1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đề xuất phương án hoàn thiện Hệ thống Logistics cho Công ty cổ phần nuôi cá Tầm Phương Bắc - tỉnh Yên Bái

70 193 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Được xem là một môn khoa học, Logistics phải giải quyết các nhiệm vụ như: Dự báo nhu cầu và trên cơ sở kết quả dự báo lập kế hoạch về dự trữ; xác định công suất sản xuất và vận tải thích

Trang 1

i

THÔNG TIN VỀ NHÓM NGHIÊN CỨU

Giáo viên hướng dẫn: TS.Đinh Thị Thanh Bình

Sinh viên thực hiện:

1 Hồ Phương Lê - Lớp Quy hoạch & Quản lý giao thông vận tải đô thị - Khóa 49

2 Nguyễn Diệu Ly Lớp Quy hoạch & Quản lý giao thông vận tải đô thị - Khóa 49

3 Vũ Thị Thiệp - Lớp Quy hoạch & Quản lý giao thông vận tải đô thị - Khóa 49

4 Lưu Thị Huyền Trang - Lớp Quy hoạch & Quản lý giao thông vận tải đô thị - Khóa 49

Thời gian thực hiện đề tài: tháng 11/2010-tháng 4/2011

Địa chỉ liên hệ:

Viện Quy hoạch & quản lý giao thông vận tải, Trường Đại học giao thông vận tải

Láng Thượng – Đống Đa - Hà Nội

Tel 04 37664053

Trang 3

iii

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1.Mục tiêu nghiên cứu đề tài: 1

1.3.Kết cấu đề tài: 2

Chương 1: Cơ sở lý luận về thiết kế hệ thống Logisctics cho doanh nghiệp 2

Chương 2: Hiện trạng Logistics trong doanh nghiệp nuôi cá Tầm Phương Bắc 2

Chương 3: Hoàn thiện hệ thống Logistics cho doanh nghiệp nuôi cá Tầm Phương Bắc 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ HỆ THỐNG LOGISTICS PHỤC VỤ DOANH NGHIỆP 3

1.1 Tổng quan về Logistics 3

1.1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của Logistics 3

1.1.1.1 Khái niệm Logistics 3

1.1.1.2 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp 7

1.1.1.3 Xu hướng phát triển Logistisc 8

1.1.2 Chi phí Logistics và phân tích tổng chi phí Logistics 11

1.1.2.1 Chi phí logistics 11

1.1.2.2 Các khoản mục chi phí logistics 11

1.1.2.3 Phân tích tổng chi phí logistics 14

1.1.2 Đánh giá hiệu quả áp dụng Logistics 15

1.1.2.1 Các tiện ích của Logistics 15

1.1.2.2 Hiệu quả về mặt thời gian 16

1.1.2.3 Hiệu quả về mặt tài chính 16

1.2 Tổng quan về Hệ thống Logistics 17

1.2.1 Khái niệm và phân loại, công suất Hệ thống Logistics 17

1.2.1.1 Khái niệm Hệ thống Logistics 17

1.2.1.2 Phân loại Hệ thống Logistics 20

1.2.1.3 Công suất của Hệ thống Logistics 22

1.2.2 Thiết kế hệ thống Logistics phục vụ doanh nghiệp 22

1.2.2.1 Trình tự ra quyết định Logistics trong doanh nghiệp 22

1.2.2.2 Phương pháp thiết kế Hệ thống Logistics của doanh nghiệp 29

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC LOGISTICS TRONG DOANH NGHIỆP NUÔI CÁ TẤM PHƯƠNG BẮC 31

2.1 Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ và năng lực của doanh nghiệp 31

2.1.1 Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 31

2.1.2 Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực của công ty nuôi cá tầm Phương Bắc 31 2.1.2.1 Vị trí Quy mô các khu vực nuôi 31

2.1.2.2 Hiện trạng và định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật 33

2.1.2.3 Hiện trạng cơ cấu tổ chức và nhân lực 39

2.2 Quy trình công nghệ nuôi cá tầm phương bắc tại doanh nghiệp 40

2.2.1 Các yêu cầu kỹ thuật trong nuôi trồng cá tầm 40

2.2.1.1 Đặc điểm sinh lý cá tầm nuôi 40

2.2.1.2 Đặc điểm mùa vụ nuôi và các yêu cầu nuôi, xuất theo các giai đoạn phát triển 41

2.1.2.3 Yêu cầu về điều kiện nuôi 42

Trang 4

iv

2.2 Quy trình công nghệ nuôi cá tầm tại công ty CP cá tầm Phương Bắc 42

2.3 Hiện trạng nhu cầu dịch vụ Logistics của doanh nghiệp 45

2.3.1 Nhu cầu thức ăn cho cá 45

2.3.2 Nhu cầu cung cấp cá giống 46

2.3.3 Nhu cầu vận chuyển cá giống, cá con và cá thương phNm 47

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÁ TẦM PHƯƠNG BẮC 49

3.1 Phân tích hệ thống Logistics hiện tại 49

3.1.1 Hiện trạng công tác hậu cần đảm bảo đầu ra và đầu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp 49

3.1.1.1 Đảm bảo con giống theo yêu cầu công nghệ nuôi 49

3.1.1.2 Đảm bảo cung cấp thức ăn theo yêu cầu công nghệ nuôi cá 50

3.1.1.3 Đảm bảo vận chuyển cá con và cá thành phNm đến nơi cần thiết 51

3.1.2 Hiện trạng các dòng vật tư và chuỗi cung ứng cá tầm nuôi 52

3.1.2 Các ưu nhược điểm của công tác hậu cần hiện tại 54

3.1.2.1 Công tác tìm nguồn con giống 54

3.1.2.2 Công tác vận chuyển con giống, cá con và cá thương phNm 54

3.1.2.3 Công tác tìm nguồn thức ăn 54

3.1.2.4 Phương án đặt hàng và vận chuyển thức ăn cho cá 55

3.2 Phương án hoàn thiện Hệ thống Logistics cho Công ty 55

3.2.1 Lựa chọn các nguồn cung ứng vật tư đầu vào và đại lý phân phối đầu ra 55

3.2.1.1 Phương án lựa chọn nguồn con giống 55

3.2.1.2 Phương án lựa chọn nguồn cung cấp thức ăn 55

3.2.1.3 Phương án xây dựng hệ thống kênh phân phối 56

3.2.2 Phương án vận chuyển 56

3.2.1.1 Phương án đầu tư xe ô tô tự vận chuyển từ Thác Bà về Văn Chấn 56

3.2.1.2 So sánh chi phí vận tải giữa phương án mua xe (Inhouse Logistics) và phương án thuê xe (Outsourcing Logistics) 57

