Với những ý nghĩa sâu sắc của vấn đề, chúng tôi chọn đề tài “Phân tíchvai trò định hướng dư luận xã hội của VTV và VOV qua sự kiện” Tuổi thậtcuả cầu thủ Công Phượng” để nghiên cứu đánh g
Trang 1ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
KHOA BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG
-PHÂN TÍCH VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ
HỘI CỦA VTV VÀ VOV QUA SỰ KIỆN “TUỔI THẬT
CỦA CẦU THỦ CÔNG PHƯỢNG”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHÓA XXXVI NGÀNH: BÁO CHÍ
Giáo viên hướng dẫn:
ThS Đinh Khắc Quỳnh Giang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
HUẾ - 2016
Trang 2Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy cô trong khoa Báo chí- Truyền thông trường Đại Học Khoa Học Huế.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Đinh Khắc Quỳnh Giang, người đã tận tình dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, nghiên cứu, giải đáp những khó khăn, vướng mắc giúp tôi hoàn thành Khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường Đại Học Khoa Học Huế cùng quý thầy cô trong khoa, các bạn sinh viên lớp báo chí K36A đã quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập và hoàn thành tốt khóa học.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận này, tuy nhiên trong quá trình làm không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý quý báu của quý thầy cô.
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thắm
Trang 3MỤC LỤC
Phần mở đầu 6
1 Tính thời sự và lý do chọn đề tài 6
2 Lịch sử vấn đề 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Kết cấu khóa luận 10
Chương 1 Cơ sở lý luận về chức năng, vai trò của báo chí với công tác định hướng dư luận xã hội 11
1.1 Báo chí và công tác định hướng dư luận xã hội 11
1.1.1 Các chức năng cơ bản của báo chí 11
1.1.2 Dư luận xã hội và chức năng của dư luận xã hội 18
1.1.3 Mối quan hệ giữa báo chí và dư luận xã hội 22
1.1.4 Vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí 25
1.2 VTV, VOV với vai trò định hướng dư luận xã hội 29
1.2.1 Vài nét về VTV 29
1.2.2 Vài nét về VOV 30
1.2.3 VTV,VOV với vai trò định hướng dư luận xã hội 33
Tiểu kết chương 1 34
Chương 2 Vai trò định hướng dư luận xã hội của VTV và VOV về sự kiện “ Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng” 36
2.1 Sơ lược về sự kiện “ Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng” 36
2.2 VTV, VOV với vai trò định hướng dư luận xã hội về sự kiện “ tuổi thật của cầu thủ Công Phượng” 37
2.2.1 VTV, VOV trong vai trò “khơi mào” dư luận 37
2.2.1.1 VTV trong vai trò khơi mào dư luận 39
2.2.1.2 VOV khơi mào dư luận 43
Trang 42.2.2 VTV,VOV định hướng dư luận bằng cách trở thành diễn đàn để công chúng được bày tỏ ý
kiến của mình quanh sự kiện 49
2.2.2.1 VTV trở thành diễn đàn để công chúng đánh giá, bày tỏ ý kiến 49
2.2.2.2 VOV trở thành diễn đàn để công chúng đánh giá, bày tỏ ý kiến 52
2.2.3 VTV, VOV góp phần chống tiêu cực trong thể thao Việt Nam 56
2.2.3.1 VTV góp phần chống tiêu cực trong thể thao Việt Nam 56
2.3.3.2 VOV góp phần chống tiêu cực trong thể thao 58
2.2.4 Dư luận xã hội lên án mạnh mẽ cách làm của VTV 59
2.2.5 Dư luận xã hội ủng hộ cách làm của VOV 64
2.3 So sánh vai trò định hướng dư luận xã hội của VTV, VOV trong sự kiện tuổi thật của cầu thủ Công Phượng 67
2.3.1 Điểm giống nhau 67
2.3.2 Điểm khác nhau 69
Tiểu kết chương 2 72
Chương 3 Đánh giá vai trò, thế manh, hạn chế và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác định hướng dư luận xã hội của VTV, VOV trong sự kiện “Tuổi thật cầu thủ Công Phượng” 73
3.1 Đánh giá vai trò định hướng dư luận xã hội của VTV, VOV trong sự kiện “ Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng” 73
3.1.1 Đánh giá vai trò khơi mào dư luận của VTV, VOV 73
3.1.2 Đánh giá vai trò trở thành diễn đàn để công chúng đánh giá, bày tỏ ý kiến của VTV, VOV 75 3.1.3 Đánh giá vai trò chống tiêu cực trong thể thao cuả VTV, VOV 78
3.2 Một số thế mạnh, hạn chế trong công tác định hướng dư luận xã hội của VTV và VOV 79
3.2.1 Thế mạnh của VTV, VOV trong công tác định hướng dư luận xã hội 79
3.1.2 Hạn chế của VTV, VOV trong vai trò định hướng dư luận xã hội 81
3.3 Một số giải pháp nâng cao vai trò định hướng dư luận xã hội của VTV, VOV 83
3.3.1 Giải pháp cho VTV 84
3.3.2.Giải pháp cho VOV 86
Tiểu kết chương 3 88
KẾT LUẬN 90
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1: Chương trình về sự kiện Tuổi thật cầu thủ Công Phượng đăng trên VTV thật của cầu thủ này 40 Bảng 2.2: Một số bài báo của sự kiện Tuổi thật cầu thủ Công Phượng đăng trên VOV.VN 45
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Khảo sát số người theo dõi sự kiện “Tuổi thật cầu thủ Công Phượng” trên VTV tại thành phố Huế 38 Biểu đồ 2.2: Khảo sát số người theo dõi các bài viết về sự kiện “Tuổi thật cầu thủ Công Phượng” trên VOV tại thành phố Huế 39 Biểu đồ 2.3: Thể hiện số ngườiđồng tình, phản đối cách làm của VTV về sự kiện “Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng” ở thành phố Huế 61
Trang 7DANH MỤC ẢNH
Ảnh 2.1: BTV Ngọc Trinh dẫn nguồn báo Thể thao 24h 41
Ảnh 2.2: Bằng chứng do VTV đưa ra để chứng minh Công Phượng 21 tuổi 42
Ảnh 2.3: Bài báo đầu tiên VOV khởi đầu cho sự kiện tuổi thật cầu thủ Công Phượng 47
Ảnh 2.4: Dư luận lên tiếng về cách làm của VTV 51
Ảnh 2.5: Bình luận lên tiếng bênh vực Công Phượng 55
Ảnh 2.6: Công chúng bất bình với cách làm của VTV qua loạt bình luận 62
Trang 8Dư luận xã hội là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giácủa các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về sự kiện, hiện tượng Dưluận xã hội có ảnh hưởng và tác động to lớn, nhanh nhạy tới nhận thức, tìnhcảm thái độ của nhân dân, tới tâm trạng, dư luận xã hội trong và ngoài nước.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu dư luận xã hội được khẳng định: là công cụ để
mở rộng quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng nền dân chủ, tăng cường mốiquan hệ giữa Đảng, nhà nước và nhân dân, thực hiện quản lý xã hội trên cơ sởkhoa học
Báo chí là một trong những hoạt động truyền thông đại chúng năngđộng gắn liền với những sự kiện mang tính thời sự và ý nghĩa xã hội Báo chí
có tác động to lớn đến tình cảm và thái độ của nhân dân, tới tâm trạng và dưluận xã hội…Do đó, yêu cầu trách nhiệm định hướng dư luận xã hội của báochí đang được đặt ra một cách cấp bách và đòi hỏi sự nghiên cứu công phu,đầy đủ dưới góc độ toàn diện và thiết thực hơn nữa
Trang 9Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, khóa luận này gópphần làm rõ vai trò của báo chí trong công tác định hướng dư luận xã hội của
VTV và VOV hiện nay qua sự kiện “Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng” Với
vai trò của mình, báo chí không chỉ thông tin cho độc giả mà còn khuyến khích
họ thể hiện ý kiến cá nhân của mình sau khi nhận thức và hình thành thái độ.Đồng thời báo chí cũng làm nhiệm vụ tư vấn cho các cơ quan chức năng giảiquyết các vấn đề đặt ra cho mỗi sự kiện Báo chí đã khơi nguồn dư luận xã hôibằng cách xã hội hóa sự kiện, chỉ rõ tính vấn đề trong mỗi sự kiện Từ đó, gópphần làm rõ nhưng ưu điểm, hạn chế trong công tác định hướng dư luận xã hội
của VTV, VOV thông qua sự kiện “ Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng” Và chỉ rõ rằng sự kiện “ Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng” đang là một vấn đề
bức bách cần điều tra xác minh để đi đến kết luận cuối cùng
Với những ý nghĩa sâu sắc của vấn đề, chúng tôi chọn đề tài “Phân tíchvai trò định hướng dư luận xã hội của VTV và VOV qua sự kiện” Tuổi thậtcuả cầu thủ Công Phượng” để nghiên cứu đánh giá mức độ tác động, khảnăng định hướng dư luận xã hội thông qua khảo sát phản hồi của độc giả về
sự kiện Từ đó làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa báo chí và dư luận xã hội,điều kiện, bối cảnh xảy ra sự kiện với hoạt động báo chí nói chung và với việcđịnh hướng dư luận nói riêng
Thông qua việc phân tích thực trạng, khóa luận chỉ ra những bài họckinh nghiệm , những vấn đề cần tiếp tục giải quyết từ đó đề xuất nhưng giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác định hướng dư luận xã hội của báo chí
nước ta hiện nay mà giới hạn là VTV và VOV.
2 Lịch sử vấn đề
Sự kiện “ Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng” là vấn đề được đề cập
rất nhiều trên các phương tiện tuyền thông đại chúng trong thời gian qua Tuynhiên, các tờ báo mới chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra các thông tin về sự kiệnchứ không tìm hiểu cặn kẽ vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí nói
chung, của VTV, VOV nói riêng đối với sự kiện trên.
Trang 10Về vai trò và chức năng của báo chí đối với việc hình thành và địnhhướng dư luận xã hội đã có một số khóa luận tốt nghiệp và các công trìnhnghiên cứu khoa học trong và ngoài trường Đại Học Khoa Học Huế thực hiện.
Ở các khóa luận trước về các đề tài này, vai trò của báo chí trong việchình thành và định hướng dư luận xã hội đã được nêu rõ và khẳng định bằngthực tế của một số loại hình báo chí khác nhau Nhiều kết quả nghiên cứu xãhội học đã được đưa vào để chứng minh những nhận định nhằm tăng tínhthuyết phục cho đề tài Từ những phân tích cụ thể và số liệu điều tra các đề tàinày đã chỉ ra các phương pháp tiến hành điều tra xã hội học, thu thập và xử lý
dư luận xã hội, tăng cường hiệu quả các cơ quan báo chí và các ban ngànhchức năng trong việc hình thành và định hướng dư luận xã hội, phục vụ đắclực cho công tác tuyên truyền về một nhiệm vụ, lĩnh vực cụ thể mà đề tài đềcập nói riêng và nhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước nói chung
Kế thừa và học hỏi những kiến thức cơ bản trong nghiên cứu dư luận
xã hội ở những đề tài nói trên, khóa luận này khẳng định lại một số vấn đề lý
luận chung về dư luận xã hội, đi sâu vào nghiên cứu sự kiện “ Tuổi thật của
cầu thủ Công Phượng” qua phân tích video trên VTV, các bài báo trên VOV
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác định
hướng dư luận xã hội trên báo chí nói chung và trên VTV, VOV nói riêng.
Hi vọng công trình nghiên cứu này của chúng tôi sẽ đáp ứng phần nào
tư liệu cho bạn đọc để hiểu sâu hơn về sự kiện “ Tuổi thật của cầu thủ Công
Phượng” Biết rõ nguồn dư luận xã hội về sự kiện trên bắt đầu từ đâu, VTV, VOV với vai trò là một cơ quan báo chí đã định hướng luồng dư luận đó như
thế nào Từ đó, có thể đưa ra cho mình những nhận định đúng đắn từ cách làm
của VTV, VOV và rút ra cho mình những nhận định khách quan nhất.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để có cái nhìn từ khái quát đến cụ thể, người viết đã tập hợp và nghiêncứu các tài liệu, văn bản liên quan đến lý luận, vai trò, chức năng của báo chí,khái niệm, vai trò, chức năng của dư luận xã hội, nghiên cứu thực tế việc thực
Trang 11hiện định hướng dư luận xã hội trên các phương tiện truyền thông đại chúng
mà cụ thể là VTV và VOV về sự kiện “Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng”.
Trong phạm vi của khóa luận này, người viết khảo sát và nghiên cứu để
phân tích vai trò định hướng dư luận của VTV và VOV trong sự kiện “Tuổi
thật của cầu thủ Công Phượng” VTV và VOV xưa nay vẫn được đánh giá là
hai kênh của hai loại hình báo chí được nhiều người theo dõi và có lượngcông chúng quan tâm đông đảo Khóa luận đi sâu tập trung phân tích vai tròđịnh hướng dư luận xã hội về sự kiện trên mà cụ thể là khảo sát mối quan tâm
về dư luận xã hội trên cơ sở các khía cạnh như: từ việc khơi mào dư luận, trở
thành diễn đàn trao đổi ý kiến cho tới VTV, VOV đều đưa ra những nhận định
chống lại tiêu cực gian lận tuổi trong làng thể thao nói chung, bóng đá nóiriêng Từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm, những giải pháp cho đội ngũnhà báo, cơ quan chức năng quản lý báo chí để rút ra những vấn đề chung vềvai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí nước ta hiện nay để phát huyvai trò ngày càng to lớn của báo chí đối với đời sống nhân dân
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này ngoài việc tham khảo nhiều tài liệu, sách báo
nói về sự kiện “ Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng” chúng tôi dành nhiều
thời gian xem chương trình, đọc báo, phân tích, đánh giá phương thức thôngtin, tìm hiệu quả về vai trò định hướng dư luận xã hội về sự kiện trên Từ đó,vạch ra những chi tiết, cách phân tích để tiến hành thống kê, chọn lọc nhiều
tác phẩm cùng chủ đề trên hai kênh là VTV và VOV và trả lời do câu hỏi của
công chúng đặt ra
Việc khảo sát phân tích được tiến hành trên hai phương pháp là diễndịch và quy nạp Diễn dịch nhằm mục đích diễn giải những vấn đề nêu ra dẫnchứng cụ thể và suy luận logic Quy nạp để đưa ra những kết luận, nhận xét
và đánh giá một cách khách quan, chính xác nhất
Phương pháp tham khảo các nguồn tài liệu, đối chiếu, so sánh các tàiliệu của các nhà nghiên cứu, bài giảng của thầy cô, các khóa luận tốt nghiệp…
Trang 12từ đó nắm bắt được những lý luận cơ bản về vai trò định hướng dư luận xã hội
của VTV và VOV về sự kiện “ Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng”.
5 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, khóaluận này bao gồm 3 chương
Chương 1 Cơ sở lý luận về chức năng, vai trò của báo chí với công tácđịnh hướng dư luận xã hội
Chương 2 Vai trò định hướng dư luận xã hội của VTV và VOV về sự kiện “ Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng”
Chương 3 Đánh giá vai trò, nêu ra thế mạnh, hạn chế và giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác định hướng dư luận xã hội của VTV và VOV trong sự kiện “ Tuổi thật cầu thủ Công Phượng”
Nội dung khóa luận sẽ được trình bày theo thứ tự các chương, mục trên
Trang 13CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG, VAI TRÒ
CỦA BÁO CHÍ VỚI CÔNG TÁC ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI
1.1 Báo chí và công tác định hướng dư luận xã hội
1.1.1 Các chức năng cơ bản của báo chí
Báo chí là tên gọi chung của các loại hình tuyền thông đại chúng, xuấtphát từ hai từ “báo” có nghĩa là thông báo, và “ chí” nghĩa là giấy Nói mộtcách khái quát báo chí là những ấn phẩm định kỳ, hoặc không định kỳ đượcđăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo giấy, báo điện
tử hay các loại hình truyền thông khác như phát thanh, truyền hình
Báo chí từ khi ra đời cho đến nay đã trở thành công cụ quan trọng củacon người trong lĩnh vực thông tin Từ khi có sự xuất hiện của báo chí, thôngtin đã được chuyển tải nhanh chóng với tốc độ đáng kinh ngạc Báo chí cũng
đã thu hẹp giới hạn giữa con người với con người dù là ở bất cứ nơi đâu trênthế giới
Hoạt động báo chí ở nước ta được đánh giá là hoạt động chính trị Ngườilàm báo được ví như người làm chính trị bằng tư tưởng Báo chí đã tham gia tốtvào việc tìm tòi, phát hiện và thông tin những sự kiện, hiện tượng, vấn đề từđơn giản đến quan trọng trong cuộc sống Từ đó báo chí đóng vai trò quantrọng trong việc giải quyết những vấn đề trong thực tiễn xã hội mà không mộtphương tiện nào có thể thay thế được Báo chí ở nước ta cũng như các nướctrên thế giới đều được sử dụng như một công cụ để tác động vào công chúngnhằm tạo ra những mục đích cụ thể trong từng trường hợp
Báo chí được xem là kênh chủ yếu để cung cấp thông tin về tình hìnhtrong nước và thế giới đến với công chúng Báo chí cung cấp thông tin về mọilĩnh vực của đời sống đến công chúng của mình mà không giới hạn thời gian,không gian Công chúng có thể biết được tình hình trong nước và trên thế giớiqua mỗi số báo, mỗi chương trình phát thanh, truyền hình…với những phântích, bình luận sâu sắc và hình ảnh chân thật
Trang 14Ở nước ta, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến hoạt động báo chí,xem báo chí là công cụ đắc lực để tuyên truyền, vận động nhân dân, là vũ khísắc bén để tấn công kẻ thù Trước mọi vấn đề của xã hội, báo chí đã kịp thờivào cuộc, nhìn nhận đánh giá một cách khách quan nhất bản chất của vấn đề.Báo chí đã tham gia đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác tồn tạitrong xã hội và bênh vực cái thiện, sự công bằng, lẽ phải Báo chí không chỉnêu gương người tốt, việc tốt mà còn lên án những thói hư, tật xấu.
Như vậy, báo chí là kênh thông tin quan trọng, là tiếng nói đại diện chotâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp trong xã hội Nhờ báo chí
mà ý kiến của nhân dân được các cơ quan chức năng tiếp nhận Báo chí làcông cụ quan trọng của giai cấp lãnh đạo để quản lý xã hội
Chức năng ( tiếng Latinh là function tức là mục đích, công dụng, tácdụng) được hiểu là tập hợp những vai trò và tác dụng của một hoạt động nào
đó trong tự nhiên và xã hội
Chức năng của báo chí là những đóng góp của báo chí đối với xã hội.Báo chí có chức năng thông tin:
Chức năng thông tin được đánh giá là chức năng quan trọng hàng đầucủa báo chí Thông tin ở đây được hiểu là truyền tải những thông tin về sựkiện thời sự trong đời sống Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càngcao, phong phú và đa dạng Thông tin là những tin tức bao gồm mọi vấn đềcủa đời sống xã hội trong cuộc sống thường ngày
Báo chí là công cụ, phương tiện để thông tin, quảng bá phát huy các disản văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại Báo chí là công
cụ để thông tin, quảng bá về đất nước con người Việt Nam ra thế giới mộtcách đúng đắn, đầy đủ Đồng thời cung cấp thông tin về thế giới cho ngườiViệt Nam biết và hiểu đúng về thế giới bên ngoài
Khi nói về chức năng của báo chí, trong cuốn Cơ sở lý luận báo chítruyền thông của tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang đãnhấn mạnh một số chức năng quan trọng sau:
Trang 15Thứ nhất: Chức năng giáo dục tư tưởng
Công tác tư tưởng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức xãhội cũng như các giai cấp nắm quyền lãnh đạo Mục đích của công tác tư tưởng
là nhằm tác động vào ý thức xã hội, hình thành một hệ tư tưởng chính thốngvới những định hướng nhất định Để có được sự chi phối của toàn bộ đời sống
xã hội thì ngoài những quyền lực về kinh tế, chính trị, quân sự còn cần sự chiphối về tinh thần Việc tác động vào thế giới tinh thần của con người, hìnhthành một hệ ý thức xã hội tiến bộ và khoa học không chỉ có ý nghĩa to lớntrong lĩnh vực tinh thần của xã hội mà còn là một trong những điều kiện quantrọng để phát huy quyền lực trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, tập hợp quầnchúng, phát huy những tiềm năng to lớn của nhân dân nhằm xây dựng xã hộitheo con đường đã định Để có được sự chi phối toàn bộ đời sống xã hội thìngoài những quyền lực về kinh tế, chính trị, quân sự còn cần có sự chi phốitrong lĩnh vực tinh thần Việc tác động vào thế giới tinh thần của con người,hình thành một hệ ý thức xã hội tiến bộ và khoa học không chỉ có ý nghĩa tolớn trong lĩnh vực tinh thần của xã hội mà còn là một trong những điều kiệnquan trọng để phát huy các quyền lực trong các lĩnh vực, nhằm phát huy tiềmnăng to lớn của nhân dân nhằm xây dựng xã hội theo con đường đã định
Mục đích tiếp của công tác tư tưởng là liên kết những thành viên riêng
rẽ của xã hội thành một khối thống nhất trên cơ sở một lập trường chính trịchung, thái độ trách nhiệm tích cực để xây dựng và bảo vệ đất nước
Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽvào xã hội, hoạt động của báo chí có vai trò hết sức to lớn trong công tác tưtưởng Việc giáo dục lý tưởng, chính trị, xây dựng lối sống lành mạnh luôngắn liền với việc kế thừa và phát huy những giá trị tích cực trong đời sống vănhóa tinh thần của dân tộc và nhân loại
Báo chí là phương tiện quan trọng trong việc hình thành ý thức lịch văn hóa của xã hội Với khả năng thông tin phong phú và tác động rộng lớncủa mình, báo chí đã góp phần to lớn trong việc giáo dục và truyền thụ những
Trang 16sử-tri thức giá trị văn hóa- lịch sử của dân tộc và nhân loại Dĩ nhiên, báo chíkhông thể trang bị cho các thành viên xã hội một hệ thống trí thức lịch sử -văn hóa như trong nhà trường, song nó có khả năng to lớn trong việc thẩmđịnh và cổ vũ cho những giá trị văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việchình thành ý thức lịch sử của mỗi công dân và các thành viên xã hội.
Trong khi tham gia tích cực vào sự hình thành các yếu tố của ý thức xãhội, báo chí còn tiến hành các hoạt động tuyên truyền, cổ động và tổ chức tậpthể Trong báo chí các hoạt động này đan xen và hòa quyện vào nhau Tuyêntruyền hình thành trên cơ sở vấn đề cấp bách, quan trọng của xã hội, còn cổ độngphát huy vai trò, tác dụng với sự phân tích tình hình sự kiện một cách sâu sắc,đúng đắn và kịp thời Cả hai hoạt động ấy đều cùng tồn tại trong một tác phẩmbáo chí và hoạt động báo chí nói chung Kết quả của công tác tuyên truyền, cổđộng của báo chí được thể hiện trong sự hình thành nhận thức và tự nhận thứccủa quần chúng, trong các hoạt động tích cực của đời sống xã hội Đây là điềukiện quan trọng để báo chí làm tốt vai trò tổ chức và tập hợp quần chúng
Thứ hai: Chức năng quản lý và giám sát xã hội
Quản lý là tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu nhất
định ( Từ điển tiếng Việt, 1992)
Quản lý xã hội được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lývào khách thể quản lý nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của xã hội đạt hiệuquả và mục đích đề ra Đây là hoạt động có ý thức của con người trong hệthống xã hội, trong đó con người là yếu tố quyết định
Báo chí thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình bằng việc cungcấp thông tin cho xã hội, hình thành và định hướng dư luận xã hội theo mụcđích nhất định của chế độ, của giai cấp Nói cách khác, báo chí tham gia quản
lý xã hội theo đặc trưng và phương thức riêng của mình
Báo chí thực hiện quá trình quản lý xã hội bằng các nội dung chủ yếunhư đăng tải, phổ biến, giải thích đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước
và các cấp, ngành cho các tổ chức và các thành viên xã hội biết Đảng ta trong
Trang 17nhiều văn kiện đã chỉ rõ: Các phương tiện thông tin đại chúng có nhiệm vụtruyền bá đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước, đi sát thực tế thông tinkịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới, phát hiện và phản ánh trungthực những điển hình tiên tiến, dũng cảm đấu tranh chống lại cái lạc hậu, trìtrệ, tiêu cực…Để giải quyết những vấn đề này, một mặt báo chí phải nhạycảm hiểu biết và chủ động tuyên truyền, phân tích, giải thích, bình luận đườnglối, chính sách cho quần chúng biết, mặt khác báo chí phải dựa vào nhân dân.
Báo chí phản ánh, phân tích kịp thời tình hình thực tế, hiện trạng xã hộicủa các địa phương, cơ sở sản xuất hoặc một vấn đề nào đó trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ đất nước Hoạt động này nhằm cung cấp bức tranh hiệnthực sinh động, phong phú, phức tạp của xã hội Các chi tiết được báo chíphản ánh một cách khách quan, cụ thể và kịp thời là cơ sở để giúp các cơquan lãnh đạo nắm bắt chính xác vấn đề
Báo chí cùng với nhân dân đề ra những sáng kiến, đưa ra những kiếnnghị, khi báo chí đề cập đến một vấn đề thì công chúng cung cấp thông tin,nhà báo giúp chuyển tải thông tin
Kiểm tra, giám sát là một chức năng quan trọng trong quản lý báo chí.Đảng ta coi báo chí là kênh giám sát cán bộ, đảng viên và toàn xã hội Đó lànhiệm vụ cao cả và hết sức nặng nề của báo chí
Trước hết báo chí kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối chính sáchcủa Đảng, Nhà nước, các cấp ngành và toàn thể nhân dân Mục đích và yêu cầucủa nhiệm vụ này là báo chí phải kịp thời phát hiện, công bố kịp thời những sailầm, khuyết điểm, khó khăn trong việc chỉ đạo và thực hiện các quyết địnhquản lý Hoạt động không chỉ tiến hành bằng hoạt động nghề nghiệp của nhàbaó với tác phẩm được công bố mà còn cả việc nghiên cứu, phân tích dư luậncông chúng để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc đó
Báo chí có vai trò quan trọng và sức mạnh to lớn trong hoạt động kiểmtra, giám sát, can dự vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Các phươnghướng hoạt động trên của báo chí đan xen, hòa quyện vào nhau tạo nên một
Trang 18mối quan hệ chặt chẽ, tích cực giữa chủ thể và khách thể quản lý, giữa cácthành tố trong hệ thống xã hội.Trong quản lý có kiểm tra, giám sát và nó cũngnhằm mục đích quản lý xã hội tốt hơn.
Do thực hiện chức năng quản lý, giám sát xã hội, các phương tiệntruyền thông đại chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội.Chính bản thân nó trở thành một đối tượng quản lý đặc biệt và được các chế
độ xã hội hết sức quan tâm, quản lý, giám sát nhằm phục vụ cho những nhiệm
vụ chính trị rộng lớn
Thứ ba: Chức năng phát triển văn hóa và giải trí
Báo chí là kênh truyền bá, phổ biến một cách sinh động hấp dẫn cácloại hình và tác phẩm văn hóa-văn nghệ, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết vàđáp ứng nhu cầu văn hóa, giải trí của công chúng Với lợi thế của mình, trêntừng số báo, chương trình phát thanh, truyền hình…hằng ngày, hằng giờtruyền bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóanhân loại, góp phần khẳng định bản sắc dân tộc trong thời đại giao lưu hộinhập như hiện nay
Chức năng giải trí của báo chí ngày càng được xem trọng Giải tríkhông đơn thuần là chức năng riêng của báo chí mà nó còn là sự đòi hỏi của
xã hội đối với báo chí Công chúng hiện nay đang chịu nhiều áp lực từ vấn đềcơm áo gạo tiền và các vấn đề riêng tư khác trong cuộc sống, vì thế giải trí làmột chức năng chính đáng mà công chúng đòi hỏi khi đến với báo chí Dĩnhiên tính giải trí trên báo chí phải là sự lành mạnh và phù hợp với thuầnphong mỹ tục của xã hội mà nền báo chí ấy đang tồn tại
Với chức năng này bằng các hoạt động có tổ chức và mục đích, báochí góp phần hình thành nhân cách, lối sống tốt đẹp, trình độ hiểu biết vàmột nền văn hóa tiên tiến, lành mạnh Nó được thể hiện trong các hoạt động
và các mối quan hệ của con người từ hành vi giao tiếp đến các mối quan hệtrong xã hội
Trang 19Với ý nghĩa trên, báo chí vừa là công cụ tích cực, hữu hiệu trong việctruyền bá các sản phẩm văn hóa, vừa là địa chỉ hội tụ và kiểm nghiệm nhữnggiá trị văn hóa, đồng thời là địa chỉ sáng tạo các giá trị văn hóa Sức mạnh và
ưu thế của báo chí trong việc truyền bá phổ biến các sản phẩm văn hóa, giảitrí là thông qua hoạt động này để cùng lúc đạt hai mục đích: giáo dục chính trị
tư tưởng và giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho công chúng, hướng công chúng tớichân, thiện, mỹ Vì vậy, có thể nói báo chí là thước đo tầm cao của văn hóa, làcông cụ để truyền bá, hướng dẫn và lưu giữ các nội dung, các giá trị văn hóa
Ngoài các chức năng trên báo chí còn có chức năng định hướng
Đây là chức năng quan trọng mà trong đề tài này muốn tìm hiểu và phântích sâu sắc hơn bởi nó có tác động to lớn đến công tác định hướng dư luận xã
hội của báo chí mà đề tài “ Phân tích vai trò định hướng dư luận xã hội của
VTV, VOV qua sự kiện Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng” khảo sát.
Chức năng định hướng là chức năng thể hiện rõ nhất sức mạnh của báochí bởi lẽ tính định hướng thể hiện rõ quyền lực của báo chí hơn bao giờ hết.Tính định hướng trong hoạt động báo chí nhằm hướng dẫn và định hướng dưluận xã hội tích cực, tuyên truyền đúng đắn trên cơ sở thông tin nhanh chóng,đầy đủ và phong phú về các sự kiện nảy sinh trong xã hội Báo chí đã hìnhthành dư luận đúng đắn, tích cực, kịp thời biểu dương, ngợi ca những nhân tốmới đồng thời đấu tranh chống tham những, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn
xã hội khác
Các chức năng trên luôn có quan hệ mật thiết và gắn bó hữu cơ vớinhau Tất cả các chức năng trên được thực hiện là nhờ thông tin báo chí phảnánh từ những sự việc lớn nhất đến sự việc nhỏ nhất xảy ra trong xã hội Bêncạnh các chức năng cơ bản trên báo chí còn có một số chức năng khác nhưchức năng cổ động, chức năng giao tiếp…
Như vậy, với các chức năng trên, báo chí thực sự là một hoạt động đặcbiệt mang tính chính trị-xã hội Mỗi tác phẩm báo chí được công bố phát hànhrộng rãi đều trực tiếp hay gián tiếp tác động đến nhận thức, tâm tư tình cảm
Trang 20và tư tưởng của công chúng Chính vì thế mà người làm báo phải hoàn thànhtốt trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình Chỉ khi nhà báo nhậnthức đầy đủ được vai trò và trách nhiệm nghề nghiệp quan trọng của mình thìnền báo chí nước ta mới thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Tóm lại, các chức năng của báo chí có quan hệ chặt chẽ, bổ sung chonhau tạo thành sức mạnh tổng hợp để giải quyết những nhiệm vụ chung của sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong đó, định hướng là một trong nhữngchức năng được đặt lên hàng đầu Khóa luận này sẽ đi sâu vào nghiên cứu về
vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí nói chung và VTV, VOV nói riêng mà cụ thể hơn ở sự kiện “Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng”.
1.1.2 Dư luận xã hội và chức năng của dư luận xã hội
Dư luận xã hội ( public opinion) là gốc chữ dịch theo tiếng Anh, đượcghép bởi hai từ là Pulic nghĩa là công khai, công chúng và Opinion nghĩa là ýkiến quan điểm Dư luận xã hội có thể được hiểu là một phần thuộc kiến trúcthượng tầng của xã hội bởi tính chất của nó bị quy định bởi tính chất của cácquan hệ kiến trúc trong xã hội
Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt, biểu thị thái độ, ýkiến phán xét, đánh giá của quần chúng đối với các vấn đề mà họ quan tâm
Dư luận xã hội được mọi cá nhân, hoặc một nhóm người, một tầng lớp, mộtgiai cấp xã hội trong mọi thời đại quan tâm Nó có một quá trình tồn tại vàphát triển từ khi con người xuất hiện với tư cách là một cộng đồng xã hội chođến nay
Đã có các quan điểm về dư luận xã hội như sau:
Theo các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ, dư luận xã hội là sự phán xétđánh giá chung của các nhóm người đối với các vấn đề mà họ quan tâm
Quan điểm của các nhà nghiên cứu Mĩ :
Young định nghĩa: dư luận xã hội là sự phán xét xã hội của các cộngđồng tự ý thức đối với các vấn đề có tầm quan trọng được hình thành sau khi
có sự tranh luận công khai (1923)
Trang 21Warner định nghĩa: dư luận xã hội là kết quả được cấu thành từ sự phảnứng của mọi người đối với các phát ngôn hoặc các câu hỏi nhất định dướiđiều kiện của một cuộc phỏng vấn.
Childs định nghĩa: dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến cá nhân ở bất kìđâu mà chúng ta có thể tìm thấy
Còn ở Việt Nam dư luận xã hội đồng nghĩa với công luận hay chínhkiến mà xã hội đưa ra
Theo Chung Á -Nguyễn Đình Tấn thì dư luận xã hội là một hiện tượng
xã hội đặc biệt biểu thị sự phán xét, đánh giá của quần chúng đối với các vấn
đề mà xã hội quan tâm
Dư luận xã hội là sự phán xét đánh giá của các nhóm xã hội lớn và bềnvững đối với các vấn đề có ý nghĩa xã hội trong cuộc sống xã hội có độngchạm đến các lợi ích xã hội Sự phán xét như vậy biểu thị thái độ đối với các
sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội.(Mấy vấn đề nghiên cứu dư luận xã
hội Ban tư tưởng -VHTW-1989)
Các định nghĩa, quan niệm được đưa ra trong các hoàn cảnh và thời kìlịch sử khác nhau và mỗi nhà nghiên cứu lại có cách tiếp cận, quan điểm, địnhhướng sử dụng khác nhau nên cách đưa ra định nghĩa của mọi người cũngkhác nhau
Theo từ điển Xã hội học: Tập hợp các ý kiến của người dân về các chủ đềcủa mối quan tâm công cộng, và sự phân tích những ý kiến này bằng các phươngpháp thống kê trong điều tra chọn mẫu được coi là dư luận xã hội [3, tr.27]
Theo các nhà xã hội học: Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặcbiệt biểu thị phán xét, đánh giá và thái độ của các nhóm xã hội đối với nhữngvấn đề liên quan đến lợi ích của các nhóm trong xã hội; dư luận xã hội đượchình thành qua các cuộc trao đổi, thảo luận
Theo nhà triết học cổ đại Socrat thì dư luận xã hội là cái gì đó nằm giữa
sự mù quáng và nhận thức
Trang 22Theo Kant ( nhà triết học Đức) : Dư luận xã hội nằm ở cấp độ thấp hơn
so với kiến thức và niềm tin Dư luận có nghĩa là phản ứng của nhân dân ( đó
là tán thành, không tán thành hay bàng quan ) đối với những vấn đề chung
A.K.Uledo cũng có một định nghĩa tương tự về dư luận xã hội : “ Dưluận xã hội là sự phán xét thể hiện sự đánh giá và thái độ của mọi người đốivới các hiện tượng đời sống xã hội
Theo các tác giả hiện đại thì dư luận xã hội là ý kiến được đông đảocông chúng chia sẻ và có thể tìm thấy ở mọi nơi Họ cho rằng khái niệm xãhội liên quan đến niềm tin
Như vậy, dư luận xã hội có thể hiểu một cách chung nhất là những ýkiến có tính chất đánh giá, phán xét về các vấn đề xã hội mà nhóm côngchúng cảm thấy có ý nghĩa đối với họ hoặc là vấn đề đó động chạm tới lợi ích
chung [4, tr 89]
Dư luận xã hội khi đã hình thành là biểu hiện của đa số người trongcộng đồng, là quan điểm, cảm xúc, ý chí tập thể nên có sức mạnh lớn lao.Trong lịch sử phát triển của loài người, dư luận xã hội đóng vai trò điều hòacác mối quan hệ xã hội Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị luôn luônmuốn dùng dư luận xã hội phục vụ cho lợi ích giai cấp của mình
Dư luận không những có vai trò điều hòa các mối quan hệ xã hội mà cảhành vi xã hội Trên cơ sở đánh giá, phán xét các sự kiện, hiện tượng dư luận
xã hội nêu ra các chuẩn mực xã hội, dẫn đến những việc làm nên tránh Dưluận xã hội là ý kiến đánh giá của nhiều người trong xã hội Tuy nhiên, sựkhởi đầu của dư luận xã hội thường là của cá nhân, nhóm nhỏ có quan tâmđến các vấn đề xã hội nhất định nào đó
Theo Xã hội học về dư luận xã hội, tác giả Nguyễn Qúy Thanh chorằng dư luận xã hội gồm các chức năng sau:
Dư luận xã hội có chức năng đánh giá từ cá nhân đến tổ chức, từ nhữngcon người trong xã hội đến những con người được xã hội quan tâm, đánh giácác cơ quan tổ chức, các đảng phái chính trị Dư luận xã hội dựa vào chuẩn
Trang 23mực xã hội để đánh giá Chuẩn mực xã hội có thể thay đổi theo không gian vàthời gian Do đó, đánh giá của dư luận xã hội có thể thay đổi theo chuẩn mực.
Dư luận xã hội có chức năng điều hòa, điều chỉnh các mối quan hệ xãhội và những sai lệch diễn ra trong đời sống trên cơ sở đánh giá phán xét các
sự kiện, hiện tượng Dư luận xã hội nêu ra những việc nên làm, cần làm đểđiều chỉnh hành vi và cách ứng xử với mọi người Dư luận xã hội cùng vớipháp luật là công cụ để điều chỉnh mọi người và đôi khi dư luận xã hội có sứcmạnh hơn cả pháp luật
Dư luận xã hội có chức năng giáo dục, khi đã hình thành dư luận xã hộitác động vào ý thức con người chi phối ý thức cá nhân điều chỉnh hành vi vàhoạt động cá nhân cho phù hợp với cộng đồng
Dư luận xã hội là thước đo bầu không khí chính trị Dư luận xã hội chobiết hiện trạng của xã hội đó đang ở trong trạng thái thăng bằng ổn định haybất ổn, xáo trộn
Dư luận xã hội có chức năng kiểm soát thông qua sự phán xét, đánh giá
Dư luận xã hội giám sát các hoạt động của các bộ máy quản lý các cơ quan nhànước để đảm bảo phù hợp với lợi ích toàn xã hội Dư luận xã hội còn kiểm soát
và kiểm tra không chính thức bộ máy nhà nước cũng như các cán bộ có cương
vị lãnh đạo xem họ hoạt động có phù hợp với lợi ích xã hội không
Dư luận xã hội có chức năng tư vấn cho chính phủ thông qua hoạt động
đề nghị, kiến nghị, góp ý Điều độ lý giải vì sao chính quyền luôn quan tâmđến dư luận xã hội để tìm kiếm giải pháp nhằm được lòng dân Dư luận xã hôibất ổn thì xã hội bất ổn và kéo theo sự bất ổn về chính trị Do đó, dư luận xãhội có ý nghĩa là thước đo bầu không khí chính trị, xã hội, là tấm gương phảnhồi đường lối, chính sách, pháp luật của chính phủ, phản ánh tâm tư tình cảmnguyện vọng của nhân dân, đánh giá năng lực phẩm chất của người lãnh đạo.[4, tr.38]
Trang 24Có thể dựa vào dư luận xã hội để dự báo những diễn biến sắp tới của đờisống xã hội, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, tăng cường mối quan
hệ giữa chính quyền và nhân dân, ngăn ngừa tệ quan liêu, xa rời quần chúng
1.1.3 Mối quan hệ giữa báo chí và dư luận xã hội
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển dưluận xã hội bởi có số lượng công chúng lớn và có chất lượng truyền thôngthông tin vượt trội hơn cả Báo chí mang tính thời sự và ý nghĩa xã hội, báochí luôn có tính định hướng với mỗi thông tin đưa ra Công chúng có thể tiếpcận với báo chí qua các phương tiện khác nhau Mỗi loại hình báo chí đều cónhững ưu, nhược điểm khác nhau nhưng tựu chung lại đều làm cho hoạt độngbáo chí phong phú và đa dạng hơn Báo chí với vị trí là một kênh truyềnthông đại chúng quan trọng đã nhanh chóng đi vào đời sống nhân dân và thựchiện các chức năng của mình Nhìn chung báo chí đã thực hiện tốt chức năngtạo ra dư luận lành mạnh trong xã hội bằng cách xã hội hóa các vấn đề, thuhút sự quan tâm của công chúng
Giữa báo chí và dư luận xã hội có mối quan hệ hai chiều, tác động qualại lẫn nhau
Báo chí tác động đến dư luận xã hội
Báo chí gắn liền với dư luận xã hội, báo chí vừa là nơi khơi nguồn dưluận xã hội, là kênh truyền dẫn và phản ánh dư luận xã hội, vừa thể hiện vàphát tán dư luận xã hội
Báo chí là phương tiện truyền thông đóng vai trò tích cực và quan trọngtrong việc hình thành và định hướng dư luận xã hội phát triển Khi đứng trướcmột sự kiện, vấn đề, hiện tượng nảy sinh trong đời sống, báo chí lập tức thôngtin một cách chính xác về sự kiện, vấn đề, hiện tượng đó đến với công chúng.Công chúng tiếp nhận thông tin mà báo chí đã cung cấp và dần dần hình thànhthái độ, tình cảm đối với vấn đề mà báo chí đã đưa Thái độ, tình cảm củacông chúng chính là những biểu hiện ban đầu của dư luận xã hội Sự kiện màbáo chí đưa ra càng có sức hút với công chúng thì dư luận xã hội càng phát
Trang 25triển mạnh mẽ Những sự kiện có sức hút thường là những sự kiện liên quanđến lợi ích của người dân Đây chính là vai trò của báo chí trong việc khơimào dư luận xã hội.
Báo chí là kênh truyền dẫn dư luận xã hội Khi có bất cứ sự kiện nào xảy
ra, báo chí thể hiện dưới các tác phẩm báo chí rồi phát tán vào công chúng Dưluận lúc đó đồng tình hay không đồng tình sẽ được báo chí thể hiện Dư luậnngày nay được báo chí phát tán rộng hơn, nhiều người quan tâm hơn
Không chỉ làm nhiệm vụ khơi nguồn dư luận xã hội mà khi dư luận xãhội đã được hình thành, báo chí lại tiếp tục làm chức năng định hướng đối với
dư luận, không để dư luận tự phát triển Đây mới chính là nhiệm vụ quantrọng hơn cả của báo chí Báo chí định hướng để dư luận phát triển theo chiềuhướng tích cực và có lợi cho bình ổn xã hội Như vậy, dư luận xã hội đượcxem là sản phẩm của báo chí
Báo chí có vai trò điều hòa dư luận xã hội Trong xã hội hiện đại, dưluận xã hội thường được phản ánh qua các phương tiện truyền thông đạichúng và truyền thông đại chúng qua các sản phẩm của mình lại làm tăngthêm dư luận xã hội Báo chí hiện nay ngày càng có ảnh hưởng và tác động tolớn, nhanh nhạy tới nhận thức tình cảm, thái độ của nhân dân, tới tâm trạng
dư luận xã hội trong và ngoài nước, tới tình hình chính trị, kinh tế, an ninh,quốc phòng, tới hình ảnh và uy tín của đất nước trên thế giới
Dư luận xã hội tác động ngược lại báo chí
Về phần mình, dư luận xã hội cũng có tác động mạnh mẽ tới báo chí Dưluận luôn luôn tồn tại trong đời sống xã hội, nhiệm vụ của nhà báo là tìm ranhững vấn đề đằng sau những dư luận ấy để có thể biến dư luận xã hội thành
đề tài của mình Những đề tài được phát hiện từ dư luận luôn có tính hấp dẫn,nóng hổi, thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thậm chí toàn xã hội Khibáo chí khai thác được đề tài từ dư luận xã hội thì báo chí có thể cho ra đờinhững tác phẩm có chất lượng và có hiệu ứng tác động cao Người ta thườngđánh giá cao những tác phẩm báo chí khai thác được đề tài mới là do vậy
Trang 26Như vậy, dư luận xã hội được đánh giá là nguồn nguyên liệu dồi dào vàtươi mới để báo chí cho ra đời những tác phẩm đạt chất lượng thông tin và cóhiệu ứng tác động rất cao Một điều đáng lưu ý cho các nhà báo khi khai thác
đề tài từ dư luận xã hội là phải kiểm chứng thông tin một cách chính xác bởi
dư luận xã hội bao giờ cũng quan tâm đầu tiên đến lợi ích của chính họ nênđôi khi thông tin mang tính chủ quan, phiến diện
Dư luận xã hội cũng là tác nhân làm thay đổi báo chí, trong trường hợpbáo chí định hướng dư luận một cách vô ý thức thì dư luận xã hội sẽ tác độngtrở lại
Cùng với kênh giao tiếp cá nhân, dư luận xã hội cũng được hình thànhqua kênh giao tiếp đại chúng dưới tác động của phương tiện truyền thông đạichúng Sự phổ biến thông tin qua con đường này rất nhanh Thông tin ban đầuđến với hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người, trên một phạm vi rất rộng lớn
Báo chí có vai trò hết sức to lớn đối với nội dung và tính chất của dưluận xã hội Nói cách khác, báo chí là phương tiện để tạo dư luận xã hội vàđịnh hướng dư luận xã hội Bằng khả năng thông tin kịp thời, sinh động vàphong phú các sự kiện, hiện tượng tới đông đảo công chúng, báo chí tác độngtrực tiếp tới sự hình thành và định hướng dư luận xã hội một cách nhanh
chóng, rộng rãi và hiệu quả nhất [ 1, tr.66,68].
Báo chí với tư cách là chiếc cầu nối thông tin giữa Đảng, Nhà nước vàcông chúng Báo chí truyền tải những thông tin quan trọng đến với nhân dân,mặt khác báo chí đưa những tâm tư nguyện vọng của công chúng để Đảng, nhànước xem xét và giải quyết Báo chí đưa ra những thông tin nhằm tác động đếnngười đọc, là nơi chuyển tải thông tin liên qua trực tiếp đến lợi ích người đọc
Báo chí là diễn đàn để đông đảo tầng lớp nhân dân nói lên ý kiến củamình, là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự hình thành vàphát triển của dư luận xã hội Truyền thông có thể giúp hình thành một số ýkiến, quan điểm mới, củng cố những quan điểm đang định hình và thay đổinhững quan điểm đã định khuôn, phá vỡ định kiến
Trang 27Báo chí phản ánh và lan truyền dư luận xã hội bằng các phương cáchnhư: tòa soạn chỉ lựa chọn và thông tin những sự kiện vấn đề nào phù hợp vớiquan điểm, thái độ, tư tưởng của mình; báo chí thông tin đầy đủ tất cả những
sự kiện nảy sinh, những luồng ý kiến có trong dư luận xã hội Cách tiếp nhận,đánh giá, phán xét, ý thức…như thế nào thuộc về công chúng
Báo chí thông tin tất cả các chiều cạnh, các luồng ý kiến và các sự kiện
có trong dư luận xã hội nhưng có chọn lọc kỹ càng, chú trọng lý giải phântích, bình luận thuyết phục với mục đích hướng dẫn nhận thức của côngchúng, định hướng dư luận xã hội
1.1.4 Vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí.
Định hướng dư luận xã hội là vai trò mà báo chí đã thực hiện tương đốitốt trong xã hội hiện nay Công tác định hướng dư luận xã hội luôn là nhiệm
vụ hàng đầu mà các cơ quan báo chí đặt ra Trên thực tế, đã có rất nhiều sựkiện, vấn đề nảy sinh trong cuộc sống đã được báo chí nhanh chóng vào cuộclàm rõ, tạo dư luận và định hướng đúng đắn cho dư luận
Báo chí có vai trò hết sức to lớn đối với nội dung và tính chất của dưluận xã hội Báo chí là phương tiện để tạo dư luận xã hội và định hướng dưluận xã hội Bằng khả năng thông tin kịp thời, sinh động và phong phú các sựkiện , hiện tượng tới đông đảo công chúng, báo chí tác động trực tiếp đến sựhình thành và định hướng dư luận xã hội một cách nhanh chóng, rộng rãi và
hiệu quả.[ 4, tr.78-79]
Báo chí là công cụ, là phương tiện để hình thành và định hướng dư luận
xã hội theo mục đích nhất định một cách nhanh chóng, sâu rộng và hiệu quảnhất Báo chí định hướng dư luận tích cực, lành mạnh, tiến bộ theo lợi ích củagiai cấp, của Đảng và nhà nước
Báo chí có vai trò khơi nguồn dư luận xã hội hóa sự kiện, biến một sựkiện ở một địa phương thành sự kiện của toàn xã hội và cả toàn cầu Đâychính là thế mạnh của báo chí, nhưng không phải bất cứ sự kiện nào báo chícũng khơi nguồn cho dư luận xã hội mà báo chí phải xem xét, cân nhắc, lựa
Trang 28chọn các sự kiện để từ đó có thể tạo ra dư luận phù hợp Báo chí phản ánh,truyền dẫn dư luận xã hội Bằng các phương tiện truyền thông đại chúng, báochí dần trở thành áp lực xã hội, do đó dư luận có một sức mạnh nhất địnhtrong đời sống cộng đồng.
Dư luận xã hội là một trạng thái tinh thần Thực tế, sức mạnh báo chígắn liền với sức mạnh của dư luận xã hội Báo chí định hướng dư luận xã hội
là định hướng nhận thức Báo chí điều hòa dư luận xã hội bằng cách tác độngvào tâm trạng, tâm lý xã hội Báo chí điều hòa dư luận xã hội là góp phần điềuhòa nhận thức, cảm xúc, thái độ, hành vi của công chúng và dư luận xã hội,điều hòa tâm lý và tâm trạng xã hội bằng cách giải thích, làm rõ, trấn an dưluận xã hội, hướng công chúng quan tâm đến một vấn đề khác
Mục đích tác động của báo chí đối với dư luận xã hội là làm thay đổithái độ và hành vi của công chúng Vì vậy, sự tác động có thể tạo ra hiệu quảnhưng đồng thời cũng gây ra hậu quả Khi một sự kiện xảy ra xác thực đếnmức có thể đo, đếm được về không gian, thời gian, lượng hóa thành số lượng
cụ thể nhưng nó cũng có những yếu tố không định lượng được, đôi khi nóvượt ra ngoài không gian và thời gian
Báo chí là nơi công chúng có thể bộc lộ, bày tỏ quan điểm, chính kiến,thaí độ, lập trường của mình Các phương tiện truyền thông còn là mảnh đấtmàu mỡ để chuyển tải các ý kiến đa chiều của nhiều nhóm đối tượng trongcác vấn đề nảy sinh của cuộc sống Đã có rất nhiều vấn đề trong đời sốngđược báo chí tham gia định hướng một cách tích cực và có hiệu quả Tiêubiểu như các sự kiện về tham nhũng, chống tiêu cực trong xã hội…Đứngtrước những vấn đề trên báo chí đã vào cuộc, thông tin một cách nhanh chóng
và đầy đủ nhất Đặc biệt việc trở thành diễn đàn giúp báo chí đến gần vớiquần chúng nhân dân hơn, tạo thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhândân Báo chí cũng đã tham gia tư vấn cho các cơ quan chức năng có thể đưa
ra những quyết sách phù hợp với thực tiễn Bên cạnh đó, báo chí cũng đã tíchcực tạo ra dư luận xã hội lành mạnh
Trang 29Báo chí đã tham gia vào việc cổ động các hoạt động tích cực trong toàn
xã hội như các hoạt động : Trái tim cho em, Vì người nghèo, Góp đá xây dựngtrường xa…Các hoạt động trên đã thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp trong
xã hội, đóng góp những ý nghĩa tích cực vào đời sống xã hội Thông qua cáchoạt động tích cực này, báo chí cũng đã khơi dậy tình yêu giữa con người vớicon người, tình yêu trách nhiệm của mỗi người với quê hương, đất nước
Báo chí một mặt kịp thời thông tin, truyền bá sâu rộng các chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước, mặt khác chuyển tải đầy đủ các ý kiến dónggóp của nhân dân đối với chủ trương, chính sách đó Báo chí đóng vai tròquan trọng trong việc phát huy tinh thần dân chủ và làm chủ của nhân dân.Khi các ý kiến phản hồi của nhân dân đến với các cơ quan chức năng thì các
cơ quan có thể xem đó như là những đóng góp tư vấn của nhân dân đối vớicác chủ trương, chính sách
Báo chí nước ta cũng đóng góp một phần không ít vào việc chống tiêucực trong xã hội, tạo niềm tin của công chúng vào Đảng, Nhà nước Với sựtham gia của báo chí, dư luận được quyền phát biểu và các tiêu cực trên hoàntoàn bị quần chúng nhân dân lên án Đôi khi việc lên án các hành vi tiêu cựctrong xã hội của dư luận lại có sức mạnh hơn luật pháp Dư luận xã hội càng
có những phản ứng mạnh mẽ thì khả năng tác động vào sự việc càng lớn
Ví dụ: vụ chạy công chức không dưới 100 triệu là vụ tiêu cực xảy ra ởnước ta, nó thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận Sau khi dư luận
có nghi vấn việc chạy công chức tại Hà Nội, báo chí đã lập tức thông tin, tìmhiểu và điều tra sự thật Tuy nhiên việc làm sáng tỏ dư luận cho công chúnggặng phải rất nhiều khó khăn Việc xác định sự việc diễn ra ở đâu không phải
là dễ Khi dư luận đang lên tiếng về sự bất bình của mình thì Sở Nội vụ Thànhphố Hà Nội đã tham gia điều tra trong mỗi cơ quan nhà nước hoàn toàn không
có chuyện này Dư luận còn lên tiếng cho rằng chạy công chức ở Hà Nội thì
100 triệu là không thể đủ
Trang 30Báo chí đã tham gia tích cực vào nhiệm vụ chống lại “ diễn biến hòabình” của các thế lực trong và ngoài nước Âm mưu của các thế lực này làmmất niềm tin của nhân dân vào Đảng, nhà nước Chính vì vậy, báo chí đãnhanh chóng vạch trần những âm mưu đen tối của chúng Đây là nhiệm vụkhông đơn giản nhưng với quyết tâm cao thì hàng ngày hàng giờ các cơ quanbáo chí vẫn luôn cố gắng đem đến cho công chúng những thông tin mới nhấtnhằm giải đáp những thắc mắc.Đối với các vấn đề nóng, nổi cộm, báo chí đãkịp thời vào cuộc, phản ánh một cách khách quan nhất về sự kiện chứ khôngnóng vội, quy chụp Đã có nhiều minh chứng cụ thể rằng, khi sự kiện xảy rabáo chí đã tích cực làm tốt công tác khơi mào và định hướng dư luận chứkhông phải khơi mào rồi để dư luận tự phát triển Chức năng của báo chí cũng
từ đó được đánh giá cao hơn
Như vậy có thể thấy, việc định hướng và tạo lập dư luận xã hội của báochí rất quan trọng Điều đó giúp khẳng dịnh tin đồn lan truyền trong xã hội làđúng hay sai Nếu dư luận xã hội đúng đắn và được đăng tải trên báo chí sẽtạo ra một sức ép không nhỏ đến các cá nhân hoặc tập thể gây ra vụ việc.Thực tế đã chứng minh điều đó qua rất nhiều sự kiện
Việc thể hiện dư luận xã hội trên các phương tiện truyền thông đạichúng hay báo chí nói chung dựa trên các yêu cầu: Thông tin đưa ra trướccông luận phải dẫn đến sự tranh luận quần chúng, nghĩa là các thông tin đókhởi đầu cho sự đánh giá của dư luận bao gồm : phản ánh được lợi ích của xãhội, có tính cấp bách và tạo nên tranh luận Sự hình thành dư luận xã hộithông qua báo chí có mối liên hệ ngược ( feedback) Nghĩa là báo chí khôngchỉ tạo nên dư luận xã hội, mà đến lượt nó dư luận xã hội cũng tác động trởlại đến hoạt động của báo chí
Nhìn chung, hoạt động báo chí đã bám sát hiện thực xã hội, phản ánhmột cách khách quan, trung thực những vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống
để tạo ra luồng dư luận xã hội chính thống Sức mạnh của thông tin trên báochí có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội Do đó, các nhà báo cần cẩn trọng
Trang 31trong khâu xử lý thông tin cũng như đánh giá vấn đề Làm như thế, báo chí vànhà báo đã đóng góp một phần không nhỏ vào công tác tạo ra dư luận tích cực
và định hướng dư luận xã hội
1.2 VTV, VOV với vai trò định hướng dư luận xã hội
1.2.1 Vài nét về VTV
VTV là Đài tryền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam Các kênh của VTV được phát sóng toàn quốc và nhiều
khu vực trên thế giới
VTV (Vietnam Television) là tên viết tắt chính thức của Đài Truyền
Hình Việt Nam Ba chữ cái in hoa gồm VTV được đè lên nhau được dùng làm
biểu tượng của đài, lần lượt được thể hiện trong ba màu đỏ, lục, lam
Tên viết này được sử dụng từ năm 1993 Ban đầu tên viết tắt VTV
không được nhiều khán giả bằng lòng với lý do Đài Truyền hình của ViệtNam không dùng tên tiếng Việt mà lại dùng tên tiếng Anh Để đối phó với ýkiến phản hồi của khán giả,Đài đã trả lời khán giả trên sóng truyền hình rằng
VTV là viết tắt của “Vô tuyến Việt Nam”.
Đêm ngày 7/9/1970 Đài Tiếng nói Việt Nam có buổi phát sóng đầu tiên.
1971 Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập Ban biên tập Vô tuyến truyền hình 18/6/1977 Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt
Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương Tới 1987, Đài Truyền hình Trung ương quyết định đổi tên thành Đài Truyền hình Việt Nam, và cái tên đó
tồn tại cho tới bây giờ
VTV1 là kênh truyền hình thông tin tổng hợp (thời sự, chính trị, văn
hóa) của Đài Truyền hình Việt Nam.
VTV1 được phát sóng chính thức từ ngày 7 tháng 9 năm 1970.
Đến nay, kênh được phát sóng 24/24 giờ
VTV1 thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng, Nhà nước và
Chính phủ giao cho, giữ vai trò chủ đạo trong công tác thông tin, tuyên
Trang 32truyền, định hướng dư luận, có uy tín và ảnh hưởng lớn đối với hệ thống báochí và truyền hình tại Việt Nam.
Được xác định là kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, do đó VTV1
được phát rộng rãi cho toàn thể công chúng trong nước trên hệ thống sóngtruyền hình tương tự (dùng ăng-ten), truyền hình số mặt đất (DVB-T, DVB-T2), Truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh, IPTV và trên Internet, liên tục
24 giờ hàng ngày
Theo lộ trình Số hóa truyền hình của Chính phủ, khi hoàn thành việc số
hóa, VTV1 sẽ bị ngừng phát sóng trên truyền hình tương tự mặt đất và tiếp tục
phát miễn phí trên hạ tầng truyền hình số mặt đất cùng các hạ tầng khác
Tuy nhiên trên hạ tầng truyền hình số vệ tinh, K+ đã tiến hành khóa mã
phiên bản VTV1 HD có độ nét cao, VTC và Mobifone - Truyền hình An Viên khóa mã toàn bộ cả hai phiên bản độ nét thường và độ nét cao (HD) của VTV1.
VTV1 có nội dung chính là các chương trình thời sự, chính luận với
hàng loạt các bản tin, chuyên mục cập nhật, khẳng định vai trò chủ đạo trongcông tác tuyên truyền, định hướng dư luận
Bên cạnh đó, vào một số khung giờ nhất định, kênh cũng có phần thờilượng cho các chương trình giải trí như chiếu phim, chương trình ca nhạc
1.2.2 Vài nét về VOV
Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam bắt nguồn từ tên tiếng Anh là “
radio The Voice of Vietnam” viết tắt là VOV Đây là đài phát thanh quốc gia
trực thuộc Chính phủ Việt Nam Đài có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyềnđường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhànước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; góp phần giáo dục, nâng cao dântrí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân Đài chịu sự quản lý nhà nướccủa Bộ Thông tin và Truyền Thông về hoạt động báo chí, tần số, truyền dẫn
và phát sóng Hiện Đài Tiếng nói Việt Nam có đủ cả bốn loại hình báo chí:phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử Trụ sở chính của Đài đặt tại số 58phố Quán Sứ, Hà Nội
Trang 33Đài Tiếng nói Việt Nam được thành lập vào 7/9/1945 Buổi phát thanh
đầu tiên của Đài diễn ra vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 7 tháng 9 năm 1945, kéodài 30 phút, nội dung chính là toàn văn Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch HồChí Minh
Trải qua hơn 60 năm kể từ lúc hình thành, Đài Tiếng nói Việt Nam đã
được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân chương và danh hiệu:
Huân chương chống Pháp hạng nhất (1958)
Huân chương Lao động hạng nhất (1960)
Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất (1973)
Huân chương Lao động hạng Nhất (1980)
Huân chương Hồ Chí Minh (1990)
Huân chương Sao vàng (1995)
Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2001)
Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2009)
Huân chương Hồ Chí Minh (2010)
Các kênh phát thanh và truyền hình
Phát thanh gồm:
VOV1 (Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp): Từ ngày 1 tháng 1 năm
2010, VOV1 được phát sóng 24 giờ mỗi ngày
VOV2 (Hệ Văn hoá - Đời sống - Khoa giáo): Hiện mỗi ngày phát sóng
19 giờ
VOV3 (Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí): Phát sóng lần đầu tiên vào 7
giờ ngày 7 tháng 9 năm 1990 trên sóng FM tần số 102,7 MHz Hiện mỗi ngàyphát sóng 24 giờ
VOV4 (Hệ phát thanh dân tộc): Chính thức phát sóng từ ngày 1 tháng
10 năm 2004 Hiện phát thanh bằng 12 thứ tiếng dân tộc thiểu số là tiếngH'Mông, tiếng Dao, tiếng Thái, tiếng Ê Đê, tiếng Gia Rai, tiếng Ba Na, tiếng
Xơ Đăng, tiếng K’ho, tiếng Chăm, tiếng Khmer, tiếng M’nông, tiếng Cơ Tu,
và tiếng Việt (trong chương trình Dân tộc và Phát triển phát trên hệ VOV1).
Trang 34VOV5 (Hệ phát thanh đối ngoại): Phát sóng lần đầu tiên vào ngày 7
tháng 9 năm 1945
Kênh VOV Giao thông Hà Nội: Phát sóng thử nghiệm từ 11 giờ ngày
18 tháng 5 năm 2009 trên sóng FM tần số 91 MHz tại Hà Nội, phát sóngchính thức ngày 21 tháng 6 năm 2009
Kênh VOV Giao thông thành phố Hồ Chí Minh: Phát sóng thử nghiệm
trên sóng FM tần số 91 MHz tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 tháng 12năm 2009, phát sóng chính thức ngày 2 tháng 1 năm 2010
FM Cảm xúc: Cung cấp thông tin về đời sống, chia sẻ cảm xúc về các
vấn đề trong cuộc sống, xã hội trên các lĩnh vực văn hóa, âm nhạc, giải trí,nhằm tạo môi trường giao lưu, chia sẻ, kết nối thính giả, giúp người dân thưgiãn, giải tỏa, giảm bớt áp lực trong cuộc sống Phát sóng thử nghiệm ngày 26tháng 4 năm 2015 trên sóng FM tần số 89 MHz
Kênh tiếng Anh 24/7: Bắt đầu phát sóng thử nghiệm tại Hà Nội từ ngày
1 tháng 10 năm 2015 trên sóng FM tần số 104 MHz, chính thức phát sóng từsáng ngày mồng 6 tháng 11 năm 2015
Truyền hình
Buổi phát sóng truyền hình đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam diễn ra vào đêm ngày 7 tháng 9 năm 1970 Năm 1971, Đài Tiếng nói Việt Nam thành
lập Ban biên tập Vô tuyến truyền hình Ngày 18 tháng 6 năm 1977, Ban biên
tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài
Truyền hình Trung ương Năm 1987 Đài Truyền hình Trung ương đổi tên
thành Đài Truyền hình Việt Nam.
Đài Tiếng nói Việt Nam hiện có hai kênh truyền hình và một đài truyền
hình trực thuộc là:
Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam, gọi tắt là VOVTV: Tên gọi
ban đầu của kênh là Hệ phát thanh có hình Đài Tiếng nói Việt Nam, viết tắt làVOVTV, bắt đầu phát sóng thử nghiệm từ chiều ngày 7 tháng 9 năm 2008 Sau
khi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động cho Đài Tiếng nói Việt
Trang 35Nam bằng quyết định số 871/GP-BTTT ký ngày 23 tháng 5 năm 2012, ngày 24
tháng 5 năm 2012, Hệ phát thanh có hình Đài Tiếng nói Việt Nam đổi tên thành Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam, tên gọi tắt vẫn là VOVTV.
Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam, gọi tắt là kênh Quốc hội.Chínhthức phát sóng ngày 6 tháng 1 năm 2015, là cơ quan ngôn luận chính thức củaQuốc hội Việt Nam, có nhiệm vụ cung cấp thông tin về các hoạt động củaQuốc hội Việt Nam và đời sống chính trị, xã hội Đài Truyền hình Kỹ thuật số
VTC, gọi tắt là VTC: Đài này trước đây trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền
thông Việt Nam, từ năm 2015 chuyển sang trực thuộc Đài Tiếng nói Việt
Nam VOV đã trình làng báo điện tử VOV là VOV.VN.
1.2.3 VTV,VOV với vai trò định hướng dư luận xã hội
Các phương tiện truyền thông đại chúng đã góp phần quan trọng trong
việc hình thành và định hướng dư luận xã hội Với đặc trưng của mình, VTV,
VOV đã vươn dài phạm vi hình thành và thể hiện dư luận, tạo ra hiệu quả
truyền thông lớn Sự ra đời của hàng loạt các kênh, loại hình báo chí đã đánhdấu một bước phát triển vượt bậc của báo chí ở Việt Nam
Với những đặc trưng riêng của loại hình này, mặc dù không cập nhật
thông tin nhanh như các loại hình báo chí khác nhưng VOV, VTV lại là hai loại
hình gần gũi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của công chúng Do đó, đây là
yếu tố đầu tiên tạo nên ưu thế của Đài truyền hình Việt Nam và Đài phát thanh
truyền hình Việt Nam trong việc hình thành và định hướng dư luận xã hội.
VTV, VOV là hai tờ báo truyền thông đa phương tiện, nó là sự kết hợp
giữa các yếu tố, hình ảnh, văn bản, âm thanh…trong một sản phẩm báo chítạo ra sự hấp dẫn, sống động đặc biệt cho công chúng Chẳng hạn trong mộttác phẩm truyền hình luôn có sự kết hợp giữa các yếu tố thông tin khác nhaunhư lời nói, âm nhạc, hình ảnh và các thông tin đồ họa khác Điều này làm
cho VTV, VOV vượt trội hơn các loại hình báo chí khác.
Với hệ thống kênh đa dạng, phong phú VTV, VOV đã thúc đẩy việc
hình thành và định hướng dư luận xã hội Với vai trò này, khán, thính giả sẽ
Trang 36không mất nhiều thời gian tìm kiếm những thông tin mà mình muốn, khôngphải đắn đo xem thông tin mà mình tiếp nhận có đáng tin cậy hay không Với
VTV, VOV mọi người dân từ bất cứ nơi đâu sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin Khả
năng tương tác cũng là ưu điểm của 2 loại hình này Công chúng có thể dểdàng đưa ra các ý kiến, phát biểu, tự do trao đổi lẫn nhau, cũng như có thểphản ánh tới tòa soạn về các giải pháp kiến nghị, giúp toà soạn cải thiện cáchlàm của mình có hiệu quả hơn Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông đại
chúng nói riêng, VTV, VOV nói riêng hiện nay đều cho phép công chúng
tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp bằng nhiều cách khác nhau như: Gọi điện
thoại trực tuyến để cùng tương tác với chương trình như Zone FM của VOV, gửi thư điện tử về chương trình như bác sỹ trả lời của VTV3…
Vai trò định hướng dư luận của VTV và VOV được thể hiện trên nhiều
phương diện, qua nhiều sự kiện khác nhau
Ví dụ: gần đây câu chuyện về sự việc em bé trên đường đi học về bị tainạn, cô giáo đứng ra giữa đường nhờ mọi người giúp đỡ nhưng tuyệt nhiênkhông một chiếc xe nào chịu dừng lại chở cháu bé đi bệnh viện Họ tìm cáchchạy trốn, không muốn bị làm phiền mặc dù cô giáo đã van xin
Nhận biết được sự việc, VTV1 đưa ra chương trình, chỉ trích sự vô cảm của mọi người trước nỗi đau của cháu bé VTV đã thổi bùng lên ngọn lửa dư
luận khiến khán giả bức xúc về những con người thấy chết không cứu, đồng
thời mặt khác VTV muốn nhắn gửi tới mọi người, hãy yêu thương người khác
như chính người thân của mình
Tiểu kết chương 1.
Báo chí có vai trò hết sức to lớn đối với nội dung và tính chất của dưluận xã hôi Báo chí là phương tiện để tạo dư luận xã hội và định hướng dưluận xã hội Bằng khả năng thông tin kịp, sinh động và phong phú các sựkiện, hiện tượng tới đông đảo công chúng Báo chí tác động trực tiếp dến sựhình thành và định hướng dư luận xã hội một cách nhanh chóng, rộng rãu vàhiệu quả
Trang 37Trên cơ sở những lý luận báo chí và dư luận xã hội trên đã cho ta thấykhái niệm, chức năng, mối quan hệ, tác động hai chiều giữa báo chí và dưluận xã hội, để từ đó có thể hiểu rõ được chức năng định hướng dư luận xã
hội của báo chí nói chung, VTV, VOV nói riêng trong tất cả các sự kiện.
Trang 38CHƯƠNG 2 VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA
VTV
VÀ VOV VỀ SỰ KIỆN “ TUỔI THẬT CỦA CẦU THỦ CÔNG
PHƯỢNG”
2.1 Sơ lược về sự kiện “ Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng”
Xưa nay, những vụ tiêu cực mà cụ thể là gian lận tuổi trong làng thểthao nói chung, bóng đá nói riêng không còn xa lạ trong đời sống và nó đã tốnkhông ít giấy mực của cánh phóng viên, nhà báo Từ nhỏ đến lớn, các vụ việcdần được báo chí dưa lên mặt báo phanh phui và lên án gay gắt
Sự kiện “ Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng” được đánh giá là một
trong những sự kiện lớn gây chấn động trong lĩnh vực thể thao tháng 11/2014.Công Phượng là cầu thủ nổi tiếng trong đội tuyển U19 quốc gia lúc bấy giờ.Nhiều người cho rằng, anh là thần đồng của bóng đá Việt Nam bởi lối chơihấp dẫn cùng niềm đam mê bóng hơn bất cứ thứ gì khác Cầu thủ CôngPhượng sinh ra trong một gia đình nghèo tại Đô Lương, Nghệ An - Nơi được
ví như cái nôi của làng bóng đá Việt Nam
Công Phượng có niềm ham mê bóng đá cao độ Năm 2007, CôngPhượng tham dự kỳ thi năng khiếu vào đội Sông Lam Nghệ An nhưng bị loại,đăng ký tiếp vào cuộc tuyển chọn của Hoàng Anh Gia Lai ở Vinh, anh lại mộtlần nữa thất bại, con đường bóng đá của anh không dừng lại, anh tiếp tụcthuyết phục gia đình cho lên Plaiku tuyển vào học viện Hoàng Anh Gia Laimột lần nữa, và cuối cùng may mắn đã mỉm cười với anh bằng tấm vé vớt.Tình yêu bóng đá của cậu bé người Đô Lương giúp cho Việt Nam không mất
đi một nhân tài Sự nhiệt huyết và tài năng của anh đã khiến cho anh nổi lênnhư một biểu tượng trên quê hương mình
Năm 2014, bất ngờ từ câu chuyện của người bạn thân thiết ở Học việnHoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG Bùi Văn Phúc, “ Em cũng như anh Phượng,đều làm lại khai sinh Em sinh năm 1994 làm lại 1996, anh Phượng sinh 1993
Trang 39làm lại 1995 Ở đó, do ít tuổi hơn nên hầu như anh em đều gọi anh Phượngbằng anh cả" Từ câu chuyện đó cầu thủ này bất ngờ bị nghi là gian lận tuổi,
và phải chịu cú sốc lớn từ các luồng dư luận về sự kiện này Sự kiện được bắt
nguồn từ sáng ngày 8/11/2014 khi báo “ Thể thao 24h” đưa hình ảnh cầu thủ Công Phượng lên trang nhất kèm theo dòng “ Hành trình tìm tuổi thật của
đội trưởng U19 Việt Nam, Công Phượng 19 hay 21 tuổi?” Câu hỏi đó như
một làn sóng ập vào người hâm mộ thể thao nói chung, Công Phượng nói
riêng Ngay trưa ngày hôm đó, VTV chính thức phát sóng chương trình đầu tiên về sự kiện này qua chương trình Chuyển động 24h với loạt phóng sự “
Hành trình tìm tuổi thật cho cầu thủ Công Phượng”.
Khi sự kiện được lên sóng, hàng loạt tờ báo chạy theo đưa tin, trong xãhội dấy lên những làn sóng dư luận mạnh mẽ Một mặt, họ cho rằng tất cảmọi việc đều bắt nguồn từ sự thật thà, và trong nghề bóng đá cũng vậy Họkhông chấp nhận bất cứ cầu thủ nào gian lận tuổi Mặt khác, mọi người khôngquan trọng về tuổi tác, miễn đá hay là được Người ta chấp nhận nhiệt huyết
và sự hy sinh của chính cầu thủ trên sân cỏ, mặc cho có hay không gian lậntuổi Khi dư luận xã hội lên tiếng mạnh mẽ không có chiều hướng suy giảmbuộc nhiều cơ quan chức năng phải vào cuộc, họ tìm về tận quê hương CôngPhượng để điều tra, xác minh thông tin Sau hơn 1 tháng phát sóng chương
trình đầu tiên về sự kiện này, vụ việc tạm khép lại với hành động từ phía VTV,
Biên tập viên Ngọc Trinh thay mặt cho toàn bộ ê kíp chính thức lên sóng xinlỗi khán giả về sự kiện trên vào trưa ngày 31/12/2014, và cô đính chính rằngchương trình không có đủ bằng chứng để kết luận cầu thủ Công Phượng gianlận tuổi, và chấp nhận án phạt 15 triệu đồng về việc chưa kiểm tra thông tindẫn đến đưa tin sai sự thật
2.2 VTV, VOV với vai trò định hướng dư luận xã hội về sự kiện “
tuổi thật của cầu thủ Công Phượng”
2.2.1 VTV, VOV trong vai trò “khơi mào” dư luận
Trang 40Khơi mào dư luận nghĩa là đưa ra, khơi ra, làm cho công chúng biết đến
sự kiện, hiện tượng để xã hội có thể luận bàn, nêu ý kiến quan điểm của mình
Để đánh giá được vai trò khơi mào dư luận trong sự kiện “ Tuổi thật
của cầu thủ Công Phượng” của VTV và VOV tôi đã tiến hành thực hiện cuộc
khảo sát 50 người trong thành phố Huế, trong đó không phân biệt tuổi tác,ngành nghề, giới tính và kết quả thu được như sau: Trong 50 người được khảo
sát có 47/50 người ( chiếm 94%) theo dõi chương trình Chuyển động 24h về
sự kiện “ Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng” trên VTV, có 33/50 người theo dõi tin, bài trên VOV Để đánh giá nhanh vai trò khơi mào dư luận trong sự
kiện trên tôi đã tiến hành vẽ biểu đồ tròn so sánh số người theo dõi và không
theo dõi chương trình, tác phẩm báo trên VTV, VOV Biểu đồ như sau:
Biểu đồ 2.1: Khảo sát số người theo dõi sự kiện
“Tuổi thật cầu thủ Công Phượng” trên VTV tại thành phố Huế