1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại quận liên chiểu thành phố Đà Nẵng nhằm đề ra giải pháp phát triển bền vững

61 2,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

Theo thống kê của Công ty Cây xanh Đà Nẵng, hiện tỷ lệ cây xanh đô thị của TP mới đạt xấp xỉ 1m2/người, thấp hơn nhiều so với Hà Nội 4,5m2/người và TP.HCM 1,67m2/người; đặc biệt tỉ lệ câ

Trang 2

Đà Nẵng đang phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm công nghiệp phần mềm, trung tâm thời trang của khu vực miền Trung và cả nước, là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020 Công nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế quan trọng, góp phần đưa Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của

cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa ở Đà Nẵng cũng diễn ra nhanh chóng Bên cạnh đó hạ tầng kĩ thuật đô thị cũng có một số bất cập, đặc biệt là vấn đề cây xanh đô thị Theo thống kê của Công ty Cây xanh Đà Nẵng, hiện tỷ lệ cây xanh đô thị của TP mới đạt xấp xỉ 1m2/người, thấp hơn nhiều

so với Hà Nội (4,5m2/người) và TP.HCM (1,67m2/người); đặc biệt tỉ lệ cây xanh đường phố chỉ mới 0,45m2

/người; trong khi tiêu chuẩn cây xanh đô thị của các TP trên 20 vạn dân phải 5m2/người mới đảm bảo chống ô nhiễm môi trường, giữ cân bằng sinh thái Bên cạnh đó, theo đề án xây dựng Đà Nẵng trở thành “Thành phố môi trường” vào năm 2020 thì (đến năm 2020) diện tích cây xanh đô thị phải đạt bình quân 6 - 8m2/người

Chúng ta cũng biết rằng, cây xanh có tác dụng trong việc cải tạo khí hậu, làm tăng vẽ đẹp cảnh quan đô thị Tùy vào điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa mà cây xanh ở mỗi đô thị có những sắc thái, đặc trưng riêng Việc trồng cây xanh ở nơi công cộng, nhất là tại những khu dân cư mới, vẫn còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch về lựa chọn, bố trí loại cây trồng phù hợp

Từ thực trạng trên đã có nhiều nghiên cứu, nhiều bài báo, nhiều đề tài đánh giá về mảng cây xanh đô thị của thành phố Đà Nẵng nói chung và các quận huyện

Trang 3

thuộc thành phố nói riêng về nhiều mặt khác nhau Tuy nhiên trên địa bàn Quận Liên Chiểu, một quận công nghiệp trẻ tập trung 2 khu công nghiệp lớn của thành phố Đà Nẵng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể

Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng nhằm đề

ra giải pháp phát triển bền vững” cho khóa luận tốt nghiệp của mình

Đề tài của chúng tôi nhằm xác định thành phần loài cây xanh đường phố và tìm hiểu các nhân tố tác động đến hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn nghiên cứu Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Lược sử nghiên cứu cây xanh đường phố

1.1.1 Giới thiệu về cây xanh đô thị

1.1.1.1 Khái niệm về cây xanh đô thị

Thuật ngữ "cây xanh" có thể được hiểu là bao gồm rất nhiều dạng sống, từ

cây gỗ, cây bụi, cây leo đến các loài cây thảo Ở đây, chúng tôi chỉ xét cây xanh theo nghĩa là các cây gỗ được trồng để vừa tạo mảng xanh cho môi trường cảnh quan, vừa tạo bóng, dáng, đồng thời tạo ra những gam màu khác nhau để tôn tạo cảnh sắc đặc trưng cho các công trình đô thị như đường phố, công viên, sân vườn công sở, trường học, chùa chiền và các đền đài - lăng tẩm

Trong phát triển, quy hoạch, xây dựng đô thị, cây xanh được xem là đối tượng đặc biệt chú ý trong bố trí cảnh quan, chủng loại thích hợp với môi trường, khí hậu, tác dụng tâm lý và vai trò cải thiện hệ sinh thái Trong bối cảnh toàn cầu hóa nóng lên thì cây xanh làm giảm lượng CO2 và tẩy đi mọi chất bẩn trong không khí như ngăn bụi, giảm tiếng ồn, tạo bóng mát và chống gió nữa Cây xanh giúp chống xói mòn và giữ đất, tạo nên phong cảnh, cung cấp nơi cư trú, thức ăn cho các loài chim

và bảo vệ cư dân thành phố

Tổ chức dải cây xanh cho các tuyến phố và cho các không gian xanh đô thị như công viên cây xanh, vườn hoa, dải cây xanh cách ly sẽ khai thác tối đa vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên đô thị Trong quy hoạch, các không gian cây xanh được coi như lá phổi của phố thị, là không gian chức năng thành phố ban tặng cho cư dân đô thị tận hưởng không khí trong lành hiếm hoi của cuộc sống thị thành tấp nập Bố trí cây xanh hợp lý sẽ che nắng tốt mà vẫn bảo đảm chiếu sáng tự nhiên cho công trình tăng thêm cảnh quan cho phố xá thị thành

Như vậy, vai trò của cây xanh đã có sự thay đổi cơ bản về chức năng trong hệ sinh thái đô thị: trước đây chủ yếu là trang trí và kiến trúc cảnh quan thì nay là điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường Với quan điểm này đòi hỏi phải xây dựng một loạt các giải pháp khoa học công nghệ từ việc quy hoạch đến việc chọn loài cây trồng, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cây trồng, các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và quản lý

Trang 5

Đối với quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam, vấn đề cây xanh đô thị đã được dưa vào nhiều loại tiêu chuẩn và nay là quy chuẩn Theo quy định của QCVN 01:2008/BXD, cây xanh đô thị được chia thành 3 nhóm chính :

+ Cây xanh sử dụng công cộng (quảng trường, công viên, vươn hoa, vườn dạo,… bao gồm cả diện tích mặt nước nằm trong trong khuôn viên các công trình này và diện tích cây xanh cảnh quan ven sông được quy hoạch xây dựng thuận lợi cho người dân đô thị tiếp cận và sử dụng cho các mục đích luyện tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn,…

+ Cây xanh đường phố (cây xanh, thảm cỏ trồng trong phạm vi chỉ giới đường đỏ)

+ Cây xanh chuyên dụng (cách ly, phòng hộ, vườn ươm, nghiên cứu thực vật học,…)

Trong các loại cây xanh đô thị nêu trên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu khảo sát đó là cây xanh đường phố

1.1.1.2 Phân loại cây xanh đường phố [1],[3]

Có nhiều tiêu chí để phân loại cây xanh đường phố Ở đây chúng tôi chỉ dựa vào vị trí trồng và chức năng để phân loại:

* Theo vị trí trồng: Cây xanh đường phố thường bao gồm bulơva, dải cây xanh

ven đường đi bộ (vỉa hè), dải cây xanh trang trí, dải cây xanh ngăn cách giữa các đường, hướng giao thông

* Theo công dụng: Cây xanh đường phố có các nhóm sau:

Nhóm cây ăn quả cho bóng mát

Nhóm cây cho bóng mát thường

Nhóm cây cho bóng mát có hoa đẹp

Nhóm cây gỗ và có giá trị kinh tế

Nhóm cây tạo hình trang trí

1.1.1.3 Vai trò của cây xanh đường phố [8],[12]

Trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và kiến trúc cảnh quan

- Trồng cây xanh trong đô thi hay xung quanh khu dân cư, khu công nghiệp để che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời, giảm tiếng ồn và bụi phát tán ra bên ngoài

Trang 6

nhà máy, đồng thời tạo thẩm mỹ, cảnh quan môi trường trong khuôn viên các nhà máy của khu công nghiệp và tạo cảm giác êm dịu về màu sắc cho môi trường khu vực

- Ban ngày cây xanh có tác dụng hút bức xạ nhiệt, hút khí CO2 và nhả khí O2, còn ban đêm thì ngược lại, cây xanh nhả nhiệt và khí CO2, nhưng quá trình hoạt động sinh lý của cây xanh vào ban đêm rất yếu, do đó lượng nhiệt và khí CO2 do cây xanh thải ra vào ban đêm là không đáng kể Vì vậy, nhiệt độ không khí trong các vườn cây thường thấp hơn chỗ trống trải từ 2-3o

C Không khí chứa bụi khi thổi qua các hàng cây xanh thì các hạt bụi sẽ bám vào mặt lá cây do lực ma sát và trọng lượng của bản thân hạt bụi Các luồng không khí thổi qua tán lá cây sẽ bị lực cản làm cho tốc độ của luồng không khí giảm và loãng đi Do đó một phần hạt bụi sẽ ngưng đọng trên lá cây, vì vậy có thể nói cây xanh có tác dụng lọc sạch bụi trong không khí

- Các dãy cây xanh trồng dọc đương phố, dọc theo khuôn viên các nhà máy của khu công nghiệp còn có tác dụng làm giảm sự nhiễu động của không khí trên đường đi, do đó sẽ giảm bớt được tình trạng bụi từ mặt đường phố bay vào khu khu dân cư, các hộ dân

Cây xanh có tác dụng giảm tiếng ồn

- Sóng âm truyền qua các dải cây xanh sẽ bị suy giảm năng lượng, mức cường

độ âm thanh giảm đi nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ lá cây, kiểu lá và kích thước của cây xanh và chiều rộng của dải đất trồng cây Các dải cây xanh sẽ có tác dụng làm phản xạ âm, do đó làm giảm mức ồn trong khuôn viên khu dân cư

- Do đó, để hạn chế các tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên, đồng thời làm đẹp thêm cảnh quan khu dân cư, cần quan tâm tới việc quy hoạch hàng rào cây xanh và tăng số lượng cây trồng trong khuôn viên khu dân cư Diện tích trồng cây xanh trong dân cư đô thi phải đảm bảo 15% tổng diện tích khu đô thị

Trang 7

Tăng chất lượng không khí khu vực

- Cây xanh cải thiện chất lượng không khí bằng cách hấp thu các tác nhân ô nhiễm không khí như: NO2, CO, SO2, O3, khói, bụi…(Nowark,1999), theo ước tính có thể làm giảm hàm lượng khói bụi đến 6% (Wofl,1998)

- Cây xanh ven đường có thể làm giảm sức nóng của mặt đường trung bình từ

Giảm tải cho hệ thống thoát nước mưa đô thị

- Giảm lượng nước mưa chảy tràn hoặc làm chậm dòng chảy tập trung và hạn chế tình trạng ngập úng trong đô thị nhờ sự chắn giữ nước mưa bởi tán phủ

- Giảm lượng nước bốc hơi vào khí quyển

- Các thảm cây xanh làm tăng chất lượng nước các thủy vực do hấp thụ chất ô nhiễm từ nước chảy tràn bề mặt nhờ các chức năng như: thấm và lọc nước mưa thông qua lớp bộ rễ và lớp đất đá, lưu trữ lại trong đất làm giảm lượng nước tập trung vào nguồn nước mặt và tăng trữ lượng nước ngầm

Khả năng chắn giữ và xử lý nước mưa của cây xanh

- Một cây xanh phổ biến có khả năng chắn giữ một lượng nước mưa trung bình từ 200 – 290 lít trên một năm.(Envirocast,2003 và CUFR 2001)

Trang 8

- Tán phủ của cây có khả năng chắn giữ từ 10 – 40 % lượng mưa tùy thuộc vào loại cây và kiểu mưa (Watershed science center 2000)

- Khả năng thấm lọc và giữ nước mưa của cây phụ thuộc vào tính chất đất đá, loại cây tỉ lệ trung bình khoảng 11 cm/giờ (Kays, 1980) Một cây xanh có thể hấp thụ khoảng 0.45 kg Nitơ trên một năm (Licht,1990)

Làm giảm xói lở thủy vực

- Cây trong khu vực ven thủy vực có vai trò làm giảm sự xói lở thủy vực nhờ

Về khía cạnh sinh học và thực phẩm

- Cây xanh bảo đảm nơi sống cho động vật trên cạn và các loài thủy sinh

- Cây xanh có thể cung cấp thực phẩm, nước, lớp phủ cho các loài chim, bò sát, động vật trên cạn…

Về phương diện tâm sinh lý:

- Cây xanh tạo cho tâm lý con người thoải mái hơn, giảm thiểu căng thẳng sau

những giờ làm việc mệt mỏi

- Làm tăng nguồn thú vui của con người Cuộc sống của con người luôn gắn

bó và không thể tách rời khỏi thiên nhiên Vì vậy khi con người đứng trước các yếu

tố tạo nên thiên nhiên (nước, cỏ cây hoa lá, núi non…) đều cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng và thư thái, như tìm được chốn yên bình sau khoảng thời gian ồn ào vội vã

của cuộc sống

1.1.2 Tiêu chuẩn cây xanh đường phố

- Các yêu cầu chung:

+ Việc lựa chọn các hình thức bố trí cây xanh, loại cây xanh trồng trên đường phố phải phù hợp với từng loại đường phố, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham giao thông, đáp ứng các yêu cầu về mỹ

Trang 9

quan và vệ sinh môi trường đô thị; hạn chế làm ảnh hưởng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đất cũng như trên không

+ Cây xanh bóng mát trồng trên đường phố phải tuân thủ quy hoạch chủng loại trên từng tuyến đường được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Tiêu chuẩn và yêu cầu đối với cây xanh bóng mát trồng trên đường phố:

+ Thân cây xanh thẳng, dáng cây cân đối, không sâu bệnh, không bị tổn thương cơ học

+ Kích thước của cây xanh: Cây gỗ nhỏ có chiều cao tối thiểu 2m, đường kính

cổ rễ tối thiểu 5cm, đường kính bầu rễ tối thiểu 40cm; cây trung mộc và đại mộc có chiều cao tối thiểu 3m, đường kính cổ rễ tối thiểu 6cm, đường kính bầu rễ tối thiểu 60cm; đảm bảo cân đối giữa chiều cao cây, đường kính cổ rễ, tán cây và bầu rễ tùy theo chủng loại cây

+ Trong điều kiện phù hợp, khuyến khích đưa cây ra trồng có kích thước lớn

để nhanh chóng phát huy tác dụng về cảnh quan và môi trường

+ Chủng loại cây đúng quy định; không thuộc danh mục cây cấm trồng và hạn chế trồng do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành (trường hợp cây thuộc danh mục hạn chế trồng chỉ được phép trồng theo quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch chuyên ngành cây xanh hoặc dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

+ Cây mới trồng phải được chống giữ chắc chắn, ngay thẳng Đối với cây đưa

ra trồng có kích thước lớn phải có giải pháp chống giữ phù hợp để đảm bảo an toàn cho sinh hoạt đô thị

+ Cây bóng mát trồng trên vỉa hè phải được lắp đặt bó vỉa bảo vệ gốc cây Mẫu bó vỉa và chi tiết bồn gốc cây (kiểu dáng, kích thước, loại vật liệu) do Sở Giao thông vận tải hướng dẫn theo hướng cao độ bó vỉa ngang bằng mặt vỉa hè nhằm đảm bảo khả năng thu nước và thấm nước mưa Trường hợp thiết kế mẫu bồn cây xanh khác với mẫu đã ban hành phải được Sở Giao thông vận tải chấp thuận trước khi thực hiện

+ Tận dụng những ô đất trồng cây bóng mát tại các vị trí phù hợp để bố trí trồng cỏ, hoa, cây bụi và các loại cây trang trí khác hoặc nối kết các ô đất trồng cây tạo thành dải xanh trên vỉa hè nhằm tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan đô thị Việc nối kết các ô đất trồng cây trên vỉa hè theo mẫu hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải

Trang 10

1.1.3 Kĩ thuật trồng cây xanh đường phố

1.1.3.1 Một số yêu cầu trong khi trồng cây xanh trên đường phố

- Quy cách trồng cây xanh trên đường phố

+ Đối với các tuyến đường lớn có chiều rộng hè phố trên 5m nên trồng các cây loại 2 hoặc loại 3 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương

+ Đối với các tuyến đường trung bình có chiều rộng hè phố từ 3m đến 5m nên trồng các cây loại 1 hoặc loại 2 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương + Đối với các tuyến đường nhỏ có chiều rộng hè phố hẹp dưới 3m, đường cải tạo, bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc trồng tại những vị trí thưa công trình, ít vướng đường dây trên không và không gây hư hại các công trình sẵn có, có thể trồng dây leo theo trụ hoặc đặt chậu cây + Khoảng cách giữa các cây trồng được quy định tuỳ thuộc vào việc phân loại cây hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn đường Chú ý trồng cây ở khoảng trước tường ngăn giữa hai nhà phố, tránh trồng giữa cổng hoặc trước chính diện nhà dân đối với những nơi có chiều rộng hè phố dưới 5m

+ Khoảng cách các cây được trồng tính từ mép lề đường từ 0,6m đến 1,0m căn

cứ theo tiêu chuẩn phân loại cây

+ Cây xanh đường phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây xanh liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến phố Trồng từ một đến hai loại cây xanh đối với các tuyến đường, phố có chiều dài dưới 2km Trồng từ một đến ba loại cây đối với các tuyến đường, phố có chiều dài từ 2km trở lên hoặc theo từng cung, đoạn đường

+ Đối với các dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, các loại cây bụi thấp, cây cảnh Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trồng cách điểm đầu giải phân cách, đoạn qua lại giữa hai giải phân cách khoảng 3m - 5m để đảm bảo an toàn giao thông

+ Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường nghiên cứu thiết kế bố trí trồng dây leo

để tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị, có khung với chất liệu phù hợp cho dây

Trang 11

leo để bảo vệ công trình Tại các nút giao thông quan trọng ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn giao thông tổ chức trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành mảng xanh tăng vẻ mỹ quan đô thị

+ Cây xanh được trồng cách các góc phố 5m - 8m tính từ điểm lề đường giao nhau gần nhất, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông

+ Cây xanh được trồng cách các họng cứu hoả trên đường 2m - 3m; cách cột đèn chiếu sáng và miệng hố ga 1m - 2m

+ Cây xanh được trồng cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cáp ngầm) từ 1m - 2m

+ Cây xanh được trồng dọc mạng lưới đường dây dẫn điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực

về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp

- Yêu cầu về ô đất trồng cây xanh đường phố

+ Kích thước và loại hình ô đất trồng cây được sử dụng thống nhất đối với cùng một loại cây trên cùng một tuyến phố, trên từng cung hay đoạn đường

+ Xung quanh ô đất trồng cây trên đường phố hoặc khu vực sở hữu công cộng (có hè đường) phải được xây bó vỉa có cao độ cùng với cao độ của hè phố nhằm giữ đất tránh làm bẩn hè phố hoặc các hình thức thiết kế khác để bảo vệ cây và tạo hình thức trang trí

+ Tận dụng các ô đất trồng cây bố trí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành khóm xung quanh gốc cây hoặc thành dải xanh để tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị.[1]

1.1.3.2 Những kĩ thuật cụ thể khi trồng cây xanh trên đường phố

Trang 12

+ Khi đặt bầu cây xuống, đồng thời đặt luôn 3 cọc tre hoặc cây chống

+ Buộc 3 cọc tre hoặc cây chống vào thân cây, cột thật chặt bằng dây nilon, khi nào thấy cây không lung lay là được

1.1.3.3 Kĩ thuật chăm s c cây xanh đường phố

1.1.3.3.1 Kĩ thuật chăm s c cây xanh đường phố trong giai đoạn đầu

- Tưới nước:

+ Năm đầu tiên, sau khi trồng cây cần tưới nước liên tục mỗi ngày 1 lần vào lúc trời mát (buổi sáng là tốt nhất), lượng nước tưới 25 lít/gốc Sau 1 năm tưới cách ngày và sau 2 năm tưới cách 3 ngày tưới 1 lần với lượng nước tưới như trên

- Tẩy chồi sửa tán tạo h nh t a cành:

+ Cần chú ý thường xuyên tẩy chồi mầm trên thân cây để hạn chế cây nuôi dưỡng những cành không cần thiết, đồng thời để cho cây được đẹp hơn

+ Cây cao tán rộng và lệch tán cần phải tỉa tán để làm nhỏ và cân tán Khi tỉa tán phải đảm bảo cho tán cây được thông gió và được thẩm mỹ

- Làm c gốc cây b n phân:

+ Thực hiện trung bình mỗi tháng 1 lần, làm cỏ gốc cây trong phạm vi đường kính 1m Mỗi năm xới gốc, bón phân vào vụ đông xuân, bón bằng cách chận đầu rễ cây

- uộc cọc chống cây và ph ng trừ sâu bệnh:

+ Thường xuyên kiểm tra theo d i và buộc cọc chống cây, giữ cho cây phát triển thẳng, không lệch tán, nghiêng thân

+ Thường xuyên theo d i tình hình sâu bệnh và phòng chống kịp thời: 6 lần/năm

Trang 13

1.1.3.3.2 Kĩ thuật chăm s c cây xanh đường phố trong giai đoạn trước trưởng thành và trưởng thành

- Cắt t a cây trưởng thành:

+ Hàng năm cây xanh phải được cắt tỉa đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm tạo dáng cây và làm cho cây phát triển nhanh hơn và đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão + Thời gian cắt tỉa: Để giảm khả năng có thể xảy ra bệnh tật do sâu bệnh, vi khuẩn, thời gian cắt tỉa được thực hiện theo đặc điểm khí hậu của từng vùng trung bình 2 lần/năm, đặc biệt trước mùa mưa bão

- Cắt t a cây chưa trưởng thành (cây non):

+ Cắt tỉa cây sớm sẽ tăng tuổi thọ cây và hiệu quả chi phí, cây sẽ được an toàn hơn và ít cành bị gãy Cây non nên được cắt tỉa vào năm thứ 2 sau khi trồng để tăng cấu trúc của cây và cắt tỉa đều đặn những năm sau đó

- Chăm s c cây xanh đường phố:

+ Kiểm tra định kỳ cắt mé cành và nhánh nặng tán, lấy nhánh khô, khống chế chiều cao, chống sửa cây nghiêng, tạo dáng, bón phân, xử lý sâu bệnh và xử lý cây

ký sinh bám trên cây chủ để tăng tuổi thọ của cây, đồng thời làm cỏ gốc, phá vỡ lớp đất mặt để khi tưới nước dễ thấm vào đất

1.1.4 Tổng quan về tình hình nghiên cứu cây xanh đường phố

1.1.4.1 Tình hình nghiên cứu cây xanh đường phố trên thế giới

Cây xanh ngoài các lợi ích như làm giảm nhiệt độ không khí, nâng cao chất lượng môi trường sống cho dân cư đô thị, làm đẹp cảnh quan mà còn có giá trị khác như bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chống sạt lở, lũ lụt… nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, càng thấy r hơn tầm quan trọng của việc trồng cây xanh Trong bối cảnh toàn cầu hóa nóng lên và môi trường đô thị đang tạo thành những đảo nhiệt, thì cây xanh là sự cần thiết để cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống như: cây xanh làm giảm lượng khí CO2 và tẩy đi mọi chất dơ bẩn trong không khí như ngăn bụi, giảm tiềng ồn, cây giảm nhiệt bằng cách tạo bóng mát và chống gió bão Ta có thể tiết kiệm chi phí điều hòa và sưởi ấm nhờ trồng cây xung quanh công trình xây dựng Cây giúp ta chống xói mòn và giữ đất Cây tạo nên phong cảnh, cung cấp nơi cư trú, thức ăn cho các loài chim và bảo vệ cư dân thành phố

Trang 14

Chính vì thế, đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đến cây xanh đường phố, đó là những nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vai trò tác dụng của cây xanh đối với đời sống con người, nền kinh tế xã hội và đặc biệt là đối với môi trường, vi khí hậu

Bình quân diện tích cây xanh ở Berlin, Đức là 50 m²/người; ở Paris, Pháp là

25 m²/người; ở Moscow, Nga là 44 m²/người hay ở Anh, diện tích cây xanh của London là 9 m2 /người [21]

Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu cây xanh Canada (FCA), một cây khỏe mạnh hấp thụ khoảng 2,5 kg CO2/năm, một cây trưởng thành có thể hấp thụ từ 3000 đến 7000 hạt bụi/m3

không khí Một cây trưởng thành có thể cung cấp lượng O2 cần thiết cho 4 người

Theo nghiên cứu của Đại học (Michigan State University, Urban Forestry), sự hiện diện của một cây ở gần nhà giảm 30% lượng không khí ô nhiễm Một cây trưởng thành hút mất 450 lít nước trong đất rồi lại trả về không khí dưới dạng hơi nước để làm mới không khí Một cây phong có đường kính 30cm, trong một mùa nó

có thể hút được lượng chất kim loại nặng trong đất như 60mg cadmium, 140 mg chrome, 820mg Nickel, và 5200mg Pb [20]

Theo một nghiên cứu của Mỹ về giá trị đất ở thì sự hiện diện của một cây làm tăng thêm 18% giá trị môi trường

Tinh thần căng thẳng, mệt nhọc có quan hệ với môi trường sống, môi trường làm việc và đời sống sinh hoạt trong các đô thị Sự căng thẳng là một trong những phản ứng tâm sinh lý của cơ thể đối với áp lực môi trường Mặc dù những căng thẳng do áp lực môi trường có khi chỉ là tạm thời, có thể thích ứng đuợc thông qua quá trình rèn luyện, nhưng trạng thái tinh thần của con người thì luôn thụ động trước những ảnh hưởng của áp lực môi trường Trên góc độ sức khỏe cơ thể Giáo

sư R.Ulrich trường dại học A&M Mỹ đã từng đưa ra giả thuyết về “Sự phục hồi tự nhiên” (Nature restoration hypothesis) Thông qua hàng loạt các nghiên cứu liên quan đến giả thuyết này, tác giả đã đưa ra kết luận “Đa số người nhận định rằng cảnh sắc tự nhiên trong đô thị hoặc các khu cây xanh đều có tác dụng nhất định trong việc giải tỏa các vấn đề tâm lý do áp lực của môi trường đô thị.”

Trang 15

Chứng minh tác dụng của cây cối đối với sức khoẻ tâm lý, R.Ulrich đã tiến hành các thử nghiệm về tác dụng giải tỏa căng thăng tâm lý bằng phương pháp đọc chuyện vui, nghe nhạc, đi dạo trên các khu phố và đi dạo trong khu cảnh quan tự nhiên Trước khi tiến hành thử nghiệm, những người được chọn đều được qua xét nghiệm trước về trạng thái tâm lý Thời gian thử nghiệm của mỗi phương pháp là 40 phút Kết quả phát hiện, những người đi dạo trong những khu cảnh quan có nhiều cây gỗ và hoa thảo sự giải tỏa tâm lý hiệu quả nhất Những kết qủa thí nghiệm trên chứng minh rằng tác dụng của cây xanh trong vấn đề giải tỏa căng thăng tâm lý thể hiện rất r rệt

Cây xanh còn có tác dụng tích cực đối với hoạt động của não bộ, Ulrich (1986) đã thực hiện thí nghiệm phản ứng điện não của hai nhóm người trong hai môi trường cảnh quan khác nhau Nhóm thứ nhất quan sát cảnh quan khu đô thị không có cây xanh và nhóm thứ hai quan sát cảnh quan có nhiều cây gỗ Kết quả phát hiện nhóm người quan sát cảnh quan có nhiều cây xanh, giao động sóng của não hoạt đông mạnh hơn so với nhóm còn lại Từ những kết quả nghiên cứu và phân tích ở trên đều cho thấy, môi trường tự nhiên có nhiều cây xanh tác dụng tích cực đối với sức khỏe tâm lý

Những năm gần đây, các nghiên cứu khoa học liên quan giữa cây xanh đô thị với tâm lý môi trường và cảnh quan đô thị, chủ yếu tập trung vào hai nội dung chính

đó là: So sánh cảnh quan tự nhiên và cảnh quan đô thị; so sánh nơi môi trường đô thị có cây xanh và không có cây xanh Kết quả điều tra sự nhận thức của quần chúng đối với cảnh quan cây xanh đô thị do Lyuch và Rivkin (1959) thực hiện tại một số khu phố thương mại thành phố Boston, cho thấy mọi người đều có tâm lý thiên về yêu thích những nơi cảnh quan đô thị có cây xanh, đặc biệt là các khu cây xanh công cộng như công viên, vườn hoa Một cách tiếp cận khác về vấn đề này , Herzog (1976) sau khi chụp các tấm ảnh mẫu cảnh quan các khu phố và tiến hành phân tích thiên hướng thẩm mỹ thông qua việc phát các mẫu ảnh và phỏng vấn nhận thức của người được điều tra, đã có những phát hiện thú vị Những nơi đô thị có nhân tố cảnh quan tự nhiên với cây bóng mát và các thảm thực vật khác so với những nơi nhân tố cảnh sắc nhân tạo chiếm ưu thế thì khuynh hướng thẩm mỹ nghiêng về nơi có cảnh quan cây xanh Một điều tra nghiên cứu khác của Thayer và

Trang 16

Atwood (1978) ở các khu đô thị có mật độ dân cư trú cao, về tâm lý của những người dân khi họ sự quan sát môi trường cảnh quan xung quanh nhà mình qua các ô cửa sổ nhà cao tầng Kết quả điều tra thu được là, đa số người phỏng vấn đều thích

từ cửa sổ nhà mình có thể nhìn thấy cảnh sắc của cây cối, ngược lại cảm thấy khó chịu khi chỉ nhìn thấy công trình kiến trúc hoặc những bãi đỗ xe vắng bóng cây xanh Từ các kết quả nghiên cứu trên có thể thấy, được sống trong môi trường đô thị có nhiều cây xanh luôn là ước muốn của nhiều người (Đô thị - cây xanh và sức khỏe tâm lý, TS Đặng Văn Hà, Bộ môn Lâm nghiệp Đô thị, Khoa Lâm học, Trường ĐH Lâm nghiệp, Trưởng Ban cố vấn khoa học Công ty cổ phần, Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị)

1.1.4.2 Tình hình nghiên cứu cây xanh đường phố ở Việt Nam

Ở Việt Nam việc trồng cây xanh đô thị đã được tiến hành từ hàng trăm năm Nhưng việc nghiên cứu về vấn đề này thì mới được thực hiện khoảng vài chục năm gần đây

Các nhà nghiên cứu trong nước đều khẳng định: Hệ thống cây xanh đô thị có vai trò hết sức to lớn trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và kiến trúc cảnh quan nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường cảnh quan

Đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết hiện nay cây xanh ở đô thị nước ta chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ cũng như cân bằng hệ sinh thái Tại các vùng đô thị hóa nhanh, chưa có vành đai xanh để bảo vệ môi trường Hệ thống cây xanh mới hình thành và tập trung tại các đô thị lớn và trung bình, còn tại các đô thị nhỏ, cây xanh chiếm diện tích không đáng kể So với các tiêu chuẩn và quy chuẩn thì tỷ lệ diện tích đất dành cho cây xanh còn rất thấp

Năm 2000, Phạm Minh Thịnh, nghiên cứu hệ thống cây xanh đô thị trong kiến

trúc cảnh quan của thành phố Huế với kết quả thu được về thành phần loài cây xanh, đã xác định được 143 loài thuộc 54 họ trong đó CXĐP gồm 59 loài thuộc 24

họ, nhóm cây xanh công viên gồm 74 loài thuộc 37 họ, nhóm cây xanh khuôn viên gồm 64 loài thuộc 34 họ thực vật.[13]

Năm 2005, Trần Kim Nhạn, thực hiện Khoá luận Tốt nghiệp, Khoa Sư Phạm -

Đại học Cần Thơ, ngành Sinh vật học, với đề tài: “Khảo sát hiện trạng mảng xanh công viên, đường phố Quận Ninh Kiều, Cần Thơ”.[9]

Trang 17

Năm 2010, Phan Thị Thanh Thủy, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã

tiến hành điều tra, đánh giá thành phần loài cây xanh đô thị, khảo sát các mô hình

bố trí cây xanh trên đường phố và công viên thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai Thành phần loài cây xanh đô thị tại đây đã xác định được 165 loài thuộc 140 chi trong 69

họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch Trong đó, cây xanh đường phố có 57 loài thuộc 28 họ, cây xanh công viên có 130 loài, với 45 loài cây bóng mát thuộc 21 họ [14]

Năm 2011, Nguyễn Văn Vui, Trương Thị Mỹ Phẩm, Ngô Trực Nhã, Trường

Đại học Cần Thơ, đã tiến hành điều tra thực trạng cây xanh bóng mát và cây cảnh trang trí ở TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Kết quả điều tra bước đầu, cây xanh bóng mát, cây cảnh trang trí TP Cao Lãnh, đã xác định được 292 loài, 205 chi, 83

họ của 2 ngành thực vật bậc cao (ngành Magnoliophyta và Pinophyta); trong đó ngành Magnoliophyta chiếm ưu thế với 282 loài (chiếm 96,6%) tổng số loài Các họ

có nhiều loài nhất là: Cactaceae (7 loài), Asteraceae (9 loài), Dracaenaceae (9

loài), Apocynaceae (13 loài), Araceae (14 loài), Orchidaceae (14 loài),

Euphorbiaceae (15 loài), Moraceae (15 loài), Fabaceae (18 loài), Arecaceae (20

loài) [19]

Năm 2011, Trương Thị Lệ, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng,

nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam, đã thống kê được ở TP Tam Kỳ có 49 loài cây xanh đường phố thuộc 43 chi của 25 họ trong 2 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó ngành hạt trần

(Gymnospermae) có 2 loài thuộc 2 chi của 2 họ, ngành hạt kín (Angiospermae) có

47 loài thuộc 41 chi của 23 họ [7]

1.1.4.3 Tình hình nghiên cứu cây xanh đường phố ở Thành phố Đà Nẵng

Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về cây xanh đường phố TP Đà Nãng Nhìn chung, chỉ mới có các nhận định và một số bài báo đánh giá tình hình chung

về cây xanh đô thị của Thành phố

Năm 2005, KTS Bùi Huy Trí và cộng sự của Viện Quy hoach xây dựng Đà

Nẵng nghiên cứu giải pháp phát triển hệ thống cây xanh đường phố Đà Nẵng nhằm đưa đến cho thành phố những dự kiến phát triển có hiệu quả trong quy hoạch cảnh quan đô thị.[16]

Trang 18

Nằm trong tổng thể môi trường Đà Nẵng, quy hoạch cây xanh đang trở thành vấn đề bức thiết, đáng bàn Thành phố cần có một quy hoạch tổng thể và lựa chọn loại cây phù hợp để làm đẹp đô thị, vừa tạo dựng được những không gian xanh riêng của Đà Nẵng, hướng tới một thành phố xanh

Ông Nguyễn Hữu Kim, Phó Giám đốc Công ty Công viên - Cây xanh Đà Nẵng cho biết, hiện nay đã phân loại được những loại cây thích hợp cho từng địa điểm, ở khu vực ven biển thì trồng các loại cây có hệ rễ khỏe, tán thưa, thân hình chắc; ở các khu vực có dân cư tập trung thì chọn loại cây phù hợp với hạ tầng sẵn

có và phù hợp với từng khu vực Nhưng hiện nay, diện tích cây xanh cho bóng mát trong đô thị Đà Nẵng ngày càng bị thu hẹp Trong khi đó, hệ thống dây điện hiện nay được lắp đặt ít theo quy chuẩn, cây xanh cũng vì an toàn lưới điện mà bị chặt cành, cắt ngọn nên không thể cho bóng mát Trồng cây cần một thời gian dài, nhưng chặt, hạ, đốn cây xanh do vướng dây điện, hoặc mỹ quan đô thị vẫn diễn ra Trách nhiệm bị đẩy giữa các cơ quan chức năng liên quan Cũng theo ông Nguyễn Hữu Kim, hiện tại các vườn ươm chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ trong việc phát triển cây xanh của Đà Nẵng

Năm 2010, Nguyễn Quốc Hải, sinh viên Khoa Sinh – Môi trường, Trường ĐH

Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng CXĐP tại quận Thanh Khê - Tp Đà Nẵng” qua đó góp phần hình thành cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý cây xanh và là tiền đề nghiên cứu về bản

đồ cây xanh trên địa bàn thành phố sau này [4]

Năm 2011, Lê Thị Phương, sinh viên Khoa Sinh – Môi trường, Trường ĐH Sư

Phạm, Đại học Đà Nẵng thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại quận Sơn Trà – Tp Đà Nẵng nhằm đề ra giải pháp phát triển bền vững” [10]

1.2 Đặc điểm khu vực nghiên cứu

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

- Liên Chiểu nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng,có diện tích tự nhiên là 79,13km2, chiếm 6,16% diện tích toàn thành phố Địa giới hành chính như sau:

- Phía Đông giáp vịnh Đà Nẵng

- Phía Nam giáp quận Cẩm Lệ, Thanh Khê

Trang 19

- Phía Tây giáp huyện Hòa Vang

- Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế qua đèo Hải Vân

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa; về mùa hạ, nền nhiệt độ tương đối cao, về mùa mưa thường xảy ra bão

- Địa hình: chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng đồi núi Hòa Hiệp, Đà Sơn, Khánh Sơn và vùng đồng bằng ven biển: Xuân Thiều, Nam Ô, Chơn Tâm, Trung Nghĩa Quận có rừng đặc dụng Hải Vân, diện tích 3418,7 ha, mang lại lợi thế vê Nơi có đường hầm đèo Hải Vân, một trong những đường hầm dài nhất Đông Nam Á xuyên qua lòng núi Rừng ở đây phong phú các loại tài nguyên động thực vật, là tiềm năng

để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lý tưởng được hình thành bởi quần thể sinh thái như sông Cu - Đê, Làng Vân, đường hầm đèo Hải Vân và thắng cảnh thiên nhiên Nam Ô

1.2.2 Tình hình kinh tế, xã hội

Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định số 07/CP ngày 23/01/1997 của Chính phủ, trên cơ sở 3 xã Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Minh của huyện Hòa Vang, dân số: 136.737 người, chiếm 14,76% số dân toàn thành phố, mật độ dân số: 1.728 người/km2 (Theo niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2010) Về đơn vị hành chính, quận Liên Chiểu có 5 phường: Hoà Minh, Hòa Khánh Nam, Hoà Khánh Bắc, Hoà Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc

Nền kinh tế quận phát triển theo cơ cấu: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp Trong đó Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, thương mại – Dịch vụ giữ vị trí quan trọng, nông nghiệp sẽ giảm dần tỷ trọng đến mức ổn định Mục tiêu trong những năm đến là "Xây dựng quận Liên Chiểu trở thành đô thị lớn phía Tây Bắc của thành phố, là trọng điểm phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ; là cửa ngõ phía Bắc, đầu mối giao thông quan trọng; một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo, triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của thành phố" như Kết luận số 24-KL/TU ngày 06/10/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND thành phố, của Ban Thường vụ Quận

uỷ, sự hỗ trợ của các sở, ngành thành phố, UBND quận đã triển khai nhiều biện pháp tập trung kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh

Trang 20

xã hội theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, việc thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội, Quốc Phòng – An ninh năm 2011 của quận Liên Chiểu đạt được nhiều kết quả

+ Về Công nghiệp: Giá trị sản xuất thực hiện 2.050,73 tỷ đồng/2.000 tỷ đồng, đạt 102,53% kế hoạch năm, tăng 23,74% so với cùng kỳ năm 2010 (năm 2010: 1.657,191 tỷ đồng) [23]

1.2.3 Cơ sở hạ tầng, giao thông

Liên Chiểu là một Quận có cơ sở hạ tầng, giao thông và thủy lợi khá thuận lợi

so với các Quận trong khu vực TP Đà Nẵng

hiện đại

Kết cấu hạ tầng của quận đang ngày càng hoàn thiện, công tác chỉnh trang, đô thị hoá diễn ra nhanh, nhiều dự án lớn của Thành phố và Trung ương đã và đang triển khai trên địa bàn làm cho công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị được thực hiện đều khắp và đồng bộ, tạo ra diện mạo đô thị trẻ ngày càng sầm uất, hấp dẫn

* Giao thông:

Liên Chiểu là một quận công nghiệp trẻ, phân bố dọc theo quốc lộ 1A và có đường sắt Bắc Nam đi qua, thuận lợi phát triển giao thông vận tải Đây cũng là nơi tập trung 2 khu công nghiệp lớn của thành phố Đà Nẵng Nằm ở vị trí có nhiều đầu mối giao thông quan trọng (quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, gần sân bay quốc tế

Đà Nẵng và tương lai sẽ có cảng nước sâu Liên Chiểu) thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế

Trên địa bàn quận có chợ Hoà Khánh và các chợ khác như chợ Thanh Vinh, Nam Ô, Hoà Mỹ và nhiều đại lý bán sỉ và lẻ các mặt hàng phong phú đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Ngoài ra, Bến xe Trung tâm thành phố đóng trên địa bàn

Trang 21

quận đã tạo điều kiện thuận lợi để luân chuyển hàng hoá và đón đưa khách từ các tỉnh thành khác đến với Đà Nẵng Kết cấu hạ tầng của quận đang ngày càng hoàn thiện, công tác chỉnh trang, đô thị hoá diễn ra nhanh, nhiều dự án lớn của Thành phố

và Trung ương đã và đang triển khai trên địa bàn làm cho công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị được thực hiện đều khắp và đồng bộ, tạo ra diện mạo đô thị trẻ ngày càng sầm uất, hấp dẫn

Trang 22

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Cây xanh đường phố (nhóm cây cho bóng mát và nhóm cây cho bóng mát có hoa đẹp)

2.2 Địa điểm nghiên cứu

Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng

2.3 Thời gian nghiên cứu

- Bảo vệ luận văn: Cuối tháng 5 năm 2012

2.4 Nội dung nghiên cứu

- Xác định thành phần loài cây xanh đường phố tại quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng

- Mô tả đặc điểm một số loài cây xanh đường phố phổ biến và đặc trưng của khu vực nghiên cứu

- Khảo sát số lượng, phân bố và tình hình phát triển cây xanh đường phố của khu vực nghiên cứu

- Tìm hiểu các nhân tố tác động đến hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn nghiên cứu

- Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Phương pháp kế thừa có chọn lọc

- Thu thập chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan, trên cơ sở tài liệu có được chúng tôi tiến hành phân tích tổng hợp thông tin từ đó có cái nhìn toàn diện và khái quát về vấn đề nghiên cứu

Trang 23

- Những tài liệu được cập nhật từ những nguồn như: Sở Giao Thông Vận Tải -

Tp Đà Nẵng, Công ty Cây Xanh Đà Nẵng – Sở Xây Dựng Tp Đà Nẵng Những tài liệu về các vấn đề liên quan đến cây xanh đường phố của Tp Hồ Chí Minh, Tp Huế…

2.5.2 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

- Gặp gỡ trao đổi với các chuyên viên kĩ thuật và đội ngũ chăm sóc cây xanh đường phố nhiều năm kinh nghiệm trong nghề

- Ghi chép những ý kiến trao đổi từ các chuyên gia về thực trạng của cây xanh đường phố tại địa bàn nghiên cứu để từ đó đề ra những định hướng phát triển đúng đắn

2.5.3 Phương pháp khảo sát thực địa

- Khảo sát tổng thể khu vực nghiên cứu để xác định tuyến nghiên cứu Trên địa bàn quận Liên Chiểu, chúng tôi chọn 21 tuyến đường điển hình cho toàn quận

để điều tra và thu mẫu tại các tuyến này

2.5.3.1 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa

- Tiến hành thu mẫu theo tuyến

- Dụng cụ thu mẫu: Cặp thực địa, sổ ghi chép, bút chì mềm, nhãn ghi số liệu, kéo cắt cây, máy ảnh

- Nguyên tắc thu mẫu:

+ Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận nhất là các cành có lá, hoa và quả + Các mẫu thu trên cùng một cây thì ghi cùng số liệu

+ Ghi chép những điểm để nhận biết ngoài thiên nhiên, nhất là các đặc điểm

dễ mất khi bị khô (màu sắc hoa và quả…)

2.5.3.2 Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu

- Mẫu được xếp thành từng bó khoảng 10 - 12 mẫu, cho vào túi ni lông kích thước 50 x 120, cho cồn 70o

theo tỉ lệ 50% cồn và 50% nước, sao cho vừa ngập mẫu, buộc chặt miệng túi mang về phòng thí nghiệm Thực vật – Khoa Sinh- Môi trường- Đại Học Sư Phạm- Đại Học Đà Nẵng để ép và sấy mẫu

- Trong phòng thí nghiệm:

+ Ép mẫu: Mẫu được ép bằng giấy báo và kẹp gổ Sau đó sấy mẫu bằng lò

điện cho đến khi khô

Trang 24

+ Xử lý mẫu: Mẫu được xử lý bằng cồn 90o và sunphat đồng để ngừa nấm mốc Đổ cồn 90o vào chậu nem rộng hòa tan sunphat đồng vào cho đến khi dung dịch bão hòa Nhúng mẫu cây vào dung dịch cho đến khoảng 10 phút rồi đem sấy lại cho đến khi khô

+ Lên tiêu bản: Mẫu được đính trên giấy Croqui cỡ 29x41cm, có dán theo quy

định

- Chụp ảnh một số tuyến đường, mẫu vật tự nhiên để nghiên cứu

2.5.3.3 Phương pháp giám định tên cây

- Phương pháp so sánh hình thái: Dựa vào đặc điểm hình thái cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản để phân biệt các loài

- Trong quá trình giám định sử dụng khóa phân loại của Phạm Hoàng Hộ

1991, 1992, 1993 trong 6 tập “ Cây cỏ Việt Nam”, Nhà xuất bản Trẻ, xuất bản năm

Trang 25

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Kết quả điều tra thành phần loài cây xanh đường phố quận Liên Chiểu –

Tp Đà Nẵng

3.1.1 Thành phần loài cây xanh đường phố quận Liên Chiểu

Qua quá trình khảo sát CXĐP trên các tuyến đường trong quận chúng tôi thu

thập 71 mẫu thực vật, sau khi định loại chúng tôi thống kê được có 30 loài thuộc 30 chi, 19 họ thực vật, các loài thống kê được thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch:

+ Gymnospermae (Ngành Hạt trần)

+ Angiospermae (Ngành Hạt kín)

Mỗi loài được ghi đầy đủ tên khoa học, tên Việt Nam

Bảng 3.1 Danh lục cây xanh đường phố tại Quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng

4 Alstonia scholaris R.Br Sữa

5 Nerium indicum Will Trúc đào

Trang 26

9 Delonix regia Raf Phượng vỹ

10 Erythrina fusca Osaka đỏ

11 Peltophorum pterocarpum Back Lim xẹt

12 Tamarindus indica L Me

13 Terminalia catappa L Bàng

14 Dipterocarpus alatus Roxb Dầu rái

15 Hopea odorata Roxb Sao đen

16 Hureae crepitans Will Vông đồng

24 Mimusops elengi L Viết

18.TILIACEAE/(MUNTINGIACEAE) HỌ ĐOAN/(HỌ TRỨNG CÁ)

25 Muntingia calabura L Trứng cá

26 Areca catechu L Cau

Trang 27

27 Chrysalidocarbus lutescens Wendl Cau kiểng vàng

28 Cocos nucifera L Dừa

29 Roystonia regia O.F.Cook Cau bụng

30 Veitchia merrilli Wendl Cau trắng

3.1.2 Nhận xét về tính đa dạng của cây xanh đường phố tại Quận Liên Chiểu

Để đánh giá tính đa dạng của cây xanh đường phố của quận Sơn Trà chúng tôi lập bảng so sánh sau:

Bảng 3.2 So sánh thành phần loài cây xanh đường phố ở Quận Sơn trà

với Quận Thanh Khê TP Đà Nẵng Các ch

Q.Thanh Khê (**)

T lệ so sánh ( %)

- Khi so sánh với quận Sơn Trà

+ Quận Liên Chiểu (S = 79,13 km2) với ưu thế về diện tích lớn hơn quận Sơn Trà (S = 60,78 km2) nên khi so sánh tính đa dạng thành phần loài thì chúng tôi nhận thấy: Họ thực vật của quận Liên Chiểu chiếm 100%, số chi và số loài chiếm tới 103,45% so với Quận Sơn Trà Qua con số này ta thấy số lượng các họ, các chi, các loài cây xanh đường phố trên địa bàn quận Liên Chiểu được xếp vào loại khá phong phú, đa dạng

- Khi so sánh với quận Thanh Khê

+ Mặc dù diện tích quận Liên Chiểu (S = 79,13 km2) lớn hơn diện tích Quận Thanh Khê (S= 9,3 km2) nhưng khi so sánh tính đa dạng thành phần loài thì chúng tôi nhận thấy: họ thực vật của quận Liên Chiểu chiếm 100%, số chi chiếm 96,77%,

Trang 28

số loài chiếm 93,75% của quận Thanh Khê Qua con số này ta thấy số lượng các họ, các chi, các loài cây xanh đường phố trên địa bàn quận Liên Chiểu tuy thấp hơn

quận Thanh Khê nhưng vẫn ở mức cao và khá đồng đều

Điều này thể hiện thành phần loài cây xanh đường phố trên địa bàn quận phong phú về thành phần các taxon

3.1.3 Mô tả đặc điểm của một số loài cây xanh đường phố trên địa bàn quận Liên Chiểu - Tp Đà Nẵng

3.1.3.1 Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum Back.)

3.1.3.1.1 Vị trí phân loại

Ngành (Divisio): Magnoliophyta

Lớp (Class): Magnoliopsida

Phân lớp (Subclass): Rosidae(Phân lớp Hoa Hồng)

Bộ (Ordo): Fabales ( Bộ Đậu)

Họ (Familia): Fabaceae ( Họ Đậu)

Phân họ (Subfamilia ): Caesalpinioideae (Vang)

Chi (Genus): Peltophorum

3.1.3.1.2 Đặc điểm

Trung mộc cao 20-25m,

thân màu xám trắng, phân cành

thấp Lá kép lông chim hai lần,

cành non và lá non có lông màu

rỉ sét, lá có cuống chung dài:

25-30cm mang 4-10 đôi lá cấp 1,

mỗi lá cấp 1 mang 10-22 đôi lá

chét, lá nhỏ thuôn đầu tròn Hoa

chùm tụ tán ở đầu cành có lông

màu hoe đỏ như nhung dài như

nhung dài 20-40 cm, hoa nhỏ Hình 1 Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum Back.)

có năm cánh màu vàng, đáy có lông Quả đậu, dẹt dài 10-12cm có cánh

Là một trong những loài cây nhiệt đới điển hình, cây có biên độ sinh thái rất rộng, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong nhiều điều kiện khác nhau: Vùng

Trang 29

ven biển, trung du, miền núi Cây có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất chua, chịu được nắng nóng, khô hạn Đặc biệt cây có thể phát triển tốt trên vùng đất toàn cát ở ven biển

3.1.3.1.3 Phân bố trên địa bàn quận Liên Chiểu

Được trồng với số lượng lớn, chiếm ưu thế trên phần lớn các tuyến đường và các khu dân cư như: đường số 5 khu công nghiệp Hòa Khánh (372 cây), đường Nguyễn Lương Bằng (335 cây), đường Tôn Đức Thắng (183 cây), KDC ven chùa Quang Minh (152 cây), KDC Hòa Phát 2,3,4 (538 cây), KDC Hòa Minh (1127 cây)

3.1.3.2 Bàng (Terminalia catappa L.)

3.1.3.2.1 Vị trí phân loại

Ngành (Divisio): Magnoliophyta

Lớp (Class): Magnoliopsida

Phân lớp (Subclass): Rosidae (Phân lớp Hoa Hồng)

Bộ (Ordo): Myrtales (Bộ Đào Kim Nương)

3.1.3.2.2 Đặc điểm

Là loài cây thân gỗ lớn sống ở

vùng nhiệt đới Loài cây này có thể

mọc cao tới 35m, với tán lá mọc

thẳng, đối xứng và các cành nằm

ngang Khi cây già hơn thì tán lá của

nó trở nên phẳng hơn để tạo thành

hình dáng giống như cái bát trải rộng

Lá to, dài khoảng 15 - 25cm và rộng

10 - 14 cm, hình trứng, xanh sẫm và

bóng Đây là loài cây có lá sớm rụng Hình 2 Bàng (Terminalia catappa L.)

về mùa khô; trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng, do các sắc tố như violaxanthin, lutein hay zeaxanthin

Trang 30

Hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây Quả thuộc loại quả hạch dài 5 - 7cm và rộng 3 - 5,5cm, khi non có màu xanh lục, sau đó ngả sang màu vàng và cuối cùng có màu đỏ khi chín, chứa một hạt

3.1.3.2.3 Phân bố trên địa bàn quận Liên Chiểu

Được phân bố đều trên các tuyến đường và khu dân cư của quận Liên Chiểu với số lượng khá nhiều và trung bình như: đường Nguyễn Lương Bằng (98 cây), đường Tôn Đức Thắng (73 cây), đường Nguyễn Văn Cừ (39 cây), đường Lạc Long Quân (51 cây), đường Tạ Quang Bửu (32 cây), KDC Hòa Minh (223 cây), KDC Hòa Phát (111 cây), KDC phố chợ Hòa Khánh (126 cây)

3.1.3.3 Trứng cá (Muntingia calabura L.)

3.1.3.3.1 Vị trí phân loại

Ngành (Divisio): Magnoliophyta

Lớp (Class): Magnoliopsida

Phân lớp (Subclass): Rosidae (Phân lớp Hoa Hồng)

Bộ (Ordo): Malvales (Bộ Cẩm Quỳ)

chồng lên nhau và hơi rủ xuống Nó

có các lá có mép khía răng cưa, dài

2,5-15 cm và rộng 1-6,5 cm Các hoa

nhỏ màu trắng, tạo quả khi chín có

màu đỏ nhạt đường kính khoảng 1-1,5

cm Quả ăn được, có vị ngọt và mọng

nước, chứa nhiều hạt nhỏ (0,5 mm)

màu vàng trông như trứng cá Hình 3 Trứng cá (Muntingia calabura L.)

Nó là một loài cây tiên phong có thể phát triển tốt trên đất nghèo dinh dưỡng,

có khả năng chịu được các điều kiện chua mặn và khô hạn Hạt của nó được các loài chim và dơi ăn quả phát tán

Ngày đăng: 08/07/2016, 21:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nguyễn Quốc Hải (2010), Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại Quận Thanh Khê – Tp Đà Nẵng”, Khóa luận Tốt nghiệp Đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại Quận Thanh Khê – Tp Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Quốc Hải
Năm: 2010
6. Trần Thanh Lâm (1996), Cây xanh với môi trường đô thị, Tạp chí Xây Dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây xanh với môi trường đô thị
Tác giả: Trần Thanh Lâm
Năm: 1996
7. Trương Thị Lệ (2011), “Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam nhằm đề xuất một số biện pháp phát triển bền vững”, Khóa luận Tốt nghiệp Đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam nhằm đề xuất một số biện pháp phát triển bền vững”
Tác giả: Trương Thị Lệ
Năm: 2011
9. Trần Kim Nhạn (2005), “ Khảo sát hiện trạng mảng xanh công viên, đường phố Quận Ninh Kiều, Cần Thơ”, Khoá luận Tốt nghiệp Đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Khảo sát hiện trạng mảng xanh công viên, đường phố Quận Ninh Kiều, Cần Thơ”
Tác giả: Trần Kim Nhạn
Năm: 2005
10. Lê Thị Phương (2011), “Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại quận Sơn Trà – Tp Đà Nẵng nhằm đề ra giải pháp phát triển bền vững”, Khóa luận Tốt nghiệp Đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Phương (2011), "“Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại quận Sơn Trà – Tp Đà Nẵng nhằm đề ra giải pháp phát triển bền vững”
Tác giả: Lê Thị Phương
Năm: 2011
12. Đặng Đức Thành (2008), Chuyên đề Cây xanh và giá trị cuộc sống đích thực, Nhà xuất bản Trẻ, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề Cây xanh và giá trị cuộc sống đích thực
Tác giả: Đặng Đức Thành
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
Năm: 2008
13. Phạm Minh Thịnh (2000- 2001), “Nghiên cứu cây xanh đô thị trong kiến trúc cảnh quan của thành phố Huế. Tập san KHKT Nông Lâm nghiệ” , Trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, số 3/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu cây xanh đô thị trong kiến trúc cảnh quan của thành phố Huế. Tập san KHKT Nông Lâm nghiệ”
14. Phan Thị Thanh Thủy (2010) “Điều tra, đánh giá thành phần loài cây xanh đô thị, khảo sát các mô hình bố trí cây xanh trên đường phố và công viên thành phố Sách, tạp chí
Tiêu đề: 14. Phan Thị Thanh Thủy (2010) “Điều tra, đánh giá thành phần loài cây xanh đô thị, khảo sát các mô hình bố trí cây xanh trên đường phố và công viên thành phố
15. Trần Văn Toàn (2011), Quản lý cây xanh đô thị trên nền GIS, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý cây xanh đô thị trên nền GIS
Tác giả: Trần Văn Toàn
Năm: 2011
16. Bùi Huy Trí và cộng sự (2005), Một số giải pháp phát triển hệ thống cây xanh đường phố thành phố Đà Nẵng. Viện Quy Hoạch Xây Dựng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp phát triển hệ thống cây xanh đường phố thành phố Đà Nẵng. Viện Quy Hoạch Xây Dựng
Tác giả: Bùi Huy Trí và cộng sự
Năm: 2005
18. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2008), Đề án "Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường", Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường
Tác giả: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
Năm: 2008
19. Nguyễn Văn Vui, Trương Thị Mỹ Phẩm, Ngô Trực Nhã (2011), “Bước đầu điều tra thực trạng cây xanh bóng mát và cây cảnh trang trí ở thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp”, Trường Đại hoc Cần Thơ.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bước đầu điều tra thực trạng cây xanh bóng mát và cây cảnh trang trí ở thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Tác giả: Nguyễn Văn Vui, Trương Thị Mỹ Phẩm, Ngô Trực Nhã
Năm: 2011
20. Coder, Dr. Kim D.., (10/1996) Identified Benefits of CommunityTrees and Forests, University of Georgia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Identified Benefits of CommunityTrees and Forests
21. KiatW. Tan, “ A greenway network for Singapore” National Parks Board, Singapore Botanic Gardens, 1 Cluny Road, Singapore 259569, Singapore, Available online 8 december 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A greenway network for Singapore
22. Wolf, K, 1998(b), Trees in Business Districts - Comparing Values of Consumers and Business, University of Washington College of Forest Resources, Fact sheet#31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trees in Business Districts - Comparing Values of Consumers and Business
1. Bộ Xây Dựng (2005), Thông tư số 20/2005//TT- BXD ngày 20/12/ 2005 hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị Khác
2. Bộ Xây Dựng (2006), Quyết đinh ban hành TCXDVN 362:2005: Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế Khác
3. Bộ Xây Dựng (2009), Thông tư số 20/ 2009/ TT- BXD ngày 30/06/2009 hướng dẫn về sửa đổi bổ sung Thông tư số 20/2005/TT- BXD ngày 20/12/2005 hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị Khác
5. Hội thảo chuyên đề (08/2005), Đô thị hóa và cuộc sống đô thị trong tương lai ở Việt Nam - Bàn về không gian công cộng trong đô thị Khác
8. TS. Phan Kế Long (2011), Vai trò của cây xanh trong hệ sinh thái đô thị Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w