1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích dấu hiệu về tham nhũng, hậu quả và cách khắc phục”

18 753 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 132 KB

Nội dung

Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyề

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU

Tham nhũng đang là một quốc nạn, được coi là một căn bệnh nguy hiểm, là mối đe doạ đối với toàn xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm: “chống bệnh quan liêu tham ô, lãng phí” đã chỉ ra: “Tham ô, lãng phí và quan liêu dù cố ý hay không cũng là bọn đồng minh của thực dân phong kiến” “ Những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và nhân dân” “Trộm cắp tiền bạc của nhân dân, làm tổn hại kinh tế của Chính phủ cũng là mật thám, phản quốc, nếu không phải là tệ hại hơn.” Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về những nguyên nhân, thực trạng, biểu hiện của tham nhũng và những kiến nghị nhằm phòng, chống và đẩy lùi tệ nạn tham nhũng hiện nay

Do tầm hiểu biết còn hạn hẹp nên bài tiểu luận của em còn nhiều thiếu xót của em còn nhiều thiếu xót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy?cô giáo

Em xin trân thành cảm ơn!

NỘI DUNG

Trang 3

I KHÁI NIỆM THAM NHŨNG

Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi Theo Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (năm 1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng

Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định (tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc

hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước Việc giới hạn như vậy nhằm tập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy ra phổ biến nhất, chống có trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng như: kê khai tài sản, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu

II NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CỦA THAM NHŨNG

Tất cả các chủ thể kinh tế đều muốn tối đa hóa lợi ích riêng của họ Do vậy, lợi ích cá nhân hẹp hòi của các chủ thể kinh tế là động lực chính thúc đẩy các giao dịch kinh kế giữa họ Người ta sẽ phân bổ nguồn lực cho các hoạt động đem lại lợi ích lớn nhất cho họ (quyết định phân bổ nguồn lực) Nói cách khác, tùy từng trường hợp, người ta sẽ có những quyết định kinh tế tối ưu Như đã nêu ở trên, bổng lộc là một nguồn thu nhập lớn hơn mức lương cạnh tranh (chi phí cơ hội) của người cầm

Trang 4

kinh tế sẽ lao vào quá trình tạo ra và phân chia bổng lộc Về mặt lý thuyết, bổng lộc

có thể được tạo ra theo nhiều cách khác nhau, nhưng trên thực tế, cách thức quan trọng nhất là biện pháp can thiệp của chính phủ, tức là vi phạm nguyên tắc hoạt động tự do của thị trường Một thuật ngữ tương tự thường được sử dụng để chỉ hình thức can thiệp như vậy của chính phủ là “điều tiết” Nói cách khác, thay vì cho phép thị trường tự do điều chỉnh các mối quan hệ và giao dịch giữa các chủ thể kinh tế thì chính phủ, cho dù động cơ của họ là gì đi chăng nữa, lại trực tiếp can thiệp và điều chỉnh những mối quan hệ như vậy

Phần lớn các biện pháp can thiệp vào thị trường của chính phủ đều mang tính chất cấm đoán, tức là các chủ thể kinh tế không được phép làm điều gì đó trừ phi chính phủ công khai cho phép một số được làm như vậy Điển hình là việc cấp phép nhập khẩu Chỉ những công ty được cấp phép nhập khẩu mới được nhập một

số loại hàng hóa nào đó và chỉ với số lượng cụ thể đã nêu trong giấy phép Điều đó chắc chắn sẽ gây ra sự khan hiếm trên thị trường, cung không được tính toán theo chi phí cận biên của các nhà sản xuất/nhập khẩu mà thông qua số lượng được áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính Với số lượng bị khống chế như vậy, giá cả do cầu quyết định (tức là số tiền người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua thêm một đơn vị hàng hóa) sẽ cao hơn chi phí sản xuất/nhập khẩu của nó Sự chênh lệch đó chính là lợi ích kinh tế và sẽ được chia nhau sau khi mọi giao dịch đã được tiến hành Bằng cách đút lót để được cấp phép nhập khẩu, một phần của số bổng lộc sẽ rơi vào túi

kẻ đi hối lộ, và phần còn lại (dưới hình thức đút lót) sẽ rơi vào túi kẻ nhận hối lộ

Rõ ràng, nếu không đưa ra quy định cấp phép nhập khẩu thì sẽ không có bổng lộc,

và do vậy sẽ không có tham nhũng Có một số trường hợp tham nhũng không liên quan tới bổng lộc, nhưng loại tham nhũng phổ biến nhất và có hậu quả nghiêm trọng lại gắn liền với thái độ vòi vĩnh bổng lộc

Vì thế, càng có nhiều quy định bất di bất dịch của chính phủ thì càng hạn chế hoạt động của thị trường tự do và do vậy càng gây ra nhiều tham nhũng Tuy vậy,

Trang 5

ngoài nội dung các đạo luật cho phép chính phủ ban hành các quy định thì điều quan trọng là phải xem xét những quy định này và quá trình thực hiện nó được cụ thể hóa như thế nào Đối với việc cụ thể hóa các quy định, để có thể thực thi một cách hiệu quả, những quy định này phải đơn giản, rõ ràng và ai cũng có thể dễ dàng hiểu được Các quy định càng phức tạp, mập mờ và khó hiểu bao nhiêu, càng có nhiều cơ hội cho tham nhũng bấy nhiêu Có thể thấy một ví dụ tiêu biểu trong hàng loạt các mức thuế nói chung và áp dụng mức thuế cho các sản phẩm cụ thể tương tự nhau Nếu mức thuế với một mặt hàng nào đó là 3% và đối với mặt hàng tương tự khác là 30% thì sẽ có động lực rất mạnh cho tham nhũng nhằm phân loại sai hàng hóa và giảm thuế bất hợp pháp bằng cách áp dụng mức thuế thấp hơn

Hơn nữa, luật tố tụng – các quy định liên quan tới việc thực hiện các quy định pháp luật khác – cũng có vai trò quan trọng đối với tham nhũng Đạo luật phức tạp

và không minh bạch quy định cụ thể trình tự tố tụng chậm chạp (những trình tự tố tụng mà không có thời hạn quy định cụ thể hoặc không có thời hạn chót), với sự tùy tiện của các cán bộ trong quá trình thực hiện, sẽ tạo ra một cơ hội lớn cho tham nhũng Không chỉ đạo luật đó tạo ra động cơ cho tham nhũng mà nó còn giảm thiểu khả năng bị phát hiện, do đó làm cho những kẻ hối lộ và nhận hối lộ không còn tin nhiều vào những mối đe dọa với chúng

Việc phân tích các nguyên nhân dẫn tới tham nhũng là một điều kiện cần thiết đối với một chiến lược chống tham nhũng có hiệu quả vì chiến lược đó phải tính tới

và giải quyết những căn nguyên chính của tham nhũng Nếu cho rằng bổng lộc là căn nguyên cơ bản nhất của tham nhũng và biện pháp can thiệp của chính phủ tạo

ra bổng lộc thì nội dung quan trọng đối với bất cứ chiến lược chống tham nhũng có hiệu quả nào cũng phải là phi điều tiết Phi điều tiết có nghĩa là xóa bỏ hình thức can thiệp mang tính cấm đoán của chính phủ, do đó sẽ cho phép các quy luật của thị trường được tự do phát huy tác dụng Quy luật của thị trường tự do sẽ buộc các công chức phải cạnh tranh để hưởng mức thù lao tương xứng chứ không thể trông

Trang 6

chờ vào bổng lộc nhờ biện pháp can thiệp của chính phủ Do đó sẽ không còn nguyên nhân dẫn tới tham nhũng Sẽ không còn tình trạng khan hiếm trên thị trường, không còn cảnh xếp hàng mua những loại hàng hóa khan hiếm, không còn thị trường chợ đen và không còn bổng lộc được tạo ra từ việc xếp hàng dài và thị trường chợ đen như vậy

Theo một quan điểm khác, việc phi điều tiết sẽ giảm thiểu và trong một số trường hợp có thể triệt thoái tham nhũng do các công chức không còn khả năng hành động tùy tiện Do vậy sẽ không còn động lực nào thúc đẩy các cá nhân phải hối lộ các công chức vì họ không còn có khả năng dành sự ưu ái cho những kẻ đi hối lộ nữa Ví dụ, nếu không có quy định về các giấy phép nhập khẩu thì ai cũng có thể nhập bất kỳ mặt hàng nào với số lượng mà họ cho là có thể đem lại lợi nhuận hoặc có lợi cho doanh nghiệp của họ Do vậy, sẽ không có những rào cản đối với việc nhập khẩu mà lẽ ra chỉ có giấy chứng nhận của một công chức nào đó cấp mới

có thể khắc phục Các cán bộ này sẽ mất đi khả năng quyết định tiền đồ của các doanh nhân và công dân

Phi điều tiết và giảm vai trò của chính phủ cũng có những hạn chế Lý do chính khiến chúng ta cần phải có chính phủ là đảm bảo chế độ pháp trị Đối với những chủ thể kinh tế, khía cạnh quan trọng nhất của chế độ pháp trị là bảo vệ quyền sở hữu tư nhân thông qua việc thực thi có hiệu quả các hợp đồng Nếu xét về pháp trị thì quyền lực của chính phủ không nên bị giảm đi, mà trái lại nên được tăng cường

Do vậy, chính phủ không nên rút lui khỏi lĩnh vực này với tư cách là một nhân tố chính của chiến lược chống tham nhũng Trái lại, chế độ pháp trị nghiêm minh là một trong những thành tố của một chiến lược chống tham nhũng có hiệu quả Vì vậy, tất cả các biện pháp tăng cường pháp trị chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống tham nhũng Một trong những nhân tố quan trọng trong việc tăng cường pháp trị là ban hành những quy định đơn giản, rõ ràng và minh bạch để tất

cả các bên hữu quan đều có thể hiểu được Những luật chơi như vậy – và tên của

Trang 7

cuộc chơi đó là cạnh tranh thị trường – sẽ giảm thiểu những tranh chấp liên quan tới việc thực thi những quy định đó Kết quả là, điều đó cũng sẽ giảm thiểu tính bất

ổn mà các chủ thể kinh tế phải gánh chịu và giảm đáng kể khả năng tham nhũng Đơn giản và minh bạch hóa luật tố tụng cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi

lẽ nó giảm thiểu tình trạng bất định đối với các chủ thể kinh tế, giảm khả năng hành động tùy tiện của các công chức và tăng cường khả năng phát hiện các trường hợp tham nhũng, tức là những trường hợp vi phạm luật tố tụng Một hệ thống như vậy

sẽ tăng cường khả năng phát hiện những hành vi tham nhũng và bắt được những công chức tham nhũng Việc tăng cường khả năng bắt giữ và khung hình phạt sẽ làm nhụt chí những công chức muốn nhận hối lộ, do vậy sẽ giảm đi những động cơ tham nhũng Tăng lương cho công chức cũng là một nội dung quan trọng trong chiến lược chống tham nhũng Tuy vậy, nội dung này của chiến lược nên được xem xét trong bối cảnh có các nhân tố răn đe, hay còn gọi là trừng phạt Một trong những biện pháp trừng phạt tham nhũng là đuổi việc những công chức được hưởng mức lương cao hơn mức lương trên thị trường lao động, tức là lương trong khu vực

tư nhân Với ý nghĩa đó, dành mức lương cao (cao hơn so với khu vực tư nhân) cho công chức chỉ có thể là động lực thúc đẩy họ không chấp nhận hối lộ khi và chỉ khi nguy cơ bị bắt giữ và trừng phạt là rất lớn, trong đó có biện pháp giảm thu nhập trong tương lai của họ Vì vậy, việc sử dụng lương với tư cách là một nội dung của chiến lược chống tham nhũng phải luôn được xem xét cùng với khả năng bắt giữ Hơn nữa, mức lương quá cao trong khu vực công cũng có thể có tác động tiêu cực tới việc phân bổ lực lượng lao động vì những tài năng sẽ bị thu hút khỏi khu vực tư nhân vốn thường tạo thêm nhiều giá trị

Tuy vậy, tiền đề quan trọng nhất cho những chiến lược chống tham nhũng có hiệu quả vẫn là quyết tâm chính trị mạnh mẽ và tự nguyện Chỉ có thể có một ý chí như vậy nếu người ta nhận thấy những hậu quả nghiêm trọng nhất của nạn tham

Trang 8

nhũng Nếu có một quyết tâm như vậy thì các chính phủ có thể sẽ phải phát đi một thông điệp rõ ràng và đáng tin cậy tới tất cả các bên hữu quan rằng chính phủ cam kết sẽ chống lại tham nhũng Dùng từ mạnh là cần thiết nhưng chưa đủ để có được

sự tin cậy Những ngôn từ đó phải gắn liền với những hành động và thành tựu trong quá trình đổi mới chính sách và thể chế cùng với đường lối và hành động cụ thể trong lĩnh vực truy cứu trách nhiệm hình sự tội tham nhũng

III NHỮNG DẤU HIỆU CỦA CÁC TỘI VỀ THAM NHŨNG

Các hành vi tham nhũng được qui định cụ thể trong Luật phòng, chống tham nhũng và cũng được qui định thành các tội phạm hình sự ở các điều 278, 279, 280,

281, 282, 283 và 284 của bộ Luật hình sự năm 1999

1 Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn

Người có chức vụ quyền hạn được hiểu là những người giữ những vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước hoặc những người mà pháp luật qui định cho họ những quyền hạn nhất định như: quyền quản lý vật tư, tài sản, cấp phát ngân sách, quản lý nhân sự, quyền cấp và thu hồi các loại giấy phép …cũng có thể đó không phải là cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước nhưng được nhà nước uỷ quyền hoặc trao quyền thực hiện một nhiệm vụ hoặc công vụ trong thời gian nhất định

Bộ Luật hình sự năm 1999 qui định: “Người có chức vụ …là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác có hưởng l¬ương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ”(điều 227)

Luật phòng chống tham nhũng 2005 đưa ra định nghĩa như sau:

“ Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm :

• Cán bộ, công chức, viên chức;

Trang 9

• Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

• Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp ;

• Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó

Như vậy, yếu tố quyền lực là dấu hiệu đặc trưng đầu tiên và cũng là đặc trưng

cơ bản nhất của hành vi tham nhũng ở nước ta quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước do nhân dân bầu ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Tuy nhiên, một số người đã coi đó như là quyền lực riêng của mình để thực hiện hành vi tham nhũng nhằm thu lợi riêng Vì thế hành vi tham nhũng luôn là hành vi của những người có quyền lực Điều này, để phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác cũng là hành vi chiếm đoạt tài sản, tiền bạc nhưng không phải là hành vi tham nhũng vì được thực hiện bởi những người không có chức vụ, quyền hạn như hành vi trộm cắp, cướp giật, lừa đảo

2 Khi thực hiện hành vi tham nhũng thì người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội

Không phải khi nào người có chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật cũng đều

do sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm Ng¬ười có chức vụ quyền hạn có thể có hành vi vi phạm pháp luật nhưng không phải do lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì hành vi đó không phải là hành vi tham nhũng Ví dụ, cán bộ, công chức có hành

Trang 10

vi trộm cắp tài sản riêng thì giữa hành vi trộm cắp và chức vụ, quyền hạn của người

đó không có mối liên hệ gì với nhau

Ngân hàng thế giới đã định nghĩa về tham nhũng là “Sự lạm dụng chức vụ công

để tư lợi” OECD (cơ quan hợp tác và phát triển kinh tế) cũng định nghĩa tham nhũng là “sự lạm dụng chức vụ, vai trò và nguồn lực công để trục lợi cá nhân” Tổ chức minh bạch quốc tế - một tổ chức phi chính phủ đi đầu trong nỗ lực chống tham nhũng toàn cầu cho rằng “Tham nhũng bao gồm hành vi vi phạm của công chức trong khu vực công, dù là chính trị gia hay công chức dân sự, trong đó họ làm giàu một cách không đúng đắn hoặc bất hợp pháp cho bản thân hay cho ng¬ười thân của mình bằng cách lạm dụng quyền lực công đã giao cho họ” Ngân hàng phát triển châu á định nghĩa: “Tham nhũng là sự lạm dụng chức vụ công hoặc tư để

tư lợi”

Như vậy, yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật là một đặc trưng của hành vi tham nhũng

Theo pháp luật Việt Nam việc lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện hành vi

vi phạp pháp luật không nhất thiết là hành vi vi phạm do họ thực hiện liên quan trực tiếp đến chức vụ quyền hạn đó mà bao gồm cả việc lợi dụng ảnh hưởng của chức vụ quyền hạn hay vị trí công tác để thực hiện

Nghị định số 64 /1998 /NĐ - CP ngày 17/8/1998 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh chống tham nhũng giải thích “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là việc người có chức vụ, quyền hạn sử dụng vị trí công tác, quan hệ công tác, danh nghĩa

cơ quan, tổ chức mình hoặc sử dụng vị trí công tác, ảnh hưởng của người có chức

vụ, quyền hạn để thu lợi bất chính hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật

Ngày đăng: 01/07/2016, 17:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w