I. Lịch sử hình thành làng lụa truyền thống Hà Đông 1. Lịch sử hình thành
Làng Vạn Phúc vốn có tên là Vạn Bảo, nhƣng sau đổi thành Vạn Phúc, là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Có khá nhiều tương truyền về lịch sử ra đời của làng lụa Vạn Phúc. Thuyết được nhiều người tương truyền nhất, nói rằng bà tổ làng Lụa Vạn Phúc vốn người Hàng Châu (Trung Quốc) theo chồng chinh chiến Bắc Nam, rồi neo lại làng này, làm nghề dệt, lâu ngày nghề dệt thành nghề truyền thống của làng Vạn Phúc.
Thêm một thuyết khác nói rằng, cách đây khoảng 1200 năm, bà A Lã Thị Nương, một người con gái ở Cao Bằng nổi tiếng đảm đang và có tay nghề dệt lụa khéo léo về làm dâu làng Vạn Phúc.
Một số thuyết khác, có nói rằng truyền thuyết nghề dệt lụa ở Vạn Phúc cú từ hơn ngàn năm trước, do một vị tổ sư tờn Ló Thị Nga, dũng dừi Hựng Vương, truyền dạy. Bà là người địa phương thuộc tỉnh Tuyên Quang. Vào năm 865, bà cùng chồng là tiết độ sứ đi lấy kinh, thấy đại danh Vạn Bảo là đất lành bà xin ở lại lập ấp và hướng dẫn người dân cấy cày, xe tơ dệt lụa. Để ghi nhớ công ơn, dân làng tôn bà làm Thành Hoàng làng, tổ sƣ nghề dệt, thờ tại đình Vạn Phúc, lấy ngày mùng 10 tháng Tám âm lịch, ngày sinh của bà và 25 tháng Chạp âm lịch, ngày mất của bà, làm ngày tế lễ và giỗ tổ hàng năm. Từ khi cú go vừng 9 thế kỷ 16) nghề dệt vạn Phỳc đƣợc cải tiến, phỏt triển mạnh mẽ và cho ra đời nhiều mặt hàng độc đáo, cao cấp nhƣ gấm, lụa, the, lĩnh với nhiều hoa văn sinh động tinh tế.
Làng Vạn Phúc từ đó trải qua thăng trầm lịch sử, làng vẫn còn tồn tại và phát triển đến ngày nay. Đối với người dân Vạn Phúc, nghề dệt và những sản phẩm làm từ Lụa là một niềm tự hào của người dân trong vùng, nó là kết tinh của nền văn hóa, là xương máu, là tâm hồn, là lối sống và truyền thống của người dân.
2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tê, xã hội phát triển đến sự phát triển của làng lụa truyền thống Hà Đông
2.1 Vị trí địa lý và ranh giới
Làng vạn Phúc nằm ở phía Tây bắc thị xã Hà Đông (nay là phường Vạn Phúc), cách trung tâm thị xã Hà Đông 1km và cách trung tâm Hà Nội 10km, là một dải đất hình thoi:
x Phía Tây giáp với xã Văn Khê.
x Phía Đông giáp với sông Nhuệ và xã Văn Yên.
x Phía nam giáp với hai phường Quang Trung và Yết Kiêu.
x Phía Bắc giáp với làng Ngọc Trụ và Đại Mỗ huyện Từ Liêm-Hà Nội.
Xã Vạn Phúc nằm trên trục đường 430 nối thị xã Hà Đông với tuyến đường Láng Hòa Lạc (đoạn đầu quốc lộ Bắc Nam 1B) và đường 32.
Với những thuận lợi về địa lý và giao thông đó, Vạn Phúc sẽ có điều kiện phát triển kinh tế thực mạnh mẽ trong thời gian tới.
Xã Vạn Phúc có mối liên hệ với con song Nhuệ cho nên có thuận lợi về giao thông đường thủy.
Đặc biệt nơi đây gần đường 430 là con đường lớn thông với đường Nguyễn Trãi đi qua trung tâm thành phố Hà Nội cho nên rất thuận tiện cho giao thông buôn bán và các hoạt động dịch vụ khác.
2.2 Địa hình
Địa hình xã Vạn Phúc đồng nhất đƣợc ngăn cách bởi con song Nhuệ và tuyến đường 430.
Có độ cao đồng đều và tường đối bằng phẳng có độ cao từ 5,0 đến 6,0 m, là khu vực đất trũng thấp hơn các vùng xung quanh từ 1 đến 1,5m, có hướng dốc dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam với độ dốc từ 0,2 đến 0,3%. Đặc điểm này thuận tiện cho việc phát triển các công trình nhà ở và công trình xây dựng khác.
2.3 Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23,6oC, độ ẩm trung bình cao 82%-88%, lƣợng mƣa trung bình năm là 1707mm.
Những nơi cạnh sông Nhuệ do ảnh hưởng của hơi nước cho nên có độ ẩm cao hơn các nơi khác vì vậy mà việc bảo quản vải đòi hỏi cẩn trọng hơn, không cẩn thận vải rất dễ bị ẩm mốc khiến chất lƣợng vải kém đi.
2.4 Cảnh quan thiên nhiên
Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi: nằm cạnh sông Nhuệ và đặc biệt vẫn còn giữ đƣợc nhiều công trình cổ kính có giá trị văn hóa và lịch sử cao nhƣ đình, chùa, cổng làng. Điều này tạo điều kiện cho Vạn Phúc phát triển giá trị văn hóa, thu hút khách du lịch đến với làng, từ đó tạo giá trị về thương mại dịch vụ.
2.5 Đặc điểm sử dụng đất
Đường 430 đi qua trung tâm xã và chia xã thành 2 phần:
Phần phía đông nam chủ yếu là làng vạn Phúc cũ và một phần là ruộng canh tác ở phía Bắc làng.
Phần phía Tây bắc là khu vực ruộng canh tác của xã, khu vực này có một số công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn, và ba khu nghĩa trang: nghĩa trang thị xã Hà Đông, nghĩa trang Vạn Phúc và nghĩa trang liệt sĩ xã. Vạn Phúc xƣa bao gồm năm xóm nhỏ: xóm Ngoài, xóm Trong, xóm Giữa, xóm Lẻ, xóm Quán. Ngày nay đổi thành Đoàn Kết, Quyết Tiến, Bạch Đằng, Hồng Phong, Hạnh Phúc, Chiến Thắng và Độc Lập.
Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 143,9744 ha, trong đó:
x Đất Nông nghiệp: 62,1259 ha (chiếm 43,1%) x Đất chuyên dùng: 46,3029 ha (chiếm 32,2%) x Đất ở: 30,8835 ha (chiếm 21,5%)
x Đất chƣa sử dụng: 4,662 ha (chiếm 3,2%) 2.6 Không gian cảnh quan
Một trong nhứng đặc trƣng tạo ra sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn, giữa làng này với làng khác, đó chính là những yếu tố khác nhau tạo nên không gian cảnh quan tạo nên từng làng. Vạn Phúc là một làng nghề truyền thống vùng Bắc Bộ đã hình thành và phát triển từ lâu đời. Hệ thống cảnh quan làng bao gồm các yếu tố đặc trưng như: cổng làng, hệ thống đường làng, đình, chùa, đền, miếu, quán lá, cây đa, giếng nước, ao chuôm, cánh đồng làng và không gian ở.
Tuy nhiên với tác động của xu hướng đô thị hóa, làng Vạn Phúc đang chuyển đổi cơ cấu, chức năng và không gian cảnh quan mạnh mẽ với những mặt tích cực lẫn tiêu cực. Hệ quả của sự chuyển đổi cấu trúc một cách tự phát do nền kinh tế thị trường và tốc độ đô thị hóa ồ ạt, thiếu kiểm soát về không gian cư trú, mật độ xây dựng, ngành nghề, lối sống, chất lượng môi trường sống. Nét đẹp của cảnh quan làng Vạn Phúc và mội trường sống bị xâm hại nặng nề không chỉ do các yếu tố áp lực bên ngoài mà do chính các yếu tố bên trong gây ra, bản thân Vạn Phúc đang chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố do chính mình tự điều chỉnh:
Những năm gần đây, diện tích mặt nước bị thu hẹp rất nhanh bởi một số ao, hồ, sông ngòi bị lấp và lấn chiếm dẫn đến tình trạng lụt úng vào mùa mưa làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan và ô nhiễm môi trường.