3.2.2 Phương án dự trữ thức ăn cho cá 58

3.2.2.1 Chiến lược dự trữ lựa chọn 58

3.2.2.2 Kết quả tính EOQ 58

3.2.2.3 So sánh chi phí Logistics dự trữ 58

3.3 Dòng vật tư và chuỗi cung ứng đề xuất 60

3.3.1 Năm 2011 60

3.3.2 Năm 2015 61

3.4 Tổng hợp kết quả nghiên cứu 63

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 5

1

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, Logistics có vị trí và vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất,đời sống và được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong sản xuất kinh doanh thương mại.Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp bắt đầu có sự phân cực cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn Các doanh nghiệp ở Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng hệ thống Logistics vào sản xuất kinh doanh thương mại

và lưu thông phân phối Tuy nhiên sự nhận thức của các doanh nghiệp về lĩnh vực này ở nước ta còn rất hạn chế, chủ yếu các doanh nghiệp chỉ ứng dụng một phần nào đó các hoạt động của hệ thống Logistics Do đó tiềm năng phát triển của nó vẫn chưa được các doanh nghiệp khai thác hết

và có nhiều vấn đề cần đề cập

Trong những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ ngành nuôi trồng thuỷ sản và xuất khNu các sản phNm thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như cá tầm, cá tra, cá ba sa…Có rất nhiều công ty kinh doanh về thủy sản ra đời, tuy nhiên hầu hết vẫn chưa áp dụng được hệ thống Logistics vào doanh nghiệp của mình

Chính vì vậy dựa vào hiện trạng của việc ứng dụng Logistics vào các doanh nghiệp ở Việt Nam chúng em đề xuất nghiên cứu đề tài khoa học của Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải –

trường đại học giao thông vận tải Hà Nội “ Nghiên cứu đề xuất phương án hoàn thiện Hệ thống Logistics cho Công ty cổ phần nuôi cá Tầm Phương Bắc - tỉnh Yên Bái ”

1.1.Mục tiêu nghiên cứu đề tài:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận về hệ thống Logistics trong doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích nhu cầu về Logistics của công ty hiện tại và nhu cầu theo kế hoạch sản xuất; phân tích hiện trạng hệ thống Logistics của công ty, các vấn đề tồn tại và nguyên nhân cũng như các yếu tố ảnh hưởng Từ đó nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất phương án hoàn thiện để làm

cơ sở thiết kế Hệ thống Logistics cho Công ty cổ phần nuôi cá tầm Phương Bắc

Đề xuất phương án để thiết kế Hệ thống Logistics giới hạn trong 3 nội dung chính là:

- Đảm bảo số lượng và chất lượng con giống, cá con đến cơ sở nuôi đúng thời điểm với tỷ

1.2 Giới hạn nghiên cứu:

- Chỉ nghiên cứu Logistics phục vụ:

+ đầu vào: con giống; thức ăn;

+ Trong quá trình SX: chuyển cá con từ bể nuôi ra hồ nuôi;

Trang 6

2

+ Tiêu thụ: đưa sản phNm đến đại lý

- Thời gian nghiên cứu: 2010-2015;

- Không gian: giả định đến năm 2015 công ty chưa dự kiến phát triển sản phNm, mở rộng

đại lý ra các tỉnh thành khác (chỉ có đại lý ở Hà Nội)

1.3.Kết cấu đề tài:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thiết kế hệ thống Logisctics cho doanh nghiệp

1.1 Khái niệm Logistics và Hệ thống Logistics

1.2 Thị trường dịch vụ Logistics thủy sản tại Việt Nam

1.3 Thiết kế hệ thống Logistics trong doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản

1.4 Hiệu quả của hệ thống Logistics trong doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản

Chương 2: Hiện trạng Logistics trong doanh nghiệp nuôi cá Tầm Phương Bắc

2.1 Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ và năng lực của doanh nghiệp

2.2 Công nghệ nuôi trồng cá tầm Phương Bắc tại doanh nghiệp

2.3 Hiện trạng Logistics tại doanh nghiệp

Chương 3: Hoàn thiện hệ thống Logistics cho doanh nghiệp nuôi cá Tầm Phương Bắc

3.1 Phân tích ưu nhược điểm của hệ thống Logistics hiện tại

3.2 Phương án hoàn thiện Hệ thống Logistics cho doanh nghiệp

3.3 Dòng vật tư và chuỗi cung ứng đề xuất

Trang 7

3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ HỆ THỐNG LOGISTICS PHỤC VỤ DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về Logistics

1.1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của Logistics

1.1.1.1 Khái niệm Logistics

Đối với bất cứ nhà sản xuất nào khi sản xuất cũng phải tự hỏi và trả lời câu hỏi:

* Vấn đề đầu ra của sản xuất:

- Sản xuất cái gì? chủng loại gì, số lượng bao nhiêu và cung cấp cho ai ?

- Khách hàng cần sản phNm ở những nơi đâu ?

- Cung cấp cho khách hàng bằng cách nào?

- Cung cấp vào thời gian nào (thời điểm nào)?

- Vận chuyển bằng cách nào?

- Để dNm bảo nhu cầu của người tiêu thụ thì cần dự trữ số lượng hàng hoá bao nhiêu ?

- Đặt hệ thống các kho hay tổng kho phân phối ở đâu là hợp lý nhất?

* Vấn đề đầu vào của sản xuất:

- Nguyên vật liệu cần là loại gì, số lượng chủng loại bao nhiêu ?

- Các loại nguyên vật liệu đó mua của ai và mua ở đâu ?

- Thu mua về bằng cách nào?

- Cần phải có các loại nguyên vật liệu vào thời gian nào (thời điểm nào)?

- Vận chuyển bằng cách nào ?

- Để dNm bảo sản xuất thì cần dự trữ số lượng nguyên vật liệu là bao nhiêu?

- Đặt nhà máy sản xuất ở đâu là hợp lý nhất ?

Như vậy trong dây chuyền sản xuất và cung ứng sản phNm cho xã hội luôn phải trả lời các câu hỏi về :

- Vị trí cung ứng ?

- Về thời gian cung cấp hàng hoá (sản phNm hoặc nguyên vật liệu)?

- Vận chuyển bằng cách nào?

- Cần dự trữ bao nhiêu?

Đó là những câu hỏi mà hoạt động Logistics phải trả lời

Dù là nhà sản xuất hay ngưòi tiêu thụ, tát cả có một điểm chung nhất là: Bằng cách nào để cung cấp kịp thời, đầy đủ và đúng các loại nguyên vật liệu cho nơi sản xuất và cung cấp kịp thời, đầy đủ và đúng loại sản phm được sản xuất ra cho người tiêu thụ

Trang 8

4

“Logistics” theo nghĩa sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ từ “Logistique” trong tiếng Pháp

“Logistique” lại có nguồn gốc từ từ “Loger” có nghĩa là nơi đóng quân Logistics được dùng trong tiếng Anh từ thế kỷ 19 Từ điển Websters định nghĩa “Logistics là quá trình thu mua, bảo quản, phân phối và thay thế con người và trang thiết bị” Từ điển American Heritage Dictionary, Logistics có 2 nghĩa: “Logistics là một lĩnh vực hoạt động của quân đội, liên quan đến việc thu mua, phân phối, bảo quản và thay thế các thiết bị cũng như con người” Hoặc “Logistics là việc quản lý các chi tiết của quá trình hoạt động”

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Logistics tùy theo việc nhìn nhận nó ở góc độ nào:

- Dưới góc độ là một môn khoa học, Logistics – là môn khoa học đa lĩnh vực, liên quan trực tiếp

đến tìm kiếm các khả năng mới để nâng cao hiệu quả dòng vật tư Được xem là một môn khoa học, Logistics phải giải quyết các nhiệm vụ như: Dự báo nhu cầu và trên cơ sở kết quả dự báo lập

kế hoạch về dự trữ; xác định công suất sản xuất và vận tải thích hợp; đưa ra căn cứ khoa học quản

lý quá trình xếp dỡ và kho vận từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ; xây dựng các mô hình toán học về chức năng của hệ thống Logistics; thiết kế kế hoạch phối hợp cung ứng, sản xuất, kho bãi, phân phối hàng hóa

Hình 1.1: Sơ đồ nguyên tắc dòng nguyên vật liệu-hàng hóa và dòng thông tin

- Dưới góc độ là một lĩnh vực kinh tế, Logistics – là một hướng của hoạt động kinh tế, được xem

là sự quản lý dòng vật tư trong sản xuất và lưu thông Dưới góc độ này, quá trình dịch chuyển vật

tư được chia ra 2 đoạn cơ bản: đoạn 1 là dòng sản phNm mang tính sản xuất-kỹ thuật; dòng 2 - dòng sản phNm tiêu dùng Như vậy dòng vật tư ở 2 đoạn khác nhau về chất, đoạn 1 là dòng dịch chuyển nguyên vật liệu giữa các nhà cung cấp nguyên vật liệu thô với các nhà sản xuất nguyên vật liệu cho sản xuất, và giữa các nhà sản xuất với nhau; đoạn 2 là dòng hàng hóa tiêu thụ đa

Trung tâm phân phối

Dòng vật liệu hàng hóa… Dòng thông tin

Trang 9

chính là nội dung của Logistics, từ đó có thể nói Logistics - là khoa học về kế hoạch hóa, kiểm tra

và quản lý các hoạt động kho bãi, vận tải và các hoạt động mang tính vật chất lẫn phi vật chất khác, được thực hiện trong quá trình di chuyển nguyên vật liệu đến các DN sản xuất, quá trình chế biến nguyên vật liệu và bán thành phNm bên trong DN SX, di chuyển sản phNm hoàn chỉnh đến nơi tiêu thụ tuân theo các yêu cầu của người tiêu tiêu thụ cuối cùng, kể cả việc lưu trữ, xử lý và truyền đạt các thông tin tương ứng

- Dưới góc độ vòng quay tiền hàng, Logistics - là quá trình quản lý sự dịch chuyển và lưu trữ

nguyên vật liệu, bán thành phNm và thành phNm trong vòng quay sản xuất-kinh doanh từ thời điểm trả tiền cho nhà cung cấp ban đầu đến thời điểm nhận được tiền từ việc đưa sản phNm đến người tiêu thụ cuối cùng

- Dưới góc độ phân tích các yêu tố: Logistics bao gồm 4 yếu tố chính là: Vận tải, Marketing, Phân

phối và Quản lý Các yếu tố này không phải là các bộ phận độc lập mà có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một quá trình trọn gói từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hàng hoá đến nơi tiêu thụ cuối cùng là người tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn, liên tục và hiệu quả với chi phí thấp

- Logistics dưới góc độ cung ứng:

* Dưói góc độ hoạt động của chuỗi cung ứng thì Logistics là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo cung cấp các yếu tố đàu vào cho hoạt động của một đơn vị hay tổ chức nào đó được tiến hành liên tục,

nhịp nhàng, hiệu quả

* Nếu dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng thì Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên / các yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp qua nhà sản xuất đến ngưòi bán buôn, bán lẻ và đến tay ngưòi tiêu dùngcuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế

Trang 10

6

Tóm lại, từ các khái niệm trên có thể khái quát như sau:

Logistics – là khoa học về tổ chức liên kết hoạt động của các nhà quản lý các phòng ban trong

