điểm mới cũng được tôn tạolại để chào đón kỉ niệm 1000 năm Thăng Long (năm 2010)
Lụa Vạn Phúc có nền văn hóa lâu đời, con người nơi đây thật thà hiềnlành, dễ mến Các nếp sống và văn hóa vẫn còn lưu lại hình ảnh cổ
xưa
Do nằm cách trung tâm Hà Nội không xa, lại nằm trên trục đườngchính cạnh quốc lộ 6A, và nằm trên đường đi một số địa điểm du lịch nổitiếng khác của Hà Nội như Chùa Thầy, Chùa Hương, Đường Lâm nên lànglụa Vạn Phúc rất thuận lợi khi tạo các tour du lịch dài ngày cũng như ngắnngày
Làng có chùa Tiên Linh, tên Nôm là chùa Trắng hay chùa Bụt Mọc.Trong làng Vạn Phúc cũng có một miếu thành làng, thờ bà Lã Thị Nương, tổ
1.1 Cơ sở sản xuất
Trang 36mắc, gia đình Ông Mão trên 10 máy dệt, hợp tác xã Anh Hiển gần 20 máy, và
hộ Anh Chiến Thượng khoảng 10 máy dệt Do cũng bị ảnh hưởng chung xuthế toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế thế giới, số hộ sản xuất, kinh doanh sản
phẩm lụa giảm khoảng 50 hộ so với thời điểm trước 2008, và số máy dệt giảm
một cách đáng kể, giảm 600 máy từ 1000 máy vào thời điểm trước
1.2 Lực lượng lao động
Năm 2012, lực lượng lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh làng nghềtrên 1200 lao động, chỉ chiếm khoảng 10% dân số trong vùng là 12.500người Ngoài ra, nhiều người vùng ngoài được thuê về để trực tiếp bán hàngở
những gian hàng trong vùng Độ tuổi lao động phổ biến từ 18 tuổi đến hơn 60
tuổi đối với tất cả các công đoạn liên quan tới nghề Tuy nhiên theo một thực
tế khách quan, do thu nhập bình quân khá thấp, chỉ khoảng 2 triệu/người lao
động đối với những người trực tiếp dệt, nên, đa phần những người dân trongvùng nếu có khả năng thì đều đã chuyển sang ngành nghề khác hoặc đi thoát
ly
Với lực lượng sản xuất như vậy, hàng năm Vạn Phúc dệt được khoảng 2triệu mét vải phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách và xuất bán đi các địaphương khác
Trang 37mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt.
Lụa Vạn Phúc thuần chất thường chỉ trắng ngà chứ ít khi có màu trắng tinh,
do dệt từ tơ tằm Lụa trắng tinh thường do chất liệu
pha
Lụa Vạn Phúc nổi tiếng trước hết là lụa Vân Vân nghĩa là mây, nhìn trên lụanhư thấy có mây Đây là một kỹ thuật tinh tế mà trước kia chỉ làng Vạn Phúc
mới dệt được Lụa Vạn Phúc hiện nay có đủ hoa văn trang trí trên vải lụa rất
đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý, các loại hoa: Hoatriện, hoa hồng, có hoa tròn, hoa vuông, hoa mây, hoa
Tuy các sản phẩm làm từ lụa có giá trị thẩm mỹ cao, nhưng theo một nhà may
tại Hà Nội thì chúng khá “kén” người dùng và phải biết cách
dùng
Một số chủ cửa hàng bán lụa chính gốc Vạn Phúc cho biết, lụa và đũithậm chí có thể giặt bằng xà phòng và giặt máy mà không sợ bị hỏng, vải
không nhăn và không có hiện tượng bị phai màu
b Một số sản phẩm chính
Lụa tấm khăn
Trang 38- Lụa 70% có 70% chất liệu lụa với chiều rộng 95cm có giá là 100k/mét dài,rất thích hợp cho may áo dài và áo.
- Lụa trơn 100% lụa có hiều rộng là 95cm với giá 150k/mét dài, thích hợpmay áo
dài, quần áo
-Lụa kẻ 100% lụa có chiều rộng là 95cm với giá: 180k/mét dài, cũng thíchhợp may áo
dài, quần áo
-Lụa hoa văn đẹp 100% lụa với chiều rộng: 95cm, giá: 200k/mét dài, thíchhợp may áo dài, quần áo
Khăn
- Khăn thổ cẩm loang là hàng pashina 70%lụa, với kiểu dáng đẹp, ấm, giá:95k/khăn, với nhiều màu sắc trẻ trung Điểm đặc biệt của khăn là màu đậm ở
- Cavat Lụa là chất liệu lụa, thích hợp người trung tuổi, giá 30k/cái
- Cavat hộp là cavat hộp kèm cả cài áo và đính cúc, thích hợp khi mặc vest,
giá: 80k/hộp
Tùy theo chất lượng, mẫu mã mà lụa Hà Đông được bán với nhiều mức giákhác nhau: Loại lụa sa tanh 100% tơ tằm, độ phân sợi dày 80 sợi/cm, dày vàbóng, giá dao động từ 250.000 – 280.000 đồng/m, loại mỏng hơn một
chút nhưng vẫn là 100% tơ tằm, lụa được bán với mức giá khoảng 170.000 –
Trang 39200.000 đồng/m Loại lụa pha 50 – 70% sợi cotton, tổng hợp, độ phân sợi là
40 sợi/cm có giá từ 80.000 – 100.000 đồng
1.4 Thị trường các yếu tố đầu vào và Thị trường tiêu thụ sản
phẩm
a Nguyên liệu
Nguyên liệu đầu vào gồm:
-Tơ tằm-mua trong nước, nhập từ nơi khác, chủ yếu: Bảo Lộc, Lâm Đông,Vĩnh Phúc; Nam Hà; giá hiện này: 1tr/1kg tơ tằm
-Tơ bóng nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu Liên Xô, Trung Quốc; giá hiệnnay là 150k/1kg tơ bóng
Hiện nay, nước ta vẫn có nhiều vùng trồng dâu nuôi tằm như ở Hà Nội, TháiBình, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Ninh Bình, tuy nhiên nguồn cung cho ngành lụaluôn không ổn định, chất lượng sản phẩm không đồng đều, có thời điểm giống
kén không đảm bảo, cho ra tơ chất lượng xấu, sản lượng kém Giá nguyên liệu
những năm gần đây nhiều biến động càng gây sức ép lớn với sản phẩm lụaVạn Phúc
b Thị trường đầu ra
Trong thời kì kinh doanh khá khó khăn, nhiều người thích hàng rẻ nên chọnmua lụa Trung Quốc thay vì lụa Vạn Phúc Số lượng khách đặt hàng chấtlượng cao nhỏ cộng thêm với số lượng hang đặt ít, yêu cầu sản phẩm cao: hoa
văn cầu kỳ, thường là loại tơ 3, tơ 4, hàm lượng lao động thủ công nhiều, một
ngày chỉ có thể dệt khoảng 2 – 3m, trong khi đó cùng thời gian lụa thôngthường có thể dệt được 8 – 9m Mỗi mét lụa phải tốn đến 1,5 lạng tơ mà giá tơ
tốt lại cao và biến động, khi ra thành phẩm rất đắt nên nhiều khi nhận xongvừa làm vừa lo lỗ vốn
Có 2 kênh phân phối sản phẩm lụa Vạn Phúc:
+ Bán lẻ
Chính là các gian hàng ngay tại làng lụa Vạn Phúc Hoạt động kinh doanh tạiLàng, không những là kênh phân phối trực tiếp sản phẩm, mà còn có mở rộng
Trang 40và phát triển kinh tế du lịch Bên cạnh nhu cầu mua sắm Lụa của người dânnội địa, người ngoại quốc cũng có nhu cầu tương đương về sản phẩm vớinhững mục đích sử dụng.
2 Sự hình thành và phát triển những giá trị văn hóa tiêu biểu của làng nghề
Mỗi làng nghề truyền thống đều mang những giá trị văn hóa đặc sắcriêng Giá trị văn hóa đó là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, nó gắnliền với đời sống của người dân làng bao gồm: các công trình kiến trúc, các di
tích lịch sử, lễ hội truyền thống, các sản phẩm đặc sắc của làng nghề, và sựlưu truyền dạy nghề của các nghệ nhân Theo thời gian các giá trị văn hóa của
làng Vạn Phúc ngày càng được hình thành đầy đủ đa dạng
hơn
Giai đoạn thứ nhất, từ xa xưa khi bắt đầu hình thành làng nghề
Giá trị văn hóa phi vật thể được thể hiện thông qua sản phẩm phongphú, đa dạng như gấm, lụa, the, sa, xuyến, băng quế, lĩnh, đoạn, đũi, sa tanh,
vải…, đặc biệt là lụa vân, loại lụa mỏng có hoa văn nổi và chìm Các sảnphẩm đều là những sản phẩm thủ công đặc biệt, gắn liền với trí thông minh,bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của các nghệ nhân giỏi Và giá trị vănhóa được thể hiện trong các sản phẩm của làng nghề đó chính là tinh thần dân
tộc, tinh hoa của lịch sử và truyền thống quý báu của dân tộc qua bàn tay khéo
léo của các nghệ nhân tạo ra sản phẩm đó