LỜI NÓI ĐẦUNhững năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước,đặc biệt là chính sách đổi mới về đối ngoại và kinh tế đối ngoại cùng với xu hướngtoàn cầu hóa và hội nh
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước,đặc biệt là chính sách đổi mới về đối ngoại và kinh tế đối ngoại cùng với xu hướngtoàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng nhanh ở hầu hết các quốc gia trênthế giới, ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch của Ninh Bình nói riêngcũng có những bước tiến nhất định và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiềulĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội đất nước Du lịch được xác định “ là một ngànhkinh tế mũi nhọn” trong các ngành kinh tế quốc dân và đang hội nhập với trào lưu pháttriển du lịch của khu vực và thế giới Khách du lịch đến Việt Nam đặc biệt là NinhBình đang ngày một tăng Phát triển du lịch của Ninh Bình là phù hợp với xu thế củathời đại, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam đặc biệt là chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Với vị trí địa lý và tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, những chính sáchphù hợp, thời gian qua du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đónggóp tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch của cả nước Tuy nhiên trong quá trìnhphát triển, nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác hiệu quả, sự phát triển du lịchNinh Bình chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí của mình Cơ sở hạ tầng, vật chất
kĩ thuật của Tỉnh mặc dù đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây nhưngvẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chất lượng phục vụ còn thấp, sản phẩm dulịch còn nghèo nàn, chưa phong phú Đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh còndàn trải và thiếu tập trung, khả năng thu hút vốn từ các nhà đầu tư không được cao
Chính vì thế trong thời gian đi thực tập vừa qua, em đã nghiên cứu và viết báocáo thực tập, tên đề tài là:
“Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình Thực trạng và giải pháp.”
Trang 2Nội dung bài viết gồm 3 phần chính:
Phần một: Tổng quan về tỉnh Ninh Bình và các khu du lịch trong tỉnh
Phần hai: Thực trạng đầu tư phát triển du lịch trong những năm qua
Phần ba: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào du lịch tỉnhNinh Bình
Trang 3CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH NINH BÌNH VÀ CÁC KHU DU LỊCH
TRONG TỈNH
I Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáptỉnh Hà Nam Phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Đông Nam giáp Biển Đông, phíaTây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình Ninh Bìnhcách thủ đô Hà Nội hơn 90 km, có quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua, cùngvới hệ thống sông ngòi phong phú với cảng Ninh Bình nên có điều kiện phát triểnmạnh giao thông cả đường bộ và đường thủy, giao lưu thuận lợi với các địa phươngtrong nước và quốc tế
Toàn bộ lãnh thổ của tỉnh nằm ở rìa Tây Nam đồng bằng sông Hồng, giáp vớiđồng bằng sông Mã qua vùng núi thấp Tam Điệp là phần cuối cùng của vùng núi TâyBắc, trong khu đệm Hòa Bình – Thanh Hóa và tiếp giáp biển Đông Do là vùngchuyển tiếp nên địa hình Ninh Bình khá phong phú, đa dạng, bao gồm cả các núi, đồngbằng, bờ biển Đặc biệt là ở Ninh Bình, dạng địa hình Karst khá phổ biến và đây làdạng địa hình đặc biệt tạo nên các hang động và cảnh quan hấp dẫn, rất có giá trị trongviệc thu hút khách du lịch
Ninh Bình thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh khô,mùa hạ có gió mùa Tây Nam gây mưa nhiều Do địa hình Ninh Bình phần lớn là đồngbằng, chỉ có một phần nhỏ là đồi núi nên khí hậu ít có sự phân hóa theo lãnh thổ Nhìnchung khí hậu Ninh Bình tương đối thuận lợi cho hoạt động du lịch cả năm
Ninh Bình có mật độ sông ngòi ở mức trung bình Các sông thường chảy theohướng Tây Bắc – Đông Nam Quan trọng nhất trong mạng lưới sông ngòi ở Ninh Bình
là sông Đáy, ngoài ra còn có sông Hoàng Long là phụ lưu sông Đáy và một số sông
Trang 4ngòi nhỏ khác Tại Ninh Bình còn một số hồ, đầm, tiêu biểu là đầm Cút và dãy hồĐồng Thái
Về các hệ động thực vật, nơi lưu giữ được thảm thực vật và động vật rừng cógiá trị nhất tại Ninh Bình là Vườn quốc gia Cúc Phương Rừng Cúc Phương là loạirừng mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng và phong phú vềthành phần loài Gần đây Ninh Bình đã thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long
là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước
Ninh Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 138 420 ha, trong đó đất cho sảnxuất nông nghiệp là 67.605 ha ( chiếm 48,87% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp là19.972 ha ( chiếm 14,4% diện tích tự nhiên), đất chuyên dùng 16.769 ha ( chiếm12,1% diện tích tự nhiên), đất khu dân cư 5.068 ha ( chiếm 0,37% diện tích tự nhiên)
và đất chưa sử dụng 28.961 ha ( chiếm 21% diện tích tự nhiên) Hiện nay, diện tích đấtchưa sử dụng có khả năng đưa vào khai thác cho các hoạt động kinh tế là 16.497 ha
Dân số của Ninh Bình là 936.262 người trong đó số dân trong độ tuổi lao độngxấp xỉ 60%, mật độ dân số 659 người/ km2 Dân tộc ngoài dân tộc Kinh và dân tộcMường chiếm 1,7% dân số thì các dân tộc khác như Tày, Nùng, Thái, Hoa, H’Mông,Dao…mỗi dân tộc có từ trên một chục đến hơn một trăm người Dân tộc Mường đãđịnh cư khá lâu đời ở các xã thuộc miền núi cao như Nho Quan, Tam Điệp, còn lưugiữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống hấp dẫn du lịch Các dân tộc khác sống rảirác ở các địa phương trong tỉnh, không hình thành cộng đồng dân tộc nhất định, đa số
có quan hệ hôn nhân và chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong tục tập quán sinh hoạt, sảnxuất, truyền thống văn hóa của người Kinh
Trong những năm qua, Ninh Bình đã thực hiện các mục tiêu phát triển kinh
tế-xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và XIV đề ra với kết quả nămsau cao hơn năm trước Kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được tăng cường, văn hoá - xãhội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện Tốc độ tăng trưởngkinh tế hàng năm đạt cao; tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn từ năm 1996-2000 đạtbình quân: 8,12%/ năm; từ năm 2001-2005 bình quân đạt 11,9%/năm; năm 2006 đạt12,6%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch
Trang 5vụ Thu nhập bình quân đầu người năm 1991 đạt 0,51 triệu đồng, năm 2006 đạt 6,42triệu đồng, tăng 12,5 lần Thu ngân sách năm 1991 đạt 24,4 tỉ đồng, năm 2006 đạt 878
tỉ đồng, tăng 35,98 lần
Về nông nghiệp: tỉnh đã tập trung chỉ đạo chuyển được gần 9000 ha đất nôngnghiệp trồng cây có giá trị thấp sang nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế caonhư: nuôi tôm sú, trồng cói ở Kim Sơn, nuôi tôm càng xanh, trồng dứa ở Tam Điệp,Nho Quan, nuôi thả cá chim trắng ở Gia Viễn, Hoa Lư, cấy các giồng lúa đặc sản: tám,nếp, dự ở Kim Sơn, Yên Khánh Cả tỉnh có 294 trang trại mỗi năm doanh thu bìnhquân từ 20 triệu đồng trở lên
Về công nghiệp: tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 22 khu công nghiệp, cụm côngnghiệp với diện tích 880 ha trong đó có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớnnhư: khu công nghiệp Tam Điệp, khu công nghiệp Ninh Phúc, cụm công nghiệp GiánKhẩu Ninh Bình đã ban hành các cơ chế, chính sách như: chính sách khuyến khích,
ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch; chính sách khuyến khích tài năngthu hút nhân tài; quỹ khuyến công ; quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển Trên địa bàn tỉnh đãkhởi công nhiều công trình lớn về giao thông, thuỷ lợi, du lịch, thể thao như: hồ YênThắng; dự án phân lũ, chậm lũ Nho Quan và Gia Viễn; sân vận động, Nhà thi đấutrung tâm; Nhà máy cán thép Tam Điệp công suất 36 vạn tấn/ năm; Nhà máy xi măngTam Điệp công suất 1,4 triệu tấn/ năm Các công trình đầu tư trên lần lượt đưa vào sửdụng sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Các hoạt độngdịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tín dụng, du lịch đều đạt mức tăngtrưởng bình quân trên 25%/ năm Thu ngân sách tăng bình quân trên 20%/ năm
II Tài nguyên du lịch của tỉnh
1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
♦ Vườn quốc gia Cúc Phương
Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thành lập vào ngày7/7/1962 Vườn quốc gia Cúc Phương có một quần thể hệ động thực vật vô cùngphong phú, đa dạng và độc đáo Vườn có diện tích 22.000 ha, trong đó ¾ là núi đá vôi
Trang 6cao từ 300 đến 600m so với mặt biển Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinhchứa nhiều bí ẩn và cảnh quan độc đáo Tại đây có nhiều chứng tích văn hóa lâu đờinhư động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thủy Tiên, động Người Xưa, hang ConMoong, động San Hô.
Trong vườn có suối nước nóng, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt có nhữngcây chò xanh, cây sấu cổ thụ trên dưới 1000 tuổi và những loài thú quí, lạ Hiện nay,vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành môt trung tâm cung cấp các lòai thực vật quíhiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho chương trình trồng rừng trong khu vực và trên
cả nước
♦ Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long
Là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước có diệntích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng Đây cũng là nơi khoanh vùng bảo vệ loài Vọocquần đùi trắng – là loài linh trưởng quí hiếm đã ghi trong Sách đỏ thế giới Rừng VânLong có 8 loài thực vật, 9 loài động vật được ghi trong Sách đỏ Việt Nam
Khu Vân Long có 32 hang động đẹp, nhiều hang động có giá trị Nước ở đâymênh mông phẳng lặng, không có gió to sóng lớn, mang phong cảnh một miền quê êm
ả - một Vịnh Hạ Long không song Đây chính là một nơi du lịch sinh thái rất tốt, làhiện trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, sinh viên khi muốn nghiên cứu
về vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam
♦ Quần thể hang động Tràng An
Nằm ở thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, với những dải đá vôi,các thung lũng và những dòng sông ngòi đan xen với nhau tạo nên một không gianhuyền ảo và thơ mộng Du khách đến bến thuyền sông Sào Khê, từ đây những chiếcthuyền nan lướt nhẹ trên mặt nước qua Xuyên Thủy Động vào đến quần thể hangđộng Tràng An Hai bên dòng sông là những phong cảnh hữu tình mà thiên nhiên đãban tặng nơi đây
♦ Tam Cốc
Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động là một quần thể du lịch, một địa danh nổitiếng từ xa xưa, thuộc địa phận huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình; cách thủ đô Hà Nội
Trang 7100 km về phía Nam Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, thiên tạo, với nhiều hangđộng, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước như: đền Thái Vi, TamCốc, chùa Bích Động, động Tiên, chùa Linh Cốc…
Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba Du khách đi thămTam Cốc chỉ có một con đường thủy duy nhất vào ra mất khoảng hai tiếng đồng hồ.Những du khách ưa thích mạo hiểm có thể tiếp tục xuôi thuyền theo dòng Ngô Đồngkhoảng 2 km nữa tới thăm suối Tiên và tham gia chuyến du lịch mạo hiểm leo núi vàođền Nội Lâm
♦ Động Địch Lộng
Động thuộc huyện Gia Viễn, được nhân dân phát hiện từ năm 1739 Đến năm
1740 động được nhân dân trong vùng tu bổ thành một ngôi chùa để thờ Phật Độngrộng chừng 10 gian nhà, trong động được bày nhiều tượng Phật, tượng La Hán, tượng
Hộ pháp đặt trên các bệ đá Đặc biệt còn có 2 tượng phật được tác bằng đá xanhnguyên khối, rất đẹp Động gồm có 3 hang nối liền nhau, hang ngoài thờ Phật, rồi đếnhang Tối, hang Sáng Cảnh đẹp của Địch Lộng được vua Minh Mạng ban tặng cho 5chữ: “ Nam thiên đệ tam động” – Động đẹp thứ 3 trời Nam
♦ Động Tiên
Động nằm ở huyện Hoa Lư, cách Bích Động gần 1km Động gồm có 3 hanglớn, rộng và cao vời vợi Trần động là vân đá, nhũ đá rủ xuống lấp lánh nhiều màu sắc.Nhiều khối nhũ đá từ trên trần rủ xuống nền động cao hơn chục mét tựa như những rễcây đa cổ thụ Xung quanh vách động và trên nền cũng có rất nhiều măng đá, nhũ đá.Những nhũ đá được thiên nhiên chạm trổ vừa phóng khoáng, vừa tinh xảo mà sốngđộng Đứng bên ngoài nhìn vào, dưới ánh sáng kì ảo, động Tiên như một lâu đài nguynga tráng lệ trong huyền thoại
♦ Động Sinh Dược
Thuộc địa phận huyện Gia Viễn, là một động xuyên thủy dài gần 2km chạy dàitheo lòng núi Mắt Rồng, hai đầu hang là hai thung lũng rộng Vào động bằng 1 trong 2cửa: lối thứ nhất qua cửa hang Vồng – thung Nước và lối thứ hai là cửa hang thungáng Nhồi Hang Vồng là một chiếc cống bằng đá, mái uốn vòm cong tựa một chiếc cầu
Trang 8vồng nhỏ bắc trên một dòng suối trong mát lạnh Thung áng Nhồi là một lòng thungrộng khoảng 3 ha, xung quanh là cây và hoa rừng, những thảm cỏ xanh mướt, khôngkhí trong lành
♦ Đèo Tam Điệp
Đèo Tam Điệp còn có tên là đèo Ba Dội, thuộc thị xã Tam Điệp, cách thànhphố Ninh Bình 18km về phía Nam Nơi đây có 3 dãy núi đá vôi chạy suốt từ Hòa Bình
về, ăn ra biển Đông theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Điều độc đáo là Đèo Tam Điệp
có đất đỏ Từ đây du khách có thể quan sát cả một vùng rộng lớn Toàn cảnh đèo lànhững dãy núi hung vĩ, hiểm trở, quanh co như những con rồng uốn khúc, đan xen lànhững thung lũng rộng và nhiều dòng suối trong xanh uốn lượn Ngoài ra Đèo TamĐiệp còn là một phòng tuyến lợi hại , có vị trí chiến lược trong quân sự, như bứctường thành thiên nhiên án ngữ con đường Bắc Nam
♦ Suối nước nóng Kênh Gà
Suối nước nóng mặn Kênh Gà thuộc huyện Gia Viễn Dòng nước từ trong núichảy ra, trong vắt, chưa bao giờ ngừng Năm 1940 người Pháp biết tới, bắt đầu nghiêncứu và đi vào khai thác Nước khoáng Kênh Gà có chứa nhiều muối Natriclorua,Kaliclorua, nước không màu, trong, nhiệt độ ổn định quanh năm 530C Nước khoángKênh Gà dùng để tắm hay ngâm mình nhiều lần sẽ khỏi các bệnh như khớp mãn tính,viêm dây thần kinh, các bệnh ngoài da và phụ khoa Nước khoáng Kênh Gà uống vào
có tác dụng kích thích hoạt động của gan, mật, chữa bệnh bướu cổ và dùng để bào chếhuyết thanh tiêm tĩnh mạch
♦ Động Vân Trình
Động rộng gần 3500m2, là một động lớn nhất và đẹp nhất tỉnh Ninh Bình, sánhngang với động Thiên Cung ở vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh) Động nằm trong núi Mõ,tên chữ thời xưa là núi Thổ Tích, thuộc huyện Nho Quan Động Vân Trình gồm 2 hangliền nhau, so le một cao một thấp là Hang Cả và Hang Hai Trong cả hai hang đều cónhững nhũ đá đẹp như những “ vách gấm”, nhiều khối nhũ đá từ trên nóc động chảyxuống, có khối chạm đến nền hang, như những nhánh rễ cây đa cổ thụ to lớn thảxuống mặt đất Động Vân Trình còn giữ được nét đẹp trinh nguyên, tinh khiết của đá
Trang 9♦ Hồ Đồng Chương
Là một hồ nước trong nằm giữa hai xã Phú Lộc và Phú Long, huyện Nho Quan.Xung quanh hồ là những dải đồi thông xanh mướt, nhấp nhô, trùng điệp vây phủ lấymặt hồ làm cho nước hồ đã xanh lại càng thêm xanh Gần hồ có thác Ba Tua và dòngChín Suối Đi thăm hồ và leo lên đến đỉnh du khách sẽ gặp được một hồ nước nhỏ gọi
là Ao Trời, cũng trong xanh và không bao giờ cạn nước Hồ Đồng Chương được vínhư Đà Lạt của Ninh Bình
♦ Núi chùa Bái Đính
Núi Bái Đính thuộc địa phận huyện Gia Viễn Núi Bái Đính cao 200m sừngsững giữa vùng bán sơn địa, với diện tích gần 150.000 m2, được tạo thành bởi hai dãynúi khép lại hình cánh cung và hướng về phía tây - tựa như tay ngai, mở ra một thunglũng rộng hơn 3 ha - gọi là Thung Chùa Lên thăm hang động ở núi Bái Đính, bướctrên 300 bậc đá đước xếp theo độ dốc vừa phải Lên hết dốc là tới ngã ba: Bên phải làđộng thờ Phật, bên trái là động thờ Tiên Phía trên Động thờ Phật ( hay còn gọi làĐộng Sáng) có 4 chữ đại tự khắc trên đá: “Minh Đỉnh Danh Lam” có nghĩa là: “LưuDanh Thơm Cảnh Đẹp” Động Tiên lớn hơn động Phật nhiều lần, gồm 7 hang
Khu núi chùa Bái Đính mới đang được qui hoạch đồng bộ và nổi tiếng bởi 5cái nhất: chuông to nhất, nhiều tượng La Hán nhất, chùa lớn nhất, tượng phật to nhất,khuôn viên rộng nhất Khu núi chùa Bái Đính mới gồm có điện Tam Thế, chùa PhápChủ, cổng Tam Quan, chùa Quan Âm, La Hán Đường, Tháp Chuông, khu hồ phóngsinh,…
Trang 10♦ Hệ sinh thái ven biển Kim Sơn
Với 18km đường bờ biển nơi có cửa sông đổ ra với sự hình thành 2 cồn nổi( Cồn Thoi và Hòn Nẹ), thảm thực vật ngập mặn đã hình thành nơi cư trú của nhiềuloài sinh vật, đặc biệt là một số loài chim di cư quí hiếm như Cò Thìa,…
2 Tài nguyên du lịch nhân văn
2.1 Các di tích lịch sử - văn hóa
♦ Cố đô Hoa Lư
Cố đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nền phong kiến tập quyền ở nước ta,thuộc huyện Hoa Lư, nằm trên một diện tích khoảng 400ha
Ngàn năm trước, Hoa Lư là đế đô nguy nga với núi đồi trùng điệp xung quanhkinh đô như tấm bình phong, sông Hoàng Long và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễnmênh mông là hào sâu thiên nhiên rất thuận lợi về mặt quân sự Khu thành Hoa Lư cóqui mô rộng lớn, có nhiều tuyến liên hoàn Thành gồm hai khu, khu trong và khungoài, thông với nhau bằng một lối đi nhỏ hẹp và hiểm trở Mỗi khu gồm nhiều vòng,nhiều tuyến nhỏ
♦ Đền vua Đinh
Đến thờ vua Đinh Tiên Hoàng, hiện ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư Đềnquay hướng Đông, trên khuôn viên rộng khoảng 5 mẫu, được xây dựng vào khoảngthế kỉ 17, lấy núi Mã Yên làm án Đền vua Đinh Tiên Hoàng kiến trúc theo kiểu "nộicông ngoại quốc", đường đi trong đền theo hình chữ "vương" Các công trình kiến trúcđối xứng nhau theo đường chính đạo, tên gọi phỏng theo tên gọi của cung điện ngàyxưa
♦ Đền vua Lê
Đền thờ vua Lê Đại Hành, hiện ở làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyệnHoa Lư, cách đền vua Đinh chừng 300m về phía Bắc, cũng xây dựng trên nền cungđiện xưa của kinh đô Hoa Lư Đền ở làng Trường Yên Hạ nên gọi là đền Hạ Đền lấynúi Đèn làm án Kiến trúc của đền xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc", có thêm
Từ Vũ
Trang 11♦ Nhà thờ đá Phát Diệm
Cách thành phố Ninh Bình 28km, Nhà thờ toạ lạc trên một khu đất rộng khoảng117m, dài 243m, giữa trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn Nhà thờ là mộtkiệt tác về kiến trúc do cha Phê Rô Trần Lục (quen gọi là cụ Sáu) xây dựng trong suốt
24 năm (1875 - 1899) với vô vàn khó khăn, phương tiện làm việc thô sơ Đây là mộtquần thể kiến trúc kiểu Đình chùa Phương Đông, kết hợp với lối kiến trúc Gôtic củanhà thờ Phương Tây Quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng nhiều hạng mụckhác nhau như: ao hồ, tượng đài, Phương Đình, Nhà thờ lớn, Nhà nguyện kinh thánh
Rô Cô, Nhà nguyện kinh trái tim chúa, Nhà nguyện kinh thánh Giu-Se, Nhà nguyệnkinh thánh Phê-Rô và các hang đá nhân tạo
♦ Đền Thái Vy
Đền thờ Trần Nhân Tông, hoàng hậu Thuận Thiên và Trần Thánh Tôn, hiện ở
xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư
♦ Đền đức Thánh Nguyễn
Đền thờ quốc sư Nguyễn Minh Không hay còn được gọi là Lý Quốc Sư, tọa lạctại huyện Gia Viễn Đền đức Thánh Nguyễn vốn là một ngôi chùa nhỏ do chính ôngxây dựng, khoảng năm 1121 và đặt tên là Viên Quang Đền được xây dựng trên mộtkhu đất rộng gần 2 mẫu
2.2 Các lễ hội
♦ Lễ hội Trường Yên: Hội được tổ chức từ 10 – 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xãTrường Yên, huyện Hoa Lư để tưởng nhớ công đức vua Đinh Tiên Hoàng và vua LêĐại Hành
♦ Lễ hội đền Thái Vy: Hội được tổ chức hàmg năm từ ngày 14-17 tháng 3 âm lịch tại
xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư Đây là dịp nhân dân Ninh Bình và cả nước tưởng nhớcông lao của các vua Trần, những người có công lớn với đất nước
♦ Lễ hội đền Địch Lộng: Được tổ chức vào ngày mùng 6,7 tháng 3 âm lịch, tại chùaĐịch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn
Trang 12♦ Lễ hội chùa Bái Đính: Được tổ chức vào mùng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm tạithôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn
♦ Lễ hội Báo bản Nộn Khê: Được tổ chức vào ngày 14 tháng giêng âm lịch hàng năm,tại làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô
♦ Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ: Tổ chức ngày 13-15 tháng 11 âm lịch hàng năm, tại
xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn Ngày 13 tế yết cáo, ngày 14 tế chính kị, ngày 15 tế
tạ
2.3 Các làng nghề truyền thống
♦ Thêu ren Ninh Hải: Nghề thêu ren ở đây đã có trên 700 năm Tương truyền năm
1285 bà Trần Thị Dung là vợ Thái sư Trần Thủ Độ đã theo triều đình nhà Trần về đây
và truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm nghề thêu ren Đường nét thêu ren rất tinhxảo nhưng sống động Sản phẩm thêu ren rất phong phú: ga trải giường, rèm cửa, gối,khăn bàn, tranh, ảnh,…
♦ Mỹ nghệ cói Kim Sơn: Cây cói xuất hiện ở Kim Sơn mới gần 2 thế kỉ nhưng chiếmmột vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân nơi đây Người dân KimSơn dùng cây cói làm nhiều sản phẩm như: chiếu, thảm, làn, khay, hộp, cốc, mũ,…đặcbiệt là nghề dệt chiếu
♦ Chạm khắc đá Ninh Vân: Đây là làng nghề cổ truyền được cả nước biết đến Sảnphẩm bao gồm nhiều loại, như tượng, chim, thú, bể cảnh, bia, thống, chậu hoa, xà nhà,
…Ngoài ra còn có các mặt hàng thủ công mĩ nghệ và những đồ vật bằng đá như: bộ
ấm trà, gạt tàn thuốc lá, khóm trúc, bé cưỡi trâu, tranh ảnh
2.4 Ẩm thực
Bên cạnh những món ăn của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, ẩm thực NinhBình có đặc trưng riêng Đó là: Tái dê Ninh Bình, Nhất hưởng thiên kim (cơm cháy),Nem Yên Mạc ( Yên Mô), Rượu Lai Thành, Mắm tép Gia Viễn, Rượu cần Nho Quan
Trang 13Tỉnh Ninh Bình định hướng tổ chức các khu du lịch:
1 Khu du lịch Tam Cốc - Bích Ðộng, Tràng An, núi chùa Bái Đính và Cố đô Hoa
Lư: Du lịch Văn hóa, lễ hội, tâm linh; Du lịch nghiên cứu; Du lịch tham quan, thắng
cảnh; Du lịch cuối tuần
2 Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình với Dục Thuý Sơn, Ngọc Mỹ Nhân
và hồ Kỳ Lân: Du lịch Văn hóa, Du lịch MICE, Du lịch vui chơi giải trí, Du lịch đô
thị
3 Khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương, Kỳ Phú, hồ Ðồng Chương: Du lịch sinh
thái, Du lịch thể thao, Du lịch tham quan, nghiên cứu, Du lịch nghỉ dưỡng
4 Khu du lịch Suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình, Vân Long, chùa Ðịch
Lộng: Du lịch Sinh thái, Du lịch Văn hóa- Lịch sử, Du lịch nghỉ dưỡng- Chữa bệnh
5 Khu du lịch phòng tuyến Tam Ðiệp - Biện Sơn: Du lịch Văn hóa – Lịch sử; Du
lịch Thể thao- Vui chơi giải trí
6 Khu du lịch hồ Yên Ðồng, Yên Thắng, động Mã Tiên, cửa Thần Phù: Du lịch Vui
chơi giải trí; Du lịch Thể thao; Du lịch nghỉ dưỡng vãn cảnh
7 Khu du lịch quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm và khu dự trữ sinh quyển ngập mặn
Kim Sơn: Du lịch Văn hóa tín ngưỡng; Du lịch Tham quan nghiên cứu; Du lịch
Biển-ẩm thực hải sản
Trang 14CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG
NHỮNG NĂM QUAI.Thực trạng đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh
1 Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh
1.1 Hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đã được xây dựngtương đối hợp lí, rộng khắp toàn tỉnh ô tô đi được tới tất cả các xã trong tỉnh, việc đilại thuận tiện, nhanh chóng Toàn tỉnh hiện có 2.278,2km đường bộ và 496 km đườngsông với các tuyến quan trọng nối liền thị xã với các huyện thị và tỏa đi các xã Cáctuyến đường từ tỉnh xuống huyện được nâng cấp rải nhựa Mạng lưới giao thông củaTỉnh được phân bố tương đối đều: đường sắt, đường bộ, đường thủy
٭Đường bộ: bao gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, liên huyện,
đường xã và liên xã với tổng chiều dài 2.278,2 km Ngoài quốc lộ 1A , trên địa bàntỉnh Ninh Bình còn có các tuyến quốc lộ chạy qua như 10, 12B, 45, trong đó:
Đường quốc lộ: có 110,5 km
Đường tỉnh lộ: có 261,5 km
Đường huyện lộ: có 194,92 km
Đường xã, liên xã: có tổng chiều dài 911,5 km
Hiện nay mạng lưới giao thông đang được cải thiện ngày một tốt hơn Tuynhiên hệ thống giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Hệ thống các đường nội thị vẫn còn yếu kém, nhiều tuyến đường cần được cải tạo và
mở rộng Đặc biệt cần nâng cấp, cải tạo toàn tuyến 1A trên địa bàn tỉnh nhất là đoạn điqua thành phố Ninh Bình Đây chính là tuyến đường chủ đạo trong giao lưu kinh tếgiữa Ninh Bình với các tỉnh phía Bắc cũng như phía Nam, đáp ứng nhu cầu vận
Trang 15chuyển hàng hóa và hành khách qua Ninh Bình ngày càng lớn Hệ thống giao thôngnông thôn, đường liên thôn liên xã đã được nâng cấp, rải nhựa, cải tạo và làm mới.Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khai thác thế mạnh của vùng, nhằm pháttriển kinh tế, nâng cao mức sống người dân đặc biệt là mở rộng giao lưu với các địaphương trong tỉnh, phát triển các tour liên huyện.
٭ Đường sắt: Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt quốc gia Bắc Nam, đây là tuyến
đường sắt đóng góp một phần rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vàcác địa phương khác trong vùng kinh tế và trên toàn quốc Toàn tỉnh có 4 ga là : gaGhềnh, ga Đồng Giao, ga Cầu Yên và ga Ninh Bình Ngoài ra tuyến tàu chạy Hà Nội –Vinh đi qua Ninh Bình đi các tỉnh phía Nam
٭Đường thủy: Ninh Bình có 22 sông có thể khai thác vận tải đường thủy với tổng
chiều dài 387,3km Mật độ sông là 27,3km/km2 ( lớn hơn mật độ bình quân cả nước),phần lớn là sông cấp II, III và IV mang đặc điểm chung của sông, kênh khu vực đồngbằng sông Hồng Toàn tỉnh có các sông chảy qua là sông Đáy, sông Hoàng Long, sôngVạc, sông Vân, sông Lạng, giúp cho Ninh Bình có điều kiện thuận lợi và là đầu mốiquan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng
và toàn vùng Bắc Bộ rộng lớn
1.2 Hệ thống cấp điện
Mạng lưới điện trong cả tỉnh đã được xây dựng với tổng chiều dài các đoạnđường dãy trung cao áp là 770km Hiện nay Tỉnh có 1 nhà máy điện Ninh Bình và 4trạm điện phân phối Nguồn điện hiện nay bao gồm cả mạng lưới điện phân phối về cơbản có thể đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt
1.3 Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường
Trong những năm gần đây tỉnh Ninh Bình đã từng bước phát triển đảm bảonước sinh hoạt cho vùng đô thị ( thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các thị trấn,huyện lỵ) Các công trình cấp nước: giếng đào, bể chứa nước, nước tự chảy và giếngkhoan Trong đó các khu tập trung dân cư và các khu vực thị trấn chủ yếu dùng nước
tự chảy và nước cấp từ bể chứa Khả năng cung cấp nước trung bình vào mùa hè là16.000 m3/ngày; vào mùa đông 14.000m3/ngày Tổng số hộ gia đình được dùng nước
Trang 16sạch trong toàn tỉnh là 26.000 hộ Trữ lượng nguồn nước ngầm của tỉnh Ninh Bình làtương đối lớn, việc khai thác nguồn nước ngầm tương đối thuận lợi Về chất lượng,nguồn nước này đảm bảo vệ sinh đủ tiêu chuẩn cần thiết để sử dụng cho ăn uống vàsinh hoạt.
Mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt tại các đô thị của tỉnh sử dụng hệ thốngthoát chung ( cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt) Hệ thống thoát nước mưa baogồm các lọai ống tròn bê tông cốt thép, cống hộp và mương có nắp đan Nhìn chungcác tuyến thoát nước đều hoạt động tốt nhưng do mật độ còn quá thấp chưa đáp ứngđược nhu cầu nên ảnh hưởng không ít đến môi trường đô thị Các lọai nước thải hầukhông được xử lí đến giới hạn cho phép và thường được xả trực tiếp ra sông suối.Nước thải công nghiệp từ các nhà máy xi măng, nhà máy phân lân chưa được xử lí đến
độ trước khi xả ra sông suối Nước thải bệnh viện được xử lí riêng đơn giản và xả vào
hệ thống thóat nước chung, phần lớn là hơn giới hạn cho phép Lượng thu gom rác thải
để xử lí còn nhỏ Các loại rác thải được xử lí chung, chôn lấp tự do Chính vì thế, hiệnnay UBND tỉnh đã phê duyệt dự án và đang triển khai thi công xây dựng nhà máy xử lírác thải với công suất 2200 tấn/ngày
1.4 Hệ thống bưu chính viễn thông
Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín các vùng trong tỉnh với hệ thống tổngđài điện tử hiện đại của bưu điện trung tâm tỉnh và bưu điện của 7 huyện thị xã, hệthống viễn thông vi ba, cáp quang Bắc – Nam chạy qua đảm bảo cho liên lạc nhanhchóng thuận tiện giữa Ninh Bình và các địa phương, các vùng trong nước và liên lạcquốc tế
Hệ thống bưu cục: 32 trạm Các tuyến, trạm truyền thông tin: 25 tuyến, trạm Hiệntoàn tỉnh có khoảng 6,6 máy điện thoại/ 100 dân Mạng điện thoại di động đã phủ sónggần hết lãnh thổ Ninh Bình Đến cuối 2005 đã có 112 xã có điểm bưu điện văn hóa xã( đạt 82%)
1.5 Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng
Các cơ sở dịch vụ về tài chính, ngân hàng của Ninh Bình bao gồm hệ thốngngân hàng nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh, hệ thống kho bạc từ tỉnh đến các
Trang 17huyện, thị xã, công ty bảo hiểm, các quĩ tín dụng nhân dân… Hệ thống các cơ sở dịch
vụ này hiện tại thường xuyên được cải tiến về nghiệp vụ chuyên môn và phong cáchphục vụ, tăng cường trang bị kĩ thuật hiện đại, thực hiện vi tính hóa trong quản lí vàthanh toán… đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất – kinhdoanh, đáp ứng tốt hơn các công tác thanh toán, trao đổi hàng hóa – dịch vụ; phục vụkịp thời cho công tác lãnh đạo, quản lí của các cấp, các ngành; góp phần tích cực chophát triển kinh tế, caỉ thiện đời sống nhân dân trong tỉnh
1.6 Hệ thống nhà hàng, khách sạn
Thời gian qua, với vị thế đã có và khai thác có hiệu quả tiềm năng phong phú
về tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, Ninh Bình đã dần khẳng định du lịch là mộtngành kinh tế quan trọng của tỉnh, nhiều công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng, tu bổtôn tạo để phục vụ phát triển du lịch Hạ tầng Ninh Bình thay đổi mạnh mẽ và nhanhchóng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là hoạt động dulịch
Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách quốc tế ngàycàng tăng và khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn nhà trọđược xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch Ngành du lịchNinh Bình cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách
du lịch Số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về sốlượng và qui mô và phương thức hoạt động
Năm 1992, toàn tỉnh chỉ có duy nhất 1 khách sạn Hoa Lư được tách ra từ công
ty du lịch Hà Nam Ninh với 33 phòng nghỉ Hiện tại, Ninh Bình có 290 cơ sở lưu trú
du lịch trong đó có 67 khách sạn với 1.680 phòng ngủ ( có 359 phòng đạt tiêu chuẩnquốc tế); 8 bể bơi, 1 sân golf, 48 sân tennis, 82 phòng xông hơi - massage - vật lí trịliệu và 128 cơ sở phục vụ ăn uống với 9.107 chỗ ngồi Trong đó có 7 cơ sở với 266buồng đã được thẩm định đạt tiêu chuẩn 2 sao và 1 cơ sở với 17 buồng đạt tiêu chuẩn
1 sao Công suất sử dụng khách sạn bình quân đạt khoảng 50% Qui mô xây dựng hầuhết là vừa và nhỏ, trang thiết bị nội thất chưa đồng bộ Nhìn chung chất lượng của cáckhách sạn của tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du
Trang 18lịch, đặc biệt là khách du lịch thương mại Giá phòng trung bình của các cơ sở lưu trútrên địa bàn tỉnh cũng không cao lắm Mức giá tương đối cạnh tranh so với hầu hết cácđịa phương khác trong vùng.
Bảng 2.1 Cơ cấu cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2004-2008
Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008
Cơ sở lưu trú Cơ sở 60 76 222 244 290
- Số lượng phòng Phòng 815 883 1277 1407 1680
- Số lượng giường Giường 937 1600 3300 3600 4100
Phân theo loại hình Cơ sở
- Khách sạn Cơ sở 28 38 47 57 67
- Nhà hàng, nhà nghỉ Cơ sở 20 30 36 38 48
Nguồn: Cục thống kê Ninh Bình
Trong năm 2008, cả tỉnh có 10 cơ sở lưu trú mới xây dựng Trong đó có 1khách sạn 1 sao, 1 khách sạn 2 sao với tổng số vốn là 50 tỷ đồng So với nhu cầu thực
tế, khả năng đáp ứng về cơ sở lưu trú của Ninh Bình còn rất thiếu, nhất là các cơ sởlưu trú cao cấp
2 Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư
2.1 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thường không mang lại những lợi ích kinh tế cụ thểhay thời gian thu được lợi nhuận là rất dài, đồng thời đây là lĩnh vực yêu cầu nguồnvốn khá lớn Chính vì vậy các nhà đầu tư thường không đủ khả năng hoặc không mongmuốn đầu tư vào lĩnh vực này Nhưng cơ sở hạ tầng lại là yếu tố tiên quyết để pháttriển kinh tế - xã hội Vậy để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Nhànước có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết nguồn vốn Trong thời gian qua,những công trình lớn, trọng điểm đầu tư vào cơ sở hạ tầng thường là do Nhà nước đầu
tư Sự hỗ trợ từ ngân sách, kết hợp cả nguồn vốn địa phương và nguồn vốn đầu tư pháttriển hạ tầng du lịch của Trung ương thật sự là “xúc tác” góp phần quan trọng trong
Trang 19việc tạo ra môi trường thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.Tỉnh Ninh Bình có nguồn tài nguyên du lịch phong phú nhưng với ngân sách địaphương eo hẹp nên những năm trước đây đã không cho phép tỉnh đầu tư phát triểntrong lĩnh vực này Từ năm 2000 đến nay, với nguồn vốn hỗ trợ của Ngân sách TrungƯơng nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chiến lược phát triển du lịch đã đượctriển khai.
Bảng 2.2 Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ 2001-2008
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thời gianthực hiện
Dự toánđược duyệt
Vốn giải ngânđến31/12/2008
1.Khu du lịch Kênh Gà, Vân Trình,
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch Ninh Bình
Tính đến 31/12/2008, cơ sở hạ tầng của du lịch Ninh Bình đã được đầu tư913,2546 tỷ đồng tập trung vào 11 dự án, bằng 29,1% tổng mức đầu tư đã được duyệt
Trang 20Trong đó vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương là 908,9196 tỷ đồng, riêng khu du lịchTràng An được xác định là điểm nhấn quan trọng để thu hút khách du lịch đến NinhBình Cùng với đó Tỉnh phối hợp với Viện Kiến trúc nhiệt đới – Trường Đại học Kiếntrúc Hà Nội từng bước hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bìnhgiai đoạn 2007 – 2015, có một số khu du lịch đã quy hoạch đến năm 2020 Các bảnquy hoạch của từng vùng du lịch được công bố công khai để từng người dân được biết,
từ đó họ ý thức hơn về làm du lịch, đây cũng là điều kiện thuận lợi để tiến đến xã hộihóa du lịch Trong những năm qua, Tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu dulịch Những khu du lịch trọng điểm của Ninh Bình được ưu tiên vốn đầu tư, đang gấprút xây dựng và hoàn thành xong phần cơ bản về hạ tầng, bắt đầu tiến hành khai thácnhư khu Tam Cốc – Bích Động, Tràng An, núi chùa Bái Đính, nước nóng Kênh Gà.Các dự án khác như: Cơ sở hạ tầng tuyến du lịch đường thủy Bích Động- Hang Bụt,Thạch Bích- Thung Nắng, cơ sở hạ tầng Khu du lịch các làng nghề truyền thống cũngđang được gấp rút hoàn thiện để đưa vào khai thác
Cơ sở hạ tầng được đầu tư cải thiện là đệm phóng cho những dự án đầu tư củakhu vực tư nhân Những năm gần đây, các doanh nghiệp trong Tỉnh cũng như ở trongnước đang liên tiếp đăng kí đầu tư Hiện nay, các dự án đang được triển khai thực hiệnđầu tư theo đúng tiến độ đã phê duyệt Nhiều hạng mục công trình của các dự án đãđưa vào khai thác, sử dụng phục vụ khách du lịch hiệu quả
Bảng 2.3 Phân loại nguồn vốn trong nước theo khu du lịch của tỉnh Ninh Bình
tính đến 31/12/2008
Trang 21Đơn vị: triệu đồng
Vốn Ngân sách
Tổng vốn đầu tư
1 Khu DL Kênh Gà, Vân Trình, Vân Long 484.930 43.289 528.219
7 Khu DL Tam Cốc Bích Động, Tràng An 639.597 4.020.257 4.659.854
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch Ninh Bình
Đến hết ngày 31/12/2008 UBND tỉnh Ninh Bình đã chấp thuận 45 dự án trongnước kinh doanh dịch vụ với tổng số vốn là 7.661,464 tỷ đồng ( trong đó có 34 dự án
tư nhân) và 2 dự án 100% vốn nước ngoài Trong những năm gần đây, đầu tư tronglĩnh vực này tăng lên nhanh chóng cả về số dự án và vốn đầu tư Năm 2007 có 6 dự ánđầu tư được chấp thuận đầu tư với tổng mức vốn đầu tư là 610,347 tỷ đồng Năm
2008, đã có 8 dự án lớn được chấp thuận với tổng số vốn đầu tư là 4.055 tỷ đồng Năm
2009, các doanh nghiệp phấn đấu đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các dự án du lịchvới số vốn 1.097,956 tỷ đồng
Đặc biệt là các dự án lớn đều tập trung vào các khu du lịch trọng điểm như:
♦ Khu trung tâm liên hợp du lịch và thể thao sân golf 54 lỗ Hồ Yên Thắng ( huyện Yên
Mô và Thị xã Tam Điệp), trên diện tích 670 ha, với tổng vốn đầu tư 1.757 tỷ đồng, giaiđoạn 1 là 495,6 tỷ đồng
Trang 22♦ Dự án Ninh Bình Anna Mandara Resort có diện tích 16 ha do công ty Cổ phần dulịch Tân Phú đầu tư với tổng vốn đầu tư là 255 tỷ đồng ( tại khu du lịch Vân Long,huyện Gia Viễn).
♦ Dự án Suối nước khoáng Kênh Gà- huyện Gia Viễn, tổng vốn đầu tư 11 tỷ đồng (tạituyến du lịch Kênh Gà – Vân Trình)
♦ Dự án Khách sạn và văn hóa Cung đình Vân Long, do công ty TNHH Thảo Sơn đầu
tư với tổng vốn đầu tư 27 tỷ đồng ( tại Vân Long, Gia Viễn)
Trong đó phải kể đến 2 dự án FDI:
♦ Dự án khu du lịch sinh thái Đông Phương Sư ( 100% vốn của Đài Loan), tổng vốnđầu tư là 32 triệu USD ( tại Vân Long, Gia Viễn)
♦ Làng quần thể du lịch Ninh Bình, cụm biệt thự bằng đá ( tại khu Tam Cốc- BíchĐộng, huyện Hoa Lư) do tập đoàn Hotel Project BV – Hà Lan đầu tư với tổng số vốn2,35 triệu USD
2.2 Xúc tiến, quảng bá du lịch
Từ năm 2000, Sở văn hóa - thể thao - du lịch ( mà dưới đây gọi tắt là Sở dulịch) đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch và xâydựng qui chế, chương trình hành động về du lịch giai đoạn 2001-2005 làm cơ sở choviệc đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cũng trong năm 2000, Sở đã tổ chứccác lớp học tập, nghiên cứu về du lịch, tổ chức đi khảo sát và học tập kinh nghiệmthực tế tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, tham gia triển lãm gian hàng hội xuân
Du lịch – Văn hóa Việt Nam tại Vân Hồ - Hà Nội và đã đạt được giải ba toàn quốc;phối hợp với các ban ngành trong tỉnh tổ chức thành công Lễ hội Trường Yên 2000
Trong khuôn khổ chương trình hành động về du lịch của Tỉnh, năm 2002, Sở
Du lịch Ninh Bình đã chính thức đưa trung tâm xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch đivào hoạt động và bước đầu đạt được kết quả tốt Đơn vị này đã phối hợp với các doanhnghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai thực hiện các chương trình quảng
bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Ninh Bình Tổ chức thành công hội thi “ Nấu các món ăndân tộc Việt Nam ngành du lịch Ninh Bình – 2002”, phát động chương trình Báo chíviết về du lịch Ninh Bình và đã thu hút được nhiều tầng lớp dân cư tham gia
Trang 23Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mang đặc trưng Ninh Bình, Sở Du lịch
đã tiến hành nghiên cứu, tổ chức thực hiện và đưa vào thử nghiệm đề tài “ Nghiên cứu
tổ chức đóng thử tàu chở khách trên sông” Cũng trong khuôn khổ đề tài này, lần đầutiên du lịch Ninh Bình tiến hành khảo sát chuyên sâu và công bố kết quả về tuyến dulịch sinh thái chùa Bái Đính – động Sinh Dược, công bố động Sinh Dươc dài 1.360 m– một tài nguyên du lịch hết sức quí giá Hiện nay, đang triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp khai thác tiềm năng hang động Karst phục vụphát triển du lịch Ninh Bình” làm cơ sở để xây dựng và đưa vào khai thác các tuyếntham quan du lịch mới nhằm từng bước đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch và nângcao sức hấp dẫn cho du lịch Ninh Bình
Sở Du lịch phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng 4 bộ phim giớithiệu về tiềm năng du lịch Ninh Bình, gồm: “ Non nước Tràng An – Ninh Bình”, “Non nước Ninh Bình”, “ Làng đá Ninh Vân”, “ Về thăm Gia Viễn” Xuất bản và đưavào lưu hành cuốn sách “ Non nước Ninh Bình”, đưa vào sử dụng website du lịchNinh Bình, xuất bản “ Thông tin du lịch Ninh Bình”.Ngành Du lịch tỉnh Ninh Bìnhcũng đã tổ chức thành công các cuộc thi “ Hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn ngành”,hoàn thiện 10 bài thuyết minh tại các điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình và đã đượcdịch ra tiếng Anh, Pháp, Hoa làm tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá vàcho hướng dẫn viên làm tài liệu cơ sở để hướng dẫn du khách
Đặc biệt, trong năm 2008 tỉnh đã tổ chức “ Tuần lễ du lịch” với nhiều nét vănhóa đặc sắc, là dịp để quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch Ninh Bình, không nhữngthu hút đông đảo du khách mà còn mời gọi mạnh mẽ đầu tư, nhất là đầu tư cơ sở hạtầng Nhiều giải pháp tổng thể đã được đặt ra như: thu hút đi đôi với quản lí có hiệuquả nguồn vốn; tạo các điểm vui chơi giải trí, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn hấp dẫn,đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ và nâng cao kiến thức về dulịch cho người dân
2.3 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trong thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng của Chính phủ,các chính sách khuyến khích phát triển du lịch, xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá
Trang 24du lịch của tỉnh và ngành, du lịch Ninh Bình đã có những bước phát triển khá mạnh
mẽ Năm 2007 số lượng khách đến Ninh Bình là 1.518.559 lượt, tăng 2,3 lần so vớinăm 2002 Trong đó lượng khách quốc tế đạt 457.920 lượt tăng so với năm 2002 là 1,8lần, khách nội địa đạt 1.060639 tăng 2,7 lần so với năm 2002, đưa tốc độ tăng trưởnglượng khách trung bình giai đoạn 2002 -2007 đạt 18,6% Đặc biệt năm 2008, mặc dùchịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng Ninh Bình vẫn đónđược 1,9 triệu lượt khách, tăng 26% so với năm 2007
Tuy nhiên so với một số điểm du lịch khác ở nước ta, thì du lịch Ninh Bình cónhiều lợi thế hơn về tài nguyên, nhưng chưa phát huy được lợi thế so sánh sẵn có đểtạo ra lợi thế cạnh tranh Du lịch Ninh Bình phát triển chưa tương xứng với tiềm năng,thế mạnh của tỉnh Hiệu quả kinh tế, xã hội còn ở mức độ thấp Một trong nhữngnguyên nhân cơ bản của sự phát triển kém hiệu quả này, theo đánh giá của các chuyêngia là do nguồn nhân lực du lịch của Ninh Bình hiện nay vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu,lại mất cân đối về cơ cấu lao động trong du lịch Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và laođộng làm dịch vụ du lịch còn vừa yếu về năng lực chuyên môn vừa yếu về ngoại ngữ,vừa thiếu tính chuyên nghiệp và thái độ làm việc để thực thi các công việc theo chứcdanh đảm nhiệm
Theo thống kê của ngành, tính đến năm 2007, số lao động trực tiếp trong ngành
du lịch là 960 người tăng 2,3 lần so với năm 2002 Số lượng lao động trong ngành cótrình độ chuyên môn về du lịch: đại học, cao đẳng 196 người chiếm 20,4%, trung cấp
và nghề 410 người chiếm 42,7% Đào tạo trong các lĩnh vực khác (chưa qua đào tạo về
du lịch) là 219 người chiếm 22,8% Số lao động có khả năng sử dụng một trong 3ngoại ngữ phổ biến (Anh – Pháp – Trung) là 315 người chiếm 33% Riêng đối với laođộng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, ngành đã thực hiện tốt chủtrương thu hút nhân tài về làm việc: Tuyển thẳng 01 sinh viên tốt nghiệp loại giỏichuyên ngành du lịch, tiếp nhận hơn 10 lao động có trình độ cử nhân về du lịch vềcông tác tại các phòng ban, đơn vị thuộc Sở Đưa đội ngũ nhân lực thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về du lịch (biên chế của Sở Du lịch trước khi sát nhập thành Sở
Trang 25Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có trình độ đại học và trên đại học chiếm 39%, trình độcao đẳng trung cấp 29%.
Bảng 2.4 Thực trạng lao động du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003- 2007
2 Số lao động gián tiếp làm du lịch 5620 5700 5750 5900 6150
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch Ninh Bình
Nguồn nhân lực du lịch được coi là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi chủtrương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự pháttriển các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân theo tinh thần Nghị quyết
số 03-NQ/TƯ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV về phát triển du lịch đến 2010
và kế họach số 17/KH - UBND ngày 16/8/2006 của UBND tỉnh về việc thực hiệnthông báo 192-TB/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tiếp tục triển khai thựchiện nghị quyết 03-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khoá XIV) về phát triển dulịch đến năm 2010 Sở Du lịch nay là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình chủđộng tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại tại chỗ vàbồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho nhân dân địa phương nơi có khu, điểm dulịch
Từ năm 2002 đến nay, ngành du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn nhưKhoa du lịch Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường đại họcKinh tế quốc dân và trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội… tổ chức được 10 lớp đào tạo,
Trang 26bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho 564 lao động của các đơn vị quản lý khu, điểm dulịch, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, chiếm 58% tổng sốlao động trực tiếp trong ngành Trong đó nghiệp vụ du lịch tổng hợp ( Lễ tân, buồng,bàn, bar và bếp) cho 275 lao động, nghiệp vụ hướng dẫn viên thuyết minh cho 163 laođộng, đào tạo ngoại ngữ du lịch tiếng Anh và tiếng Pháp trình độ A và B cho 126 laođộng Công tác đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động trực tiếp làm du lịch đã được tổchức và thực hiện sát với nhu cầu đào tạo thực tế qua đó đã cập nhật và làm mới lạikiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và tăng cường khẳ năng giao tiếpngoại ngữ của đội ngũ lao động góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dịch
vụ và hình ảnh du lịch Ninh Bình trong thời gian qua
Năm 2008, Sở văn hoá - thể thao - du lịch Ninh Bình đã mở tổ chức, đào tạo,bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho hơn 1000 người Trong đó sở đã mở 2 lớp bồi dưỡngnghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch và 2 lớp đào tạo tiếng Anh, tiếngPháp giao tiếp du lịch cho trên 100 học viên tại khu du lịch Tam Cốc- Bích Động vàkhu du lịch sinh thái Vân Long; 10 lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho hơn
900 cán bộ và nhân dân làm du lịch tại xã Gia Sinh (Gia Viễn) và thôn Văn Lâm, xãNinh Hải (Hoa Lư) Ngoài ra Sở còn tổ chức nhiều buổi tư vấn về chuyên môn, nghiệp
vụ cho các doanh nghiệp, khách sạn, đoàn khách du lịch, công ty lữ hành trong nước
và quốc tế
Một trong những đặc điểm của du lịch Ninh Bình là phát triển dựa vào cộngđồng do yếu tố xen ghép và hòa quyện giữa tài nguyên du lịch và cộng đồng dân cư.Nên số lượng lao động gián tiếp (bán chuyên nghiệp) hiện nay chiếm tỷ trọng khá lớn,với trên 6250 lao động, chiếm 86,4% tổng số lao động làm du lịch Nhưng hầu hếtchưa qua các lớp đào tạo về nghiệp vụ du lịch từ sơ cấp trở lên, do vậy nhận thức, hiểubiết về du lịch và giao tiếp ứng xử trong quá trình phục vụ khách du lịch còn nhiều hạnchế làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và chất lượng phục vụ tại các khu, điểm du lịchtrong tỉnh Với mục đích nâng cao nhận thức của nhân dân địa phương về phát triển dulịch, từ năm 2003 Sở Du lịch đã phối kết hợp với các cơ sở đào tạo và chính quyền địaphương nơi có khu, điểm du lịch mở các lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng
Trang 27cho các lao động tham gia làm dịch vụ du lịch (chụp ảnh, chèo đò, bán hàng lưu niệm,
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch Ninh Bình
Tổ chức các lớp học nghiệp vụ cho các học viên là cán bộ, công nhân viên đangcông tác tại các đơn vị kinh doanh du lịch Đến nay đã có 25 lượt cán bộ của các kháchsạn nhà hàng trong tỉnh được tham gia các lớp học về chế biến món ăn, 20 học viêntham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, 55 hướng dẫn viên được đào tạo bồi dưỡngnghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ Năm 2004, 2005, ngành du lịch tỉnh đã phối hợp vớikhoa Du lịch – Khách sạn của trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức 3 lớp đào tạokiến thức về du lịch cộng đồng cho hơn 300 cán bộ quản lí của các huyện Hoa Lư vàYên Mô, 1.500 người dân tham gia làm du lịch, nội dung chương trình bồi dưỡng đượcphát liên tục trên hệ thống loa truyền thanh công cộng cho toàn thể người dân ở cáchuyện trên nghe
Với quan điểm “mưa dầm thấm lâu”, các bồi dưỡng kiến thức du lịch cộngđồng được ngành du lịch tổ chức liên tục hàng năm, luân phiên giữa các khu, điểm dulịch đã từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân địaphương trong quá trình phục vụ khách du lịch và xây dựng hình ảnh điểm đến của địa
Trang 28phương mình Tuy nhiên, lực lượng lao động gián tiếp này chủ yếu là những người có
độ tuổi từ 40 trở lên, trình độ học vấn thấp, nên khẳ năng tiếp thu kiến thức và thay đổi
tư duy còn chậm, do đó chất lượng của lực lượng lao động này vẫn còn nhiều vấn đềphải bàn và tiếp tục phải được đào tạo bồi dưỡng trong những năm tới
Mặc dù ngành du lịch Ninh Bình đã có nhiều nỗ lực trong việc đào tạo, đào tạolại lực lượng lao động trực tiếp trong ngành và bồi dưỡng kiến thức du lịch cho nhândân địa phương tham gia làm du lịch nhưng chất lượng đội ngũ lao động du lịch cònrất yếu, cả về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụcác thị trường khách du lịch có khẳ năng chi trả cao, đặc biệt là thị trường khách quốc
tế Vấn đề cấp thiết đặt ra đối với du lịch Ninh Bình là phải có nguồn nhân lực du lịchchất lượng cao, đủ tài, đủ tầm để đưa du lịch Ninh Bình từng bước hội nhập với khuvực và thế giới
III Thực trạng đầu tư vào một số khu du lịch của tỉnh
1 Khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình, Vân Long, chùa Ðịch Lộng
Sự phát triển nổi trội của khu vực này với “hiện tượng” Vân Long trong nhữngnăm qua là yếu tố đặc biệt của du lịch Ninh Bình hiện nay Với những nỗ lực củangười dân địa phương, các nhà khoa học, các nhà quản lí, các giá trị tự nhiên, văn hóacủa khu vực đã được “phát lộ” và nghiên cứu, đồng thời việc phát triển du lịch của khuvực đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, lượng khách du lịch, đặc biệt là khách
du lịch quốc tế, đã gần tương đương với khu du lịch Tam Cốc – Bích Động – Tràng
An – cố đô Hoa Lư cho đến thời điểm hiện nay
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Vân Long: Dự án đá đầu tưxong đường, cầu cống từ đường 477A qua 2 xã Gia Vân và Gia Lập, san nền xong 2bến xe, nạo vét xong 2 tuyến đường thủy trong khu du lịch sinh thái Vân Long
Một số vấn đề cần quan tâm đối với phát triển du lịch khu vực Vân Long là việcđầu tư của một số cơ sở công nghiệp, đặc biệt là hoạt động của nhà máy xi măng nằmgần khu du lịch Do đó đã xuất hiện một số dao động trong ý chí quyết tâm của các
Trang 29nhà đầu tư du lịch Việc phối hợp với Hà Nam trong công tác bảo tồn và phát triển dulịch cần được quan tâm.
Bảng 2.6 Tổng hợp những dự án đầu tư vào khu du lịch Vân Long
Đơn vị: triệu đồng
STT Tên dự án Chủ đầu tư Vốn đầu tư Thời gian
1 Khu du lịch nước nóng Kênh Gà CTCP Việt - Thái 180.000 2004-2012
2 XD cơ sở dịch vụ du lịch CTNHH ThảoSơn 22.250 2005-2006
3 XD khu du lịch dịch vụ thể thao văn hóa DNTN DuyQuang 16.767 2006-2009
4 XD nhà hàng, khách sạn và khu giải trí DNTN Song Hào 10.913 2007-2008
5 XD khu nghỉ dưỡng ANA MANDARA Nb Resort CTCP Tân Phú 255.000 2008-2010
Tổng vốn đầu tư tư nhân 484.930
1 Trùng tu di tích đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng UBND Tỉnh 19.323 2007-2008
2 Tu bổ di tích động Hoa Lư UBND Tỉnh 12.000 2008-2009
3 Bảo tồn, tôn tạo Khu Di tích lịch sử văn hóa đền Thung Lá UBND Tỉnh 11.966 2006-2009
Tổng vốn đầu tư Ngân sách 43.289
Tổng vốn đầu tư vào Khu 528.219
Nguồn: Phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình
Các sản phẩm du lịch tiêu biểu:
- Tham quan, nghiên cứu cảnh quan núi, hệ sinh thái ngập nước
- Tham quan di tích lịch sử - văn hóa
- Nghỉ dưỡng, chữa bệnh
Ngoài những dự án đầu tư trong nước như được trình bày ở bảng tổng hợp
dưới đây, khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà và bảo tồn đất ngập nước Vân Longcòn có dự án FDI Đó là dự án khu du lịch sinh thái Đông Phương Sư ( 100% vốn củaĐài Loan), tổng vốn đầu tư là 32 triệu USD ( tại Vân Long, Gia Viễn)
Trang 30Đối với khu vực Đầm Cút, Kênh Gà, việc thu hút đầu tư du lịch còn nhiều khókhăn Khu du lịch nước khoáng nóng hiện nay đang được đầu tư xây dựng, tuy nhiêncòn nhiều khó khăn do khả năng tài chính hạn chế Một số nhà đầu tư nước ngoài đãbày tỏ ý định đầu tư xây dựng những khu du lịch lớn nhưng việc triển khai cụ thể chưađược rõ ràng Nếu hoạt động du lịch được khai thác bền vững, kết hợp với những giátrị tự nhiên cao của khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, thì khi đó việc lập hồ sơ đềnghị công nhận di sản thế giới cho Vân Long sẽ rất thuận lợi.
2 Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình với Dục Thuý Sơn, Ngọc Mỹ Nhân
và hồ Kỳ Lân:
Đây là khu du lịch trung tâm đóng vai trò điều phối hoạt động chung của dulịch Ninh Bình trên cơ sở sử dụng hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch vốn tương đối pháttriển của đô thị Tại khu du lịch này, du khách còn có thể tham quan các điểm danhthắng nổi tiếng như: núi Dục Thúy, sông Vân Sàng, núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Kì Lân.Với định hướng phát triển thành phố thành đô thị loại ba, việc xây dựng các khu dulịch này, kết hợp với các sản phẩm du lịch khác ở khu vực phụ cận theo qui hoạch,trong đó xác định vị trí trọng tâm của du lịch thì trong tương lai này có thể trở thành
đô thị du lịch khi hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết được qui định theo Luật Du lịch
Để đạt được những mục tiêu trên, thành phố cần có qui hoạch chung phát triển
đô thị bền vững, với du lịch là trọng tâm phát triển làm cơ sở cho việc phát triển hệthống cơ sở hạ tầng, cơ sở vât chất, các điểm tham quan, vui chơi giải trí phù hợp, đặcbiệt là hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 – 4 sao trở lên
Các sản phẩm du lịch chủ yếu gồm:
- Tham quan các di tích lịch sử văn hóa
- Hội nghị, hội thảo
- Vui chơi giải trí
Bảng 2.7 Tổng hợp dự án đầu tư vào khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình
Trang 31Đơn vị : triệu đồng
Tên dự án Chủ đầu tư Vốn đầu tư Thời gian
XD công trình NB Complex building CT ĐTPTTM HoàngPhát 199.053 2005-2008
XD nhà nghỉ, dịch vụ du lịch CTTNHH Thiên Trường An 6.450 2006-2007
XD Khách sạn, khu công viên cây xanh Hồ Biển
Bạch DNTN Minh Đức 15.490 2006-2007
XD Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao DNTN Hoàng Sơn 27.987 2007-2009
XD dịch vụ du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy
sản CTTNHH Thái Thịnh 14.578 2007-2008
XD nhà hàng khách sạn và dịch vụ du lịch DNTN Chính Tâm 13.947 2007-2008
XD khu liên hợp khách sạn nhà hàng CTCP Long Thúy Đằng 12.500 2007-2009
XD Trung tâm vui chơi giải trí và ẩm thực Minh
Phố CTTNHH Minh Phố 79.999 2008-2010
XD Khách sạn 5 sao Quang Dũng DNTN Quang Dũng 553.092
XD Khu nuôi trồng thủy sản kết hợp nhà nghỉ CTTNHH Xuân Đạt 50.064 2007-2009
Tổng vốn đầu tư vào Khu 973.160
Nguồn: Phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ninh Bình
Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình có nhiều lợi thế hơn so với các khu
du lịch khác trong tỉnh Tuyến du lịch nội thành đã được qui hoạch đầu tư xây dựng đường xá, phố phường từ rất lâu, chính vì thế khu đã có một cơ sở hạ tầng ổn định, sẽ tiết kiệm được lượng vốn đầu tư rất lớn từ phía ngân sách tỉnh và Nhà nước Lượng vốn đầu tư xây dựng ở đây trong giai đoạn này chủ yếu thuộc thành phần tư nhân và sản phẩm của những dự án này là khách sạn cao cấp, nhà hàng và nhà nghỉ và các khu vui chơi
3.Khu du lịch Tam Cốc - Bích Ðộng, Tràng An, núi chùa Bái Đính và Cố đô Hoa Lư
Trang 32Trong tổng thể 7 khu du lịch trọng điểm trên, động lực chính để du lịch NinhBình phát triển chính là khu du lịch Tam Cốc – Bích Động – Tràng An – Hoa Lư Vớiđặc điểm tài nguyên nổi trội về văn hóa và cảnh quan, hiện khu du lịch này đang thuhút được một lượng lớn khách du lịch đến Ninh Bình Một trong những yếu tố quantrọng tạo nên sức hấp dẫn khu du lịch chính là “ Thương hiệu du lịch” của khu du lịchnày đã được khẳng định Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam được thủ tướng chínhphủ phê duyệt đã xác định Tam Cốc – Bích Động là một trong 17 khu du lịch chuyên
đề quốc gia đầu tiên ở Việt Nam Việc phát hiện ra các giá trị di tích lịch sử văn hóa và
hệ thống các hang động (đến nay bao gồm 21 hang) tại Tràng An đã nâng vị trí và sứchấp dẫn của khu du lịch này và càng khẳng định ảnh hưởng có tính quốc gia của khu
Nhận thấy được ý nghĩa của khu Tam Cốc – Bích Động – Tràng An – cố đôHoa Lư trông quá trình phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt gắn với sự kiện 1000 nămThăng Long – Hà Nội, thời gian gần đây Chính phủ đã có sự quan tâm hỗ trợ đầu tưnâng cấp và phát triển hạ tầng du lịch ở khu vực này, đặc biệt là khu Tràng An Dự ánxây dựng CSHT khu du lịch Tam Cốc – Bích Động: Các hạng mục đã được đưa vàophục vụ khách du lịch như: đường, cầu, cống từ cầu Ba Vuông vào bến thuyền ĐìnhCác Xây dựng xong bến xe Đồng Gừng, sân Đình Các, bến thuyền cây Đa và nạo vétxong tuyến giao thông đường thủy từ Đình Các đi Tam Cốc – Suối Tiên Đang tiếp tụcthi công đường vào Bích Động, điện Thái Vi
Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Tràng An và chùa Bái Đính: Hiệnđang hoàn thiện tuyến đường trục chính từ Thành phố Ninh Bình đi chùa Bái Đính,các hạng mục còn lại cơ bản hoàn thành như: san lấp mặt bằng khu trung tâm, nạo vétcác thung hang chính, hệ thống đường bộ, đường thủy của 9 tuyến du lịch trong hangđộng, khu vực núi chùa Bái Đính đã hoàn thành giai đoạn 1 và phục vụ thành côngChương trình Đại Lễ Phật Đản – Liên Hiệp quốc, năm 2008 Đây là tuyến đường cócảnh quan hấp dẫn, góp phần nâng cao rõ rệt vụ trí và thay đổi hình ảnh của du lịchNinh Bình
Bảng 2.8 Tổng hợp vốn các dự án đầu tư vào khu tính đến hết năm 2008
Đơn vị: triệu đồng