DN, các nhóm DN nhằm mục đích dịch chuyển hiệu quả sản phNm trong chuỗi “mua nguyên vật

trên cơ sở liên kết các hoạt động, các quá trình và các chức năng được hoàn tất trong khuôn khổ

quá trình trên với hao phí tài nguyên tối thiểu

Hình 1.2: Ba (3) từ khóa của Logistics

Khái niệm Hoạt động Logistics

Hoạt động Logistics là tập hợp các tác động có định hướng để tạo thành dòng vật tư và/hoặc dòng thông tin kèm theo

Các hoạt động Logistics liên quan đến dòng vật tư có thể kể đến xếp dỡ, vận tải, kết hợp để hoàn chỉnh đơn hàng, đóng gói Các hoạt động Logistics đối với dòng thông tin – thu thập, xử lý số liệu truyền tải thông tin đi kèm với dòng vật tư tương ứng Có một điều cần chú ý ở đây là chi phí thực hiện các hoạt động Logistics liên quan đến dòng thông tin chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí Logistics

Việc thực hiện các hoạt động Logistics đối với dòng vật tư vào và ra khỏi hệ thống Logistics khác hẳn với thực hiện các hoạt động này đối với dòng vật tư bên trong hệ thống Điều này có thể giải thích bởi sự thay đổi quyền sở hữu hàng hóa và bảo hiểm rủi ro từ pháp nhân này sang pháp nhân khác Vì vậy, hoạt động Logistics được phân loại thành một chiều và hai chiều

Trang 11

7

Đôi khi hoạt động Logistics là tiếp tục quá trình công nghệ SX, ví dụ như đóng gói sản phNm Hoạt động này làm thay đổi đặc tính sử dụng của hàng hóa và có thể thực hiện được ở môi trường

SX cũng như ở môi trường lưu thông phân phối (ví dụ tại cơ sở bán buôn)

Hoạt động Logistics thực hiện trong quá trình cung ứng cho DN hay trong quá trình phân phối sản

phNm được xếp vào loại hoạt động Logistics bên ngoài, ngược lại các hoạt động Logistics được thực hiện bên trong hệ thống được gọi là hoạt động Logistics bên trong

1.1.1.2 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp logistics có vai trò rất to lớn Logistics giúp giải quyết cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối

ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ,… logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ có chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics, ví dụ chọn sai vị trí, tổ chức vận chuyển không hiệu quả… Ngày nay để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinh doanh… tốt nhất và thế là logistics toàn cầu hình thành và phát triển

Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối Chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho và giao hàng đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất

Hai chiều (có thay đổi)

Có gia tăng giá trị

Không gia tăng giá trị

Dòng vật tư

Dòng thông tin

Trang 12

8

Sự phát triển công nghệ thông tin đã làm tăng giá trị cung cấp và sự hài lòng của khách hàng Đứng ở góc độ này, logistics được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt và tập trung

Ngoài ra, logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing đặc biệt là marketing hỗn hợp Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa các sản phNm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp Sản phNm/dịch vụ chỉ có thể thoả mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm quy định

1.1.1.3 Xu hướng phát triển Logistisc

1.1.1.3.1 Xu hướng phát triển Logistics trên thế giới

Một xu hướng tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới Bất kỳ một quốc gia, tổ chức hay ngành nghề nào không phân biệt lớn hay nhỏ, mới hay cũ muốn tồn tại và phát triển thì phải chấp nhận và tích cực tham gia vào xu thế mới này Thực tế toàn cầu hoá tuy có nhiều nhược điểm nhưng có một ưu điểm lớn nhất là làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động và vững chắc hơn Toàn cầu hoá làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ… Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của logistics – logistics toàn cầu

Vì các tập đoàn, các công ty đặt trụ sở và phục vụ cho nhiều thị trường của nhiều nước khác nhau trên thế giới, nên cần phải thiết lập hệ thống logistics toàn cầu để cung cấp sản phNm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng Các hệ thống logistics ở các khu vực khác nhau không hoàn toàn giống nhau nhưng tất cả các hệ thống logistics đều có điểm chung là sự kết hợp khéo léo, khoa học, chuyên nghiệp chuỗi các hoạt động như marketing, sản xuất, vận tải, thu mua, dự trữ, phân phối, tài chính… để đạt được mục đích phục vụ khách hàng tối đa với chi phí tối thiểu

Toàn cầu hoá nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Trong lĩnh vực logistics cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thì ngày càng cần có nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau

Để đáp ứng nhu cầu cung ứng nguyên vật liệu, phân phối sản phNm người ta luôn tự cân nhắc: tự làm hay đi mua dịch vụ? mua của ai? Do đó, bên cạnh những hãng sản xuất có uy tín đã gặt hái được những thành quả to lớn trong hoạt động kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ thống logistics của chính mình như Hawlett – Packer, Spokane Company, Lader Building Products, SKF… thì tất cả các công ty vận tải, giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trở thành những nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu trên thế giới với hệ thống logistics toàn cầu như: TNT, DHL, Mearsk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics, MOL Logistics…

Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ logistics là một xu hướng khá thịnh hành vì họ không đơn thuần là người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, mà còn là người tổ chức các dịch vụ khác như: quản lý kho hàng, bảo quản hàng trong kho, thực hiện các đơn đặt hàng, kiểm tra chất lượng trước

Trang 13

9

khi gửi đi, đóng gói bao bì, ghi ký nhãn hiệu, dán nhãn, phân phối cho các điểm tiêu thụ, làm thủ tục nhập khNu… Thậm chí họ còn có thể là những nhà tư vấn đáng tin cậy, có khả năng can thiệp vào một số vấn đề:

- Hợp lý hoá dây chuyền vận tải, loại bỏ những công đoạn, những khâu không cần thiết

- Thiết kế mạng lưới phân phối

- Quản lý trung tâm/trạm đóng gói hàng hỗn hợp để thu gom phụ tùng, bộ phận từ các nhà sản xuất khác nhau, rồi phân loại, ghép đồng bộ trước khi chuyển chúng đến cơ sở lắp ráp Cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm thay đổi bộ mặt của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực (trong đó có logistics) và toàn xã hội Chính nhờ những tiến bộ của công nghệ thông tin

mà logistics đã phát triển lên một nấc thang mới Giờ đây chì cần ngồi tại một trung tâm, nhờ mạng máy tính bạn có thể biết được hàng của mình đang ở đâu? trong tình trạng thế nào? và nhờ công nghệ thông tin mà bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể trong hoạt động logistics

