quy chế đối thoại xã hội công ty cổ phần bia hà nội thái bình

9 602 11
quy chế đối thoại xã hội công ty cổ phần bia hà nội thái bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

QUY CHẾ ĐỐI THOẠI XÃ HỘI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI - THÁI BÌNH I Khái quát về công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Thái Bình 1 Khái quát chung − Tên Công ty bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Thái Bình − Tên Công ty bằng tiếng Anh: Ha noi - Thai Binh Beer Joint Stock Company − Tên giao dịch: HATHABEER − Địa chỉ của Công ty: Địa chỉ: Số 309 - Lý Thường Kiệt - Thành phố Thái Bình − Điện thoại: 0363 731 240 − Fax: 0363 735 092 − E-Mail: phongketoanbtb@yahoo.com.vn − Quá trình thành lập: Công ty Bia Thái Bình tiền thân là hai doanh nghiệp Nhà nước hợp nhất theo quyết định 2048/QĐ-UB ngày 29/8/2002 của UBND tỉnh Thái Bình giữa Công ty Bia Rượu Ong Thái Bình và Nhà máy Bia Thái Bình + Ngày 4/4/2005 UBND tỉnh Thái Bình có quyết định 731/QĐ-UB Về việc Phê duyệt phương án và chuyển Công ty Bia Thái Bình thành Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Thái Bình + Ngày 28/7/2005 Bộ Tài chính có công văn 9492/BTC-TCDN đồng ý để Tổng Công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội tiếp nhận phần vốn Nhà nước (51% vốn điều lệ) trong Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Thái Bình + Ngày 09/8/2005 UBND tỉnh Thái Bình bàn giao phần vốn nhà nước đầu tư tại Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Thái Bình cho Tổng Công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội + Được sự đồng ý của HĐQT Tổng Công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội Ngày 12/10/2005 Chủ Tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Bia - Rượu Nước giải khát Thái Bình ra quyết định số 06/QĐ-HĐQT đổi tên “Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Thái Bình” thành “Công ty CP Bia Hà Nội Thái Bình “ 2 Cơ cấu tổ chức Ban Giám đốc 05 Phòng ban : Phòng Kế toán - Tài vụ + Phòng Kinh doanh + Phòng Kế hoạch - Vật tư + Phòng Kỹ thuật + Phòng Tổ chức - Hành chính 03 Phân xưởng chính : Phân xưởng Bia 1 + Phân xưởng Bia 2 + Phân xưởng Cơ điện Sơ đồ tổ chức (phụ lục 1) 3 điểm của người lao động và người sử dụng lao động của công ty  Đặc điểm người sử dụng lao động − Họ và tên: Vũ Thanh Liêm − Chức vụ: giám đốc Công ty − Trình độ: Kỹ sư công nghệ lên men - Đại học Bách Khoa Hà Nội; cử nhân Kinh tế  Đặc điểm người lao động − Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là: 252 người − Trình độ: có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên II Quy chế đối thoại xã hội tại công ty Cổ phần bia Hà Nội - Thái Bình Chương I Khái quát chung Điều 1 Tên quy chế đối thoại: Quy chế đối thoại tại Công ty cổ phần bia Hà Nội - Thái Bình Điều 2 Phạm vi và đối tượng áp dụng: Quy chế này quy định nội dung hình thức thực hiện đối thoại xã hội tại Công ty cổ phần bia Hà Nội - Thái Bình Đối tượng áp dụng của Quy chế này gồm: − Người lao động trong Công ty được Giám đốc Công ty ký hợp đồng lao động − Người sử dụng lao động: Giám đốc Công ty − Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty Điều 3 Quyền, trách nhiệm người sử dụng lao động và người lao động 1 Người sử dụng lao động và Người lao động trong công ty có trách nhiệm thực hiện đúng quy chế đối thoại xã hội của công ty, các quy định của pháp luật hiện hành về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động 2 Người sử dụng lao động phải tôn trọng, đảm bảo các quyền dân chủ của người lao động tại công ty, quyền dân chủ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật thông qua quy chế đối thoại xã hội của công ty 3 Công ty xây dựng và thực hiện công khai, minh bạch quy chế đối thoại xã hội tại công ty nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao dộng và người sử dụng lao động 4 Người lao động có quyền tham gia giám sát việc thực hiện quy chế đối thoại xã hội liên quan đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật 5 Không lợi dụng việc đối thoại để chống phá, gây rối an ninh trật tự, tuyên truyền sai mục đích, kích động gây mất đoàn kết nội bộ Điều 5 Giải thích một số từ ngữ 1 Đối thoại xã hội là bao gồm tất cả các hình thức tham khảo ý kiến, hay đơn giản là sự trao đổi thông tin giữa đại diện chính phủ, đại diện người sử dụng lao động và đại diện người lao động về những vấn đề cùng quan tâm liên quan đến các chính sách kinh tế xã hội Chương II Hình thức đối thoại xã hội trực tiếp tại Cổ phần bia Hà Nội Thái Bình Điều 6 Cuộc họp 10 phút cuối ca làm việc 1 Cuộc họp 10 phút cuối ca làm việc giữa tất cả công nhân trong phân xưởng với quản đốc tại 3 phân xưởng sản xuất, để tập hợp ý kiến của người lao động sau một ca làm việc, có thể giải quyết nhanh những bất bình nhỏ của người lao động, giúp người lao động đưa ra ý kiến của bản thân 2 Tổ chức thực hiện − Cuộc họp ngắn diễn ra trong khoảng 10 phút ở cuối ca làm việc mỗi ngày − Nội dung cuộc họp là quản đốc phân xưởng trao đổi nhanh với công nhân các vấn đề trong ca làm việc: điều kiện làm việc, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, sự quản lý, , không cần ghi biên bản − Sau khi kết thúc cuộc họp, quản đốc phân xưởng có trách nhiệm ghi chép lại các ý kiến của người lao động về vấn đề trong ca làm việc để báo cáo với đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở ở các cuộc họp định kỳ hàng tuần 3 Chế tài xử phạt: Nếu quản đốc các phân xưởng không tổ chức họp cuối ca làm việc, hoặc không ghi chép về các vấn đề trao đổi để báo cáo tại cuộc họp hàng tuần thì bị trừ điểm đánh giá hàng tháng, tùy theo mức độ trừ lương, không được xét nâng bậc lương, Điều 7: Cuộc họp định kỳ hàng tuần 1 Cuộc họp định kỳ hàng tuần được thực hiện giữa đại diện ban chấp hành công đoàn với quản đốc các phân xưởng, đại diện các phòng ban, nhằm trao đổi thông tin, thu nhận ý kiến thắc mắc, phản hồi của người lao động tại phòng ban, phân xưởng sản xuất, tạo quan hệ lao động lành mạnh, giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động phát sinh 2 Tổ chức thực hiện: − Cuộc họp định kỳ hàng tuần diễn ra ngày làm việc cuối cùng của tuần Đại diện các phòng ban cùng với quản đốc các phân xưởng trao đổi các ý kiến, nguyện vọng của người lao động được ghi nhận hàng ngày với đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở Các vấn đề được tập hợp thành văn bản, có cơ sở nghiên cứu, báo cáo với ban giám đốc để giải quyết − Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện cuộc họp hàng tuần, tập hợp, thu nhận ý kiến, nguyện vọng của người lao động, đại diện các phòng ban và quản đốc các phân xưởng sản xuất phải báo cáo toàn bộ các vấn đề, nguyện vọng của người lao động trong tuần Nếu một trong hai bên không nghiêm chỉnh tổ chức thực hiện thì sẽ bị cảnh cáo kỷ luật, trừ lương, thưởng, Điều 8: Cuộc họp định kỳ 3 tháng 1 Cuộc họp định kỳ 3 tháng tại nơi làm việc do người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, thực hiện 3 tháng một lần 2 Mục đích cuộc họp định kỳ 3 tháng: − Tạo điều kiện để Người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của Người lao động − Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động, thiết lập mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, góp phần ngăn ngừa hạn chế tranh chấp lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh 3 Người sử dụng lao động có trách nhiệm: − Bố trí địa điểm thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để đảm bảo cho đối thoại − Cử thành viên đại diện cho bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại − Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 4 Ban chấp hành công đoàn tại cơ sở có trách nhiệm: − Tổ chức bầu thành viên đại diện cho bên tập thể người lao động tham gia đối thoại − Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 5 Tổ chức thực hiện − Cuộc họp được tổ chức 3 tháng một lần − Cuộc họp thảo luận các nội dung: + Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty + việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy , quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại công ty + Điều kiện làm việc + Yêu cầu của người lao động với người sử dụng lao động + Yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động + Nội dung khác mà hai bên quan tâm − Người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở chuẩn bị thời gian, địa điểm, phân công thành viên tham gia cuộc họp, chuẩn bị nội dung, số liệu, tài liệu liên quan đến đối thoại Trong quá trình thảo luận, các thành viên tham gia đối thoại có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu, tư liệu, trao đổi thảo luận dân chủ các nội dung đối thoại Người sử dụng lao động và đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở lập biên bản cuộc họp Sau khi kết thúc cuộc họp, người sử dụng lao động có trách nhiệm niêm yết công khai biên bản cuộc họp định kỳ 3 tháng tại các phòng ban, phân xưởng của công ty, trên bảng tin, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp 6 Chế tài xử phạt: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi: Không bố trí địa điểm và bảo đảm các điều kiện vật chất khác cho cuộc họp định kỳ 3 tháng Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có các hành vi: Không tiến hành cuộc họp định kỳ 03 tháng một lần Chương III Hình thức đối thoại xã hội gián tiếp tại công ty Cổ phần bia Hà Nội - Thái bình Điều 9 Hòm thư góp ý 1 Hòm thư góp ý là hình thức trao đổi thông tin giữa người lao động và người sử dụng lao động qua thư góp ý, đề xuất Thông qua hòm thư góp ý sẽ thu nhận các ý kiến, nguyện vọng khó nói ra trực tiếp, bất bình bên trong của người lao động trong công ty, để người sử dụng lao động giải quyết nhanh chóng kịp thời những bất bình, tranh chấp lao động có thể phát sinh 2 Tổ chức thực hiện: − Vị trí đặt hòm thư góp ý: − Thời gian định kỳ mở hòm thư: vào ngày thứ 5 hàng tuần − Đối tượng: dành cho tất cả người lao động trong công ty − Trách nhiệm giải quyết thư: phòng tổ chức hành chính cử 2 người cùng 1 người đại diện ban chấp hành công đoàn lập thành ban giải quyết thư, có trách nhiệm mở hòm thư định kỳ hàng tuần, đọc, lấy ý kiến, giải quyết thư Nội dung thư: tất cả khiếu nại, tố cáo, góp ý, sáng kiến, đề xuất của người lao động Ban giải quyết thư tạo chủ đề hàng tuần, hàng tháng cho hòm thư góp ý − Ban giải quyết thư không thực hiện giải quyết hòm thư góp ý thì trừ lương, thưởng, tùy mức độ không được xét nâng bậc lương, Điều 10 Bảng tin thông báo 1 Bảng tin thông báo để người sử dụng lao động thông báo cho người lao động các thông tin về tổ chức ca làm việc các ngày nghỉ, ngày lĩnh lương, tham dự hội nghị, hội thảo, các yêu cầu cần thực hiện, 2 Tổ chức thực hiện: Bảng tin được đặt tại cổng vào cuả Công ty, việc phụ trách bảng tin do phòng tổ chức hành chính thực hiện Yêu cầu nội dung bảng tin ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, không gấp gáp về mặt thời gian, và có sự thay đổi thông tin định kỳ hàng tuần Ngoài ra trong các phân xưởng sản xuất bố trí thêm các bảng tin dành cho công nhân trong phân xưởng, do quản đốc các phân xưởng phụ trách, để thông báo việc tổ chức phân công các ca làm việc trong ngày, các ngày nghỉ lễ, ngày lĩnh lương, thông báo của công ty, Nội dung của bảng tin thay đổi định kỳ hàng ngày Điều 11 Tổ chức lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý 1 Tổ chức lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý là việc giám đốc công ty phối hợp cùng với ban chấp hành công đoàn mở lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ quản lý công ty, quản đốc các phân xưởng để hướng dẫn cách thức quản lý, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý công nhân viên trong công ty, điều hòa mối quan hệ lao động, hạn chế tối đa bất bình và tranh chấp lao động 2 Tổ chức thực hiện − Thời gian: tổ chức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý vào tháng 1 hàng năm Lớp đào tạo, bồi dưỡng diễn ra trong 3 ngày − Đối tượng: dành cho tất cả các cán bộ quản lý, quản đốc phân xưởng trong công ty

Ngày đăng: 01/07/2016, 06:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan