Thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên đề, luận văn, khóa luận, đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải chấp nhận cạnh tranh và tuân theo các quy luật cạnh tranh của thị trường. Đặc biệt, khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm lại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Kinh tế thị trường là nền kinh tế tự vận động, tự phát triển, tự đào thải. Bên cạnh các cơ hội mới không ngừng được mở ra, nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những mối đe dọa mang tính thách thức đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động ở trong đó. Doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt với những đòi hỏi ngày càng khắt khe từ phía khách hàng. Khả năng cạnh tranh là yếu tố tổng hợp mang tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Các Công ty bia trên thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó. Theo thống kê hiện cả nước có gần 350 cơ sở sản xuất bia, phân bổ hầu hết trên các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm; 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm. Chỉ tính đến cuối năm 2008 đến nay, có trên 400 triệu lít bia được các doanh nghiệp đầu tư sản xuất. Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà máy Bia Hà Tây đã công bố việc hoàn thành mở rộng công suất nhà máy, tăng tổng công suất từ 30 triệu lít/năm lên 50 triệu lít bia/năm với tổng kinh phí của dự án là hơn 10 triệu USD. Công ty Bia Huế - Huda cũng công bố sẽ từng bước nâng công suất nhà máy bia tại Phú Bài từ 100 triệu lít/năm lên 160 triệu lít/năm, rồi lên 240 triệu lít/năm và đạt 290 triệu lít/năm vào năm 2011- 2012. Hãng bia Pháp Kronenbourg vừa chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam. Nhà máy bia Kronenbourg (liên doanh giữa 2 tập đoàn Scottish & Newcastle và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam) đã được động thổ xây dựng tại Đức Hòa - Long An, công suất giai đoạn đầu là 150 triệu lít bia/năm, vốn đầu tư khoảng 43 triệu USD.Tập đoàn San Miguel của Philippines thông báo sẽ chi 8 triệu USD để nâng công suất nhà máy tại Việt Nam.[48] Đó là chưa kể thời gian qua hàng loạt các dự án bia đã được đầu tư mới, mở rộng nâng công suất như liên doanh SABMiller Việt Nam (Bình Dương) 100 triệu lít/năm; Công ty Bia Việt Nam nâng công suất từ 150 lên 230 triệu lít/năm; Công ty Bia Foster’s (Đà Nẵng) nâng công suất từ 45 lên 85 triệu lít/năm; Công ty Vilaken (Nghệ 1 An) 100 triệu lít/năm; Công ty Tân Hiệp Phát (Bình Dương) nâng công suất từ 100 lên 150 triệu lít/năm; Công ty Bia Quy Nhơn nâng công suất từ 20 lên 100 triệu lít/năm v.v . [48] Việc nhiều doanh nghiệp quan tâm đến đầu tư sản xuất bia và mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường bia và lẽ dĩ nhiên cùng với nó là cạnh tranh trong ngành càng trở nên gay gắt. Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình là thành viên thuộc Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội hoạt động theo mô hình công ty Mẹ, công ty Con theo quyết định số 2092/QĐ -TCCB ngày 11 tháng 8 năm 2004 của Bộ Công nghiệp nay là Bộ Công thương. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng cao, hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương từ 70 đến 80 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Với thương hiệu trên 100 năm bia Hà Nội - Quảng Bình bước đầu đã quảng bá được hình ảnh và có được chổ đứng nhất định trên thị trường bia Việt Nam. Nhưng, nếu so sánh với các hãng bia khác trên thị trường Quảng Bình như: bia Sabeco, Huda, Larue, Tiger, Halida v.v . thì khả năng cạnh tranh của bia Hà Nội - Quảng Bình còn nhiều hạn chế. Trước các đối thủ này việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình đang gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực trạng này tôi chọn đề tài: “Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình” làm luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng về khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình trong những năm qua, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm này trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung trên đây, đề tài đặt ra các mục tiêu cụ thể sau: - Khái quát hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường. - Đánh giá đúng thực trạng về khả năng cạnh tranh sản phẩm bia, xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình trong những năm qua. 2 - Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm Bia của Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề, hiện tượng liên quan đến cạnh tranh và khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình trên ba đối tượng chủ yếu đó là: công ty, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. 4. Phạm vi và nội dung nghiên cứu 4.1. Về không gian Đề tài nghiên cứu khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình, đóng tại Tiểu khu 13- Phường Bắc Lý - Thành phố Đồng Hới - Quảng Bình, trên cơ sở điều tra khảo sát ý kiến khách hàng tiêu thụ sản phẩm bia của công ty tại các tại các huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Trạch và Thành phố Đồng Hới thuộc địa bàn Tỉnh Quảng Bình. 4.2. Về thời gian Đề tài được thực hiện trên cơ sở tổng hợp và phân tích số liệu phản ánh tình hình hoạt động của công ty trong giai đoạn từ năm 2006 - 2008 và các số liệu sơ cấp thu thập qua điều tra khảo sát ý kiến khách hàng được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10/2008 đến tháng 6/2009 4.3. Về nội dung Việc phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một vấn đề rộng lớn và hết sức phức tạp. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian nên đề tài chỉ tập trung phân tích đánh giá những khía cạnh mang tính cơ bản liên quan đến năng lực cạnh tranh sản phẩm bia của Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình như các chính sách Maketing - Mix, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, giá trị của khách hàng, nhận diện các đối thủ cạnh tranh của công ty, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các thách thức để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của công ty trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Luận văn quán triệt phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử xem xét đối tượng nghiên cứu trong sự vận động và phát triển trong mối quan hệ tương hỗ với các tác động môi trường, để khái quát đối tượng nghiên cứu và nhận thức đầy đủ khách quan về bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội. 5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu Các số liệu và thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và năng lực cạnh tranh của công ty được thu thập từ nguồn thứ cấp và sơ cấp. 3 - Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập từ sách, báo, tạp chí, các quyết định của Chính Phủ, các trang tin điện tử, và các tài liệu do công ty cung cấp có liên quan đến đề tài như: báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế hoạch phát triển công ty từ năm 2005 - 2010 v.v . - Nguồn số liệu sơ cấp: Để tiến hành phân tích đánh giá giá trị khách hàng về tiêu thụ sản phẩm bia của công ty, đề tài sử dụng nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng hỏi đối với khách hàng tại các địa bàn nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2008 đến tháng 6/2009. Ngoài ra luận văn còn kế thừa hợp lý các kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực có liên quan đến đề tài. 5.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Các số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý thông qua phần mềm Excel và SPSS, sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh, mô hình hoá, phân tích nhân tố, kiểm định mô hình, phân tích diễn giải, phương pháp ma trận SWOT v.v . để phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của công ty và đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đề ra. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Đóng góp của luận văn: - Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh sản phẩm nói chung và sản phẩm bia nói riêng của các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường. - Phân tích và đánh giá đúng thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình trong những năm qua. - Đề xuất hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn - Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về cạnh tranh và cạnh tranh sản phẩm Chương 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình 4 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ CẠNH TRANH SẢN PHẨM BIA 1.1. Lý luận chung về cạnh tranh và cạnh tranh sản phẩm 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh Sản xuất xã hội đã trải qua quá trình phát triển từ hình thức tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa là sản xuất không phải để mình dùng, mà là để bán thông qua trao đổi, phân phối trên thị trường. Động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của sản xuất hàng hóa là nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của con người. Hình thức trao đổi, mua - bán trên thị trường đã làm xuất hiện cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong quá trình này. Cho đến nay có rất nhiều quan điểm không giống nhau về khái niệm cạnh tranh tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Trong các lý thuyết cổ điển, cạnh tranh được luận giãi thông qua nhiều quan điểm khác nhau như: Thuyết lợi thế tuyệt đối, thuyết lợi thế so sánh, thuyết sở hữu tự nhiên các yếu tố sản xuất, thuyết chu kỳ sản phẩm v.v . Với quan điểm cạnh tranh là lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia, A.Smit cho rằng: “Cạnh tranh rất quan trọng, cạnh tranh bảo đảm mỗi một cá nhân hay quốc gia thực hiện những công việc mà chúng có thể thực hiện tốt nhất và nó bảo đảm mỗi thành viên sẽ thu được phần thưởng xứng đáng cho công việc của mình và đóng góp tối đa cho phúc lợi chung. Vì lẽ đó, vai trò của nhà nước, hay chủ quyền nên giảm tối thiểu. Các chính sách của nhà nước là nhằm loại bỏ độc quyền và bảo vệ cạnh tranh”[27]. Theo Randall: “Cạnh tranh là khả năng giành được và duy trì được thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định”[27]. Theo Dunning: “Khả năng cạnh tranh là khả năng cung cấp sản phẩm của chính các doanh nghiệp trên các thị trường khác mà không phân biệt nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp đó”[27]. Từ điển tiếng Việt giải thích:“ Cạnh tranh là sự cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau”[29]. Cạnh tranh phát triển mạnh trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giá cả thị trường, lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất hình thành thông qua sự cạnh 5 tranh giữa các nhà tư bản. Cạnh tranh là một hiện tượng vốn có của mọi nền kinh tế hàng hóa. Theo C.Max: “Cạnh tranh hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là sự ganh đua giữa những người sản xuất và lưu thông hàng hóa bằng những hình thức và thủ đoạn khác nhau, nhằm giành giật cho mình những điều kiện và sản xuất kinh doanh có lợi nhất. Động lực của cạnh tranh là lợi nhuận tối đa” [10] Trong phạm vi doanh nghiệp "Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua nhau giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành giật nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó” [24]. Sự ganh đua ở đây là sự ganh đua về tất cả các mặt như số lượng, chất lượng, giá cả, dịch vụ khách hàng v.v . hoặc kết hợp các yếu tố này cùng với các nhân tố khác để tác động đến khách hàng một cách mạnh mẽ nhất. Theo tác giả, thực chất của cạnh tranh là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể kinh tế bằng mọi biện pháp nhằm chiếm ưu thế trên thị trường về sản phẩm của mình, nhờ đó thu được lợi ích kinh tế cao nhất trong ngắn hạn và dài hạn, trong phạm vi cho phép. 1.1.1.2. Khái niệm về khả năng cạnh tranh Quan điểm của M.Porter cho rằng: “Khả năng cạnh tranh liên quan đến việc xác định vị trí của doanh nghiệp để phát huy các năng lực độc đáo của mình trước các lực lượng cạnh tranh: Đối thủ tiềm năng, đối thủ hiện tại, sản phẩm thay thế, nhà cung cấp và khách hàng”[45]. Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm thì cho rằng: “Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào giá trị gia tăng mà doanh nghiệp đó mang lại cho khách hàng”[23]. Từ những quan niệm trên theo quan điểm của tác giả: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chính là năng lực vượt trội của bản thân nội tại của chính doanh nghiệp so với các đối thủ trong việc giành dật những điều kiện sản xuất và nơi tiêu thụ có lợi nhất trên thị trường để thực hiện mục tiêu của mình. Khả năng cạnh tranh trong kinh tế thị trường, thường được tiếp cận theo 3 cấp độ: Khả năng cạnh tranh của từng mặt hàng (sản phẩm), khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp (ngành) và khả năng cạnh tranh của quốc gia. a, Khả năng cạnh tranh của sản phẩm Theo định nghĩa của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc thì: “Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trên thị trường”[28]. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm là sự thể hiện thông qua các lợi thế so sánh đối với những sản phẩm cùng loại. Lợi thế so sánh của một 6 sản phẩm bao hàm các yếu tố bên trong và bên ngoài tạo nên như: năng lực sản xuất, chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, dung lượng thị trường của sản phẩm. Khi nói sản phẩm A của doanh nghiệp M có khả năng cạnh tranh cao hơn sản phẩm A của doanh nghiệp N tức là nói đến những lợi thế vượt trội của sản phẩm do doanh nghiệp M sản xuất, nhờ có năng lực sản xuất lớn hơn, chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm thấp hơn, sản phẩm có chất lượng cao hơn, có dung lượng thị trường chiếm lĩnh nhiều hơn v.v .Còn nếu so sánh với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu thì yếu tố lợi thế được thể hiện cơ bản qua giá bán sản phẩm, giá trị sử dụng của sản phẩm và một phần không nhỏ là tâm lý người tiêu dùng. Như vậy, khả năng cạnh tranh của sản phẩm là một khái niệm động và hết sức phức tạp, được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu tác động của cả môi trường vĩ mô lẫn vi mô. Một sản phẩm tại một thời điểm nào đó có thể có khả năng cạnh tranh nhưng tại thời điểm khác nó không còn khả năng đấy nữa. b, Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Có nhiều định nghĩa khác nhau về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: TheoTrung tâm kinh tế quốc tế Úc thì: “Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp được hiểu là khả năng tồn tại và phát triển mà không cần sự hỗ trợ của nhà nước”[13]. Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ thì: “Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng tiêu thụ một cách bền vững, có lợi nhuận những sản phẩm dịch vụ của mình và khách hàng sẵn sàng mua những sản phẩm, dịch vụ này hơn của các đối thủ cạnh tranh”[49]. Một quan điểm khác lại cho rằng: “ Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khác nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh cao hơn”[21]. M. Porter xem xét “ Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như là một quá trình gia tăng liên tục về lợi nhuận và tăng trưởng bền vững về năng suất lao động. Khả năng cạnh tranh được xem xét trên hai góc độ là ngắn hạn và dài hạn. Về ngắn hạn, một doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh của mình trên cơ sở phát huy lợi thế của các yếu tố sẵn có như: tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, dân số, lao động rẽ v.v . Về dài hạn, nếu doanh nghiệp hoàn toàn chỉ dựa vào những tài nguyên sẵn có mà không chịu đổi mới, đầu tư vào yếu tố con người, tài sản v.v . thì sẽ không thể cải thiện được khả năng cạnh tranh của mình”[48]. 7 Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, song các quan điểm đã đề cập đến hai vấn đề cơ bản khi nói về khả năng cạnh tranh. Đó là: khả năng chiếm lĩnh thị trường và khả năng đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của nhà sản xuất. c, Khả năng cạnh tranh của quốc gia. Khả năng cạnh tranh của quốc gia được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: Theo quan điểm của Gerry Sharkey thì “ Khả năng cạnh tranh của một quốc gia là mức độ kháng cự thử thách từ bên ngoài trong việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ, đồng thời đảm bảo duy trì và gia tăng thu nhập thực tế của quốc gia đó”[28]. Theo quan điểm của J.E Austin Associates thì “ Khả năng cạnh tranh có thể được xác định nghĩa như là sự gia tăng một cách ổn định và bền vững năng suất lao động thể hiện bằng sự tăng lên về tiền lương và cải thiện về mức sống. Nó được thể hiện ở khả năng chịu đựng thử thách trên thị trường Quốc tế, thông qua việc tạo ra giá trị cao hơn bằng việc năng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đổi mới”[43]. Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu định nghĩa: “Khả năng cạnh tranh quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian”[13]. Theo diễn đàn kinh tế thế giới thì: “Khả năng cạnh tranh quốc gia là khả năng của nền kinh tế quốc dân đạt và duy trì được mức tăng trưởng trên cơ sở các chính sách, thể chế và các đặc trưng kinh tế khác tương đối vững chắc”[46]. Từ những quan điểm trên đây, chúng tôi cho rằng: Khả năng cạnh tranh của quốc gia là vị thế của quốc gia đó trên thị trường quốc tế và là khả năng của nền kinh tế quốc dân duy trì được mức tăng trưởng cao và bền vững. Ba cấp độ cạnh tranh có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau. Khả năng cạnh tranh của từng loại sản phẩm là cơ sở tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành và tổng thể của nó tạo nên khả năng cạnh tranh của quốc gia. Một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh, ngược lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh thì môi trường kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô phải rõ ràng, có thể dự báo được, nền kinh tế phải ổn định, bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt động có hiệu quả. 8 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm là một trong những yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện qua khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. Doanh nghiệp có thể có một hay nhiều sản phẩm với khả năng cạnh tranh khác nhau. Thông thường, nếu một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt thì sản phẩm của họ thường có khả năng cạnh tranh tốt và ngược lại. Vì vậy, trên thực tế người ta thường dùng khái niệm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm như những thuật ngữ có thể thay thế nhau. Tuy nhiên, chúng cũng có những khác biệt cơ bản. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm khác nhau ở chỗ doanh nghiệp là một tổ chức có thể sản xuất đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau với khả năng cạnh tranh khác nhau, trong khi đó sản phẩm mặc dù có thể đa dạng nhưng vẫn không đồng nhất về mức độ cạnh tranh. Trong khuôn khổ phạm vi của đề tài tác giả chỉ tập trung nghiên cứu cấp độ cạnh tranh sản phẩm trong doanh nghiệp trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau với cạnh tranh doanh nghiệp và cạnh tranh quốc gia. 1.1.2. Vai trò và các hình thức của cạnh tranh 1.1.2.1. Vai trò của cạnh tranh - Cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới Thực vậy, cạnh tranh chính là động lực để thúc đẩy đổi mới một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Cạnh tranh đã tạo ra sức ép đối với doanh nghiệp, kích thích ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, cải tiến công nghệ, thiết bị và phương thức quản lý để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giá bán của sản phẩm. Sự đổi mới ấy có tác dụng tích cực đối với doanh nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Đổi mới là tất yếu do áp lực cạnh tranh vì thế dường như các doanh nghiệp không ngừng tìm tòi, đổi mới và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình. - Cạnh tranh là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì khả năng cạnh tranh ngày càng trở thành nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của mình nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Cạnh tranh có thể được coi là một cuộc chạy đua khốc liệt, các doanh nghiệp không thể lẫn tránh mà phải tìm mọi cách để vươn lên và chiếm lĩnh ưu thế. Để thu 9 hút được khách hàng về phía mình buộc các doanh nghiệp phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm, để có thể đưa ra mức giá thấp hơn mức giá của đối thủ. Chính điều này đã buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất tối ưu. Bên cạnh những vai trò to lớn đó thì cạnh tranh cũng chứa đựng những khuyết tật. Trong quá trình cạnh tranh vì đảm bảo lợi ích của mình các doanh nghiệp không chú ý đến giải quyết các vấn đề xã hội, có thể làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, làm cạn kiệt tài nguyên v.v .Mục tiêu của cạnh tranh là giành thắng lợi về mình do đó các doanh nghiệp phải dùng mọi biện pháp không trừ cả thủ đoạn, dễ tạo ra tình trạng không lành mạnh trong cạnh tranh. Chính vì thế cần phải có sự quản lý của nhà nước đảm bảo cho các doanh nghiệp cạnh tranh một cách bình đẳng có hiệu quả và làm giảm bớt các bất lợi cho xã hội. 1.1.2.2. Các hình thức cạnh tranh sản phẩm Mọi sản phẩm được doanh nghiệp sản xuất ra là đều nhằm thoả mãn những nhu cầu của khách hàng khi tiêu dùng nó. Mặt khác, trong bản thân mỗi sản phẩm luôn chứa đựng vô số các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Vì vậy, mỗi yếu tố cấu thành nên sản phẩm hay từng đặc tính của sản phẩm đều có thể là xuất phát điểm tạo ra khả năng cạnh tranh cho sản phẩm [6]. Tuy nhiên, có thể quy về một số hình thức cạnh tranh sản phẩm sau: - Cạnh tranh về hình thức kết cấu, kiểu dáng sản phẩm: Đây là sự cạnh tranh giữa các sản phẩm cùng loại, cùng đáp ứng một loại nhu cầu nào đó của khách hàng nhưng có hình thức kết cấu, kiểu dáng sản phẩm hoặc các yếu tố liên quan đến sản phẩm khác nhau như chất lượng, giá cả, các thuộc tính v.v . khác nhau [6]. - Cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế: Đó là hình thức cạnh tranh giữa các sản phẩm khác loại nhưng cùng thoả mãn một loại nhu cầu nào đó của khách hàng. Hiện nay hình thức cạnh tranh này đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng [6]. - Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu: Đây là sự cạnh tranh giữa các sản phẩm cùng loại, cùng đáp ứng một nhu cầu của khách hàng, có hình thức kết cấu, kiểu dáng giống nhau chỉ khác nhau về tên gọi, nhãn hiệu [6]. - Cạnh tranh giữa các nhu cầu: Với sự giới hạn về ngân sách chi tiêu khách hàng thường phải cân nhắc giữa các quyết định mua. Do đó việc chi tiêu cho sản phẩm này sẽ ảnh hưởng tới việc chi tiêu cho sản phẩm khác và sẽ ảnh hưởng tới quyết định mua của khách hàng [6]. 1.1.3. Các công cụ cạnh tranh sản phẩm Maketing- Mix 1.1.3.1. Cạnh tranh bằng yếu tố sản phẩm Sản phẩm là những hàng hoá, dịch vụ, tiện nghi mà người bán mong muốn và đem ra thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng để thực hiện mục tiêu lợi 10 . sản phẩm bia của Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của Công ty Cổ phần bia. quan đến cạnh tranh và khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình trên ba đối tượng chủ yếu đó là: công ty, khách hàng và