Trong bối cảnh nêu trên, các nhà cung cấp dịch vụ Logictics trên thế giới đang tích cực phấn đấu phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu riêng của mình để nắm bắt được cơ hội, vượt qua thử thách đón nhận những luồng gió mới đang thổi tới Mỗi công ty Logictics có những chiến lược phát triển cho riêng mình, nhưng tựu chung lại thường theo những hướng chính sau:

- Mở rộng phạm vi nguồn cung ứng phân phối

- ĐNy mạnh tốc độ lưu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ

- Phát triển các dịch vụ làm tăng giá trị gia tăng

- ĐNy mạnh hoạt động marketing logictics

- Không ngừng làm mới các hoạt động logistics

- Thiết kế hệ thống phân phối ngược, thực hiện việc quản lý trả lại hàng hoá cho nhà phân phối, nhà sản xuất hoặc người bán hàng

- Phát triển mạnh thương mại điện tử, coi đây là một bộ phận quan trọng của logistics

- Ứng dụng những thành tựu mới của công nghệ thông tin

- Không ngừng cải tiến bộ máy quản lý, tích cực đào tạo lại nhận viên trong các công ty logistics

1.1.1.3.2 Xu hướng phát triển Logistics ở Việt Nam

Mặc dù logistics đã và đang được phát triển mạnh mẽ trên thế giới, nhưng ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, phần lớn các dịch vụ logistics được thực hiện tại

các công ty giao nhận

Theo thống kê hiện nay có hơn 1.000 công ty tham gia vào lĩnh vực giao nhận Đa số các công ty đều có quy mô nhỏ, chỉ có một số công ty nhà nước là tương đối lớn như: Vietrans, Viconship, Vinatrans…

Xét về mức độ phát triển, có thể chia các công ty giao nhận Việt Nam thành 04 cấp độ:

Trang 14

10

- Cấp độ 1: Các đại lý giao nhận truyền thống - các đại lý giao nhận chỉ thuần tuý cung cấp

dịch vụ do khách hàng yêu cầu Thông thường các hoạt động dịch vụ đó là vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan, làm chứng từ, lưu kho bãi, giao nhận Ở cấp độ này, gần 80% các công ty giao nhận Việt Nam phải thuê lại kho và dịch vụ vận tải

- Cấp độ 2: Các đại lý giao nhận đóng vai trò người gom hàng và cấp vận đơn (House Bill of

Lading) Nguyên tắc hoạt động của những người này là phải có đại lý độc quyền tại các cảng lớn để thực hiện việc đóng/rút hàng xuất nhập khNu Hiện nay, khoảng 10% các công ty giao nhận Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ gom hàng tại các đại lý độc quyền của họ hoặc thuê của các nhà thầu

- Cấp độ 3: Đại lý giao nhận đóng vai trò là nhà vận tải đa phương thức (Multimodal

Transport Organizations – MTO) Vận tải đa phương thức được định nghĩa là sự kết hợp từ hai phương thức vận tải trở lên Nó ra đời đáp ứng dịch vụ giao nhận cửa tới cửa (Door to Door) chứ không đơn giản từ cảng tới cảng nữa (Terminal to Terminal hoặc Port to Port) Tính đến nay, khoảng 50% các đại lý giao nhận ở Việt Nam hoạt động như đại lý vận tải đa phương thức nối với mạng lưới đại lý ở khắp các nước trên thế giới

- Cấp độ 4: Đại lý giao nhận trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics Đây là kết quả tất yếu

của quá trình hội nhập Một số tập đoàn logistics lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam và hoạt động rất hiệu quả trong lĩnh vực logistics như: Kunhe Nagel, Schenker, Bikar, APL logistics, TNT logistics, NYK logistics… Đã có những liên doanh hoạt động trong lĩnh vực này như First Logistics Development Company Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp đăng ký ngày càng tăng, hàng loạt các công ty giao nhận đã đổi tên thành công ty dịch

vụ logistics

Bên cạnh các hoạt động truyền thống là giao nhận, xuất nhập khNu hàng hoá, các doanh nghiệp này đang tích cực hoàn thành hệ thống logistics của mình và thực hiện các dịch vụ logistics Như vậy, logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu của dây chuyền cung ứng cho đến người tiêu dùng cuối cùng, thông qua các hoạt động kinh

tế

Logistics là một chức năng kinh tế chủ yếu, có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung

và từng doanh nghiệp nói riêng

Trên thế giới, logistics đã và đang phát triển mạnh mẽ Ở Việt Nam, logistics bắt đầu được nhìn nhận như một công cụ sắc bén đem lại thành công cho doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập và chắc chắn logistics sẽ phát triển trong tương lai không xa

Trang 15

Như đã trình bày, Logistics là chuỗi tích hợp nhiều hoạt động kinh tế nhằm tối ưu hoá vị trí và quá trình vận chuyển, dự trữ hàng hoá từ điểm đầu cho đến người tiêu dùng cuối cùng Giữa các hoạt động có liên quan mật thiết với nhau dẫn đến giảm chi phí ở khâu này có thể làm tăng chi phí

ở khâu khác cuối cùng tổng chi phí không giảm mà có thể tăng, đi ngược lại mục đích của quản trị logistics

Do vậy chìa khoá để quản trị chi phí logistics là phân tích tổng chi phí Điều này có nghĩa là với dịch vụ khách hàng định trước, nhà quản trị logistics phải tìm cách giảm tổng chi chí xuống mức thấp nhất Để làm được điều này, trược hết cần nắm vững các khái niệm và kỹ năng phân tích cân đối chi phí giữa các hoạt động logistics

Chi phí logistics được hình thành từ các chi phí hoạt động trong quá trình Có 6 loại chi phí chủ yếu tham gia vào quá trình này

- C3: Chi phí kho bãi, bảo quản;

- C4: Chi phí trao đổi thông tin;

- C5: Chi phí sản xuất, thu mua, chuNn bị hàng;

Khi dịch vụ khách hàng càng nhiều, càng tốt, thì đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng Khi nhu cầu được thoả mãn thì khách hàng sẽ gắn bó với công ty và không chỉ thế, khách hàng còn tuyên

Trang 16

12

truyền, lôi kéo thêm khách hàng mới cho công ty Ngược lại, dịch vụ khách hàng kém sẽ làm mất khách hàng, giảm khả năng kinh doanh

Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần xác định rõ các loại dịch vụ khách hàng cần đáp ứng Tiếp

đó tính toán, cân đối các khoản chi phí, xác đinh tổng chi phí logistics nhỏ nhất cho từng dịch vụ khách hàng

1.1.2.2.2 Chi phí vận tải

Chi phí vận tải là một trong những chi phí lớn nhất trong chi phí logistics Chi phí vận tải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: loại hàng hoá, quy mô sản xuất, tuyến đường vận tải…chi phí vận tải một đơn vị hàng hoá tỉ lệ nghịch với khối lượng vận tải (khối lượng vận tải càng lớn thì cước vận chuyển một đơn vị hàng hoá càng rẻ) và tỷ lệ thuận với quãng đường vận chuyển (quãng đường càng dài thì chi phí vận chuyển càng lớn)

Ngoài ra, dịch vụ khách hàng là tâm điểm của quản trị logistics được tạo ra bởi và liên quan đến nhiều hoạt động logistics và chi phí logistics khác, trong đó có vận tải Dịch vụ vận tải có ảnh hưởng lớn đến dịch vụ khách hàng nhờ tính tin cậy, độ chính xác về thời gian, tính linh hoạt về vị trí, khả năng cung cấp dịch vụ từ cửa tới cửa, khả năng giải quyết và bồi thường những tổn thất mất mát do vận tải gây ra và khả năng cung cấp các dịch vụ khác ngoài dịch vụ vận tải

1.1.2.2.3 Chi phí trao đổi thông tin

Để hỗ trợ dịch vụ khách hàng và kiểm soát chi phí một cách hiệu quả cần bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để trao đổi thông tin với khách hàng và các bộ phận khác có liên quan để giải quyết đơn đặt hàng, để thiết lập các kênh phân phối, dự báo nhu cầu thị trường… Để giải quyết đơn đặt hàng còn cần các chi phí liên quan đến dự trữ, quản lý kho, sản xuất…

Vì vậy, cần phân tích và cân đối tất cả các khoản chi phí có liên quan để xác định tổng chi phí logistics thấp nhất để giải quyết đơn đặt hàng

Mức độ dịch vụ khách hàng được cung cấp

Chi phí

Hình 1.4: Mối quan hệ giữa chi phí dịch vụ khách hàng và mức

độ dịch vụ được cung cấp

C1

Trang 17

13

1.1.2.2.4 Chi phí kho bãi, bảo quản

Chi phí quản lý kho nhằm đảm bảo cho các nghiệp vụ kho được diễn ra suôn sẻ bao gồm chi phí khảo sát, chọn địa điểm và xây dựng kho Chi phí quản lý kho tỷ lệ thuận với số lượng kho hàng, nhưng khối lượng kho hàng lại ảnh hưởng đến dịch vụ khách hàng, đến doanh thu của công ty Chính vì vậy phải phân tích tính toán kỹ lưỡng để cân bằng chi phí quản lý kho, chi phí dự trữ, chi phí vận tải với khoản doanh thu có thể bị tăng/giảm khi quyết định hệ thống kho cần có trong hệ thống logistics

Qua hình trên cho thấy:

- Chi phí dự trữ tăng tỷ lệ thuận với số lượng kho hàng, khi số lượng kho hàng tăng, mà mỗi kho đều dự trữ hàng hoá thì cần thiết bị để xếp dỡ, bảo quản hàng hoá, tất yếu dẫn đến chi phí dự trữ tăng

- Chi phí quản lý kho cũng tăng khi số kho tăng vì cần có các chi phí thuê mặt bằng, xây dựng kho, trang thiết bị trong kho và nhân công quản lý kho

- Mối quan hệ giữa chi phí vận tải và số lượng kho khá phức tạp Khi số lượng kho được giới hạn ở một mức độ nhất định thì khi số lượng kho tăng chi phí vận tải sẽ giảm, nhưng khi số lượng kho quá nhiều thì khi số lượng kho tăng thì chi phí vận tải cũng tăng theo Với phân tích trên thì với số lượng kho tăng tổng chi phí logistics cũng tăng theo Tuy nhiên, logistics là quá trình tối ưu hóa các hoạt động trong toàn bộ hệ thống nhằm thoả mãn nhu cầu cua khách hàng một cách tốt nhất, nên không thể giải quyết vấn đề một cách riêng lẻ là giảm số lượng kho hàng để giảm chi phí logistics

1.1.2.2.5 Chi phí sản xuất, thu mua, bao bì đóng gói

Khoản chi phí này dùng để thu mua, sản xuất, chuNn bị hàng để cung cấp cho khách hàng Khoản này bao gồm rất nhiều khoản chi phí nhỏ: xây dựng cơ sở, lắp đặt máy móc trang thiết bị, tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu, mua và tiếp nhận nguyên vật liệu…

Tổng chi phí

Trang 18

14

Các chi phí logistics có liên quan mật thiết với nhau nên phải được phân tích tính toán trong một tổng thể Khi mua nguyên vật liệu với khối lượng lớn thì sẽ được giá rẻ, chi phí vận tải thấp nhưng chi phí dự trữ, chi phí quản lý kho lại tăng Ngược lại, muốn giảm chi phí dự trữ thì phải đặt những lô hàng nhỏ, gắn liền với chúng là chi phí vận tải, chi phí trao đổi thông tin lại tăng cao Bên cạnh đó có thể gặp rủi ro khi nguyên vật liệu không về kịp, sản xuất bị gián đoạn, không thoả mãn được yêu cầu của khách hàng

Vì vậy, phải tính toán, cân nhắc kỹ để tìm ra phương án tối ưu

1.1.2.2.6 Chi phí dự trữ

Hoạt động logistics tạo ra chi phí dự trữ Chi phí này tăng hay giảm tuỳ theo số lượng hàng dự trữ nhiều hay ít

Chi phí dự trữ bao gồm:

- Chi phí vốn hay chi phí cơ hội, khoản chi phí này có thể thu hồi được

- Chi phí dịch vụ dự trữ: bảo hiểm và thuế đánh trên lượng hàng dự trữ

- Chi phí mặt bằng kho bãi, chi phí này thay đổi theo mức độ dự trữ

- Chi phí phòng ngừa rủi ro, khi hàng hoá bị lỗi thời, mất mát, hư hỏng…

1.1.2.3 Phân tích tổng chi phí logistics

Tất cả các hoạt động logistics phải được phối hợp như một hệ thống hợp nhất nơi mà tất cả các quyết định đơn lẻ cần được cân nhắc xem chúng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống như thế nào Mục tiêu phải được tối thiểu hoá để đạt được chi phí thấp nhất trong khi cung cấp một mức chất lượng dịch vụ đến khách hàng Bởi vậy, chi phí của mỗi lĩnh vực hoặc hoạt động riêng lẻ không phải lúc nào cũng được thiểu hoá bởi vì thực hiện như vậy có nghĩa là các bộ phận khác của hệ thống có thể phải chịu chi phí cao hơn, dẫn đến tổng chi phí cao hơn và một hệ thống chưa được tối ưu Việc chấp nhận cách nhìn nhận về tổng chi phí đồng nghĩa với việc nhà quản lý hiểu rằng chi phí trong một hoạt động (ví dụ như hoạt động vận tải) có thể tăng bởi các hoạt động khác (ví

dụ như hàng hoá lưu kho) đã được giảm xuống

Đến khi tổng chi phí giảm (chi phí lưu kho giảm nhiều hơn phần tăng của chi phí vận tải) quản lý

sẽ đạt được mục tiêu Bản chất của việc cân bằng những yếu tố này được minh hoạ trong hình 6

Vì chi phí biến đổi khác nhau, do đó gần như không thể thiểu hoá một chi phí mà không ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí khác Mặt khác, thiểu hoá tổng chi phí không có nghĩa là các hoạt động riêng lẻ được thiểu hoá mà là toàn bộ hệ thống vận hành với hiệu quả cao nhất

Trang 19

15

1.1.2 Đánh giá hiệu quả áp dụng Logistics

1.1.2.1 Các tiện ích của Logistics

Logistics tạo ra các giá trị gia tăng bằng cách tạo ra các tiện ích (unility) Theo quan điểm kinh tế, việc sự dụng thể hiện giá trị và sự hữu ích của một mặt hàng hay dịch vụ nào đó trong việc đáo ứng một yêu cầu nào đó của người sử dụng, logistics đưa lại 4 tiện ích:

- Tiện ích về hình dáng, mẫu mã (form unility)

- Tiện ích về mặt sở hữu (possession unility)

- Tiện ích về mặt thời gian (time unility)

- Tiện ích về mặt địa điểm (place unility)

Form unility và Possession unility không liên quan cụ thể đến Logistics, nhưng không thể đạt được hai loại tiện ích này nếu không có được đúng loại sản phNm (right items) cần thiết cho tiêu dùng hay sản xuất tại đúng địa điểm (right place) vào đúng thời gian (right time) với đúng điều kiện (right condition) và đúng giá cả (right cost), đó là “5 chữ đúng” của logistics, là cốt lõi của 2 loại tiện ích do logistics trực tiếp mang lại là tiện ích về mặt thời gian và tiện ích địa điểm

Tiện ích thời gian là giá trị gia tăng khi có được sản phNm nào đó vào đúng lúc cần nó Time unility có thể xảy ra ngay trong một đơn vị, cũng có thể xảy ra trên thị trường Một sản phNm chẳng giúp ích cho người nào đó khi người đó không có được sản phNm đó vào đúng lúc anh ta cần

Nếu không có tiện ích thời gian và tiện ích địa điểm do logistics mang lại, sẽ không thoả mãn được yêu cầu của khách hàng

Trang 20

∆t2: Thời gian lưu kho bãi giảm khi áp dụng logistics

∆t3: Các thời gian khác giảm kho áp dụng logistics

1.1.2.3 Hiệu quả về mặt tài chính

* Tính theo khối lượng hàng hoá dự trữ giảm:

∆C = ∆Q x Cđg x l + ∆Q x Cbh + ∆Q x Cthuê kho (đồng/tháng) (1.3)

Trong đó:

∆C: Hiệu quả chi phí khi áp dụng logistics (đồng)

∆Q: Lượng hàng hoá dự trữ giảm sau khi áp dụng logistics (tấn/tháng)

∆Q = Q2 - Q1 (tấn/tháng) (1.4)

Trong đó:

+ Q1: Lượng hàng hóa dự trữ trước khi áp dụng logistics

+ Q2: Lượng hàng hóa dự trữ sau khi áp dụng logistics

- c: đơn giá hàng hoá (đồng/tấn)

- l: lãi suất ngân hàng (%/tháng)

- Cbh: Chi phí mua bảo hiểm hàng hoá dự trữ (đồng/tấn.tháng)

- Ckb: Chi phí thuê kho bãi (đồng/tấn.tháng)

* Tính theo giảm thời gian

∆C = ∆t x Q x Cđg x l + ∆t x Q x Cbh + ∆t x Q x Cthuê kho (1.3)

Trong đó

+ Q: khối lượng hàng hoá (tấn)

Tóm lại, từ sự phận tích ở trên có thể thấy rằng logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, dự trữ và kiểm soát hiểu quả dòng vật chất và thông tin từ điểm đầu đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu cuả khách hàng

Việc áp dụng logistics sẽ mang lại nhiều hiệu quả trên bình diện nền kinh tế cũng như trong các doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế và làm tăng trình cạnh tranh của hàng hoá một quốc gia trên trường quốc tế; nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 21

