1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XXI

33 594 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 732,12 KB

Nội dung

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế ; Mã số: 60310 Người hướng dẫn: PGS.TS Ngô Xuân Bình Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Phân tích những nhân tố dẫn đến sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu

Trang 1

Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế

kỉ XXI

Lưu Thị Mai Hương

Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế ; Mã số: 60310

Người hướng dẫn: PGS.TS Ngô Xuân Bình

Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Phân tích những nhân tố dẫn đến sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ

XXI- đề cập đến những nét chính trong bối cảnh quốc tế và trong nước diễn ra trong thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, tác động đến Ấn Độ mà đã mang lại thành công cho Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ này Xem xét sự trỗi dậy của Ấn Độ đạt được trên một số phương diện chính như kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh tế Từ đó đánh giá những tác động từ sự trỗi dậy mạnh mẽ này đến thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Tác động đối với thế giới điển hình như là buộc các nước lớn trên thế giới phải nhìn nhận lại Ấn Độ và từ đó có những điều chỉnh chính sách đối ngoại hợp lí đối với quốc gia Nam Á này; hay là với những thành công đã đạt được trong thời gian qua, Ấn Độ đã và đang từng bước khẳng định vị thế và vai trò ngày càng lớn của mình trên thế giới như thúc đẩy chuyển dịch cán cân trọng tâm quyền lực kinh tế chính trị thế giới, góp phần thúc đẩy tăng trường kinh tế thế giới…Đối với Việt Nam nói riêng là thúc đấy quan hệ song phương giữa hai nước trên nhiều mặt, trở thành đối tác chiến lược đối với cả hai nước; mang lại những bài học kinh nghiệm góp phần mang lại thành công cho Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước, hội nhập thế giới Bên cạnh đó, cũng xem xét những khó khăn, thách thức mà Ấn Độ đang phải đối mặt để từ đó nhận định về triển vọng phát triển của Ấn Độ trong

thời gian tới

Keywords: Quan hệ quốc tế; Ấn Độ; Tăng trường kinh tế

Content:

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ DẪN ĐẾN SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 11

1.1 Tình hình thế giới và khu vực 11

1.2 Tình hình trong nước 17

CHƯƠNG 2: SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 23

2.1 Về kinh tế 23

2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, duy trì trong nhiều năm 23

2.1.2 Thành tựu trong một số lĩnh vực chủ chốt 25

2.1.3 Thương mại đầu tư 34

2.2 Chính trị 36

2.2.1 Đối nội 37

2.2.2 Đối ngoại 46

2.3 Văn hóa- xã hội 52

2.3.1 Nguồn nhân lực 52

2.3.3 Nghệ thuật 60

2.4 An ninh- quốc phòng 62

2.4.1 Tiềm lực quân sự quốc phòng to lớn 62

2.4.2 Chi phí quốc phòng gia tăng 64

2.4.3 Tằng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới 66

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TỪ SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 72

3.1 Tác động đối với khu vực và thế giới 72

3.1.1 Các nước lớn điều chỉnh chính sách đối ngoại với Ấn Độ 72

Trang 3

3.1.2 Động lực thúc đẩy nền kinh tế thế giới 74

3.1.3 Góp phần chuyển dịch trọng tâm bàn cờ địa- chính trị thế giới, xác định lại cấu trúc đa phương của trật tự thế giới 74

3.1.4 Góp phần giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới, giải quyết các vấn đề toàn cầu 76

3.2 Tác động đối với quan hệ Việt Nam- Ấn Độ 77

3.2.1 Thúc đẩy mối quan hệ song phương Việt Nam- Ấn Độ lên tầm cao mới 77

3.2.2 Mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam 81

3.2.3 Gây ra làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ giữa Ấn Độ với Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung 82

3.3 Một số trở ngại, thách thức Ấn Độ đang phải đối mặt 82

3.3.1 Thách thức trong nước 82

3.3.2 Các thách thức từ bên ngoài 88

3.4 Triển vọng của Ấn Độ 91

KẾT LUẬN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 104

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm đầu thế kỷ XXI vừa qua, sự nổi lên mạnh mẽ, rõ ràng của nền kinh tế Ấn Độ đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm đặc biệt của đông đảo dư luận quốc tế bởi Ấn Độ là một trong hai quốc gia duy nhất trên thế giới, cùng với Trung Quốc hiện có quy mô dân số hơn 1 tỷ người Điều này tạo cho Ấn Độ là một thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng

Ấn Độ có vị trí nằm kề cận với bán đảo Đông Dương, và là quốc gia có nền văn minh lâu đời ở Châu Á, Ấn Độ có nhiều quan hệ gần gũi trong lịch sử và cả hiện tại, có nhiều nét tương đồng về kinh tế, chính trị, về văn hóa với các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nước này đã và đang mang lại nhiều tác động đối với toàn cầu, khu vực và đặc biệt là với các nước láng giềng gần gũi trong đó có Việt Nam

Ấn Độ là một hiện tượng trỗi dậy thành công nhanh chóng về kinh

tế trên thế giới sau khi thực hiện một loạt công cuộc đổi mới cải cách toàn diện Với sự tăng trưởng nhanh trong nhiều năm qua của Ấn Độ , nhiều nước được lợi và đang cố gắng tận dụng những cơ hội vàng hiếm

có như học hỏi kinh nghiệm đổi mới, tăng cường các mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau với Ấn Độ…Thế nhưng nhiều nước lớn cũng phải điều chỉnh chính sách để đối phó với sự trỗi dậy này bởi một xu hướng mới, một tình thế mới diễn ra bao giờ cũng có tác động hai mặt

Là một nước có quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ từ xưa đến nay, kinh tế nước

ta cũng chịu không ít những tác động nhiều chiều từ sự vươn lên nhanh chóng của một trong hai nền kinh tế đông dân nhất thế giới này Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu yếu tố giúp Ấn Độ tăng trưởng mạnh và đánh giá

Trang 5

2

tác động từ sự trỗi dậy của Ấn Độ đối với khu vực và thế giới, học hỏi kinh nghiệm của Ấn Độ do vậy là điều rất cần thiết

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực sụp đổ, trật tự thế giới mới

“nhất siêu đa cường” đang dần được hình thành cho đến tận ngày nay, trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, các giới bình luận quốc tế đã bàn nhiều đến khả năng trỗi dậy mạnh mẽ của một số nước trong nhóm

có thu nhập trung bình và thấp nhưng có quy mô dân số và diện tích lớn, có nhiều tiềm năng cho phát triển Đó là các nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi…Mặc dù các nước này cho đến nay đều

có nhiều biến đổi và vươn lên mạnh mẽ ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng sự phát triển và gia tăng ảnh hưởng quốc tế được thấy khá rõ trong trường hợp Ấn Độ Đã có nhiều bài viết, nhiều bình luận xung

quanh vấn đề này dưới nhiều cái tên như “ con rồng Trung Quốc, con

voi Ấn Độ”, “Những siêu cường mới”, “Ấn Độ phát huy vai trò mạnh

mẽ trong việc tăng cường hòa bình và ổn định ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương”… Quả thật, sự vươn lên nhanh chóng của quốc gia

đang phát triển đông dân thứ hai thế giới này đã và đang làm sự phát triển của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trở nên sôi động hơn, làm cho nhiều nước lớn phải điều chỉnh các chính sách, chiến lược liên quan đến nhiều lĩnh vực như năng lượng, thị trường, đối tác…Trên cơ sở đó,

tôi chọn đề tài “ Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ

XXI ( từ năm 2000 đến nay)” làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của mình

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hiện tượng trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI cụ thể là từ năm 2000 đến nay(2000- 2012)

Trang 6

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu sự trỗi dậy trên 4 phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng Tập trung xem xét chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế

Lý do chọn năm 2000 làm mốc nghiên cứu bởi vì: năm 2000 đánh dấu sự kiện thế giới bước sang thế kỷ XXI, giai đoạn của nền văn minh kinh tế tri thức với sự bùng nổ mạnh mẽ của thời đại công nghệ thông tin Ấn Độ là một quốc gia đứng đầu thế giới về công nghệ thông tin, khoa học máy tính Hơn nữa, năm 2000 đánh dấu 10 năm Ấn Độ thực hiện công cuộc cải cách toàn diện về kinh tế(1991-2000), 10 năm triển khai chính sách đối ngoại “ chính sách hướng Đông của Ấn Độ” Điều này đã mang lại nhiều thành công cho Ấn Độ

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nội dung chính của khóa luận tập trung vào phân tích, lý giải các nhân tố tạo ra sự tăng trưởng nhanh, những thành tựu Ấn Độ đã đạt được trong hơn một thập niên đầu thế kỷ XXI vừa qua, những vấn đề tồn tại cũng như những cơ hội, những thách thức do sự trỗi dậy mạnh

mẽ của Ấn Độ tác động đến cục diện thế giới, khu vực, đặc biệt đối với Việt Nam nói riêng Cuối cùng là đưa ra một số nhận định về triển vọng trỗi dậy của Ấn Độ trong thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính trong lý luận quan

hệ quốc tế như phương pháp nghiên cứu khu vực học, lý thuyết quan hệ quốc tế, phương pháp tổng hợp, phân tích, dự đoán nhận định triển vọng…

6 Tài liệu tham khảo

Luận văn sử dụng các sách báo tạp chí nghiên cứu chuyên ngành

ở trong nước và ngoài nước Luận văn cũng kế thừa các công trình đã được nghiên cứu và công bố tại các viện nghiên cứu, các trường đại

Trang 7

4

học Ngoài ra luận văn còn sử dụng các bài viết trong những hội thảo được tổ chức giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước với các trường đại học, các viện nghiên cứu nước ngoài

7 Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, và kết luận, luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Những nhân tố dẫn đến sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI- đề cập đến những nét chính trong

bối cảnh quốc tế và trong nước diễn ra trong thập kỷ cuối cùng của thế

kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, tác động đến Ấn Độ mà đã mang lại thành công cho Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ này Đặc biệt, tập trung xem xét các yếu tố này từ năm 2000 đến nay, bởi năm 2000 đánh dấu sự kiện thế giới bước sang thế kỷ XXI, giai đoạn của nền văn minh kinh tế tri thức với sự bùng nổ mạnh mẽ của thời đại công nghệ thông tin Ấn Độ là một quốc gia đứng đầu thế giới về công nghệ thông tin, khoa học máy tính Hơn nữa, năm 2000 đánh dấu 10 năm Ấn Độ thực hiện công cuộc cải cách toàn diện về kinh tế(1991-2000), 10 năm triển khai chính sách đối ngoại “ chính sách hướng Đông của Ấn Độ” Điều này đã mang lại nhiều thành công cho Ấn Độ

Chương 2: Sự trỗi dậy của Ấn Độ trên một số phương diện trong những năm đầu thế kỷ XXI-nghiên cứu những thành tựu Ấn Độ

đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, trong đó tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế

Chương 3: Một số tác động từ sự trỗi dậy của Ấn Độ đối với quan hệ quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI-từ những thành

tựu Ấn Độ đạt được trên các lĩnh vực phân tích những tác động đến thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Đồng thời xem xét những khó khăn thách thức mà Ấn Độ đang phải đối mặt để nhận định về triển vọng phát triển của Ấn Độ trong thời gian tới

Trang 8

Do hạn chế về thời gian và điều kiện tiếp xúc thực tế, kết quả nghiên cứu của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót cần được nghiên cứu, trao đổi để bổ sung thêm Em rất mong nhận được những góp ý chân thành của các quý Thầy Cô để chỉnh sửa, hoàn thiện đề tài

Nhân đây, em cũng xin cảm ơn PGS.TS Ngô Xuân Bình- Viện trưởng Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, cùng các Thầy Cô trong khoa Quốc tế học, trường ĐH KHXH& Nhân văn, ĐHQGHN đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình

Trang 9

6

CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ DẪN ĐẾN SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ

TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

1.1 Tình hình thế giới và khu vực

Thập niên 90 của thế kỷ XX chứng kiến sự sụp đổ của thế giới lưỡng cực và chuyển biến sang một trật tự thế giới mới Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô sụp đổ dẫn đến sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới Hệ thống chính trị thế giới không còn là sự phân chia giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa mà bị chi phối bởi nhiều cường quốc và khối cường quốc đan xen Từ đây, xu hướng hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển vượt lên những bất đồng là chủ yếu; xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra nhanh chóng đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng có nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết Chính điều này đã thúc đẩy quá trình hợp tác trao đổi buôn bán thương mại giữa các quốc gia với nhau trong đó có Ấn Độ, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân…

Sự sụp đổ của Liên Xô đã đẩy Ấn Độ lâm vào một cuộc tình thế trầm trọng: Cụ thể

Thứ nhất ,từ khi bắt đầu chiến tranh lạnh vào những năm 1950,

Ấn Độ chủ trương đường lối chính trị không liên kết và là nước đi đầu của phong trào không liên kết Tuy nhiên, trên thực tế, ngay từ sau khi giành được độc lập, các nhà lãnh đạo của Ấn Độ trong đó có Thủ tướng Nehru đã chọn mô hình phát triển kinh tế của Liên Xô để làm mô hình cho nền kinh tế Ấn Độ Đó chính là mô hình kinh tế tập trung có sự quản lý của nhà nước theo những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội Như vậy, sự sụp đổ của Liên Xô cũng chính là sự sụp đổ của mô hình kinh tế

xã hội mà Ấn Độ cố gắng xây dựng

Trang 10

Thứ hai, từ sau khi giành độc lập, không phải lúc nào quan hệ

Ấn Độ - Liên Xô cũng tốt đẹp nhưng nhìn chung đây là mối quan hệ gắn bó và bền vững Hai nước đã ký kết hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị

và Hợp tác vào năm 1971 và hiệp ước này được ký kết lại vào năm

1991 Đến cuối những năm 1970, Liên Xô đã trở thành nước có quan hệ thương mại, viện trợ và đầu tư chủ yếu và lớn nhất với Ấn Độ, là nước cung cấp chủ yếu các loại vũ khí và thiết bị quân sự, chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ Từ một chính sách ngoại giao phụ thuộc khá nhiều vào Liên Xô, sự sụp đổ của Liên Xô khiến Ấn Độ phải định hình lại chính sách đối ngoại của mình

Thứ ba, Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

Đông Âu làm cho Ấn Độ mất đi nguồn viện trợ chính, nguồn đào tạo nhân lực dồi dào và một thị trường xuất khẩu trọng yếu Việc Ấn Độ nợ Liên Xô đến 11 tỉ USD (trong số nợ 70 tỉ USD – chiếm 23% GDP năm tài khóa 1990 - 1991) là một minh chứng cho sự hẫng hụt kinh tế mà Ấn

Độ phải gánh chịu

Thứ tư, Những năm đầu của thập niên 90 chúng ta cũng chứng

kiến một cuộc chiến tranh trên quy mô lớn đó là chiến tranh vùng Vịnh Cuộc chiến diễn ra tuy không có ảnh hưởng trực tiếp đến Ấn Độ nhưng cũng chính là một nhân tố gián tiếp tác động đến cách nhìn nhận về chính sách đối ngoại của nước này Xét về mặt địa chính trị, vùng Vịnh

là một khu vực có vị trí chiến lược đối với Ấn Độ, là cầu nối giữa Ấn

Độ và vùng Trung Á Tầm quan trọng về mặt địa chính trị của vùng Vịnh đối với Ấn Độ có thể thấy được từ thời thuộc địa khi thực dân Anh kiểm soát chặt chẽ vùng Vịnh vì họ nhận ra vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của khu vực này đối với việc phòng thủ Ấn Độ

Thứ năm, Tại khu vực Nam Á, tình hình chính trị luôn bất ổn do

quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ và nước láng giềng Pakixtan Thêm vào

đó, tình hình càng trở nên phức tạp do Pakixtan có sự hậu thuẫn của

Trang 11

2.1.2 Tình hình trong nước

Về vị trí địa lý: Ấn Độ có tiềm năng lớn về dân số, vị trí địa lý, tiềm lực kinh tế, sức mạnh văn hóa để thực hiện chính sách hướng ra bên ngoài Hiện tại Ấn Độ có khoảng 1,2 tỷ người, dự báo đến năm

2025 dân số Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc và trở thành nước có dân

và khu vực quan trọng như: ASEAN + 8, ARF, ASEM, Diễn đàn kinh

tế Đông Á, SAARC, UN…

1 quoc.htm [access on 2 Mar 2011]

Trang 12

http://nld.com.vn/2010123010489515P0C1006/dan-so-an-do-se-vuot-trung-Ấn Độ cần thiết phải phát triển nền kinh tế tự do Vào năm

1991, việc Liên Xô sụp đổ và chiến tranh vùng Vịnh dẫn đến giá dầu tăng vọt là một trong những nhân tố dẫn đến khủng hoảng kinh tế tài chính ở Ấn Độ Ấn Độ rơi vào tình trạng nợ nần và không còn dự trữ ngoại tệ nên đã phải yêu cầu vay 1.8 tỷ USD từ IMF Đổi lại, Ấn Độ phải tiến hành cải cách nền kinh tế Để đối phó với tình trạng trên, Ấn

Độ phải tiến hành cải cách nền kinh tế Được sự phê chuẩn của Chính phủ, Thủ tướng Nahasimha Rao cùng với Bộ trưởng Tài chính Manmohan Singh đã tiến hành phát động và thực hiện một cuộc cách mạng mạnh mẽ và toàn diện Quá trình thực hiện cuộc cải cách về kinh

tế ở Ấn Độ từ năm 1991 đến nay được chia thành hai giai đoạn Giai đoạn đầu (từ 1991 đến 1999), Ấn Độ hầu như tập trung vào cải cách mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, thực hiện các chính sách nhằm tự do hoá nền kinh tế trên các lĩnh vực tài chính, công nghiệp, thương nghiệp và tích cực gắn kết Ấn Độ với nền kinh tế thế giới Sang giai đoạn tiếp theo (từ 1999 đến nay), song song với các chính sách đổi mới về kinh tế Ấn Độ đã chú trọng đến các cải cách xã hội như y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống vốn rất thấp của người dân Ấn Điểm đặc biệt là các biện pháp cải cách ở Ấn Độ chủ yếu được thực hiện từ dưới lên và giành được nhiều thành tựu Các doanh nghiệp và các tổ chức tư nhân

Ấn Độ đã và đang trỗi dậy bất chấp Nhà nước khiến Chính phủ Ấn Độ không thể không cố gắng để theo kịp trên con đường đổi mới, xây dựng một Ấn Độ phát triển Nhờ cải cách và tự do hóa, Ấn Độ đã có bước tiến vượt trội về phát triển kinh tế trong 20 năm vừa qua Sự trỗi dậy của Ấn Độ thể hiện ở chỗ, Ấn Độ đã thay đổi từ một quốc gia nghèo,

có tỷ lệ dân số thiếu đói lớn, vươn lên thành một cực tăng trưởng mới của thế giới, thành nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á, và cũng là một điểm sáng tăng trưởng kinh tế ở Nam Á

Trang 13

10

CHƯƠNG 2

SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN

TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

2.1 Về kinh tế

2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, duy trì trong nhiều năm

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ trở thành một trong hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới Năm 2005-2006 GDP Ấn Độ đạt 9,5%, năm 2006-2007 là 9,6%, năm 2007-2008 là 9,3% Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2008-2009, GDP của Ấn Độ sụt giảm xuống còn 6,8%, mặc dù con số này thấp hơn so với các năm trước đó nhưng mặc dù vậy, Ấn Độ vẫn duy trì là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới cũng như trong tất cả các quốc gia lớn bao gồm các nền kinh tế phát triển nhanh đang có dấu hiệu tăng chậm lại Một năm sau khủng hoảng, Ấn Độ đã nhanh chóng phục hồi với tốc độ tăng GDP ấn tượng: năm 2009-2010, 2010-2011 lần lượt là 8% và 8,6% [2] Trong bản điều tra kinh tế năm 2012, tăng trưởng GDP của Ấn Độ năm 2013-14 dự kiến sẽ đạt 8,6% Gần đây, các nhà phân tích dự báo, đến năm 2040 Ấn Độ có thể trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế thứ 3 thế giới chỉ sau Mỹ và Trung Quốc

Năm 2004, thế giới được chứng kiến nền kinh tế Ấn Độ đạt mức tăng trưởng ngoạn mục xấp xỉ 8,5%, với tổng GDP đạt 692 tỷ USD [3

] Ấn

2 Ministry of Finance, Government of India, Economic Survey 2010-2011, 2011,

http://indiabudget.nic.in/es2010-11/echap-01.pdf , p.2

3

Nguyễn Văn Phương (2005), “Ấn Độ thị trường tiềm năng khổng lồ”, tạp chí ngoại thương số

34,1-10/12/2005

Trang 14

Độ được xếp là nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á và cũng từ năm 2004, Ấn

Độ đã đứng trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng GDP cao nhất thế giới, Tính theo sức mua tương đương (PPP) Ấn Độ là 3,63 ngàn tỷ USD, đứng thứ 4 thế giới (so với 12,15 ngàn tỷ USD của Mỹ năm 2004) PPP trong 3 năm 2009, 2010, 2011 của Ấn Độ lần lượt đạt 3,20; 3,50, 3,70 ngàn tỷ USD

2.1.2 Thành tựu trong một số lĩnh vực chủ chốt

Phát huy những tiềm năng sẵn có cùng với những thành quả của công cuộc đổi mới toàn diện mà Ấn Độ đã đạt được nhiều thành công trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…điển hình như Ấn

Độ nổi tiếng với ngành công nghệ thông tin trở thành “trung tâm dịch

vụ của thế giới”, mang lại nhiều việc làm cho người dân nơi đây, hơn nữa, Ấn Độ còn nổi tiếng thế giới với ngành công nghiệp dược phẩm, sản xuất thép…Ngoài ra, Ấn Độ còn đứng đầu thế giới về sản xuất đường, sữa, số lượng gia súc…Ngành dịch vụ ở đây cũng rất phát triển như ngành dịch vụ bán lẻ, dịch vụ du lịch chữa bệnh…

2.1.3 Thương mại đầu tư

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ấn Độ được coi là điểm đến hấp dẫn của giới kinh doanh quốc tế Dòng chảy đầu tư trực tiếp (FDI)

đã trở thành tác nhân quan trọng của nền kinh tế Ấn Độ và đang tăng với tốc độ chóng mặt Tổng lượng vốn FDI trong giai đoạn từ tháng 4/2000 đến tháng 3/2012 đạt 170,4 tỷ USD Từ đó góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại của Ấn Độ với các nước trên thế giới

2.2 Chính trị

Ấn Độ chủ trương thực hiện các chính sách đồng bộ như các chính sách cải cách mạnh mẽ ở bên trong và mở cửa đối ngoại, kết hợp các chính sách phát triển kinh tế với chính trị… Các chính sách, biện pháp này có liên quan đến nhau, phụ thuộc vào nhau, hỗ trỡ với nhau taọ nên sự thành công của Ấn Độ trong những năm gần đây Các chính

Trang 15

12

sách cải cách đang mang lại hiệu quả rõ rệt, nên bước sang những năm đầu thế kỷ XXI này, Chính phủ Ấn Độ tiếp tục duy trì và đẩy mạnh, đổi mới các chính sách hơn nữa

2.2.1 Đối nội

2.2.3 Đối ngoại

2.3 Văn hóa- xã hội

Ấn Độ có dân số đông, mang lại nguồn nhân lực dồi dào, hơn nữa lao động ở đây thành thạo tiếng anh, trẻ, khỏe, được đào tạo cơ bản trong một số ngành quan trọng…chính những điều này đã góp phần cải thiện đời sống của người dân, tình hình bất bình đẳng xã hội từng bước được cải thiện

Hơn nữa, Ấn Độ còn là một quốc gia giàu bản sắc văn hóa dân tộc, Ấn Độ không chỉ là nơi khai sinh ra 4 tôn giáo lớn của thế giới mà còn tiếp thu nhiều tôn giáo khác Hiện nay, chính phủ Ấn Độ đang sử dụng tôn giáo như là một công cụ của sức mạnh mềm để tạo ảnh hưởng với các quốc gia khác trên thế giới Điển hình trong trường hợp Mianma

Ấn Độ còn được mọi người biết đến nhiều hơn thông qua các công trình kiến trúc,hội họa độc đáo, các tác phẩm điện ảnh hấp dẫn Ấn

Độ được đánh giá là kinh đô điện ảnh lớn thứ hai thế giới, đứng đầu thế giới về sản xuất phim hàng năm

2.4 An ninh quốc phòng

Ấn Độ có tiềm lực lớn về an ninh quốc phòng, với lực lượng quân đội lớn thứ hai thế giới được trang bị cả vũ khí hạt nhân Ấn Độ hiện đang có vị thế lớn trên thế giới về số lượng quân nhân, lĩnh vực vũ khí quân sự, năng lượng hạt nhân, tên lửa… Lực lượng không quan đứng thứ 4 thế giới, hải quân đứng thứ 5 thế giới, được trang bị vũ khí công nghệ hiện đại

Trang 16

Không những vậy, Trong những năm gần đây, ngân sách quốc phòng của Ấn Độ liên tục tăng, trong khi năm 2006 - 2007 chỉ là 19,11

tỷ USD, năm 2007 - 2008 là 20,56 tỷ USD, năm 2008 - 2009 là 29 tỷ USD, thì năm 2009 - 2010 là 32 tỷ USD, và năm 2010 - 2011 sẽ ở vào khoảng 32,75 tỷ USD, chiếm 2,5% GDP, lớn hơn nhiều so với chi phí quân sự của các nước Nam Á khác

Trong buổi điều trần trước quốc hội hồi tháng Ba về ngân sách tài khóa 2012-2013, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee tuyên bố New Dehli sẽ tăng 17% cho mua sắm quốc phòng, lên 1,93 nghìn tỷ Rupee (tương đương 38,6 tỷ USD) Trong đó, 41% sẽ được sử dụng để mua sắm các hệ thống vũ khí hiện đại và vũ khí hạng nặng Giới phân tích nhận định, đây là mức tăng đáng kể so với con số 12% của ngân sách năm trước Bộ trưởng Pranab Mukherjee tiết lộ ít thông tin về lý do tăng ngân sách quốc phòng lần này, ngoài việc nhấn mạnh

sự phân bổ chi tiêu sẽ dựa trên nhu cầu hiện tại và những nhu cầu mua sắm cần thiết mới sẽ được đáp ứng Theo giới quan sát, trên thực tế, ngân sách quốc phòng của Ấn Độ còn lớn hơn nhiều, bởi số liệu vừa được công bố chưa tính tới chương trình vũ khí hạt nhân, việc trả lương hưu cho quân nhân và các lực lượng bán quân sự

Bên cạnh đó, Ấn Độ còn tăng cường thúc đẩy quan hệ với các quốc gia khác thông qua các hoạt động mua bán vũ khí, tham gia các cuộc tập trận chung, các chương trình đào tạo quân sự…

Ngày đăng: 08/07/2016, 17:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w