Thực tế hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh dẫn đến nhucầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp là rất lớn cùng với quá trình hội nhập và tự do hóa tài chính làm cho cạnh tran
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất của các ngân hàngthương mại, hoạt động tín dụng tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nhưngcũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất Một khi rủi ro tín dụng xảy ra nó sẽtác động trực tiếp đến sự phát triển và tồn vong của ngân hàng, xa hơn nữa nó sẽảnh hưởng lan rộng ra toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế Quản
lý rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn nhưng rất cần thiết Đặc biệt đối với nhữngngân hàng thương mại Việt Nam khi thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm từ từ60-80% thu nhập của ngân hàng
Thực tế hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh dẫn đến nhucầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp là rất lớn cùng với quá trình hội nhập và
tự do hóa tài chính làm cho cạnh tranh càng trở nên gay gắt đã tất yếu dẫn đến sựtăng trưởng mạnh dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại kéo theo tỷ lệ nợxấu và nợ quá hạn của các ngân hàng gia tăng
Xuất phát từ thực tế đó, công tác quản lý rủi ro tín dụng hiện nay đang làvấn đề rất bức thiết Chính vì vậy trên cơ sở những kiến thức đã được học tạitrường và thời gian thực tập tại chi nhánh ngân hàng ĐT&PTNam Hà Nội, em đã
chọn đề tài “ Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu
tư và phát triển Nam Hà Nội” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mục đích của đề tài làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luậnquản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại, đi sâu nghiên cứu thực trạngquản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội, qua đóđánh giá những mặt tích cực cũng như hạn chế của công tác này Từ đó đưa ranhững đề xuất, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng cảuchi nhánh ngân hàng ĐT&PTNam Hà Nội
Trang 2CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm và tác động của rủi ro tín dụng
1.1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng
Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tàisản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêmmột khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanhđem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi rorất lớn.Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trongtổng rủi ro hoạt động ngân hàng Mặc dù hiện nay đã có sự chuyển dịch trong cơcấu lợi nhuận của ngân hàng, theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướnggiảm xuống và thu dịch vụ có xu hướng tăng lên nhưng thu nhập từ tín dụng vẫnchiếm từ ½ đến 2/3 thu nhập ngân hàng (Peter Rose, Quản trị ngân hàng thươngmại) Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi rochấp nhận được là bản chất ngân hàng P Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên
bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản vay tồi thì đó không phải là hoạt động kinh doanh” Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên
nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanhngân hàng Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng:
Trong tài liệu “Financial Institutions Management – A ModernPerpective”, A.Saunder và H.Lange định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềmtàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng cácluồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể đượcthực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời hạn
Theo Timothy W.Koch: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi roxảy ra khi khách hàng sai hẹn – có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốngốc và lãi theo thỏa thuận Rủi ro ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập
Trang 3thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán haythanh toán trễ hạn (Bank Management, University of South Carolina, TheDryden Press, 1995, page 107).
Còn theo Henie Van Greuning… Sonja Brajovic Bratanovic: Rủi ro tíndụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặchoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng đây là thuộctính vốn có của hoạt động ngân hàng Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trìhoãn, hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ điều này gây ra sự cố đối vớidòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng(The World Bank)
Theo khoản 1 Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụngban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước, rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạtđộng ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không
có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết
Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tựu trung lại chúng ta có thể rút ra cácnội dung cơ bản của rủi ro tín dụng như sau:
- Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn (defaut) trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vồ và/ hoặc lãi Sự sai hẹn có thể là trễ hạn (delayed payment) hoặc không thanh toán (nonpayment).
- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng
và giảm giá trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản.
- Đối với các nước đang phát triển (như ở Việt Nam), các ngân hàng thiếu
đa dạng trong kinh doanh cá dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, vì vậy tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy nhất, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ Vì vậy rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Trang 4- Mặt khác, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kỳ vọng càng cao, thì rủi ro tiềm ẩn càng lớn).
- Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên người ta không thể nào loại trừ hoàn toàn được mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như tác hại
do chúng gây ra.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khảnăng,do đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất Điều này có nghĩa là mộtkhoản vay dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất, mộtngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếudanh mục đầu tư tín dụng tập trung vào một nhóm khách hàng, ngành hàng tiềm
ẩn nhiều rủi ro Cách hiểu này sẽ giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụngđược chủ động trong phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo chống đỡ và bùđắp tổn thất khi rủi ro xảy ra
1.1.1.2 Tác động của rủi ro tín dụng
Đối với nền kinh tế
Hoạt động của các ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với hoạt động củacác doanh nghiệp, các ngành, các cá nhân, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải rủi
ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang
lo sợ và có thể dẫn đến tình trạng rút tiền ồ ạt ở các ngân hàng khác nhau, làmcho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởnglớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền trả lươngdẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn, không có vốn dẫn đến bỏ lỡ những dự
án có mức sinh lời cao… Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởngrất lớn đến toàn bộ nền kinh tế Nó làm cho kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sứcmua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định
Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngàynay nền kinh tế của mỗi quốc gia đều là nền kinh tế mở phụ thuộc vào nền kinh
tế khu vực và nền kinh tế thế giới Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tàichính châu Á(1997), khủng hoảng tài chính Nam Mỹ(2001-2002), và mới đâynhất là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu ít
Trang 5nhiều liên quan đến rủi ro tín dụng cùng dòng tiền đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếpgiữa các quốc gia Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước pháttriển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh
tế các nước liên quan
Đối với các ngân hàng
Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp vàlãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đếnhạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi Khi không thuđược nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh không cóhiệu quả Khi gặp phải rủi ro tín dụng ngân hàng thường rơi vào tình trạng mấtkhả năng thanh khoản, làm mất lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tíncủa ngân hàng, bị cấp trên khiển trách Đối với cấp dưới, do gặp phải rủi ro tíndụng nên không có tiền trả lương cho công nhân viên vì thế nhưng người có nănglực sẽ thuyên chuyển công tác gây khó khăn cho ngân hàng
Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau:nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay,nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫnđến ngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phụcđược, ngân hàng sẽ bị phá sản, gấy hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nóichung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản lýngân hàng phải hết sức cẩn trọng và cso những biện pháp thích hợp nhằm giảmthiểu rủi ro trong cho vay
1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
1.1.2.1 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng.
Thực tế kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua cho thấy rủi ro tíndụng xảy ra là do những nguyên nhân sau:
- Ngân hàng đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế vàthể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của Ngân hàng
- Do cán bộ Ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay như: khôngđánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu
Trang 6tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn Đồng thời cán bộ Ngân hàng khôngkiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn nên việc đánh giá các dự
án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, còn xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi màvẫn cho vay
- Cán bộ Ngân hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinhdoanh như: thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, xâm tiêu khigiải ngân hay thu nợ, đôi khi còn nể nang trong quan hệ khách hàng
- Ngân hàng đôi khi quá chú trọng về lợi nhuận, đặt những khoản vay có lợinhuân cao hơn những khoản vay lành mạnh
- Do áp lực cạnh tranh với các Ngân hàng khác
- Do tình trạng tham nhũng, tiêu cực diễn ra trong nội bộ Ngân hàng
1.1.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng.
- Người vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vào các hoạt động
có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho Ngân hàng
- Do trình độ kinh doanh yếu kếm, khả năng tổ chức điều hành sản xuấtkinh doanh của lãnh đạo còn hạn chế
- Doanh nghiệp vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản lưu động và cố định
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiếu sự linh hoạt, không cải tiến quytrình công nghệ, không trang bị máy móc hiện đại, không thay đổi mẫu mã hoặcnghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn tới sản phẩm sản xuất ra thiếu sựcạnh tranh, bị ứ đọng trên thị trường khiến cho doanh nghiệp không có khả năngthu hồi vốn trả nợ cho Ngân hàng
- Do bản thân doanh nghiệp có chủ ý lừa gạt, chiếm dụng vốn của Ngân hàng,dùng một loại tài sản thế chấp đi vay nhiều nơi, không đủ năng lực pháp nhân
1.1.2.3 Nguyên nhân khác
- Do sự thay đổi bất thường của các chính sách, do thiên tai bão lũ, do nềnkinh tế không ổn định khiến cho cả Ngân hàng và khách hàng không thể ứngphó kịp
- Do môi trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới khôngkiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng
Trang 7- Do sự biến động về chính trị - xã hội trong và ngoài nước gây khó khăncho doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng.
- Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cậptrong trình độ chuyên môn cũng như công nghệ Ngân hàng
- Do sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạmphát gia tăng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như Ngân hàng
- Sự bất bình đẳng trong đối sử của Nhà nước dành cho các NHTM khác nhau
- Chính sách Nhà nước chậm thay đổi hoặc chưa phù hợp với tình hình pháttriển đất nước
1.1.3 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
1.1.3.1 Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng
- Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoảncủa khách hàng qua một quá trình sẽ cung cấp cho ngân hàng một số dấu hiệuquan trọng như: Phát hành Sec quá bảo chứng hoặc bị từ chối; khó khăn trongthanh toán lương; sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dư tàikhoản tiền gửi…
- Các hoạt động vay: Mức độ vay thường xuyên gia tăng; thanh toán chậmcác khoản nợ gốc và lãi; thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn; yêu cầucác khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến
- Phương thức tài chính: Sử dụng nhiều các khoản tài trợ thương mại chocác hoạt động phát triển dài hạn; chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất vídụ: thường xuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả; giảm cáckhoản phải trả và tăng các khoản phải thu; các hệ số thanh toán phát triển theochiều hướng xấu; có biểu hiện giảm vốn điều lệ…
1.1.3.2 Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng
- Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị điều hành hoặc banđiều hành
- Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trịđiều hành độc đoán hoặc phân tán
Trang 8- Cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện: Được hoạch định bởiHĐQT hoặc giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm; HĐQT hoặc giámđốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham gia quá sâu vào vấn đề thường nhật;Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ; Thuyên chuyển nhân viên diễn
ra thường xuyên; lập kế hoạch xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hành độngnhất thời, không có khả năng đối phó với những thay đổi
- Quản lý có tính gia đình: Có biểu hiện thiếu tin tưởng vào những ngườiquản lý không thuộc gia đình, cho thành viên của gia đình không có chuyên mônđảm nhận cương vị then chốt
- Có tranh chấp trong quá trình quản lý
- Có các chi phí quản lý bất hợp lý: tập trung quá nhiều chi phí để gây ấntượng như thiết bị văn phòng quá hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền, bangiám đốc có cuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài chính cá nhân
1.1.3.3 Nhóm dấu hiệu liên quan đến các ưu tiên trong kinh doanh
- Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Doanh nghiệp bị ám ảnh bởi một kháchhàng có tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc; ban giám đốc cắt giảm lợinhuận nhằm có được những hợp đồng lớn
- Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: Bị ám ảnh bởi một sản phẩm màkhông chú ý đến các yếu tố khác
- Sự cấp bách không thích hợp như: Do áp lực nội bộ dẫn đến việc tung rasản phẩm dịch vụ quá sớm, các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra không thực
tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc…
1.1.3.4 Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật thương mại
- Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất; thay đổi thị hiếu; cập nhật kỹthuật mới; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh
- Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao
- Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa, thay thế
1.1.3.4 Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán
- Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp cácbáo cáo tài chính
Trang 9- Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: Sự gia tăng không cân đối
về tỷ lệ nợ thường xuyên; khả năng tiền mặt giảm; tăng doanh số bán nhưng lãigiảm hoặc không có, số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của cáccon nợ kéo dài…
- Những dấu hiệu phi tài chính khác như: những vấn đề về đạo đức, dáng vẻcủa nhà kinh doanh; sự xuống cấp trông thấy của nơi kinh doanh; kho lưu trữhàng hóa quá nhiều, hư hỏng và lạc hậu
1.2 Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng
Về bản chất có thể hiểu quản lý rủi ro tín dụng của NHTM có thể hiểu làquá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của các nhà quản lý ngân hàng lêncác đối tượng quản lý và các khách thể kinh doanh nhằm mục tiêu phòng ngừa,hạn chế và giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh từ đó nâng cao mức độ antoàn, khả năng sinh lời và đạt được các mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn vàdài hạn của mỗi NHTM
Nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàngcho rằng: đối với các NHTM quản lý kinh doanh cũng chính là quản lý rủi ro,hay nói cụ thể hơn, quản lý rủi ro chính là trung tâm hoạt động quản lý điều hànhngân hàng Hiểu một cách đơn giản thì quản lý rủi ro chính là quá trình các nhàquản lý ngân hàng áp dụng các nguyên lí, các phương pháp và kinh nghiệm quảntrị kinh doanh của NHTM ở các quốc gia phát triển vào hoạt động kinh doanhcủa mình để giám sát, phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp rủi ro trong hoạt độngtín dụng, đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác để giảm những tổn thất nhấtđịnh cho ngân hàng, đồng thời không ngừng tăng uy tín và nâng cao sức mạnhcủa ngân hàng trên thương trường
Đối với rủi ro tín dụng, đầu tiên phải coi đó là một hiện tượng có thể xảy
ra ngoài mong muốn của ngân hàng khi thực hiện cho vay đối với khách hàng.Với quan niệm như vậy, mỗi khi bắt đầu xem xét một khoản tín dụng, ngân hàngcần lường trước những rủi ro có thể xảy ra Đây cũng chính là xuất phát điểmhình thành nên ý tưởng quản lý rủi ro tín dụng của NHTM Mặc dù rủi ro tín
Trang 10dụng là một hiện tượng tiềm ẩn và không bao giờ cũng xảy ra khi ngân hàngcung cấp một khoản tín dụng nhưng trong nhiều trường hợp do tính lặp lại củarủi ro nên người ta có thể nhận biết được quy luật của nó Chính vì điều này màngân hàng có thể tìm ra được những biện pháp quản lý nhằm hạn chế khả năngxảy ra rủi ro tín dụng và giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra
Vậy quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản lý của NHTM bao gồm: nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro, thực thi các biện pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.
1.2.2 Nội dung quản lý
1.2.2.1 Quản lý tổng thể
Đối với mỗi ngân hàng, tín dụng luôn là hoạt động phong phú, đa dạng tạo
ra lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi
ro nhất Do vậy, để đảm bảo được mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro,phát triển bền vững, hường tời thông lệ quốc tế, nhất thiết phải xây dựng chínhsách và đường lối quản lý rủi ro tín dụng thống nhất và hợp lý, phù hợp với đặcđiểm nội tại và tính đặc thù của hệ thống, phát huy được các thế mạnh, khắc phụchạn chế được các điểm yếu vì mục tiêu an toàn rõ ràng, lành mạnh và áp dụngthống nhất trong toàn hệ thống
a Chính sách cấp tín dụng
Chính sách tín dụng bằng văn bản là yếu tố căn bản, là nền tảng quản lýtín dụng hiệu quả Chính sách tín dụng được xây dựng khoa học, cẩn thận, thôngsuốt từ trên xuống dưới sẽ tạo điều kiện để ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụngcủa mình tránh rủi ro quá mức và đánh giá đúng cơ hội tín dụng Chính sách tíndụng được xây dựng đúng đắn là điều kiện tiên quyết để quản lý tốt rủi ro tíndụng Một chính sách tín dụng tốt phải là một ứng dụng thông minh của nhữngnguyên tắc tín dụng thích hợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trườngkinh tế Công việc của người cán bộ ngân hàng là khoản tín dụng nào nên cấp, ápdụng loại sản phẩm nào, cấp cho ai, với những điều kiện như thế nào Chính sáchtín dụng tốt sẽ nâng cao chất lượng của khoản tín dụng
Trang 11Đặc biệt ở các nước đang phát triển chính sách tín dụng lại càng quantrọng vì ngân hàng phải thích ứng với nền kinh tế biến đổi liên tục, phải đối mặtvới những vấn đề mới trước đây gặp rất ít hoặc không quan tâm và là nền kinh tế
có nhu cầu vốn ngân hàng rất lớn
Nội dung cơ bản của một chính sách tín dụng thường bao gồm:
- Miêu tả thị trường tín dụng mục tiêu của ngân hàng
- Tiêu chuẩn với danh mục cho vay của ngân hàng
- Xác định quyền hạn trách nhiệm của cán bộ tham gia quá trình ra quyếtđịnh cấp tín dụng
- Những thủ tục, hoạt động cần thiết cho việc chào mời, xem xét, đánh giá
và ra quyết định đối với yêu cầu vay vốn của khách hàng
- Các tài liệu cần thiết trong hồ sơ xin cấp tín dụng
- Hướng dẫn tiếp nhận, đánh giá, bảo quản tài sản cầm cố, thế chấp
- Chính sách phương pháp xác định lãi suất, các khoản phí và thời hạn vayvốn, kỳ hạn trả nợ, một bản tiêu chuẩn thích hợp áp dụng cho toàn bộ danh mụccho vay
- Giới hạn cho vay tối đa của từng chi nhánh ngân hàng, từng nhóm sảnphẩm đối với toàn danh mục, của tổng dư nợ đối với tổng tài sản ngân hàng
- Phát hiện, phân tích và xử lý các khoản vay có vấn đề
- Chính sách cho vay thận trọng đối với các ngân hàng có khó khăn tạmthời hay mở rộng cho vay với các ngân hàng có tiềm năng lớn
b Giới hạn cấp tín dụng
Để hạn chế rủi ro tín dụng mỗi ngân hàng cần quy định mức cấp tín dụngtối đa cho từng mức quản trị(mức phán quyết) Mức phán quyết có thể được quyđịnh theo từng chi nhánh ngân hàng, các phòng giao dịch tùy theo quy mô hoạtđộng, năng lực làm việc của chi nhánh, theo loại sản phẩm tín dụng, tính chất cóhay không có tài sản đảm bảo Ngoài ra, cũng cần xác định mức giới hạn tíndụng đối với từng khoản riêng biệt
Trong hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp, có hai loại rủi ro chủyếu có thể xảy ra: rủi ro của các giao dịch cụ thể tức giao dịch đó không hiệu quả
Trang 12và rủi ro tổng thể của khách hàng tức doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ.Một rủi ro cụ thể không nhất thiết dẫn đến rủi ro tổng thể nhưng rủi ro tổng thểxảy ra thì toàn bộ các giao dịch sẽ chịu rủi ro Giới hạn tín dụng được xác địnhchính xác sẽ giúp ngân hàng quản lý tốt rủi ro tổng thể của từng khách hàng Nóđược hiểu là mức tín dụng an toàn tối đa trong đó doanh nghiệp quản lý tốt hoạtđộng kinh doanh của mình, ở mức này rủi ro tín dụng của ngân hàng được hạnchế ở mức thấp nhất Giới hạn tín dụng bao gồm giới hạn mức của tất cả các dịch
vụ chứa đựng rủi ro tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng như: dư nợ vay, thấuchi, chiết khấu, bảo lãnh mở L/C… Vượt qua giới hạn này, độ rủi ro sẽ vượt quámức cho phép Giới hạn tín dụng được xác định trên cơ sở chính sách tín dụngtrong từng thời ký, xếp hạng tín dụng ngành nghề của khách hàng và quy môhoạt động của họ, khả năng cung ứng và quản lý vốn của ngân hàng
c Định giá khoản vay
Định giá khoản vay không chỉ là khâu quan trọng nhất trong hoạt động tíndụng mà còn là công cụ vô cùng quan trọng trong tiến trình quản lý rủi ro tíndụng Thông thường thu nhật mà một khoản vay mang lại cho ngân hàng gồm cótiền lãi, phí( ví dụ như phí thẻ tín dụng) Ở nhiều ngân hàng phần số dư bù doanhnghiệp phải duy trì ở ngân hàng vay vốn cũng góp phần làm tăng thu nhập củangân hàng, tăng chi phí vay thực tế của doanh nghiệp vì doanh nghiệp cũngkhông được sủ dụng hết số tiền nhận nợ
Có nhiều phương pháp định giá khoản vay phổ biến nhất là phương phápđịnh giá tổng hợp chi phí trong đó cơ cấu lợi suất của một khoản vay phải đượcxác định ở mức đảm bảo được chi phí đầu vào, chi phí quản lý, phần bù rủi rocủa khoản vay và phần lợi nhuận mong đợi của ngân hàng Khách hàng đượcđánh giá là có mức độ rủi ro càng cao thì phần bù rủi ro càng cao Lãi suất cũngphụ thuộc vào món vay, giá trị khoản vay Thông thường lãi suất đối với cáckhoản vay nhỏ thường cao hơn so với các khoản vay lớn do chi phí quản lý cao.Lãi suất cũng phụ thuộc vào giá trị và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo.Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là giá cả của khoản vay, phụ thuộc vàotương quan cung cầu tín dụng trên thị trường vào thời điểm vay, vào mức độcạnh tranh giữa các ngân hàng Vì cạnh tranh, có thể một số ngân hàng chấp
Trang 13nhận giá cả của khoản vay ở mức thấp thậm chí chỉ đù bù đắp chi phí đầu vào,chi phí quản lý không tính đến phần bù rủi ro> Việc cạnh tranh như vậy trong dàihạn sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng.Thực tế không phải khi nào ngân hàng cũng có thể xác định chính xác được cácchi phí hoạt động nên nhiều ngân hàng áp dụng phương pháp định giá lãi suấtcủa từng khoản vay theo công thức:
Lãi suất Lãi suất cơ sở( gồm lợi phần bù rủi ro Phần bù rủi rocho vay = nhuận biên,chi phí quản + tín dụng + kỳ hạn
lý và hoạt động)
= Lãi suất cơ sở + Chí phí tăng thêm
Những khoản vay dài hạn thường bao gồm phần bù rủi ro kỳ hạn bởi vìcho vay với kỳ hạn dài thường làm cho ngân hàng mất đi những cơ hội kiếm lờikhác, đồng thời ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao hơn Xác định độ lớn củaphần bù rủi ro là công việc khó nhất trong quá trình định giá một khoản vay Ởmột số ngân hàng trên thế giới thường đưa ra một cách thức phân bổ phần bù rủi
ro theo chất lượng khoản vay như bảng dưới đây:
Nguồn : quản trị ngân hàng thương mại( peter rose)
Lãi suất được tính toán chính xác và đầy đủ buộc doanh nghiệp phải kinhdoanh có hiệu quả, tạo ra suất sinh lời cao hơn so với lãi suất ngân hàng thì mới
có lãi Tuy nhiên, việc áp dụng toàn bộ mức rủi ro đối với khách hàng có chấtlượng tín dụng thấp không phải là một biện pháp hay Thực tế một chính sáchnhư vậy sẽ làm tăng khả năng khách hàng không trả được nợ theo đúng hợpđồng, làm cho lợi nhuận mà ngân hàng kiếm được từ khoản vay này thậm chí còn
Trang 14ít hơn đối với lợi nhuận từ khoản cho vay theo lãi suất cơ sở Để có thể có lãi thìdoanh nghiệp buộc phải áp dụng chiến lược kinh doanh mạo hiểm hơn để có thểhoàn trả lãi cho ngân hàng và làm mất đi cơ hội tiếp cận vốn vay ngân hàng đốivới các khách hàng khác có mức độ rủi ro thấp hơn Đồng thời, việc ngân hàngquy định lãi suất cao để bù đắp rủi ro cho mình cũng khiến cho mức độ rủi ro tíndụng tăng lên vì những khách hàng không kinh doanh mạo hiêm không tiếp cậnđược vốn ngân hàng Do vậy, tùy thuộc vào chính sách của mình và trong từngtrường hợp cụ thể ngân hàng cũng có thể xác đinh lãi suất với phần bù rủi ro thấp
đi kèm với chế độ sangg lọc khách hàng chặt chẽ để cấp tín dụng
d Xếp hạng tín dụng
Việc xếp hạng tín dụng chính xác cung cấp cho ngân hàng một bản danhsách mức độ rủi ro của từng khách hàng qua đó là cơ sở đê cân nhắc đối với từngkhoản vay đồng thời nó giúp ích nhiều cho thị trường cho các nhà đầu tư cótương quan tổng quát về các công ty Định kỳ ngân hàng cần xếp hạng lại tíndụng cho khách hàng, đánh giá lại món vay và tài sản thế chấp để từ đó phân bổmức dự phòng, điều chỉnh lại giới hạn cấp tín dụng cho khách hàng, cho phù hợp
và thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiệnkhoản vay, tài sản thế chấp có dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến khả năng thuhồi nợ vay
e Tài sản thế chấp
Tài sản thế chấp là nguồn trả nợ thứ cấp cho khoản vay nếu dự án kinhdoanh của khách hàng gặp rủi ro, dòng tiền của khách hàng không đúng như dựkiến, khách hàng mất khả năng thanh toán Đánh giá đúng tài sản thế chấp cần cócủa khoản vay sẽ làm giảm thiệt hại tối đa cho ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy
ra Song, khoản vay sẽ được thanh toán bằng tiền tạo ra từ hoạt động sản xuấtkinh doanh chứ không phải bằng tài sản nên tài sản thế chấp mới là điều kiện cầnchứ chưa phải là điều kiện đủ để cho vay Mặt khác, tài sản thế chấp luôn phụthuộc vào chu kỳ kinh doanh, sự khỏe mạnh của nền kinh tế, hệ thống tài chính,tính pháp lý của tài sản nên có thể biến động rất lớn, tính thanh khoản cũngkhông cao, khi phải giải ngân ngân hàng sẽ tốn chi phí nhất định, vì vậy định kỳcán bộ ngân hàng cần đánh giá lại giá trị tài sản thế chấp qua đó có biện pháp
Trang 15thích hợp Hầu hết cán bộ ngân hàng có kinh nghiệm đều thấy rằng tài sản thếchấp là một sự thay thế nghèo nàn cho các khoản thu và luồng tiền trong kinhdoanh Vì vậy, không nên quyết đinh cho vay chỉ dựa trên tài sản thế chấp.
g Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Trên thị trường chứng khoán việc “ không bỏ tất cả quả trứng vào một rổ”
là yếu tố quyết định của một nhà đầu tư thành công, trong quản trị tín dụng cũngvậy Quản trị danh mục cân đối và kiềm chế rủi ro của danh mục bằng cách nhậndạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro với từng thị trường, ngành nghề khácnhau, khách hàng, mặt hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện hoạt động khácnhau Nhiều chuyên gia trong ngành ngân hàng tin rằng đa dạng hóa là phươngpháp phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả nhất trong quản trị tín dụng Khi mộtngân hàng phát triển chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình, họ phải xemxét đến các yếu tố và mức độ rủi ro của thị trường mục tiêu và phân khúc kháchhàng của mình Sự kết hợp các loại sản phẩm tín dụng, dịch vụ tín dụng, loại tiềncho vay, khả năng cấp tín dụng và trọng tâm của danh mục Yếu tố quan trọnghàng đầu trong quản lý rủi ro tín dụng là lựa chọn thị trường mục tiêu Việc lựachọn thị trường mục tiêu không chính xác chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đếntình trạng nợ xấu của ngân hàng Thông thường thị trường mục tiêu sẽ phải phụthuộc vào địa bàn hoạt động và quy mô của ngân hàng Rủi ro của danh mụcđược đo lường bằng độ lệch chuẩn giữa thu nhập thực tế và thu nhập kỳ vọng
Khác với một danh mục chứng khoán, sự giảm giá hay suất sinh lời củamột chứng khoán này sẽ được bù đắp bởi sự gia tăng giá hay suất sinh lời củamột chứng khoán khác do khác biệt về mức độ rủi ro và xu hướng vận động củachúng không cùng chiều với nhau Một danh mục cho vay của ngân hàng thôngthường không thể có mức sinh lời cao hơn lãi suất cho vay đã quy định trong hợpđồng Các khoản tín dụng chỉ có thể giảm giá khi khách hàng không có khả năngtrả lãi hoặc tệ hơn nữa là không thu hồi được vốn gốc Mặc dù vậy, việc đa dạnghóa danh mục cho vay của ngân hàng cũng làm giảm tối đa rủi ro tín dụng do cáckhoản cho vay có mức độ rủi ro khác nhau theo năng lực, quy mô khách hàng, độthành đạt của họ, theo ngành nghề…theo tính chất sở hữu
Trang 16Các khoản cho vay dài hạn có mức độ rủi ro cao hơn so với các khoản chovay ngắn hạn Các món vay bằng ngoại tệ sẽ phải gánh chịu thêm rủi ro về tỷ giábên cạnh rủi ro tín dụng, nếu trạng thái ngoại tệ của ngân hàng không cân đối.Các món vay lớn có chi phí quản lý rẻ hơn nhưng rủi ro hơn lớn hơn các mónvay nhỏ Do vậy, các ngân hàng cần đa dạng hóa danh mục cho vay của mình,không nên chỉ cho vay một, hai ngành hoặc một doanh nghiệp lớn Việc đa dạnghóa cũng cần được thực hiện đối với các thành phần kinh tế, loại sản phẩm, mứccho vay, thời hạn và loại tiền cho vay và phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn củangân hàng.
1.2.2.2 Quản lý chi tiết từng khoản tín dụng
Việc quản lý tín dụng được thể hiện thông qua các bước cấp tín dụng haycòn gọi là quy trình tín dụng Mỗi bước tuy đóng một vai trò khác nhau nhưng cóquan hệ mật thiết với nhau, bước trước làm tiền đề, cơ sở cho bước tiếp theo
Thông thường quy trình tín dụng trải qua 4 bước như sau:
Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng
Đây là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng của khoản vay Nộidung chủ yếu của bước này là thu thập và xử lý thông tin liên quan đến kháchhàng bao gồm năng lực sử dụng vốn vay, uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận vànguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản cũng như điều kiện kinh tế đối vớingười vay Ở bước này ngân hàng thường áp dụng một số mô hình cụ thể đểđánh giá rủi ro tín dụng Các mô hình rất đa dạng gồm cả mô hình định tính và
mô hình định lượng Đặc điểm của các mô hình này là không loại trừ lẫn nhaunên một ngân hàng có thể sử dụng cùng một lúc nhiều mô hình để hỗ trợ lẫnnhau, bổ sung trong việc phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay
• Mô hình định tính: Hệ thống tiêu chuẩn được các ngân hàng sử dụng
trong mô hình định tính là: Tiêu chuẩn 6C
- Character(Tư cách người vay): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần tráchnhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của khách hàng Khiquyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người vay có mục đích
sử dụng vốn vay rõ ràng và có thiện chí trả nợ nghiêm chỉnh khi đến hạn
Trang 17- Capacity(Năng lực của người vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằngngười vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồngtín dụng Tương tự, đối với khách hàng là một tổ chức cán bộ tín dụng phải chắcchắn rằng người đại diện phải là người được ủy quyền hợp pháp của tổ chức.Một hợp đồng tín dụng được ký kết bởi người không được ủy quyền sẽ khôngthu hồi được nợ, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.
- Cash( thu nhập của người vay): Tiêu chuẩn thu nhập của người vay tậptrung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ không? Nhìnchung người vay có ba khả năng để tạo ra tiền, đó là: dòng tiền ròng từ doanh thubán hàng, dòng tiền từ phát hành chứng khoán và dòng tiền từ thanh lý tài sản.Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng trên đều có thể sử dụng để trả nợ ngânhàng
- Collateral(Tài sản đảm bảo): Một khoản tín dụng nếu được đảm bảo bằngtài sản cầm cố hay tài sản thể chấp sẽ gắn chặt hơn nghĩa vụ trả nợ của ngườivay Nếu xảy ra những rủi ro khách quan, người đi vay không trả được nợ thì tàisản cầm cố, thế chấp sẽ trở thành nguồn thu từ nợ thứ hai của ngân hàng Tấtnhiên tài sản đảm bảo cũng phải đáp ứng yêu cầu và điều kiên nhất định của ngânhàng và tương ứng với từng khoản vay
- Conditions(Các điều kiện): Để đánh giá xu hướng ngành và điều kiện kinh
tế có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh của người vay, cán bộ tíndụng cần phải biết được thực trạng về ngành nghề và công việc kinh doanh củakhách hàng, cũng như các điều kiện kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởng thế nào đếnhoạt động kinh doanh của khách hàng
- Control(Kiểm soát): Tập trung vào những vấn đề như các thay đổi trongpháp luật và quy chế có ảnh hưởng thế nào đến người vay? Yêu cầu tín dụng củangười vay có đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngân hàng?
• Mô hình định lượng
Mô hình định tính được xem là mô hình cổ điển để đánh giá rủi ro tín dụng.Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại hơn, đó là lượng hóa rủi ro tín dụng Sau đây là một số mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng thường được sử dụng nhiều nhất:
Trang 18v Mô hình điểm số Z:
Mô hình này phụ thuộc vào: (i) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X;(ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người
vay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5 (1)
Trong đó:
X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”
X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”
X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”
X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”
X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy, khi trị
số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy
Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánhtầm quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến Tương tự như vậy, bảnthân các chỉ số cũng được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điềukiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục
Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một
Trang 19vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng củakhách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố vĩ
mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế)
v Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:
Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình chođiểm để xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua xe hơi, trang thiết bị giađình, bất động sản,…Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng baogồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà,thu nhập, điện thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc.Mô hình nàythường sử dụng 7-12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1-10
Ưu điểm: mô hình loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá trình cho vay và
giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng
Nhược điểm: mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích
ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình
v Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor
Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việcxếp hạng trái phiếu và khoản cho vay, trong đó Moody và Standard & Poor lànhững công ty cung cấp dịch vụ này tốt nhất Moody và Standard & Poor xếphạng trái phiếu và khoản cho vay theo 9 hạng theo chất lượng giảm dần, trong đó
4 hạng đầu ngân hàng nên cho vay, còn các hạng sau thì không nên đầu tư, chovay
Tóm lại, việc một ngân hàng đánh giá xác suất rủi ro của người vay, trên
cơ sở đó định giá các khoản vay hoặc khoản nợ chính xác đến đâu phụ thuộc vàoquy mô của khoản đầu tư và chi phí thu thập thông tin Các yếu tố liên quan đếnquyết định đầu tư gồm:
- Nhóm các yếu tố liên quan đến người vay vốn:
Uy tín của khách hàng: được thể hiện qua lịch sử vay trả của khách hàng.nếu trong suốt quá trình đi vay, khách hàng luôn trả đủ và đúng hạn thì sẽ tạođược long tin đối với ngân hàng
Cơ cấu vốn của khách hàng; thể hiện thông qua tỷ số giữa vốn huyđộng/vốn tự có Nếu tỷ lệ càng cao thì xác suất rủi ro càng lớn
Trang 20Mức độ biến động của thu nhập: Với bất kỳ cơ cấu vốn nào, sự thu nhậpcũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của người vay Chính vì vây,thường các công ty có lịch sử thu nhập ổn định thường xuyên lâu dài sẽ hấp dẫncác nhà đầu tư hơn.
Tài sản đảm bảo: Là điều kiện chủ yếu trong bất kỳ một quyết định chovay nào nhằm khuyến khích việc sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời nâng caotrách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ ngân hàng
- Nhóm các yếu tố liên quan đến thị trường:
Chu kỳ kinh tế: Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Do đó, ngân hàng cần phân tích chu kỳ kinh tếnhằm lựa chọn quyết định đúng vào thời điểm và nên đầu tư vào ngành nào cómức độ rủi ro thấp
Mức lãi suất: Một mức lãi suất cao biểu hiện kết qủa của chính sách thấtchặt tiền tệ, thường gắn với mức độ rủi ro cao Lý do là do giá vốn quá đắt nênnhà đầu tư thường bị hấp dẫn bởi những dự án đem lại nhiều lợi nhuận, mà lợinhuận càng cao thì độ rủi ro càng lớn
Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng là văn bản mang tính pháp luật xác định quyền vànghĩa vụ của hai bên tham gia quan hệ tín dụng, đồng thời phải tuân theo cácđiều khoản trong luật qui định Nội dung chính của một hợp đồng tín dụngthường bao gồm:
Khách hàng: Họ tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân (nếu có)
Mục đích sử dụng: Khách hàng phải ghi rõ khoản vốn vay dùng làm gì?
Số lượng tín dụng: Là số tiền mà khách hàng vay Số lượng tín dụng cũng
có thể được chia nhỏ trong từng thời kỳ và dưới các hình thức tiền tệ khácnhau
Lãi suất : Hợp đồng tín dụng phải ghi rõ lãi suất mà khách hàng phải trả,tính chất của lãi suất (lĩa suất cố định hay biến đổi), nếu lãi suất có thayđổi phải ghi rõ các điều kiện thay đổi đó
Trang 21 Phí: Để có được cam kết tín dụng khách hàng phải trả cho ngân hàng mộtkhoản phí được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên hạn mức cam kết Mức phí
và điều kiện nộp phải được thể hiện trong hợp đồng tín dụng
Thời hạn tín dụng: Thời hạn tín dụng được xác định cụ thể (ngày, tháng,năm) và ghi rõ trong hợp đồng tín dụng, là thời hạn mà ngân hàng cam kếtcung cấp cho khách hàng khoản tín dụng
Các loại đảm bảo: hợp đồng tín dụng phải ghi rõ các loại đảm bảo(nếu có)cho các khoản tín dụng(kèm theo các hợp đồng phụ) như hợp đồng bảolãnh vật tư hàng hóa, vật tư hàng hóa trong kho, tài sản cố định, hoặc cácchứng có giá… Các nội dung liên quan đến các đảm bảo như quyền sởhữu, quyền chuyển nhượng hoặc bán, định giá, bảo hiểm, người bảo quản,quyền sử dụng đối với các loại đảm bảo phải được xác định và ghi rõtrong hợp đồng tín dụng
Giải ngân: nội dung này xác định điều kiện và kì hạn giải ngân
Điều kiện thanh toán: bao gồm thanh toán cả gốc và lãi Ngân hàng vàkhách hàng sẽ thống nhất với nhau về cách thức thanh toán gốc và lãi
Các điều kiện khác: Bao gồm các thỏa thuận gủi ngân hàng và khách hàng
về ưu tiên tính toán, kiểm soát vật thế chấp và các hoạt động khác củangười vay phong tỏa tài sản, điều kiện và phương thức phát mại tài snar,nộp báo cáo định kỳ, phạt vi phạm hợp đồng
Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng
Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và vốn vay được giải ngân, ngânhàng sẽ tiến hành kiểm soát khách hàng theo các nội dung chính như: Kháchhàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không? Quá trính sản xuất kinhdoanh có những thay đổi bất lợi gì? Có dấu hiệu lừa đảo hay thua lỗ haykhông? Công việc này giúp ngân hàng thu thập thêm các thông tin về kháchhàng Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó thể hiện chất lượng tíndụng được đảm bảo Ngược lại khi các thông tin phản hồi có dấu hiệu bất ổn,ngân hàng cần có biện pháp xử lý kịp thời Ngân hàng được quyền thu hồi nợtrước hạn, ngừng dải ngân nếu khách hàng vi phạm hợp đồng Ngân hàng có thể
Trang 22yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản cầm cố thế chấp, giảm số tiền vay khi thấycần thiết để đảm bảo an toàn tín dụng.
Bước 4: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới
Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi được cả gốc và lãi củakhoản vay Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là cáckhoản tín dụng an toàn Trong một số trường hợp, người vay không hoàn trảđược nợ hoặc hoàn trả không đúng hạn và đầy đủ Điều này có nghĩa rủi ro tíndụng đã xảy ra Lúc này cán bộ tín dụng cần xem xét tìm ra nguyên nhân dẫn đếnviệc khách hàng không thanh toán được nợ cho ngân hàng như đã cam kết tronghợp đồng tín dụng
Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, cố tình kéo dài thờigian trả nợ hoặc công việc làm ăn thua lỗ không còn khả năng thanh toán chongân hàng, ngân hàng áp dụng phương án thanh lí tức là sử dụng các biện pháp
có thể để thu hồi nợ như phát mại tài sản thế chấp, tước đoạt các khoản tiền gửi
Trong trường hợp khách hàng có khó khăn về tài chính, song vẫn kiênquyết tìm cách khắc phục để trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng có thể xem xét đểgia hạn nợ, giảm lãi hoặc cho vay thêm
Như vậy, để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, cácngân hàng phải xây dựng một quy trình tín dụng cụ thể và thống nhất Quy trìnhnày phải được ban lãnh đạo của ngân hàng thông qua và phổ biến rộng rãi đếncác phòng, ban có liên quan cũng như toàn bộ cán bộ tín dụng trong ngân hàng
1.2.3 Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng
Giả sử thiệt hại của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào rủi ro tín dụng.Trong quá trình hoạt động của mình nhìn chung các ngân hàng chỉ chấp nhận rủi
ro tín dụng mà mức độ thiệt hại tối đa không vượt quá mức lợi nhuận mong đợi.Song trên thực tế mọi trường hợp đều có thể tính đến – như hình dưới đây
Trang 23Bảng 2 : Khái quát về sự tổn thất tương ứng với mức độ của rủi ro tín dụng
Khả năng thiệt hại của ngân hàng
Vùng rủi ro cho phép Vùng rủi ro nguy hiểm Vùng rủi ro tham khảo
Nguồn : quản trị ngân hàng thương mại (peter rosse)
Trong một môi trường hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu một ngân hàngyếu kém trong quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng có thể xảy ra ngoài dự kiến.Thiệt hại cho ngân hàng thể hiện trước hết : giảm lợi nhuận mong đợi, giảm nhịp
độ phát triển của ngân hàng trong tương lai Rủi ro tín dụng không chỉ gây thiệthại cho ngân hàng Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu được huy động từ nguồnvốn nhàn rỗi trong xã hội, rủi ro tín dụng có thể làm giảm niềm tin của người gửitiền, ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể xảy ra tình trạng rút tiền ồ ạt ra khỏingân hàng Nếu không đủ dự phòng và sự xử lý kịp thời ngân hàng có thể sụp đổ
và có thể gây ra hiệu ứng lan truyền đặc trưng của hệ thống ngân hàng - ảnhhưởng tồi tệ một cách sâu rộng đến nền kinh tể dẫn đến khủng hoảng tài chính
Như vậy, trong khi năng lực quản lý rủi ro tín dụng yếu kém nếu mở rộngtín dụng thì ngân hàng chỉ ngày càng thua lỗ và có thể dẫn đến kết cục hết sức tồi
tệ Song, cũng vì năng lực quản lý rủi ro tín dụng yếu kém dẫn đến việc ngânhàng thắt chặt tín dụng thì ngân hàng có thể mất dần những khách hàng tốt, giảmthị phần, do ngân hàng hoạt động dựa trên lợi thế kinh tế về quy mô nên đến mộtthời điểm nào đó ngân hàng sẽ thua lỗ và dẫn đến phá sản Do đó quản lý tíndụng, cụ thể hơn là hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý tín dụng là tiền đềcho việc mở rộng tín dụng hiệu quả, cũng là mở rộng lợi nhuận của ngân hàng
Điểm không
có doanh thu
Điểm mấtvốn tự có
và phá sản
Trang 24Nhìn nhận sâu thêm là: Khi cấp tín dụng mức lãi suất về nguyên tắc phải
đủ trang trải các khoản chi phí và cộng thêm phần lợi nhuận mong đợi Trongphần chi phí có phần bù đắp rủi ro Trong điều kiện cạnh tranh ngày nay, nếungân hàng đánh giá chính xác và cấp những khoản tín dụng ít rủi ro thì lợi thếtrong kinh doanh của ngân hàng sẽ tăng Thể hiện ở chỗ ngân hàng có thể thu hútkhách hàng bằng cách giảm mức lãi suất cho khách hàng so với các đối thủ cạnhtrang Thêm nữa thông qua việc mở rộng tín dụng, ngân hàng có cơ hội mở rộngcung cấp các dịch vụ khác của mình
Ở khía cạnh hiệu quả đầu tư xã hội, rủi ro tín dụng xảy ra có thể đồngnghĩa với khoản đầu tư của người vay tiền không có hiệu quả Nghĩa là lợi íchđầu tư đối với cả ngân hàng, người vay tiền và xã hội là không có Mặt khác, tạiViệt Nam, giả sử một ngân hàng thương mại Nhà nước gặp khó khăn tài chính dorủi ro tín dụng xảy ra ngoài mong đợi, ngân hàng đó có thể nhận được sự hỗ trợ
từ Ngân sách Nhà nước Khi ngân sách Nhà nước tăng chi cho khoản mục này thìđông thời phải cắt giảm khoản mục khác hoặc tăng thu từ thuế Điều đó ít nhiềuảnh hưởng đên các mục tiêu ổn định và phát triển của quốc gia
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.3.1 Nhân tố chủ quan
Công nghệ thông tin
Công nghệ và trang thiết bị ngân hàng và việc xử lý thông tin về doanhnghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xem xét một hoạt động tín dụng Nếucông nghẹ và trang thiết bị của ngân hàng lạc hậu cùng với việc xử lý thông tin
về doanh nghiệp hạn chế sẽ dẫn đến những đánh giá thiếu xót và không chínhxác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Những thông tin từ hồ sơ xin vayvốn của doanh nghiệp và những thông tin do ngân hàng lưu trữ chỉ phản ảnhphần nào đó về doanh nghiệp, ngân hàng cần tìm hiểu kỹ càng từ rất nhiềunguồn thông tin bên ngoài qua đó mới đánh giá được toàn diện về doanh nghiệp
Do vậy, công nghệ lạc hậu thiếu thông tin chính là nhân tố chủ quan xuất phát từphía ngân hàng ảnh hưởng đến quá trình quản lý rủi ro tín dụng
Trang 25Cơ chế giám soát nội bộ
Một cơ chế giám soát hoạt động tín dụng tốt sẽ hạn chế và khắc phục kịpthời những sai sót trong quá trình thực hiện công tác tín dụng Sự phối hợp chặtchẽ giữa các bộ phận trong ngân hàng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, nó vừa có tácdụng kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau đồng thời bổ xung những thông tin cần thiết đểgiám sát chặt chẽ một khoản vay và hơn nữa để hoàn thiện chính sách tín dụngchung của ngân hàng
Chuyên môn hóa cán bộ tín dụng
Khách hàng vay vốn của ngân hàng là rất đa dạng, đó có thể là cá nhânhay một tổ chức trong đó phổ biến nhất là doanh nghiệp Các doanh nghiệp vayvốn là những doanh nghiệp có loại hình doanh nghiệp khác nhau, tính chất sỡhữu, lĩnh vực ngành nghề, quy mô hoạt động khác nhau Đối với ngành nghềkinh doanh khác nhau thì đặc trưng là các chỉ tiêu tài chính chuẩn dùng làmthước đo tình hình hoạt động của doanh nghiệp khác nhau Với loại hình doanhnghiệp khác nhau thì mức độ phức tạp của báo cáo tài chính cũng khác nhau,hình thức, chu kỳ, phương thức kinh doanh cũng khác nhau Do đó cán bộ tíndụng sẽ gặp khó khăn bởi vấn đề này, cần thiết phải chuyên môn hóa cán bộ tíndụng theo từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề để hạn chế tối đa rủi ro củakhoản vay
1.3.2 Nhân tố khách quan
Hồ sơ xin vay vốn
Hồ sơ xin vay vốn là nhân tố phải kể đến trước tiên bởi vì đó là cơ sở đầutiên trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng xin vay vốn, do vậy
mà bộ hồ sơ có ý nghĩa rất lớn Nếu khách hàng không cung cấp một bộ hồ sơđầy đủ chính xác và trình bày một cách khoa học, thậm chí là có hành vi gian lậnthì việc phân tích tình hình doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn và cho kết quả khôngnhư ý muốn dẫn đến nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng Vì vậy, việc kiểm tra lại độchính xác, phù hợp trong báo cáo tài chính là hết sức cần thiết
Qui định về kế toán và kiểm toán
Trang 26Việc hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán thống nhất trong một quốc gia
và theo thông lệ quốc tế là một nhân tố khách quan ảnh hưởng lớn đến khả năngquản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng Với việc thống nhất cũng như minh bạchcác tài liệu kế toán sẽ giúp ngân hàng tăng cường giám sát các khoản vay củamình, nắm tõ tình hình doanh nghiệp cả trước khi cấp tín dụng lẫn sau khi cấp tíndụng, đồng thời cũng hạn chế được những kẽ hở để doanh nghiệp có thể lợi dụng
để gian lận
Cơ chế giám sát của Ngân hàng Nhà nước
Việc giám sát của ngân hàng Nhà nước là nhân tố tối quan trọng, bởi chỉkhi đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước với các quy định bắtbuộc để đảm bảo an toàn tín dụng mới hạn chế được việc các ngân hàng thươngmại chạy theo lợi nhuận làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng có thể dẫn đến phá sảnngân hàng và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc gia Đặc biệt, hiệnnay trên thế giới việc tuân theo các tiêu chuẩn về Basel II đã và đang là chuẩnmực để các ngân hàng thực hiện Do vậy, việc giám sát của Ngân hàng Nhà nước
sẽ nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng
Sự phát triển của thị trường tài chính
Với một thị trường tài chính phát triển bên cạnh kênh huy động vốn ngânhàng sẽ có những hình thức huy động vốn khác như huy động từ cổ phiếu và tráiphiếu… Việc phát triển thị trường tài chính không những hạn chế rủi ro tín dụng
từ phía doanh nghiệp mà còn nâng cao khả năng quản lý rủi ro của ngân hàng.Khi các doanh nghiệp có khả năng huy động vốn trung và dài hạn trên thị trườngchứng khoán, ngân hàng chỉ cung cấp các khoản tín dụng ngắn hạn, qua đó sẽtăng cường khả năng kiểm soát cũng như hạn chế rủi ro cho ngân hàng
Ngoài ra, nguồn vốn huy động của ngân hàng không bị phụ thuộc quá vàotiền gửi, tiền thanh toán của các tổ chức, các cá nhân Ngân hàng có thể huy độngvốn từ phát hành cổ phiếu và trái phiếu ngân hàng Hơn nữa, trong một thị trườngtài chính hiện đại, ngày càng xuất hiện nhiều công cụ tài chính mới giúp ngânhang quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn
Tóm lại, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng
là rất đa dạng và phức tạp, trong đó có cả nhân tố chủ quan và khách quan Các
Trang 27nhân tố chủ quan có thể loại trừ được còn các nhân tố khách quan chỉ có thể đưa
ra biện pháp hạn chế và khắc phục mà thôi
Trang 28CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐÀU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN NAM HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội
2.1.1.Lịch sử hình thành
Chi nhánh cấp 1 Nam Hà Nội, thành viên mới của Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động sau lễ khánh thành trụ sở và
mở bảng đồng khai trương hoạt động được tổ chức trọng thể ngày 12/11/2005
Được nâng cấp từ chi nhánh cấp 2 Thanh Trì theo quyết định số HĐQT ngày 31/10/2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam, chi nhánh Nam Hà Nội là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Đầu tư
219/QĐ-và Phát triển Việt Nam, trực tiếp thực hiện hoạt động ngân hàng 219/QĐ-và các hoạt độngkinh doanh khác như dịch vụ tiền gửi (nhận tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi có kỳhạn ); thanh toán trong nước (mở tài khoản, chuyển tiền nhanh, thu hộ, chihộ ); dịch vụ ngân hàng đối ngoại (bảo lãnh vay vốn nước ngoài, thanh toánquốc tế, mua bán ngoại tệ, tư vấn thanh toán xuất nhập khẩu, đại lý bảo hiểm );cung cấp các sản phẩm tín dụng (cho vay, tài trợ dự án, tài trợ xuất nhập khẩu,đại lý cho thuê tài chính, tư vấn đầu tư ); các dịch vụ ngân hàng điện tử (chuyểntiền điện tử, dịch vụ ATM, Homebanking ); đại lý thanh toán thẻ Visa, Master
Tại thời điểm thành lập chi nhánh Nam Hà Nội có tổng tài sản khoảng 800
tỷ đồng với trên 60 cán bộ nhân viên; trụ sở chính đóng tại Km 8, đường GiảiPhóng, Hà Nội; ngoài ra còn có phòng giao dịch số 1 tại số 573 đường GiảiPhóng và phòng giao dịch số 2 tại Nơ 7B bán đảo Linh Đàm
Trang 29P.Tổ chức hành chính
Tổ Kiểm tra nội bộ
P.Giao dịch 2
P.Tín
dụng 1
P.Thẩm định &
qlý tín dụng
Tổ điện toán
P
Giao dịch 1
kế toán
P
Thanh toán quốc tế
Tổ ngân quỹ
P
Tín dụng 2
P
Giao dịch 3
Trang 302.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng thuộc khối trực tiếp kinh doanh a Phòng dịch vụ khách hàng
- Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng (gồm cả kháchhàng doanh nghiệp, các tổ chức khách hàng và khách hàng cá nhân) như sau:+ Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng ( từ khâu tiếp xúc,tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ của Ngân hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch,
mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền…); tiếp thị giới thiệu sảnphẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch
vụ, tiếp thu đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài long củakhách hàng
+ Trực tiếp thực hiện, xử lý tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịchvới khách hàng( về mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch theo yêu cầu củakhách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán ngânquỹ, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thu đổi, mua bán ngoại tệ…) và các dịch vụkhác
+ Thực hiện việc giải ngân và thu nợ vay của khách hàng trên cơ sở hồ sơtín dụng được duyệt
+ Đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sảnphẩm, dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng.+ Thực hiện chiết khấu cho vay, cầm cố chứng từ có giá do phòng hoặc doNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phát hành
+ Thực hiện việc quản lý thông tin thuộc nhiệm vụ của phòng và lập cácloại báo cáo nghiệp vụ theo quy định
b.Phòng tín dụng
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo an toàn hiệu quả, quyềnlợi cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng của phòng, góp phần phát triển bềnvững
- Đầu mối tham mưư đề xuất với Giám đốc chi nhánh, xây dựng văn bảnhướng dẫn chính sách phát triển khách hàng, đề xuất hạn mức tín dụng đối vớitừng khách hàng
Trang 31- Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng nhắm đáp ứng sự hài long của kháchhàng.Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định, tổng hợp phân tích, quản lý thông tin
và lập các báo cáo về công tác tín dụng
c Phòng thanh toán Quốc tế
- Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thươngmạivà hạch toán kế toánnhững nghiệp vụ liên quan
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợptác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh
- Thực hiện quản lý thông tin liên quan dến công tác của phòng và lập cácbáo cáo theo quy định
- Đầu mối đề xuất, tham mưu giúp việc Giám đốc xây dựng kế hoạc,chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc phạm
vi của phòng
d.Tổ tiền tệ kho quỹ
- Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ( tiền mặt,
hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá)
- Theo dõi, tổng hợp, lập và gửi các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ thao quy định
- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và các nghiệp vụ bảolãnh đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong phạm vi được giám đốc chi nhanhĐông Đô giao trên cơ sở uỷ quyền của tổng Giám đốc BIDV
- Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền trong nước bằng VNĐ vàdịch vụ phát hành thẻ ATM cho khách hàng
- Được phép sử dụng con dấu riêng trong quan hệ giao dịch với khách hàng
Trang 322.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng thuộc khối hỗ trợ kinh doanh
a Phòng kế hoạch nguồn vốn
* Thực hiện kế hoạch tổng hợp:phân tích, báo cáo đề xuất về quản lý các hệ
số an toàn trong hoạt động kinh doanh, trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cảcho sản phẩm dịch vụ
* Thực hiện nhiệm vụ nguồn vốn kinh doanh: Quản lý cân đối nguồn vốnđảm bảo các cơ cấu lớn ( kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi…) Nhgiên cứu pháttriển lựa chọ ứng dụng các sản phẩm mới về huy động vốn Trực tiếp thực hiệncác nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng
* Thực hiện nhiệm vụ pháp chế, chế độ:Hướng dẫn, phổ biến lưu trữ cácvăn bản pháp quy Tham mưu tư vấn cho Giám đốc những vấn đề về pháp lý
b Phòng thẩm định và quản lý tín dụng
* Công tác thẩm định: Trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm theoquy định của Nhà nước và quy trình nghiệp vụ liên quan ( Quy trình thẩm định,cho vay và quản lý tín dụng, bảo lãnh…) đối với các dự án, khoản vay, bảo lãnhđánh giá tài sản đảm bảo nợ Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm trong quá trìnhquản lý rủi ro, quản lý tín dụng và theo nhiệm vụ của phòng.Sau đó lập các báocáo về công tác thẩm định
* Công tác quản lý tín dụng: Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản
lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh theo quy định.Tham mưu chogiám đốc xây dựng chính sách tín dụng.Trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thốngphân quyền truy cập, kiểm soát tại chi nhánh Là đầu mối quản lý thông tin( thuthập, xử lý, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) về quản lý tín dụng và lập các báo cáo tíndụng
c Tổ điện toán:
Xuất và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo hệ thống tin học vân hànhthông suốt trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng.Thực hiện lưu trữ, bảo quản phục hồi dữ liệu và hệ thống chương trình phầnmềm theo quy định
Trang 332.1.2.3.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng thuộc khối quản lý nội bộ
a Phòng tài chính- Kế toán
Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của chinhánh( không trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán giao dịch với khách hàng và tiếtkiệm).Quản lý dữ liệu kế toán bảo mật, cung cấp thông tin hoạt động ngân hàngcủa khách hàng theo số liệu kế toán
b Phòng tổ chức hành chính
Thực hiện công tác tổ chức cán bộ:Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫncán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệmquyền lợicủa người sử dụng lao động và người lao động
Thực hiện công tác hành chính quản trị: Thực hiện công tác hànhchính( quản lý con dấu, văn thư, in ấn…) đảm bảo điều kiện vật chất, an ninh chohoạt động của chi nhánh, thực hiện công tác hậu cần ( lễ tân, vận tải, quản lýphương tiện, tài sản…)
c Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
Xây dựng chương trình giám đốc duyệt chương trình, kế hoạch, kiểm tranội bộ tại chi nhánh.Xem xét, trình giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tốcáo thuộc thẩm quyền của giám đốc và một vài nhiệm vụ khác
Trang 342 Huy động vốn bình quân 901 1.294 1.618 1.630 25% 99%
3 Giới hạn tín dụng cuối kỳ 415 710 1.126 1.120 59% 100% (*)3.1 Giới hạn tín dụng cao nhất 415 726 1.159 1.160 63% 100%3.2 Dư nợ tín dụng bình quân 325 577 933 - 62% -
16 CL thu chi (ko thu nợ HTNB) 12,54 19,66 53 48 144% 110%
17 CL thu chi thực BQ/người 0,159 0,229 0,546 - 138%
-18 Lợi nhuận trước thuế 2,54 17,87 30 - 68%
-Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008 của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội
Trang 35(*): Do Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị
trường liên ngân hàng 3% từ ngày 25/12/2008 nên dư nợ ngoại tệ tại chi nhánhquy đổi VND tăng 6 tỷ đồng Ngày 31/12/2008, chi nhánh đã báo cáo giải trình
và đề nghị không tính phần dư nợ gia tăng do biến động tỷ giá vào dư nợ tíndụng cuối kỳ theo hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam tại công văn số
7270 /CV-QLTD4 ngày 27/12/2008 về việc giới hạn tín dụng năm 2008 do biếnđộng tỷ giá
Với những biến động mạnh, trái chiều của thị trường tài chính tiền tệ, hoạtđộng kinh doanh ngân hàng năm 2008 gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên với sựđoàn kết và thống nhất cao của tập thể người lao động, phát huy những kết quả
đã đạt được trong năm 2007, dưới sự chỉ đạo điều hành đúng đắn của ban lãnhđạo cùng với nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánhNam Hà Nội đã quyết tâm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu KHKD năm 2008.Trong năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã tạo được kết quả cao, tạođược tiền đề cho việc tăng trưởng giai đoạn 2009 – 2010, phấn đấu đến năm
2010 chi nhánh đạt xếp loại doanh nghiệp hạng I, thể hiện:
- Chi nhánh đã có sự tăng trưởng nhanh và đều về quy mô: nguồn vốn vàtín dụng, dưới sự điều hành của Ban lãnh đạo với quan điểm tích cực tiếp thị cáckhách hàng tiền gửi, các khách hàng tiền vay lớn, có uy tín – vận dụng tốt mốiquan hệ công chúng PR Biến những khó khăn của thị trường thành cơ hội để thuhút các khách hàng mới, đặc biệt các khách hàng tốt hoạt động tại chi nhánh
- Chi nhánh đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao Nguồn vốntăng trưởng an toàn, vũng chắc; Tín dụng tăng nhanh và được tăng cường kiểmsoát, đảm bảo tăng trưởng an toàn, hiệu quả Các dịch vụ truyền thống được pháthuy với hiệu quả cao, các dịch vụ mới từng bước được khẳng định và đóng gópchung vào hiệu quả kinh doanh của chi nhánh
- Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng đã được chi nhánh tập trung xử lý và
đã cơ bản nằm trong phạm vi được kiểm soát Trong năm chi nhánh đã bằngnhiều biện pháp tích cực tận thu nợ hạch toán ngoại bảng, nợ xấu, nợ quá hạn,phối hợp với doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để hoàn vốn cho ngân hàng và tiếp