1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại ngân hàng NHTMCP phát triển nhà TP HCM (HDBank)

23 828 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 297 KB

Nội dung

Sau một thời gian ngắn thực tập tại chi nhánh HDB Hà Nội, vẫn dụng nhữngkiến thức đã học trên nhà trường và những kiến thức thực tế đã giúp em có cái nhìnthực tế, tổng quát hơn về hoạt đ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nói đến ngân hàng là nói đến một trong những tổ chức trung gian tài chínhquan trọng nhất của nền kinh tế với chức năng thực hiện các chính sách kinh tế tàichính, đặc biệt là các chính sách tiền tệ- một kênh quan trọng trong chính sách kinh

tế của chính phủ nhằm ổn định tình hình kinh tế vĩ mô của đất nước Từ khi gianhập WTO, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có từng bước phát triển cả

về số lượng lẫn chất lượng

Ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố HCM là một ngân hàng non trẻtrong hệ thống NHTM Việt Nam nói chung Là một chi nhánh mới của HDB, chinhánh Hà Nội chỉ mới thành lập chưa đầy 3 năm nhưng đã đạt được những thànhquả đáng kể Trong quá trình hoạt động, chi nhánh đã làm tốt vai trò quảng bá hìnhảnh, mở rộng tầm ảnh hưởng và hoạt động của ngân hàng TMCP phát triển nhà tpHCM

Sau một thời gian ngắn thực tập tại chi nhánh HDB Hà Nội, vẫn dụng nhữngkiến thức đã học trên nhà trường và những kiến thức thực tế đã giúp em có cái nhìnthực tế, tổng quát hơn về hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và của hệthống NH TMCP phát triển nhà tp HCM

Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành bản Báo cáo thực tập, song do kiến thức cònhạn chế nên bản báo cáo còn bộ lộ nhiều nhược điểm và khiếm khuyết Em rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét của cô giáo Em xin chân thànhcảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị trong chi nhánh HDB Hà Nội đã giúp

em hiểu hơn về tình hình hoạt động của Chi nhánh và giúp em hoàn thành bản Báocáo thực tập này

Trang 2

PHẦN І QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHTMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP HCM VÀ CHI

NHÁNH HÀ NỘI

• Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần(TMCP) phát triển nhà thành phố

Hồ Chí Minh

• Tên giao dịch quốc tế: Housing Development Bank

• Tên gọi tắt: HD Bank

• Trụ sở chính: Hội sở chính đặt tại số 33-39 Pasteur, quận 1, tp Hồ Chí Minh

І Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP phát triển nhà tp HCM và chi nhánh Hà Nội

1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố HCM

Ngày 04/01/1990 Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP Hồ Chí Minh(HDBank) được thành lập Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cảnước với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, HDBank có chức năng thực hiện kinhdoanh tổng hợp, đa dạng trong lĩnh vực nhà ở; kinh doanh tiền tệ, tín dụng thôngqua việc đầu tư vốn, cung ứng tín dụng và dịch vụ nhà; tập trung huy động vốn vàquản lý tất cả các nguồn vốn để phục vụ chương trình phát triển nhà ở và chỉnhtrang đô thị; tư vấn cho Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh về chương trình, kếhoạch phát triển nhà và chỉnh trang đô thị

Cho đến thời điểm tháng 01 năm 2008, HDBank đã đạt được mức vốn điều lệ

là 1000 tỷ đồng, tăng 100% so với năm 2007 Toàn bộ hoạt động của HDBank đềuđược thực hiện thống nhất theo các Qui trình, Qui chế của HDBank, tuân thủnghiêm ngặt theo qui định của pháp luật Sau nhiều đợt thanh tra chặt chẽ của thanhtra Ngân hàng Nhà nước, HDBank đã hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí về sựphát triển lành mạnh của một ngân hàng thương mại cổ phần

Trang 3

Về nguồn nhân lực, Tổng số CB-NV HDBank tính đến tháng 06 năm 2008 đạt

815 người, tăng 82% so với năm 2007 Trong đó, số CB-NV có trình độ đại học vàtrên đại học đạt 60% HDBank đang xây dựng được đội ngũ CB-NV tinh nhuệ,năng động, vững vàng cả về nghiệp vụ, năng lực chăm sóc khách hàng và trình độquản lý để thực hiện dự án này, sẵn sàng để nắm bắt các công nghệ triển khai ứngdụng chương trình phần mềm trong nghiệp vụ tài chính ngân hàng tiên tiến nhấthiện nay Nguồn nhân lực HDBank chính là yếu tố cốt lõi để đưa HDBank pháttriển bền vững trong “thời đại của WTO” với những cơ hội mới và cả những tháchthức mới

2 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh HD Bank Hà Nội

Chi nhánh Hà Hội là đơn vị hạch toán phụ thuộc của ngân hàng TMCP pháttriển nhà tp HCM được thành lập theo quyết định số 1300 QĐ- NHNN ngày27/06/2006 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có con dấu và có nhiệm vụ thựchiện các hoạt động theo quy định của ngân hàng Chi nhánh Hà Nội được đặt tại số91B Nguyễn Thái Học, phường Điện Biên, quận Ba Đình Hà Nội

Chi nhánh Hà Nội được thành lập nhằm cung cấp các dịch vụ kinh doanh tiền

tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và dịch vụ khác, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triểnhoạt động kinh doanh và yêu cầu mở rộng mạng lưới chi nhánh của HD Bank tạicác tỉnh, thành phố ngoài địa bàn tp HCM, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trongviệc cung cấp các dịch vụ của HD Bank đến khách hàng

Đến thời điểm 30/12/2007, chi nhánh Hà Nội có 3 chi nhánh trực thuộc baogồm: Phòng giao dịch Đống Đa, phòng GD Hoàn Kiếm, phòng GD Hoàn Kiếm.Qua quá trình mở rộng hoạt động của chi nhánh, trong năm 2008, chi nhánh Hà Nội

mở thêm các phòng giao dịch Hồng Hà, PGD Hai Bà Trưng, PGD Thái Thịnh, PGDTrung Hòa, PGD Hà Đông và PGD Tây Đô

Trong quá trình mở rộng hoạt động của ngân hàng, giữa năm 2008, PGD HoànKiếm và PGD Cầu Giấy được nâng cấp thành chi nhánh độc lập và phân bổ quản lýcác PGD Đến thời điểm hiện tại, chi nhánh Hà Nội quản lý 3 phòng GD trực thuộc

là PGD Đống Đa, PGD Trung Hòa và PGD Hà Đông

Trang 4

П Cơ cấu tổ chức của chi nhánh HD Bank Hà Nội.

1 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Nội

Đến thời điểm hiện nay, chi nhánh HDB Hà Nội chia thành 4 địa đierm kinhdoanh, do Ban giám đốc trực tiếp điều hành và quản lý bao gồm:

 Phòng Kế toán- Ngân quỹ- Tin học

 Phòng thanh toán quốc tế

 Ban kiểm tra kiểm toán nội bộ

2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.

Trang 5

• Phó giám đốc là người cố vấn tham mưu trợ giúp Giám đốc trong quá trìnhquản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong phạm vi cho phép được sự ủy nhiệmcủa Giám đốc Phó giám đốc có quyền thay mặt Giám đốc ra quyết định và chịutrách nhiệm pháp lý trước các quyết định đó.

• Ngoài ra trong Ban lãnh đạo Chi nhánh có các trưởng phòng,ban, phó phòng,ban do Tổng giám đốc quyết định bổ nhiệm, với quyền hạn do Giám đôc chi nhánh

Hà Nội quyết định dựa trên qui định của HDB

2.2 Phòng kinh doạnh và dịch vụ

Phòng kinh doanh và dịch vụ có các nhiệm vụ sau đây:

• Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi phân công đúng phápquy và các quy trình tín dụng: tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, dự án, giới thiệu sảnphẩm, phân tích thông tin, nhận hồ sơ, xem xét quyết định cho vay, bảo lãnh, hoànthiện hồ sơ giải ngân và quản lý giải ngân, quản lý kiểm tra sử dụng các khoản vay,theo dõi thu đủ nợ, thu đủ lãi, đến khi tất toán hợp đồng tín dụng với mỗi kháchhàng

• Thực hiện chiết khấu cho vay cầm cố chứng từ có giá

• Chịu trách nhiệm marketing tín dụng, tư vấn cho khách hàng sử dụng sảnphẩm tín dụng, danh mục về các vấn đề liên quan

• Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định tổng hợp phân tích, quản lý thông tin

và lập các báo cáo về công tác tín dụng Thực hiện yêu cầu quản lý tín dụng, rủi rotín dụng của Chi nhánh theo quy định

• Nghiên cứu xay dựng chiến lược khách hang tín dụng, phân loại khách hàng

và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng

Trang 6

• Chủ trì xây dựng các quy trình nghiệp vụ trong công tác điều hành nguồnvốn, tham gia xây dựng quy trình các hoạt động nghiệp vụ khác.

• Thức hiện cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, thực hiện trích quỹ bảo lãnh,quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN và HD Bank

2.4 Phòng Kế toán- Ngân quỹ- Tin học.

• Quản lý kế toán, tổ chức thực hiện tổ chức và chỉ đạo việc hạch toán kế toán,phản ánh chính xác trung thực kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, nguồn vốn và phântích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

• Quản lý tài chính, quản lý các loại vốn, quỹ công nợ

• Trực tiếp nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế, huy động vốn dân cư, thực hiệnnghiệp vụ tín dụng và một số loại dịch vụ ngân hàng theo sự phân công của Bangiám đốc

• Thực hiện các dịch vụ như dịch vụ chuyển tiền, thanh toán thẻ, thu đổi ngoại

tệ, thu đổi tiền mặt, ngân quỹ

2.5 Phòng thanh toán quốc tế

• Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh, riêng việc chuyểntiền ra nước ngoài sẽ được thực hiện tại trụ sở chính của HDB tại thành phố HCM

• Dịch thuật các chứng từ, tài liệu có liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tếcho ngân hàng và khách hàng

2.6 Phòng hành chính.

• Thực hiện công tác hành chính quản trị

• Thực hiện các mặt tổ chức cán bộ, quản lý lao động, chính sách tiền lương,thưởng, bảo hiểm

• Tham gia đào tạo cán bộ, huấn luyện, nâng cao tay nghề cho cán bộ côngnhân viên, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỳ luật,…

• Tham gia thực hiện phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiên côgn táchành chính, quản trị, bảo vệ, hậu cần, phục vụ các mặt hoạt động của chi nhánh

Trang 7

2.7 Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ

• Thực hiện quản lý hồ sơ nhân sự

• Theo sõi công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu tố, khiếu nại

• Thực hiện công tác an ninh, bảo vệ chính trị nội bộ

3 Mối quan hệ giữa các bộ phận

Các bộ phận trong chi nhánh ngân hàng phát triển nhà pt HCM Hà Nội hoạtđộng trong mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó, hoạt động của phòng ban này ảnh hưởngkhông những đến hoạt động mà cả thu nhập của các phòng ban khác Đứng đầu chinhánh là Ban giám đốc Ban giám đốc bao gồm những người có kinh nghiệm, trình

độ chuyên môn cao, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, có thể điềuhành cũng như quản lý các hoạt động của ngân hàng thích ứng tốt với những biếnđộng của thị trường

Khối tín dụng, dịch vụ khách hàng, khối các đơn vị trực thuộc là các bộ phậntrực tiếp tạo ra thu nhập, thông qua việc tiến hành các nghiệp vụ huy động và chovay, trao đổi mua bán ngoại tệ, cung cấp những sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới cáckhách hàng Đây là khối trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng, tiếp thị hìnhảnh của ngân hàng và chi nhánh đến khách hàng và đem lại thu nhập trực tiếp chochi nhánh Quá trình hoạt động của khối này chịu sự kiểm soát của ban giám đốcthông qua khối quản lý nội bộ và được hỗ trợ bởi các khối hỗ trợ kinh doanh

Khối quản lý nội bộ giúp chi nhánh hoạt động thông suốt, bao gồm đảm bảo

cơ sở hạ tầng, máy móc kỹ thuật cho quá trình hoạt động Khối quản lý nội bộ làmcông tác thanh tra kiểm tra quá trình hoạt của các phòng ban sao cho mọi hoạt độngcủa chi nhánh diễn ra đúng quy định của ngành, luật pháp của Nhà nước và tronggiới hạn cho phép Khối hỗ trợ kinh doanh tuy không tham gia kinh doanh nhưnglại là cánh tay đắc lực giúp ban Giám đốc quản lý một cách chi tiết và cụ thể trongnhiều lĩnh vực

Như vậy, mỗi phòng ban đều làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình và phốihợp với nhau từ việc quản lý nhân sự, thông tin, quản lý việc huy động vốn, tài sản,giao dịch với khách hàng… để đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Trang 8

PHẦN П TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP PT NHÀ TP HCM

CHI NHÁNH HÀ NỘI

І Phân tích một số hoạt động chủ yếu của chi nhánh.

1 Hoạt động tín dụng.

1.1 Qui trình cho vay tín dụng

Quy trình cho vay tại chi nhánh Hà Nội diễn ra như sau:

1 Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận vàkiểm tra hồ sơ

2 Cán bộ tín dụng và tổ thẩm định hồ sơ vay vốn, bao gồm tính hợp pháp của

hồ sơ, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, hiệu quả và khảnăng trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo, cầm cố,…

3 Hoàn chỉnh báo cáo thẩm định rồi trình trưởng phòng tín dụng kiểm tra rồitrình lên lãnh đạo xét duyệt cho vay

4 CBTD thông báo cho khách hàng và cùng khách hàng soạn thảo hợp đồngtín dụng và các hợp đồng liên quan khác

5 Trưởng phòng tín dụng kiểm tra hợp đồng và trình lên lãnh đạo để lãnh đạocùng khách hàng ký hợp đồng

6 Lãnh đạo yêu cầu CBTD thực hiện đảm bảo tiền vay, CBTD tiếp nhận,kiểm tra căn cứ giải ngân

7 CBTD trình TPTD kiểm tra rồi trình lại lên lãnh đạo để xét duyệt giải ngân

8 Hồ sơ trả lại cho phòng tín dụng Nếu lãnh đạo không duyệt, CBTD thôngbáo và trả hồ sơ lại cho khách hàng Nếu lãnh đạo duyệt, CBTD chuyển chứng từthanh toán đã được xét duyệt cho phòng kế toán thực hiện giải ngân cho kháchhàng

9 Phòng kế toán giải ngân cho khách hàng

Trang 9

CBTD cần kiểm tra việc sử dụng vốn giải ngân, theo dõi hoạt động của kháchhàng, theo dõi việc thu nợ và xử lý phát sinh Khi kết thúc hợp đồng, khi KH đã trảhết nợ, CBTD tiến hành đối chiếu với phòng kế toán, thanh lý hợp đồng tín dụng,giải tỏa việc cầm cố, thế chấp, xuất kho tài sản đảm bảo theo quy định.

1.2 Hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hà Nội

• Hoạt động cho vay:

%

Số tiền (triệu đ)

Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ

Đặc điểm của hoạt động tín dụng chi nhánh HDB Hà Nội là trong cơ cấu tíndụng của chi nhánh, hoạt động cho vay chiết khấu chứng từ có giá chiếm tỷ trọngrất lớn so với loại hình cho vay truyền thống của ngân hàng

Trang 10

Biểu đồ 1.2.1

Qua bảng ta thấy, cơ cấu cho vay của chi nhánh trong thời gian qua có nhữngbiến đổi đáng kể Trong 2 năm đầu hoạt động, cho vay chiết khấu chiếm tỷ lệ khálớn trong tổng dư nợ, luôn lớn hơn 60% tổng dư nợ, sau đó là cho vay bổ sung vốnlưu động và các loại hình khác Tuy nhiên, đến năm 2008, cơ cấu cho vay có nhữngthay đổi đáng kể Tỷ trọng cho vay chiết khấu giảm mạnh, từ hơn 60% trong năm

2007 xuống chỉ còn gần 25% năm 2008, với dư nợ chiết khấu giảm hơn 3 lần về sốtuyệt đối, chỉ còn hơn 380 tỷ năm 2008 Thay vào đó, năm 2008 tỷ trọng cho vay bổsung VLD tăng đáng kể, từ hơn 13% lên 45% trong cơ cấu cho vay Mặc dù tổng dư

nợ năm 2008 giảm xuống, dư nợ cho vay VLD vẫn tăng lên gần 2 lần lên đến hơn

670 tỷ Tỷ trọng cho vay XNK và cho vay khác cũng được cải thiện đáng kể mặc dù

dư nợ tuyệt đối chỉ tăng nhẹ

Trang 11

Biểu đồ 1.2.2.

Một điều đáng chú ý là dư nợ trong năm 2008 của chi nhánh đã giảm xuốngđáng kể Đây là điều không thể tránh khỏi trong điều kiện một trường khắc nghiệtnhư năm 2008 vừa qua khiến chi nhánh phải thận trọng hơn khi cho vay kháchhàng Năm 2008 cũng là năm mà lãi suất huy động tăng cao, do đó chi phí vốn tăngđẩy lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao Điều này cũng khiến khách hàng

dè dặt hơn trong việc quyết định vay vốn Hơn nữa, do chi nhánh chỉ mới thành lậpnên chưa thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài, thân thiết với khách hàng, điềunày cũng là một nguyên nhân khiến dự nợ tín dụng giảm đáng kể Tính đến cuốinăm 2008, dư nợ của chi nhánh còn 1,625,156 triệu đồng, giảm 28.72% so với năm2007

Hoạt động tín dụng thu hẹp trong khi chi phí vốn tăng cao đã ảnh hưởngkhông nhỏ đến thu nhập cũng như hiệu quả hoạt động của chi nhánh trong thời gianvừa qua

• Tình hình sử dụng vốn và đóng góp thu nhập của hoạt động tín dụng:

Trang 12

Trong năm 2007, các hoạt động chiếm dụng nguồn vốn chủ yếu tại chi nhánh

là dư nợ chiếm 51.33% tổng tài sản và đầu tư chứng khoán chiếm 25.44% Trongkhi đó, thu thuần từ hoạt động tín dụng là 2,782 triệu, chỉ chiếm khoảng gần 10%tổng thu nhập, trong đó thu lãi từ đầu tư chứng khoán là 87,776 triệu Một hoạtđộng đáng chú ý đem lại nguồn thu lớn cho chi nhánh là hoạt động dịch vụ, đặc biệt

là nghiệp vụ chiết khấu Như đã phân tích, hoạt động chiết khấu của ngân hàngchiếm hơn 50% tổng dư nợ, do đó ngoài lãi suất còn đem lại phí hoa hồng đáng kểcho chi nhánh Thu thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2007 là 32,060 triệu, chiếm tới90% tổng thu của chi nhánh, trong đó thu từ nghiệp vụ chiết khấu chiếm tới hơn90% tổng thu hoạt động dịch vụ

Tuy nhiên, đến năm 2008, do hoạt động tín dụng thu hẹp và chất lượng tíndụng bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh tiêu cực, thu thuần từ hoạt động tíndụng giảm đáng kể Thu và chi cho lãi năm 2008 giảm nhẹ, khoảng 15%, tuy nhiênthu thuần từ hoạt động tín dụng cũng giảm Năm 2008, thu thuần từ hoạt động tíndụng là 2,098 triệu Thu từ tín dụng giảm có một phần nguyên nhân từ việc thu hẹphoạt động tín dụng của chi nhánh, cũng như tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng đáng

kể Ngoài ra, năm 2008 thu từ hoạt động dịch vụ cũng giảm đáng kể Nhìn vào cơcấu nợ năm 2008, ta nhận thấy một thay đổi lớn trong cơ cấu nợ, tỷ trọng cho vaychiết khấu, một hoạt động mang lại nguồn thu phí cho ngân hàng giảm đáng kể

Ngày đăng: 05/07/2016, 18:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w