BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC ANH TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TP. HCM, Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC ANH TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN TP. HCM, Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tác giả. Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong đề tài là trung thực, chính xác và đáng tin cậy. Các nội dung trích dẫn đều được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc trong phần tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 09 năm 2016 Tác giả Nguyễn Quốc Anh MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 5 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8 2.1 RỦI RO TÍN DỤNG 8 2.1.1 Khái niệm 8 2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 9 2.2 HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10 2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại 10 2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh 15 2.3 TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 17 2.3.1 Rủi ro tín dụng tác động đến lợi nhuận và rủi ro của NHTM 17 2.3.2 Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến HQKD 18 2.3.3 Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô 18 2.4 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 19 2.4.1 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của NHTM 20 2.4.2 Tác động của RRTD đến hiệu quả kinh doanh của NHTM 30 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RRTD 39 3.2 MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTM 48 3.3 DỮ LIỆU 50 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52 4.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 52 4.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 57 4.2.1 Rủi ro tín dụng 57 4.2.2 Hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam 62 4.3 TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 63 4.3.1 Rủi ro tín dụng làm suy giảm lợi nhuận 63 4.3.2 Dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng làm suy giảm lợi nhuận 64 4.3.3 Tái cơ cấu ngân hàng nhằm hạn chế RRTD và cải thiện hiệu quả kinh doanh ................................................................................................................................ 65 4.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 68 4.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng 68 4.4.1.1 Thống kê mô tả 68 4.4.1.2 Phân tích hệ số tương quan 69 4.4.1.3 Kiểm định đa cộng tuyến 70 4.4.1.4 Phân tích kết quả hồi quy 74 4.4.2 Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của NHTM 77 4.4.2.1 Thống kê mô tả 77 4.4.2.2 Phân tích hệ số tương quan 79 4.4.2.3 Kiểm định đa cộng tuyến 79 4.4.2.4 Phân tích quả hồi quy 83 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP 89 5.1 KẾT LUẬN 89 5.2 GIẢI PHÁP TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA MÔ HÌNH 93 5.3 GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ 95 5.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 96 5.4.1 Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng 96 5.4.2 Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel 97 5.4.3. Kiểm soát quy trình tín dụng và nâng cao công tác thẩm định tín dụng 99 5.4.4 Giám sát, kiểm tra và khắc phục hậu quả rủi ro tín dụng 100 5.5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM 101 5.5.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động cấp tín dụng của NHTM 101 5.5.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động ngân hàng 101 5.5.3 Tăng quy mô ngân hàng 102 5.6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 103 5.7 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 104 5.7.1 Hạn chế 104 5.7.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 104 KẾT LUẬN 106 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á 2 AEG Advisor Expert Group Nhóm chuyên gia tư vấn của Liên Hợp Quốc 3 BCBS Basel Committee on Banking Supervision Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng 4 BCTC Báo cáo tài chính 5 FEM Fixed Effects Model Mô hình hiệu ứng cố định 6 FGLS Feasible Generalized Least Squares Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi 7 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 8 GDPGR Gross Domestic Product Growth Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 9 GMM Generalized Method of Moments Mô hình hồi quy moment tổng quát 10 HQKD Hiệu quả kinh doanh 11 IER Interest expense rate Tỷ lệ chi phí lãi 12 INFLA Inflation Lạm phát 13 IMF International Monetary Fund Tổ chức Tiền tệ Thế giới 14 LGR Loan Growth Rate Tăng trưởng tín dụng 15 LR Loan Rate Hệ số nợ 16 NHTM Ngân hàng thương mại 17 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 18 NHNN Ngân hàng Nhà nước 19 NII Noninterest income Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi 20 NPL Nonperforming loan Tỷ lệ nợ xấu 21 OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất 22 REM Random Effects Model Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên 23 ROE Return on equity Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu 24 ROA Return on asset Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản 25 RRTD Rủi ro tín dụng 26 SIZE Size Quy mô ngân hàng 27 TCTD Tổ chức tín dụng 28 TTS Tổng tài sản 29 VAMC Vietnam Asset Management Company Công ty Quản lý tài sản 30 VCSH Vốn chủ sở hữu DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 2.1: Tổng kết các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD 26 Bảng 2.2: Tổng kết các nghiên cứu về tác động của RRTD đến hiệu quả HĐKD của NHTM 33 Bảng 3.1: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình 1 47 Bảng 3.2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình 2 49 Bảng 4.1 Lợi nhuận trước thuế của NHTMCP Việt Nam 62 Bảng 4.2: Khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam 63 Bảng 4.3. Thống kê mô tả dữ liệu mô hình 1 68 Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 1 70 Bảng 4.5. Hệ số VIF 71 Bảng 4.6. Bảng tổng kết kết quả hồi quy mô hình 1 72 Bảng 4.7. Thống kê mô tả dữ liệu mô hình 2 77 Bảng 4.8. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 2 79 Bảng 4.9. Hệ số VIF mô hình 2 80 Bảng 4.10. Bảng tổng kết kết quả hồi quy mô hình 2 với ROE 81 Bảng 4.11. Bảng tổng kết kết quả hồi quy mô hình 2 với ROA 86 Bảng 5.1. Bảng tổng kết dấu kết quả hồi quy mô hình 1 90 Bảng 5.2. Bảng tổng kết dấu kết quả hồi quy mô hình 2 với ROE 92 Hình 5.1. Tổng hợp kết quả hồi quy từ hai mô hình 93 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Tăng trưởng GDP Việt Nam 52 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam 53 Biểu đồ 4.3: Lãi suất danh nghĩa Việt Nam 54 Biểu đồ 4.4: Tỷ giá VNDUSD 55 Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam 56 Biểu đồ 4.6: Dư nợ tín dụng trong tổng tài sản của các NHTMCP 57 Biểu đồ 4.7: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam 58 Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ nợ xấuTổng dư nợ của NHTM Việt Nam 60 Biểu đồ 4.9: RRTD và HQKD tại các NHTM Việt Nam 63 Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ nợ xấu của SCB, SHB và HDB 66 Biểu đồ 4.11: Lợi nhuận sau thuế của SCB, SHB và HDB 67 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính và kinh tế của các quốc gia. Theo Njanike (2009) vai trò truyền thống của ngân hàng là cho vay và các khoản cho vay đó chiếm phần lớn tài sản của ngân hàng. Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng, vì thế RRTD tác động đến hiệu quả của NHTM và sự ổn định của ngân hàng (Mark Swinburne, 2007). Bên cạnh đó khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra do biến động của môi trường kinh tế vĩ mô (Festic et al.,2011; Louzis et al, 2012. Nkusu, 2011) như sụt giảm trong tăng trưởng, tăng tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất và lạm phát từ đó có thể ảnh hưởng đến RRTD. Hầu hết đối với các quốc gia có nền kinh tế mới nổi cần phải tập trung kiểm soát RRTD là yêu cầu không thể thiếu được, ngoài các yếu tố vĩ mô thì các yếu tố thuộc về ngân hàng như: tổng tài sản, quy mô, nợ xấu, thanh khoản… cũng ảnh hưởng đến RRTD. RRTD là mối quan tâm lớn không chỉ riêng ngân hàng mà của nền kinh tế. RRTD xuất hiện không chỉ tác động trực tiếp đến nguồn vốn của các ngân hàng như mất vốn, có thể gây nguy cơ phá sản ngân hàng. Tại Việt Nam các NHTM đang đối mặt với RRTD, nợ xấu có chiều hướng tăng trong những năm gần đây, hệ thống quản trị yếu kém cùng với biến động của các yếu tố vĩ mô trước ảnh hưởng tài chính toàn cầu. Từ năm 2012 trở lại đây quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM diễn ra nhằm hạn chế RRTD, giảm nợ xấu, tái cấu trúc vốn và tài sản, nâng cao năng lực quản trị theo chuẩn mực quốc tế nhằm từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh các NHTM cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam. Có nhiều nghiên cứu có liên quan đến đến RRTD, qua nghiên cứu tác giả tìm thấy xu hướng chủ yếu liên quan đến rủi ro tín dụng của NHTM cụ thể: • Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD Sức khỏe của hệ thống tài chính là vấn đề quan tâm hàng đầu của hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt là trong sự phát triển của các quốc gia. Sự thất bại các định chế tài chính trong vai trò trung gian của có thể làm gián đoạn quá trình phát triển này. Nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện nhiều bằng chứng cho rằng sự phát triển tài chính góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Có ý kiến cho rằng những biến động kinh tế chủ yếu có nguồn gốc từ khủng hoảng ngân hàng, những năm 1990 ở Châu Á cho thấy sự kết hợp của chính sách tài chính yếu kém và chính sách kinh tế vĩ mô lỏng lẽo là nguyên nhân trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng. Hệ thống ngân hàng của Châu Á đối mặt với những khoản nợ xấu do tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và chấp nhận rủi ro quá mức (Lindgren et al 1997, Caprio và Klingebiel, 2003). Khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra do biến động của môi trường kinh tế vĩ mô (Festic et al.,2011; Louzis et al, 2012. Nkusu, 2011) như: sụt giảm trong tăng trưởng, tăng tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất và lạm phát. Theo Llewellyn (2002), hệ thống ngân hàng thông thường bắt đầu bằng sự tích tụ những yếu kém về cơ cấu trong nền kinh tế và hệ thống tài chính, rủi ro trong trong hoạt động ngân hàng, và rủi ro đạo đức là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng ngân hàng. Mặt khác, khủng hoảng ngân hàng chủ yếu xuất phát từ việc các ngân hàng không đủ năng lực để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán và các khoản nợ có vấn đề đã được che dấu trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Đó là lý do mà Castro (2013) nhấn mạnh cần phải xem xét các vấn đề RRTD của ngân hàng, đặc biệt là các khoản nợ xấu trước khi tìm hiểu những nguyên nhân khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Tương tự như vậy, Reinhart và Rogoff (2010) cho rằng tỷ lệ nợ xấu có thể được sử dụng để đánh dấu sự khởi đầu của RRTD, sự khủng hoảng ngân hàng. Trong nước, theo nghiên cứu của hai tác giả Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh (2013), chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô không có tác động đến các khoản nợ xấu. Các yếu tố như lãi suất cho vay có thể khác nhau giữa các ngân hàng và các kỳ hạn cho vay. Kết quả nghiên cứu của hai tác giả Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013), cho thấy các yếu tố vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng GDP tác động đáng kể đến nợ xấu. Yếu tố đặc thù của các ngân hàng cũng được kiểm định trong mô hình, trong đó tỷ lệ nợ xấu của năm trước và mức độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng mạnh nhất lên tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Nghiên cứu này cũng cho rằng một ngân hàng có mức nợ xấu cao hiện tại sẽ có tỷ lệ nợ xấu cao trong năm tiếp theo, tăng trưởng tín dụng cao chưa làm tăng nợ xấu ngay lập tức mà thường là sau một năm sẽ để lại những tác động, ảnh hưởng đáng kể. • Nghiên cứu rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh của NHTM Không chỉ dừng lại tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD, có khá nhiều nghiên cứu có sự liên hệ giữa RRTD với HQKD của NHTM. Việc khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD là một vấn đề quan trọng đối với cơ quan quản lý nhằm duy trì sự ổn định tài chính, và cho phép các ngân hàng theo đuổi chính sách quản lý có trách nhiệm hơn. Tuy nhiên có khá nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa RRTD đến HQKD của NHTM thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận, Nicolae Petria (2013), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng của 27 nước EU từ năm 2004 2011. Trong đó sử dụng tỷ ROE (Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu) làm biến phụ thuộc và nghiên cứu tác động của RRTD đến hiệu quả ngân hàng. Kết quả cho thấy RRTD có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng được đo lường thông qua chỉ số ROE. Hasan Ayaydin (2014), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến vốn và lợi nhuận của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 20032011. Sử dụng tỷ số ROE là biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng biến dự phòng RRTD có tác động ngược chiều đến HQKD ngân hàng. Nguyễn Việt Hùng (2008), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của 32 NHTM Việt Nam trong những năm 2001 – 2005. Kết quả cho thấy các nhân tố như tỷ lệ nợ xấu, dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động. Trịnh Quốc Trung (2013), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của 39 NHTM Việt Nam trong những năm 2005 – 2013. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu càng cao thì HQKD của các ngân hàng càng giảm. Tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản càng cao thì HQKD của ngân hàng càng cao. Như vậy, RRTD xuất hiện một cách khách quan trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập quốc tế và khủng hoảng tài chính. Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các NHTM. Hậu quả RRTD để lại có thể dẫn đến lợi nhuận ngân hàng sụt giảm, gây bất ổn cho hệ thống NHTM và nền kinh tế, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu hậu quả của việc cho vay dưới chuẩn tại Mỹ đã dẫn đến phá sản hàng loạt NHTM. Xuất phát từ những lý do nêu trên việc nghiên cứu RRTD và HQKD của các NHTM tại Việt Nam là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn được thể hiện trong quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo đề án 254 1 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành ngày 01 tháng 03 năm 2012. Với đề tài Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam tác giả phân tích và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTD, đồng thời làm sáng tỏ sự tác động RRTD đến HQKD của các NHTM Việt Nam là yêu cầu cần thiết. • Khe hở nghiên cứu Qua nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến RRTD và các yếu tố RRTD. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa là bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Hầu hết cho thấy có nhóm yếu tố vĩ mô: GDP, lạm phát, tỷ giá, lãi suất, thất nghiệp... và nhóm các yếu tố vi mô xuất phát từ phía các NHTM như: quy mô, vốn chủ sở hữu, thanh khoản …. đều có ảnh hưởng đến RRTD. Có một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM tại Việt Nam, tuy nhiên chưa có nghiên cứu tiếp cận sự ảnh hưởng của RRTD đến HQKD và khả năng sinh lời của NHTM, xác định RRTD có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến HQKD của các NHTM tại Việt Nam. Tác giả tiếp cận cả hai xu hướng nghiên cứu, đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tìm kiếm các yếu tố vĩ mô và yếu tố đặc thù của NHTM ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM Việt Nam trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2015. 1 (số 254QĐTTg ngày 01032012 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011 2015” Nghiên cứu những nguyên nhân từ yếu tố vĩ mô thay đổi từ sự biến động của kinh tế thế giới, NHNN điều chỉnh chính sách tiền tệ, từ đó các NHTM cũng có thay đổi thích nghi với điều kiện môi trường, các yếu tố từ phía các NHTM có ảnh hưởng đến RRTD và HQKD của NHTM Bên cạnh đó với dữ liệu bảng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy kiểm định các giả thuyết, kết quả nghiên cứu của tác giả RRTD tác động đến HQKD của các NHTM Việt Nam. Dựa vào kết quả nghiên cứu tác giả gợi ý các giải pháp nhằm hạn chế RRTD và nâng cao HQKD của NHTM Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu về tác động của RRTD đến HQKD của các ngân hàng một cách bài bản như ở một số quốc gia trên thế giới. Ưu điểm của các nghiên cứu này xây dựng mô hình chỉ ra được tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM. Kết quả nghiên cứu phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD, chỉ rõ yếu tố nợ xấu và dự phòng RRTD có tác động đến HQKD của các NHTM Việt Nam So với các nghiên cứu thực nghiệm còn hạn chế trong việc đưa ra các giải pháp hạn chế tác động của RRTD để nâng cao HQKD của các NHTM các nước. Do đó, điểm mới trong nghiên cứu này làm rõ vấn đề này, đây là ưu điểm của đề tài, là sẽ bổ sung thêm nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Các giải pháp gợi ý có tính thiết thực và hữu ích đối với chính phủ, NHNN và NHTM. Giải pháp có căn cứ khoa học xuất phát từ các kết quả nghiên cứu từ thực trạng RRTD và HQKD của các NHTM Việt Nam cũng như kết quả của mô hình hồi quy nhằm hạn chế RRTD và nâng cao HQKD tại các NHTM Việt Nam. Giải quyết đuợc bài toán hạn chế RRTD góp phần nâng cao HQKD của các NHTM là yêu cầu tất yếu trong quá trình thực hiện tái cơ cấu hệ thống NHTM, là một trong các điều kiện quan trọng và cần thiết góp phần ổn định hệ thống NHTM tại Việt Nam 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD, RRTD tác động đến HQKD của các NHTM Việt Nam và gợi ý các giải pháp hạn chế hạn chế RRTD nhằm nâng cao HQKD của các NHTM Việt Nam. Cụ thể: Xác định các yếu tố ảnh huởng đến RRTD của NHTM. Tác động của RRTD đến HQKD của NHTM Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến RRTD và tác động của RRTD đến HQKD của NHTM tại NHTM Việt Nam. Gợi ý các giải pháp hạn chế RRTD nhằm nâng cao HQKD của các NHTM Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, đề tài đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: Yếu tố nào ảnh hưởng đến RRTD của NHTM? RRTD tác động đến HQKD như thế nào? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTD của các NHTM Việt Nam như thế nào? RRTD tác động đến HQKD của các NHTM Việt Nam như thế nào ? Giải pháp nào hạn chế RRTD và nâng cao HQKD của các NHTM Việt Nam? 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến RRTD và tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào các yếu tố tác động đến RRTD và HQKD của các NHTM Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 26 NHTM Việt Nam, số liệu kinh tế vĩ mô của ADB Indicators trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng mô hình hồi quy đa biến bằng cách hồi quy theo mô hình Pooled, Fixed Effect, Random Effect và sử dụng phương pháp GMM để giải quyết nội sinh trên dữ liệu bảng nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTD và sử dụng mô hình Feasible Generalized Least Squares (FGLS) để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tác động của RRTD đến HQKD NHTM của các NHTM Việt Nam. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu diễn dịch quy nạp và thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM và thực trạng RRTD của các NHTM Việt Nam. 1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI Nội dung của đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và Gợi ý các chính sách CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 RỦI RO TÍN DỤNG 2.1.1 Khái niệm Có nhiều khái niệm khác nhau về RRTD: Theo Timothy W. Koch (1995): RRTD là sự rủi ro tiềm ẩn của thu nhập thuần và trị giá của vốn tín dụng xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn. Theo Thomas P. Fitch (1997): “RRTD là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, RRTD là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng” Theo Ủy ban giám sát Basel (BCBS), RRTD là khả năng mà người đi vay hoặc đối tác của ngân hàng thất bại trong việc thực hiện theo các điều khoản trả nợ đã thỏa thuận. RRTD còn được gọi là rủi ro vỡ nợ, phát sinh từ việc không chắc chắn liên quan đến việc không hoàn trả các khoản nợ từ phía khách hàng cho ngân hàng. RRTD có thể đo lường bằng 2 cách: khả năng vỡ nợ của đối tác trong quan hệ tín dụng với ngân hàng và số tiền mà ngân hàng mất đi khi vỡ nợ xảy ra. Vỡ nợ thường xuyên xảy ra bởi vì sự mất mát trong thu nhập và kinh doanh thất bại của khách hàng. Nhưng nhiều khi đối tác cũng cố ý không trả nợ khi họ vẫn có có thu nhập đầy đủ. RRTD cũng có thể bắt nguồn từ sự suy giảm giá trị tài sản, sự suy thoái trong danh mục đầu tư hoặc chất lượng tín dụng cá nhân bị suy giảm. Tại Việt Nam theo Thông tư 022013TTNHNN ngày 21012013 của NHNN Việt Nam Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho rằng: “RRTD trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết” Từ các quan điểm tác giả cho rằng: RRTD là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Đây là rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nên mọi hoạt động tín dụng và RRTD đều ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như hiệu quả ngân hàng đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu thì RRTD xuất hiện có thể dẫn đến các rủi ro khác gây nên hậu quả nghiêm trọng và phá vỡ tính cân đối và ổn định của NHTM. 2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Theo Ghosh (2012), có nhiều nguyên nhân dẫn đến RRTD, bao gồm nguyên nhân bên ngoài và bên trong ngân hàng. Các nguyên nhân phổ biến từ phía NHTM có thể kể đến như: quyết định tín dụng quá dễ dàng, quản trị tín dụng kém hiệu quả, những sự kiện bất ngờ không lường trước được, và sự ngoan cố không trả nợ xuất phát từ phía khách hàng. Các yếu tố bên ngoài bắt nguồn từ sự suy yếu của kinh tế vĩ mô, tình trạng xấu đi của các điều kiện kinh tế và sự phát triển kém của thị trường bên ngoài. Mối quan hệ nghịch chiều từ điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến người đi vay, khi nó làm suy giảm nguồn thu nhập tăng khả năng không trả được nợ của họ. Các yếu tố bên ngoài như sự thay đổi của chính sách tài khóa, cung tiền, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách hạn chế thương mại, hoặc sự biến đổi của thị trường tài chính cũng sẽ ảnh hưởng đến danh mục tín dụng của ngân hàng. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng có thể dẫn tới suy thoái kinh tế, trong suốt thời kỳ khủng hoảng, hoạt động nền kinh tế bị chậm lại, khối lượng sản phẩm và doanh thu của doanh nghiệp suy giảm, cầu về hàng hóa dịch vụ thấp hơn. Sự biến động của thị trường cũng làm ảnh hưởng đến suy giảm giá trị danh mục tín dụng của ngân hàng. Ngược lại trong thời kỳ bùng nổ của nền kinh tế, số lượng sản phẩm được tạo ra nhiều hơn, nhu cầu hàng hóa dịch vụ cao hơn, doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn. Như vậy, người đi vay sẽ dễ dàng trả nợ cho ngân hàng và rủi ro vỡ nợ giảm xuống. Trong thời kỳ suy thoái, RRTD tăng lên và trong thời kỳ bùng nổ RRTD giảm đi. Những yếu tố nội bộ từ phía người đi vay và việc kinh doanh của họ là những yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của ngân hàng. Các yếu tố như rủi ro kinh doanh, quản trị tài chính, hạn chế về quy trình kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, quản lý hàng tồn kho kém là một trong những yếu tố phổ biến là suy giảm hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, làm suy giảm trong thu nhập của người đi vay, tăng xác xuất vỡ nợ . Bên cạnh đó sự thiếu trung thực, thái độ phi đạo đức của người đi vay cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra RRTD. Như vậy, nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong, từ phía người đi vay tác động đến RRTD. Ngoài ra các nguyên nhân như hiệu quả của hệ thống pháp luật, môi trường kinh tế, chính trị ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng. Các chỉ tiêu để đo lường RRTD là: • Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấuDư nợ tín dụng Đây là chỉ tiêu quan trọng để đo lường RRTD của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì RRTD càng lớn. Nguy cơ khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng rất lớn, ngân hàng có thể mất vốn, suy giảm doanh thu và lợi nhuận. • Dự phòng RRTD Là khoản chi phí dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng theo cam kết. Dự phòng RRTD được hoạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Trích lập dự phòng là phương thức kiểm soát tổn thất tín dụng, phát hiện và bù đắp RRTD. RRTD cao sẽ dẫn đến dự phòng RRTD cao. 2.2 HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại Có nhiều quan điểm về hiệu quả kinh doanh (HQKD) của NHTM. Theo Farrell (1957), hiệu quả là một phạm trù được sử dụng phổ biến nhằm đánh giá khả năng của một đơn vị trong việc tối đa hóa doanh thu đầu ra trong điều kiện chi phí đầu vào cho trước, hay nói cách khác hiệu quả chính là những lợi ích mang lại từ hoạt động cụ thể. Hiệu quả đó là khả năng kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra. Khi đánh giá HQKD của một doanh nghiệp, có thể dựa vào hai chỉ tiêu đó là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối: được đo lường bằng kết quả kinh doanh trừ đi chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Cách đánh giá này phản ánh quy mô, khối lượng, lợi nhuận đạt được trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chỉ tiêu này khó có thể so sánh được với các doanh nghiệp có thể cùng quy mô nhưng chiến lược kinh doanh hay đầu tư theo hướng dài hạn, chưa thể hiện chính xác tuyệt đối trình độ sử dụng các nguồn lực trong mối quan hệ so sánh hoạt động kinh doanh giữa các tổ chức. Hiệu quả kinh doanh tương đối: được đánh giá dựa trên tỷ lệ so sánh giữa kết quả đầu ra và yếu tố đầu vào. Một cách đơn giản, đối với trường hợp doanh nghiệp so sánh các yếu tố đầu vào và đầu ra, hiệu quả kinh doanh tương đối được xác định như sau: Efficiency = output input hoặc Efficiency = input output. Cách đánh giá này thuận tiện hơn khi so sánh giữa các tổ chức có quy mô khác nhau, các không gian khác nhau, cũng như qua những thời kỳ khác nhau. Đối với NHTM, đây là một định chế tài chính trung gian quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế thị trường, điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu (Perter S.Rose, 2014), nhưng xét về bản chất là một doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong mức độ rủi ro cho phép. Vì vậy, việc đánh giá HQKD của NHTM cũng dựa trên những nền tảng lý thuyết như đánh giá HQKD của một doanh nghiệp, đồng thời cần xem xét đến tính chất đặc thù của NHTM. Xét theo nghĩa hẹp, quan điểm về hiệu quả kinh doanh của NHTM chính là khả năng tạo ra lợi nhuận, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn cho các hoạt động của Ngân hàng theo quỹ đạo nhất định, hạn chế rủi ro. Xét theo nghĩa rộng hiệu quả kinh doanh không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà lợi nhuận đạt được từ cấu trúc tài sản nợ và tài sản có hợp lý, xu hướng tăng trưởng lợi nhuận ổn định, và hiệu quả hoạt động của các NHTM Đài Loan, Chang và cộng sự (2010) cũng nêu rằng hiệu quả thể hiện khả năng quản lý để kiểm soát chi phí và sử dụng nguồn lực để tạo ra đầu ra. NHTM sử dụng các nguồn lực như: lao động, cơ sở vật chất , nguồn tài chính cho các hoạt động chính: nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư. Đây là căn cứ để xác định mức độ hiệu quả và yếu tố tác động đến hiệu quả của NHTM. Tương tự như vậy, trong nghiên cứu về hoạt động ngân hàng, một số tác giả theo cách tiếp cận sản xuất với quan điểm ngân hàng như là đơn vị sản xuất (Benston, 1965; Ferrier et al, 1990; sShaffnit et al, 1997; Zenios et al, 1999), một số tác giả theo cách tiếp cận trung gian, ngân hàng như các trung gian tài chính (Sealey và Lindley, 1977; Maudos và Pastor, 2003;. Casu et al, 2003), và một số khác theo cách tiếp cận hiện đại cho rằng ngân hàng đóng cả hai vai trò (Frexias và Rochet, 1997; Denizer et al, 2000;. Athanassopoulos và Giokas, 2000). Theo các cách tiếp cận này, hiệu quả của ngân hàng bao gồm hiệu quả hoạt động và hiệu quả trung gian tài chính. Cách tiếp cận sản xuất (Benston, 1965): Các NHTM cũng được xem như là các nhà cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Các đầu vào thiết lập theo cách tiếp cận này bao gồm các yếu tố có trạng thái vật lý (ví dụ: lao động, vật liệu, không gian hoặc các thông tin hệ thống,... ) hoặc các chi phí liên quan. Theo cách tiếp cận này, chỉ có đầu vào có trạng thái vật lý là cần thiết để thực hiện giao dịch, dữ liệu về quá trình tài chính hoặc cung cấp các dịch vụ tư vấn và tư vấn cho khách hàng. Chi phí lãi vay được loại trừ khỏi cách tiếp cận này với lý do chỉ có quá trình hoạt động vật lý là có liên quan. Các đầu ra theo cách tiếp cận này thể hiện cho các dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng và được đo lường tốt nhất bởi số lượng và loại giao dịch, số lượng văn bản xử lý được hoặc các dịch vụ chuyên cung cấp trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp không có số liệu lưu lượng giao dịch chi tiết, chúng được thay thế bằng các dữ liệu về số lượng các tài khoản tiền gửi và cho vay như là một thay thế cho các mức độ dịch vụ được cung cấp. Cách tiếp cận này đã chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu hiệu quả của các ngân hàng cụ thể. Cách tiếp cận trung gian (Sealey và Lindley, 1977): Các lý thuyết kinh tế vĩ mô truyền thống cho rằng ngân hàng và công ty chỉ khác nhau ở đặc điểm hoạt động. Các NHTM được xem như trung gian chuyển vốn giữa người tiết kiệm và đầu tư. Các NHTM sản xuất dịch vụ trung gian tài chính thông qua việc huy động vốn từ nền kinh tế và các khoản huy động để đầu tư vào các tài sản sinh lãi như các khoản vay, chứng khoán và các khoản đầu tư khác. Cách tiếp cận này bao gồm cả chi phí hoạt động và lãi suất là yếu tố đầu vào, trong khi các khoản vay và tài sản lớn khác được tính là kết quả đầu ra. Tuy nhiên, có nhiều tranh luận về phương pháp này trong việc xác định tiền gửi phải được coi là đầu vào hay đầu ra. Theo Elyasiani và Mehdian (1990a, 1990b) và Mester (1987), đầu ra trong hoạt động trung gian tài chính của ngân hàng là tài sản của các ngân hàng, trong khi các khoản tiền gửi, vốn, lao động và được xem như là yếu tố đầu vào. Khoản mục quan trọng nhất trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng là thu nhập lãi, nó phụ thuộc vào lượng cho vay. Do đó, khả năng phát triển tín dụng của ngân hàng là rất quan trọng. Nếu vốn cho vay của ngân hàng được xem như là một sản phẩm thì giá sản phẩm là lãi suất cho vay. Ngoài ra, nguồn vốn đi vay của ngân hàng là các khoản tiền gửi của các chủ sở hữu vốn. Do đó, tiền gửi có thể được xem như là đầu vào để tạo ra các khoản vay như một sản phẩm trong giai đoạn sản xuất. Cách tiếp cận hiện đại (Frexias và Rochet, 1997) cải tiến hơn hai phương pháp trên khi kết hợp một số hoạt động cụ thể của ngân hàng vào các lý thuyết cổ điển. Nghiên cứu về việc xác định các đầu ra trong hoạt động của NHTM đã hình thành nên một số phương pháp tiếp cận hiện đại như: tiếp cận theo tài sản, tiếp cận theo chi phí sử dụng, tiếp cận theo giá trị gia tăng, tiếp cận theo phương diện hoạt động... . (i) Tiếp cận theo tài sản (Sealy Lindley, 1977) tập trung hoàn toàn vào vai trò trung gian tài chính của NHTM giữa người gửi tiền và người sử dụng tài sản cuối cùng của ngân hàng. Tiền gửi và các khoản nợ khác, cùng với nguồn lực thực tế (lao động, vốn... ) được xác định là yếu tố đầu vào, trong khi các thiết lập đầu ra chỉ bao gồm các tài sản của ngân hàng như cho vay, cụ thể là các khoản cho vay. (ii) Tiếp cận theo chi phí sử dụng (Hancock, 1985) xác định sản phẩm tài chính là đầu vào hay đầu ra dựa trên cơ sở mức độ đóng góp của vào doanh thu ròng của ngân hàng. Nếu lợi nhuận tài chính trên một tài sản lớn hơn chi phí cơ hội của vốn, hoặc nếu các chi phí tài chính của các khoản nợ phải trả ít hơn chi phí cơ hội thì được coi là kết quả đầu ra; ngược lại là yếu tố đầu vào. (iii) Tiếp cận giá trị gia tăng (Berger, Hanweck Humphrey, 1987) cho rằng các số liệu trên bảng cân đối kế toán (tài sản hoặc nợ phải trả) như là đầu ra, đóng góp vào giá trị gia tăng của ngân hàng. Theo cách tiếp cận này, các hạng mục chính của các khoản tiền gửi (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn) và cho vay (cho vay khách hàng, cho vay các TCTD khác, tiền gửi tại các TCTD khác) là kết quả đầu ra vì chúng thể hiện giá trị gia tăng của ngân hàng. (iv) Tiếp cận hoạt động (hoặc tiếp cận dựa trên thu nhập) (Leightner và Lovell, 1998): Ngân hàng là đơn vị kinh doanh với mục tiêu cuối cùng là tạo thu nhập từ tổng chi phí phát sinh cho hoạt động kinh doanh. Nêu định nghĩa đầu ra của ngân hàng là tổng doanh thu (từ lãi vay hoặc từ các hình thức cung cấp dịch vụ phi lãi suất khác) và các đầu vào như tổng chi phí (lãi suất và chi phí hoạt động). Từ các cách tiếp cận trên, có thể khái quát khái niệm hiệu quả kinh doanh của NHTM là khả năng kết hợp tối ưu để tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào như nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực và các yếu tố khác trong các hoạt động trung gian tài chính và sản xuất kinh doanh của bản thân NHTM như huy động vốn, cho vay, đầu tư và dịch vụ khác nhằm đạt được kết quả đầu ra tối đa. Hiệu quả kinh doanh của NHTM được đo lường bằng cách so sánh với đường biên sản xuất của nó. Nguyễn Việt Hùng (2008), cho rằng trong hoạt động của NHTM, hiệu quả có thể được hiểu ở hai khía cạnh như sau: Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác. Xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng. Trương Quang Thông (2011), cho rằng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng được xem là kết quả lợi nhuận do hoạt động ngân hàng mang lại trong một thời gian nhất định. Tóm lại, theo quan điểm của tác giả về hiệu quả kinh doanh của các NHTM rất đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu mà hiệu quả có thể được xét theo những khía cạnh khác nhau. Với mục đích nghiên cứu của đề tài này, hiệu quả kinh doanh của các NHTM sẽ được nghiên cứu dưới khía cạnh kết quả lợi nhuận hay khả năng sinh lời của các ngân hàng trong điều kiện đảm bảo hoạt động NHTM được ổn định và hạn chế rủi ro, mà chủ yếu xem xét trong mối quan hệ tác động của RRTD đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. Quan điểm về hiệu quả nêu trên đã được tác giả sử dụng để nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của các NHTM là dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nói cách khác là khả năng biến các yếu tố đầu vào thành các kết quả đầu ra trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh Kết quả nghiên cứu của Naser A.Y. Tabari và các cộng sự (2013) chỉ ra rằng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng được đo lường bởi: lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Theo Fredrick Mwaura Mwangi (2014), để đo lường hiệu quả của NHTM, có một số chỉ số thường được sử dụng như: ROA, ROE và NIM. Theo Murthy and Sree (2003), ROE là chỉ số tài chính chỉ ra được mức lợi nhuận thu về được so với tổng vốn chủ sở hữu thể hiện trên bảng cân đối kế toán. ROA là chỉ số thu nhập trên tổng tài sản (Khrawish, 2011). Các tỷ số đo lường khả năng sinh lợi hay tỷ số lợi nhuận được dùng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM, hai tỷ số cơ bản thường được sử dụng là ROA và ROE (Nguyễn Minh Kiều, 2009). Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity ROE) ROE được tính theo công thức: ROE ROE chính là chỉ số phản ánh hiệu quả của vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường hiệu quả đầu tư của vốn chủ sở hữu. Bản chất chỉ số này phản ánh được khả năng tạo ra lợi nhuận từ một đồng vốn mà nhà đầu tư đầu tư vào ngân hàng cho nên luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư. Lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets ROA) ROA là chỉ số đo lường khả năng các NHTM quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính để tạo ra lợi nhuận. Tương tự ROE, ROA được tính theo công thức: ROA Trong đó, số liệu lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tổng tài sản hay tổng vốn chủ sở hữu được lấy từ bảng cân đối kế toán. Theo Trần Huy Hoàng (2011), khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, người ta thường dùng các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận ngoài ROE, ROA như đã đề cập bên trên còn có: Tỷ lệ thu nhập cận biên dùng để đo lường khả năng sinh lời và hiệu quả của ngân hàng, bao gồm các chỉ tiêu như: • Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM – Net Interest Margin): là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí lãi chia cho tài sản sinh lãi. Tỷ lệ này được các ngân hàng quan tâm vì có thể giúp ngân hàng dự báo khả năng sinh lãi thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản có khả năng sinh lời và tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp. • Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NM – Non Interest Margin): là tỷ lệ đo lường mức chênh lệch giữa thu dịch vụ (thu ngoài lãi) với các chi phí ngoài lãi (lương, chi phí tổn thất tín dụng, chi phí bảo hành thiết bị,…) • Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM Net Profit Margin): phản ảnh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ. Tỷ lệ này được xác định bằng cách lấy thu nhập sau thuế chia cho tổng thu từ hoạt động. Thu nhập trên cổ phiếu (EPS – Earning per Share): được tính bằng cách lấy thu nhập sau thuế chia cho tổng số cổ phiếu thường phát hành. Tỷ lệ tài sản sinh lời: cho thấy tỷ lệ phần trăm của tài sản sinh lời trong tổng tài sản của ngân hàng. Trong đó, tổng tài sản sinh lời bao gồm các khoản cho vay, cho thuê, đầu tư chứng khoán. 2.3 TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI RRTD dẫn đến phát sinh nợ xấu là không tránh khỏi, nợ xấu luôn song hành cùng hoạt động tín dụng mà xuất phát từ mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, vì vậy lợi nhuận thu được từ các hoạt động tín dụng càng cao thì ngân hàng đã chấp nhận đối mặt với RRTD càng lớn và nguy cơ phát sinh nợ xấu càng cao. RRTD phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống NHTM và môi trường kinh tế, từ đó sẽ gây nên những tác động nghịch chiều đối với nền kinh tế và cũng là nguyên nhân suy giảm hệ thống tài chính quốc gia từ đó ảnh hưởng đáng kể đến môi trường hoạt động của các mặt hoạt động kinh doanh nói chung và HQKD nói riêng của NHTM. Như đã phân tích ở mục 2.2, HQKD của NHTM được hiểu như là một tiêu chí quan trọng đánh giá sự ổn định và xu hướng phát triển của NHTM. Một NHTM kinh doanh có hiệu quả không chỉ đơn thuần gia tăng lợi nhuận mà còn phải xem xét NHTM xu hướng phát triển và phải đảm bảo an toàn cho các hoạt động chấp nhận rủi ro ở mức thấp nhất, sự phát triển NHTM ổn định, không tạo nên bất kỳ bất ổn hay rủi ro cho sự phát triển của hệ thống tài chính và môi trường kinh tế vĩ mô. Vì vậy khi bàn về tác động của RRTD đối với hiệu quả kinh doanh của NHTM chúng ta cần phải xem xét ở nhiều khía cạnh, tác động RRTD đối với kinh doanh ngân hàng, hệ thống ngân hàng, và môi trường kinh tế vĩ mô, cụ thể như sau: 2.3.1. Rủi ro tín dụng tác động đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng thương mại: RRTD là vấn đề được các NHTM quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, vì tín dụng là nghiệp vụ tạo nên thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Khi RRTD xảy ra, tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Ngân hàng không thu được vốn và lãi đúng hạn dẫn đến tình hình kinh doanh sẽ lâm vào tình trạng khó khăn, không thu hồi được và việc sử dụng vốn không hiệu quả. Khi phát sinh RRTD, nợ xấu tăng dẫn đến doanh thu thấp dẫn đến tình trạng thua lỗ. Hơn nữa kể cả trường hợp không thua lỗ thì do nợ xấu phát sinh, các khoản chi phí cũng tăng lên đáng kể: bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý nợ xấu, chi phí trích lập dự phòng rủi ro và các chi phí khác liên quan. Việc gia tăng các khoản chi phí khiến cho lợi nhuận còn lại cũng trở nên thấp hơn so với dự tính ban đầu. Nicolae Petria (2013), RRTD sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến HQKD của ngân hàng (được đo lường thông qua chỉ số ROE, ROA). Việc trích lập các khoản dự phòng RRTD sẽ làm chi phí của ngân hàng gia tăng, từ đó lợi nhuận của ngân hàng suy giảm, điều này có tác động trực tiếp và làm suy giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng (Hasan Ayaydin, 2014). 2.3.2 Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến HQKD. Đây là tác động nghiêm trọng nhất của RRTD. Do không thu hồi được các khoản cho vay, nợ xấu làm kéo dài quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng, trong khi đó ngân hàng vẫn phải thanh toán cho các khoản tiền gửi, ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán. Với tỷ lệ nợ xấu ở mức cao còn có thể dẫn đến thiếu hụt thanh khoản và dẫn đến nguy cơ phá sản của các NHTM. Nợ xấu gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng, nếu nợ xấu ở mức cao không sớm được hạn chế sẽ dẫn tới hàng loạt các ảnh hưởng xấu. Những tổn thất thường gặp là mất mát khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản… làm giảm uy tín ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể dẫn đến mất uy tín của ngân hàng. Một ngân hàng thua lỗ liên tục, thường xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng rút tiền hàng loạt của khách hàng, và phá sản là khó tránh khỏi (Mark Swinburne và cộng sự, 2007). Như vậy, khi RRTD xảy ra sẽ dẫn đến các rủi ro khác từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của các NHTM, cũng như HQKD. 2.3.3. Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô RRTD không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM mà còn tác động xấu đến nền kinh tế, điều này thể hiện qua việc nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng cao sẽ gây tâm lý hoang mang cho người gửi tiền. Hiệu ứng rút tiền ồ ạt có thể sẽ làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến phá sản. Hoạt động ngân hàng mang lại tính hệ thống, một ngân hàng đổ vỡ, sẽ kéo theo sự đổ vỡ hàng loạt các ngân hàng khác, từ đó gây ra sự mất ổn định cho toàn hệ thống ngân hàng và làm suy yếu hệ thống tài chính quốc gia. Mức độ rủi ro tín dụng cao có thể áp đặt các rủi ro hệ thống trên hệ thống ngân hàng mà sau đó dẫn vào làm tổn hại đến các điều kiện kinh tế chung của một quốc gia (Vania Andriani1, Sudarso Kaderi Wiryono, 2015) RRTD có thể dẫn đến nợ xấu tăng cao làm hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng trong khi nhu cầu của các chủ thể nền kinh tế là rất lớn dẫn đến sự trì trệ trong sản xuất, lãng phí cơ sở vật chất, thất nghiệp gia tăng…ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Nợ xấu gia tăng dẫn đến ngân hàng có thể bị phá sản, từ đó sẽ tạo hiệu ứng lan truyền, suy giảm hệ thống tài chính và to lớn hơn là khủng hoảng tài chính. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao thể hiện sự yếu kém trong hiệu quả kinh doanh của NHTM, gây ra thiếu tin tưởng của công chúng vào NHTM, tỷ lệ huy động vốn từ dân cư thấp, dẫn đến tỷ lệ tích lũy nội bộ thấp, ngân hàng không có đủ nguồn vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư dài hạn, đồng thời làm cho tăng trưởng có xu hướng lệ thuộc vào nước ngoài, làm cho nợ nước ngoài tăng. Như vậy RRTD xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế bởi vì hệ thống ngân hàng là kênh thu hút và cung cấp vốn cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Hơn nữa, khi có một ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản thì hiệu ứng dây chuyền rất dễ xảy ra trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây nên khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng nghịch chiều đến đời sống xã hội và sự phát triển của quốc gia. Như vậy, khi RRTD xảy ra, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế mà còn gây tác động to lớn về mặt xã hội. Ngân hàng Trung ương tại thời điểm này cần có những động thái điều tiết chính sách tiền tệ thông qua các công cụ vĩ mô, tín dụng qua hệ thống NHTM và lãi suất là kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ của quốc gia sẽ có tác động đến thay đổi cũng như điều chỉnh chính sách tín dụng, chính sách quản trị để giúp NHTM vượt qua giai đoạn khó khăn. 2.4 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Để có đạt được mục tiêu nghiên cứu đo lường tác động của RRTD đến HQKD của NHTM thì trước hết tác giả cần phải đánh giá được các yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và tiếp theo nghiên cứu tác động của RRTD đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. 2.4.1 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của NHTM Đã có rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của NHTM. Các yếu tố vĩ mô được xem xét trong các nghiên cứu: Rajan Dhal (2003), phân tích nợ xấu của NHTM ở Ấn Độ với kết quả nghiên cứu quy mô ngân hàng có ý nghĩa thống kê và tác động ngược chiều đến nợ xấu, tăng trưởng GDP cao phản ánh điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và môi trường kinh doanh tốt thì nợ xấu có xu hướng giảm. Fofack (2005), nghiên cứu RRTD, tỷ lệ nợ xấu vùng tiểu bang châu phi Sahara trong năm 1990. Kết quả cho thấy yếu tố vĩ mô GDP tác động ngược chiều lên nợ xấu, một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài làm tăng nợ xấu. Những thay đổi lãi suất có dấu hiệu tích cực với nợ xấu, và tỷ lệ lạm phát làm tăng tỷ lệ nợ xấu. Berge và Boye (2007), nghiên cứu về hệ thống ngân hàng Bắc Âu trong giai đoạn 19932005, kết luận rằng các khoản cho vay có vấn đề có liên quan đáng kể đến mức lãi suất thực và tỷ lệ thất nghiệp. Ali và Daly (2010), sử dụng phương pháp phân tích so sánh để điều tra các biến kinh tế vĩ mô quan trọng đối với hai nước Úc và Mỹ. Họ cũng nghiên cứu các tác động của các cú sốc kinh tế vĩ mô đến tỷ lệ vỡ nợ ở cả hai nước. Kết quả cho thấy rằng với cùng một yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ tác động khác nhau đến tỷ lệ vỡ nợ của 2 nước, mặc dù nền kinh tế Mỹ có nhiều nhạy cảm hơn với tác dụng phụ của những cú sốc kinh tế vĩ mô. Festic et al. (2011), nghiên cứu một dữ liệu bảng cho 5 nước thành viên mới của EU (Bulgaria, Romania, Estonia, Latvia và Lithuania). Họ phân tích các mối quan hệ giữa tỷ lệ của các khoản nợ xấu và các biến kinh tế vĩ mô. Họ nhận ra rằng sự suy giảm trong hoạt động kinh tế, tăng trưởng tín dụng và tài chính, và thiếu sự giám sát gây ra một sự suy giảm trong việc xử lý nợ xấu. Kester Guy và Shane Lowe (2011), nghiên cứu về nợ xấu và sự bền vững ngân hàng tại Barbados từ 1996 – 2010. Tăng trưởng GDP với việc mở rộng kinh tế sẽ giảm nợ xấu. Khi lạm phát tăng dẫn đến giảm tỷ lệ nợ xấu; phát hiện thấy lãi suất có tác động nghịch chiều liên quan đến nợ xấu, giải thích cho điều này là khi nền kinh tế tăng trưởng và mở rộng tín dụng, lãi suất trong hệ thống ngân hàng có xu hướng di chuyển lên cùng lúc. Bofondi, Marcello và Tiziano Ropele (2011), nghiên cứu các yếu tố vĩ mô tác động đến chất lượng các khoản vay đối với hộ gia đình và doanh nghiệp tại ngân hàng ở Italy từ 19902010. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng GDP và cùng chiều tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất. Castro (2013), xem xét mối liên hệ giữa phát triển kinh tế vĩ mô và RRTD với mẫu nghiên cứu là 5 ngân hàng châu Âu (Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Ý). Kết quả chỉ ra rằng RRTD ngân hàng bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự tăng trưởng GDP, chỉ số giá nhà ở, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, tăng trưởng tín dụng, tỷ giá hối đoái thực, và cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Andriani, Wiryono (2015) tìm các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng từ năm 2002 đến năm 2013 của các ngân hàng Indonesia. Sử dụng biến nợ xấu để đại diện cho rủi ro tín dụng, bài nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của các biến trong nội tại ngân hàng đến đến rủi ro tín dụng. Phương pháp ước lượng GLS được cho là hợp lý hơn phương pháp OLS với những thay đổi trong phương sai phần dư. Mặt khác, cũng có rất nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra một số đặc điểm trong ngân hàng cũng có liên quan đến các khoản cho vay có vấn đề. Tại Ấn Độ, Rajaraman et al. (1999) đã kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến các khoản cho vay có vấn đề. Tuy nhiên nghiên cứu giới hạn trong một năm (1996 1997) và sử dụng các biến vĩ mô để giải thích các khoản vay có vấn đề, đây là một hạn chế của mô hình. Bởi vì, các nhà nghiên cứu cho rằng các khoản vay có vấn đề là kết quả của cả kinh tế vĩ mô cũng như các yếu tố kinh tế vi mô. Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người đi vay sẽ giảm, kết quả là họ sẽ khó trả nợ hơn, qua đó có thể phát sinh nhiều khoản vay có vấn đề. Đồng thời, các yếu tố trong nội bộ ngân hàng, chẳng hạn như hiệu quả hoạt động thấp và việc mở rộng quá nhiều chi nhánh cũng có thể dẫn đến sự gia tăng của các khoản vay có vấn đề. Khemraj Pasha (2009), nghiên cứu các yếu tố quyết định đến nợ xấu ở Guyana 19942004, kết quả cho thấy quy mô ngân hàng có ý nghĩa thống kê và tác động tích cực đến nợ xấu, tăng trưởng GDP tỷ lệ nghịch với các nợ xấu, sự cải thiện trong nền kinh tế sẽ làm nợ xấu thấp hơn. Các ngân hàng tính lãi suất tương đối cao hơn và cho vay quá mức có thể sẽ phải chịu nợ xấu cao hơn, một ngân hàng tăng lãi suất điều này có thể tăng nợ xấu. Sau khi lược khảo một số các nghiên cứu trước, có thể nhận thấy rằng để tìm hiểu các yếu tố tác động đến RRTD, hầu hết các nghiên cứu các yếu tố quyết định tỷ lệ nợ xấu. Salas và Saurina (2002), đã kết hợp các biến kinh tế vĩ mô và vi mô để nghiên cứu sự tác động đến nợ xấu của ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985 1997. Kết luận yếu tố nội tại của ngân hàng có thể sử dụng như là chỉ số cảnh báo sớm cho những thay đổi trong tỷ lệ nợ xấu trong tương lai. Kết quả cho thấy ngân hàng có quy mô lớn hơn sẽ có nợ xấu ít hơn, tăng trưởng tín dụng nhiều sẽ dẫn tới nợ xấu nhiều hơn. Ngoài ra, còn phát hiện mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu. Boudriga et al. (2009), nghiên cứu các yếu tố từ phía ngân hàng, môi trường kinh doanh và môi trường thể chế của 46 ngân hàng tại 12 Quốc gia của vùng Trung Đông và Bắc Phi: trong giai đoạn 20022006. Kết quả cho thấy sự tham gia của nước ngoài đến từ các nước phát triển sẽ làm giảm nợ xấu. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy các ngân hàng quốc doanh gặp nợ xấu cao hơn. Quy mô vốn lớn thì nợ xấu lớn, tăng trưởng tín dụng cao thì giảm nợ xấu. Trong môi trường kinh d
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC ANH TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TP HCM, Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC ANH TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN TP HCM, Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Tác động rủi ro tín dụng đến hiệu kinh doanh Ngân hàng thương mại Việt Nam” công trình nghiên cứu tác giả Các thông tin, liệu sử dụng đề tài trung thực, xác đáng tin cậy Các nội dung trích dẫn tác giả thu thập từ nguồn khác có ghi rõ nguồn gốc phần tài liệu tham khảo TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 09 năm 2016 Tác giả Nguyễn Quốc Anh MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 RỦI RO TÍN DỤNG 2.1.1 Khái niệm 2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 2.2 HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10 2.2.1 Khái niệm hiệu kinh doanh ngân hàng thương mại .10 2.2.2 Các tiêu phản ánh hiệu kinh doanh 15 2.3 TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 17 2.3.1 Rủi ro tín dụng tác động đến lợi nhuận rủi ro NHTM .17 2.3.2 Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến HQKD 18 2.3.3 Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế vĩ mô 18 2.4 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 19 2.4.1 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến RRTD NHTM 20 2.4.2 Tác động RRTD đến hiệu kinh doanh NHTM 30 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RRTD 39 3.2 MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTM 48 3.3 DỮ LIỆU 50 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .52 4.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 52 4.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 57 4.2.1 Rủi ro tín dụng 57 4.2.2 Hiệu kinh doanh NHTM Việt Nam 62 4.3 TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 63 4.3.1 Rủi ro tín dụng làm suy giảm lợi nhuận 63 4.3.2 Dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng làm suy giảm lợi nhuận 64 4.3.3 Tái cấu ngân hàng nhằm hạn chế RRTD cải thiện hiệu kinh doanh 65 4.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 68 4.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng 68 4.4.1.1 Thống kê mô tả 68 4.4.1.2 Phân tích hệ số tương quan 69 4.4.1.3 Kiểm định đa cộng tuyến .70 4.4.1.4 Phân tích kết hồi quy 74 4.4.2 Tác động rủi ro tín dụng đến hiệu kinh doanh NHTM 77 4.4.2.1 Thống kê mô tả 77 4.4.2.2 Phân tích hệ số tương quan 79 4.4.2.3 Kiểm định đa cộng tuyến .79 4.4.2.4 Phân tích hồi quy 83 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP 89 5.1 KẾT LUẬN 89 5.2 GIẢI PHÁP TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA MÔ HÌNH 93 5.3 GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ 95 5.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 96 5.4.1 Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng .96 5.4.2 Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel 97 5.4.3 Kiểm soát quy trình tín dụng nâng cao công tác thẩm định tín dụng 99 5.4.4 Giám sát, kiểm tra khắc phục hậu rủi ro tín dụng 100 5.5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM .101 5.5.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động cấp tín dụng NHTM 101 5.5.2 Hoàn thiện cấu tổ chức hoạt động ngân hàng .101 5.5.3 Tăng quy mô ngân hàng .102 5.6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 103 5.7 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .104 5.7.1 Hạn chế .104 5.7.2 Hướng nghiên cứu .104 KẾT LUẬN 106 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á AEG Advisor Expert Group Nhóm chuyên gia tư vấn Liên Hợp Quốc BCBS Basel Committee on Ủy ban Basel Giám sát Ngân Banking Supervision hàng BCTC Báo cáo tài FEM Fixed Effects Model Mô hình hiệu ứng cố định FGLS Feasible Generalized Least Bình phương tối thiểu tổng quát Squares khả thi GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GDPGR Gross Domestic Product Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc Growth nội Generalized Method of Mô hình hồi quy moment tổng Moments quát GMM 10 HQKD Hiệu kinh doanh 11 IER Interest expense rate Tỷ lệ chi phí lãi 12 INFLA Inflation Lạm phát 13 IMF International Monetary Fund Tổ chức Tiền tệ Thế giới 14 LGR Loan Growth Rate Tăng trưởng tín dụng 15 LR Loan Rate Hệ số nợ 16 NHTM Ngân hàng thương mại 17 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 18 NHNN Ngân hàng Nhà nước 19 NII Non-interest income Tỷ lệ thu nhập lãi 20 NPL Non-performing loan Tỷ lệ nợ xấu 21 OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ 22 REM Random Effects Model Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên 23 ROE Return on equity Tỷ lệ thu nhập vốn chủ sở hữu 24 ROA Return on asset Tỷ lệ thu nhập tổng tài sản 25 RRTD 26 SIZE 27 TCTD Tổ chức tín dụng 28 TTS Tổng tài sản 29 VAMC Rủi ro tín dụng Size Vietnam Asset Management Quy mô ngân hàng Công ty Quản lý tài sản Company 30 VCSH Vốn chủ sở hữu DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 2.1: Tổng kết nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến RRTD 26 Bảng 2.2: Tổng kết nghiên cứu tác động RRTD đến hiệu HĐKD NHTM 33 Bảng 3.1: Mô tả biến sử dụng mô hình 47 Bảng 3.2: Mô tả biến sử dụng mô hình 49 Bảng 4.1 Lợi nhuận trước thuế NHTMCP Việt Nam 62 Bảng 4.2: Khả sinh lời NHTM Việt Nam 63 Bảng 4.3 Thống kê mô tả liệu mô hình 68 Bảng 4.4 Ma trận hệ số tương quan biến mô hình 70 Bảng 4.5 Hệ số VIF 71 Bảng 4.6 Bảng tổng kết kết hồi quy mô hình .72 Bảng 4.7 Thống kê mô tả liệu mô hình 77 Bảng 4.8 Ma trận hệ số tương quan biến mô hình 79 Bảng 4.9 Hệ số VIF mô hình .80 Bảng 4.10 Bảng tổng kết kết hồi quy mô hình với ROE 81 Bảng 4.11 Bảng tổng kết kết hồi quy mô hình với ROA 86 Bảng 5.1 Bảng tổng kết dấu kết hồi quy mô hình 90 Bảng 5.2 Bảng tổng kết dấu kết hồi quy mô hình với ROE 92 Hình 5.1 Tổng hợp kết hồi quy từ hai mô hình .93 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Tăng trưởng GDP Việt Nam .52 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam 53 Biểu đồ 4.3: Lãi suất danh nghĩa Việt Nam 54 Biểu đồ 4.4: Tỷ giá VND/USD 55 Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam 56 Biểu đồ 4.6: Dư nợ tín dụng tổng tài sản NHTMCP .57 Biểu đồ 4.7: Tăng trưởng tín dụng hệ thống NHTM Việt Nam 58 Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ NHTM Việt Nam .60 Biểu đồ 4.9: RRTD HQKD NHTM Việt Nam .63 Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ nợ xấu SCB, SHB HDB 66 Biểu đồ 4.11: Lợi nhuận sau thuế SCB, SHB HDB 67 10 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên sở tiếp cận lý thuyết RRTD HQKD NHTM tác giả lựa chọn xác định vấn đề nghiên cứu chủ yếu, thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng mô hình hồi quy đa biến cách hồi quy theo mô hình Pooled, Fixed Effect, Random Effect sử dụng phương pháp GMM để giải nội sinh liệu bảng Ngoài tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu diễn giải, tổng hợp, so sánh, phân tích để thực mục tiêu nghiên cứu 3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RRTD Các nghiên cứu gần cho vấn đề sử dụng liệu dạng bảng động (Dynamic Panel Data ), ví dụ Cheng Kwan (2000), Calderon Chong (2001), Salas Saurina (2002), Beck Levine (2004), Santos-Paulino Thirlwall (2004) Carstensen Toubal (2004) Athanasoglou et al (2009) Merkl Stolz (2009) Tác giả lựa chọn mô hình hồi quy đa biến phù hợp với nghiên cứu trước đây, dựa theo mô hình nghiên cứu tác giả Hasna Chaibi Zied Ftiti năm 2015 để xác định yếu tố ảnh hưởng đến RRTD NHTM: NPLit = α+ γNPLi,t-1 + βjXi,t + vi + εi,t (1) Trong đó: α hệ số chặn NPLi,t-1 tỷ lệ nợ xấu NH i vào năm t Tỷ lệ nợ xấu sử dụng để đo lường mức độ RRTD (Vania Andriani, Sudarso Kaderi Wiryono, 2015) γ tác động biến trễ tỷ lệ nợ xấu đến tỷ lệ nợ xấu năm t Xi,t vector biến độc lập, bao gồm biến vĩ mô biến nội NH Biến nội NH: ETA i,t , LEVi,t , SIZE i,t , EFFi,t , ROE i,t , NII i,t , PLL i,t; biến vĩ mô: GGDPt , INRt , INFt , UNRt , EXRt βj tác động vector biến độc lập đến tỷ lệ nợ xấu vi đặc điểm riêng không quan sát NH εi,t phần dư mô hình Biến trễ biến phụ thuộc NPLi,t-1 có tương quan với vi Nên ước lượng phương pháp bình phương 22 nhỏ OLS sẽ gây ước lượng bị chệch không vững Phương trình hồi quy (1) sẽ vững ước lượng phương pháp GMM (Generalized method of moments) Arellano Bond (1991) * Biến nội ngân hàng: (1) Dự phòng RRTD (LLR ) = Loan loss reserve/Total loan (Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ Giả thuyết 1: Có mối quan hệ chiều dự phòng RRTD với tỷ lệ nợ xấu (2) Kém hiệu chi phí hoạt động (EFF- Operating inefficiency) = Operating expenses/Operating income = Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động Giả thuyết 2: Có mối tương quan chiều kém hiệu chi phí hoạt động với tỷ lệ nợ xấu (3) Đòn bẩy (LEV) = Total liabilities/Total assets = Tổng huy động/Tổng tài sản.Giả thuyết 3: Có mối tương quan chiều đòn bẩy với tỷ lệ nợ xấu (4) Thu nhập lãi (NII ) = Non-interest income/Total income (Thu nhập lãi/Tổng thu nhập Giả thuyết 4: Có mối tương quan ngược chiều thu nhập lãi với tỷ lệ nợ xấu (5) Quy mô ngân hàng (SIZE ) = Natural log of total assets (Logarit Tổng tài sản Giả thuyết 5: Có mối tương quan chiều quy mô NH với tỷ lệ nợ xấu (6) Lợi nhuận ngân hàng (ROE) = Net income/Total equity Giả thuyết 6: Có mối tương quan ngược chiều lợi nhuận ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu * Biến vĩ mô (7) Lạm phát (INF) = Inflation rate Giả thuyết 7: Có mối tương quan chiều tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ nợ xấu (8) Tăng trưởng GDP (GGDP) = GDP growth Giả thuyết 8: Có mối tương quan nghịch chiều tăng trưởng GDP với tỷ lệ nợ xấu (9) Lãi suất danh nghĩa (INR) = Real interest rate Giả thuyết 9: Có mối tương quan chiều lãi suất danh nghĩa với tỷ lệ nợ xấu (10) Tỷ lệ thất nghiệp (UNR) = Unemployment rate Giả thuyết 10: Có mối tương quan chiều tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ nợ xấu (11) Tỷ giá (EXR) = Exchange rates Giả thuyết 11: Có mối tương quan ngược chiều tỷ giá hối đoái với tỷ lệ nợ xấu Bảng 3.1: Mô tả biến sử dụng mô hình Biến Biến phụ thuộc đo lường RRTD: Tỷ lệ nợ xấu (NPL) Biến độc lập Nội ngân hàng Dự phòng RRTD (LLR) Kém hiệu chi phí hoạt động (EFF) Đòn bẩy (LEV) Thu nhập lãi (NII) Quy mô (SIZE) Lợi nhuận (ROE) Cách tính Nợ xấu/Tổng dự nợ Kỳ vọng Dự phòng RRTD/Tổng dư nợ + Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động + Tổng huy động/Tổng tài sản Thu nhập lãi/Tổng thu nhập + - Logarit Tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu + - Biến kinh tế vĩ mô Lạm phát (INF) Tỷ lệ lạm phát Tăng trưởng GDP Tỷ lệ tăng trưởng GDP (GGDP) Lãi suất danh Lãi suất danh nghĩa nghĩa (INR) Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp (UNR) Tỷ giá hối đoái Tỷ giá VND/USD (EXR) Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nghiên cứu có liên quan + + + - 3.3 MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTM Các tác giả Nicolae Petria (2013), Hasan Ayaydin (2014), Aremu Mukaila Ayanda (2013) nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến HQKD NHTM, nghiên cứu kết luận: tỷ lệ nợ xấu dự phòng RRTD có tác động đến HQKD NHTM Sử dụng biến ROE, ROA làm biến phụ thuộc, RRTD đại diện biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) tỷ lệ dự phòng RRTD (PLL), biến kiểm soát khác đưa vào mô hình thông qua vectơ X Mô hình hồi quy đa biến sử dụng, tham khảo từ các nghiên cứu Athanasolou cộng (2006), Aremu Mukaila Ayanda (2013), Hasan Ayaydin (2014), Alshatti (2015) cụ thể sau: (ROEit, ROAit) = α+ β1NPLi,t + β2PLLi,t + βjXi,t + vi + εi,t (2) Trong đó: α hệ số chặn β1 β2 tác động NPL PLL đến ROE, ROA Xi,t vector biến: bao gồm biến nội ngân hàng: EFFi,t, LEVi,t, NIIi,t, SIZEi,t biến vĩ mô: GGDPt , INRt , INFt , UNRt , EXRt βj tác động biến độc lập i đến ROE, ROA vi đặc điểm riêng không quan sát NHTM εi,t phần dư mô hình Tác giả sẽ ước lượng bốn mô hình Pooed OLS, Fixed Effect Random Effect FGLS liệu bảng để xem xét tác động của RRTD đến HQKD NHTM Giả thuyết 12: có mối tương quan ngược chiều NPL, LLP với ROE ROA Bảng 3.2: Mô tả biến sử dụng mô hình Biến Lợi nhuận (ROE) Cách tính Kỳ vọng Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận (ROA) Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản Tỷ lệ nợ xấu (NPL) Nợ xấu/Tổng dự nợ Dự phòng RRTD Dự phòng RRTD/Tổng dư (LLR) nợ Đòn bẩy (LEV) Tổng huy động/Tổng tài sản + Thu nhập lãi Thu nhập lãi/Tổng (NII) thu nhập Quy mô (SIZE) Logarit Tổng tài sản + Kém hiệu (EFF) Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động Biến kinh tế vĩ mô Lạm phát (INF) Tỷ lệ lạm phát +/- + Tăng trưởng GDP Tỷ lệ tăng trưởng GDP (GGDP) Lãi suất danh nghĩa Lãi suất danh nghĩa (INR) Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp (UNR) Tỷ giá hối đoái (EXR) Tỷ giá VND/USD +/Nguồn: tác giả tổng hợp từ nghiên cứu có liên quan 3.3 DỮ LIỆU Dữ liệu nội ngân hàng lấy từ Bankscope báo cáo tài kiểm toán 26 NHTM Việt Nam từ năm 2005 - 2015 Tác giả sử dụng số liệu 26 NHTM, tổng tài sản 26 NHTM chiếm 75% tổng tài sản NHTM Việt Nam, đảm bảo tính đại diện cho NHTM Việt Nam Dữ liệu vĩ mô trích xuất ADB Indicators từ năm 2005 đến năm 2015 TÓM TẮT CHƯƠNG Nội dung chương phân tích lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Đo lường yếu tố ảnh hưởng đến RRTD NHTM Việt Nam với liệu bảng động (Dynamic Panel Data); biến phụ thuộc tỷ lệ nợ xấu đại diện cho RRTD Nghiên cứu tác động RRTD đến HQKD Các biến vĩ mô biến nội ngân hàng phân tích lựa chọn Các giả thuyết trình bày cụ thể nhằm xác định chiều hướng tác động biến CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RRTD VÀ HQKD CỦA CÁC NHTM Theo nghiên cứu thực nghiệm, yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến RRTD HQKD NHTM Trong thời gian qua kinh tế Việt Nam có nhiều biến động trước tác động khủng hoảng tài toàn cầu Sự thay đổi tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá sẽ làm thay đổi tình hình kinh tế vĩ mô Sự thay đổi sách tiền tệ, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến kênh tín dụng NH, phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến HQKD NHTM 4.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 4.2.1 Rủi ro tín dụng Dư nợ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn danh mục tài sản ngân hàng: Hoạt động tín dụng chiếm khoảng 60-80% tổng tài sản NHTM, nên thu nhập tín dụng chiếm tỷ trọng lớn tổng thu nhập NHTM Tăng trưởng tín dụng trung bình năm 2008 – 2015 đạt 19,15% Tỷ lệ nợ xấu chi phí dự phòng RRTD gia tăng: Hoạt động tín dụng NHTM Việt Nam phát triển theo hướng tăng quy mô tốc độ tăng trưởng lại không tập trung nâng cao chất lượng tín dụng với biến động bất lợi kinh tế nên chất lượng tín dụng giảm mạnh Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu 4.08% Trong năm 2013, 2014 giảm xuống năm 2015 2,55% 4.2.2 Hiệu kinh doanh ROA ROE có chiều hướng gia tăng giai đoạn 2008-2010 Tuy nhiên, giai đoạn 2008 – 2015 số ROA ROE có xu hướng giảm, đặc biệt giảm mạnh năm 2012 (ROA giảm 43,12%, ROE giảm 46,8%) Năm 2013 2014, khả sinh lời NHTM tăng so với năm 2012 tương đương với 50% mức bình quân giai đoạn 2009-2011 Bảng 4.1: Khả sinh lời NHTM Việt Nam Năm ROA (%) 2008 1,29 2009 1,01 2010 1,29 2011 1,09 2012 0,62 2013 0,49 2014 0,51 2015 0,4 ROE (%) 14,56 10,42 14,56 11,88 6,31 5,56 5,49 5,7 Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam qua năm 4.3 TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 4.3.1 Rủi ro tín dụng làm suy giảm lợi nhuận 4.3.2 Dự phòng RRTD gia tăng làm suy giảm lợi nhuận 4.3.3 Tái cấu ngân hàng nhằm hạn chế RRTD cải thiện hiệu kinh doanh 4.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Bảng 4.2 Thống kê mô tả liệu mô hình Variable Obs Mean Std Dev Min Max NPL 233 0.022471 0.015822 0.001 0.1246 LLR 271 0.01115 0.006623 0.000129 0.037018 EFF 262 0.487958 0.190311 0.079532 2.0527 LEV 276 0.869828 0.11084 0.015271 1.129474 NII 264 0.160688 0.271395 -2.00369 0.785564 SIZE 276 17.34343 1.619804 11.88353 20.56153 ROE 275 0.114088 0.074759 0.000749 0.444905 GGDP 286 6.246387 0.742069 5.247367 7.547248 INF 286 9.280675 6.03656 0.63 23.11632 UNR 286 2.206564 0.262572 1.8 2.6 EXR 286 18932.05 2319.773 15916 22380.54 INR 286 9.820909 2.178888 7.62 13.46 Nguồn: Tác giả tính toán STATA 13 Tác giả kiểm định hệ số tương quan mô hình biến không bị đa cộng tuyến.Tác giả tiếp tục ước lượng mô hình Pooled, mô hình FEM mô hình REM Tuy nhiên phân tích tượng nội sinh mô hình, nên tác giả sẽ hồi quy theo phương pháp GMM Ahmad and Ariff (2007), Podpiera and Weill (2008), Louzis et al (2012), Hasna Chaibi Zied Ftiti (2015) ) liệu bảng Kết phân tích cuối dựa kết hồi quy theo GMM Bảng 4.3 Bảng kết hồi quy mô hình Variable L.NPL LLR EFF LEV Pooled NPL 0.172*** [2.69] 1.269*** [7.90] 0.01 [1.31] -0.00281 [-0.31] FEM NPL 0.0773 [1.15] 1.829*** [9.06] 0.00754 [0.84] -0.00789 [-0.74] REM NPL 0.172*** [2.69] 1.269*** [7.90] 0.01 [1.31] -0.00281 [-0.31] GMM NPL 0.0868* [1.79] 2.151*** [8.60] 0.00175 [0.27] -0.00302 [-0.53] NII SIZE ROE GGDP INF UNR EXR INR _cons Kiểm định Chow (pvalue) Kiểm định Hausman (p-value) Kiểm định BreshPagan (p-value) Kiểm địn Sargan (pvalue) Kiểm địn TTQ (pvalue) N R-sq T * 0.0140** [2.57] -0.00332*** [-3.28] -0.0192 [-1.16] 0.000113 [0.06] -0.000289 [-0.93] -0.00458 [-1.09] 0.0138** [2.24] -0.00652** [-2.17] -0.00874 [-0.45] 0.000943 [0.51] -0.000264 [-0.86] -0.00604 [-1.48] 0.0140** [2.57] -0.00332*** [-3.28] -0.0192 [-1.16] 0.000113 [0.06] -0.000289 [-0.93] -0.00458 [-1.09] 8.57E-07 [1.11] 0.00194** [2.07] 0.0347 [1.24] 1.23E-06 [1.07] 0.00127 [1.35] 0.0890** [2.17] 8.57E-07 [1.11] 0.00194** [2.07] 0.0347 [1.24] 0.0120*** [3.75] -0.00774*** [-4.27] -0.000479 [-0.03] -0.000662 [-0.75] -0.000146 [-1.28] -0.00421** [-2.37] 0.00000246** * [4.63] 0.000844* [1.88] 0.0886*** [3.95] 0.0108 0.00 1 204 204 0.452 0.469 statistics in brackets p[...]... QUAN TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Để có đạt được mục tiêu nghiên cứu đo lường tác động của RRTD đến HQKD của NHTM thì trước hết tác giả cần phải đánh giá được các yếu tố nào ảnh hưởng đến 20 rủi ro tín dụng và tiếp theo nghiên cứu tác động của RRTD đến hiệu quả kinh doanh của NHTM 2.4.1 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của NHTM Đã có rất nhiều các. .. triển của hệ thống tài chính và môi trường kinh tế vĩ mô Vì vậy khi bàn về tác động của RRTD đối với hiệu quả kinh doanh của NHTM chúng ta cần phải xem xét ở nhiều khía cạnh, tác động RRTD đối với kinh doanh ngân hàng, hệ thống ngân hàng, và môi trường kinh tế vĩ mô, cụ thể như sau: 2.3.1 Rủi ro tín dụng tác động đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng thương mại: RRTD là vấn đề được các NHTM quan tâm hàng. .. có tác động ngược chiều đến HQKD ngân hàng Nguyễn Việt Hùng (2008), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của 32 NHTM Việt Nam trong những năm 2001 – 2005 Kết quả cho thấy các nhân tố như tỷ lệ nợ xấu, dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động Trịnh Quốc Trung (2013), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của 39 NHTM Việt Nam trong... tổn thất tín dụng, phát hiện và bù đắp RRTD RRTD cao sẽ dẫn đến dự phòng RRTD cao 2.2 HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại Có nhiều quan điểm về hiệu quả kinh doanh (HQKD) của NHTM Theo Farrell (1957), hiệu quả là một phạm trù được sử dụng phổ biến nhằm đánh giá khả năng của một đơn vị trong việc tối đa hóa doanh thu đầu ra trong điều... thuộc và nghiên cứu tác động của RRTD đến hiệu quả ngân hàng Kết quả cho thấy RRTD có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng được đo lường thông qua chỉ số ROE Hasan Ayaydin (2014), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến vốn và lợi nhuận của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2003-2011 Sử dụng tỷ số ROE là biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Kết quả nghiên cứu chỉ ra... tháng 03 năm 2012 Với đề tài " Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam" tác giả phân tích và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTD, đồng thời làm sáng tỏ sự tác động RRTD đến HQKD của các NHTM Việt Nam là yêu cầu cần thiết • Khe hở nghiên cứu Qua nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến RRTD và các yếu tố RRTD Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa là... năng sinh lời của các ngân hàng trong điều kiện đảm bảo hoạt động NHTM được ổn định và hạn chế rủi ro, mà chủ yếu xem xét trong mối quan hệ tác động của RRTD đến hiệu quả kinh doanh của NHTM Quan điểm về hiệu quả nêu trên đã được tác giả sử dụng để nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của các NHTM là dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả kinh tế đạt được và... lời trong tổng tài sản của ngân hàng Trong đó, tổng tài sản sinh lời bao gồm các khoản cho vay, cho thuê, đầu tư chứng khoán 2.3 TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI RRTD dẫn đến phát sinh nợ xấu là không tránh khỏi, nợ xấu luôn song hành cùng hoạt động tín dụng mà xuất phát từ mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, vì vậy lợi nhuận thu được từ các hoạt động tín. .. điểm tác giả cho rằng: RRTD là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng Đây là rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nên mọi hoạt động tín dụng và RRTD đều ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như hiệu quả ngân hàng đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu thì RRTD xuất hiện có thể dẫn đến. .. của ngân hàng gia tăng, từ đó lợi nhuận của ngân hàng suy giảm, điều này có tác động trực tiếp và làm suy giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng (Hasan Ayaydin, 2014) 2.3.2 Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến HQKD Đây là tác động nghiêm trọng nhất của RRTD Do không thu hồi được các khoản cho vay, nợ xấu làm kéo dài quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng, trong khi đó ngân hàng vẫn phải thanh toán cho các