1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam

128 627 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do đường bờ biển dài độ cao so với mặt nước biển không lớn … Để đề phòng các vấn đề trên, chính phủ Việt nam đã xây dựng hai 2 sáng kiến

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam

DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI CÙNG

Tập 08 Báo cáo nghiên cứu về giải pháp nút cổ chai

cho các dự án CDM

Tháng 3 năm 2011

CÔNG TY TNHH NIPPON KOEI

CÔNG TY TNHH YACHIYO ENGINEERING

Trang 2

Mục lục

Danh sách các bảng ·· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· iii

Danh sách các khung · ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ·· iv

Danh sách các hình ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ···· v

Danh mục các từ viết tắt···· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ·· vi

Chương 1 Giới thiệu ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ···· 1

1.1 Cơ sở nghiên cứu··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· 1

1.2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu ·· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ·· 4

1.3 Phương pháp tiếp cận của Nghiên cứu ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· 4

Chương 2 Các giả thiết và các kết quả bước đầu thu được qua phỏng vấn các nhà phát triển và tư vấn CDM tại Việt Nam ···· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ···· 7

2.1 Giả thuyết ban đầu về các nút cổ chai CDM ở Việt Nam ··· ··· ··· ··· ··· ··· ·· 8

2.2 Các kết quả khảo sát phỏng vấn ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ·· 8

2.3 Mục tiêu của Khảo sát phỏng vấn ···· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· 8

2.3.1 Kết quả phân tích tình hình · ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ·· 8

2.3.2 Kết quả phân tích các rào cản ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ·· 9

2.3.3 Thời gian cần thiết để triển khai thủ tục CDM ở Việt Nam ··· ··· ··· ··· ·· 10

2.4 Tóm tắt các phát hiện ban đầu · ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ·· 11

Chương 3 Nhận diện nút thắt cổ chai CDM trong các dự án CMD tại Việt Nam ···· ··· ·· 12

3.1 Phương pháp tiếp cận nhằm làm sáng tỏ các nút thắt cổ chai trong CDM ··· ··· ··· ·· 12

3.2 Đánh giá xu hướng CDM ở Việt Nam ···· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ·· 12

3.3 Đánh giá tài liệu CDM dựa trên các ý kiến của các bên thứ ba ···· ··· ··· ··· ··· ·· 15

3.2.1 Tiếp cận các tài liệu đánh giá ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· · 15

3.3.2 Các yêu cầu thường gặp trong quá trình yêu cầu diễn giải các dự án CDM ở Việt Nam ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ·· 15

3.4 Xác định các nút cổ chai của các dự án CDM ở Việt Nam ··· ··· ··· ··· ··· ··· · 17

3.4.1 Thu thập số liệu ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· · 17

3.4.2 Tần suất họp DNA···· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ·· 18

3.4.3 Đánh giá thời gian cần thiết để đăng ký CDM ở Việt Nam· ··· ··· ··· ··· ·· 19

3.4.4 Giấy phép kinh doanh ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ·· 23

3.4.5 Nguồn nhân lực ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· · 24

Chương 4 Tìm kiếm giải pháp giải quyết nút cổ chai cho các dự án CDM ở Việt Nam ··· · 25

4.1 “Nút cổ chai” CDM hiện nay ở Việt Nam ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ·· 25

4.2 Khuyến nghị các giải pháp giải quyết các “nút cổ chai” ở Việt Nam ··· ··· ··· ··· · 26

4.2.1 Nguồn nhân lực ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· · 27

4.2.2 Khuyến nghị về các nút cổ chai CDM ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ·· 28

Trang 3

PHỤ LỤC

các nhà đầu tư tiềm năm đưa ra ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ·A-1

Trang 4

Danh sách các bảng

Trang 5

Danh sách các khung

Trang 6

Danh sách các Hình

Trang 7

Danh mục các từ viết tắt

Trang 8

PDD Văn kiện thiết kế dự án

Trang 9

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

(1) Tính dễ bị ảnh hưởng khi có biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Việt Nam có đường bờ biển dài (khoảng gần 3,400 km) có nhiều vùng đồng bằng rộng lớn dễ

bị tác động bởi biến đổi khí hậu Có thể nói rằng Việt Nam phải hứng chịu nhiều khủng hoảng biến đổi khí hậu Tần suất và phạm vi ảnh hưởng của các thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra trong thời gian tới là nhân tố rủi ro đe dọa sự phát triển bền vững ở Việt Nam

chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do đường bờ biển dài độ cao so với mặt nước biển không lớn …

Để đề phòng các vấn đề trên, chính phủ Việt nam đã xây dựng hai (2) sáng kiến quốc gia

không chỉ đề tăng cường hiện trạng cơ sở hạ tầng mà còn để thích ứng với biến đổi khí hậu như sau:

a) Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (NTP-RCCC, tham khảo Khung dưới đây) kêu gọi mỗi thành phố, mỗi tỉnh và mỗi Bộ đưa ra một chương trình hành động đối phó với biến đổi khí hậu, bao gồm cả các hành động giảm thiểu và thích

ứng

b) Chiến lược quốc gia phòng chống, phản ứng và giảm thiểu thiên tai tới năm 2020 có mục

đích giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, di sản văn hóa và hủy hoại môi trường

thông qua kế hoạch và phản ứng tích cực và chủ động trước các thảm họa thiên nhiên

(2) Các dự án CDM tiềm năng ở Việt Nam

Các dự án CDM đã được tiến hành trên thế giới từ khi nghị định thư Kyoto có hiệu lực, tính

đến ngày 1 tháng 8 năm 2010, đã có 2,289 dự án được đăng ký với ban chỉ đạo CDM (sau đây

20 23 42

184 125 88 56 51

49

48

China India Brazil Mexico Malaysia Indonesia South Korea

Vie tn am

Philippines Thailand Chile Colombia Peru Argentina Israel South Africa others

1 Mạng lưới các thành phố châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (ACCCRN) : Thích ứng với biến đổi khí hậu

đô thị

Trang 10

Hình 1-1 Các dự án CDM đã được đăng ký (tính đến ngày 1 tháng 2 năm 2011)

Theo dự tính giảm thiểu phát thải nhà kính đến năm 2012, cho đến cuối giai đoạn cam kết thứ nhất trong nghị định thư Kyoto, đã giảm được khoảng 2.9 tỉ tấn CO2 Đặc biệt, các dự án CDM được chủ động triển khai ở châu Á, khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh… để tránh rủi ro về biến đổi khí hậu cũng như sự gia tăng của khí thải nhà kính

Việt Nam đứng thứ 11 trên thế giới về số lượng các dự án CDM được đăng ký Có thể nói rằng Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về CDM

(3) Sự cần thiết của việc khuyến khích CDM tại Việt Nam

Đến nay, có hơn hai nghìn bảy trăm dự án (2,700) đã đăng ký bởi CDM-EB Tuy nhiên, tính đến 1 tháng 2 năm 2011, có đến 60 % các dự án này là ở Trung Quốc và Ấn Độ

Việt Nam có bốn mươi chín (49) dự án CDM đã được đăng ký và hơn 120 dự án có tên trong

kế hoạch/ thực hiện trong nhiều ngành khác nhau Một số dự án được phê duyệt bởi chính phủ Việt Nam và CDM-EB, tuy nhiên, các dự án khác còn đang bị tạm ngưng hoặc chấm dứt do có các yếu tố khách quan

Các bên xây dựng, đầu tư, tư vấn cho các dự án CDM vẫn phải chịu nhiều rủi ro về kỹ thuật,

phát triển (phụ lục 1) chính là các rào cản đối với việc xúc tiến CDM Để được đăng ký theo CDM, các bên xây dựng/ đầu tư/ tư vấn cần nỗ lực giải quyết các “nút cổ chai” này (bottleneck)

tiềm năng có nguồn năng lượng tiềm ẩn chưa được khám phá và khai thác Hy vọng rằng có nhiều dự án CDM sẽ được phát triển ở Việt Nam trong tương lai

Không chỉ có các hành động thân thiện với môi trường, việc triển khai CDM ở Việt Nam còn

ảnh hưởng đến cả các hoạt động phát triển bền vững thông qua việc phát trển và sử dụng các

năng lượng tái tạo, tạo điều kiện bảo tồn năng lượng, kiểm soát thiệt hại về diện tích rừng … Tuy nhiên, tỉ lệ đăng ký của Việt nam (xem phần 3.1.1 (2) dưới đây) lại thấp nhất trong 15 quốc gia CDM Dường như CDM còn đang vướng mắc bởi một số vấn đề về tổ chức, cơ cấu

và pháp lý ở Việt Nam

(4) Các chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngoài các biện pháp giảm thiểu, các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cũng rất cấp thiết Đặc biệt các nước đang phát triển rất dễ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Về vấn đề này, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây goi tắt là “ODA”) có thể trở thành một trong các biện pháp hiệu quả để mang lại sự phát triển bền vững và thịnh vượng

Dựa trên cơ sở đó, chính phủ Nhật Bản đã quyết định giúp đỡ chính phủ Việt Nam bằng cách thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (sau đây gọi tắt là JICA) tiến hành hỗ trợ tài chính cho Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (sau đây gọi tắt là “ “SP-RCC”) SP-RCC được xây dựng để đưa ra các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam sau khi đánh giá tình hình thực hiện các hành động chính sách đặc thù của chính phủ Việt Nam trong 15 ngành dễ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Các hành động chính sách này được xây dựng từ các buổi đối thoại chính sách nhằm hỗ trợ cho từng biện pháp cụ thể của Chương trình

2 Các dự án CDM đang được triển khai là các dự án nằm trong danh sách tại CDM Website

3 Các dự án CDM đang thực hiện: Hướng dẫn đến vấn đề pháp lý Nước chủ nhà, UNEP, Tháng 8 năm 2009

Trang 11

mục tiêu quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu (NTP-RCC), một chính sách toàn diện do chính phủ Việt Nam xây dựng năm 2008 cho tất cả các ngành Vì thế, SP-RCC cũng hỗ trợ việc triển khai NTP-RCC gồm có chính sách toàn diện cho tất cả các ngành mà chính phủ Việt nam xây dựng năm 2008

Theo website của JICA, chính sách SP-RCC là triển khai mạnh mẽ các dự án nghiên cứu các vấn đề phát triển ở Việt Nam nhằm tăng hiệu quả phối hợp các loại nguồn vốn ODA khác nhau của JICA như vốn vay ODA, hợp tác kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại Tuân thủ chính sách này, JICA quyết định “Nghiên cứu nút cổ chai trong cơ chế phát triển sạch” (nút cổ chai CDM) là một nội dung được tiến hành nghiên cứu trong khuôn khổ “Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị ở Việt Nam.”

Khung 1-1 Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu

Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu (sau đây gọi tắt là NTP-RCC) đã được xây dựng và phê duyệt ngày 2 tháng 12 năm 2008 theo Quyết định phê duyệt NTP-RCC (quyết định số 158/2008/QD-TTg)

Mục tiêu của NTP-RCC là đánh giá chung tác động của biến đổi khí hậu từ quan điểm ngành

và địa phương NTP-RCC cũng dự định phát triển các kế hoạch hành động để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu trong ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam, có cơ hội phát triển theo hướng một nền kinh tế ít cacbon và chung sức với cộng đồng quốc tế giảm nhẹ khủng hoảng của biến đổi khí hậu và bảo vệ cơ sở hạ tầng xã hội …

Nguồn: Quá nhiều/ quá ít nước, thích ứng với biến đổi khí hậu ở HINDU KUSHHIMALAYAS và trung Á

Khung 1-2

Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020

Quyết định số 172/2007/QD-TTg : phê duyệt Chiến lược Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tại đến năm 2020 đã được xây dựng vào tháng 11 năm 2007

Mục tiêu chung của Quyết định là nhằm huy động mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai từ nay đến năm 2020 để giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản, thiệt hại tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hoá, và sự xuống cấp của môi trường , góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bền vững quốc gia, quốc phòng, an ninh

Nguồn: Quyết định 172/2007/QĐ-TTg, Chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, đến năm 2020, tháng 11 năm 2007

Trang 12

Khung 1-3 Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC)

SP-RCC sẽ hỗ trợ ba (3) lĩnh vực sau đây:

(i) Giảm sự nóng lên của trái đất bằng cách giảm phát thải và hấp thụ khí thải nhà kính

(ii) Tăng cường năng lực ứng phó với

ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí

hậu, và (iii)Xác định các vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau về biến đổi khí hậu Nội dung cơ bản của SP-RCC như sau:

Nguồn: Công báo JICA (http://www.jica.go.jp/english/news/press/2010/100618.html)

[Mục tiêu]

Nghiên cứu này nhằm xúc tiến các dự án CDM ở Việt Nam bằng cách xác định các “nút cổ chai” trong quy trình phê duyệt, đăng ký dự án với CDM-EB …

[Phạm vi nghiên cứu]

Phạm vi nghiên cứu “nút cổ chai” của CDM như sau:

các bên xây dựng CDM để hiểu được hiện trạng, các vấn đề và các “nút cổ chai” Sau

đó, báo cáo phân tích ban đầu về “nút cổ chai” CDM sẽ được xây dựng, phản ánh các

kết quả khảo sát

(2) Đánh giá các dự án CDM ở Việt Nam đang được tiến hành thông qua khảo sát thu

thập số liệu và phỏng vấn các cơ quan nhà nước liên quan như MONRE/DMHCC, ban thư ký cơ quan ủy quyền quốc gia (sau đây gọi tắt là “DOE”), cơ quan/ tổ chức phát triển CDM, PDD để phân tích “nút cổ chai” của dự án CDM khi hết hạn và đánh giá dự án DNA Việt Nam

xúc tiến các dự án CDM ở Việt Nam sẽ được đề xuất dựa trên tiềm năng của Việt Nam

và xu hướng CDM

cân nhắc các vấn đề trên

Để tháo gỡ các “nút cổ chai” trong dự án CDM ở Việt nam, Nghiên cứu được tiến hành theo

các bước sau

“Bước 1, 1) Đánh giá chung về các dự án CDM ở Việt Nam” đã được tiến hành với các số liệu và/ hoặc các thông tin đã được công bố Các nhân tố “nút cổ chai” CDM gây ra các vấn đề kỹ

Trang 13

thuật và các vấn đề về thực hiện đã được xem xét dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau Bước 2,

“2) khảo sát bằng cách phỏng vấn các cơ quan/ tổ chức xây dựng PDD và các nhà đầu tư” cũng được tiến hành để xác định hiện trạng các dự án CDM ở Việt Nam Đến nay, có khoảng hai mươi sáu (26) dự án CDM ở Việt Nam được đăng ký Theo các văn bản tham khảo và kết quả phỏng vấn, các dự án này đã phải trải qua rất nhiều khó khăn để được đăng ký CDM Sau khi tiến hành hai Nghiên cứu nói trên, tiến hành bước 3, “3) Phân tích định hướng và các biện pháp xúc tiến các dự án CDM” đã được tiến hành Dường như Việt Nam còn có rất nhiều

dự án CDM tiềm năng chưa được khám phá trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cần phân tích rất nhiều định hướng và biện pháp để giải quyết các “nút cổ chai” nói trên Cuối cùng, bước 4, “4)

Đánh giá các kết luận và khuyến nghị” được xây dựng nhằm giải quyết các “nút cổ chai” ở

Việt Nam

Trang 14

1) Đ ánh giá chung v các d án

CDM

-Phân tích chính sách qu ố c gia và các d ự án CDM liên quan

Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA

Hình 1-2 Chu trình khái niệm nghiên cứu nút cổ chai CDM

Trang 15

CHƯƠNG 2 CÁC GIẢ THIẾT VÀ CÁC KẾ QUẢ BƯỚC ĐẦU THU ĐƯỢC QUA PHỎNG VẤN CÁC NHÀ PHÁT TRIỂN VÀ TƯ VẤN CDM

TẠI VIỆT NAM

Việt nam là một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh và theo đó, vấn đề về tiêu thụ năng lượng cũng gia tăng nhanh chóng Trong khi đó, ngành năng lượng ở Việt Nam chưa cung cấp đủ nhu cầu và vẫn còn kém phát triển Từ nội dung nghiên cứu trên đây(xem phần 1.1), có thể thấy rằng Việt Nam rất có tiềm năng về các hoạt động CDM Nhưng tỉ lệ đăng ký CDM ở Việt Nam lại thấp nhất trong số 15 nước dẫn đầu về CDM

Trước khi tiến hành dự án này, tình hình CDM ở Việt Nam so với các quốc gia không nằm trong phụ lục 1 của Nghị định thư Kyoto (các quốc gia đang phát triển) đã được dự đoán và

đánh giá sơ bộ

CDM

4/7/2008

3 Quyết định số

158/2008/QD-TTg

Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về

ứng phó với biến đổi khí hậu

Văn phòng thường trực quốc gia, đại diện Ủy ban chỉ đạo

được thành lập vào tháng 7 năm 2007

6/4/2007

10 Quyết định số

1016/QD-BTNMT

Quyết định thành lập ủy ban chỉ đạo triển khai UNFCCC và

KP, do Bộ Tài nguyên và môi trường (MONRE) ban hành

4/7/2007

Với các giả định trên, dường như ở Việt Nam vấn tồn tại một số nút cổ chai CDM

Trang 16

Để hiểu được tình hình thực tế ở Việt Nam, khảo sát phỏng vấn đã được tiến hành về hai vấn đề: (i) phân tích kịch bản và (ii) phân tích các rào cản

CDM là một cơ chế mới được xây dựng và còn tồn tại nhiều rào cản khiến cho việc tiến hành CDM trên thực tế không thuận lợi Đặc biệt, các bên xây dựng CDM gặp nhiều khó khăn về thủ tục vì thủ tục CDM thường nhiều hơn và khác với thủ tục của dự án kinh doanh thông thường

Dựa vào giả định ban đầu, một số kịch bản phỏng vấn đã được xây dựng Các bên xây dựng/

tư vấn CDM ở Việt Nam sẽ được phỏng vấn để thu thập thông tin và tìm hiểu tình hình thực

Các nội dung trả lời phỏng vấn được tóm tắt trong phần in nghiêng dưới đây:

Kịch bản 1 Theo hệ thống tính phí bán CER mà Việt Nam quy định cho các dự án CDM, bên

xây dựng CDM phải trả lệ phí bán CER Điều này không khuyến khích các bên xây dựng/ nhà đầu tư CDM

Tất cả các bên xây dựng CDM đều không quan tâm đến lệ phí bán CER vì mức phí chỉ khoảng từ 1 đến 2% giá trị CER (rất nhỏ) Hơn nữa, các bên tư vấn CDM không tính phí này là chi phí đăng ký CDM khi phân tích đầu tư vì mức phí thấp (lệ phí bán CER) Vì thế, có thể nói rằng lệ phí bán CER không phải là vấn đề lớn mà các bên xây dựng CDM/ các nhà đầu tư CDM quan tâm hiện nay

Kịch bản 2 Thủ tục phê duyệt của nước tiếp nhận tại Việt Nam chưa rõ ràng và chưa có

thông tin/ kế hoạch cụ thể Vì thế, các bên xây dựng CDM không thể dự tính

được thời gian cần thiết để dự án được phê duyệt

Theo các bên xây dựng CDM, Việt Nam chưa có kế hoạch rõ ràng về thủ tục phê duyệt các trường hợp CDM, ngoài ra, kế hoạch này cũng không được tiến hành đúng hạn Vì thế, Các bên xây dựng/ tư vấn CDM cần liên hệ trực tiếp với DNA Việt Nam để biết được thủ tục, cơ chế phê duyệt cụ thể Nhưng cũng không phải dễ dàng mà gặp được DNA Về điểm này, DNA Việt Nam đã ban hành thông tư số 12/2010/TT-BTNMT trình bày cụ thể nguyên tắc đánh giá PIN/PDD (Xem phần A3.1.4, Phụ lục 3)

4 Thông tin chi tiết vui lòng xem Phụ lục 1

Trang 17

Kịch bản 3 Ở Việt Nam, khó có được thông tin/ số liệu để xây dựng PDD Các bên xây dựng/

nhà đầu tư CDM gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập các thông tin/ số liệu cần thiết vào đúng thời điểm

Hầu hết các bên tư vấn/ xây dựng CDM nước ngoài đều gặp phải khó khăn này (thu thập

số liệu) và không có cách giải quyết nào khác ngoài việc thuê tư vấn/ điều phối trong nước để có thể tiếp xúc, liên hệ với cá nhân chịu trách nhiệm phía Việt Nam

Kịch bản 4 Trong một số trường hợp, công ty nước ngoài phải tự tiến hành dự án CDM, do

thiếu chuyên gia CDM của Việt Nam

Nếu xét đến nội dụng của câu hỏi iii) trên đây,cá nhân, tổ chức nước ngoài xây dựng, tư vấn CDM đều thuê tư vấn/ điều phối trong nước theo kinh nghiệm của các bên tư vấn/ xây dựng nước ngoài tại Việt Nam, đây là vấn đề lớn và cần được quan tâm đúng đắn Tuy nhiên, việc thuê chuyên gia CDM vẫn gặp nhiều khó khăn, có khi thuê cùng một chuyên gia vì số lượng chuyên gia CDM ở Việt Nam còn rất ít Như vậy, các bên xấy dựng CDM phải tiếp cận dần dần với các chuyên gia trong nước

Các bên xây dựng/ tư vấn CDM thường có nhiều kinh nghiệm trong triển khai các hoạt động CDM Kinh nghiệm và những khó khăn mà họ gặp phải chính là một nguồn thông tin cần thiết

Qua khảo sát phỏng vấn, đã thu được nhiều kết quả dựa trên quá trình phân tích các rào cản về hành chính và pháp lý, kinh doanh và nhân lực

(1) Rào cản về hành chính và pháp lý

1) Ở Việt Nam, việc công bố thông tin là rất quan trọng và bị tính phí Vì thế, các bên xây

dựng/ tư vấn CDM khó có thể thu thập các thông tin/ số liệu để xây dựng CDM ở Việt Nam Đặc biệt, theo các bên xây dựng CDM, việc thu thập số liệu lưới là rất khó khăn

và không có tính chính xác cao do không có thống nhất

đây gọi tắt là “NSC”) Tuy nhiên, ủy ban này bao gồm 14 thành viên là đại diện của các

Bộ và các cơ quan khác ở Việt Nam Do đó, khó có thể tổ chức họp với sự tham gia của tất cả các thành viên ủy ban Thực tế là, DNA Việt nam đã phát hành rất nhiều thư phê duyệt cho các bên xây dựng CDM ở Việt Nam từ năm 2008 (Xem bảng A2-19 trên

đây) Theo đó, có thể thấy rõ phản ứng tích cực của DNA Việt Nam thông qua số

lượng đăng ký CDM

Ngoài ra, theo ý kiến của các bên tư vấn/ xây dựng CDM trong và ngoài nước, ban thư

ký DNA cũng không đủ năng lực để quản lý và đánh giá các dự án CDM ở Việt Nam Cần xem xét chi tiết hơn nội dung này

Về nội dung 1) trên đây, chính phủ Việt Nam gần đây đã xây dựng số liệu phát thải chính thức của lưới điện quốc gia, ban hành ngày 26 tháng 3 năm 2010 bởi MONRE Văn bản chính thức

được tóm tắt dưới đây

Về pháp lý, chính phủ Việt nam đã ban hành và chỉnh sửa các quy định hữu ích để hỗ trợ và thúc đẩy cơ chế CDM và các chương trình CDM Có thể tham khảo tại phần A3.1.4 trên đây

Trang 18

(2) Rào cản về kinh doanh

Nam Vì thế, các công ty này phải thuê cán bộ hỗ trợ hoặc điều phối viên trong nước Với các dự án CDM cũng vậy, việc triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn nếu không

có điều phối viên Việt Nam

2) Để được cấp giấy phép kinh doanh, bên xây dựng dự án phải chuẩn bị báo cáo EIA và

báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm cả các phân tích tài chính

Theo một số dự án mà nhóm nghiên cứu JICA đã liên hệ, nhiều khi các cơ quan công của Việt Nam yêu cầu không chính thức bên xây dựng CMD phải đáp ứng được một số chỉ tiêu như tỉ suất hoàn vốn nội bộ (sau đây gọi tắt là “IRR”) Để được cấp giấy phép kinh doanh và tiến hành dự án thuận lợi, bên xây dựng phải điều chỉnh các tài liệu tài chính liên quan Như vậy, bên xây dựng CDM vừa phải chịu trách nhiệm về những khác biệt trong số liệu mà không cung cấp được bằng chứng tại sao phải điều chỉnh nếu như bên thứ ba thanh tra đặt câu hỏi trong quá trình thẩm định và CDM – EB yêu cầu giải thích

(3) Rào cản về nguồn nhân lực

1) Để triển khai nghiên cứu CDM, không thể thiếu tư vấn Việt Nam Không chỉ ở Việt

nam, một số quốc gia không nằm trong danh sách ở Phụ lục I (một số quốc gia đang phát triển) cũng gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực khi triển khai các hoạt động CDM

Ngoài các vấn đề trên, còn có một số vấn đề về thời gian cần thiết cho một chu trình CDM ở Việt Nam

- Đăng ký CDM, sau khi có phê duyệt của nước tiếp nhận

Dựa trên các tài liệu thu được, thời gian trung bình để tiến hành chu trình được trình bày ở bảng sau

Bảng A5-2 Thời gian cần thiết để triển khai các hoạt động CDM

2 Phê duyệt của nước tiếp nhận, từ khi yêu cầu đến khi được phê

duyệt

2-3 tháng

3 Đăng ký CDM, sau khi có phê duyệt của nước tiếp nhận 10-12 tháng

Ghi chú: thời gian trên được ước lượng dựa trên kết quả khảo sát của nhóm Nghiên cứu JICA

Theo khảo sát trên, cần trung bình từ 330 đến 36 ngày để đăng ký dự án CDM ở Việt Nam, so sánh với kết quả số liệu thống kê (khoảng 180 ngày, theo Hình A2-14 trên đây) Để đăng ký, các dự án CDM ở Việt Nam cần nhiều thời gian hơn ở các quốc gia khác

Trang 19

2.4 Tóm tắt các phát hiện ban đầu

Tóm lại, đã đi đến các phát hiện sau:

Bảng 2-2 Tóm tắt các phát hiện ban đầu

3) Để có được giấy phép kinh doanh, một số chỉ tiêu dự án phải được điều chỉnh/ cố định theo từng hoàn cảnh

Nhân lực 1) Thiếu nhân lực triển khai CDM, không chỉ riêng bên xây dựng và còn

cho cả bên tư vấn CDM

Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA

Trang 20

CHƯƠNG 3 NHẬN DIỆN NÚT THẮT CỔ CHAI CDM TRONG CÁC DỰ ÁN CDM

TẠI VIỆT NAM

Dựa trên các thông tin ban từ các cuộc phỏng vấn tìm hiểu thực trạng, dường như các dự án CDM ở Việt Nam đều gặp phải một dạng nút thắt cổ chai nào đó làm chậm tiến trình thực thi các dự án này

Trong chương này, dữ liệu về các dự án CDM và các thông tin được công bố về các hoạt động CDM tại Việt Nam sẽ được xem xét kỹ lưỡng để làm rõ các vấn đề này

Bảng 3-1: Phương pháp tiếp cận nhằm phát hiện các nút thắt cổ chai trong CDM

Rào cản Các phát hiện Cách tiếp cận Hành chính và

ứng viên CDM

Xem mục 3.4.2 dưới

đây.

Kinh doanh 1) Không tìm được cán bộ trong nước phù hợp

để triển khai CDM, gây nhiều khó khăn trong

Xem mục 3.4.3 dưới

đây.

3) Để có giấy phép kinh doanh, một vài dự án đã phải thay đổi, chỉnh sửa mục tiêu ban đầu để phù hợp với một vài tình huống nhất định

Xem mục 3.4.4 dưới

đây.

Nguồn nhân lực 1) Thiếu nguồn nhân lực cho việc triển khai

CDM, không chỉ các bên xây dựng mà cả các bên tư vấn CDM

Xem mục 3.4.5 dưới

đây.

Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA

3.2 Đánh giá xu hướng CDM ở Việt Nam

Trước khi xác định các nút thắt cổ chai CDM ở Việt Nam, các dự án CDM ở Việt Nam được tổng hợp lại bằng các dữ liệu thống kê để nắm được tình hình chung của các dự án CDM ở Việt Nam

Trang 21

Bảng 3-2 Số lượng các dự án CDM đã được đăng ký theo khu vực

Ghi chú: Số lượng các dự án ở Việt Nam nằm trong số lượng dự án ở Châu Á Thái Bình Dương

Về số lượng các dự án CDM đã được đăng ký, Việt Nam đứng thứ 11 trên thế giới Có thể nói rằng Việt Nam là một trong những nước hàng đầu về CDM Trong số mười lăm (15) quốc gia dẫn đầu, tám (8) quốc gia ở Châu Á (xem bảng dưới đây)

(2) Các dự án CDM đang được đăng ký/ thẩm định

Tính đến 1 tháng 2 năm 2011, có khoảng năm nghìn chín trăm (5,900) dự án CDM đang được tiến hành trên toàn thế giới Các dự án CDM ở VN chiếm 2.6% tổng số các dự án đang thực hiện, bằng với tỉ lệ của “Châu Phi”

Trang 22

Bảng 3-4 Số lượng các dự án CDM đang được đăng ký/ thẩm định

Nguồn: bảng trên được xây dựng bởi nhóm chuyên gia JICA theo sơ đồ CDM Ghi chú 1: Số

liệu của Châu Á Thái Bình Dương đã bao gồm số liệu của Việt Nam Ghi chú: Số lượng các dự án CDM trên đây không bao gồm các dự án đã chấm dứt hoặc bị từ

hoặc đang tiến hành (b)

Tỉ lệ đăng ký (c) = (a) / (b)

Nguồn: bảng trên do nhóm nghiên cứu JICA xây dựng dựa trên sơ đồ CDM

Ghi chú: Tổng số các dự án CDM đang thực hiện bao gồm cả những dự án CDM đã đăng ký và các dự án CDM đang thực hiện

Trang 23

3.3 Đánh giá tài liệu CDM dựa trên các ý kiến của các bên thứ ba

Bên cạnh mục 3.2, việc đánh giá các tài liệu về các dự án CDM đã đăng ký tại Việt Nam được tiến hành nhằm hiểu rõ hơn các quan điểm của các bên thứ ba ví dụ như CDM-EB, DOE etc

Về cơ bản các ý kiến của bên thứ ba có thể được phân thành 4 loại Vì vậy, việc đánh giá các tài liệu cũng được tiếp cận theo 4 cách

(1) Giải thích nội dung các báo cáo xác nhận từ CDM-EB đến DOE

(2) Giải thích các nội dung PDD từ DOE đến các bên xây dựng CDM

(3) Giải thích các nội dung PDD từ công chúng đến DOE

(4) Giải thích PDD và nội dung tài liệu liên quan (ví dụ như PIN) từ DNA đến các bên xây dựng CDM

Các ph ươ ng th ứ c mà bên th ứ ba c ầ n trình bày v ề CDM

Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA

Hình 3-1 Mô hình diễn giải CDM

Từ các phần tiếp theo, thuật ngữ “diễn giải” được hiểu là các đánh giá, kiểm tra liên quan từ các bên thứ 3, ví dụ PDD, PIN, v.v., trong việc đăng ký/chấp nhận các dự án CDM

Trong quá trình làm sáng tỏ, có rất nhiều ý kiến/yêu cầu thu thập được từ các bên thứ ba Ý kiến đóng góp từ CDM-EB, DOE và từ công chúng trong giai đoạn điều tra chính thức của các

dự án CDM tại Việt Nam sẽ được trình bày dưới đây Các ý kiến đóng góp được tổng hợp khái

Trang 24

quát để tập trung vào nội dung chính

Chi tiết về các thông tin thu thập được được trình bày ở Phụ lục số 1

(1) Các yêu cầu của CDM-EB sau khi nhận được yêu cầu đăng ký dự án CDM

Trong quá trình CDM-EB đánh giá, các thông tin sau cần được các bên xây dựng CDM ở Việt Nam làm rõ

tả cụ thể hơn

dự án CDM ở Việt Nam dường như không có sự thống nhất Cách tính này phải

được xác nhận và chỉnh sửa cho hợp lý

như mức IRR cụ thể ở Việt Nam v.v

(2) Các yêu cầu của DOE đối với bên xây dựng CDM quá trình phê duyệt

hợp lý

thêm bằng các thông tin/ diễn giải [giống như phần (1)1) ở trên]

phải được có những thông tin, dữ liệu phù hợp Các bằng chứng hoặc kế hoạch mới nhất của dự án cần phải được đệ trình cho DOE một cách chuẩn xác

cơ quan nhà nước cần phải được trình bày đầy đủ trong PDD

tra khảo sát

cần bổ sung vào PDD các bằng chứng và giả thích chi tiết

các thông tin và giải thích chi tiết

(3) Yêu cầu từ công chúng

Trong phần lấy ý kiến công khai, thông thường, những nội dung dưới đây thường được người dân gửi lên trang web của MOC… để yêu cầu bên xây dựng CDM giải thích, làm rõ

không thống nhất giữa các dự án CDM ở Việt Nam Điều này cần được xác nhận và

điều chỉnh cho hợp lý [như phần (1) 2)]

được khuyến khích Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam lại có các chính sách thúc đẩy

việc phát triển các thủy điện cỡ nhỏ Dường như có sự mâu thuẫn ở trong hai lập

Trang 25

luận trên

này cần phải được kiểm tra và cân nhắc lại

mức IRR phải được kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp

các thiết bị chính trong các nhà máy sản xuất điện Dự án CDM sẽ được hỗ trợ trong vòng mười hai (12) năm Nhưng phần phân tích đầu tư lại được tính cho khoảng thời gian dài hơn mười hai (12) năm của giai đoạn hỗ trợ Điều này cần phải được cân nhắc

(4) Các yêu cầu của từ DNA trong quá trình phê duyệt của nước tiếp nhận

Về cơ bản thì DNA thường không công bố rộng rãi các yêu cầu của mình đối với bên xây dựng CDM, vì thế vấn đề này hơi khó tìm hiểu Để nắm được thông tin chi tiết, đã tổ chức một

số buổi làm việc với các bên xây dựng CDM

CDM Nhưng dường như tên nhà đầu tư không được nêu rõ trong danh sách các bên tham gia dự án PDD cần nêu rõ nội dung này

cập đến việc lưu trữ, sử dụng và thu gom các bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng Vấn đề này cần được bổ sung

Ngoài ra còn có lỗi chính tả, lỗi số thập phân Các lỗi này phải được chỉnh sửa cho

đúng

Theo cách phân loại trong bảng 3-1trên đây, nút cổ chai của các dự án CDM đã được làm rõ

Cơ bản, không chỉ ở Việt Nam, việc thu thập các dữ liệu về xây dựng PDD cũng gặp nhiều khó khăn tại các quốc gia không nằm trong Phụ lục 1

Ví dụ, các yêu cầu/ ý kiến của CDM – EB Việt Nam về các dự án CDM như sau

1) Để tính toán giảm phát thải GHG, số liệu tham khảo của các dự án CDM ở Việt Nam là

không đồng nhất Các số liệu này cần phải được xem xét, xác nhận và điều chỉnh cho

đúng

là mứcIRR chính thức ở Việt Nam là gì…

Nguồn: Xem mục 3.3.2 trên đây

Về nhân tố phát thải của lưới điện quốc gia, Việt Nam chuẩn bị số liệu chính thức về nhân tố phát thải của lưới điện vào ngày 26 tháng 3 (MONRE xây dựng) Nội dung văn bản được tóm tắt dưới đây

Trang 26

Văn bản về nhân tố phát thải của lưới điện quốc gia Việt Nam5

Về nhân tố phát thải của lưới điện quốc gia Việt Nam, kết quả tính toán nhân tố phát thải (sau

đây gọi tắt là “EF”) của lưới điện quốc gia Việt Nam năm 2008 trong khuôn khổ nhiệm vụ

“tính tổng mức phát thải quốc gia cho kế hoạch từ 2020 đến năm 2025, quyết định khả năng truyền tải về sản xuất sạch ở Việt Nam (Quy hoạch ngành điện VI)” được DNA công nhận là was 0.5764 tấnCO2/MWh, MONRE/DMHCC đề nghị các bên xây dựng CDM sử dụng các nhân tố trên đây khi xây dựng các dự án CDM của mình

Đánh giá :Trên thực tế, chính phủ Việt Nam đã cung cấp một số thông tin/ dữ liệu hữu ích

Tuy nhiên, các bên xây dựng/ tư vấn CDM ở Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập số liệu CDM Kết quả là, “việc thu thập thông tin” vẫn là một nút cổ chai CDM ở Việt Nam

Khó biết chắc thời gian cần thiết để DNA Việt Nam cấp cấp phê duyệt của nước tiếp nhận

Nguồn: Trang web DAN Việt Nam, danh sách PDD ngày 10 tháng 2 năm 2011

Hình 3-2 Số lượng giấy phép của nước tiếp nhận mà DNA Việt Nam đã phê duyệt

Theo kết quả khảo sát phỏng vấn, thông thường phải mất 2 đến 3 tháng mới nhận được phê duyệt của nước tiếp nhận Hơn nữa, theo một số bên xây dựng/ tư vấn CDM ở Việt Nam, DNA cũng không thường xuyên tổ chức đánh giá các dự án CDM Tuy vậy, DNA vẫn gửi thư phê duyệt trong thời gian không quá dài (xem Phụ lục 4 dưới đây), từ năm 2008, một năm có khoảng 30 thư được DNA phát hành

Đánh giá : theo nhận định trên đây, hiện nay thời gian/ tần suất cấp phê duyệt của nước tiếp

nhận ở Việt Nam là khá đủ Vì vậy tần suất họp DNA không phải là nút cổ chai cho các dự án CDM ở Việt Nam

5 Nguồn: Công văn của MONRE (số151/KTTVBDKH), ngày 26 tháng 3 năm 2010

Trang 27

3.4.3 Đánh giá thời gian cần thiết để đăng ký CDM ở Việt Nam

Để hiểu được các “nút cổ chai” CDM, cần xác định thời gian cần thiết cho dự án CDM Theo

hướng dẫn tại phần này, chu trình dự án CDM thông thường được trình bày dưới đây

Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA

cổ chai” và làm mất nhiều thời gian cho các tổ chức, các nhân xây dựng CDM

(1) Phê duyệt của nước tiếp nhận bởi DNA: bước

Các bước sẽ được trình bày chi tiết tại Khung 2-5 dưới đây

(1) Từ yêu cầu đăng ký đến khi được đăng ký

Hình dưới đây cho thấy thời gian cần thiết từ lúc yêu cầu đăng ký đến khi được đăng ký dự án CDM trên thế giới, trình tự từ bước 8 đến bước 10 trong Hình 2-13 trên đây (xem dòng bôi xanh tại Hình 2-14)

Ví dụ, số liệu vào tháng 2 năm 2008 cho thấy thời gian cần thiết khoảng 250 ngày Nghĩa là, sau khi yêu cầu đăng ký, dự án CDM đăng ký vào tháng 2 năm 2008 sẽ mất trung bình 250 ngày để được đăng ký CDM Theo các bên xây dựng/ tư vấn CDM ở Việt Nam, thông thường thì trung bình phải mất khoảng 330-360 ngày (10-12 tháng) để đăng ký CDM ở Việt Nam Để tham khảo thì theo số liệu từ tháng 3 năm 2005 đến tháng 3 năm 2010, thời gian trung bình để

đăng ký CDM sau khi DNA phê duyệt là 137 ngày (từ 4 -5 tháng)

Như vậy, đăng ký dự án CDM ở Việt Nam mất nhiều thời gian hơn ở các quốc gia khác

Về điểm này, chi tiết đánh giá sẽ được xây dựng thêm ở Báo cáo tổng kết của nghiên cứu

6 Một số quốc gia DNA yêu cầu nộp báo cáo thẩm định khi xin phê duyệt của DNA’s Trong trường hượp này, các bước 5 đến 7 phải được tiến hành trước bước 3 và 4

1 : Planning a CDM project

4 : Approvals by the host country

7 : Preparation of validation alidation report

5 : Contract with DOE

5 : Contract with DOE

6 : Request for public comments

3 : Request for host country’ ’ s s

approval

1 :

3 : Request for host country

10 : Registration of the CDM

Trang 28

Nguồn: sơ đồ CDM của CD4CDM (http://www.cd4cdm.org/)

Hình 3-4 Thời gian trung bình từ khi yêu cầu đang ký đến khi được đăng ký

Thông thường, trong quá trình thẩm định, (bước 6, Hình 2-13), dự án CDM cần công bố thông tin và nhận ý kiến đóng góp từ công chúng trong vòng 30 ngày

Hình dưới đây cho thấy tổng số các dự án CDM và số lượng các dự án đã nộp đăng ký (phần màu tím) hoặc vẫn trong giai đoạn thẩm định (phần màu xanh) bởi CDM-EB vào mỗi quý Hình dưới cũng cho thấy rằng các dự án CDM mất ít nhất 1 năm (365 ngày) để tiến đến giai

đoạn đăng ký vì phần màu tím là khoảng tháng 6 năm 2009 và trước đó

Trang 29

Nguồn: Sơ đồ CDM của CD4CDM (http://www.cd4cdm.org/)

Hình 3-10 Số lượng dự án CDM bắt đầu thu thập ý kiến đóng góp của công chúng

Trong quá trình đăng ký, bên xây dựng CDM phải trả lời những yêu cầu cần làm rõ nội dung

từ CDM – EB Yêu cầu làm rõ nội dung là một trong những thủ tục đệ trình dự án CDM Trong quá trình này, bên xây dựng CDM phải trả lời những câu hỏi của CDM-EB để đánh giá yêu cầu ẩn danh

Theo bảng và Hình về báo cáo iGES dưới đây (xem Bảng 2-18 và hình 2-16), một nửa các dự

án CDM được CDM –EB yêu cầu làm rõ nội dung

Bảng 3-6 Tình hình đánh giá dự án và từ chối đăng ký từ CDM –EB

án trên thế giới Phần trăm

Số lượng dự

án ở Việt Nam Phần trăm

Nguồn : theo diễn đàn CDM, tháng 6 năm 2010 do iGES phát hành

Ghi chú: Bảng trên được xây dựng dựa theo các số liệu đến ngày 1 tháng 4 năm 2010

Từ bảng trên, các dự án yêu cầu CDM –EB đánh giá tại Việt Nam có tỉ lệ cao (70.2%)

Theo hình dưới đây, tỉ lệ yêu cầu đánh giá đã tăng từ năm 2007 (xem Hình 2-16 dưới đây)

Có nghĩa là CDM –EB cố gắng xác định chi tiết dự án, bổ sung trong quá trình thẩm định

Trang 30

Nguồn: Diễn đàn CDM, tháng 6 năm 2010, do iGES ban hành

Hình 3-6 Xu hướng yêu cầu và tiến hành yêu cầu

(2) Trong quá trình thẩm định

Thông thường, văn kiện dự án CDM được điều chỉnh trong quá trình thanh tra của bên thứ ba như thẩm định, nước tiếp nhận phê duyệt… Một số dự án đã chấm dứt hoặc bị loại trong quá trình này

(3)Trong quá trình thông qua dự án tại nước sở tại

Về việc thông qua của các nước sở tại, xem phần 3.4.2 phía trên

đăng ký với CDM-EB Ngoài ra, nhiều dự án CDM gần đây cũng không quan tâm đến việc

phải bắt đầu dự án vào cuối năm 2012 (thời hạn cam kết đầu tiên) Dường như bên xây dựng CDM không cố gắng để sớm tiến hành quá trình thẩm định Tình trạng trên làm cho các dự án CDM bị chậm phê duyệt hoặc chậm đăng ký Theo đó, có thể nói rằng, con số dự án phê duyệt bởi nước tiếp nhận do DNA Việt nam cấp là không nhỏ, so với Indonesia là nước đứng thứ 6 trong số tổng dự án CDM phê duyệt (xem Khung dưới đây)

Với những thông tin trên, có thể thấy rằng DNA Việt Nam đã cố gắng hỗ trợ các dự án CDM

từ năm 2008

Khung 3-1 Phê duyệt của nước tiếp nhận dự án tại Indonesia

Theo trang web của DNA Indonesia, số lượng các dự án CDM được phê duyệt như sau

Trang 31

Đánh giá : Như vậy, thời gian cần thiết của các dự án CDM ở Việt nam hơi dài hơn với

thời gian trung bình của các quốc gia trên thế giới (theo iGES) Vì thế, “thời gian xử lý CDM” cũng là một nút cổ chai CDM ở Việt Nam

CDM là một cơ chế mới được phát triển Đối với hầu hết các quốc gia đang phát triển, chính sách, pháp lý và chức năng của chính phủ Việt Nam chưa được xây dựng đầy đủ Vì thế còn có nhiều rào cản

Để hỗ trợ các hoạt động CDM, chính phủ Việt Nam đã xây dựng nhiều quyết định, thông tư

khác nhau trong những năm gần đây, danh sách các văn bản này được tóm tắt dưới đây

Bảng 3-7 Danh sách các quyết định/ thông tư về các hoạt động CDM ở Việt Nam

4/7/2008

3 Quyết định số

158/2008/QD-TTg

Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về

Văn phòng thường trực quốc gia, đại diện Ủy ban chỉ đạo

được thành lập vào tháng 7 năm 2007

6/4/2007

10 Quyết định số

1016/QD-BTNMT

Quyết định thành lập ủy ban chỉ đạo triển khai UNFCCC và

KP, do Bộ Tài nguyên và môi trường (MONRE) ban hành

4/7/2007

Nguồn: Nhóm nghiên cứu JICA

Rất nhiều bên xây dựng CDM gặp khó khăn trong việc được cấp giấy phép kinh doanh

nhau IRR phải được kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp

Ghi chú: xem phần 3.3.2 trên đây

Đánh giá : Mặc dù các quyết đinh và thông tư đã được xây dựng từ năm 2003, các hoạt động

CDM gặp nhiều rào cản khiến cho việc triển khai không được suôn sẻ Vì thế,

“Giấy phép kinh doanh” được coi là nút cổ chai CDM ở Việt Nam

Trang 32

3.4.5 Nguồn nhân lực

Theo các bên tư vấn/ xây dựng CDM nước ngoài, rất khó tìm được các chuyên gia có kinh nghiệm về CDM ở Việt Nam

Để có những hành động thích hợp trong các hoạt động CDM, các chuyên gia trong nước cần

giải quyết những vấn đề sau

 Thiếu kiến thức EIA

vai trò của bên xây dựng CDM

Qua các chuyên gia trong nước, vẫn còn thiếu thông tin/ số liệu ở Việt Nam

và số liệu Việt Nam vẫn chưa đầy đủ

Ghi chú: Xem phần 3.3.2 trên đây

Để giải quyết trước được những vấn đề trên đây, cần phải có đội ngũ chuyên gia trong nước có

trình độ và kinh nghiệm nhưng dường như các dự án CDM lại không có được các chuyên gia này

Đánh giá : Các chuyên gia ít kinh nghiệm thường có ít kiến thức về các dự án CDM ở Việt

Nam Vì thế “nguồn nhân lực’ cũng được coi là một nút cổ chai CDM ở Việt Nam

Trang 33

CHƯƠNG 4 TÌM KIẾM GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT “NÚT CỔ CHAI” CHO DỰ ÁN

CDM Ở VIỆT NAM

Nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều “nút cổ chai” CDM Một số “nút cổ chai” đang được giải quyết dần bởi các thông tư và/hoặc quyết định do chính phủ Việt Nam ban hành Nhưng có nhiều “nút cổ chai” khác vẫn chưa được làm rõ

Các “nút cổ chai” CDM ở Việt Nam có thể phân thành hai loại, (i) các “nút cổ chai” đang

được cải thiện và (ii) các “nút cổ chai” chưa tìm ra biện pháp giải quyết

Bảng 4-1 Các “nút cổ chai” CDM đang được cải thiện

# Các “nút cổ chai CDM” Hiện trạng và Nhận xét

A1 Do nút cổ chai (ii), quy trình và thời gian cần

thiết để được cấp phê duyệt của nước tiếp

nhận dự án ở Việt nam chưa rõ ràng Các bên

xây dựng CDM cần phải xác định lại thời gian

này với DNA Việt Nam…

Trong thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ban hành ngày 10 tháng 9 năm 2010, quy trình phê duyệt của DNA Việt Nam đã được trình bày

rõ Vì thế, các bên xây dựng CDM có thể ước lượng thời gian cần thiết để áp dụng quy trình CDM dễ dàng hơn

Do thông tư này mới có hiệu lực, cần phải củng cố tính thực thi của thông tư Vì một số DNAs của các tỉnh/ thành không nằm trong Phụ lục I cũng đã ban hành quy trình tương tự rất rõ ràng, nhưng trình tự này vẫn không được tuân thủ đúng

A2 Do nút cổ chai (i) về thu thập số liệu, khó nắm

được các yếu tố phát thải của lưới điện quốc

gia Việt Nam Ngoài ra, dữ liệu do phía Việt

Nam cung cấp cũng không nhất quán Vì thế

các bên xây dựng/ tư vấn CDM gặp khó khăn

trong việc thu thập số liệu/ thông tin chính xác

khi xây dựng PDD

Văn bản số (No.151/KTTVBDKH) trình bày các nhân tố phát thải chính thức của lưới điện quốc gia Việt Nam ngày 26 tháng 3 năm 2010

do MONRE ban hành

Xét đến văn bản này, bên xây dựng CDM cần tránh sự không đồng nhất trong số liệu và khó khăn trong việc tiếp cận số liệu

Trang 34

Bảng 4-2 Các “nút cổ chai” CDM

# Các “nút cổ chai” CDM Định hướng giải quyết

B1 Do nút cổ chai (i) về thu thập số liệu thông tin,

các bên xây dựng/ tư vấn CDM gặp khó khăn trong việc thu thập số liệu/ thông tin chính xác khi xây dựng PDD

Ở Việt Nam, việc thu thập thông tin/ số liệu

còn gặp nhiều khó khăn Một số thông tin/ số liệu thường không có sẵn

Để giải quyết vấn đề này, hy vọng rằng các

cấp có thẩm quyền ở Việt Nam quan tâm thu thập các số liệu/ thông tin CDM cần thiết, như

là các thông tin/ số liệu cơ bản hoặc bổ sung, thay vì bên xây dựng CDM phải đảm trách công việc này

B2 Do nút cổ chai (iv) về nguồn nhân lực, khó

tiến hành dự án hiệu quả mà thiếu sự hỗ trợ của các chuyên gia/ trợ lý người Việt có kiến thức và am hiểu về cơ chế CDM và hệ thống pháp lý có liên quan ở Việt Nam

Ví dụ: có một số chuyên gia ở Việt nam hỗ trợ các công ty nước ngoài, bên xây dựng dự

án CDM phải giải thích các thông tin cơ bản

B3 Do nút cổ chai (iii) về giấy phép kinh doanh,

khó triển khai cùng lúc quá trình cấp phép kinh doanh (hoặc dự án) và quá trình nộp hồ

sơ CDM Đặc biệt, bên xây dựng CDM cần thu thập các thông tin/ số liệu phù hợp và trình với DOE trong quá trình thẩm định

Về cơ bản, bên xây dựng CDM cần cân nhắc thời gian cần thiết để nộp CDM cộng thêm với trình tự cấp phép kinh doanh thông thường ở Việt Nam Tuy nhiên, các biện pháp trên không phải là những giải pháp cơ bản

Hy vọng rằng các cấp có thẩm quyền ở Việt Nam sẽ quan tâm và xem xét để đưa ra giải pháp hiệu quả

B4 Do nút cổ chai (iii) về giấy phép kinh

doanh , một số bên xây dựng CDM cần xem xét các quan điểm/ ý kiến không chính thức

từ các cấp có thẩm quyền tại địa phương để

được cấp phép kinh doanh (dự án) Từ đó,

bên xây dựng CDM phải điều chỉnh hồ sơ

Về cơ bản, tất cả các thông tin/ số liệu ở cả hồ

sơ CDM và hồ sơ cấp phép kinh doanh đều phải được tuân thủ đúng

Để giải quyết vấn đề này, CDM cần được đánh

giá trong quá trình phê duyệt kinh doanh

Để kết thúc báo cáo này, nghiên cứu sẽ đưa ra các khuyến nghị để về các biện pháp mà

DMHCC và các cơ quan khác cần thực hiện để giải quyết “nút cổ chai” CDM ở Việt Nam Bảng 5-3 và 5-4 cho thấy các khuyến nghị về “nút cổ chai” CDM ở Việt Nam

Các khuyến nghị này chủ yếu dành cho các hoạt động CDM của DMHCC vì các hoạt động CDM ở Việt Nam sẽ không thể triển khai trên thực thế nếu thiếu DMHCC Các khuyến nghị sau phù hợp để giải quyết các “nút cổ chai” CDM cần được giải quyết càng sớm càng tốt ở Việt Nam

Trang 35

4.2.1 Khuyến nghị đối với nút cổ chai CDM đang trong quá trình xây dựng

DNMCC và chính phủ Việt Nam đang cố gắng cải thiện và tìm ra các biện pháp cải thiện các nút cổ chai CDM ở Việt Nam

Nút cổ chai A1 Thủ tục và thời gian cần thiết để được cấp phê duyệt của nước tiếp nhận

chưa được trình bày rõ Các bên xây dựng CDM luôn phải liên hệ với DNA

và các tổ chức khác để xác nhận vấn đề này

Bảng 4-3 Khuyến nghị về các “nút cổ chai” CDM đang được cải thiện

Trong thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ban

hành ngày 10 tháng 9 năm 2010, quy trình phê

duyệt của DNA Việt Nam đã được trình bày rõ

Vì thế, các bên xây dựng CDM có thể ước

lượng thời gian cần thiết để áp dụng quy trình

CDM dễ dàng hơn

Do thông tư này mới có hiệu lực, cần phải

củng cố tính thực thi của thông tư Vì một số

DNAs của các tỉnh/ thành không nằm trong

Phụ lục I cũng đã ban hành quy trình tương tự

rất rõ ràng, nhưng trình tự này vẫn không

được tuân thủ đúng

Thông tư số 12 /2010/TT-BTNMT được coi là giải pháp hiệu quả cho “nút cổ chai” về không có quy trình và thời hạn

rõ ràng để được cấp phê duyệt từ nước tiếp nhận ở Việt Nam

Biện pháp này đã được triển khai tại các quốc gia đang phát triển Tuy nhiên, biện pháp này vẫn không có hiệu quả cao trong việc xúc tiến CDM tại các tỉnh

Vì thế, trách nhiệm giám sát lại trở về với DMHCCC, ví dụ như giám sát thời gian thực tế để được cấp phép của nước tiếp nhận dự án, để có thể đưa Thông tư vào thực tế

Bottleneck A2 Khó xác định nhân tố phát thải của lưới điện quốc gia Việt Nam Ngoài ra, số

liệu được phía Việt Nam cung cấp thường không thống nhất

Văn bản số (No.151/KTTVBDKH) trình bày

các nhân tố phát thải chính thức của lưới điện

quốc gia Việt Nam ngày 26 tháng 3 năm 2010

do MONRE ban hành

Xét đến văn bản này, bên xây dựng CDM cần

tránh sự không đồng nhất trong số liệu và khó

khăn trong việc tiếp cận số liệu

Văn bản số (No.151/KTTVBDKH)

được coi là giải pháp cho “nút cổ chai”

về thu thập số liệu của lưới điện quốc gia Việt Nam mà các bên xây dựng/ tư vấn dự án CDM phải thực hiện

Tuy nhiên, số liệu cần được cập nhật

định kỳ, ít nhất một năm một lần

Vì thế, để đảm bảo có thể cung cấp số liệu hiệu quả và lâu dài cho các bên xây dựng/ tư vấn dự án CDM, DMHCC hoặc các cơ quan liên quan nên đảm nhận trách nhiệm cập nhật số liệu

Trang 36

4.2.2 Khuyến nghị về các nút cổ chai CDM

Nút cổ chai B1 Bên tư vấn/ xây dựng CDM gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin, số

liệu cần thiết để xây dựng PDD

Ở Việt Nam, việc thu thập thông tin/ số liệu

còn gặp nhiều khó khăn Một số thông tin/ số

liệu thường không có sẵn

Để giải quyết vấn đề này, hy vọng rằng các

cấp có thẩm quyền ở Việt Nam quan tâm thu

thập các số liệu/ thông tin CDM cần thiết, như

là các thông tin/ số liệu cơ bản hoặc bổ sung,

thay vì bên xây dựng CDM phải đảm trách

công việc này

Để thu thập thông tin/ số liệu về các

hoạt động CDM, các hành động sau cần

được DMHCC và các cơ quan liên quan

ở Việt Nam tiến hành

Là cơ quan chịu trách nhiệm, DMHCC yêu cầu các cấp/ cơ quan có thẩm quyền

ở Việt Nam cung cấp thông tin/ số liệu

liên quan Đặc biệt, các thông tin số liệu trong quá trình PDD nên được cung cấp rộng rãi mà không thu phí

sách về biến đổi khí hậu, dự báo/ chính sách năng lượng…

năng lượng sử dụng theo hộ gia

đình…

Nút cổ chai B2 Dự án khó được triển khai hiệu quả mà không có chuyên gia/ cán bộ hỗ trợ

người Việt hiểu rõ về cơ chế CDM và các hệ thống liên quan ở Việt Nam

Vấn đề này không thể giải quyết trong một

thời gian ngắn, cần có các giải pháp bền vững

Để giải quyết vấn đề này, hy vọng các hành

động sau sẽ được tiến hành

a) Phát triển năng lực cho các cán bộ CDM tại

các địa phương

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu về các chuyên gia

CDM ở Việt Nam

Hy vọng rằng các chuyên gia/ cán bộ hỗ trợ về CDM sẽ dẫn đầu trong quá trình thúc đẩy CDM ở Việt Nam Có nghĩa là việc phát triển năng lực cho nguồn nhân sự là rất cần thiết Ngoài ra, các thông tin về nhân sự thực hiện CDM cần được công bố rộng rãi

Vì thế, DMHCC cần triển khai các hành động sau để giải quyết vấn đề nhân lực ở Việt Nam

a) Tiến hành phát triển năng lực cho các chuyên gia CDM

b) xây dựng cơ sở dữ liệu về các chuyên gia CDM ở Việt Nam

Trang 37

Nút cổ chai B3 Khó tiến hành cùng lúc thủ tục cấp phép kinh doanh (dự án) và thủ tục đăng

ký CDM Đặc biệt là các bên xây dựng CDM cần phải thu thập các thông tin/

số liệu cần thiết và đề trình cho DOE trong quá trình thẩm định

Về cơ bản, bên xây dựng CDM cần cân nhắc

thời gian cần thiết để nộp CDM cộng thêm với

trình tự cấp phép kinh doanh thông thường ở

Việt Nam Tuy nhiên, các biện pháp trên

không phải là những giải pháp cơ bản

Hy vọng rằng thông tư củng cố việc áp dụng CDM vào các dự án ở Việt Nam sẽ

được xây dựng để giải quyết các “nút cổ

chai” và giúp các Bộ/ ngành liên quan thực hiện đúng trình tự

Về cơ bản, tất cả các thông tin/ số liệu ở cả hồ

sơ CDM và hồ sơ cấp phép kinh doanh đều

phải được tuân thủ đúng

Để giải quyết vấn đề này, CDM cần được đánh

giá trong quá trình phê duyệt kinh doanh

Nút cổ chai B4 Để có giấy phép kinh doanh (hoặc dự án) ở Việt Nam, một số bên xây dựng

CDM phải xét đến các ý kiến/ quan điểm không chính thức của chính quyền

địa phương… Vì thế các bên xây dựng CDM liên tục phải chỉnh sửa các văn

bản của mình

Về cơ bản, các thông tin/ số liệu về cả các tài

liệu CDM và các tài liệu kinh doanh cần thiết

cho quá trình cấp phép không được tuân thủ

Cần xây dựng thông tư tăng cường việc đăng

ký CDM trong các dự án của Việt Nam để giải quyết các nút cổ chai và giúp các Bộ/ các cơ quan nói trên hoạt động hiệu quả

Trang 38

PHỤ LỤC

Trang 39

PHỤ LỤC 1 CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG DO CÁC BÊN PHÁT

TRIỂN PDD VÀ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TIỀM NĂNG ĐƯA RA

A1.1.1 Mục tiêu khảo sát

CDM là cơ chế mới được hình thành ở Việt Nam và vẫn gặp rất nhiều rào cản làm chậm quá trình thực hiện Đặc biệt, các bên xây dựng CDM đối mặt với rất nhiều vấn đề do có nhiều thủ tục khác biệt và bổ sung so với quy định kinh doanh hiện hành

Để có thể nắm bắt được tình hình thực tế qua kinh nghiệm triển khai các dự án CDM trước đây,

khảo sát phỏng vấn các bên xây dựng/ tư vấn/ nhà đầu tư của các dự án CDM ở Việt Nam

được triển khai

A1.1.2 Phương pháp tiếp cận khảo sát

Việc phỏng vấn các bên xây dựng/ tư vấn CDM tiến hành trong thời gian ngắn, vì vậy tập trung vào các vấn đề và các câu hỏi sau

dựng CDM phải trả lệ phí bán Điều này làm cho bên xây dựng/ nhà đầu tư CDM không hài lòng

ii) Thủ tục phê duyệt của nước tiếp nhận ở Việt Nam không rõ ràng, không có thông tin, kế hoạch cụ thể Vì thế, bên xây dựng CDM không ước tính được thời gian cần thiết để được phê duyệt iii) Ở Việt Nam, khó có được các thông tin/ số liệu CDM để xây dựng PĐ Một số bên xây dựng/ tư vấn CDM gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin/ số liệu cần thiết vào đúng thời điểm

iv) Trong một số trường hợp, công ty nước ngoài phải tự tiến hành

dự án CDM vì thiếu chuyên gia CDM của Việt Nam

ii) Các rào cản kinh doanh iii) Các rào cản về nguồn nhân lực

A1.1.3 Dánh sách đối tượng được phỏng vấn

Về cơ bản, đối tượng phỏng vấn các vấn đề liên quan đến dự án CDM không chỉ bao gồm các công ty Nhật Bản mà còn bao gồm các công ty nước ngoài khác Ngoài ra, các nhà đầu tư/ mua bán tín dụng cũng là đối tượng phỏng vấn

Danh sách đối tượng phỏng vấn được trình bày trong bảng dưới đây

Trang 40

Bảng A1-1 Danh sách đối tượng phỏng vấn

3 Viện năng lượng và kinh tế, Nhật Bản Thành viên CDM – EB của Nhật Bản

7 Dịch vụ phát triển sạch Toshiba , Việt Nam Bên xây dựng CDM

8 Nhóm nghiên cứu JICA về AR-CDM tại Việt Nam Thành viên

A1.1.4 Trả lời khảo sát

Để phân tích tình hình, trả lời của các đối tượng nghiên cứu được tóm tắt (in nghiêng) như

ii) Thủ tục phê duyệt của nước tiếp nhận ở Việt Nam không rõ ràng, không có thông tin, kế hoạch cụ thể Vì thế, bên xây dựng CDM không ước tính được thời gian cần thiết để được phê duyệt

Theo các bên xây dựng CDM, Việt Nam không có kế hoạch rõ ràng và việc xử lý không đúng hạn, đây thực sự là một vấn đề CDM hiện nay Vì thế các bên xây dựng/ tư vấn CDM phải liên hệ trực tiếp với DNA Việt Nam để nắm được thủ tục chi tiết và cơ chế cấp phép Nhưng Gặp DNA không phải dễ dàng Để giải quyết vấn đề này, DNA Việt Nam đã xây dựng Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT giải thích rõ quy tắc đánh giá PIN/ PDD (xem phần 2.1.6)

iii) Ở Việt Nam, khó có được các thông tin/ số liệu CDM để xây dựng PĐ Một số bên xây dựng/ tư vấn CDM gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin/ số liệu cần thiết vào đúng thời điểm

Hầu hết các bên xây dựng/ tư vấn CDM gặp nhiều khó khăn về thu thập thông tín/ số liệu

và chưa đưa ra được hướng giải quyết nào hơn là thuê tư vấn/ điều phối viên để liên hệ trực tiếp với người có trách nhiệm ở phía Việt Nam

iv) Trong một số trường hợp, công ty nước ngoài phải tự tiến hành dự án CDM vì thiếu chuyên gia CDM của Việt Nam

Khi cân nhắc điểm iii) trên đây, các bên xây dựng/ tư vấn CDM nước ngoài thường phải thuê tư vấn/ điều phối viên Theo các bên xây dựng/ tư vấn CDM nước ngoài có kinh

Ngày đăng: 08/07/2016, 04:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w