Dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

228 572 1
Dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n NguyÔn Thanh hiÕu Dù b¸o dßng tiÒn tõ ho¹t ®éng kinh doanh Cña c¸c c«ng ty phi tµi chÝnh niªm yÕt trªn thÞ tr−êng chøng kho¸n viÖt nam Hµ néi, 2015 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n NguyÔn Thanh hiÕu Dù b¸o dßng tiÒn tõ ho¹t ®éng kinh doanh Cña c¸c c«ng ty phi tµi chÝnh niªm yÕt trªn thÞ tr−êng chøng kho¸n viÖt nam Chuyªn ngµnh: kÕ to¸n (kÕ to¸n, kiÓm to¸n ph©n tÝch) M· sè: 62.34.03.01 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: pGS.TS. nguyÔn h÷u ¸nh Hµ néi, 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án “Dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các trích dẫn, tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê được sử dụng trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tôi cam kết và chịu trách nhiệm về bản quyền hợp pháp đối với công trình này. Hà Nội, ngày 14tháng 12 năm 2015 Tác giả luận án Nguyễn Thanh Hiếu ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành là kết quả của những nỗ lực nghiên cứu bền bỉ, nghiêm túc của tác giả sau bốn năm học tập, nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần, những lời động viên vô cùng đáng quý của gia đình, bạn bè, cơ quan. Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Viện Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân, những đồng nghiệp đã luôn nhiệt tình cung cấp cho tôi tài liệu chuyên môn bổ ích cũng như các ý kiến vô cùng đáng quý để tôi hoàn thành luận án này. Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hữu Ánh, thầy đã giúp tôi có định hướng nghiên cứu rõ ràng và tư duy khoa học vững vàng trong suốt thời gian thực hiện luận án này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên viên của Công ty Stoxplus và các cán bộ tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cung cấp cho tôi bộ số liệu rất quan trọng để tôi hoàn thành luận án này. Nhân dịp này, tác giả cũng xin gửi lời cám ơn tới các cán bộ Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã luôn tận tình hỗ trợ cho các nghiên cứu sinh Khóa 33 chúng tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận án. Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận án Nguyễn Thanh Hiếu iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................... 1 1.1 Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 3 1.4. Giả thuyết khoa học....................................................................................... 4 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 1.6 Khung nghiên cứu. ......................................................................................... 6 1.7 Kết cấu Luận án.............................................................................................. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DÒNG TIỀN VÀ DỰ BÁO DÒNG TIỀN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ....................................................................... 10 2.1 Cơ sở lí luận về dòng tiền và dự báo dòng tiềntrong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ............................................................................. 10 2.1.1. Đặc điểm thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích và kế toán theo cơ sở tiền....10 2.1.2 Mối quan hệ dòng tiền với tình hình tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ............................................................................. 14 2.1.3 Phương pháp đo lường giá trị dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.................................................. 16 2.1.4. Công tác dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán........................................................................ 21 2.2 Tổng quan các nghiên cứu dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ......................................... 31 iv 2.3 Một số nhận xét về các nghiên cứu dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán....................... 43 2.4 Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................ 45 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................................ 48 3.1 Xây dựng giả thuyết khoa học ..................................................................... 48 3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 55 3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 55 3.2.2 Mô hình dự báo dòng tiền và phương pháp ước lượng ........................... 59 Kết luận chương 3 .............................................................................................. 67 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VỀ DỰ BÁO DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............................ 68 4.1. Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt nam và các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................ 68 4.2 Thống kê mô tả dữ liệu ................................................................................ 73 4.3 Phân tích tương quan ................................................................................... 74 4.4. Kết quả thực nghiệm dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................... 76 4.4.1. Kết quả hồi quy mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên cơ sở lợi nhuận (mô hình lợi nhuận)................................................................. 77 4.4.2. Kết quả hồi quy mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên cơ sở dòng tiền quá khứ (mô hình dòng tiền) ................................................... 82 4.4.3. Kết quả hồi quy mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên cơ sở dòng tiền kết hợp với các thành phần thông tin kế toán dồn tích gộp chung (mô hình các thành phần dồn tích gộp chung)....................................... 89 4.4.4. Kết quả hồi quy mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên cơ sở dòng tiền kết hợp với các thành phần thông tin kế toán dồn tích cụ thể (mô hình các thành phần dồn tích cụ thể)......................................................... 96 v 4.4.5. Kết quả hồi quy mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên cơ sở các tỷ suất dòng tiền (mô hình tỷ suất dòng tiền) ................................. 105 Kết luận chương 4 ............................................................................................ 113 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC KHUYỀN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .................................................................................................... 114 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu các mô hình dự báo dòng tiền .............. 114 5.1.1 Thảo luận về các giả thuyết nghiên cứu ................................................ 117 5.1.2. Đánh giá khả năng dự báo của các mô hình dự báo dòng tiền ............. 130 5.1.3. Thiết lập phương trình dự báo .............................................................. 135 5.2. Một số khuyến nghị ................................................................................... 138 5.2.1 Khuyến nghị với Bộ Tài Chính.............................................................. 138 5.2.2 Khuyến nghị với doanh nghiệp.............................................................. 142 5.2.3 Khuyến nghị với nhà đầu tư .................................................................. 144 5.3. Đóng góp của luận án ................................................................................ 145 5.3.1 Đóng góp về mặt lý luận........................................................................ 145 5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn..................................................................... 147 5.4. Những hạn chế của luận án ...................................................................... 147 5.5. Một số gợi ý nghiên cứu trong tương lai ................................................. 148 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨUCỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC TT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 CTCK Công ty chứng khoán 2 DNNN Doanh nghiệp Nhà Nước 3 HĐKD Hoạt động kinh doanh 4 HOSE Sở Giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh 5 HNX Sở Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội 6 FEM Mô hình hồi quy nhân tố ảnh hưởng cố định 7 OLS Hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường 8 SGDCKTP.HCM Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 9 SGDCK HN Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 10 TTCK Thị trường chứng khoán 11 TSCĐ Tài sản cố định 12 REM Mô hình hồi quy nhân tố ảnh hưởng ngẫu nhiên 13 ROA Return on Assets – Sức sinh lời của tài sản 14 ROE Return on Equity – Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu 15 ROS Return on Sales – Sức sinh lời của doanh thu vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu các công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE ...73 Bảng 4.2a: Ma trận tương quan giữa các biến (mô hình lợi nhuận) ........................ 75 Bảng 4.2b: Ma trận tương quan giữa các biến (mô hình dòng tiền) ........................ 75 Bảng 4.2c: Ma trận tương quan giữa các biến (mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần thông tin dồn tích có trong lợi nhuận) ................................................... 76 Bảng 4.3a: Kết quả hồi quy OLS mô hình lợi nhuận (thông tin chung) ................. 77 Bảng 4.3b: Kết quả hồi quy OLS mô hình lợi nhuận (thông tin chi tiết) ............... 79 Bảng 4.4a: Kết quả hồi quy FEM mô hình lợi nhuận (thông tin chung) ................ 80 Bảng 4.4b: Kết quả hồi quy FEM mô hình lợi nhuận (thông tin chi tiết)................ 81 Bảng 4.5a: Kết quả hồi quy REM mô hình lợi nhuận (thông tin chung)................. 82 Bảng 4.5b: Kết quả hồi quy REM mô hình lợi nhuận (thông tin chi tiết) ............... 82 Bảng 4.6a: Kết quả hồi quy OLS mô hình dòng tiền (thông tin chung) ................. 83 Bảng 4.6b: Kết quả hồi quy OLS mô hình dòng tiền (thông tin chi tiết)................ 84 Bảng 4.7a: Kết quả hồi quy FEM mô hình dòng tiền (thông tin chung) ................. 86 Bảng 4.7b: Kết quả hồi quy FEM mô hình dòng tiền (thông tin chi tiết) ................ 87 Bảng 4.8a: Kết quả hồi quy REM mô hình dòng tiền (thông tin chung) ................. 88 Bảng 4.8b: Kết quả hồi quy REM mô hình dòng tiền (thông tin chi tiết) ............... 89 Bảng 4.9a: Kết quả hồi quy OLS mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần dồn tích gộp chung (thông tin chung) ............................................................................. 90 Bảng 4.9b: Kết quả hồi quy OLS mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần dồn tích gộp chung (thông tin chi tiết) ..................................................................... 91 Bảng 4.10a: Kết quả hồi quy FEM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần dồn tích gộp chung(thông tin chung) ....................................................................... 92 Bảng 4.10b: Kết quả hồi quy FEM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần dồn tích gộp chung (thông tin chi tiết) ..................................................................... 93 Bảng 4.11a: Kết quả hồi quy REM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần dồn tích gộp chung (thông tin chung) ...................................................................... 94 viii Bảng 4.11b: Kết quả hồi quy REM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần dồn tích gộp chung (thông tin chi tiết) ..................................................................... 95 Bảng 4.12a: Kết quả hồi quy OLSmô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần dồn tích cụ thể (thông tin chung) .................................................................................... 97 Bảng 4.12b: Kết quả hồi quy OLS mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần dồn tích cụ thể (thông tin chi tiết) ............................................................................ 99 Bảng 4.13a: Kết quả hồi quy FEM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần dồn tích cụ thể (thông tin chung) ........................................................................... 101 Bảng 4.13b: Kết quả hồi quy FEM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần dồn tích cụ thể (thông tin chi tiết) .......................................................................... 102 Bảng 4.14a: Kết quả hồi quy REM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần dồn tích cụ thể (thông tin chung) ........................................................................... 103 Bảng 4.14b: Kết quả hồi quy REM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần dồn tích cụ thể(thông tin chi tiết) ........................................................................... 104 Khi thực hiện hồi quy OLS mô hình tỷ suất dòng tiền, các kết quả chính được trình bày ở Bảng 4.15a (thông tin chung) và Bảng 4.15b (thông tin chi tiết như sau) ....106 Bảng 4.15a: Kết quả hồi quy OLS mô hình tỷ suất dòng tiền (thông tin chung) ..106 Bảng 4.15b: Kết quả hồi quy OLS mô hình tỷ suất dòng tiền (thông tin chi tiết) .107 Bảng 4.16a: Kết quả hồi quy FEM mô hình tỷ suất dòng tiền (thông tin chung)...109 Bảng 4.16b: Kết quả hồi quy FEM mô hình tỷ suất dòng tiền (thông tin chi tiết) .109 Bảng 4.17a: Kết quả hồi quy REM mô hình tỷ suất dòng tiền (thông tin chung) ..110 Bảng 4.17b: Kết quả hồi quy REM mô hình tỷ suất dòng tiền (thông tin chi tiết) .111 Bảng 4.18 Kết quả hồi quy từng bước mô hình tỷ suất dòng tiền ......................... 112 Bảng 5.1: Kiểm định Hausman cho mô hình lợi nhuận có độ trễ 1 năm ............... 114 Bảng 5.2: Tổng hợp kết quả kiểm định Hausman.................................................. 115 Bảng 5.3: Bảng thống kê giá trị hệ số xác định hiệu chỉnh (Adjusted R2) ............ 116 Bảng 5.4: Tổng hợp kết quả hồi quy FEM mô hình lợi nhuận .............................. 117 Bảng 5.5: Tổng hợp kết quả hồi quy FEM mô hình dòng tiền .............................. 118 ix Bảng 5.6: Tổng hợp kết quả hồi quy FEM mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần thông tin dồn tích gộp chung ......................................................................... 120 Bảng 5.7: Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần thông tin dồn tích cụ thể......................................................................................... 122 Bảng 5.8a: Tổng hợp kết quả hồi quy FEM mô hình tỷ suất dòng tiền ................. 126 Bảng 5.8b Kết quả hồi quy từng bước mô hình tỷ suất dòng tiền ......................... 127 Bảng 5.9: Bảng thống kê ảnh hưởng của các tỷ suất dòng tiền tới dòng tiền dự báo. ...129 Bảng 5.10a: Giá trị hệ số hồi quy điều chỉnh (Adjusted R2) của các mô hình ...... 130 (trước khi sắp xếp) ................................................................................................. 130 Bảng 5.10b: Giá trị hệ số hồi quy điều chỉnh (Adjusted R2) của các mô hình ...... 132 (sau khi sắp xếp)..................................................................................................... 132 Bảng 5.11: Dự báo dòng tiền cho Tập đoàn Vingroup .......................................... 137 x DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của luận án ................................................................. 7 Sơ đồ 2.1: Phương pháp luận của dự báo nhân quả ................................................. 24 Sơ đồ 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác dự báo dòng tiền ........................... 27 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do lựa chọn đề tài Dòng tiền đối với doanh nghiệp vô cùng quan trọng như dòng máu trong cơ thể con người. Do đó, dự báo được dòng tiền sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và ra các quyết định kinh tế. Nghiên cứu về dự báo dòng tiền nhằm xác định được nhân tố có khả năng dự báo dòng tiền tốt nhất vì vậy rất có ý nghĩa trên cả góc độ lí luận và thực tiễn. Xét trên góc độ lí luận, vấn đề dự báo dòng tiền đã được đề cập cụ thể tại nhiều Chuẩn mực Kế toán quốc gia và tại nhiều công trình nghiên cứu (Đỗ Thị Hồng Nhung, 2014;Nguyễn Hữu Ánh, 2010; Al –Attar, 2003; Barth cộng sự, 2001; Chotkunakitti, 2005;Ebaid, 2011; Farshadfar cộng sự, 2008; Mooi, T.L, 2007) 12,17,25,41,61,72,76,117. Tuy nhiên, tại các Chuẩn mực Kế toán chỉ đưa ra các nhận định về các nhân tố nên sử dụng trong dự báo dòng tiền mà thiếu bằng chứng cụ thể còn các công trình nghiên cứu thì chưa thống nhất được khả năng của các nhân tố trong dự báo dòng tiền: Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 24 1 cho rằng: thông tin về các luồng tiền từ HĐKD khi được sử dụng kết hợp với các thông tin khác sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ HĐKD trong tương lai, còn Chuẩn mực Kế toán Hoa Kỳ (FASB, 1978) 77 cho rằng những người quan tâm tới dòng tiền tương lai của doanh nghiệp thường dựa trên thông tin lợi nhuận kế toán trong kế toán theo cơ sở dồn tích chứ không phải dựa trên thông tin dòng tiền trong quá khứ và như vậy theo Barth cộng sự (2001) 41 thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích hiệu quả hơn thông tin kế toán theo cơ sở tiền trong việc dự báo dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có thêm các nghiên cứu dự báo dòng tiền để cung cấp bằng chứng bổ sung cho nhận định của Chuẩn mực kế toán và tổng quan các công trình nghiên cứu dự báo dòng tiền. Xét trên góc độ thực tiễn, với các nhà đầu tư, các ngân hàng, nhà quản trị tài chính, ... dự báo được dòng tiền tương lai đóng vai trò vô cùng quan trọng trước khi 2 ra quyết định kinh tế:80% nhân viên tín dụng tại Hoa Kỳ cho rằng trong hồ sơ vay vốn nhất thiết phải có kế hoạch dòng tiền tương lai (Đỗ Thị Hồng Nhung, 2014; Fulmer, Gavin và Bertin, 1991; Waddell D. cộng sự, 1994) 12,84,133. Do đó, nghiên cứu giúp xác định nhân tố có khả năng dự báo dòng tiền sẽ thực sự có ích cho nhiều đối tượng đặc biệt các đối tượng ở Việt Nam doTTCK Việt Nam mới đi vào hoạt động, kết quả khảo sát cho thấy: công tác dự báo dòng tiền ở nước ta chưa thực hiện đầy đủ; chưa thực sự đánh giá đúng mức những nhân tố ảnh hưởng tới dòng tiền của doanh nghiệp; kết quả dự báo hầu như dựa vào kinh nghiệm của kế toán trưởng; phương pháp dự báo dòng tiền còn đơn giản, chưa được chú trọng (Đỗ Thị Hồng Nhung, 2014) 12. Như vậy, trên cả khía cạnh lí luận và thực tiễn đều cho thấy nghiên cứu dự báo dòng tiền trong các doanh nghiệp tại Việt Nam là điều cần thiết, sẽ hỗ trợ hiệu quả trong quá trình ra quyết định kinh tếđặc biệt nghiên cứu dự báo dòng tiền chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển hàng chục năm nay nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống ở Việt Nam. Trong các công ty đang hoạt động tại Việt Nam thì các công ty phi tài chính đang niêm yết là các công ty có quy mô lớn, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành nghề thiết yếu để tạo ra của cải, vật chất cho đất nước và có đóng góp đáng kể vào tổng giá trị sản phẩm quốc dân. Ngoài ra, trong ba loại dòng tiền trong công ty thì dòng tiền từ HĐKD là dòng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp (Bộ Tài chính, 2002) 1 và là tín hiệu cho thấy khả năng tạo tiền để đáp ứng cho các hoạt động hàng ngày của mỗi công ty (Boyd Cortese – Daniel, 20002001) 46. Do vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài luận án: “Dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lí luận và kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan trước đây, mục tiêu tổng quát của Luận án là tiến hành xây dựng và kiểm định các mô hình dự báo dòng tiền từ HĐKDcủa các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM. Bên cạnh đó, Luận án cũng tiến hành so sánh khả năng dự báo của các mô hình để tìm ra mô hình dự báo dòng tiền tốt nhất. Để đạt được mục tiêu tổng quát này, Luận án đặt ra cácmục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất,khái quát, tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích và thông tin kế toán theo cơ sở tiền trong các công ty. Thứ hai, xây dựng và kiểm định mô hình dự báo dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM trên cơ sở lợi nhuận quá khứ. Thứ ba, xây dựng và kiểm định mô hình dự báo dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM trên cơ sở dòng tiền từ HĐKD trong quá khứ. Thứ tư, xây dựng và kiểm định mô hình dự báo dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM trên cơ sở kết hợp dòng tiền từ HĐKD trong quá khứ và thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích (thành phần dồn tích gộp chung và thành phần dồn tích cụ thể). Thứ năm, xây dựng và kiểm định mô hình dự báo dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM trên cơ sở các tỷ suất tài chính về dòng tiền. Thứ sáu, xác định mô hình (nhân tố) có khả năng dự báo dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM tốt nhất. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu, luận án đặt ra câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: Câu hỏi 1: Lợi nhuận trong quá khứ có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM hay không? 4 Câu hỏi 2: Dòng tiền từ HĐKD trong quá khứ có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD trong tương lai của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM hay không? Câu hỏi 3: Dòng tiền từ HĐKD trong quá khứ kết hợp với các thông tin kế toán dồn tích gộp chung có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM hay không? Câu hỏi 4: Dòng tiền từ HĐKD trong quá khứ kết hợp với các thông tin kế toán dồn tích cụ thể có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM hay không? Câu hỏi 5: Các tỷ suất dòng tiền có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM hay không? Câu hỏi 6: Mô hình nào trong số các mô hình trên có khả năng dự báo tốt nhất dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM? 1.4. Giả thuyết khoa học Để trả lời câu hỏi nghiên cứu trên, những giả thuyết khoa học sau đây được Luận án xây dựng và kiểm định: Giả thuyết 1: Lợi nhuận kế toán trong quá khứ có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM. Giả thuyết 2: Dòng tiền từ HĐKD trong quá khứ có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD trong tương lai của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM. Giả thuyết 3: Dòng tiền từ HĐKD kết hợp với các thành phần thông tin kế toán dồn tích gộp chung có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM. Giả thuyết 4: Dòng tiền từ HĐKD kết hợp với các thành phần thông tin kế toán dồn tích cụ thể (chi phí khấu hao TSCĐ, chênh lệch tănggiảm trong các khoản phải thu, hàng tồn kho, các khoản chi phí trả trước, các khoản phải trả) có khả năng 5 dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM. Giả thuyết 5: Các tỷ suất dòng tiền có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM. Giả thuyết 6: Mô hình kết hợp dòng tiền từ HĐKD và các thành phần thông tin kế toán dồn tích cụ thể (chi phí khấu hao TSCĐ, chênh lệch tănggiảm trong các khoản phải thu, hàng tồn kho, các chi phí trả trước, khoản phải trả) là mô hình có khả năng dự báo tốt nhất dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM. 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án: Luận án này nghiên cứu khả năng của các thông tin kế toán trongquá khứ trong việc dự báo dòng tiền từ HĐKD trong tương lai. Thông tin kế toán được nghiên cứu bao gồm: (1) lợi nhuận từ HĐKD trong quá khứ; (2) dòng tiền từ HĐKD trong quá khứ; (3) các thành phần thông tin kế toán dồn tích gộp chung (phần chênh lệch giữa lợi nhuận từ HĐKD và dòng tiền từ HĐKD), (4) các thành phần thông tin kế toán dồn tích cụ thể: chi phí khấu hao TSCĐ, sự thay đổi tănggiảm trong các khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí trả trước và các khoản phải trả; (5) tỷ suất tài chính về dòng tiền. Phạm vi nghiên cứu Thứ nhất, về nội dung: Luận án xem xét khả năng của các thông tin kế toán tài chính được cung cấp trên các Báo cáo tài chính của công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM (lợi nhuận từ HĐKD, dòng tiền từ HĐKD, các thành phần thông tin kế toán dồn tích gộp chung hay cụ thể như: chi phí khấu hao TSCĐ, chênh lệch tănggiảm trong các khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí trả trước và các khoản phải trả) và tỷ suất tài chính về dòng tiềnđể dự báo dòng tiền từ HĐKD của các công ty đó.Luận án không tính đến các thông tin như thời gian hoạt động, thời gian niêm yết, quy mô lao động v.v.v của công ty đó. 6 Thứ hai, về không gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM (HOSE). Các công ty tài chính (ngân hàng, tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm, ...) do có những đặc thù trong HĐKD tương đối khác các công ty phi tài chính nên sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án. Thứ ba, về thời gian nghiên cứu: Theo số liệu được Công ty Truyền thông Tài chính Stoxplus tổng hợp, ngày 2072000 thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức ra đời và ngày 2872000 tổ chức phiên giao dịch đầu tiên chỉ với 02 mã cổ phiếu là REE (Công ty cổ phần cơ điện lạnh) và SAM (Công ty cổ phần đầu tư và phát triển SACOM). Số lượng các công ty niêm yết ngày càng tăng thêm qua các năm, tính đến cuối năm 2014, trên SGDCK TP.HCM có 284 Công ty niêm yết trong đó có 90 công ty ngành tài chính và 194 công ty phi tài chính trong đó tác giả nhận thấy bắt đầu từ năm 2009 đến năm 2014, số lượng các công ty niêm yết khá ổn định, việc thay đổi sàn, rời sàn hay ngừng niêm yết không đáng kể. Trong số 194 công ty phi tài chính, Luận án đã loại bỏ các công ty không đủ dữ liệu về dòng tiền từ HĐKDtrong suốt thời kỳ nghiên cứu và các công ty có giá trị dòng tiền thuần từ HĐKD bất thường. Từ cách làm trên, Luận án có được một bảng dữ liệu gồm 142 công ty niêm yếttrong 6 năm (từ năm 2009 đến năm 2014), có cùng thời điểm kết thúc năm tài chính vào ngày 3112 hàng năm, tạo thành bảng 852 quan sát (852 observations) để nghiên cứu. 1.6 Khung nghiên cứu. Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án, khung nghiên cứu của Luận án được thể hiện qua Sơ đồ 1.1 dưới đây: 7 Khung lí thuyết, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Khoảng trống nghiên cứu về dự báo dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính Giả thuyết nghiên cứu Các mô hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu Lợi nhuận quá khứ Các tỷ suất dòng tiền (5) (2) DÒNG TIỀN TỪ HĐKD TRONG TƯƠNG LAI Dòng tiền từ HĐKD quá khứ (4) Dòng tiền từ HĐKD và các thông tin kế toán dồn tích cụ thể (3) Dòng tiền từ HĐKD và các thông tin kế toán dồn tích gộp chung Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của luận án (Nguồn: Tác giả xây dựng) Trên cơ sở lí luận về kế toán theo cơ sở dồn tích và kế toán theo cơ sở tiền, kết hợp với tổng quan các công trình nghiên cứu có cùng chủ đề về dự báo dòng tiền từ 8 HĐKD, Luận án đã chỉ ra các khoảng trống nghiên cứu và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, từ đó xây dựng mô hình dự báo dòng tiền. Mô hình dự báo dòng tiền được xây dựng gồm các mô hình: mô hình lợi nhuận, mô hình dòng tiền quá khứ, mô hình dòng tiền quá khứ kết hợp với các thông tin kế toán dồn tích gộp chung, mô hình dòng tiền quá khứ kết hợp với các thông tin kế toán dồn tích cụ thể, mô hình tỷ suất dòng tiền. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS), hồi quy nhân tố ảnh hưởng cố định (FEM) và hồi quy nhân tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và hồi quy từng bước. Dựa trên kết quả thu thập được sau khi xử lý dữ liệu, Luận án tiến hành thảo luận kết quả và đưa ra các khuyến nghị, đề xuất cho các đối tượng như: nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan Nhà Nước về khả năng sử dụng các thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính cho công tác dự báo dòng tiền nhằm giúp các đối tượng đưa ra các quyết định kinh doanh, đầu tư cũng như ban hành chính sách hợp lý. 1.7 Kết cấu Luận án Luận án gồm có 5 Chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Trong Chương 1, Luận án trước hết trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu và xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. Các mục tiêu nghiên cứu được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu. Bên cạnh đó, Luận án trình bày khái quát mô hình nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ đạt được. Chương 2: Cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu về dòng tiền và dự báo dòng tiền trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong Chương 2, Luận án trình bày các vấn đề lý luận về dòng tiền và dự báo dòng tiền trong các công ty niêm yết trên TTCK và tổng quan các công trình nghiên cứu dự báo dòng tiền. Trên cơ sở lý luận và các công trình nghiên cứu đã thực hiện về dự báo dòng tiền, Luận án chỉ ra khoảng trống trong các nghiên cứu đã thực hiện. Chương 3: Xây dựng giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu. Kế thừa cơ sở lí thuyết và tổng quan tài liệu ở Chương 2, Chương 3 Luận án 9 trình bày cơ sở xây dựng các giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu dự báo dòng tiền từ HĐKD là phương pháp định lượng, sử dụng kĩ thuật hồi quy OLS, REM, FEM và hồi quy từng bước theo 5 mô hình: mô hình lợi nhuận, mô hình dòng tiền, mô hình các thành phần dồn tích gộp chung, mô hình các thành phần dồn tích cụ thể và mô hình tỷ suất dòng tiền. Chương 4: Kết quả thực nghiệm về dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phần đầu Chương 4, Luận án trình bày khái quát về TTCK Việt Nam, đặc điểm các công ty và công tác dự báo dòng tiền từ HĐKD cho các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam. Phần tiếp theo trong Chương 4, Luận án trình bày sơ lược số liệu thống kê mô tả và phân tích tương quan cho các biến trong mô hình dự báo. Phần cuối của Chương 4, Luận án trình bày cụ thể kết quả hồi quy 5 mô hình dự báo đã xây dựng ở Chương 3 bằng hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường, hồi quy nhân tố ảnh hưởng cố định, hồi quy nhân tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (OLS, FEM, REM) và hồi quy từng bước. Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận Từ kết quả hồi quy các mô hình dự báo dòng tiền ở Chương 4, trong Chương 5 Luận án sẽ tiến hành thực hiện kiểm định và dựa vào giá trị của hệ số xác địnhhiệu chỉnh (Adjusted R2) của các mô hình để chọn một mô hình phù hợp để thảo luận kết quả trong số các mô hình OLS, REM, FEM. Câu trả lời cho các giả thuyết nghiên cứu về khả năng dự báo dòng tiền của các nhân tố sẽ được trình bày ở Chương 5. Phần cuối của Chương 5, Luận án nêu ra các đề xuất, khuyến nghị cho các Cơ quan quản lý Nhà Nước, nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà đầu tư. 10 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DÒNG TIỀN VÀ DỰ BÁO DÒNG TIỀN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2.1 Cơ sở lí luận về dòng tiền và dự báo dòng tiềntrong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 2.1.1. Đặc điểm thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích và kế toán theo cơ sở tiền Đặc điểm thông tin kế toán phụ thuộc rất nhiều vào cách ứng xử của kế toán đối với các nghiệp vụ kinh tế. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận trên sổ kế toán dựa trên cơ sở số tiền thực tế doanh nghiệp đã thu vào hay chi ra được gọi là kế toán theo cơ sở tiền, dựa trên cơ sở bản chất của nghiệp vụ kinh tế, không phụ thuộc vào số tiền doanh nghiệp thu hay chi được gọi là kế toán theo cơ sở dồn tích. Mỗi cơ sở ghi nhận của kế toán đều có đặc điểm riêng. Để phục vụ công tác dự báo dòng tiền từ HĐKD tương lai, cần tính đến vai trò của cả thông tin kế toán theo cơ sở tiền và thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích. Kế toán theo cơ sở dồn tích Theo kế toán dồn tích, các giao dịch phát sinh doanh thu, chi phí được ghi nhận tại thời điểm giao dịch đó phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thu, chi tiền (Bernard, V., Stober, T., 1989; Chambers, R.J, 1996) 53, 57. Các khoản chi phí được ghi nhận trong kỳ phù hợp với doanh thu được tạo ra trong kỳ đó. Báo cáo tài chính theo cơ sở dồn tích không những cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế đã xảy ra trong quá khứ mà còn cung cấp các thông tin về nghĩa vụ phải trả tiền hay quyền được thu tiền trong tương lai. Kế toán theo cơ sở dồn tích được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Tại các nước Châu Âu, kể từ năm 1978 chuyển hướng từ áp dụng kế toán theo cơ sở tiền sang áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích (Fourth EU Accounting Directive, 1978) 81. Tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích khi lập Báo cáo tài chính, phải cung 11 cấp các thông tin về khả năng tạo tiền của doanh nghiệp chứ không chỉ cung cấp các thông tin về các khoản đã thực thu, thực chi (FASB, 1978) 77. Những đặc điểm thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích: Thứ nhất, lợi nhuận mỗi kỳ kế toán được xác định trên cơ sở doanh thu và chi phí của kỳ đó. Lợi nhuận bao gồm số tiền doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ (số thực thu trừ đi số thực chi) cùng với những khoản doanh nghiệp sẽ được thu, sẽ phải chi trả trong tương lai (doanh thu từ bán chịu, chi phí trích trước, chi phí phải trả, chi phí khấu hao tài sản cố định, …). Vì vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm hai thành phần: thành phần tiền tệ có thực và thành phần phi tiền tệ. Các thành phần phi tiền tệ này còn được gọi là các thành phần thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích có trong lợi nhuận. Mối quan hệ giữa lợi nhuận trong kỳ và các thành phần thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích được thể hiện qua phương trình dưới đây: Lợi nhuận = Dòng tiền thuần + Các thành phần dồn tích có trong lợi nhuận(2.1) (Nguồn: Cheng và Hollie, 2008; Dechow, 1994; Dechow và Dichev, 2002; Dechow và cộng sự, 2008) 60, 65, 66, 68 Thứ hai, thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích chịu ảnh hưởng bởi các ước tính và đánh giá chủ quan. Các ước tính theo cơ sở dồn tích thể hiện khi lựa chọn phương pháp tính khấu hao tài sản cố định, phương pháp tính giá hàng tồn kho … Theo Graham và cộng sự (2005) 92, khi doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp ghi sổ thì chất lượng thông tin lợi nhuận công bố có thể ảnh hưởng, thông tin lợi nhuận có thể bị bóp méo và dễ bị khai khống. Điều này thường xảy ra trước mỗi đợt phát hành cổ phiếu (Erickson và Wang, 1999; Teoh, Wong và Rao, 1998) 75 , 130 hay mỗi khi doanh nghiệp bắt đầu ký kết hợp đồng vay nợ (DeFond và Jiambalvo, 1998; Watts và Zimmerman, 1986) 69, 132. Thứ ba, kế toán theo cơ sở dồn tích cung cấp thông tin hữu ích và toàn diện (Bierman, H., 19881992) 49, 50. Kế toán dồn tích không những cung cấp thông tin về các nghiệp vụ đã thu, chi mà còn cung cấp thông tin về các nghiệp vụ sẽ được 12 thu, sẽ phải chi nên giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá bao quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Kế toán theo cơ sở tiền Kế toán theo cơ sở tiền ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế dựa trên số tiền doanh nghiệp đã thực thu hoặc đã thực chi. Theo cơ sở này, doanh thu được ghi nhận khi công ty đã thu được tiền, chi phí được ghi nhận khi công ty đã chi tiền và lợi nhuận trong kì là chênh lệch giữa số tiền đã thu và số tiền đã chi trong kì đó. Trong các Chuẩn mực Kế toán và các chính sách kế toán, khi thực hiện kế toán theo cơ sở tiền mặt không có nhiều quy định về các vấn đề như phương pháp khấu hao tài sản cố định, phương pháp ghi nhận doanh thu so với kế toán theo cơ sở dồn tích (Elliott và Elliott, 2007) 73. Những đặc điểm thông tin kế toán theo cơ sở tiền: thông tin kế toán thiếu phù hợp,không thể hiện chính xác thời điểm phát sinh các nghiệp vụ: Kế toán theo cơ sở tiền ghi nhận thông tin tại thời điểm doanh nghiệp nhận tiền và chi tiền mà không quan tâm tới xuất xứ nghiệp vụ thu tiền hay chi tiền (thời điểm doanh nghiệp bán được hàng, thời điểm phát sinh nghĩa vụ nợ phải trả). Ngoài ra, thông tin kế toán theo cơ sở tiền dễ làm cho người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá sai về kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp do có sự mất cân xứng về thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí. So sánh đặc điểm thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích và theo cơ sở tiền Thứ nhất, thông tin kế toán theo cơ sở tiền mặt khách quan, dễ hiểu hơn thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích. Elliott và Elliott (2007) 73 cho rằng thông tin kế toán theo cơ sở tiền mặt đáng tin cậy hơn thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích do kế toán theo cơ sở tiền mặt chỉ ghi nhận những thông tin về dòng tiền thực tế của doanh nghiệp mà không dự tính trước khả năng phát sinh dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai. Murdoch và cộng sự (1989) 115 nhận định rằng: các chuyên gia kế toán ưa chuộng kế toán theo cơ sở dồn tích còn các nhà đầu tư ưa chuộng kế toán theo cơ sở tiền. Theo Athukorala và Reid (2003); Elliot và Elliot (2007) 34, 73, thông tin kế 13 toán theo cơ sở tiền mặt khách quan hơn thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích bởi vì kế toán theo cơ sở tiền mặt ít bị ảnh hưởng bởi sự toan tính của doanh nghiệp trong việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản, công nợ trên báo cáo tài chính. Tính khách quan của thông tin về dòng tiền rất có ích khi thực hiện so sánh hoạt động kinh doanh của các công ty vì nó không bị ảnh hưởng bởi việc các công ty sử dụng các chính sách kế toán khác nhau (Chotkunakitti, 2005; IASB, 2001) 61,98. Thứ hai, thông tin kế toán theo cơ sở tiền kém toàn diện hơn kế toán theo cơ sở dồn tích. Do kế toán theo cơ sở tiền chỉ phản ánh các nghiệp vụ đã thu tiền và đã chi tiền mà không phản ánh được các nghiệp vụ sẽ được thu tiền (do khách hàng chấp nhận trả trong tương lai) hay sẽ phải chi tiền (do doanh nghiệp được trả nợ sau khi mua hàng) nên thông tin kế toán trở nên kém toàn diện. Ngoài ra, thông tin kế toán theo cơ sở tiền không thể hiện được mối quan hệ của các nghiệp vụ kinh tế ở các kì kế toán với nhau bởi vì nhiều nghiệp vụ chi tiền và thu tiền tuy phát sinh ở kì này nhưng xuất phát từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở kì trước. Vì thế, thông tin kế toán theo cơ sở tiền không mang tính dự báo cho các kì sau (FASB, 1978) 77. Bên cạnh đó, việc kế toán theo cơ sở tiền không ghi nhận tăng giá trị tài sản nếu chưa chi tiền và như vậy không bao giờ ghi nhận nợ phải trả nên sẽ không giúp ích trong việc quản lí tài sản, có kế hoạch bảo dưỡng tài sản, xác định các tài sản thừa, kiểm soát rủi ro nếu xảy ra thất thoát tài sản (Athukorala và Reid, 2003) 32. Đồng thời, so với kế toán theo cơ sở tiền thì kế toán theo cơ sở dồn tích còn cung cấp thông tin giúp cho người đọc báo cáo tài chính nhận thấy các khoản doanh nghiệp sẽ thu được và còn phải thanh toán, sắp phải thanh toán (Athukorana và Reid, 2003) 32 giúp đánh giá chính xác hơn về giá trị dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp và khả năng thanh toán trong tương lai của doanh nghiệp. Tóm lại, kế toán theo cơ sở tiền và kế toán theo cơ sở dồn tích đều có những đặc điểm riêng nhưng trong thực tế, kế toán theo cơ sở dồn tích được khuyến khích áp dụng và được áp dụng rộng rãi hơn kế toán theo cơ sở tiền. Thông tin về dòng tiền khi kế toán theo cơ sở tiền là thông tin bổ sung mà không thể thay thế cho 14 thông tin lợi nhuận khi kế toán theo cơ sở dồn tích (IASB, 2001) 98. Thông tin về dòng tiền là thông tin khách quan còn thông tin về lợi nhuận là thông tin hữu ích và toàn diện. Do vậy, nếu kết hợp thông tin dòng tiền và thông tin lợi nhuận rất có thể sẽ hữu ích trong công tác dự báo dòng tiền tương lai tại các doanh nghiệp. 