Không gian cảnh quan trở nên chật hẹp bởi mật độ xây dựng rất cao mang tính tự phát tạo ra sự lộn xộn trong không gian cảnh quan. Hiện tƣợng lấn chiếm, lấp đầy không gian xanh và không gian trống diễn ra phổ biến.
Cảnh quan xung quanh lấn át nên giữa các công trình mất dần sự cách ly cần thiết, mất dần đi chất ảo và sự thoáng đãng của không gian mặt nước, mất đi những không gian lớn, thiếu điểm nhìn.
2.7 Kinh tế
Hiện nay sản xuất nông nghiệp chỉ đóng góp tỷ trọng nhỏ (3%) cho kinh tế Vạn Phúc và đang có xu thế giảm dần vì thu hẹp đất canh tác.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp rất cao (97%), nghề dệt lụa thủ công và dịch vụ hiện nay đang rất phát triển, tạo ra nguồn thi nhập chính cho cƣ dân trong xã.
Hoạt động thương mại rất phát triển do kể từ khi chuyển sang dệt bằng máy, số lao động chân tay giảm, thay vào đó họ chuyển sang hoạt động dịch vụ vì mỗi năm ở đây thu hút khoảng 10.000 lượt khách nước ngoài và khoảng 20.000 lượt khách trong nước tới đây tham quan và mua hàng.
Làng Vạn Phúc nằm trong tour du lịch của công ty du lịch Hà Tây (nay là Hà Nội) và công ty du lịch Hà Nội.
Thu nhập bình quân trong xã vào khoảng 2 triệu đồng/người/tháng, khá cao so với mức thu nhập bình quân cả nước.
3. Những điều kiện và tiềm năng để thúc đẩy sự phát triển của làng nghề truyền thống
Làng lụa Vạn Phúc là một trong 6 khu vực trọng điểm về phát triển du lịch của Hà Nội, việc bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông có vai trò quan trọng.
Thứ nhất, Lụa vẫn được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng, địa phương
Lụa Hà Đông đƣợc vua chúa triều Nguyễn chọn làm sắc phục. Lụa hà Đông khi xƣa đã từng đƣợc triển lãm tại Mareilles (1931), Paris (1938), Jakarta (1931-1941). Hiện tại , có rất nhiều người dành tình cảm đặc biệt đến lụa Hà Đông. Nhiều du khách nước ngoài có thể họ chỉ nghe bạn bè giới thiệu, chỉ đƣợc đọc qua sách vở báo chí, nhƣng họ vẫn muốn đƣợc tận mắt
nhìn thấy một tấm lụa Hà Đông. Khi họ đến Việt Nam, họ đều phải đến mua tấm lụa Hà Đông về làm quà.
Thứ hai, Tiềm năng du lịch lớn
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã có cả nghìn năm. Trong quá khứ, trong sách báo và trong những câu ca dao, tên lụa Vạn Phúc có một sức hút đặc biệt. Làng nằm bên bờ sông Nhuệ, vẫn giữ đƣợc ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều người dân vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình. Nhiều địa điểm mới cũng được tôn tạo lại để chào đón kỉ niệm 1000 năm Thăng Long (năm 2010).
Lụa Vạn Phúc có nền văn hóa lâu đời, con người nơi đây thật thà hiền lành, dễ mến. Các nếp sống và văn hóa vẫn còn lưu lại hình ảnh cổ xưa.
Do nằm cách trung tâm Hà Nội không xa, lại nằm trên trục đường chính cạnh quốc lộ 6A, và nằm trên đường đi một số địa điểm du lịch nổi tiếng khác của Hà Nội như Chùa Thầy, Chùa Hương, Đường Lâm nên làng lụa Vạn Phúc rất thuận lợi khi tạo các tour du lịch dài ngày cũng nhƣ ngắn ngày.
Làng có chùa Tiên Linh, tên Nôm là chùa Trắng hay chùa Bụt Mọc.
Trong làng Vạn Phúc cũng có một miếu thành làng, thờ bà Lã Thị Nương, tổ sƣ của nghề dệt lụa.
II.
1.
Quá trình phát triển của làng nghề từ năm 2000 đến nay Thực trạng hoạt động kinh doanh tại làng nghề
a. Thực trạng sản xuất
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ nhiệm hợp tác xã Dệt lụa Vạn Phúc cho biết Vạn Phúc vào năm 2008 có 750 hộ sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ nghề dệt xuống còn 700 hộ vào năm 2012 với khoảng 400 máy dệt đang hoạt động.
