Đề cương ôn tập môn Cơ sở văn hoá Việt Nam, Khái niệm văn hoá, khái niệm văn minh. Phân tích mặt trái của văn minh và liên hệ với tình hình thực tế hiện nay ở nước ta hiện nay. Phân tích khái niệm cách mạng đá mới trong văn hoá Hoà Bình Bắc Sơn.. Đặc trưng của văn hoá Đông Sơn. Phân tích vị trí của nền văn hoá Đông Sơn trong tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam.
Trang 1Câu 1: Khái niệm văn hoá, khái niệm văn minh.
1 Khái niệm văn hóa
- Có nhiều cách hiểu, với nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau (trong ngôn ngữ hàng ngày, trong ngôn ngữ phương Đông, trong ngôn ngữ phương Tây)
- Dưới góc nhìn khoa học, kể từ năm 1871, khi E.B Tylor đưa ra
định nghĩa văn hoá trong cuốn Văn hóa nguyên thủy, đến nay người ta
đã thống kê được khoảng 300 định nghĩa khác nhau về văn hoá
Một số định nghĩa tiêu biểu về văn hóa như:
+ Định nghĩa của E.B.Tylor: “Văn hoá hay văn minh, theo nghĩa
rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”
(E.B Tylor, Văn hoá nguyên thuỷ Tạp chí VH-NT HN.2000, tr 13).
+ Định nghĩa của UNESCO - Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn
hóa thế giới: “Văn hoá là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt
tình cảm, trí thức, vật chất, tinh thần của xã hội Nó không thuần tuý
bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật, mà bao gồm cả phương thức sống, những quyền cơ bản về con người, truyền thống tín ngưỡng” (Tạp chí
Thông tin UNESCO, số 2 năm 1988, tr 5)
+ Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài
người sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt
Trang 2hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ các
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập
+ Tất cả những sáng tạo đó của con người bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống con người: đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội
+ Các thành tựu văn hoá, giá trị văn hoá được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Văn hoá của mỗi dân tộc có những đặc tính riêng, hình thành trong suốt thời kỳ lịch sử
- Từ đó, có thể đưa ra khái niệm về văn hóa như sau:
Văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo, tích lũy trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn của con người Các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời sống xã hội, được xã hội gìn giữ, trao chuyển cho thế hệ sau Văn hóa thể hiện trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Như vậy, định nghĩa trên đã thể hiện được những tính chất cơ bản của văn hóa:
Trang 3- Tính hệ thống:
- Tính giá trị:
- Tính sáng tạo:
- Tính lịch sử:
2 Khái niệm văn minh:
- Trong cuộc sống và trong khoa học, nhiều khi khái niệm văn hoá
và văn minh được dùng thay thế cho nhau, có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này
- So với văn hóa thì văn minh xuất hiện muộn hơn, thuật ngữ văn minh thường được dùng ở những nước phương Đông
Ở phương Tây, văn minh bắt nguồn từ chữ cái Latinh civilis để chỉ
trạng thái tiến bộ của quốc gia, xã hội
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Văn minh là trình độ đạt được
trong sự phát triển văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của loài người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định Văn minh đối lập với những gì lạc hậu, dã man, phản tiến bộ, phi nhân tính (Nxb Tự điển Bách khoa,
HN 2005, tr 821)
(Thông thường, văn minh được dùng để chỉ trình độ về mặt tri thức, đặc biệt là tri thức nhân loại ở một thời kỳ lịch sử nào đó VD: Văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp… Văn minh thường được hiểu đối lập với “dã man”
Theo đà phát triển của xã hội loài người, văn minh có sự phát triển
từ thấp đến cao: thời kỳ đầu – xã hội nguyên thuỷ, loài người chủ yếu
Trang 4dựa vào phương thức sản xuất săn bắt, hái lượm để sinh sống, chưa có các giá trị sản xuất tinh thần Văn minh mới ở giai đoạn manh nha
Theo đà phát triển, xuất hiện các loại hình hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp, có sự phân công lao động (lao động trí óc, lao động tay chân) và có các hoạt động sản xuất tinh thần: tư tưởng, chính trị, triết học, tôn giáo, văn học nghệ thuật…) => Từ trạng thái manh nha trong xã hội nguyên thuỷ, loài người bắt đầu bước vào giai đoạn văn minh.)
Văn minh có các đặc trưng: Một xã hội được công nhận là văn minh khi có các yếu tố:
- Xã hội ấy phải có nhà nước
- Có sự phát triển của khoa học kỹ thuật
- Có ngôn ngữ và tiếng nói
- Có đô thị phát triển
VD: Văn minh Hi Lạp cổ đại Văn minh Ai Cập cổ đại
- Hiện diện và chi phối hoạt động
của con người trong mọi lĩnh vực,
ở mọi lúc, mọi nơi
- Văn minh nằm trong văn hoá
- Nói đến văn minh, người ta thường nghĩ đến những sáng tạo thiên về mặt sản xuất vật chất, về khoa học kỹ thuật…
- Văn minh biểu thị những thành quả, những giá trị mà nhân loại đạt được trên một số lĩnh vực nhất định
- Giàu tính nhân bản, hướng tới - Nghiêng về giá trị vật chất, hướng tới
Trang 5các giá trị muôn thủa
- Các giá trị của văn hoá luôn
hướng con người tới những điều
là một phát kiến lớn Nhưng sử dụng bom nguyên tử không mang tính nhân văn => có hại
+ Chiến tranh hoá học, chiến tranh sinh học, chiến tranh hạt nhân
+ Văn minh phát triển dẫn đến những hệ quả như: ô nhiễm môi trường, vấn đề biến đổi khí hậu…
Thành quả của văn minh trùng hợp với giá trị văn hoá khi nó góp phần nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần của con người và của xã hội
- Văn hoá có bề dày lịch sử - Văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại Vì
một dân tộc lạc hậu nhưng có thể có truyền thống văn hoá lâu đời; một quốc gia văn minh nhưng cũng có thể lại vô
Trang 6cùng nghèo nàn về văn hoá.
- Văn hoá mang tính dân tộc rõ
Câu 2: Trình bày khái niệm văn minh Phân tích mặt trái của văn minh và liên hệ với tình hình thực tế hiện nay ở nước ta hiện nay.
1 Khái niệm văn minh: Như phần 2 câu 1.
2 Mặt trái của văn minh:
- Văn minh phát triển kéo theo một số hệ quả tới thiên nhiên như:
+ Biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu, nhiệt độ trái đất nóng lên làm 40% lượng băng ở Bắc Cực tan chảy dẫn đến mực nước biển dâng cao, bão tố, sóng thần, động đất, núi lửa hoạt động với tần số lớn
+ Môi trường bị ô nhiễm nặng từ bầu khí quyển đến sinh quyển, thuỷ quyển và thạch quyển
- Sự phát triển của văn minh mang đến những kết quả tích cực cho cuộc sống con người (hiện đại hơn, tốc độ nhanh chóng hơn…) nhưng bên cạnh đó cũng có những sản phẩm hoặc cách sử dụng sản phẩm văn minh không đúng chỗ gây ảnh hưởng không tốt tới các giá trị truyền thống của xã hội loài người:
+ Chiến tranh hoá học, chiến tranh sinh học, chiến tranh hạt nhân
VD: Việc sáng tạo ra bom nguyên tử - là một phát kiến lớn Nhưng
Trang 7sử dụng bom nguyên tử không mang tính nhân văn => có hại.