2.1.2 Mối quan hệ dòng tiền với tình hình tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Dòng tiền trong doanh nghiệp được ví như dòng máu trong cơ thể con người. Mối quan hệ giữa dòng tiền với tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh sau đây: Thứ nhất, dòng tiền là nhân tố quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được biểu hiện bằng số tiền doanh nghiệp có. Một công ty có khả năng thanh toán là một công ty có đủ tiền để trả nợ và ngược lại. Theo quan điểm của người cho vay, tiền chính là đối tượng để thực hiện cho vay và đối tượng để trả khoản vay. Theo kết quả khảo sát 266 nhân viên tín dụng làm việc ở các công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho vay ở Mỹ, Fulmer, Gavin và Bertin (1991) 84nhận xét rằng 90% nhân viên tín dụng yêu cầu trong hồ sơ vay vốn phải có báo cáo dòng tiền hiện tại của doanh nghiệp, 80% nhân viên tín dụng yêu cầu phải có kế hoạch dòng tiền tương lai của doanh nghiệp. Fulmer, Gavin và Bertin (1991) cho biết: những doanh nghiệp nhận được khoản vay là những doanh nghiệp có dòng tiền ổn định qua các năm, có lãi ổn định, đáp ứng được một số tỷ suất tài chính theo yêu cầu cung cấp tín dụng và các yếu tố khách quan khác như quy mô doanh nghiệp, uy tín doanh nghiệp, quan hệ giữa doanh nghiệp với công ty tín dụng, định hướng ngành nghề, chỉ số tín dụng … Thứ hai, dòng tiền có quan hệ mật thiết với chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Thông thường, mức chi trả cổ tức của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng chi trả cổ tức nghĩa là doanh nghiệp phải có lãi và doanh nghiệp phải có tiền (Charitou, A. and Vafeas, N,1998) 58. Tại Việt Nam, Bộ Tài chính (2014)4 quy định tại Thông tư 2002014TTBTCtất cả các doanh nghiệp, khi phân phối lợi 15 nhuận cần cân nhắc đến các khoản mục phi tiền tệ nằm trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có thể ảnh hưởng đến luồng tiền và khả năng chi trả cổ tức, lợi nhuận của doanh nghiệp. Simons (1994) 127 thì cho rằng các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khó khăn về tài chính hay đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, lượng tiền đang rất khan hiếm thì mức chi cổ tức sẽ bị giảm đi hoặc không có. Do vậy, các cổ đông phải quan tâm tới giá trị dòng tiền trong tương lai mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cổ tức. Thứ ba, tỷ suất dòng tiền là căn cứ đo lường kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Giacomino Mielke (19881993), Leonie Jooste (2006) 87,88, 109 cho rằng các tỷ suất dòng tiền rất hữu ích trong việc so sánh kết quả HĐKD giữa các doanh nghiệp khác nhau, giữa các ngành nghề kinh doanh khác nhau và giữa các kỳ kế toán khác nhau của mỗi doanh nghiệp. Các tác giảđã xây dựng các tỷ suất tài chính (tỷ suất phản ánh mức độ đáp ứng tiền để trả cổ tức, mức đáp ứng tiền để trả các khoản vay, mức đáp ứng tiền cho các hoạt động chính, tỷ suất dòng tiền trên doanh thu, dòng tiền trên lợi nhuận, dòng tiền trên tài sản, chi phí khấu hao TSCĐ trên dòng tiền) để đánh giá hoạt động tài chính của các công ty ở Hoa Kỳ và Nam Phi và khẳng định các tỷ suất dòng tiền sẽ cung cấp thêm thông tin cho các nhà đầu tư về chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp, đánh giá tình hình quản trị tài chính tại doanh nghiệp. Thứ tư, thông tin dòng tiền có tác dụng trong dự báo phá sản doanh nghiệp Beaver (1966) 45 là người đầu tiên tiến hành dự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp thông qua các thông tin kế toán do doanh nghiệp cung cấp. Beaver (1966) đã sử dụng 33 tỷ suất tài chính và chia thành 6 nhóm. Các doanh nghiệp phá sản và các doanh nghiệp không phá sản đều được tính các tỷ suất này và Beaver (1966) đã so sánh các tỷ suất này ở các doanh nghiệp phá sản với doanh nghiệp không phá sản 5 năm trước khi xảy ra phá sản. Một trong các tỷ suất tài chính quan trọng được khẳng định có khả năng dự báo phá sản tốt là tỷ suất dòng tiền trên tổng tài sản. Tỷ suất này có khả năng dự báo sự phá sản chính xác tới 87% nếu dự báo trước 1 năm, và có độ chính xác tới 79%, 77%, 76% và 68% tương ứng nếu thời 16 gian dự báo trước 2, 3, 4, 5 năm. Ngoài ra, Beaver (1966) 45 cho rằng: tỷ suất dòng tiền từ HĐKD tổng nợ phải trả (dòng tiền từ HĐKD được tính bằng cách lấy lợi nhuận cộng với khấu hao tài sản cố định hữu hình, khấu hao tài sản cố định vô hình) là tỷ suất có sai số dự báo nhỏ nhất, đáng tin cậy hơn so với các tỷ suất được tính dựa trên các thành phần dồn tích của lợi nhuận khi sử dụng để đánh giá khả năng phá sản của doanh nghiệp. Sau Beaver (1966), Altman (1968, 1977), Chen, C. (1983) 45,29,30,59 cũng nghiên cứu dự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp dựa trên các tỷ suất tài chính. Kết quả cả hai công trình của Altman (1968, 1977) 29, 30 đều cho rằng tỷ suất khả năng thanh toán nhanh (được tính bằng tiền và các khoản tương đương tiền trên tổng nợ phải trả ngắn hạn) là nhân tố hữu hiệu báo hiệu khả năng phá sản của doanh nghiệp. 2.1.3 Phương pháp đo lường giá trị dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Đo lường giá trị dòng tiền từ HĐKD trước khi ban hành Chuẩn mực Kế toán Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Trước khi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành chuẩn mực báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền nói chung và dòng tiền từ HĐKD nói riêng đã được đo lường theo quan điểm chủ quan của các nhà nghiên cứu, điển hình là các tác giả: Largay Stickney (1980), Gombola, M.J Ketz, J.E (1983a1987), Greenberg, Johnson, Ramesh (1986), Quirin các cộng sự (1999) 107,89,90, 93, 123. Các tác giả Largay Stickney (1980) 107là những người tiên phong đưa ra phương pháp ước tính dòng tiền: Dòng tiền từ HĐKD được tính bằng: giá trị vốn lưu động từ HĐKD (working capital) điều chỉnh (cộng hoặc trừ) cho sự thay đổi của các khoản mục: nợ phải thu, hàng tồn kho, phải trả người bán, chi phí phải trả. Vốn lưu động từ HĐKD (working capital) được tính bằng lợi nhuận thuần điều chỉnh cộng (+) hoặc trừ () lỗlãi của các hoạt động không phải HĐKD và các khoản mục phi tiền tệ có trong lợi nhuận. Các khoản được cộng (+) khi: Nợ phải trả cuối kỳ tăng so với đầu kỳ; Hàng tồn kho cuối kỳ giảm so với đầu kỳ; Khoản phải thu cuối kỳ giảm so với đầu kỳ; Các khoản chi phí trả trước cuối kỳ giảm so với đầu 17 kỳ. Tương tự, các khoản được trừ () khi: Nợ phải trả cuối kỳ giảm so với đầu kỳ; Hàng tồn kho cuối kỳ tăng so với đầu kỳ; Các khoản phải thu cuối kỳ tăng so với đầu kỳ; Các khoản chi phí trả trước cuối kỳ tăng so với đầu kỳ. Phương pháp ước tính này giống như phương pháp tính giá trị lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD theo phương pháp gián tiếp tại Việt Nam hiện nay. Các tác giả Gombola, M.J and Ketz, J.E (1983a) 89 kế thừa nghiên cứu của Largay Stickney (1980) 107nhưng đề cập chi tiết hơn về các khoản mục được cộng (+) vào lợi nhuận để xác định vốn lưu động bao gồm: phân bổ số tiền chiết khấu (thâm hụt) khi phát hành trái phiếu; phân bổ khoản tiền lãi khi mua trái phiếu đầu tư; chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả và các khoản được trừ () bao gồm: phân bổ khoản phụ trội khi phát hành trái phiếu; phân bổ khoản tiền lỗ do mua trái phiếu đầu tư; mức giảm về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả. Đồng quan điểm với Gombola, M.J and Ketz, J.E (1983a), Greenberg, Johnson, Ramesh (1986)93 cũng ước tính giá trị dòng tiền gián tiếp thông qua lợi nhuận và vốn lưu động của HĐKD. Tuy nhiên, các khoản mục được điều chỉnh có khác biệt nhỏ: Greenberg cộng sự (1986) 93 đề cập đến thành phần nợ dài hạn đến hạn trả và không đề cập cụ thể sự thay đổi của các khoản mục tài sản ngắn hạn (hàng tồn kho, phải thu khách hàng, chi phí trả trước) như hai nghiên cứu kể trên mà gộp chung lại. Đồng thời Greenberg cộng sự (1986) 93 tính toán dòng tiền từ lợi nhuận điều chỉnh cho các khoản mục phi tiền tệ có trong lợi nhuận tương đối khác nghiên cứu của Gombola, M.J and Ketz, J.E (1983a) 89 ở việc điều chỉnh lợi nhuận cho chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và lợi nhuận của cổ đông thiểu số. Bowen, Burstahler và Daley (1986) 47 đã giới thiệu công thức tính toán giá trị dòng tiền từ HĐKD theo 3 cách: (1) coi dòng tiền từ HĐKD chính là lợi nhuận từ HĐKD cộng với khấu hao (công thức 2.2), (2) coi dòng tiền từ HĐKD chính là vốn lưu động từ HĐKD (công thức 2.3), (3) dòng tiền từ HĐKD được tính do điều chỉnh vốn lưu động từ HĐKD đối với một số khoản mục (công thức 2.4) 18 CFO = NIDPR = NIBEI + DPR (2.2) CFO = WCFO = NIDPR + điều chỉnh cho một số khoản mục có ảnh hưởng tới lợi nhuận nhưng không ảnh hưởng đến giá trị vốn lưu động (2.3) CFO = WCFO – ∆ REC ∆ INV ∆ OCA + ∆ AP + ∆ TP + ∆ OCL (2.4) (Nguồn: Bowen, Burstahler và Daley, 1986) 47 Trong đó: CFO: Dòng tiền từ HĐKD NIDPR: Lợi nhuận HĐKD cộng khấu hao NIBEI: Lợi nhuận HĐKD trước các khoản mục bất thường và hoạt động không liên tục DPR: Chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình ∆ REC: Sự thay đổi trong khoản mục phải thu khách hàng ∆ INV: Sự thay đổi trong khoản mục hàng tồn kho ∆ OCA: Sự thay đổi trong các khoản mục tài sản ngắn hạn khác ∆ AP: Sự thay đổi trong các khoản mục phải trả người bán ∆ TP: Sự thay đổi trong các khoản mục thuế phải trả ∆ OCL: Sự thay đổi trong các khoản mục phải trả ngắn hạn khác Tóm lại, trước khi Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Hoa Kỳ và Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế ban hành Chuẩn mực Kế toán về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các nghiên cứu đã đo lường dòng tiền bằng nhiều cách khác nhau, không có sự thống nhất. Nghiên cứu của Seng (2006) 126 còn chứng minh rằng: quan hệ giữa các thước đo lường dòng tiền cũ (theo các ước tính ở trên vừa đề cập) và phương thức đo lường mới (theo Chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay) rất thấp, việc sử dụng giá trị dòng tiền được tính theo thước đo cũ không thể đại diện cho dòng tiền thực tế được tính theo quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành. Điều này cũng lý giải vì sao kết quả nghiên cứu dự báo dòng tiền có sự khác nhau giữa các nghiên cứu thực hiện trước và sau khi ban hành Chuẩn mực Kế toán quốc tế. Vì vậy, để cho kết quả nghiên cứu được thống nhất, các nghiên cứu nên sử dụng giá trị dòng tiền lấy trực tiếp từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo 19 Chuẩn mực kế toán quốc tế. Đo lường dòng tiền từ HĐKD theo Chuẩn mực Kế toán Cho tới nay, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế và Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc gia đã ban hành Chuẩn mực Kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. Phương pháp xác định giá trị dòng tiền được trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cụ thể như sau: Theo Chuẩn mực Kế toán quốc tế về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (IAS 7), dòng tiền từ HĐKD bao gồm: Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ; tiền thu từ bản quyền, hoa hồng được hưởng và các khoản doanh thu khác; tiền chi cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ; tiền chi trả cho người lao động và trả thay các khoản cho người lao động; tiền nộp cho các cơ quan bảo hiểm và thu tiền bồi thường, tiền lãi được hưởng từ bảo hiểm; tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuế thu nhập doanh nghiệp được hoàn (nếu những khoản này không được xếp vào hoạt động tài chính hay hoạt động đầu tư); các khoản thu và chi cho các hoạt động mua bán thương mại. Điều đáng lưu ý ở phương pháp trình b

Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học kinh tế quốc dân Nguyễn Thanh hiếu Dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Của công ty phi tài niêm yết thị trờng chứng khoán việt nam Hà nội, 2015 Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học kinh tế quốc dân Nguyễn Thanh hiếu Dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Của công ty phi tài niêm yết thị trờng chứng khoán việt nam Chuyên ngành: kế toán (kế toán, kiểm toán & phân tích) Mã số: 62.34.03.01 Ng ời h ớng dẫn khoa học: pGS.TS nguyễn hữu ánh Hà nội, 2015 i LI CAM OAN Tụi xin cam oan Lun ỏn D bỏo dũng tin t hot ng kinh doanh ca cỏc cụng ty phi ti chớnh niờm yt trờn th trng chng khoỏn Vit Nam l cụng trỡnh nghiờn cu c lp ca tụi Cỏc trớch dn, ti liu tham kho, cỏc s liu thng kờ c s dng Lun ỏn l trung thc, cú ngun gc rừ rng Tụi cam kt v chu trỏch nhim v bn quyn hp phỏp i vi cụng trỡnh ny H Ni, ngy 14thỏng 12 nm 2015 Tỏc gi lun ỏn Nguyn Thanh Hiu ii LI C M N Lun ỏn ny c hon thnh l kt qu ca nhng n lc nghiờn cu bn b, nghiờm tỳc ca tỏc gi sau bn nm hc tp, nghiờn cu cựng vi s giỳp c v vt cht v tinh thn, nhng li ng viờn vụ cựng ỏng quý ca gia ỡnh, bn bố, c quan Trc ht, tỏc gi xin chõn thnh cm n cỏc thy, cụ Vin K toỏn Kim toỏn trng i hc Kinh t Quc dõn, nhng ng nghip ó luụn nhit tỡnh cung cp cho tụi ti liu chuyờn mụn b ớch cng nh cỏc ý kin vụ cựng ỏng quý tụi hon thnh lun ỏn ny c bit, tụi vụ cựng bit n thy giỏo hng dn PGS.TS Nguyn Hu nh, thy ó giỳp tụi cú nh hng nghiờn cu rừ rng v t khoa hc vng vng sut thi gian thc hin lun ỏn ny Tỏc gi cng xin chõn thnh cm n cỏc chuyờn viờn ca Cụng ty Stoxplus v cỏc cỏn b ti y ban Chng khoỏn Nh nc ó cung cp cho tụi b s liu rt quan trng tụi hon thnh lun ỏn ny Nhõn dp ny, tỏc gi cng xin gi li cỏm n ti cỏc cỏn b Vin o to Sau i hc, Trng i hc Kinh t Quc Dõn ó luụn tn tỡnh h tr cho cỏc nghiờn cu sinh Khúa 33 chỳng tụi sut thi gian hc v lm lun ỏn H Ni, ngy 14 thỏng 12 nm 2015 Tỏc gi lun ỏn Nguyn Thanh Hiu iii MC LC LI CAM OAN i LI CM N ii MC LC iii DANH MC CC CH VIT TT vi DANH MC BNG BIU DANH MC S x vii CHNG 1: GII THIU TI NGHIấN CU 1.1 Lý la chn ti 1.2 Mc tiờu nghiờn cu 1.3 Cõu hi nghiờn cu 1.4 Gi thuyt khoa hc 1.5 i tng v phm vi nghiờn cu 1.6 Khung nghiờn cu 1.7 K t cu Lun ỏn CHNG 2: C S L LUN V TNG QUAN NGHIấN CU V DềNG TIN V D BO DềNG TIN TI CC CễNG T Y NIấM Y T TRấN TH TRNG CHNG KHON 10 2.1 C s lớ lun v dũng tin v d bỏo dũng tintrong cỏc cụng ty niờm yt trờn th trng chng khoỏn 10 2.1.1 c im thụng tin k toỏn theo c s dn tớch v k toỏn theo c s tin 10 2.1.2 Mi quan h dũng tin vi tỡnh hỡnh ti chớnh ca cỏc cụng ty niờm yt trờn th trng chng khoỏn 14 2.1.3 Phng phỏp o lng giỏ tr dũng tin t hot ng kinh doanh ca cỏc cụng ty niờm yt trờn th trng chng khoỏn 16 2.1.4 Cụng tỏc d bỏo dũng tin t hot ng kinh doanh ti cỏc cụng ty niờm yt trờn th trng chng khoỏn 21 2.2 Tng quan cỏc nghiờn cu d bỏo dũng tin t hot ng kinh doanh ca cỏc cụng ty niờm yt trờn th trng chng khoỏn 31 iv 2.3 Mt s nhn xột v cỏc nghiờn cu d bỏo dũng tin t hot ng kinh doanh ca cỏc cụng ty niờm yt trờn th trng chng khoỏn 43 2.4 Khong trng nghiờn cu 45 CHNG 3: XY DNG GI THUYT KHOA HC V PHNG PHP NGHIấN CU 48 3.1 Xõy dng gi thuyt khoa hc 48 3.2 Phng phỏp nghiờn cu 55 3.2.1 D liu nghiờn cu 55 3.2.2 Mụ hỡnh d bỏo dũng tin v phng phỏp c lng 59 K t lun chng 67 CHNG 4: K T QU THC NGHIM V D BO DềNG TIN T HOT NG KINH DOANH CA CC CễNG T Y PHI TI CHNH NIấM Y T TRấN TH TRNG CHNG KHON VIT NAM 68 4.1 c im th trng chng khoỏn Vit nam v cỏc cụng ty phi ti chớnh niờm yt trờn th trng chng khoỏn Vit Nam 68 4.2 Thng kờ mụ t d liu 73 4.3 Phõn tớch tng quan 74 4.4 K t qu thc nghim d bỏo dũng tin t hot ng kinh doanh ca cỏc cụng ty phi ti chớnh niờm yt trờn S Giao dch Chng khoỏn Thnh ph H Chớ Minh 76 4.4.1 Kt qu hi quy mụ hỡnh d bỏo dũng tin t hot ng kinh doanh trờn c s li nhun (mụ hỡnh li nhun) 77 4.4.2 Kt qu hi quy mụ hỡnh d bỏo dũng tin t hot ng kinh doanh trờn c s dũng tin quỏ kh (mụ hỡnh dũng tin) 82 4.4.3 Kt qu hi quy mụ hỡnh d bỏo dũng tin t hot ng kinh doanh trờn c s dũng tin kt hp vi cỏc thnh phn thụng tin k toỏn dn tớch gp chung (mụ hỡnh cỏc thnh phn dn tớch gp chung) 89 4.4.4 Kt qu hi quy mụ hỡnh d bỏo dũng tin t hot ng kinh doanh trờn c s dũng tin kt hp vi cỏc thnh phn thụng tin k toỏn dn tớch c th (mụ hỡnh cỏc thnh phn dn tớch c th) 96 v 4.4.5 Kt qu hi quy mụ hỡnh d bỏo dũng tin t hot ng kinh doanh trờn c s cỏc t sut dũng tin (mụ hỡnh t sut dũng tin) 105 K t lun chng 113 CHNG 5: THO LUN K T QU NGHIấN CU, CC KHUYN NGH V K T LUN 5.1 Tho lun kt qu nghiờn cu cỏc mụ hỡnh d bỏo dũng tin 5.1.1 Tho lun v cỏc gi thuyt nghiờn cu 117 5.1.2 ỏnh giỏ kh nng d bỏo ca cỏc mụ hỡnh d bỏo dũng tin 130 114 114 5.1.3 Thit lp phng trỡnh d bỏo 135 5.2 Mt s khuyn ngh 138 5.2.1 Khuyn ngh vi B Ti Chớnh 138 5.2.2 Khuyn ngh vi doanh nghip 142 5.2.3 Khuyn ngh vi nh u t 144 5.3 úng gúp ca lun ỏn 145 5.3.1 úng gúp v mt lý lun 145 5.3.2 úng gúp v mt thc tin 147 5.4 Nhng hn ch ca lun ỏn 147 5.5 Mt s gi ý nghiờn cu tng lai 148 K T LUN DANH MC CC CễNG TRèNH NGHIấN CUCA TC GI DANH MC TI L I U THAM KHO TT PH LC Ch vit tt í ngha CTCK Cụng ty chng khoỏn DNNN Doanh nghip Nh Nc HKD Hot ng kinh doanh HOSE S Giao dch Chng Khoỏn Thnh ph H Chớ Minh HNX S Giao dch Chng Khoỏn H Ni FEM Mụ hỡnh hi quy nhõn t nh hng c nh OLS Hi quy bỡnh phng nh nht thụng thng 149 SGDCKTP.HCM S Giao dch Chng khoỏn Thnh ph H Chớ Minh SGDCK HN S Giao dch Chng khoỏn H Ni 10 TTCK Th trng chng khoỏn 11 TSC Ti sn c nh 12 REM Mụ hỡnh hi quy nhõn t nh hng ngu nhiờn 13 ROA Return on Assets Sc sinh li ca ti sn 14 ROE Return on Equity Sc sinh li ca ch s hu 15 ROS Return on Sales Sc sinh li ca doanh thu vi DANH MC CC CH VIT TT vii DANH MC BNG BIU Bng 4.1: Thng kờ mụ t d liu cỏc cụng ty phi ti chớnh niờm yt trờn HOSE 73 Bng 4.2a: Ma trn tng quan gia cỏc bin (mụ hỡnh li nhun) 75 Bng 4.2b: Ma trn tng quan gia cỏc bin (mụ hỡnh dũng tin) 75 Bng 4.2c: Ma trn tng quan gia cỏc bin (mụ hỡnh dũng tin kt hp vi cỏc thnh phn thụng tin dn tớch cú li nhun) 76 Bng 4.3a: Kt qu hi quy OLS mụ hỡnh li nhun (thụng tin chung) 77 DPRMT_1 0.025222 5.630280 5.236414 FE model Dependent Variable: CFOT Method: Panel Least Squares Date: 05/14/15 Time: 16:09 Cross-sections included Total panel (unbalanced) observations: 852 Variable C CFOT_1 APT_1 ART_1 INVT_1 OTHT_1 DPRMT_1 Coefficient Std Error t-Statistic Prob -4.93E+10 0.063680 -0.724623 0.877728 0.969675 -0.449346 2.492599 2.24E+10 0.076432 0.080331 0.087506 0.095773 0.453372 0.324392 -2.205138 0.833161 -9.020449 10.03047 10.12475 -0.991119 7.683912 0.0279 0.4051 0.0000 0.0000 0.0000 0.3221 0.0000 Effects Specification Cross-section fixed (dummy variables) Period fixed (dummy variables) R-squared 0.924163 Mean dependent var1.43E+11 Adjusted R-squared 0.883925 S.D dependent var 9.24E+11 S.E of regression 3.15E+11 Akaike info criterion 56.05694 Sum squared resid 5.51E+25 Schwarz criterion 57.70633 Log likelihood -23584.26 Hannan-Quinn criter 56.68867 F-statistic 22.96770 Durbin-Watson stat 2.484538 Prob(F-statistic) 0.000000 RE model Dependent Variable: CFOT Method: Panel EGLS (Cross-section random effects) Date: 05/14/15 Time: 16:10 Total panel observations: 852 Swamy and Arora estimator of component variances Variable C CFOT_1 APT_1 ART_1 INVT_1 OTHT_1 DPRMT_1 Coefficient Std Error t-Statistic Prob -9.75E+10 0.712301 -0.828668 1.099319 1.296087 -0.288071 1.696612 1.17E+10 0.036428 0.051625 0.053253 0.054708 0.350999 0.137449 -8.333068 19.55342 -16.05179 20.64336 23.69091 -0.820717 12.34353 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.4120 0.0000 S.D Rho Effects Specification Cross-section random 0.000000 0.0000 Idiosyncratic random 3.19E+11 1.0000 Weighted Statistics R-squared 0.842022 Mean dependent var1.43E+11 Adjusted R-squared 0.840900 S.D dependent var 9.24E+11 S.E of regression 3.69E+11 Sum squared resid 1.15E+26 F-statistic 750.6410 Durbin-Watson stat 1.873498 Prob(F-statistic) 0.000000 Unweighted Statistics R-squared Sum squared resid 0.842022 Mean dependent var1.43E+11 1.15E+26 Durbin-Watson stat 1.873498 Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: Untitled Test cross-section random effects Chi-Sq Statistic Test Summary Cross-section random 422.549514 Chi-Sq d.f Prob 0.0000 Phng trỡnh 4.4.2: Phng trỡnh hi quy a bin, cỏc bin c lp cú tr nm: CFOt = e + e1 CFOt-1 + e2 CFOt-2 + e3 ARt-1 + e4 AR t-2 + e5AP t-1+ e6APt-2 e7INVt1 + e8INV t-2 + e9OTH t-1 + e10 OTHt-2 + e11DPRM t-1 + e12DPRM t-2 + (4.4.2) Variance Inflation Factors Date: 05/14/15 Time: 15:42 Included observations: 852 Variable C CFOT_1 CFOT_2 APT_1 APT_2 ART_1 ART_2 INVT_1 INVT_2 OTHT_1 OTHT_2 DPRMT_1 DPRMT_2 Coefficient Uncentered Centered Variance VIF VIF 1.41E+20 0.002302 0.003510 0.003503 0.004303 0.003273 0.004145 0.004347 0.005036 0.123191 0.148878 0.059962 0.071915 OLS Dependent Variable: CFOT 1.255948 10.93805 10.26058 5.635724 6.258543 1.970062 2.411122 4.832079 3.103997 2.851766 2.467093 19.04892 14.93990 NA 10.74781 10.08784 5.549415 6.148152 1.914352 2.315623 4.671037 2.934356 2.849286 2.429794 17.71635 13.83586 Method: Least Squares Date: 05/14/15 Time: 15:40 Included observations: 852 Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob C CFOT_1 CFOT_2 APT_1 APT_2 ART_1 ART_2 INVT_1 INVT_2 OTHT_1 OTHT_2 DPRMT_1 DPRMT_2 -5.35E+10 0.908081 -0.082574 -0.850910 0.563839 1.052486 -0.661669 1.100490 0.021000 -0.854811 0.703044 1.563895 -0.844021 1.19E+10 0.047980 0.059242 0.059187 0.065595 0.057212 0.064381 0.065929 0.070963 0.350986 0.385847 0.244872 0.268170 -4.512337 18.92608 -1.393844 -14.37663 8.595699 18.39626 -10.27744 16.69212 0.295932 -2.435460 1.822082 6.386575 -3.147334 0.0000 0.0000 0.1637 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.7674 0.0151 0.0688 0.0000 0.0017 R-squared 0.889781 Mean dependent var1.43E+11 Adjusted R-squared 0.888205 S.D dependent var 9.24E+11 S.E of regression 3.09E+11 Akaike info criterion 55.76649 Sum squared resid 8.01E+25 Schwarz criterion 55.83893 Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) -23743.53 Hannan-Quinn criter 55.79424 564.4284 Durbin-Watson stat 1.896699 0.000000 Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey F-statistic 18.33721 Prob F(12,839) 0.0000 Obs*R-squared 177.0269 Prob Chi-Square(12) 0.0000 Scaled explained SS 1959.439 Prob Chi-Square(12) 0.0000 FE model Dependent Variable: CFOT Method: Panel Least Squares Date: 05/14/15 Time: 16:12 Total panel observations: 852 Variable C CFOT_1 CFOT_2 APT_1 APT_2 ART_1 ART_2 INVT_1 INVT_2 OTHT_1 OTHT_2 DPRMT_1 DPRMT_2 Coefficient Std Error t-Statistic Prob -4.47E+10 0.067608 -0.278544 -0.763389 0.079242 0.751735 -0.190873 0.856248 0.581657 -0.926885 0.440919 1.552724 1.097229 2.12E+10 0.070304 0.067471 0.071007 0.073885 0.081411 0.071809 0.081364 0.083587 0.404772 0.399983 0.351964 0.309862 -2.107755 0.961641 -4.128326 -10.75089 1.072508 9.233842 -2.658072 10.52365 6.958729 -2.289896 1.102345 4.411601 3.541027 0.0355 0.3367 0.0000 0.0000 0.2840 0.0000 0.0081 0.0000 0.0000 0.0224 0.2708 0.0000 0.0004 Effects Specification Cross-section fixed (dummy variables) Period fixed (dummy variables) R-squared 0.949748 Mean dependent var1.43E+11 Adjusted R-squared 0.922246 S.D dependent var 9.24E+11 S.E of regression 2.58E+11 Akaike info criterion 55.65948 Sum squared resid 3.65E+25 Schwarz criterion 57.34231 Log likelihood -23408.94 Hannan-Quinn criter 56.30402 F-statistic 34.53429 Durbin-Watson stat 2.548625 Prob(F-statistic) 0.000000 RE model Dependent Variable: CFOT Method: Panel EGLS (Cross-section random effects) Date: 05/14/15 Time: 16:14 Total panel observations: 852 Swamy and Arora estimator of component variances Variable C CFOT_1 CFOT_2 APT_1 APT_2 ART_1 ART_2 INVT_1 INVT_2 OTHT_1 OTHT_2 DPRMT_1 DPRMT_2 Coefficient Std Error t-Statistic Prob -5.35E+10 0.908081 -0.082574 -0.850910 0.563839 1.052486 -0.661669 1.100490 0.021000 -0.854811 0.703044 1.563895 -0.844021 9.96E+09 0.040284 0.049739 0.049693 0.055073 0.048035 0.054053 0.055353 0.059580 0.294684 0.323953 0.205592 0.225153 Effects Specification Cross-section random Idiosyncratic random -5.374460 22.54208 -1.660151 -17.12341 10.23799 21.91103 -12.24104 19.88130 0.352472 -2.900777 2.170207 7.606789 -3.748661 0.0000 0.0000 0.0973 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.7246 0.0038 0.0303 0.0000 0.0002 S.D Rho 0.000000 0.0000 2.59E+11 1.0000 Weighted Statistics R-squared 0.889781 Mean dependent var1.43E+11 Adjusted R-squared 0.888205 S.D dependent var 9.24E+11 S.E of regression 3.09E+11 Sum squared resid 8.01E+25 F-statistic 564.4284 Durbin-Watson stat 2.338839 Prob(F-statistic) 0.000000 Unweighted Statistics R-squared Sum squared resid 0.889781 Mean dependent var1.43E+11 8.01E+25 Durbin-Watson stat 2.338839 Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: Untitled Test cross-section random effects Chi-Sq Statistic Test Summary Cross-section random Chi-Sq d.f 482.296112 12 Prob 0.0000 Phng trỡnh 4.4.3: Phng trỡnh hi quy a bin , cỏc bin c lp cú tr nm: CFOt = e + e1CFOt-1 + e2CFOt-2 + e3 CFO t-3 + e4AR t-1 + e5 ARt-2 +e6 AR t-3 + e7AP t-1 + e8AP t-2 + e9AP t-3 + e10INV t-1 + e11INV t-2 + e12INVt-3 + e13 D PRM t-1 + e14DPRM t-2 + e15DPRM t-3 +e16OTH t-1 + e17 OTH t-2 + e18 OTH t-3 + (4.4.3) OLS Dependent Variable: CFOT Method: Least Squares Date: 05/14/15 Time: 15:44 Included observations: 852 Variable C CFOT_1 CFOT_2 CFOT_3 APT_1 APT_2 APT_3 ART_1 ART_2 ART_3 INVT_1 INVT_2 INVT_3 OTHT_1 OTHT_2 OTHT_3 DPRMT_1 DPRMT_2 DPRMT_3 Coefficient Std Error t-Statistic Prob -4.39E+10 0.871604 -0.099445 0.103478 -0.817295 0.568577 0.209328 1.004103 -0.684025 -0.147268 1.061079 0.054115 -0.177002 -0.439499 0.782735 -0.100766 1.288030 0.000928 -0.700472 1.18E+10 0.048648 0.065420 0.058271 0.059351 0.073471 0.079655 0.057505 0.067800 0.082730 0.066781 0.075740 0.078801 0.364771 0.391198 0.378634 0.265748 0.377872 0.252190 -3.711633 17.91642 -1.520113 1.775802 -13.77056 7.738788 2.627922 17.46121 -10.08887 -1.780102 15.88902 0.714492 -2.246200 -1.204862 2.000868 -0.266130 4.846815 0.002456 -2.777562 0.0002 0.0000 0.1289 0.0761 0.0000 0.0000 0.0087 0.0000 0.0000 0.0754 0.0000 0.4751 0.0250 0.2286 0.0457 0.7902 0.0000 0.9980 0.0056 R-squared 0.894653 Mean dependent var1.43E+11 Adjusted R-squared 0.892376 S.D dependent var 9.24E+11 S.E of regression 3.03E+11 Akaike info criterion 55.73537 Sum squared resid 7.66E+25 Schwarz criterion 55.84124 Log likelihood -23724.27 Hannan-Quinn criter 55.77592 F-statistic 393.0108 Durbin-Watson stat 1.891764 Prob(F-statistic) 0.000000 Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey F-statistic Obs*R-squared 12.07426 Prob F(18,833) 0.0000 176.2966 Prob Chi-Square(18) 0.0000 Scaled explained SS 1996.319 Prob Chi-Square(18) 0.0000 Variance Inflation Factors Date: 05/14/15 Time: 15:44 Included observations: 852 Variable C CFOT_1 CFOT_2 CFOT_3 APT_1 APT_2 APT_3 ART_1 ART_2 ART_3 INVT_1 INVT_2 INVT_3 OTHT_1 OTHT_2 OTHT_3 DPRMT_1 DPRMT_2 DPRMT_3 Coefficient Uncentered Centered Variance VIF VIF 1.40E+20 0.002367 0.004280 0.003396 0.003523 0.005398 0.006345 0.003307 0.004597 0.006844 0.004460 0.005737 0.006210 0.133058 0.153036 0.143364 0.070622 0.142787 0.063600 1.293576 11.68056 12.99725 5.397289 5.886628 8.155923 3.827445 2.067425 2.777677 3.752370 5.149929 3.672955 1.845068 3.199567 2.634295 1.994904 23.30484 30.81283 8.341688 NA 11.47740 12.77842 5.277131 5.796477 8.012064 3.760920 2.008961 2.667660 3.604495 4.978294 3.472219 1.739079 3.196785 2.594468 1.965399 21.67455 28.53582 7.662912 FE model Dependent Variable: CFOT Method: Panel Least Squares Date: 05/14/15 Time: 16:26 Total panel (unbalanced) observations: 852 Variable C CFOT_1 CFOT_2 CFOT_3 APT_1 APT_2 APT_3 ART_1 ART_2 ART_3 INVT_1 INVT_2 INVT_3 OTHT_1 OTHT_2 OTHT_3 DPRMT_1 DPRMT_2 Coefficient Std Error t-Statistic Prob -6.81E+10 -0.105004 -0.206533 -0.106958 -0.706308 -0.113543 0.018948 0.803101 0.095524 0.244711 0.871865 0.889791 0.474898 -1.148572 0.353376 -0.325860 0.321975 0.780995 2.17E+10 0.070248 0.066206 0.068025 0.074042 0.080457 0.099668 0.081269 0.088453 0.113297 0.080080 0.093510 0.098773 0.439737 0.432222 0.445226 0.373414 0.331715 -3.141851 -1.494747 -3.119572 -1.572341 -9.539252 -1.411239 0.190114 9.882045 1.079939 2.159910 10.88737 9.515413 4.807960 -2.611950 0.817580 -0.731898 0.862247 2.354417 0.0018 0.1356 0.0019 0.1165 0.0000 0.1587 0.8493 0.0000 0.2806 0.0312 0.0000 0.0000 0.0000 0.0093 0.4140 0.4645 0.3889 0.0189 DPRMT_3 1.647527 0.409399 4.024261 0.0001 Effects Specification Cross-section fixed (dummy variables) Period fixed (dummy variables) R-squared 0.955655 Mean dependent var1.43E+11 Adjusted R-squared 0.930630 S.D dependent var 9.24E+11 S.E of regression 2.43E+11 Akaike info criterion 55.54851 Sum squared resid 3.22E+25 Schwarz criterion 57.26478 Log likelihood -23355.67 Hannan-Quinn criter 56.20586 F-statistic 38.18724 Durbin-Watson stat 2.501873 Prob(F-statistic) 0.000000 RE model Dependent Variable: CFOT Method: Panel EGLS (Cross-section random effects) Date: 05/14/15 Time: 16:27 Variable C CFOT_1 CFOT_2 CFOT_3 APT_1 APT_2 APT_3 ART_1 ART_2 ART_3 INVT_1 INVT_2 INVT_3 OTHT_1 OTHT_2 OTHT_3 DPRMT_1 DPRMT_2 DPRMT_3 Coefficient Std Error t-Statistic Prob -4.39E+10 0.871604 -0.099445 0.103478 -0.817295 0.568577 0.209328 1.004103 -0.684025 -0.147268 1.061079 0.054115 -0.177002 -0.439499 0.782735 -0.100766 1.288030 0.000928 -0.700472 9.52E+09 0.039197 0.052710 0.046950 0.047821 0.059198 0.064180 0.046333 0.054628 0.066658 0.053807 0.061025 0.063492 0.293905 0.315198 0.305075 0.214120 0.304461 0.203196 Effects Specification Cross-section random Idiosyncratic random -4.606569 22.23636 -1.886638 2.203978 -17.09087 9.604738 3.261558 21.67140 -12.52146 -2.209315 19.72013 0.886768 -2.787796 -1.495375 2.483311 -0.330299 6.015463 0.003049 -3.447278 0.0000 0.0000 0.0596 0.0278 0.0000 0.0000 0.0012 0.0000 0.0000 0.0274 0.0000 0.3755 0.0054 0.1352 0.0132 0.7413 0.0000 0.9976 0.0006 S.D Rho 0.000000 0.0000 2.44E+11 1.0000 Weighted Statistics R-squared 0.894653 Mean dependent var1.43E+11 Adjusted R-squared 0.892376 S.D dependent var 9.24E+11 S.E of regression 3.03E+11 Sum squared resid 7.66E+25 F-statistic 393.0108 Durbin-Watson stat 2.257899 Prob(F-statistic) 0.000000 Unweighted Statistics R-squared Sum squared resid 0.894653 Mean dependent var1.43E+11 7.66E+25 Durbin-Watson stat 2.257899 Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: Untitled Test cross-section random effects Chi-Sq Statistic Test Summary Cross-section random 572.424243 Chi-Sq d.f 18 Prob 0.0000 PH LC 05: K T QU HI QUY Mễ HèNH T SUT DềNG TIN Phngtrỡnh 5.5.1 (tr nm) Variance Inflation Factors Date: 06/01/15 Time: 20:21 Included observations: 852 Variable C X1T_1 X2T_1 X3T_1 X4T_1 X5T_1 X6T_1 X7T_1 X8T_1 X9T_1 Coefficient Uncentered Centered Variance VIF VIF 1.26E-05 5.34E-07 1.86E-09 5.73E-07 1.22E-07 6.48E-09 8.01E-07 3.72E-06 1.66E-08 0.000508 1.068085 1.031725 1.956319 1.883886 6.314347 11.47228 11.64819 1.051171 1.052787 1.130091 NA 1.026577 1.950217 1.875595 6.309604 11.44988 11.62068 1.048996 1.052782 1.077122 OLS model Dependent Variable: CFOT Method: Least Squares Date: 06/01/15 Time: 20:20 Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob C X1T_1 X2T_1 X3T_1 X4T_1 X5T_1 X6T_1 X7T_1 X8T_1 X9T_1 -0.004541 -3.62E-05 -1.48E-05 -0.000303 0.000428 -7.31E-05 0.001391 0.002063 8.97E-05 0.053305 0.003547 0.000731 4.32E-05 0.000757 0.000350 8.05E-05 0.000895 0.001929 0.000129 0.022543 R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid 0.016549 0.004637 0.094185 6.590973 Mean dependent var -0.002492 S.D dependent var 0.094404 Akaike info criterion -1.873927 Schwarz criterion -1.812518 -1.280195 -0.049485 -0.342702 -0.400885 1.224961 -0.908301 1.553732 1.069150 0.695125 2.364638 0.2009 0.9605 0.7319 0.6886 0.2210 0.3640 0.1207 0.2853 0.4872 0.0183 Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 715.5334 Hannan-Quinn criter -1.850269 1.389241 Durbin-Watson stat 1.738913 0.188734 Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey F-statistic 0.090361 Prob F(9,743) Obs*R-squared 0.823293 Prob Chi-Square(9) Scaled explained SS 25.16922 Prob Chi-Square(9) 0.9998 0.9997 0.0028 FE model Dependent Variable: CFOT Method: Panel Least Squares Date: 06/01/15 Time: 20:11 Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob C X1T_1 X2T_1 X3T_1 X4T_1 X5T_1 X6T_1 X7T_1 X8T_1 X9T_1 -0.001426 0.000343 -1.58E-05 -0.000389 0.000601 -0.000150 0.002356 -0.000567 -7.20E-05 -0.039756 0.002956 0.001168 4.40E-05 0.000757 0.000362 8.28E-05 0.000926 0.001972 0.000142 0.021838 -0.482259 0.293958 -0.358625 -0.513695 1.663037 -1.813088 2.543935 -0.287503 -0.508657 -1.820469 0.6298 0.7689 0.7200 0.6077 0.0970 0.0705 0.0113 0.7739 0.6112 0.0693 Effects Specification Cross-section fixed (dummy variables) Period fixed (dummy variables) R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.581497 0.333233 0.077086 2.804759 1037.209 2.342248 0.000000 Mean dependent var -0.002492 S.D dependent var 0.094404 Akaike info criterion -2.008523 Schwarz criterion -0.282942 Hannan-Quinn criter -1.343743 Durbin-Watson stat 2.500248 RE model Dependent Variable: CFOT Method: Panel EGLS (Cross-section random effects) Date: 06/01/15 Time: 20:12 Total panel (unbalanced) observations: 852 Swamy and Arora estimator of component variances Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob C X1T_1 X2T_1 X3T_1 X4T_1 X5T_1 X6T_1 X7T_1 -0.003235 -1.24E-05 -1.29E-05 -0.000325 0.000507 -0.000101 0.001788 0.001002 0.004158 0.000680 3.92E-05 0.000678 0.000319 7.29E-05 0.000812 0.001755 -0.778039 -0.018191 -0.330351 -0.478755 1.588558 -1.392561 2.202236 0.570974 0.4368 0.9855 0.7412 0.6323 0.1126 0.1642 0.0280 0.5682 X8T_1 X9T_1 3.22E-05 0.000119 0.270058 0.7872 0.013098 0.019859 0.659560 0.5097 Effects Specification S.D Cross-section random Idiosyncratic random Rho 0.047835 0.2771 0.077263 0.7229 Weighted Statistics R-squared 0.009095 Mean dependent var -0.001714 Adjusted R-squared -0.002908 S.D dependent var 0.078872 S.E of regression 0.078987 Sum squared resid 4.635549 F-statistic 0.757740 Durbin-Watson stat 2.265336 Prob(F-statistic) 0.655805 Unweighted Statistics R-squared Sum squared resid 0.009783 Mean dependent var -0.002492 6.636322 Durbin-Watson stat 1.582364 Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: Untitled Test cross-section random effects Chi-Sq Statistic Test Summary Cross-section random 49.672538 Chi-Sq d.f Phngtrỡnh 4.5.2 (tr nm) Variance Inflation Factors Date: 06/01/15 Time: 20:22 Variable C X1T_1 X2T_1 X3T_1 X4T_1 X5T_1 X6T_1 X7T_1 X8T_1 X9T_1 X1T_2 X2T_2 X3T_2 X4T_2 X5T_2 X6T_2 X7T_2 X8T_2 X9T_2 Coefficient Uncentered Centered Variance VIF VIF 1.34E-05 1.63E-06 3.41E-09 1.58E-06 1.47E-07 7.10E-09 2.60E-06 4.70E-06 3.06E-08 0.000542 2.16E-06 2.35E-09 7.81E-07 4.29E-07 1.28E-08 1.34E-06 8.44E-06 6.31E-08 0.000640 1.093829 1.098508 2.925741 2.112056 1.567429 2.923204 3.067228 1.338665 1.159190 1.187655 1.105055 2.954314 2.867728 19.21919 20.48768 18.60896 1.485113 1.365729 1.199456 NA 1.093901 2.920760 2.099664 1.567407 2.921645 3.062307 1.335399 1.157723 1.136799 1.104461 2.935416 2.844440 19.19113 20.43789 18.56288 1.476364 1.365184 1.185506 0.0000 Prob OLS model Dependent Variable: CFOT Method: Least Squares Date: 06/01/15 Time: 20:21 Included observations: 852 Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob C X1T_1 X2T_1 X3T_1 X4T_1 X5T_1 X6T_1 X7T_1 X8T_1 X9T_1 X1T_2 X2T_2 X3T_2 X4T_2 X5T_2 X6T_2 X7T_2 X8T_2 X9T_2 -0.005139 0.000413 -3.84E-05 0.000213 0.001206 -0.000162 0.003652 0.001896 2.90E-05 0.056876 3.36E-05 2.11E-05 -0.000450 -0.003552 2.12E-05 -0.006307 0.000257 5.05E-05 0.061242 0.003658 0.001275 5.84E-05 0.001258 0.000384 8.43E-05 0.001613 0.002168 0.000175 0.023283 0.001469 4.85E-05 0.000883 0.000655 0.000113 0.001157 0.002906 0.000251 0.025296 -1.404540 0.323990 -0.657214 0.169641 3.140127 -1.925468 2.264298 0.874817 0.165597 2.442848 0.022867 0.436237 -0.509624 -5.423725 0.187109 -5.451233 0.088586 0.200975 2.420989 R-squared 0.081160 Mean dependent var Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.057499 0.093733 6.141268 690.5585 3.430114 0.000002 0.1606 0.7460 0.5113 0.8653 0.0018 0.0546 0.0239 0.3820 0.8685 0.0148 0.9818 0.6628 0.6105 0.0000 0.8516 0.0000 0.9294 0.8408 0.0157 -0.002802 S.D dependent var 0.096549 Akaike info criterion -1.870637 Schwarz criterion -1.749532 Hannan-Quinn criter -1.823878 Durbin-Watson stat 1.588680 Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey F-statistic 1.940924 Prob F(18,699) 0.0110 Obs*R-squared 34.17803 Prob Chi-Square(18) 0.0120 Scaled explained SS 816.7595 Prob Chi-Square(18) 0.0000 FE model Dependent Variable: CFOT Method: Panel Least Squares Date: 06/01/15 Time: 20:14 Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob C X1T_1 X2T_1 X3T_1 X4T_1 X5T_1 X6T_1 X7T_1 X8T_1 X9T_1 -0.002177 0.000225 -9.80E-05 0.000180 0.001132 -0.000414 0.005206 -0.000538 -2.30E-05 -0.055162 0.002960 0.001177 4.82E-05 0.001019 0.000336 9.19E-05 0.001441 0.001862 0.000160 0.021865 -0.735435 0.191109 -2.030584 0.176653 3.373981 -4.506424 3.611733 -0.289039 -0.143273 -2.522853 0.4625 0.8485 0.0429 0.8599 0.0008 0.0000 0.0003 0.7727 0.8861 0.0120 X1T_2 X2T_2 X3T_2 X4T_2 X5T_2 X6T_2 X7T_2 X8T_2 X9T_2 0.000223 5.97E-05 0.001788 -0.008647 -0.000131 -0.005951 -0.001585 -0.000340 -0.053952 0.001555 5.36E-05 0.001338 0.000752 0.000115 0.002869 0.003372 0.000296 0.025954 0.143416 1.112614 1.336823 -11.49227 -1.135668 -2.074271 -0.470002 -1.149404 -2.078752 0.8860 0.2665 0.1820 0.0000 0.2567 0.0386 0.6386 0.2510 0.0382 Effects Specification Cross-section fixed (dummy variables) Period fixed (dummy variables) R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.705858 0.518494 0.066996 1.965961 1099.478 3.767306 0.000000 Mean dependent var -0.002802 S.D dependent var 0.096549 Akaike info criterion -2.282667 Schwarz criterion -0.497971 Hannan-Quinn criter -1.593588 Durbin-Watson stat 2.129597 RE model Dependent Variable: CFOT Method: Panel EGLS (Cross-section random effects) Date: 06/01/15 Time: 20:15 Total panel observations: 852 Swamy and Arora estimator of component variances Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob C X1T_1 X2T_1 X3T_1 X4T_1 X5T_1 X6T_1 X7T_1 X8T_1 X9T_1 X1T_2 X2T_2 X3T_2 X4T_2 X5T_2 X6T_2 X7T_2 X8T_2 X9T_2 -0.002516 0.000433 -4.59E-05 0.000278 0.001297 -0.000225 0.004107 0.000485 -7.89E-06 0.006954 -6.19E-05 2.55E-05 -0.000607 -0.005545 -6.33E-08 -0.009538 0.000349 -0.000128 0.015677 0.004509 0.001041 4.46E-05 0.000957 0.000310 7.10E-05 0.001302 0.001741 0.000142 0.018821 0.001304 4.34E-05 0.000784 0.000597 9.72E-05 0.001050 0.002713 0.000233 0.021652 -0.558003 0.415880 -1.028213 0.290005 4.186862 -3.163667 3.154181 0.278717 -0.055414 0.369484 -0.047456 0.589125 -0.775099 -9.284136 -0.000651 -9.083668 0.128711 -0.549340 0.724056 0.5770 0.6776 0.3042 0.7719 0.0000 0.0016 0.0017 0.7805 0.9558 0.7119 0.9622 0.5560 0.4385 0.0000 0.9995 0.0000 0.8976 0.5829 0.4693 S.D Rho Effects Specification Cross-section random Idiosyncratic random 0.057161 0.4195 0.067239 0.5805 Weighted Statistics R-squared 0.138429 Mean dependent var -0.001619 Adjusted R-squared S.E of regression F-statistic Prob(F-statistic) 0.116242 S.D dependent var 0.075483 0.070960 Sum squared resid 3.519645 6.239357 Durbin-Watson stat 2.035124 0.000000 Unweighted Statistics R-squared Sum squared resid 0.047992 Mean dependent var -0.002802 6.362956 Durbin-Watson stat 1.125721 Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: Untitled Test cross-section random effects Chi-Sq Statistic Chi-Sq d.f Test Summary Cross-section random 100.771126 18 Prob 0.0000 Ch y stepwise v i tr nm Dependent Variable: CFOT Method: Stepwise Regression Date: 06/01/15 Time: 20:18 Included observations: 852 No always included regressors Number of search regressors: Selection method: Stepwise forwards Stopping criterion: p-value forwards/backwards = 0.5/0.5 Note: final equation sample is larger than stepwise sample (rejected regressors contain missing values) Variable X9T_1 X7T_1 X8T_1 R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood Durbin-Watson stat Coefficient Std Error t-Statistic Prob.* 0.044512 0.020102 2.214336 0.0271 0.002188 0.001824 1.199343 0.2307 9.46E-05 0.000123 0.770661 0.4411 0.010202 0.007806 0.090087 6.703602 820.5849 1.743085 Mean dependent var -0.002550 S.D dependent var 0.090441 Akaike info criterion -1.972460 Schwarz criterion -1.955379 Hannan-Quinn criter -1.965910 Selection Summary Added X9T_1 Added X7T_1 Added X8T_1 *Note: p-values and subsequent tests not account for stepwise selection Ch y stepwise v i tr nm Dependent Variable: CFOT Method: Stepwise Regression Date: 06/01/15 Time: 20:17 Included observations: 852 No always included regressors Number of search regressors: 18 Selection method: Stepwise forwards Stopping criterion: p-value forwards/backwards = 0.5/0.5 Note: final equation sample is larger than stepwise sample (rejected regressors contain missing values) Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob.* X9T_2 X9T_1 X4T_2 X6T_2 X4T_1 X6T_1 X5T_1 X7T_1 0.059124 0.050371 -0.003586 -0.006108 0.001174 0.003782 -0.000139 0.002128 0.023008 0.021456 0.000553 0.000986 0.000379 0.001406 7.40E-05 0.001886 R-squared Adjusted R-squared S.E of regression Sum squared resid Log likelihood Durbin-Watson stat 0.077777 0.068736 0.092985 6.173375 694.5288 1.579891 Mean dependent var -0.002593 S.D dependent var 0.096355 Akaike info criterion -1.901742 Schwarz criterion -1.850971 Hannan-Quinn criter -1.882144 2.569681 2.347657 -6.489955 -6.192792 3.094078 2.690500 -1.881405 1.128211 0.0104 0.0192 0.0000 0.0000 0.0021 0.0073 0.0603 0.2596 Selection Summary Added X9T_2 Added X9T_1 Added X4T_2 Added X6T_2 Added X4T_1 Added X6T_1 Added X5T_1 Added X7T_1 *Note: p-values and subsequent tests not account for stepwise selection

Ngày đăng: 07/07/2016, 12:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan