1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp Dạy học dự án trong môn ngữ văn ở trƣờng trung học phổ thông

10 1,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 319,49 KB

Nội dung

Vận dụng phương pháp "Dạy học dự án" trong môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông Trần Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy họ

Trang 1

Vận dụng phương pháp "Dạy học dự án" trong môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông

Trần Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ

văn)

Mã số 60 14 10 Người hướng dẫn: PGS.TS Đỗ Ngọc Thống

Năm bảo vệ: 2010

Abstract Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản mang tính lý luận về phương pháp “dạy

học dự án” (DHDA ) Khảo sát, phân tích các dạng bài học của môn Ngữ văn THPT

và chỉ ra khả năng vận dụng DHDA trong các dạng bài học này Xây dựng được quy trình áp dụng phương pháp DHDA trong môn Ngữ văn ở trường THPT Thử nghiệm

sư phạm

Keywords Phương pháp dạy học; Dạy học dự án; Ngữ văn

Content

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI- thế kỉ của khoa học và công nghệ Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống Nó đòi hỏi con người không chỉ là sự hiểu biết đơn thuần về kiến thức tự nhiên hay xã hội mà còn là sự thành thạo của rất nhiều kĩ năng để có thể thích ứng với cuộc sống Viện sĩ A.A.Xmianốp (Liên Xô cũ)

đã viết: “Sự tiến bộ kì diệu của khoa học kĩ thuật, số liệu các tri thức cần lĩnh hội tăng lên một

cách ghê gớm, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi căn bản cả nội dung giáo dưỡng lẫn phương pháp dạy học (PPDH) PPDH phải nhằm phát triển tối đa sự suy nghĩ độc lập của HS, kĩ năng đạt đến

và vận dụng tri thức” [25; tr.18] Điều đó đặt ra bài toán thách thức cho quá trình giáo dục và đào

tạo nguồn nhân lực cho tất cả các nước trên thế giới Theo xu hướng này, ở nước ta đổi mới PPDH nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng đã trở thành một yêu cầu vừa hiển nhiên vừa bức thiết

Trang 2

không chỉ với các Ban ngành quản lí giáo dục mà còn riêng với từng cá nhân GV đang trực tiếp tham gia việc giảng dạy

Thực tế cho thấy: lý luận về đổi mới phương pháp và các PPDH mới rất đa dạng, khoa học, sát thực song khi áp dụng vì điều kiện khách quan lẫn chủ quan, có nhiều PPDH chưa áp dụng được hoặc áp dụng đạt hiệu quả không cao Điều đó dẫn đến bối cảnh chung của Việt Nam hiện nay là rất nhiều GV còn lúng túng trong việc xác định một PPDH Ngữ văn nhằm gây được nhiều hứng thú cho HS và tích cực hóa hoạt động học tập của HS Thực trạng nhiều HS phổ thông hiện nay không thích học Văn, chán học văn, sợ học Văn, xem nhẹ môn Văn vẫn còn là vấn đề khá phổ biến

Là một trong những PPDH đã được nghiên cứu và áp dụng thành công ở nhiều nước

trên thế giới (ví dụ như chương trình dạy học của Intel, phiên bản 10.4), trong nhiều thập kỉ vừa qua, việc triển khai dự án trong thực tế đã chính thức trở thành một chiến lược dạy học

DHDA đã chiếm được vị trí đáng nể trong lớp học sau khi các nhà nghiên cứu hệ thống lại những điều GV đã biết từ lâu: HS sẽ hứng thú hơn với việc học khi có cơ hội thâm nhập vào những vấn đề phức tạp, mang tính thách thức cao và đôi khi đầy rẫy những vấn đề nhưng rất sát với thực tế đời sống Vì thế, DHDA đã thể hiện được ưu điểm nổi bật của mình trong việc hướng tới các mục tiêu của giáo dục hiện đại mà UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” Với đặc điểm này, việc đưa DHDA vào

tổ chức dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng sẽ là một trong những phương hướng góp phần đào tạo con người toàn diện phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế cũng như đáp ứng được đòi hỏi của xã hội tri thức

Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết và quy trình vận dụng DHDA, có thể dễ dàng nhận thấy hòan tòan có khả năng vận dụng được DHDA vào thực tiễn dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong học tập; tạo được hứng thú cho HS

và góp phần đa dạng hóa các PPDH Với việc có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong cách dạy, cách học của GV và HS; đem lại cho giờ học Ngữ văn một không khí học tập mới,

DHDA đã trở thành một trong những PPDH “làm cho GV chỉ cần dạy ít mà HS học được

nhiều và làm cho nhà trường bớt sự nhàm chán và bớt sự nhọc nhằn” [16; tr 20]

Ở nước ta, từ năm 2003, phương pháp DHDA đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo kết hợp với tập đoàn Intel Việt Nam triển khai thí điểm tại 20 trường học thuộc 9 tỉnh thành trên cả

nước trong chương trình“Dạy học cho tương lai” Từng được HS-sinh viên ở nhiều nước có

nền giáo dục tiến tiến như: Mĩ, Anh, Pháp, Nhật…hào hứng đón nhận và áp dụng, DHDA ngày càng được phổ biến rộng rãi, được phát triển và hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn

Trang 3

Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP“DẠY HỌC DỰ ÁN” TRONG MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG cho luận văn tốt nghiệp của mình Thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng tìm được một hướng đi tích cực trong quá trình đổi mới PPDH của bản thân đồng thời giúp cho GV Ngữ văn quan tâm hơn đến phương pháp này và áp dụng vào quá trình dạy học của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Dạy học theo dự án (được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh là Project based learning) và còn được gọi là Phương pháp PBL, Dạy học dựa trên dự án, Dạy học tiếp cận dự án) Ở bài

viết này, chúng tôi dùng thuật ngữ “dạy học dự án” (và viết tắt là DHDA)

Có nhiều quan điểm khác nhau về sự ra đời của tư tưởng dạy học theo dự án, tuy vậy

có thể nói những mầm mống đầu tiên của tư tưởng này đã có trong quan niệm của các nhà giáo dục kinh điển như: Rouseeau (1712-1778), H Pestalozzi (1746-1827), F Frobel

(1782-1852) và W.Humboldt (1767-1835), thể hiện ở việc nhấn mạnh đặc biệt ý nghĩa của “Tính tự

quyết” và “Sự tự hoạt động của con người” như là cơ sở nền móng của dạy học

Theo M.Knoll thì PPDH dự án là đứa con của thế kỉ XVI và xuất phát điểm gắn liền với nghệ thuật và khoa học Nó xuất hiện trước hết ở châu Âu (Ý, Pháp), trong các trường đại học kĩ thuật, lan nhanh sang Mĩ vào giữa thế kỉ XIX Cũng như ở châu Âu, DHDA có mặt ở các trường đại học kiến trúc và kĩ thuật, sau mới mở rộng sang trường phổ thông, đặc biệt ở môn Thủ công, Nghệ thuật và Nông nghiệp [16; tr 373]

Theo quan điểm của K Frey và B.S de Boutemanrd thì DHDA xuất hiện từ thế kỉ XIX, là kết quả của cuộc cách mạng trong công nghiệp với sự mở rộng phân công lao động, đòi hỏi nhà trường phải mở rộng phạm vi các môn học, đưa kĩ thuật mới vào chương trình giảng dạy của nhà trường

P.Petersen, C.Odenbach D.Hansel thì lại thống nhất cho rằng DHDA là sản phẩm tất yếu của trào lưu cải cách giáo dục ở Mĩ vào những năm đầu thế kỉ Đầu thế kỉ XX, trên cơ sở các học thuyết tâm lý giáo dục của J Piagiê, L Vưgôtxki, các nhà sư phạm Mỹ (Woodward; Richard; J.Deway; W.Kilpatrich) đã xây dựng lý luận cho DHDA Các nhà sư phạm theo phong trào giáo dục mới đã áp dụng DHDA cho HS ở mọi lứa tuổi với hầu hết các môn học và trong những môi trường học tập đa dạng Theo họ, mọi dự án đều phải có xu hướng trở thành

dự án của cuộc sống và đều phải mang đến biến chuyển cuộc sống của HS [33]

Trang 4

John Dewey (1859-1952)- người được xem như là cha đẻ của DHDA, đã nhấn mạnh

rằng thực tiễn quan trọng hơn lý thuyết Ông cho rằng HS có thể học bằng cách tư duy thông

qua hoạt động, tranh luận và giải quyết vấn đề thực tiễn Quá trình này cho phép lớp học trở thành môi trường với HS là trung tâm thông qua mô hình học tập dựa trên dự án Với quan điểm này, JohnDewey đã tiến hành những thử nghiệm đầu tiên cho việc DHDA ở trường đại học bang Chiago nước Mĩ HS được chia thành các nhóm nhỏ và tham gia thực hiện các dự án

cụ thể mà trong đó họ học đọc, học viết, tính toán; học cách lắng nghe người khác; học cách đảm nhiệm trách nhiệm và học nhiều thứ khác Và JohnDewey rút ra 3 khẳng định chắc chắn:

1) tất cả HS, để học tập phải tích cực và làm ra một cái gì đó; 2) tất cả HS phải học cách suy

nghĩ và giải quyết các vấn đề; 3) tất cả HS phải học cách hợp tác với người khác để chuẩn bị cho cuộc sống ngoài xã hội [33]

Năm 1918, nhà tâm lý học William H Kilpatric (1871-1965) đã viết bài báo với tiêu

đề “Phương pháp dự án” (The project method) gây tiếng vang lớn trong cơ sở đào tạo GV

cũng như trong các trường học Ông và các nhà nghiên cứu của trường đại học ở Columbia đã đóng góp lớn để truyền bá DHDA qua các giờ học, hội nghị và các tác phẩm xuất bản năm

1925 Đối với William H Kilpatric, dự án là một hoạt động có mục đích cụ thể, có cam kết với người thực hiện và diễn ra trong môi trường xã hội [33]

Ở Liên Xô, Anton Xêmionovic Macarenco(1888-1939) đã đề xuất một PPDH có tên

là “các phức hợp” vào năm 1922 và ông cho rằng cần đặt trẻ trước một chân trời mới không

ngừng đòi hỏi giúp đỡ, hướng dẫn họ và làm cho họ tiếp cận với nó [33] Phương pháp này là

sự cụ thể hóa tư tưởng xã hội chủ nghĩa vào lĩnh vực giáo dục: lao động sản xuất mới là cơ sở của trường học [38] Thế nhưng ở châu Âu, người được biết nhiều nhất trong việc DHDA có

lẽ là Celestin Freinet (1896-1966) Theo ông, lớp học trước hết là một nơi ở đó phải áp dụng các cách làm việc để nghiên cứu thông tin, trao đổi ý kiến, phân tích các dữ kiện hoặc trình bày các bài báo tập hợp được Trong một môi trường như thế, sự hợp tác nhóm rất phong

phú Khát vọng của Freinet là tạo nên một cá nhân có đầu óc phát triển tốt hơn là đầu óc

được rót đầy kiến thức Nhiều nhà sư phạm ở châu Âu cũng đã vận dụng DHDA Một nguyên

tắc của phương pháp này là niềm tin gần như không giới hạn vào quyền lực của giáo dục và khả năng phát triển của trẻ; sự chịu trách nhiệm của cá nhân trước tập thể [24; tr 5]

Tóm lại, học tập theo dự án đã tạo nên một chuyển động xã hội- giáo dục từ đầu thế kỉ

20 ở Bắc Mỹ cũng như ở châu Âu với thay đổi mạnh mẽ trong dạy học nhà trường Nền tảng của chuyển động này là đem đến cho HS sự tiếp nhận hào hứng kiến thức, sự thay đổi phương

Trang 5

pháp học tập với sự tham gia một cách có ý thức nhất, tích cực nhất của HS vào việc thiết lập tri thức

Ngày nay, DHDA còn mang tính toàn cầu và càng phát triển hơn với sự hỗ trợ của kĩ thuật hiện đại mà đặc biệt là mạng Internet Nhiều trường học ở Đức hằng năm đều giành

riêng một tuần cuối năm cho việc DHDA và gọi đó là tuần lễ dự án cuối năm học Trong tuần

lễ này, GV và HS tự đề xuất những dự án liên quan đến những kiến thức đã học HS tự đăng

kí tham gia vào những dự án mà họ ưa thích [39] Tổ chức Trinh sát và Hướng Đạo Pháp

(Les Scouts et Guides de France) đã tiến hành cho trẻ em và thanh niên trên toàn thế giới,

không phân biệt quốc tịch, sắc tộc; văn hóa, tôn giáo và hoàn cảnh xã hội cùng thực hiện những dự án học tập với những mục đích giáo dục về nhân cách, giới tính, lối sống cộng đồng

và sự tôn trọng thiên nhiên [40] Dự án Côvit (CoVis, Collaborataire Visualization) ở Canada

cho phép sự hợp tác làm việc qua mạng giữa các HS [33] Ở Mĩ, mô hình học tập theo dự án được sửa đổi là WebQuest được Bernie Dodge và Tom March thuộc trường Đại học bang SanChiago triển khai năm 1995 Một WebQuest là hoạt động yêu cầu một số hoặc tất cả các thông tin mà các học viên tương tác đến từ các nguồn trên Internet WebQuest có thể ngắn hoặc dài từ một số tiết học cho đến một tháng hoặc lâu hơn nữa [32]

Ở Việt Nam từ năm 2003, chương trình “Dạy học cho tương lai” của Bộ Giáo Dục và

Đào tạo đã triển khai phương pháp DHDA tại 20 trường thuộc 9 tỉnh trong cả nước Tiếp cận

từ góc độ lý luận, 2 tác giả TS Nguyễn Văn Cường và Th.S Nguyễn Thị Diệu Thảo đã có bài

viết: “Dạy học dự án- một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên” đăng trên

tạp chí Giáo dục số 80 phát hành tháng 4/ 2004 [22; tr.17] Tiếp đó tại Hội nghị khoa học nữ lần lần thứ 9, hai tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa và Võ Thị Bảo Ngọc đã có bài

nghiên cứu về “Tình hình vận dụng phương pháp Project trong dạy học ở trường Đại học Sư

Phạm- ĐHQG Hà Nội” Trên tạp chí Giáo dục số 155 (kì 1-2/2007), TS Nguyễn Dục Quang

có bài viết: “Học để cùng chung sống một con đường giáo dục nhân cách cho học sinh” cũng

đã đề cập đến phương pháp DHDA với tư cách là một trong năm phương pháp giáo dục “Học

để cùng chung sống” [22; tr 24] Bài viết đã nêu lên một cách ngắn gọn nhất về cách hiểu và

tác dụng của DHDA Gần đây nhất trên tạp chí Giáo dục số 157 (kì 1-3/2007), PGS.TS Đỗ

Hương Trà có bài viết: “Dạy học dự án và tiến trình thực hiện” [21; tr 12] Bài viết đã đưa ra

cơ sở tiếp cận dự án và nêu lên tiến trình thực hiện DHDA Tuy nhiên, những bài nghiên cứu này chưa tập trung vào chủ đề cụ thể còn tản mạn ở nhiều khía cạnh của DHDA

Với góc độ là đề tài của khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư Phạm I Hà Nội, tháng

6/2006, tác giả Nguyễn Văn Nghĩa đã nghiên cứu vấn đề “Tổ chức dạy học các kiến thức

Trang 6

phần “Những định luật cơ bản của dòng điện không đổi”cho HS lớp 11THPT theo quan điểm của dạy học dự án” Tiếp đó, luận văn thạc sỹ ngành Vật Lý với đề tài nghiên cứu“Tổ chức dạy học dự án một số nội dung kiến thức chương “Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng theo SGK lớp 9 THCS nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, chủ động của học sinh trong học tập” Ở luận văn này, tác giả đã nêu lên tiến trình thực hiện DHDA và kết quả thử

nghiệm sư phạm với chương trình vật lý lớp 9

DHDA trong môn Ngữ văn đã được đề cập đến trong cuốn “Công nghệ dạy văn” của

PhạmToàn nhưng tác giả chưa làm rõ có thể ứng dụng trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT

như thế nào Lý thuyết về DHDA cũng được giới thiệu trong cuốn “Tài liệu bồi dưỡng giáo

viên thực hiện chương trình sách giáo khoa” các năm 2006, 2007, 2008 của Bộ giáo dục và

Đào tạo

Như vậy chúng ta thấy: đã có không ít công trình nghiên cứu về dạy học dự án Tuy nhiên, trong dạy học Ngữ Văn chưa có một bài viết nào nghiên cứu chuyên sâu về việc áp dụng phương pháp DHDA trong môn học này

Các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước chính là nguồn tài liệu quý báu, là những căn cứ, gợi ý có giá trị cho chúng tôi tiếp tục tìm hiểu và phát triển sâu hơn nữa các vấn

đề về lý luận cũng như thực tiễn của DHDA được vận dụng trong dạy học môn Ngữ Văn ở nhà trường THPT

3 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu việc vận dụng phương pháp DHDA vào thực tiễn dạy học Ngữ văn ở trường

THPT, luận văn hướng tới mục tiêu :

- Giới thiệu phương pháp DHDA một cách tương đối hệ thống và chỉ ra khả năng của nó đối với môn Ngữ văn

- Vận dụng PPDH này trong môn Ngữ văn ở trường THPT

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, chúng tôi tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản mang tính lý luận về phương pháp DHDA

- Khảo sát, phân tích các dạng bài học của môn Ngữ văn THPT và chỉ ra khả năng vận dụng DHDA trong các dạng bài học này

Trang 7

- Xây dựng được quy trình áp dụng phương pháp DHDA trong môn Ngữ văn ở trường THPT

- Thử nghiệm sư phạm

5 Đối tượng- Phạm vi nghiên cứu:

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp DHDA và sự vận dụng phương pháp này trong môn Ngữ văn THPT

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Trong khuôn khổ đề tài này, căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường Việt Nam,

người viết chỉ nghiên cứu việc vận dụng phương pháp DHDA trong giới hạn là một phương

pháp dạy học được sử dụng cho các bài học trên lớp của môn Ngữ văn ở trường THPT

- Nghiên cứu tại Hà Nội và TP Nam Định trong 2 năm 2009 và 2010

6 Mẫu khảo sát

6.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT

6.2 Mẫu khảo sát

Thực tế dạy học Ngữ văn ở 1 số trường THPT tại TP Nam Định

7 Câu hỏi nghiên cứu

Nên vận dụng phương pháp DHDA trong môn Ngữ văn THPT ở nhà trường Việt Nam hiện nay như thế nào ?

8 Giả thuyết khoa học

Trong bối cảnh GV Ngữ văn đang có nhiều lúng túng khi thực hiện đổi mới PPDH, việc xác định tính khả thi và phương hướng vận dụng một cách linh hoạt phương pháp DHDA

sẽ góp phần đa dạng hóa PPDH Ngữ văn theo xu hướng hội nhập quốc tế,tạo hứng thú và góp phần tích cực hoá hoạt động học tập của HS

9 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã vận dụng 1 số phương pháp nghiên cứu:

Trang 8

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đọc, tìm hiểu, sưu tầm, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu như: sách, báo, internet, tạp chí, luận văn, luận án đề cập đến các vấn đề có liên quan đến đề tài

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh; điều tra xã hội học; thống kê toán học và xử lý thông tin

- Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm: điều tra, kiểm chứng thông tin

10 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được

chia thành 3 chương :

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về phương pháp “dạy học dự án”

Chương 2: Vận dụng “dạy học dự án” trong môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông

Chương 3: Thử nghiệm sư phạm

Reference

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A SÁCH :

1 Bộ giáo dục & Đào tạo Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Ngữ

văn lớp 10 Nxb giáo dục, 2006

2 Bộ giáo dục & Đào tạo Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Ngữ

văn lớp11 Nxb giáo dục, 2006

3 Bộ giáo dục & Đào tạo Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Ngữ

văn lớp 12 Nxb giáo dục, 2006

4 Bộ giáo dục & Đào tạo Chương trình giáo dục phổ thông Nxb giáo dục, 2006

5 Bộ giáo dục & Đào tạo Phân phối chương trình Ngữ văn 10,11,12 năm học 2009- 2010

6 Bộ giáo dục& Đào tạo SGK Ngữ văn 10( tập I, II) Nxb giáo dục, 2009

7 Bộ giáo dục& Đào tạo SGK Ngữ văn 11( tập I, II) Nxb giáo dục, 2009

8 Bộ giáo dục& Đào tạo SGK Ngữ văn 12( tập I, II) Nxb giáo dục, 2009

9 Bộ giáo dục& Đào tạo Sách giáo viên Ngữ văn 10(tập I, II) Nxb giáo dục, 2009

10 Bộ giáo dục & Đào tạo Sách giáo viên Ngữ văn 11(tập I, II) Nxb giáo dục, 2009

11 Bộ giáo dục & Đào tạo Sách giáo viên Ngữ văn 12 (tập I, II) Nxb giáo dục, 2009

Trang 9

12 Nguyễn Thị Phương Hoa Tập bài giảng cao học môn Lí luận dạy học hiện đại, Đại học

giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2006

13 Phan Trọng Luận Phương pháp dạy học văn NXB giáo dục, 2006

14 Phan Trọng Luận Thiết kế bài giảng ngữ văn 10, 11 và 12 (Tập 1,2) Nxb giáo dục,

2006

15 Thiều Chửu Hán Việt tự điển Nxb Thanh niên, 2006

16 Nguyễn Thị Phương Hoa- Võ Thị Bảo Ngọc Tình hình vận dụng phương pháp project

trong dạy học ở trường Đại học Ngoại Ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội Nxb Đại học Quốc

Gia Hà Nội, 2004

17 Phạm Toàn Công nghệ dạy văn Nxb Lao động, 2006

18 Debbie Candau, Jennifer Doherty, Robert Hannafin, John Judge, Judi Yost, Paige

Kuni Intel teach to the future (Chương trình dạy học cho tương lai của Intel) Nxb Lao động

xã hội, 2004

B BÁO VÀ TẠP CHÍ :

19 Đỗ Ngọc Thống (2004), “Đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá môn Ngữ

văn”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 9 tháng 4 năm 2004, tr 15- 17

20 Phạm Đức Quang (2004), “Về phương pháp dạy học tích cực & dạy học theo dự án”,

Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 3 tháng 4 năm 2004, tr 10- 17

21 Đỗ Hương Trà (2007), “Dự án và tiến trình thực hiện”, Tạp chí giáo dục số 157 kỳ 1

tháng 3 năm 2007, tr 12- 14

22 Nguyễn Dục Quang (2004), “Học để cùng chung sống- một con đường giáo dục nhân cách

cho học sinh”, Tạp chí giáo dục, số 155 kỳ1tháng 2năm2004, tr 22- 23

23 Nguyễn Thị Diệu Thảo- Nguyễn Văn Cường (2004), “Dạy học theo dự án- một phương

pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên”, Tạp chí giáo dục, số 80 tháng 4 năm 2004, tr

15- 17

C KHÓA LUẬN, LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

24 Trần Thúy Hằng Tổ chức dạy học theo dự án một số nội dung kiến thức chương “Sự

bảo toàn và chuyển hóa năng lượng” theo sách giáo khoa Vật Lí lớp 9 nhằm phát triển hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập” Luận văn thạc sĩ Đại học Sư Phạm I Hà Nội,

chuyên ngành Phương pháp giảng dạy Vật Lý, 2006

25 Đào Thị Thu Thủy Tổ chức dạy học theo dự án một số nội dung kiến thức chương “Cảm

ứng điện từ” theo sách giáo khoa Vật Lí lớp 11THPT nhằm phát triển hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập” Luận văn thạc sĩ Đại học Sư Phạm I Hà Nội, chuyên ngành

Phương pháp giảng dạy Vật Lý, 2006

Trang 10

26 Phan Thị Hà Thiết kế dự án trong dạy học lịch sử lớp 10 Trung học phổ thông Khóa

luận tốt nghiệp Đại học Quốc Gia Hà Nội, chuyên ngành Sƣ phạm Lịch Sử, 2007

27 Lê Thị Hiệp Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học lịch sử ở trường

THPT (chương trình SGK Lịch sử - Ban khoa học cơ bản THPT) Khóa luận tốt nghiệp Đại

học Quốc Gia Hà Nội, chuyên ngành Sƣ phạm Lịch Sử, 2008

28 Nguyễn Cao Cường Tổ chức dạy học dự án “Sử dụng năng lượng nhiệt mặt trời” cho

học sinh lớp 11 Luận văn thạc sĩ Đại học Sƣ Phạm I Hà Nội, chuyên ngành Lý luận và PPDH

bộ môn Vật Lý, 2009

D CÁC TRANG WEB :

29 http://vi.wikipedia.org (các từ khóa : méthode, pédagogie, pédagogie active, pédagogie de

project, project, )

30 http: //www.eduquer-respect Pédagogie- et- didactique/index.html

31 http: //www.ipm.ucl.be/Marcell/ MethTech.html

32 http://www.francparler.org/dossiers/litterature.htm

33 http://www.markosweb.com/www/tact.fse.ulaval.ca/

34 http://www.ebook.edu.vn

35 http://www.european-mediaculture.de/fileadmin

36 http://honghia.net/day-hoc-theo-du-an.aspx

37 http://www.formation.paris.iufm.fr/archiv_o4/lahaye/public_htm/index.html

38 http://www.ac-versailles.fr/ppcp/fichiers/pedagogie.pdf

39 http://vocw.edu.vn/content/m11285/latest

40 http://www.idcook.com/pdf/Manuel_cuisson_solaire_idcook.pdf

41 http: //attelagepeda.info/peda- active.html

Ngày đăng: 08/07/2016, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w