+ Nạn khủng bố quốc tế diễn ra ở khắp nơi uy hiếp cuộc sống của con người, tệ nạn xã hội phát triển mạnh: buôn bán ma tuý - chất gây nghiện, buôn bán phụ nữ và trẻ em, nạn mua bán dâm tràn lan, dịch bệnh lây lan nhanh chóng ở người và súc vật…
+ Mối quan hệ giữa người với người nhiều khi mang tính vật chất, lỏng lẻo
+ Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc
…
Muốn khắc phục mặt trái của văn minh, con người phải đoàn kết lại, phải trân trọng tự nhiên, có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường tự nhiên và phải kiên quyết đấu tranh chống lại những hoạt động tiêu cực huỷ hoại môi trường sống, xác lập sự hài hoà giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người
2 Liên hệ với tình hình thực tế hiện nay:
Câu 3: Phân tích khái niệm "cách mạng đá mới" trong văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn.
1.Thời kỳ đá mới và khái niệm “cách mạng đá mới” (có so
sánh với thời đại đá cũ) để thấy rõ:
- Khái niệm “cách mạng đá mới”:
- Cách mạng đá mới có sự thay đổi về công cụ lao động và kỹ
thuật chế tác công cụ lao động:
Trang 8+ Thời kỳ đá cũ: công cụ được ghè đẽo thô sơ, bao gồm công cục chặt thô, các loại mảnh tước, rìu tay, hạch đá
+ Chuyển sang thời kỳ đá mới: Công cụ được chế tác tinh vi hơn: mài, cưa… mang đến nhiều thay đổi trong phương thức kiếm sống
- Hoạt động kiếm sống:
+ Từ chỗ săn bắt, hái lượm là hoạt động kiếm sống hàng ngày ở thời kỳ đá cũ Sang thời kỳ đá mới, xuất hiện thêm ngành nông nghiệp trồng trọt sơ khai
+ Đặc biệt, thời kỳ đá mới còn xuất hiện nghề gốm
- Đời sống tinh thần của con người thời đại đá mới cũng có nhiều thay đổi so với thời đại đá cũ
=> Thời đại đá mới là thời đại đạt được nhiều thành tựu lớn, có ý nghĩa cách mạng nên nhiều học giả gọi đây là thời "cách mạng đá mới"
2 Phân tích "cách mạng đá mới" trong văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn:
- Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn:
+ Văn hóa Hòa Bình: Thuộc thời kỳ đồ đá cũ sang đồ đá mới Được phát hiện năm 1923 Phân bố tại các vùng núi đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Quảng Bình, Quảng Trị
+ Văn hóa Bắc Sơn: Được khai quật đầu tiên vào năm 1906 tại hang Thẩm Khoách, phố Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn Nền văn hóa này chủ yếu nằm ở vùng núi đá vôi Bắc Sơn, gồm một số huyện ở Lạng Sơn và Thái Nguyên
Trang 9- Công cụ lao động.
- Hoạt động kiếm sống
- Sự xuất hiện của nghề trồng trọt sơ khai (trong văn hoá Hoà Bình mới được nhìn nhận qua các chứng cứ gián tiếp Đến văn hoá Bắc Sơn,
sự xuất hiện của nghề trồng trọt sơ khai được nhìn nhận rõ hơn qua các
di vật, ví dụ rìu mài lưỡi)
- Sự xuất hiện của nghề gốm
- Đời sống tinh thần: tư duy, tín ngưỡng, cách mộ táng, nghệ thuật
3 Ý nghĩa của văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn: Có vai trò và mối
quan hệ với các văn hoá sau Hoà Bình - Bắc Sơn ở Việt Nam như: văn hoá Quỳnh Văn, văn hoá Đa Bút, văn hoá Hạ Long, văn hoá Bàu Tró khẳng định sự tồn tại của thời kỳ "cách mạng đá mới" ở Việt Nam
Câu 4: Đặc trưng của văn hoá Đông Sơn Phân tích vị trí của nền văn hoá Đông Sơn trong tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam.
Văn hóa Đông Sơn được phát hiện từ trước cách mạng tháng Tám, cho đến nay đã tìm được trên 100 địa điểm phân bố hầu khắp các tỉnh miền bắc cho tới Hà Tĩnh Quảng Bình Đống Sơn có tầng văn hóa dày, hiện vật cực kỳ phong phú Địa điểm phân bố rộng rãi và mỗi văn hóa địa phương tuy có sắc thái riêng nhưng đều có các đặc trưng gần nhau
1 Văn hóa Đông Sơn mang những đặc trưng cơ bản:
* Về phương thức sản xuất:
- Trồng trọt và chăn nuôi phát triển, trong đó sản xuất lúa nước
Trang 10đóng vai trò chủ đạo.
- Cùng với sản xuất nông nghiệp, họ đã biết chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà… Chăn nuôi đã có vị trí quan trọng, vật nuôi được dùng để lấy sức kéo, ăn thịt, săn thú
- Các loại hình nông cụ của cư dân Đông Sơn khá đa dạng với cuốc, xẻng, mai, thuổng và đặc biệt là lưỡi cày đồng Trên trống đồng Đông Sơn người ta thấy khắc hoa văn hình bò, một số di chỉ khảo cổ còn tìm thấy hình gà
- Nghề thủ công đã có sự phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và chiến đấu:
+ Nghề luyện kim màu: Đạt đến trình độ kỹ thuật cao, tạo ra
khối lượng sản phẩm lớn, nhiều chủng loại Trong đó, trình độ luyện kim đồng đã đạt đến đỉnh cao, có thể đúc được những vật lớn, hoa văn phong phú Cư dân Đông Sơn cũng đã biết luyện sắt và đúc sắt làm công
cụ sản xuất, chiến đấu (tuy đồ sắt được phát hiện trong văn hóa Đông Sơn không nhiều)
+ Đồ gốm Đông Sơn mỗi vùng có phong cách riêng, có sự tiến
bộ về sử dụng chất liệu, kỹ thuật tạo hình, tạo dáng và trang trí
+ Một số nghề thủ công khác cũng khá phát triển: nghề làm thủy tinh, nghề mộc, nghề dệt…
* Về văn hóa sinh hoạt vật chất:
- Mô hình bữa ăn của cư dân Đông Sơn là: Cơm – Rau – Cá (cơm
và rau là chủ đạo) => sự hiểu biết và tận dụng môi trường tự nhiên của
Trang 11người Đông Sơn.
- Đồ dùng sinh hoạt được chế tác bằng 3 chất liệu chủ yếu: đồ
gốm, đồ đồng và đồ gỗ Một số loại đồ dùng sinh hoạt tiêu biểu như: nồi, chõ, mâm, chậu, âu, bình, thố, thạp…
- Trang phục, trang sức: Có những nét riêng, độc đáo:
+ Phụ nữ vặc váy và yếm Nam giới đóng khố, cởi trần Ngày hội trang phục cầu kỳ hơn: nam và nữ đều dùng áo liền váy, chất liệu bằng lông vũ hoặc lá cây, đầu đội mũ lông chim Thời kỳ này đã xuất hiện trang phục của giới quý tộc
+ Về trang sức: Nhuộm răng đen, xăm mình Ngoài ra còn đeo vòng tai hạt, chuỗi, nhẫn, và phổ biến là vòng chân
- Phương tiện đi lại: Chủ yếu là thuyền bè, đường vận chuyển chủ yếu là đường sông, ven biển Thuyền có loại thuyền độc mộc và thuyền ván ghép
* Về văn hóa sinh hoạt tinh thần:
Trang 12- Về tư duy và nhận thức:
+ Người Việt cổ đã biết phân loại sự vật theo chức năng như: công cụ sản xuất (cuốc, cày, thuổng…); công cụ sinh hoạt (dao, bình); công cụ chiến đấu (cung, nỏ, giáo, mác…)
+ Tư duy toán học: Đạt đến trình độ nhất định như: tư duy đối xứng gương, đối xứng trục Trong nhận thức về thế giới, người Việt thời
kỳ này đã có sự nhận thức thế giới và nhận thức chính mình bằng tư duy lưỡng phân: đàn ông – đàn bà, núi – biển, trời – đất…
- Về tín ngưỡng tôn giáo:
+ Tín ngưỡng bái vật giáo, tín ngưỡng phồn thực: Có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh con người
