Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm virut Dengue cấp tính, lây truyền từ người sang người khác qua vật chủ trung gian là muỗi và có thể gây thành dịch lớn, mà muỗi Aedes aegypti hay
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Ca ́ n bô ̣ hướng dẫn: Ths NGUYỄN TẤN ĐẠT
Người thực hiê ̣n: Mã số sinh viên:
BÀNH THỊ HỒNG PHƯỚC
LÝ THIÊN PHÚC DƯƠNG CÔNG QUỐC NGUYỄN THI SÁCH KIM SOPHAK NGUYỄN THANH TÂM PHAN QUỐC THÁI PHAN THỊ THU THANH TRẦN THỊ NGỌC THẢO TRẦN THANH THANH
Cần Thơ, năm 2015
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN 3
1.1 Tình hình mắc sốt xuất huyết trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.1 Tình hình sốt xuất huyết trên thế giới 3
1.1.2 Tình hình sốt xuất huyết Dengue ở khu vực Đông Nam Ávà Châu Á-Thái Bình Dương 5
1.1.3 Tình hình sốt xuất huyết tại Việt Nam 5
1.2 Đặc điểm bệnh sốt xuất huyết 6
1.2.1 Tác nhân gây bệnh 6
1.2.2 Nguồn bệnh, tác nhân truyền bệnh 7
1.2.3 Biểu hiện của bệnh: 7
1.3 Các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết: 8
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.1 Kết quả nghiên cứu 10
2.1.1 Đối tượng 10
2.1.2 Tiêu chí lựa chọn 10
2.1.3 Tiêu chí loại trừ 10
2.1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 10
2.2 Phương pháp nghiên cứu 10
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 10
2.2.2 Cỡ mẫu 10
2.2.4 Nội dung nghiên cứu 10
2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu 13
2.2.6 Phương pháp phân tích số liệu 13
2.2.7 Phương pháp hạn chế sai số 13
2.3 Đạo đức Y học 13
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
Trang 33.1 Mô tả tình hình đặc điểm của xã/phường 15
3.2 Đặc điểm của hộ gia đình điều tra 17
3.2.1 Thông tin hộ gia đình 17
3.2.2 Đặc điểm nhân khấu học 17
3.3 Kiến thức về bệnh sốt xuất huyết 20
3.4 Thực hành về phòng chống bệnh sốt xuất huyết 26
3.5 Mối tương quan 29
CHƯƠNG IV BÀN LUẬN 31
4.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu: 31
4.2 Kiến thức về bệnh và phòng chống bệnh SXH: 32
4.2.1Kiến thức về bệnh: 32
4.2.2 Kiến thức về nguyên nhân và trung gian truyền bệnh: 32
4.2.3 Kiến thức về phòng bệnh: 33
4.2.4 Nguồn cung cấp thông tin về bệnh SXH: 34
4.3 Thực hành phòng chống bê ̣nh sốt xuất huyết 34
4.3.1 Thực hành chống muỗi đốt 34
4.3.2 Thực hành kiểm soát muỗi và lăng quăng 34
4.4 Mối liên hê ̣ giữa các biến số 35
KẾT LUẬN 36
1 Kiến thức về bệnh và phòng bệnh 36
2 Thực hành người dân về phòng bệnh SXH 36
3 Chỉ số côn trùng 37
KIẾN NGHỊ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
TƯ LIỆU HÌNH ẢNH THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG 1 – NHÓM 15 41
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết là một vấn đề rất được quan tâm trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nó không chỉ là một bệnh đơn thuần mà còn là một nỗi trăn trở, lo âu đối với những người làm công tác quản lý, dự phòng và phòng chống sốt xuất huyết Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm virut Dengue cấp tính, lây truyền từ người sang người khác qua vật chủ trung gian là muỗi và có thể gây thành dịch lớn,
mà muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn là trung gian truyền bệnh chủ yếu Bệnh sốt xuất huyết Dengue lưu hành trên 100 quốc gia thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, châu
Mỹ, châu Phi với khoảng 3,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sôt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, và nếu không được chẩn đoán sớm
và xữ trí kịp thời dễ dẫn tới tử vong (4,5)
Hiện nay, tỷ lệ mắc và sốt xuất huyết vẫn còn tăng đáng kể ở một số quốc gia trên thế giới Việt Nam là nước nằm trong vùng có dịch sốt xuất huyết lưu hành cao, tình hình nhiễm sốt xuất huyết ở Việt Nam không ổn định, những thời kỳ cao điểm của dịch sốt xuất huyết là từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm Và trong năm 2015, dịch sốt xuất huyết đã lan rộng làm tăng số ca mắc gây tình trạng báo động cao cho công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở nước ta Sốt xuất huyết là một căn bệnh không dễ xóa sổ và ngăn chặn, hiện nay vẫn chưa có một loại vaccine hiệu quả nào được đưa vào ứng dụng lâm sàng để phòng chống cũng như chưa có thuốc điều trị triệt để bệnh sốt xuất huyết Bệnh sốt xuất huyết luôn rình mò, ẩn nấp xung quanh
ta, và khi chúng ta lơ là trong việc đấu tranh chống lại nó thì nó sẽ gây bệnh cho chúng ta và những người xung quanh Nguyên nhân là do muỗi là vector truyền bệnh chính, môi trường đẻ trứng của muỗi rộng, và sự kiểm soát, ngăn chặn của con nguời đối với sự phát triển của muỗi còn hạn chế Và hậu quả của điều này là dẫn đến các đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết ở nước ta, nỗi bật nhất ở các năm 1983,
1987, 1998 gây hậu quả nặng nề
Vì vậy để phòng chống sốt xuất huyết cần có một sự nổ lực lâu dài không chỉ của những người nhân viên y tế, mà rất cần sự ý thức, hành động của cá nhân và toàn thể cộng đồng Trong chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống sốt xuất huyết nước ta, nhiều mô hình phòng chống sốt xuất huyết dựa vào diệt vector truyền bệnh đặc biệt là lăng quăng được triển khai đến từng hộ gia đình và toàn cộng đồng Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết hiện nay, để trả lời câu hỏi “Tại sao bệnh sốt xuất huyết lại có xu hướng gia tăng ?”, chúng tôi tiến hành một cuộc khảo sát tại khu vực Thạnh Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ, nghiên cứu về kiến thức, thực hành của người dân tại đây trong việc phòng chống sốt xuất huyết, thu thập số liệu để làm cơ sở nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân
Cuộc khảo sát này được thực hiện với hai mục tiêu chính:
Trang 5 Tìm hiểu kiến thức của người dân khu vực Thạnh Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ về bệnh sốt xuất huyêt và phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Tìm hiểu thái độ, thực hành của người dân khu vực Thạnh Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ về phòng chống bệnh sốt xuất huyêt
Trang 6CHƯƠNG I TỔNG QUAN
1.1 Tình hình mắc sốt xuất huyết trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Tình hình sốt xuất huyết trên thế giới
Sự tiến hóa theo ‘thời gian’ là một nét đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết Dengue Một trường hợp bệnh tương tự đã được đề cập trong cuốn Bách khoa toàn thư về Y học của Trung Quốc trước năm 1000 Những mô tả có tính thuyết phục về một ca bệnh tại châu Phi, châu Á và Bắc Mỹ từ cuối thế kỷ XVIII Từ đây cho đến Đại chiến Thế giới lần thứ hai, căn bệnh này có điều kiện lây lan sang nhiều khu vực khác nhờ vào giao thông đường thủy giữa các lục địa ngày càng phổ biến, một vụ dịch lớn đã xảy ra và được biết đến tại Hy Lạp vào các năm 1927-1928
Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) đã tăng đáng kể trên toàn thế giới, trong những năm gần đây Hơn 2.5 tỷ người (trên 40%) dân số thế giới đang có nguy cơ bị sốt xuất huyết Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện nay có thể 50-
100 triệu ca SXH trên toàn thế giới mỗi năm [18],[19],[20]
Trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia trải qua dịch bệnh sốt xuất huyết nặng, đến bây giờ đã có hơn 100 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á, và Tây Thái Bình Dương có SXH lưu hành Trong đó, châu Mỹ, Đông Nam
Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực có dịch bệnh lưu hành nghiêm trọn nhất Hội chứng sốc SXH lần đầu tiên được quan sát thấy ở Jamaica vào năm 1978, cùng lúc
đó hội chứng này củng xuất hiện ở Đông Nam Á Năm 2006 có khoảng 500.000ca SXH dengue thể xuất huyết (DHF) và từ 20.000-25000 ca tử vong, tỉ lệ chết/mắc của DHF chiếm 4-5% [8] Ở châu Mỹ, trong năm 2010 hơn 1.7 triệu ca sốt xuất huyết đã được báo cáo, với 50.235 trường hợp nặng và 1.185 trường hợp tử vongvà năm 2013 đã tăng lên 2,35 triệu trường hợp mắc SXH [23] Ở Châu Phi, trong suốt
50 năm từ 1960 đến năm 2010, hai mươi dịch SXH đã được báo cáo ở 15 quốc gia của châu Phi, nỗi bật nhất là phía đông châu Phi [18], [19]
Trang 7Hình 1.1 Tình hình phân bố của muỗi Aedes aegypti và bệnh sốt xuất huyết trên thế giới
Số lượng các trường hợp không chỉ gia tăng khi bệnh lây lan đến các khu vực mới, mà còn có các vụ dịch bùng nổ ở các nơi đang diễn ra Các mối đe dọa của một
vụ dịch SXH có thể đang tồn tại ở các vùng kể trên và nguy cơ lan rộng rất lớn Năm 2012, một đợt bùng phát SXH trên đảo Madeira của Bồ Đào Nha dẫn đến hơn
2000 ca ngoại lai đã được phát hiện tại 10 quốc gia khác ở châu Âu
Trong năm 2013 các ca xuất huyết ở Hoa Kỳ và tỉnh Vân Nam Trung Quốc Ở Châu Á, SXH được báo động đến cả Singapore và Lào Trong 2014, xu hướng này chỉ tăng về số lượng trường hợp ở Malaysia và Vanuatu với SXH type 3 (DEN-3) ảnh hưởng đến các quốc đảo Thái Bình Dương sau khi biến mất hơn 10 năm
Ước tính có khoảng 500 000 người bị sốt xuất huyết nặng phải nhập viện mỗi năm, một tỷ lệ lớn trong số đó là trẻ em Khoảng 2,5% số người chết bị ảnh hưởng
Trang 81.1.2 Tình hình sốt xuất huyết Dengue ở khu vực Đông Nam Ávà Châu Á-Thái Bình Dương
Khoảng 1,8 tỉ (hơn 70%) dân số có thế giới có nguy cơ mắc SXH sống tại các khu vực Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương, đây là vùng chịu 75% gánh nặng bệnh tật do SXH gây ra [18],[22]
Ở khu vực Tây Thái Bình dương, từ năm 2001-2008 có tổng cộng 1.020.333 ca mắc được ghi nhận tại Campuchia, Malaysia, Philippin, Việt Nam, đây là những nước có tỉ lệ mắc và tử vong do SXH cao nhất (4789 ca tử vong) Năm 2009, có 242.422 ca trong 25 quốc gia khu vực, khi phân lập vi rút thấy cả 4 type Vector chính là muỗi Ae.aegypti, vector phụ là Ae.albopictus Các trương hợp mắc sốt xuất huyết xảy ra chủ yếu ở các thành phố, thị trấn, và các khu vực ven đô thị nơi có mật
độ dân số cao Tuy nhiên gần đây SXH có xu hướng xảy ra ở các khu vực nông thôn, như ở Campuchia và Việt Nam [3],[8],[21]
Theo thông tin của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương ngày 20/10/2015, tại một số quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương, sốt xuất huyết vẫn có diễn biến phức tạp và đang có xu hướng gia tăng:
Tại Philippines: từ đầu năm 2015 đến nay có 108.263 trường hợp SXH, trong đó
có 317 trường hợp tử vong Số mắc tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2014 Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100.000 dân là 106.33
Tại Malaysia: Tổng cộng số mắc từ đầu năm 2015 tại Malaysia đến nay là 96.222 trường hợp (tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2014), trong đó có 263 trường hợp tử vong Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100.000 dân là 313,94
Việt Nam: tình hình sốt xuất huyết vẫn có diễn biến phức tạp, đầu năm đến nay
cả nước ghi nhận hơn 49.000 trường hợp mắc tại 54 tỉnh, thành phố trong đó có 34 trường hợp tử vong Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100.000 dân là 49,17.[5]
1.1.3 Tình hình sốt xuất huyết tại Việt Nam
Tại Việt Nam báo cáo ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên xảy ra ở miền Nam vào năm 1959, cho đến nay bệnh này đã lan toàn quốc Bệnh có ảnh hưởng nặng ở tuổi dưới 15 và có xu hướng gây bệnh nặng ở các nhóm tuổi khác [8],[15]
Năm 1963, dịch có xác định mần bệnh ở đồng bằng song Cửu Long Từ đây, bệnh phát ra rộng ra nhiều vùng khác nhau trên cả nước xu hướng tăng vào các năm
1975, 1977, 1980, 1983, 1987 với số ca mắc tăng dần Trong đó vụ dịch SXH lớn nhất vào năm 1987dịch bùng phát với số mắc trên 300.000 và tử vong trên 1000 trường hợp
Bảng 1.2 tình hình mắc và chết do SXH ở Việt Nam 2000-2014 [7],[9], [10]
100.000 dân
Số tử vong
Tỷ lệ chết /mắc
Trang 932,55 54,49 39,84 61,50 95,93 68,56 81,43 122,52 110,52 119,64 144,69
Giai đoạn 2000- 2014 là giai đoạn Việt Nam thiết lập và thực hiện chương trình phòng chống SXH quốc gia thì tình hình dịch bệnh đã giảm, trung bình mỗi năm ghi nhận 50.000 - 100.000 trường hợp mắc, riêng 2010 có số mắc cao nhất là 128.831 trường hợp, 109 tử vong Số mắc giảm dần qua các năm, năm 2014 là năm có số mắc thấp nhất trong vòng 10 năm qua với 17.766 trường hợp mắc và 17 tử vong Tuy nhiên đầu năm 2015 đến nay, số trường hợp mắc sốt xuất huyết đến nay tăng lên hơn 49.000 trường hợp mắc tại 54 tỉnh thành phố, trong đó có 34 trường hợp tử vong
1.2 Đặc điểm bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịchdo vi rút
Dengue gây ra Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh
1.2.1 Tác nhân gây bệnh
Vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus Vi rút này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 Bệnh nhân nhiễm với chủng vi rút nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng vi rút đó mà thôi Chính vì vậy mà những người sống trong vùng lưu hành dịch dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời Nhiễm vi rút dengue gây nên triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy từng cá thể Bệnh có thể chỉ biểu hiện nhưmột hội chứng nhiễm vi rút không đặc hiệu hoặc bệnh lý xuất huyết trầm trọng và đưa đến tử vong
- Thời kì ủ bệnh và lây truyền:
+ Từ 3- 14 ngày trung bình là 5- 7 ngày
+ Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kì có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt
là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút
Trang 10+ Muỗi bị nhiễm vi rút thường sau 8- 12 ngày sau hút máu có thể lây truyền bệnh cho người
1.2.2 Nguồn bệnh, tác nhân truyền bệnh
Người bệnh nhiễm vi rút Dengue do muỗi Aesdes đốt mang vi rút rồi truyền cho
người lành Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết
Dengue là Aedes aegypti vad Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti
Muỗi Aedes là một loài muỗi có kích thước từ nhỏ đến trung bình Muỗi Aedes aegypti vad Aedes albopictuscó màu đen, thân và chân có những đốm trắng nên
thường được gọi là muỗi vằn
+ Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà
+ Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20ºC
+ Muỗi vằn hoạt động hút máu và truyền bệnh chủ yếu vào ban ngày, nhiều nhất là vào lúc sáng sớm và chiều tối và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi
Người là ổchứa vi rút chính Sự lan truyền dịch xảy ra ở những vùng có nhiều muỗi Aedes, vệ sinh môi trường kém, dân cư sống chen chúc [1],[2],[4],[16]
1.2.3 Biểu hiện của bệnh:
- Thể bệnh nhẹ:
+ Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt
+ Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu
+ Có thể có nổi mẩn, phát ban
- Thể bệnh nặng:
Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
+ Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng)
Trang 11+ Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong
1.3 Các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết:
1 Chính quyền các cấp chỉ đạo việc cải tạo vệ sinh môi trường, khơi thông cống
rãnh, không để tồn động các vũng nước động, bãi rác… phát động các phong
trào vệ sinh môi trường phòng bệnh
2 Đối với cộng đồng, mỗi tuâ ̀n, mỗi gia đình hãy dành 10 phút để thực hiện:
- Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng) bằng cách:
+ Thường xuyên cọ, súc rửa lu, khạp, chum vại, phi…, dùng bàn chà chà sát
để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ Đậy nắp không cho muỗi vào đẻ trứng
+ Đối với những dụng cụ chứa nước lớn không thể xúc rửa hoặc đậy nắp được ta có thể thả cá hoặc mê zô vào tất cả các vật chứa nước trong nhà (bể, giếng, chum, vại, lu, khạp ) để diệt bọ gậy (lăng quăng)
+ Đối với các dụng cụ: bát kê chân chạn, lọ hoa, chậu cây cảnh… thay nước
ít nhất một lần trong một tuần, cho muối ăn hoặc dầu vào bát kê chân chạn, cọ rửa thành của vật dụng để loại bỏ trứng
+ Không để cho các hốc cây, máng xối động nước
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống
bơ, vỏ dừa , dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến
+ Phát quang bụi rậm
+ Trong nhà: Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, không treo quần áo bừa bộn
để giảm bớt chỗ cư ngụ của muỗi
Lưu ý: Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi vào không gian
Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi + Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác
Trang 12- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch [3],[6],[17]
Trang 13CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Kết quả nghiên cứu
Người bị bệnh câm, điếc hoặc không có khả năng tiếp xúc
2.1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: khu vực Thạnh Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng
Thời gian: 7/12/2015
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2 Cỡ mẫu
100 hộ gia đình tại khu vực Thạnh Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng được
chọn ngẫu nhiên đưa vào mẫu nghiên cứu
2.2.4 Nội dung nghiên cứu
2.2.4.1 Thông tin hộ gia đình
- Họ và tên người được phỏng vấn
- Tuổi: là tuổi dương lịch được tính bằng cách lấy năm hiện tại trừ đi năm sinh
- Giới tính: nam, nữ
- Dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer,…
- Học vấn: là trình độ người được phỏng vấn, được chia thành: mù chữ, cấp I, cấp
II, cấp III, trung học, CĐ, ĐH, SĐH
- Nghề nghiệp: là nghề mang lại thu nhập chính cho đối tượng Được chia làm các nghề: CBNN, nhân viên công ty tư nhân, làm ruộng, làm mướn, học sinh, nội
trợ, thất nghiệp…
- Địa phương xếp gia đình anh chị vào loại nào: là tình trạng kinh tế của gia đình được địa phương xác nhận, đươc chia thành:rất nghèo, nghèo, đủ ăn, khá giả, giàu
- Gia đình có trẻ dưới 5 tuổi hay không
2.2.4.2 Thông tin kiến thức về bệnh SXH
Kiến thức bệnh:
Trang 14- Anh chị có biết bệnh SXH biểu hiện như thế nào không? (nhiều câu chọn) (không đọc các gợi ý, chỉ hỏi còn gì khác không)
Không biết
Đau nhức mình mẩy
Sốt cao liên tục từ 2-7 ngày
Chảy máu cam
Chấm chảy máu ở da
Đau bụng
Nôn ói
Khác……
Kiến thức trung gian truyền bệnh:
- Bệnh SXH lây như thế nào?
Không biết
Do muỗi chích
Khác…
- Nếu do muỗi, anh/chị có biết muỗi gì gây SXH?
Không nghe/không biết
Muỗi vằn/ Aedes/ sọc trắng đen
Lọ hoa, chén nước chống kiến tủ đựng thức ăn
Gáo dừa đọng nước
Trang 15 Phòng ngừa được
Không biết
- Nêu các biện pháp loại trừ muỗi đẻ trứng, diệt muỗi, phòng ngừa muỗi đốt Loại trừ nơi muỗi đẻ trứng (diệt lăng quăng):
Đậy kín vật chứa nước
Súc rửa thường xuyên vật chứa nước
Thả cá
Vớt bỏ lăng quăng
Bỏ buối hoặc dầu vào chén nước chống kiến
Khác…
Phòng muỗi cắn và diệt muỗi:
Xịt thuốc diệt muỗi
Sử dụng vợt điện
Sử dụng nhang xua muỗi
Thoa thuốc xua muỗi
Ngủ mùng (kể cả ban ngày)
Quạt máy
Mặc quần áo dài tay
Khác…
2.2.4.3 Nguồn cung cấp thông tin y tế
- Anh chị nhận các thông tin về sức khỏe kể cả thông tin về SXH từ đâu?
Ti vi (truyền hình)
Sách, báo
Loa/đài của xã, phường
Tranh ảnh/ tờ rơi/ khẩu hiệu/ Pano/ áp phích
2.2.4.4 Thực hành diệt lăng quăng và muỗi
- Anh chị có áp dụng diệt lăng quăng hoặc biện pháp xua diệt muỗi nào không?
Có
Không
- Nếu có, như thế nào?
Loại trừ nơi muỗi đẻ trứng:
Đậy kín vật chứa nước
Súc rửa thường xuyên vật chứa nước
Trang 16 Thả cá
Vớt bỏ lăng quăng
Bỏ buối hoặc dầu vào chén nước chống kiến
Khác…
Phòng muỗi cắn và diệt muỗi:
Xịt thuốc diệt muỗi
Sử dụng vợt điện
Sử dụng nhang xua muỗi
Thoa thuốc xua muỗi
Ngủ mùng (kể cả ban ngày)
Quạt máy
Mặc quần áo dài tay
Khác…
2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.5.1 Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi thiết kế sẵn
2.2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp
2.2.5.3 Nhân lực
Nhóm sinh viên lớp YB khóa 39
2.2.6 Phương pháp phân tích số liệu
Khi thu lại bộ câu hỏi, kiểm tra sai sót và bổ sung thông tin, đảm bảo thông tin đầy đủ
Loại bỏ các phiếu trả lời không sử dụng được
Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp, xử lí theo phương pháp thống kê y học được thực hiện trên phần mềm Epidata 3.0, Excel 2003
2.2.7 Phương pháp hạn chế sai số
Tập huấn cho điều tra viên về phương pháp điều tra, kỹ năng phỏng vấn nhất là phải khách quan trong ghi chép Phân công rõ ràng nhiệm vụ, địa bàn của từng điều tra viên
Thiết kế bộ câu hỏi đơn giản, dễ hiểu
Trang 17Thông tin của đối tượng được bảo mật, chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu
Trang 18CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Mô tả tình hình đặc điểm của xã/phường
Khảo sát được thực hiện tại khu vực Thạnh Phú của Phường Phú Thứ, số hộ gia đình trong khu vực này có hơn 400 hộ, tuy nhiên chỉ khảo sát 100 hộ gia đình sinh sống tại đây để lấy mẩu Người dân ở khu vực này còn khó khan về kinh tế, phần lớn sử dụng nước sinh hoạt từ nước sông, một số ích hộ gia đình sử dụng nước máy Phú Thứ là một trong 7 phường thuộc quận Cái Răng, Thành Phố Cần Thơ Quận Cái Răng được thành lập theo nghị định số05/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng
1 năm 2004 của Chính phủ Việt Nam,là quận nằm ở cửa ngõ phía nam của thành phố, có Quốc lộ 1A đi qua, ngay từ khi mới thành lập, quận Cái Răng đã được xem
là trọng điểm phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ Phường Phú Thứ là phường
có diện tích 2.013,81 ha diện tích rừng tự nhiên, phường có diện tích lớn nhất của Quận Cái Răng
Dân số :dân số năm 2004 là 12781 người, mật độ dân số đạt 635 người/km²
Giao thông của phường có các con đường ở phường Phú Thứ bao gồm đường Nguyễn Thị Sáu, đường Bùi Quang Trinh, đường Lê Nhựt Tảo, đường Cao Minh Lộc, đường Trần Văn Sắc, đường Lâm Văn Phận, đường Mai Chí Thọ, đường Lê Tấn Quốc
Quá trình hình thành
- Thời Pháp thuộc :
Sau khi chiếm hết được các tỉnh Nam Kỳ vào năm 1867, thực dân Pháp dần xóa
bỏ tên gọi tỉnh An Giang cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn, đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra Ngày 1 tháng 1 năm 1868, Thống đốc Nam Kỳ là Bonard quyết định đặt huyện Phong Phú thuộc hạt Sa Đéc, đồng thời lập Toà Bố tại
Trang 19Sa Đéc Vào thời điểm này ở huyện Phong Phú có 5 chợ chính là: Cần Thơ, Ô Môn, Bình Thủy, Trà Niềng và Cái Răng Ngày 23 tháng 2 năm1876, Thống đốc Nam
Kỳ ra Nghị định mới lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập hạt tham biện Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ.Về sau, làng Trường Thạnh được đổi tên thành làng Thường Thạnh Đông, đồng thời tách đất làng Đông Phú để thành lập mới làng Phú Thứ và làng Thạnh An
- Giai đoạn 1956-1976
Sau năm 1956, các làng gọi là xã Ngày 22 tháng 10 năm 1956, theo Sắc lệnh số 143-NV, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh.Lúc này các xã Đông Phú, Phú Thứ, Tân An, Thuận Đức cùng thuộc tổng Định An, huyện Châu Thành Ngày 30 tháng 9 năm 1970, theo Sắc lệnh số 115-SL/NV của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Trần Thiện Khiêm, thị xã Cần Thơ được chính thức tái lập
- Giai đoạn 1976-2003
Tháng 12 năm 1976, huyện Châu Thành hợp nhất hai xã Thạnh An và Phú Thứ lại thành xã Phú An
- Từ năm 2004 đến nay
Ngày 02 tháng 01 năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã ra Nghị định
số 05/2004/NĐ-CP, về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương Thành lập phường Phú Thứ trên cơ sở 2.013,29 ha diện tích tự nhiên và 12.781 nhân khẩu của xã Phú An (thuộc
huyện Châu Thành)
Tình hình mắc bệnh sốt xuất huyết
Năm 2014, có 6 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại khu vực Thạnh Phú phường Phú Thứ quận cái Răng,Ninh kiều Cần Thơ
Trang 203.2 Đặc điểm của hộ gia đình điều tra
3.2.1 Thông tin hộ gia đình
Biểu đồ 3.1: Tình hình kinh tế hộ gia đình
*Nhận xét: tỉ lệ hộ gia đình có điều kiện kinh tế đủ ăn chiếm cao nhất (80%), vẫn còn 17% hộ nghèo, không có hộ rất nghèo và hộ giàu
*Nhận xét: số hộ gia đình không có trẻ dưới 5 tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn 18% so với gia đình có trẻ dưới 5 tuổi
3.2.2 Đặc điểm nhân khấu học
Bảng 3.2 Đặc điểm tuổi của đối tượng điều tra
Bảng 3.1:Tỉ lệ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative Percent Valid
Trang 21N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng 3.3 Phân loại nhóm tuổi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Biểu đồ 3.2 Phân loại nhóm tuổi
*Nhận xét: phần lớn đối tượng điều tra có độ tuổi lớn hơn 54 (chiếm 37%) và đối tượng chiếm tỉ lệ thấp nhất ở độ tuổi nhỏ hơn 25 Các nhóm tuổi còn lại có tỉ lệ chiếm từ 17-20%
Trang 22*Nhận xét: đa số đối tượng điều tra là nữ (chiếm 79%)
Biểu đồ 3.3 Dân tộc
*Nhận xét: đối tượng điều tra hầu hết là dân tộc Kinh, chỉ có 1% là dân tộc
Khơ-me, không có dân tộc khác
Biểu đồ 3.4 Trình độ học vấn
Bảng 3.4 Giới tính
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent Valid
Trang 23Bảng 3.5 Nghề nghiệp của các hộ gia đình
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative Percent
*Nhận xét: nghề nội trợ chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số hộ gia đình (40%), kế
đó là nghề làm ruộng chiếm 28%, ít nhất CBNN (chiếm 1%), một số nghề nghiệp khác như buôn bán, thợ may (chiếm 15%)
3.3 Kiến thức về bệnh sốt xuất huyết
*Nhận xét: gần ½ đối tượng khảo sát trả lời không biết về biểu hiện của bệnh SXH Tỉ lệ người dân biết về các biểu hiện khác của SXH chưa đến 10% (thấp nhất
chảy máu cam
chấm chảy máu ở da
Biểu đồ 3.5 Kiến thức bệnh về dấu hiệu SXH
Trang 24Bảng 3.6 Kiến thức về cách thức lây truyền của bệnh SXH
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent Valid
*Nhận xét: có 66 đối tượng (chiếm 66%) biết bệnh SXH do muỗi truyền
Bảng 3.7 Khảo sát loại muỗi gây SXH
Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative Percent
Trang 25Biểu đồ 3.6 Kiến thức của đối tượng về thời điểm muỗi gây SXH hoạt động
*Nhận xét: đa số người dân không biết (40,9%) và chỉ có 21,2% đối tượng trả lời đúng về thời điểm muỗi gây bệnh SXH hoạt động
Biểu đồ 3.7 Nơi muỗi gây bệnh SXH đẻ trứng
*Nhận xét: đa số người dân cho rằng muỗi gây bệnh SXH đẻ trứng ở lu kiệu chứa nước (chiếm 37%), ít nghĩ đến việc chúng đẻ trứng ở lọ hoa, chén nước chống kiến, lu khạp chén bểhay vỏ xe đọng nước (dao động từ 2%-4%) Ngoài ra có 14% đối tượng trả lời không biết về nơi muỗi đẻ trứng
14
37 3
16 4
2
không biết
lu kiệu trữ nước
lọ hoa,chén nước chống kiến
gáo dừa đọng nước
vỏ xe đọng nước
lu khạp chén bể đọng nước
tỉ lệ (%)
Trang 26Bảng 3.8 Quan điểm về khả năng phòng bệnh SXH
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
*Nhận xét: Phần lớn đối tượng có kiến thức tốt về việc đậy kín và súc rửa thường xuyên vật chứa nước (63%), 20% có thả cá diệt lăng quăng, tuy nhiên hiểu biết của đối tượng về các biện pháp diệt lăng quăng khác còn hạn chế (chỉ chiếm từ 1-7%)
đậy kín vật
xuyên vật chứa nước
quăng bỏ muối/dầu vào chén
nước chống kiến