GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG LỤA TRUYỀN THỐNG HÀ ĐÔNG

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống hà đông (Trang 58 - 97)

I. Định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn hiện nay (đến năm 2020)

Theo Quyết Định số 2636/QĐ-BNN-CB ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề, chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm

x Bảo tồn và phát triển làng nghề trên cơ sở phát triển hài hòa giữa sản xuất hàng hóa với bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn.

x Bảo tồn và phát triển làng nghề phải kết hợp phát triển hài hòa các cơ sở ngành nghề quy mô vừa và nhỏ, đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề, chú trọng phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn ở làng nghề

x Bảo tồn và phát triển làng nghề trên cơ sở phát huy sự tham gia của cộng đồng gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, từng bước hình thành các thị trấn, thị tứ và phát triển nông thôn mới.

x Bảo tồn và phát triển làng nghề phải gắn liền với thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phù hợp phát triển kinh tế xã hội và phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi địa phương, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giảm dần khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn.

2. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung

Mục tiêu của Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề là phát triển làng nghề, ngành nghề, dịch vụ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

b. Mục tiêu cụ thể Phấn đấu đến năm 2015 đạt

x Thu nhập tăng từ các hoạt động phi nông nghiệp từ 2-4 lần so với sản xuất thuần nông;

x Tỷ lệ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm tăng 15-17%, đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD;

x Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất thủ công mỹ nghệ, kim khí;

x Bảo tồn 30-40 làng nghề truyền thống theo hướng vào bảo tồn các làng nghề truyền thống, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc

x Phát triển 50-70 làng nghề mới và làng nghề gắn với du lịch; chú trọng phát triển nghề truyền thống, làng nghề mới ở những nới bị thu hồi đất nông nghiệp, khu vực người dân tộc thiểu số

Phấn đấu đến năm 2020 đạt

x Tỷ lệ lao động nông thôn đƣợc đào tạo nghề: 80%

x Tỷ lệ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm tăng 17-20%, dạt kim ngạch 2-2,5 tỷ USD;

x Không còn hộ nghèo tại các làng nghề;

x Cơ bản giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề;

x Bảo tồn 455 làng nghề truyền thống;

x Phát triển 300 làng nghề phát triển mới và làng nghề du lịch 3. Định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

a. Khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống từ lâu đời đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền

Đối với những làng nghề đang trong quá trình suy vong và có khả năng mất đi, xác định bảo tồn là chính, coi đó là tài sản văn hóa quốc gia; tiến hành điều tra, xác định và xây dựng dự án để duy trì một vài hộ hoặc nhóm nghề, nghệ nhân hoạt động “trình diễn” nghề nhằm phục vụ yêu cầu du lịch, văn hóa.

Đối với những làng nghề có khó khăn, phát triển theo hướng sản xuất sản phẩm đơn chiếc (đặc trƣng), có giá trị kinh tế và hàm lƣợng văn hóa cao làm hàng dân dụng phổ thông, hàng phục vụ du lịch.

Tăng cường công tác thu nhập, bảo tồn và lưu trữ tư liệu về giá trị truyền thống của làng nghề, hỗ trợ xây dựng các phòng và nhà trƣng bày, bảo tàng nghề, làng nghề thủ công mỹ nghệ, khu trình diễn nghề truyền thống; xấy dựng các trung tâm đào tạo nghề, trung tâm xúc tiến thương mại sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ.

Chuyển đổi một số ngành nghề, làng nghề khó khăn về thị trường thông qua sự hỗ trợ về vốn đầu tƣ, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho các làng nghề đƣợc phục hồi và phát triển.

Những làng nghề phát triển mạnh, có sự lan tỏa sang các khu vực lân cận Khôi phục sản xuất tại những làng nghề sắp và đang bị mai một nhƣng trên thị trường có nhu cầu; chú trọng một số nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có từ lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Phát triển mạnh các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, chú trọng phát triển sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn và giá trị kinh tế cao;

khuyến khích sự lan tỏa, cấy nghề truyền thống ra vùng xung quanh và đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản phẩm mới.

Quan tâm phát triển các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chú trọng sản xuất các mặc hàng có chất lƣợng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

Sử dụng công nghệ truyền thống kết hợp áp dụng cơ khí hóa một số công đoạn sản xuất thủ công mà không ảnh hưởng đến giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ và giá trị truyền thống của sản phẩm.

Những làng nghề phát triển cầm chừng, không ổn định

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ tay nghề cao và các cơ dở sản xuất làm một số loại sản phẩm cao cấp, đáp ứng thị hiếu khách hàng.

Chú trọng bảo tồn một số công nghệ cổ truyền tinh xảo, độc đáo và có hướng đổi mới, phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại, phù hợp với sản xuất tại các làng nghề.

Bảo tồn và phát triển nghề truyền thủ công truyền thống của các dân tộc Nghiên cứu, ban hành hệ thống chính sách đồng bộ về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc.

Tiến hành điều tra, khảo sát các nghề thủ công truyền thống và xây dựng, thực hiện Dự án bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc.

Hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ, cải tiến mẫu mã, kiểm tra chất lượng sản phẩm; tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước thông qua các hội trợ, triển lãm giới thiệu sản phấm, cung cấp thông tin thị trường.

Xây dựng các làng thủ công mỹ nghệ truyền thống nhằm lưu trữ, trưng bày, trình diễn, nghiên cứu các nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc.

b. Phát triển làng nghề gắn liền với du lịch

Đề án Tổng thể bảo vệ môi trường (BVMT) làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2013 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 15 tháng 4 năm 2013 . Đề án lựa chọn, xây dựng và áp dụng thử nghiệm 6 mô hình làng nghề truyền thống gắn với du lịch thực hiện tốt các quy định về BVMT để định hướng cho việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên quy mô toàn quốc. Trong đó đề án chọn hai mô hình làng nghề thủ công mỹ nghệ, hai mô hình làng nghề dệt nhuộm, ƣơm tơ và hai mô hình làng nghề sản xuất

đồ gốm sứ để đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi phổ biến, nhân rộng ra các địa phương có các loại hình làng nghề tương tự.

Bên cạnh đó, đề án này tiến hành cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng BVMT làng nghề như hệ thống tiêu thoát nước; các điểm thu gom, xử lý chất thải rắn, lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch

x Thực hiện quy hoạch và xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với làng nghề trong cả nước và ở từng địa phương; đánh giá tình hình khai thác, tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện trạng quy hoạch, kiến trúc và hạ tầng cơ sở.

x Xây dựng kế hoạch đầu tƣ, nâng cấp và phát triển làng nghề gắn với các tuyến, điểm du lịch.

x Hỗ trợ các làng nghề khôi phục, phát triển các nghề truyền thống, hoạt động văn hóa dân gian, xây dựng môi trường du lịch văn hóa, cải thiện cơ sở hạ tầng kết hợp bảo vệ môi trường du lịch sinh thái.

Phát triển làng nghề gắn với các tuyến du lịch

x Tập trung quảng bá về các làng nghề, sản phẩm làng nghề, cơ sở, hộ sản xuất và các nghệ nhân của làng nghề nằm trong các tuyến du lịch.

x Tổ chức các tuyến du lịch làng nghề kết hợp với các tuyến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch vè cội nguồn, du lịch nông nghiệp và các tuyến du lịch khác.

x Xây dựng mới và nâng cấp các tuyến du lịch làng nghề đã có.

Phát triển làng nghề gắn với các điểm du lịch

x Ưu tiên phát triển hạ tầng, bảo vệ môi trường, xúc tiến thương mại, chính sách đối với nghệ nhân, vay vốn ƣu đãi, chính sách khuyến khích nghiên cứu, sáng tạo mẫu sản phẩm tại các làng nghề gắn với các tuyến, điểm du lịch trên cả nước, thông qua tuyến du lịch để quảng bá các làng nghề, sản phẩm làng nghề, hộ sản xuất và các nghệ nhân của làng nghề. Hướng tới mục tiêu tăng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp từ 2-4 lần so với sản xuất thuần nông; kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 1,5 tỷ USD (đến năm 2015)

x Hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân trong làng thực hiện quy định về vệ sinh môi trường; xây dựng công trình thu gom và xử lý chất thải; ứng dụng công nghệ mới ít gây ô nhiễm môi trường.

x Phát triển các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại làng nghề; tổ chức các khu vực tập trung các cửa hàng bán sản phẩm của làng nghề.

x Xây dựng các xưởng, khu sản xuất đủ điều kiện làm điểm du lịch để tổ chức tham quan cho du khách trong và ngoài nước.

x Đầu tƣ phát triển các điểm làng nghề gắn với du lịch.

c. Phát triển làng nghề mới, phấn đấu thực hiện mỗi làng một nghề Đối với những làng đã có nghề

x Khôi phục, bảo tồn, lưu trữ nét văn hóa truyền thống trong sản phẩm, bí quyết nghề, đồng thời thiết kế những sản phẩm mới phù hợp với thị trường, nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

x Xây dựng kế hoạch, dự án để thúc đẩy phát triển nhân rộng ra nhiều hộ trong làng; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để cải tiến mẫu mã, cung cấp vốn và thoogn tin thị trường; đào tạo nâng cao năng lực quản lý kinh doanh của các chủ sở cơ sở sản xuất.

Đối với các làng nghề chưa có nghề phi nông nghiệp

x Thúc đẩy phát triển ngành nghề phi nông nghiệp với hình thức du nhạp phát triển thông qua việc học tập, phổ biến, lan tỏa từ các làng nghề truyền thống, làng nghề đã có sản phẩm trên thị trường.

x Xây dựng cấc dự án khôi phục nghề cũ (nếu có), chú trọng phát tiển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nông thôn.

x Những làng nghề mới cần hướng tập trung vào phát triển các ngành nghề chế biến nông lâm thủy sản, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và sản xuất sản phẩm sơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp; ƣu tiên chế biến các sản phẩm sạch.

x Phát triển, kết hợp các loại hình kinh tế và tổ chức sản xuất, kinh doanh x Phát triển mối liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu với gia công bán

thành phẩm ở các làng nghề

x Khuyến khích mở rộng quy mô, tập trung vốn, tạo mặt bằng sản xuất thuận lợi trong các khu/cụm công nghiệp ngành nghề tại địa phương x Thu hút liên doanh, liên kết, góp vốn, xúc tiến hình thành các công ty, xí

nghiệp hoặc cá nhân tổ chức kinh tế cổ phần.

Định hướng phát triển một số làng nghề mới

x Phát triển làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

x Phát triển làng nghề bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản, gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh

x Phát triển nghề cơ khí nhỏ ở nông thôn x Phát triển dịch vụ ở nông thôn

II. Kinh nghiệm về vấn đề bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống của Nhật Bản, Thái Lan và một số quốc gia khác

Trên thế giới, nhiều nước như Nhật bản, Thái Lan, trung Quốc đã xây dựng các phong trào thi đua phát triển nghề thủ công truyền thống khác thành công. Nhật bản và Thái lan đã có phong trào “mỗi làng một sản phẩm”, đem

lại nhiều lợi thế cho người sản xuất và ên kinh tế cả nước trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới.

1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Trong bối cảnh các ngành nghề thủ công Nhật Bản đã bị suy thoái, Nghị viện Nhật Bản năm 1974 đã ban hành Luật Phát triển nghề thủ công truyền thống. Chính phủ Nhật bản đã hỗ trợ phong trào “mỗi làng một sản phẩm” tại quận Otiba vào năm 1979 với mục đích khôi phục lại các ngành nghề thủ công truyền thống. Có hai khẩu hiệu nổi tiếng là: “Nghĩ về tổng thể, hành động ở địa phương” và “Độc lập và sáng tạo”.

Trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện nhiều mô hình phát triển khu vực nghề thủ công truyền thống điển hình ở vùng nông thôn Nhật Bản, phong trào “mỗi làng một sản phẩm” ở tỉnh Otiba của Nhật Bản đã đƣợc thu hút đƣợc sự quan tâm, học hỏi và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới nhƣ Thái Lan, Trung Quốc, Cam-pu-chia, Indonesia. Theo ông Tadashi Ando, Giám đốc điều hành của “Ủy ban xúc tiến phát triển quốc tế của phong trào mỗi làng một sản phẩm” tỉnh Otiba, phong trào phát triển dựa trên 3 nguyên tắc căn bản, đó là: thứ nhất: hành động địa phương nhưng suy nghĩ toàn cầu;

thứ hai: tự tin và sáng tạo và cuối cùng là phát triển nguồn nhân lực. Mỗi địa phương, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình lực chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của địa phương để phát triển.

Vấn đề quan trọng then chốt, luôn đƣợc quan tâm nhất dù ở Nhật Bản hay Việt Nam, là việc tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm, trong đó yếu tố chất lƣợng chính là yếu tố thành công của việc tiếp thị các sản phẩm của phong trào. Yếu tố này không chỉ thể hiện ở bản thân chất lƣợng của hàng hóa đƣợc kết tinh ở công nghệ chế biến và bảo quản đã đƣợc giám định kỹ lƣỡng bởi các cơ quan chức năng cũng nhƣ bởi ý thức sản xuất hàng hóa chất lƣợng cao trong hành vi của người Nhật Bản mà còn thể hiện ở nghệ thuật bao bì,

đóng gói, luôn bắt mắt và thuận tiện cho việc vận chuyển, sử dụng của người tiêu dùng.

Phương thức bán hàng ấn tượng – Ban lãnh đạo các hợp tác xã Oyama thay mặt các thành viên của mình để tìm kiếm thị trường, tổ chức giao hàng đến các điểm tiêu thụ. Các sản phẩm của phong trào đƣợc trƣng bày riêng một khu vực trong các khu mua sắm, các chuỗi siêu thị lớn của Nhật Bản và bán với hình thức các hợp tác xã đƣa hàng đến giao cho siêu thị hàng ngày.

Bên cạnh việc tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của từng người Nhật Bản, song hành với việc phát triển mỗi làng một nghề là việc phát triển các trung tâm nghiên cứu và đào tạo trên địa bàn các khu vực. Trung tâm nghiên cứu và đào tạo hàng tre thủ công của tỉnh Otiba có hai nhiệm vụ chính:

thứ nhất là nghiên cứu các công nghệ sản xuất, bảo quản nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm lƣợng chất xám cao nhƣ vải tre, than tre, các loại tre vuông, tre màu tự nhiên; thứ hai, Trung tâm sẽ tiến hành đào tạo đội gnux nghệ nhân và người thợ thủ công của Nhật Bản áp dụng các công nghệ đã được nghiên cứu vào sản xuất thực tế.

Điểm khác biệt so với nhiều mô hình đào tạo ở các quốc gia khác, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo hàng tre thủ công của Otiba không tiến hành đào tạo cho mọi loại mặt hàng tre mà chỉ tiến hành đào tạo kỹ thuật sản xuất các mặt hàng tre thực sự là sản phẩm truyền thống gắn liền với lịch sử và văn hóa lâu đời của địa phương, đồng thời có những điều chỉnh cần thiết để phù hợp với nhu cầu hiệ tại của khách hàng. Mỗi khóa học thường được tổ chức trong một năm với kinh phí do chính quyền tỉnh hỗ trợ.

Trong nền kinh tế thị trường, cường độ cạnh tranh gay gắt, các chuyên gia đào tạo tại Trung tâm cho nói rằng, để chống lại sức ép của các mặt hàng đan lát giá rẻ đến từ các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, cách duy nhất để hàng đan lát Nhật Bản tồn tại và giữ đƣợc bản sắc văn hóa là sự kết tinh các giá trị văn hóa trong từng sản phẩm, là việc phát huy tính sáng tạo

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống hà đông (Trang 58 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w