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Cũng ra đời trong thời kỳ này
- Về phong tục: Đã xuất hiện tục nhuộm răng, ăn trầu, phong tục
cưới xin, ma chay, phong tục lễ hội Đặc biệt lễ hội thời kỳ này khá phong phú như hội mùa, hội cầu nước…
- Về văn hóa nghệ thuật: Nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật tạc
tượng, nghệ thuật kiến trúc đã hình thành Đặc biệt trống đồng Đông Sơn là sự phát triển vượt bậc, là một biểu tượng văn hóa, cũng là một giá trị nghệ thuật đặc sắc
- Chữ viết:
+ Nghiên cứu một số hiện vật đồng thau thuộc văn hóa Đông Sơn, các nhà khảo cổ đã chứng minh về sự tồn tại của chữ viết thời Đông Sơn, có thể gọi là chữ viết Đông Sơn Các loại chữ viết này được
Trang 13chạm khắc trên công cụ, vũ khí bằng đồng thau, các đường nét còn sơ lược nhưng khúc triết, rõ ràng
+ Ngoài ra, còn tìm thấy các dạng văn tự khác viết trên đồ đá, đồ xương, đồ gốm Trong đó, có loại hình văn tự thắt nút (dùng một số sợi dây có màu sắc khác nhau buộc lại thành các nút khác nhau, để trao đổi thông tin và biểu đạt suy nghĩ, tư duy)
- Kỹ thuật quân sự:
+ Vũ khí: Vũ khí Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng về loại hình, độc đáo về hình dáng, phong phú về số lượng Những cuộc khai quật ở thành Cổ Loa (huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) đã phát hiện ra kho chứa hàng vạn mũi tên đồng
+ Thành quách: Thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống giặc ngoại xâm Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, bảo vệ triều đình và kinh đô
2 Vị trí của văn hóa Đông Sơn trong tiến trình hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam:
- Văn hóa Đông Sơn được coi là cốt lõi của người Việt cổ Cùng với văn hóa Óc Eo, văn hóa Sa Huỳnh, tạo thành “tam giác văn hóa” của người Việt Nam
- Đây cũng là một thành tựu văn hóa có ý nghĩa lớn lao trong lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
Trang 14- Tạo nền tảng để văn hóa Việt Nam giao lưu tiếp biến với các nền văn hóa khác như: Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á trong thiên niên kỷ đầu CN mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
- Những thành quả của văn hóa Đông Sơn mở ra một thời kỳ phát triển mới trong văn hóa Việt Nam, tạo thành những nét bản sắc văn hóa riêng biệt của văn hóa Việt Nam
Câu 5: Văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần (Hào khí Đông A)
1 Giới thiệu chung
- Nhà Lý (1010-1225) trải qua các triều đại: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý cao Tông, Lý Huệ Tông, Lý Chiêu Hoàng
- Nhà Trần (1225-1400): Trải qua các triều vua: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông…
Văn hoá Lý - Trần mở đầu cho thời kỳ văn hoá dv, diễn ra sau khi đất nước thoát khỏi ách Bắc thuộc Thời kỳ Lý - Trần tồn tại trong khoảng từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV là thời kỳ đạt được nhiều thành tựu cơ bản, góp phần khẳng định bản sắc văn hoá dân tộc
2 Đặc trưng văn hoá
2.1 Văn hoá vật chất
* Xây dựng, kiến trúc:
- Sau khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng