Tuy nhiên, chínhnhững hoạt động này lại đang tạo ra một sức ép đáng kể lên hệ thống sinh thái môitrường đầm phá và các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn liền với nó.. Xuất phát từ cơ sở l
Trang 1MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia có bờ biển trải dài hơn 3260 km cùng với các hệ thốngsông ngòi trong nội địa rộng lớn, đã tạo nên nguồn lợi thủy sản vô cùng đa dạng vàphong phú Đây chính là các yếu tố tạo nên tầm quan trọng của việc phát triểnngành thuỷ sản Nhờ công cuộc đổi mới và các cải cách về thị trường, ngành thuỷsản trong những năm gần đây đều đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm từ 5 – 12% vềsản lượng, chính vì thế, đã góp phần cải thiện tình hình kinh tế - xã hội, xoá đóigiảm nghèo, thúc đẩy sinh kế bền vững và tạo việc làm cho cư dân các khu vựcnông thôn Thuỷ sản thực sự là một phần không thể thiếu trong tiến trình phát triểncủa Việt Nam Nếu so sánh với canh tác lúa thông thường, các sản phẩm từ hoạtđộng sản xuất thuỷ hải sản đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho các hộ gia đìnhnông thôn đồng thời cũng làm phong phú chế độ dinh dưỡng của các gia đình [7]
Theo ước tính, có rất nhiều người đã và đang sống nhờ phần lớn vào các hoạtđộng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản ở hệ thống đầm phá Tuy nhiên, chínhnhững hoạt động này lại đang tạo ra một sức ép đáng kể lên hệ thống sinh thái môitrường đầm phá và các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn liền với nó
Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An tỉnh Phú Yên, một tỉnh duyên hải NamTrung Bộ với diện tích tự nhiên khoảng 1570 ha, nổi tiếng với nguồn lợi thủy sảnnhư tôm, cá, sò huyết, cua ghẹ, hàu, Từ những năm 1990 khi phong trào nuôi tômphát triển mạnh đã có trên 360 ha ao đìa nuôi tôm, đã tạo ra lượng sản phẩm thủysản lớn cho xã hội, tạo thêm việc làm góp phần tăng thêm thu nhập cho một số bộphận ngư dân Tuy nhiên, các ao đìa nuôi tôm hầu hết được xây dựng tự phát nên đãgây tác động ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi trường và hệ sinh thái đầm [13]
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuy An, nhữngnăm gần đây, đã có hai lần xảy ra ô nhiễm nghiêm trọng làm cho môi trường đầm bịxuống cấp, cá chết hàng loạt Lần thứ nhất vào tháng 5 năm 1998, lần thứ 2 vàotháng 5 năm 2010, sau mỗi lần như vậy nguồn lợi thủy sản ở đây bị suy giảm đáng
kể, người làm nghề khai thác thì không có thu nhập, người nuôi trồng thủy sản thìgặp nhiều bất lợi do môi trường nuôi không đảm bảo, dịch bệnh đối với thủy sảndiễn biến phức tạp Nhiều người cho biết trước đây thu nhập của họ do nghề đánhbắt, nuôi trồng thủy sản trên đầm mang lại rất cao nhưng hiện nay thu nhập đã bịgiảm sút đi [2; 13]
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tế trên tôi chọn đề tài: “Khảo sát hiện trạng sử dụng nguồn lợi đầm Ô Loan và đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững ” nhằm đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi, tìm ra các nguyên
nhân gây suy thoái đầm và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả gópphần khôi phục lại nguồn lợi thủy sản
Trang 2CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái niệm và vai trò của đầm phá
1.1.1 Khái niệm của đầm phá
Đầm phá là một dạng thủy vực của đới biển ven bờ, được tách khỏi biển nhờkiểu tích tụ bờ cát chắn phía ngoài, ôm lấy một vực nước nông phía trong Các phánhận nước ngọt từ sông, suối trước khi ra biển và quan hệ trực tiếp với biển bằngcửa riêng của mình cũng được thừa nhận như các cửa sông điển hình [12]
1.1.2 Vai trò của đầm phá
Đầm phá là một vùng có vị trí phân bố rất đặc trưng, nó phân bố tại các lưuvực sông, các vùng cửa sông ven biển, môi trường sinh thái của hệ đầm phá thựcchất cũng chính là những giá trị không tính toán, định lượng được Tuy vậy, giá trịcủa nó có thể cao hơn, quan trọng hơn nhiều các giá trị tài nguyên cụ thể được xácđịnh và khai thác trực tiếp Chính vì vậy, nó có vai trò rất lớn trong tự nhiên và đờisống con người
1.1.2.1 Vai trò của đầm phá với tự nhiên
a Cân bằng tự nhiên và sinh thái ven bờ
Xét về tổng thể, vùng đầm phá là một hệ đệm giữa biển và lục địa, có vai tròcực kỳ quan trọng đối với cân bằng tự nhiên và sinh thái ven bờ Sự tồn tại của vùngđất ngập nước ảnh hưởng và tác động đến vi khí hậu khu vực, chế độ thủy động lực,phân bố và bồi lắng trầm tích ven bờ, lưu giữ và cung cấp dinh dưỡng, nguồn giống
ra biển, tạo nơi cư trú, sinh đẻ cho các thủy sinh trên biển, cho một số loài sinh vật
và chim trú đông di cư theo mùa trên quy mô rộng lớn
Diện tích lãnh thổ có quan hệ mật thiết với sinh thái và môi trường đầm phá
Đó là những mối quan hệ về giao thông, thủy lợi, nghề cá, nông nghiệp, lâm nghiệp,
… Sự biến đổi về khí hậu và thiên tai: nguồn nước ngầm, ngập lụt, nhiễm mặn, vikhí hậu, nơi sinh sống và định cư của số đông dân cư ven biển, là nơi cần đầu tư lớn
về xây dựng cơ sở hạ tầng [6]
Đầm phá có chức năng cực kỳ quan trọng về môi trường, liên quan đến cuộcsống dân sinh, kinh tế của cả một cộng đồng dân cư rộng lớn Đầm phá là một hồđiều hòa khổng lồ nằm giữa vùng đồng bằng lãnh thổ có khí hậu khắc nghiệt, có tácdụng điều tiết vi khí hậu khu vực theo hướng thuận lợi cho cuộc sống Nhờ có nó,
Trang 3dâng từ thủy triều biển cũng tràn vào Đầm phá là vùng chứa cả nước lũ thượngnguồn, cả nước dâng từ biển, làm giảm rất nhiều khả năng ngập lụt cho đồng bằng
Vùng đầm phá có tác dụng lớn đến duy trì lượng nước ngầm vùng đồng bằngven rìa, có tác dụng tốt với hệ sinh thái đồng ruộng và duy trì nguồn nước ngầmsinh hoạt cho nhân dân
Đối với vùng biển ven bờ, vùng đầm phá có chức năng làm sạch môi trường.Bùn cát hoặc các chất gây ô nhiễm từ lục địa phần lớn rơi lắng và được lưu giữtrong đầm phá trước khi đưa ra biển Đây là nơi tích tụ chôn vùi các vật chất thải, dễ
bị nhạy cảm, tổn hại do ô nhiễm từ lục địa, nhưng chính nhờ đó mà bảo vệ cho môitrường biển phía ngoài được trong sạch [6; 7]
b Thủy văn
Vùng đầm phá chịu tác động chủ yếu chế độ thủy văn từ biển, nhưng hàngnăm phải chịu tác động lớn từ nguồn nước ngọt nội địa đổ ra đặc biệt là mùa mưalụt Mức độ ảnh hưởng lớn được thể hiện trong việc bồi lắng tích tụ phù sa, sự xâmthực do dòng chảy, triều cường Đầm phá còn có những tác dụng đáng kể trong việcphân tán bớt năng lượng của sóng, gió, thủy triều [7]
1.1.2.2 Vai trò của đầm phá với con người
a Phát triển kinh tế xã hội
Trong các vai trò cân bằng tự nhiên và sinh thái ven bờ và vai trò bảo vệ thìđầm phá có vai trò cực kỳ to lớn đối với phát triển dân sinh, kinh tế khu vực Mộtbức tranh dân sinh, kinh tế sẽ hoàn toàn khác nếu không còn tồn tại vùng đất ngậpnước của đầm phá Cư dân đầm phá có nhiều nét riêng, độc đáo về tập quán sinhhoạt, phương thức và ngư cụ đánh bắt thủy sản, lễ hội, Cũng từ vùng đầm phá này
đã hình thành kinh tế đầm phá trực tiếp liên quan đến cuộc sống của hàng vạn ngườidân, có quan hệ với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, giaothông,… của cả một khu vực [6; 7]
b Đảm bảo môi trường sống
Vùng đầm phá là một kho dinh dưỡng giàu có ở một vùng ven bờ Dinhdưỡng vô cơ trong nước và nền đáy giàu hơn phía ngoài biển hàng chục, hàng trămlần Đó là sự tích lũy, lưu giữ dinh dưỡng từ lục địa qua các con sông chuyển ra.Nhờ tồn tại như một hệ sinh thái độc lập ven bờ, gồm nhiều phụ hệ, vùng đầm phálưu giữ và tạo một chu trình vật chất khép kín, làm giàu và xuất khẩu dinh dưỡng ravùng biển ven bờ
Môi trường nước mặn lợ thay đổi theo mùa và sự có mặt đa dạng môi trườngsống là điều kiện thuận lợi cho quá trình cư trú, sinh sản theo mùa của nhiều đốitượng tôm, cá và chim nước Sự phong phú của môi trường sống như cửa sông, đầm
Trang 4lầy, thảm cỏ biển, vùng đáy bùn, đáy cát, đã tạo nên đa dạng sinh học cao và bảo
vệ sinh vật trước những biến đổi bất lợi của tự nhiên và sự khai thác quá mức củacon người [6; 10]
Đầm phá là màng đệm giữa biển và đồng bằng, ngăn mặn xâm nhập sâu vàolục địa Nhờ có nó, nước biển và nước ngọt được pha trộn, trao đổi thành nước nhạthơn trước khi theo áp lực triều lấn theo đáy các lòng sông ngược về phía lục địa
Cũng do là một vực nước kín, có cửa thông ra biển, mỗi khi có bão haygiông tố làm biển động, đầm phá là nơi neo đậu, tránh trú an toàn cho hàng trămthậm chí hàng ngàn tàu thuyền lớn nhỏ, nhờ đó tránh được nhiều thiệt hại về tài sảncũng như tính mạng cho con người [10; 11]
e Đảm bảo an ninh quốc phòng
Ngoài các vai trò trên thì vùng đầm phá còn có vai trò về an ninh quốcphòng Đây là một vị trí phòng thủ trọng yếu ven biển, là nơi diễn ra nhiều cuộc đổquân, giao tranh trong lịch sử, là những căn cứ thủy quân trong các thời kỳ khángchiến cũng như phòng thủ trong thời bình [10]
1.2 Tình hình khai thác và sử dụng đầm phá trên Thế giới và Việt Nam1.2.1 Tình hình khai thác và sử dụng đầm phá trên thế giới
Hệ thống đầm phá phân bố chủ yếu ở các cửa sông, ven biển nó đóng vai tròrất quan trọng trong việc tạo ra hệ sinh thái, bảo vệ cộng đồng và cung cấp mộtlượng thủy sản dồi dào, giải quyết và tạo việc làm cho phần lớn lao động tại đây
Tại khu nghỉ mát Palmetto Dunes Oceanfront, vào những năm 1970, ba dặmdài bãi biển ở đây gần như bị biến mất khi thủy triều lên Nhưng ngày nay, tại đây
đã có nhiều dịch vụ phục vụ cho du lịch sinh thái, nhờ vào sự nghiên cứu của các
Trang 5chuyển cát đổ ra các bãi biển phía ngoài, để tạo ra hệ thống đầm phá đầm nướcmặn Mặc dù chuyển một khu nghỉ mát nhưng vẫn bảo tồn được hệ sinh thái, luônđược kiểm soát thủy triều để giữ cho nước sạch và vẻ hoang sơ vốn có của nó [14].
Tại Cameroon, các đầm phá ven biển Complex Douala là vùng đất thấp phíanam của cộng hòa Cameroon Ở đây còn là nơi có một hệ đa dạng sinh học cao vớinguồn lợi thuỷ sản nước lợ và nước mặn Thời gian gần đây do chính quyền đãchuyển đổi cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp tại đây, đã làm tăng xả nước thải
ra đầm Mặt khác vùng biển này là nơi chịu ảnh hưởng của cường độ triều cườnggia tăng Hậu quả đã biến khu vực này phải chịu một thảm họa, vì thường xuyênxảy ra xói mòn [16]
Tại Hilton Head Island, hệ thống đầm phá tại đây đã được phát triển bằngcách nạo vét cát từ bên trong và đặt nó trên bãi biển tạo ra các cồn cát Nó đã tạo ramột khuôn viên đẹp, cũng như cung cấp một loạt các tiện nghi nghỉ dưỡng cho dân
cư trong khu phố của Palmetto Dunes Mô hình hệ thống đầm phá trong PalmettoDunes là mô hình duy nhất trên thế giới đã thành công khi kết hợp mô hình du lịch
và bảo vệ hệ sinh thái đầm phá Nó được tạo thành từ mười một dặm của đầm phánổi và đường thủy Vì được nối dài như vậy nên khi tham quan và nghỉ dưỡng tạiđầm phá này ta sẽ nhận thấy được tại đây có nhiều tôm, cua, cá và nhiều loại chim,
… Tại đây, cửa thủy triều đã được cài đặt một cách có hệ thống ở hai địa điểm đểkiểm soát triều cường và xả nước từ đầm phá để giữ cho nước sạch [15]
Tại Ấn Độ, Các cửa sông nối liền với nhau bởi các hệ thống sông Bananacủa Không Motor Zone, sông Ấn Độ và đầm phá Mosquito tạo nên sự phong phúcủa động vật hoang dã và các loại cá từ các nơi đến đây rất đa dạng Khu vực nàynổi tiếng nhất với cá cảnh Redfish có kích thước khổng lồ Tại đây, mùa xuân nhiệt
độ mát mẻ, thích hợp cho việc câu cá Ngoài ra, ở đây còn cung cấp lượng lớn nướcsạch cho khu vực này Chính nhờ làm được như vậy mà nơi đây đã thu hút đượcmột lượng lớn du khách tham quan du lịch, đồng thời còn giải quyết được mộtlượng lớn lao động tại đây bằng các dịch vụ phục vụ cho du khách [14]
1.2.2 Tình hình khai thác và sử dụng đầm phá tại khu vực Nam duyên hải
miền Trung
Cũng như trên Thế giới thì tại Việt Nam hệ thống đầm phá đóng vai trò rấtquan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia Tuy nhiên, ngàynay do tác động của thiên tai và nhu cầu ngày càng cao của con người mà nhữngnăm gần đây cảnh quan, môi trường sinh thái đầm phá ở Việt Nam đã và đang bịsuy giảm trầm trọng Đầm phá bị tác động mạnh do sức ép gia tăng dân số, do nhucầu thưởng thức thủy sản tươi sống ngày càng gia tăng, phát triển nuôi trồng thủy
Trang 6sản một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch và sự buông lỏng quản lý của các cấp chínhquyền địa phương,… Cụ thể tình hình đầm phá ở khu vực này như sau:
1.2.2.1 Tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế có hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diệntích 22000 ha Đây là vùng nước lợ tiêu biểu cho cả quốc gia và khu vực Đông Nam
Á, có giá trị cao về đa dạng sinh học với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm và lànơi thuận lợi cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau Ngoài ra, tại đâycòn có tần suất đa dạng sinh học rất cao, vì khu vực này là nơi giao thoa giữa 2vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới giữa bán đảo Sơn Trà và điểm mút nhô ra củađèo Hải Vân, đa dạng sinh học đứng thứ 3 trên toàn quốc Hệ sinh vật biển ở khuvực này có 1013 loài thuộc 410 giống, bao gồm 245 loài thực vật phù du, 74 loàiđộng vật phù du, 103 loài rong biển, 4 loài cỏ biển, 12 loài thực vật ngập mặn, 144loài san hô, 161 loài động vật đáy và 270 loài cá biển trong đó có 132 loài cá rạnsan hô Các rạn san hô ở đây phân bố chủ yếu ở ven đảo Sơn Trà và ven bờ bắc mũiHải Vân, bao gồm các loài san hô tạo rạn Ahermatypic, san hô sừng Gorgonacea vàsan hô mềm Alcyonacea [8; 11]
Những năm gần đây trước sức ép của con người môi trường của hệ đầm pháTam Giang - Cầu Hai bắt đầu bị ô nhiễm nghiêm trọng và mức độ ô nhiễm đangngày càng gia tăng, nhất là ô nhiễm do các chất thải, ô nhiễm dầu, bên cạnh đó là sựthay đổi lớn về diện tích mặt nước, làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy hảisản [11]
1.2.2.2 Tỉnh Quảng Ngãi
a Đầm Nước Mặn
Thuộc địa phận xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ), có tổng diện tích khoảng150ha Đây là khu vực đầm phá kiểu vịnh kín, thông ra biển tại cửa Sa Huỳnh.Nước đầm luôn có độ mặn khá cao cả về mùa khô và mùa mưa, vì vậy có tên là đầmNước Mặn Với đầm này chỉ có thể nuôi trồng thủy sản nước mặn và làm muối Vìthế, từ lâu nhân dân ở đây đã khai thác một phần diện tích của đầm để làm muối [3]
b Đầm An Khê
Thuộc địa phận xã Phổ Khánh (huyện Đức Phổ) Theo báo cáo khoa họcđiều tra nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi, do đài Khí tượng thủy vănTrung Trung Bộ thực hiện năm 1998 cho thấy đầm có độ mặn thấp Vào mùa mưanước trong đầm có độ mặn không đáng kể, nhưng về mùa khô là một đầm nước lợ,
độ mặn từ 0,3- 10‰ [3]
Trang 7c Đầm Lâm Bình
Thuộc địa phận xã Phổ Cường (huyện Đức Phổ), có độ mặn thấp, thường daođộng từ 0,2- 0,3‰ về mùa khô, những tháng nắng hạn nhất đầm bị cạn nước hoàntoàn [3]
vệ môi trường, duy trì phát triển nguồn lợi đầm phá phục vụ tốt hơn cho đời sống
con người Hai đầm này mang tính đặc trưng của hệ thống đầm phá ven biển miền
Trung Việt Nam Nơi đây có nhiều giống loài thủy sản nước lợ rất có giá trị, khôngphải nơi nào cũng có được
a Đầm Trà Ổ
Có diện tích 1200 ha, thông với biển qua một đoạn sông ngắn Nơi đây có
cửa Hà Ra là hệ thống ngăn mặn Cửa có nhiệm vụ ngăn nước mặn vào đầm trongmùa khô để khỏi ảnh hưởng đến đất nông nghiệp, chỉ mở cửa vào mùa mưa, mùanày các loài thủy sản mới giao lưu được giữa hai môi trường trong đầm và ngoàibiển Trong đầm hệ thực vật phù du rất phong phú như: tảo, rong, nhiều loài ấu
trùng,… tạo nguồn thức ăn ban đầu rất phong phú cho các loài thủy sản sống trong
đầm, cũng từ đó nguồn lợi thủy sản phát triển khá đa dạng, đáng chú ý là các loài
tôm, cua, cá chình,… Vào mùa lũ thường có cá hanh, cá hồng, cá chẽm, đặc biệt
là cá chình, cá mun rất quý hiếm có trong sách đỏ thế giới
Có chừng 650 hộ dân của 4 xã ven đầm chuyên sống bằng nghề khai thácđánh bắt trên đầm Mỗi năm khai thác được khoảng 1000 đến 1200 tấn tôm, 780đến 1100 tấn cá các loại, thời gian khai thác quanh năm nhưng nhiều nhất là vàođầu mùa mưa Nhưng hiện nay đáng báo động là tình trạng khai thác hủy diệt như:khai thác khu vực bãi đẻ; khai thác bằng lưới mắt nhỏ (đáy, đăng, mành); khai thácbằng xung điện,… làm nguồn lợi ở đây suy giảm nghiêm trọng Đáng chú ý là loàichình mun có nguy cơ tuyệt chủng Ngành thủy sản đã đưa ra một con số đáng báođộng là: sản lượng khai thác năm 2006 so năm 2000 đối với cá chình giảm 90%, cágiảm 50%, tôm giảm 84%,
Do nghề khai thác thủy sản tự phát, thiếu quy hoạch, không có sự quản lýchặt chẽ từ chính quyền nên dễ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản Nhiềunhà nghiên cứu đã đề ra giải pháp bảo vệ bằng cách thành lập nhóm hạt nhân bảo vệ
nguồn lợi ở cả 4 xã nói trên, mỗi xã một đội, xây dựng mô hình đồng quản lý, có
Trang 8quy chế quản lý, hàng năm thả bổ sung giống cá, tôm để góp phần tái tạo phát triểnnguồn lợi,… Đầm Trà Ổ là một trong 45 khu bảo tồn được quy hoạch là hệ thốngcác khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 của Việt Nam [1].
b Đầm Thị Nại
Diện tích trên 5060 ha Nơi đây không chỉ có nhiều loài chim trú ngụ: cò,
diệc, le le, mà còn có sự phong phú của các loài thủy sản như: tôm, cua, cá, hàu,
Trước năm 1975 có khoảng 1000 ha rừng ngập mặn, thời gian qua do phong tràonuôi tôm phát triển, rừng ngập mặn bị tàn phá, cho nên hiện nay rừng chỉ còn rảirác Rừng ngập mặn không còn, nên các loài chim, thủy sản trú ngụ ở đây cũnggiảm dần Bên cạnh đó, nhân dân ven đầm nhất là vùng Phước Thuận, Phước Sơn(Tuy Phước), Nhơn Bình (Quy Nhơn) dùng phương tiện đánh bắt hủy diệt: lưới mắt
nhỏ, lưới giã cào, xung điện, xiếc máy,
Quanh đầm Thị Nại hiện nay có cảng biển, cầu qua đầm, khu kinh tế NhơnHội mới mở, dân cư quanh đầm ngày càng đông đúc, nước thải từ thành phố khu,cụm công nghiệp chưa xử lý triệt để đổ ra đầm gây ảnh hưởng rất lớn về môitrường, làm cho đầm ngày càng bị ô nhiễm nước thải, chất thải sinh hoạt
Do vậy, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, một số loài có nguy cơ tuyệtchủng
Trước thực trạng trên, tỉnh Bình Định đã triển khai dự án “Khai thác sử dụnghợp lý vùng Cồn Chim (đầm Thị Nại)” Sau khi khảo sát nghiên cứu đã quy hoạchthành nhiều khu chức năng như: trồng rừng ngập mặn, nuôi thủy sản, thảm cỏ biển,
sân chim, khu vực nuôi động vật thân mềm Đã trồng 80 ha rừng ngập mặn tập
trung, trồng phân tán ở xung quanh 500-600 ha các ao tôm Trên diện tích 20 harừng ngập mặn trong khu vực, Ban quản lý Cồn Chim, một năm thu mười một tấncua, một tấn tôm Dự án còn xây dựng quy chế bảo vệ vùng này đồng thời xây dựngnhiều mô hình nuôi trồng thủy sản, hướng nhân dân ở đây chuyển sang nghề nuôi
Trang 9Mông mát mẻ, là vùng nuôi tôm hùm thương phẩm lớn nhất của tỉnh Phú Yên.Ngoài ra, đầm Cù Mông còn có nhiều loại hải sản khác [5].
b Đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan là một đầm nước lợ nằm về phía Đông ven quốc lộ 1A, dưới
chân đèo Quán Cau Đầm nằm về phía Nam thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnhPhú Yên Đây là một danh lam thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam Đầm rộnghơn 15.7 km² với độ sâu trung bình 1,2 đến 1,4 mét, mùa mưa có thể sâu tới 3 mét.Sông Cái và một số sông nhỏ cấp nước ngọt cho đầm Một lạch nhỏ nối đầm vớibiển, bao bọc quanh đầm là núi Đồng Cháy, núi Cẩm và cồn An Hải Trong đầm cónhiều loại hản sản quý như cá mú, sò huyết, ghẹ, nhưng hiện nay đầm Ô Loan đã
bị xâm hại nghiêm trọng bởi việc đắp hồ khoanh vùng để nuôi thủy [4; 5]
1.2.3 Tình hình khai thác và sử dụng đầm phá tại huyện Tuy An
Tuy An là một huyện có đặc điểm địa lí tự nhiên khá đặc biệt Núi và biểnnối tiếp nhau và bị chia cắt bởi hệ thống sông suối Bờ biển Tuy An nói riêng vàPhú Yên nói chung thuộc vùng bãi ngang, vùng cửa sông, chịu ảnh hưởng bồi lấprất lớn bởi các dải cát ven bờ Vì vậy, đã tạo ra hệ thống đầm phá khá phức tạp, nhất
là cửa đầm thường hẹp và không ổn định Tuy nhiên, hệ thống đầm phá này đã tạođiều kiện thuận lợi cho các loài thủy sản phát triển nhanh, đa dạng về giống và loài
Từ rất lâu, nguồn lợi thủy sản trong đầm là nguồn mưu sinh cho một bộ phậnlớn người dân 5 xã sống quanh đầm Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số của 5
xã ven đầm có 4028 người sống bám vào đầm, trong đó số người hoạt động khaithác là 1351 người [10]
Đầm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế và xã hội của toàn vùng, nơiđây được xem là nơi cung cấp nguồn lợi thủy sản cho cư dân khu vực và các vùnglân cận Ngoài ra, nó còn góp phần giải quyết lượng lớn lao động ở đây
Ngày nay, với nhu cầu được dinh dưỡng ngày càng cao trong các bữa ăn.Nhất là các mặt hàng đặc sản, trong khi đầm là nơi cung cấp nhiều món đặc sản tươisống quý cho thị trường Do vậy, đã diễn ra tình trạng khai thác quá mức, khai thácmang tính tận diệt Mặt khác, cùng với sự gia tăng dân số và các tiến bộ về lĩnh vựckhoa học công nghệ trong đó có lĩnh vực nuôi trồng thủy sản Chính vì vậy, phongtrào nuôi trồng thủy sản ở đầm Ô Loan diễn ra một cách ồ ạt và thiếu qui hoạch làmgia tăng nhanh chóng về việc mất cân bằng sinh thái và gây ra sự cố ô nhiễm môitrường
Qua việc phân tích tổng thể các chỉ tiêu diện tích, nuôi trồng, năng suất, sảnlượng trong đầm Ô Loan cho thấy: Ở thời gian đầu, từ 1995 đến 1998 diện tích aonuôi tôm tăng nhanh nhưng sản lượng thu hoạch không tương thích Nguyên nhân
Trang 10chủ yếu do môi trường vùng nuôi bị xuống cấp, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng kéodài suốt vụ nuôi Năng suất, sản lượng không ổn định, nhiều ao nuôi từ năm 1997đến nay bị dịch bệnh nên mất trắng hoặc sản lượng thu hoạch ít Năm 1998, diệntích mất trắng hai vụ là 160 ha, năm 1999 là 195 ha, năm 2002 gần 120 ha, tỉ lệ mấttrắng chiếm 34,57% tổng diện tích nuôi trồng trong khu vực [9].
Theo báo cáo của của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyệnTuy An, trạm Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tuy An, việc khai thác nguồn lợi thủy sảntại đây diễn ra phức tạp, bất hợp lí Khả năng tái tạo nguồn lợi thủy sản trong đầmkhông đáp ứng được nhu cầu khai thác, vì lượng nghề khai thác từ nhiều năm nay
đã phát triển với số lượng lớn khó kiểm soát, ngư dân vẫn sử dụng những phươngtiện khai thác mang tính hủy diệt, phá hoại môi trường như: xung điện (lưới điện,xiếc điện, bộ kích điện); lưới kéo (lưới rùng, lưới ba màn dùng quây kéo); soi điện,
… Những nghề này khai thác không có chọn lọc và thường làm xáo trộn nền đáy,gây tổn hại trực tiếp đến môi trường và nguồn lợi thủy sản nhất là những cá thể nhỏ
Do vậy, nguồn lợi thủy sản tại đây bị suy giảm nhanh chóng về số lượng và chủngloại Theo những ngư dân lớn tuổi ở đây cho biết có nhiều loài đặc sản trước đây rấtphong phú nhưng ngày nay rất hiếm gặp hoặc có năm xuất hiện, có năm không như:
sò huyết, ngao dầu, ốc lông, vẹm xanh, mực nang, cá đối, cá đuối [2; 9; 10]
1.3 Tổng quan về huyện Tuy An
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Tuy An là một huyện ven biển khu vực Nam Trung Bộ, Phía Bắc giáp thịtrấn Sông Cầu, Phía Nam giáp với thành phố Tuy Hòa, phía Đông giáp với biểnĐông, phía Tây giáp hai huyện Đồng Xuân, và Sơn Hòa
Diện tích 448,8 km2, dân số năm 2010 là 1215 người, mật độ dân số 293người/km2 [9]
1.3.1.1 Địa hình
Tuy An nằm phía Đông dãy núi Trường Sơn, địa hình phức tạp, có nhánhtách ra kéo về hướng Đông theo sát biển tạo thành những đèo tương đối cao vànguy hiểm, đồng thời chia cắt Tuy An thành những đồng bằng hẹp Nhìn khái quátTuy An thấp từ Tây sang Đông, điểm cao nhất là Hòn Chương, núi Ông La có độcao 500 mét so với mặt nước biển Địa hình Tuy An chia thành hai khu vực lớn:
Vùng núi bao gồm các xã: An Thọ, An Lĩnh, An Xuân Vùng này núi nontrùng điệp, song không cao lắm, địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch nhau nhiều
Trang 11trung như ở các xã: An Thạch, An Ninh Tây, An Ninh Đông, Am Mỹ, An Cư, AnDân,… và có thế mạnh phát triển thủy sản như các xã: An Ninh Đông, An NinhTây, An Hòa, An Hải, An Mỹ, An Chấn,…[9; 10]
Hình 1.1 Vị trí huyện Tuy An chụp trên vệ tinh
1.3.1.2 Khí tượng – thủy văn
Tuy An thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm Do ảnh hưởng của khíhậu đại dương nên khí hậu tương đối ôn hòa Nhiệt độ chênh lệch giữa hai mùatrong năm trung bình 6,70 C Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 26,50 C (nhiệt độtrung bình cao nhất 29,50 C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 22,50 C) [10]
1.3.1.3 Sông ngòi
Hệ thống sông ngòi Tuy An gồm có một sông chính là sông Kì Lộ dài 75
km, bắt nguồn từ đỉnh Kong-Kboong cao 1209 mét ở phía tây tỉnh Bình Định, chảyqua huyện Đồng Xuân về Tuy An, qua cầu Ngân Sơn rồi đổ ra biển Đoạn qua Tuy
An có chiều dài 20 km với lưu vực trên 1900 km2, lưu lượng trung bình 30 – 40 m3 /
s Do độ dốc lớn nên dễ gây lũ lụt về mùa mưa và khô cạn vào mùa hè [9]
Dọc theo bờ biển có hai loại biển điển hình
- Bãi cửa sông: nằm dọc theo cửa biển là đầm Ô Loan, đầm có chu vi rộng,nồng độ muối thấp Đây là vùng có thế mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợnhất là tôm, cá,…
- Bãi biển bờ đá: là bãi ngang và vũng bờ đá, đáy biển có độ dốc cao
Trang 12Biển Tuy An thuộc hệ thống ven bờ, có độ sâu gấp, thềm lục địa hẹp, đáybiển gồ ghề, độ dốc đổ dồn từ bờ ra khơi Chịu ảnh hưởng của hai dòng hải lưuchính:
- Mùa đông: do tác động của gió mùa Đông Bắc một dòng hải lưu chính do
sự xáo trộn giữa hai dòng nước nóng và lạnh từ ngoài khơi phía Bắc biển Đôngchảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam suốt từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 nămsau
- Mùa hè: do tác dụng của gió Tây nam, một dòng hải lưu chính từ phía Nambiển Đông, sau khi chạm bờ biển Nam bộ chia thành hai nhánh chính: 1 nhánh mentheo bờ biển Trung Bộ đi lên phía Bắc, 1 nhánh về phía Đông, hoàn thành 1 dònghải lưu khép kín theo chiều kim đồng hồ suốt từ tháng 5 đến tháng 9 [10]
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.2.1 Về kinh tế
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, nềnkinh tế của huyện Tuy An đã dần dần đi vào ổn đinh, từng bước tăng trưởng và hòanhập vào nền kinh tế thị trường, đã tạo điều kiện để phát triển một nền kinh tế nhiềuthành phần, khuyến khích mọi thành phần, mọi cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh
Những năm qua nền kinh tế của huyện được phát triển bền vững với tốc độtăng trưởng cao (bình quân 10.1% năm) Giá trị tổng sản phẩm thu nhập trên địabàn huyện (năm 2010): 1006,5 tỉ đồng ; thu nhập bình quân 7,36 triệuđồng/người/năm
Huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như: hệthống lưới điện, giao thông nông thôn kiên cố hoá các hệ thống thuỷ lợi, trườnghọc, quy hoạch xây dựng các khu tái định cư,… góp phần làm cho diện mạo huyệnnhà ngày càng khởi sắc
Trong cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An (năm 2010), khối Nông Lâm ThủySản chiếm tỷ trọng tương đối thấp (32,73%) so với khối ngành Công nghiệp, Xâydựng và Thương mại, Dịch vụ, với giá trị sản xuất là 329,415 triệu đồng, đạt 73,3%
so chỉ tiêu Nghị quyết và tăng 17,5% so với năm 2005 [10]
Trang 13Bảng 1.1 Cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An (năm 2010)Chỉ tiêu Giá trị sản xuất
(1994) triệu đồng
Tỷ trọng cơ cấu theogiá trị(%)
Tốc độ tăng bìnhquân hằng năm (%)Tổng giá trị
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tuy An)
Tốc độ tăng tưởng bình quân hàng năm của khối ngành Nông Lâm Thủy Sản
là 3,3% năm Khối ngành Thương mại, Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân caonhất với 14,5% Điều này chứng tỏ cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An đang có sựchuyển dịch đúng đắn, tăng dần tỷ trọng khối ngành thương mại dịch vụ, giảm dần
tỷ trọng các ngành khối nông lâm thủy sản
1.3.2.2 Về xã hội
Tôn giáo: có 4 tôn giáo chính (Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Cao
Đài), với 4649 người (chiếm 3,4% dân số toàn huyện).
Dân sinh: tỉ lệ hộ nghèo là 13,9%
1.3.2.3 Giáo dục
Thực hiện phương châm xóa nạn mù chữ trong cả nước huyện Tuy An đãhoàn thành việc phổ cập giáo dục trình độ tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàntoàn huyện
Hệ thống trường học: đáp ứng nhu cầu thực tế (trường tiểu học và trung học
cơ cở có 31 trường, trung học phổ thông 3 trường) [10]
1.3.2.4 Y tế
Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân rộng khắp,
được đầu tư từ tuyền huyện thị đến làng xã Đội ngũ y bác sĩ lành nghề, có trình độhọc vấn và tâm huyết với nghề
Có bệnh viện đa khoa huyện: 02 phòng khám đa khoa khu vực, 16 trạm y tế
xã, thị trấn (có 08/10 xã đạt chuẩn), 01 trung tâm y tế dự phòng [10]
Trang 141.3.2.5 Giao thông
Mạng lưới giao thông huyện tương đối phát triển Có đường quốc lộ 1A vàđường sắt Bắc – Nam chạy dọc qua huyện theo hướng Bắc – Nam; có trục Đông -Tây, nhờ tỉnh lộ ĐT641, ĐT643 về các xã miền núi; có hệ thống giao thông thôngsuốt từ trung tâm huyện về các xã, đường liên xã; có đường cơ động (đường quốcphòng) chạy dọc tuyến biển từ phía Bắc huyện đến thành phố Tuy Hoà [10]
1.4 Tổng quan về đầm Ô Loan
1.4.1 Vị trí địa lí đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An là vực nước ven bờ biển, do lưu vực vùngcửa sông tạo nên Hình dạng kéo dài song song với bờ biển và ngăn cách với bờbiển bởi một dải cát, tiếp nhận nước từ các sông Phượng Lụa, sông Gò Duối thôngvới biển qua cửa Tân Quy xã An Hải
Hình 1.2 Đầm Ô Loan chụp trên vệ tinh
Đầm Ô Loan là loại đầm kín nằm ở vị trí toạ độ 13o13' - 13o19' vĩ độ Bắc,
109o14'- 109o17' kinh Đông Cách thị trấn Chí Thạnh huyện Tuy An 6 km về phíaĐông Nam, nằm gần đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam; diện tích
1570 ha, trải dài theo hướng Bắc - Nam, nơi rộng nhất 2,5 km, nơi dài nhất 8 km,chu vi tiếp giáp bởi năm xã của huyện đó là các xã An Cư, An Ninh Đông, An Hải,
An Hiệp và An Hoà [10; 11]
1.4.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết, khí tượng, thuỷ văn
Đầm Ô Loan nằm trong đới khí hậu Nam Trung Bộ, có điều kiện thuận lợi vềkhí hậu Nằm sâu trong khu vực nội chí tuyến, có lượng bức xạ mặt trời phong phú.Hằng năm mặt đầm Ô Loan thu được nguồn năng lượng mặt trời từ 140 đến 150Kcal/cm2 với trên 2400 giờ nắng
Nhiệt độ không khí đầm Ô Loan trung bình năm 26,5o C cao nhất vào tháng
6, tháng 7 (trên 350C) và thấp nhất vào tháng 11, tháng 12 (trên 200C)
Trang 15Nhiệt độ nước trong đầm tương đối cao và ổn định, biến thiên đồng bộ vớinhiệt độ không khí Nhiệt độ nước đo được trung bình nhiều năm vào tháng 6 là30,90C, vào tháng 4 là 30,10C, điều này phù hợp với xu thế nhiệt độ chung trongtoàn vùng miền Trung Nhiệt độ nước thấp nhất vào tháng 1 là 23,70C. Nhiệt độnước của đầm Ô Loan nằm trong giới hạn sinh thái phù hợp cho việc nuôi trồng cácloại hải sản [10].
1.4.3 Hệ thống điện
Hiện tại các xã quanh đầm đều có điện lưới quốc gia Tuy nhiên, hệ thốngcung cấp điện hiện tại chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, chưa có hệ thống phục vụnuôi trồng thủy sản Do đó, cần phải xây dựng đường điện cao áp và lưới điện hạthế đến từng điểm Hướng phát triển tiếp theo là xây dựng lưới điện cao thế (15KV
và hạ thế 0,4 KV) đến các vùng nuôi tôm chuyên canh và các vùng tập trung nhằmkhép kín mạng lưới điện cho sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất và du lịch, bảo vệ môttrường [9]
1.4.4 Hệ thống giao thông quanh đầm
Trước đây, giao thông trong đầm có 2 tuyến đò phục vụ đi lại và tiêu thụ sảnphẩm cho người dân: tuyến từ thôn Phú Tân xã An Cư đi thôn Phú Sơn xã An NinhĐông và tuyến từ thôn Phú Tân xã An Cư đi thôn Tân Quy xã An Hải Những năm
2005, hệ thống giao thông quanh đầm rất khó khăn đặc biệt đối với những ngườilàm nghề nuôi trồng thủy sản Hiện nay, nhờ dự án “đầu tư chỉnh trang vùng nuôitrồng thủy sản đầm Ô Loan - giai đoạn 1”, đã đầu tư 5 tuyến đường ven đầm vớichiều dài trên 15 km nên các vùng nuôi cơ bản đến nay đã có đường giao thông tớitận các ao hồ [9; 10]
1.5 Giá trị về môi trường của đầm Ô Loan
1.5.1 Môi trường sinh thái
Đầm Ô Loan với đặc thù riêng là một đầm kín, diện tích 1570 ha, là một đầm
có diện tích cỡ trung bình ở khu vực miền Trung, nhưng nổi tiếng nhờ cảnh quanđẹp, môi trường sinh thái khá thuận lợi Chính vì vậy, ở đây nguồn lợi hải sản khá
đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều hải sản quý, đặc biệt là sò huyết
Về địa hình đầm có độ dốc từ Bắc và Nam dồn về giữa đầm, từ Tây sangĐông hướng ra biển Độ sâu trung bình từ 0,8 đến 1 mét, nơi cạn nhất phía Namđầm, nơi sâu nhất vùng giữa đầm và cửa đầm Vùng cửa đầm tương đối hẹp và trảidài, đặc biệt cửa không ổn định do vùng ven biển là vùng bãi ngang Do vậy, đã ảnhhưởng lớn đến việc trao đổi nước giữa đầm và biển, dẫn đến môi trường đầm không
ổn định
Trang 16Ngoài ra ngày nay rất nhiều tác động do con người gây nên: từ hoạt độngnuôi trồng thủy sản (đào đắp ao hồ mất diện tích tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đếnnơi cư trú của các loài thủy sản ở giai đoạn nhỏ; thuốc, hóa chất, chất xả thải chưaqua xử lí trong quá trình nuôi,…); từ rác thải trong sinh hoạt; từ sự bồi lắng tích tụ
tự nhiên do lũ lụt;… ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái [11]
1.5.2 Điều kiện thổ nhưỡng
Chất đáy chủ yếu là bùn cát (ở phía giữa đầm về phía Nam và phía Tây); cátbùn (ở phía Bắc và Đông Bắc) Thuận lợi cho giáp xác và nhiều loài cá sống đáy(tôm, cua, ghẹ, cá bống, cá mú, cá đuối, cá trai,và các loài nhuyễn thể: sò, điệp, hầu)[9]
1.5.3 Độ mặn (S ‰ )
Độ mặn của đầm biến đổi theo mùa rất rõ rệt Vào mùa khô nồng độ là 29.91
‰– 38.98 ‰, vào mùa mưa là 1.07-2.78 ‰. Biên độ giao động rất lớn giữa cáctháng trong năm, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ sinh vật trong đầm
Từ năm 1997 đến nay do cửa đầm cạn, hẹp di chuyển xa về phía đông bắc, các đìanuôi tôm xây dựng không có định hướng quy hoạch gây cản trở dòng chảy làm hạnchế việc trao đổi nước giữa đầm và biển nên độ mặn vào mùa khô tại một số vùngnhư vũng Lân, vũng Ốc tăng cao trên 40 ‰[10]
1.5.4 Độ ôxy hòa tan
Độ ôxy hòa tan thay đổi theo các tháng trong năm và theo năm phụ thuộcvào đặc điểm sinh thái của đầm Vài năm gần đây do sự ô nhiễm hữu cơ của đầm ÔLoan đã làm biến động rất lớn đến ôxy hòa tan Số liệu đo thực địa ngày 20/6/1998,chỉ số đo buổi sáng là 1.2ml/ lít, nhưng vào buổi trưa lớn hơn 10 ml/lít, đã gây chết
cá hàng loạt [10]
1.5.5 Độ pH
Biên độ dao động của pH nước từ 6.6-10.6, chính sự dao động lớn này làmảnh hưởng đến sinh thái đầm Ô Loan: giảm sự phân hủy chất hữu cơ, làm giảmthành phần loài, làm tăng hoạt tính của nấm, dễ phát sinh dịch bệnh và có thể làmtôm cá chết Vì vậy, các biện pháp điều chỉnh độ pH trong nuôi trồng thủy sản chophù hợp là rất cần thiết
1.5.6 Muối dinh dưỡng
Hàm lượng muối phốt phát dao động trong năm từ 0.5 – 5.67 mg P/l Hàmlượng nitrat từ 1.89 – 2.27 mg N/l Hàm lượng muối dinh dưỡng trong đầm thấp do
sự hấp thụ của thực vật phù du trong đầm gây ra
Trang 17CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng vệ sinh môi trường, hoạt động sử dụngnguồn lợi, hình thức quản lý tại đầm Ô Loan
- Phạm vi nghiên cứu: đầm Ô Loan thuộc 5 xã An Cư, An Hải, An NinhĐông, An Hiệp, An Hòa huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên
- Thời gian nghiên cứu: từ 21 tháng 2 đến 30 tháng 4 năm 2011
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các hoạt động phụ thuộc vào nguồn lợi của đầm Ô Loan
+ Đánh bắt thủy sản
+ Nuôi trồng thủy sản
+ Thu nhập của ngư dân quanh đầm
- Những hoạt động sống của người dân tại đây
+ Vấn đề rác thải
+ Vấn đề nhà vệ sinh
+ Vấn đề nước sinh hoạt
- Tình hình quản lý nguồn tài nguyên tại đây
+ Hình thức tổ chức+ Phương thức quản lý
2.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hồi cứu số liệu: thu thập số liệu sơ cấp về điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội tại địa phương
- Phương pháp phỏng vấn nhanh: có sự tham gia của cộng đồng trong đó có
sử dụng các công cụ như: bảng hỏi, bản đồ,…
- Quan sát trực tiếp kết hợp với thu thập hình ảnh bằng máy ảnh
- Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm excel
Trang 18CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
3.1 Tiềm năng đa dạng sinh học và các loài động vật thủy sản có giá trị kinh tế tại đầm Ô Loan
3.1.1 Nguồn lợi sinh vật vùng triều
Thủy sinh vật dinh dưỡng là một khâu rất quan trọng trong chu kì sống củatôm, cá Số lượng thức ăn giàu nghèo là một trong nhiều yếu tố quyết định sự phân
bố của giống loài và trữ lượng của chúng Trong đó thực vật phù du và động vật đáy
có tầm quan trọng bậc nhất [2]
3.1.2 Thực vật nổi - thực vật phù du
Thực vật nổi là những loài vi tảo có đời sống trôi nổi, là thức ăn giàu dinhdưỡng của ấu trùng, nhiều loài hải sản, là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tựnhiên
Thực vật phù du phát triển mạnh, có hơn 100 loài đã được tìm thấy trongđầm Trong năm có hai lần thực vật phù du phát triển cao nhất, một vào tháng 6,tháng 7 và một vào tháng 12 Trong đầm nuôi, do điều kiện sống nên khu hệ tảo cónhiều nhóm ưu thế thay nhau phát triển và ít sai khác với ở vùng sông [2; 13]
3.1.3 Động vật nổi - động vật phù du
Động vật phù du là một trong những khâu quan trọng trong mắt xích thức ăncủa các loài tôm, cá trong thủy vực Động vật phù du trong đầm Ô Loan có tới 82loài, phần lớn có nguồn gốc từ biển Lượng động vật phù du rất cao, trung bình đạtđến 2064 con/m3, cao hơn 4 – 5 lần các đầm khác trong nước Đây là lượng thức ănđáng kể cho các loài thủy sản trong đầm, nhất là tôm con
Trang 19và cá Bống Sản lượng cá cho phép khai thác hàng năm trên 100 tấn Các loài cá đặctrưng cho vùng nước lợ ở đây có cá Vược, cá Đối Mắt Đỏ, cá Bống Bớp [2].
3.1.6 Các loài tôm
Tôm có trên 10 loài, chủ yếu thuộc họ tôm he Có hai loài chiếm ưu thế trong
vùng là tôm rảo đất (Metapenaeius) sản lượng khai thác 200-250 tấn/năm, tôm vàng (M.joyneri), sau đó là tôm lớt bạc thẻ (Penaeus mergueensis) và tôm sú (P.
monodon) Tôm lớt và tôm sú chiếm tỉ lệ không nhiều trong quần đàn đặc bệt là tôm
sú [13]
3.1.7 Các loài giáp xác
Cua, ghẹ những năm trước đây có thể khai thác 10-20 tấn/năm Ở đây loài
cua lớn nhất có giá trị kinh tế cao là loài cua xanh (Seylla senata).
3.1.8 Các loài nhuyễn thể
Cũng rất đa dạng, theo số liệu điều tra năm 1978 thì thành phần nhuyễn thể ởđầm Ô Loan bao gồm: Sò huyết, ngao dầu, xút, hàu, điệp, vẹm vỏ xanh, Ở một sốvùng nhuyễn thế nhiều đến mức nhân dân trong vùng gọi là: Bãi Ngao ở An Hiệp,bãi Sò ở An Ninh Đông, Sò huyết là đặc sản của đầm Ô Loan
Những năm trước đây Sò huyết phân bố rộng hàng 100 ha nằm khu vựctrung tâm giữa đầm, sản lượng hàng năm khoảng 20 tấn
Sò huyết ở đầm Ô Loan có tên khoa học Anadara gransona sống ở vùng
triều, độ sâu thích hợp cho loài này từ 1m-3m, đáy bùn nơi có nguồn nước ngọt đổvào, độ mặn từ 19-20‰ [2]
3.2 Đầm phá Ô Loan với hoạt động du lịch
Đầm phá là khu vực du lịch sinh thái hết sức quý giá Trên Thế giới và ởViệt Nam, những năm gần đây hệ thống đầm phá được đầu tư phục hồi, khách du
Trang 20lịch ngày càng có xu hướng tìm đến tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng,… Chính
vì thế nguồn lợi ngành du lịch thu được từ hệ sinh thái này cũng tăng lên
Đầm Ô Loan là một thắng cảnh của tỉnh Phú Yên và đã được công nhận là ditích thắng cảnh quốc gia (Theo Quyết định số 2410-QĐ/VH ngày 27 tháng 09 năm
1996 của Bộ trưởng Bộ Văn Hoá Thông Tin) [10]
Hình 3.1 Di tích thắng cảnh cấp quốc gia đầm Ô Loan
(Nguồn: camnangdulich.com )
Hằng năm, vào ngày mồng Bảy tháng Giêng âm lịch, lễ hội đua thuyềntruyền thống đầm Ô Loan được tổ chức tại cầu Long Phú xã An Cư, thể hiện nétđẹp văn hoá dân gian truyền thống của Phú Yên Lễ hội đã thu hút hàng ngàn người
từ khắp nơi đến tham dự [10]
Hình 3.2 Lễ hội đua thuyền trên đầm Ô Loan
(Nguồn: Dương Thanh Xuân, my.opera.com )
Tại khu vực này còn được gắn với các điểm du lịch hấp dẫn khác quanh vùngnhư đền thờ danh nhân văn hóa Lê Thành Phương tại thôn Mỹ Phú xã An Hiệp, một
vị anh hùng dân tộc thời Cần Vương; Gành Đã Đĩa thôn Phú Lương xã An Ninh
Trang 21các di tích lịch sử cấp quốc gia: Thành An Thổ xã An Dân huyện Tuy An, Chùa ĐáTrắng xã An Dân huyện Tuy An,… Sau này nếu được đầu tư khai thác theo đúngtầm giá trị của các điểm này, đầm Ô Loan sẽ là một điểm đến hấp dẫn trong tua dulịch tại Tuy An nói riêng và khu vực duyên hải nam trung bộ nói chung.
3.3 Tình hình khai thác thủy sản
3.3.1 Đối tượng, phương tiện khai thác
3.3.1.1 Đối tượng khai thác
Đối tượng khai thác của ngư dân nơi đây là các loài hải sản có sẵn trong đầm
với các đối tượng chính là tôm, cá, cua, ghẹ, sò huyết, hầu, rau câu,…
3.3.1.2 Phương tiện khai thác
Phương tiện khai thác, chủ yếu là các nghề chính sau:
Bảng 3.1 Số hộ và nghề khai thác trong đầm năm 2010
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuy An)
a Nghề Chấn, đây là nghề có số lượng lớn và là nghề chủ lực để khai thác tôm
trong đầm Hình thức khai thác mang tính thụ động, lợi dụng tính hướng quang củacác loài giáp xác bằng cách dùng ánh sáng dẫn dụ tôm, cua, cá đi vào phần đụt lưới
để thu hoạch Từng miệng chấn được đóng cố định một chỗ và sắp xếp có tổ chứctheo hàng, theo địa giới hành chính từng địa phương Nghề này khai thác quanhnăm, nhưng trong năm có hai mùa cho hiệu quả nhất là vào các tháng 3 đến tháng 5khi trữ lượng hải sản trong đầm đạt ngưỡng cao trong năm và thời điểm đầu mùamưa khi tôm bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ngọt Theo Phòng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn huyện Tuy An: nếu lấy số miệng chấn chia cho diện tích mặt đầmthì số lượng nghề trên một đơn vị diện tích (3.5 miệng/ ha) là quá nhiều Do vậynghề này cần phải được khống chế không cho phát triển thêm
Trang 22b Nghề Đáy, chỉ khai thác ở vùng cửa đầm thuộc xã An Hải Cấu tạo lưới đáy là
dạng hình phễu, hình thức khai thác là hướng miệng phễu ngược với dòng nướcchảy từ đầm ra biển để hứng lấy tôm cá Do vậy chỉ khai thác được khi nước thủytriều rút (khoảng 3-5 giờ trong một con nước thủy triều) sản lượng cho cao nhất làvào đầu mùa mưa, khi đó do tác động bởi nguồn nước ngọt nên tôm, cá có hướng di
cư ra vùng cửa nơi có độ mặn cao hơn
c Nghề Chài, đây không phải là nghề chính, tập trung chủ yếu xã ở An Cư Họ đi
theo nhóm 3 đến 5 sõng, dàn hàng ngang để đi tới Đối tượng khai thác chính là cáMai, cá Móm, cá Đối,…
d Nghề Lưới, chủ yếu sử dụng lưới cước, ngoài ra còn có các loại lưới cá, lưới
ghẹ, lưới 3 màng,… hoạt động quanh năm nhưng chủ yếu hoạt động về đêm
Ngoài ra còn các nghề thủ công khác như: lượm rau câu chỉ vàng, mò sò,điệp, đục đẽo hầu,…
Trong quản lý khai thác điều đáng quan tâm là một số nghề đã bị cấm nhưngvẫn lén lút hoạt động như các nghề dùng xung điện (lưới điện, xiếc điện, châmđiện), bóng Thái Lan, lưới 3 màng,… Do các nghề này khai thác không có chọn lọc,mang tính tận diệt, hủy hoại môi trường nên nguồn lợi thủy sản trong đầm ngàycàng cạn kiệt Thành phần tham gia cũng như đánh bắt những loại nghề vi phạmnày phần đông là người dân nghèo, hoạt động khai thác chỉ phục vụ cho cuộc sốngmưu sinh trước mắt
Hình 3.3 Nghề chài Hình 3.4 Nghề lưới