Hiện có 1 số hộ sản xuất chính nhƣ: Ông/bà Liên Hiếu với 16 máy dệt và 1.1 Cơ sở sản xuất
mắc, gia đình Ông Mão trên 10 máy dệt, hợp tác xã Anh Hiển gần 20 máy, và hộ Anh Chiến Thượng khoảng 10 máy dệt. Do cũng bị ảnh hưởng chung xu thế toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế thế giới, số hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm lụa giảm khoảng 50 hộ so với thời điểm trước 2008, và số máy dệt giảm một cách đáng kể, giảm 600 máy từ 1000 máy vào thời điểm trước đó.
b. Thực trạng về máy dệt
Phần lớn máy dệt của làng đều là máy cũ với tuổi đời khoảng từ mười đến ba mươi tuổi hoặc hơn. Giá một máy dệt lúc mới mua tầm hai mươi đến ba mươi triệu một chiếc.
Máy dệt ngày nay không còn là máy thủ công toàn phần đều là những máy bán thủ công, giúp người dệt có thể tăng năng suất lao động, và giảm công sức người dệt. . Năng suất lao động tương đối là 10m/máy/ngày/người (đối với tơ tằm), và 1 người có thể đứng 2-3 máy 1 lúc.
1.2 Lực lƣợng lao động
Năm 2012, lực lƣợng lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh làng nghề trên 1200 lao động, chỉ chiếm khoảng 10% dân số trong vùng là 12.500
người. Ngoài ra, nhiều người vùng ngoài được thuê về để trực tiếp bán hàng ở những gian hàng trong vùng. Độ tuổi lao động phổ biến từ 18 tuổi đến hơn 60 tuổi đối với tất cả các công đoạn liên quan tới nghề. Tuy nhiên theo một thực tế khách quan, do thu nhập bình quân khá thấp, chỉ khoảng 2 triệu/người lao động đối với những người trực tiếp dệt, nên, đa phần những người dân trong vùng nếu có khả năng thì đều đã chuyển sang ngành nghề khác hoặc đi thoát ly.
Với lực lƣợng sản xuất nhƣ vậy, hàng năm Vạn Phúc dệt đƣợc khoảng 2 triệu mét vải phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách và xuất bán đi các địa phương khác.
1.3 Sản phẩm
a. Đặc trƣng sản phẩm
Mặt hàng dệt tơ lụa Vạn Phúc có nhiều loại: Lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Khổ vải thường là 90–97 cm.[3] Theo ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc là lụa vân - loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mƣợt.
Lụa Vạn Phúc thuần chất thường chỉ trắng ngà chứ ít khi có màu trắng tinh, do dệt từ tơ tằm. Lụa trắng tinh thường do chất liệu pha.
Lụa Vạn Phúc nổi tiếng trước hết là lụa Vân. Vân nghĩa là mây, nhìn trên lụa như thấy có mây. Đây là một kỹ thuật tinh tế mà trước kia chỉ làng Vạn Phúc mới dệt đƣợc. Lụa Vạn Phúc hiện nay có đủ hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng nhƣ mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý, các loại hoa: Hoa triện, hoa hồng, có hoa tròn, hoa vuông, hoa mây, hoa song.
Cao cấp nhất trong lụa Vạn Phúc có lẽ là sa tanh, chất lấp lánh nhƣ thuỷ tinh.
Sa tanh có hoa hướng dương, hoa triện viền quanh mặt lụa, càng trở thành quý phẩm.
Áo lụa Vạn Phúc Hà Đông khoác lên người thấy mềm mại và nhẹ nhàng, có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, để may áo dài càng quyến rũ.
Tuy các sản phẩm làm từ lụa có giá trị thẩm mỹ cao, nhƣng theo một nhà may tại Hà Nội thì chúng khá “kén” người dùng và phải biết cách dùng.
Một số chủ cửa hàng bán lụa chính gốc Vạn Phúc cho biết, lụa và đũi thậm chí có thể giặt bằng xà phòng và giặt máy mà không sợ bị hỏng, vải không nhăn và không có hiện tƣợng bị phai màu.
b. Một số sản phẩm chính Lụa tấm khăn
- Lụa 70% có 70% chất liệu lụa với chiều rộng 95cm có giá là 100k/mét dài, rất thích hợp cho may áo dài và áo.
- Lụa trơn 100% lụa có hiều rộng là 95cm với giá 150k/mét dài, thích hợp may áo
dài, quần áo.
-Lụa kẻ 100% lụa có chiều rộng là 95cm với giá: 180k/mét dài, cũng thích hợp may áo
dài, quần áo.
-Lụa hoa văn đẹp 100% lụa với chiều rộng: 95cm, giá: 200k/mét dài, thích hợp may áo dài, quần áo.
Khăn
- Khăn thổ cẩm loang là hàng pashina 70%lụa, với kiểu dáng đẹp, ấm, giá:
95k/khăn, với nhiều màu sắc trẻ trung. Điểm đặc biệt của khăn là màu đậm ở 2 bên, nhạt dần ở giữa.
- Khăn thổ cẩm là hàng pashina 70%lụa, với kiểu dáng đẹp, ấm, giá:
85k/khăn.
Cravat
- Cavat Ý, kiểu kẻ sọc, thích hợp đi ăn hỏi, giá: 25k/cái có nhiều màu sắc.
- Cavat Điểm là cavat dạng các điểm, giá: 35k/cái, thích hợp người trung tuổi.
- Cavat Lụa là chất liệu lụa, thích hợp người trung tuổi, giá 30k/cái
- Cavat hộp là cavat hộp kèm cả cài áo và đính cúc, thích hợp khi mặc vest, giá: 80k/hộp
Tùy theo chất lƣợng, mẫu mã mà lụa Hà Đông đƣợc bán với nhiều mức giá khác nhau: Loại lụa sa tanh 100% tơ tằm, độ phân sợi dày 80 sợi/cm, dày và bóng, giá dao động từ 250.000 – 280.000 đồng/m, loại mỏng hơn một
chút nhƣng vẫn là 100% tơ tằm, lụa đƣợc bán với mức giá khoảng 170.000 –
200.000 đồng/m. Loại lụa pha 50 – 70% sợi cotton, tổng hợp, độ phân sợi là 40 sợi/cm có giá từ 80.000 – 100.000 đồng.
1.4 Thị trường các yếu tố đầu vào và Thị trường tiêu thụ sản phẩm a. Nguyên liệu
Nguyên liệu đầu vào gồm:
-Tơ tằm-mua trong nước, nhập từ nơi khác, chủ yếu: Bảo Lộc, Lâm Đông, Vĩnh Phúc; Nam Hà; giá hiện này: 1tr/1kg tơ tằm.
-Tơ bóng nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu Liên Xô, Trung Quốc; giá hiện nay là 150k/1kg tơ bóng.
Hiện nay, nước ta vẫn có nhiều vùng trồng dâu nuôi tằm như ở Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Ninh Bình, tuy nhiên nguồn cung cho ngành lụa luôn không ổn định, chất lƣợng sản phẩm không đồng đều, có thời điểm giống kén không đảm bảo, cho ra tơ chất lƣợng xấu, sản lƣợng kém. Giá nguyên liệu những năm gần đây nhiều biến động càng gây sức ép lớn với sản phẩm lụa Vạn Phúc.
b. Thị trường đầu ra
Trong thời kì kinh doanh khá khó khăn, nhiều người thích hàng rẻ nên chọn mua lụa Trung Quốc thay vì lụa Vạn Phúc. Số lƣợng khách đặt hàng chất lƣợng cao nhỏ cộng thêm với số lƣợng hang đặt ít, yêu cầu sản phẩm cao: hoa văn cầu kỳ, thường là loại tơ 3, tơ 4, hàm lượng lao động thủ công nhiều, một ngày chỉ có thể dệt khoảng 2 – 3m, trong khi đó cùng thời gian lụa thông thường có thể dệt được 8 – 9m. Mỗi mét lụa phải tốn đến 1,5 lạng tơ mà giá tơ tốt lại cao và biến động, khi ra thành phẩm rất đắt nên nhiều khi nhận xong vừa làm vừa lo lỗ vốn.
Có 2 kênh phân phối sản phẩm lụa Vạn Phúc:
+ Bán lẻ
Chính là các gian hàng ngay tại làng lụa Vạn Phúc. Hoạt động kinh doanh tại Làng, không những là kênh phân phối trực tiếp sản phẩm, mà còn có mở rộng