17

1.2 Tổng quan về Hệ thống Logistics

1.2.1 Khái niệm và phân loại, công suất Hệ thống Logistics

1.2.1.1 Khái niệm Hệ thống Logistics

1.2.1.1.1 Khái niệm Hệ thống

Hệ thống (theo ngôn ngữ Hy Lạp) nghĩa là một thể nguyên vẹn, được cấu thành từ các thành

phần; hoặc là một liên kết) – là một tập hợp các thành phần có mối quan hệ tương quan lẫn nhau tạo nên một thể nguyên vẹn, duy nhất

Hệ thống là một tập hợp các thành phần có mối quan hệ tương quan lẫn nhau tạo nên một thực thể toàn vẹn, duy nhất

Các đặc tính của Hệ thống: Hệ thống có 4 đặc tính cơ bản và ngược lại, nếu một đối tượng nào

đó hội tụ đầy đủ 4 tính chất trên thì đối tượng đó được gọi là một Hệ thống:

Đặc tính 1 – tính toàn vẹn Các thành phần chỉ tồn tại trong hệ thống, ra ngoài hệ thống chúng

được coi là các đối tượng độc lập có khả năng và mang các đặc điểm để tạo thành hệ thống

Đặc tính 2 – tính gắn kết Giữa các thành phần của hệ thống có các mối quan hệ nhất định, các

mối quan hệ này xác định tính chất chung của toàn hệ thống Các mối quan hệ có thể mang tính vật chất, thông tin, trực tiếp, quan hệ ngược lại

Đặc tính 3 – tính tổ chức Để hệ thống hình thành được cần hình thành các mối quan hệ có trật tự,

tức có cấu trúc nhất định và được tổ chức sắp xếp cụ thể thành hệ thống

Đặc tính 4 – tính tổng hợp Tính chất tổng hợp của toàn bộ hệ thống do các thành phần cấu thành

mang lại, nhưng lại không đặc trưng cho bất kỳ thành phần riêng biệt nào của hệ thống

1.2.1.1.2 Khái niệm Hệ thống Logistics

Hệ thống Logistics – là hệ thống đảm nhiệm chức năng này hay chức năng khác để thực hiện hoạt

động Logistics Hệ thống được cầu thành bới một vài hệ thống con và có mối quan hệ phát triển

với môi trường bên ngoài

Liệt kê hệ thống Logistics có thể kể đến xí nghiệp công nghiệp; tổ hợp sản xuất vùng, DN kinh doanh Mục đích của hệ thống Logistics là đưa hàng hóa, sản phNm đến địa điểm cho trước, với

số lượng cho trước và chủng loại cho trước với mức độ chuNn bị sẵn sàng cho SX và tiêu thụ tối

đa có thể trong mức chi phí cho trước

Nhiệm vụ đặt ra cho người quản lý Logistics là phải thiết kế hệ thống dịch chuyển dòng vật tư này

hoạt động một cách nhịp nhàng và đồng bộ, đây chính là hệ thống Logistics Hệ thống Logistics khác với hệ thống dịch chuyển dòng vật tư truyền thống ở chỗ hệ thống này có sự thống nhất

Trang 22

18

cao độ giữa các thành phần tham gia với mục đích là quản lý dịch chuyển dòng vật tư thông qua nó một cách hiệu quả Hệ thống Logistics cũng mang 4 đặc tính của các hệ thống nói chung: Đặc tính 1 – tính toàn vẹn Hệ thống Logistics là một tập hợp các thành phần có mối tương quan

lẫn nhau, việc nhìn nhận thành phần trong hệ thống có thể dưới nhiều góc độ khác nhau: Ở góc độ

vĩ mô khi dòng vật tư dịch chuyển giữa các tổ chức, DN thì “thành phần” của hệ thống Logistics

là chính các tổ chức, DN đó, và bao gồm cả vận tải nối kết chúng với nhau Dưới góc độ vi mô hệ thống Logistics có thể được coi là tổ chức, DN và cũng có thể là các hệ thống con cơ bản sau:

- Thu mua – Hệ thống con, bảo đảm việc đưa dòng vật tư vào hệ thống Logistics;

- Kế hoạch và quản trị SX – Hệ thống con tiếp nhận dòng vật tư từ hệ thống con “thu mua” và quản lý chúng trong quá trình thực hiện các tác nghiệp công nghệ khác nhau, chuyển đối tượng lao động thành sản phNm lao động;

- Lưu thông – Hệ thống con đảm bảo đầu ra của dòng vật tu từ hệ thống Logistics

Như vậy, thành phần của hệ thống Logistics rất đa dạng và đa tính chất nhưng đồng thời có thể kết hợp Chính tính hợp tác này đảm bảo đạt được mục đích chung của hệ thống

Đặc tính 2 – Tính gắn kết Giữa các thành phần của hệ thống Logistics có các mối liên hệ nhất

định, những mối liên kết này khi có sự cần thiết theo luật lệ sẽ tạo nên tính chất chung của hệ thống Trong hệ thống Logistics vĩ mô mối quan hệ cơ bản giữa các thành phần chính là hợp đồng

và thóa thuận giữa các tổ chức với nhau Trong hệ thống Logistics vi mô – chính là các mối quan

hệ nội bộ, các quy định, điều lệ, nội quy

Đặc tính 3 – Tính tổ chức Các thành phần trong hệ thống Logistics được gắn kết với nhau một

cách có trật tự, hay nói cách khác hệ thống Logistics có tổ chức

Đặc tính 4 – Tính chất chung của toàn bộ hệ thống mà không đặc trưng cho bất kỳ thành phần

riêng biệt nào Đó chính là khả năng của hệ thống Logistics trong việc cung cấp vật tư đúng chủng loại, đúng thời điểm, đúng địa điểm, đúng chất lượng cần thiết với một chi phí tối thiểu, kể

cả khả năng thích ứng được với những thay đổi về môi trường bên ngoài (ví dụ thay đổi về nhu cầu hàng hóa dịch vụ, biến động về kỹ thuật ) Chính tính chất chung này của hệ thống Logistics cho phép nó thu mua vật tư, đưa vật tư qua các công suất sản xuất của mình và chuyển ra môi trường bên ngoài để đạt được mục đích nhất định cho trước

Hệ thống Logistics có thể đáp ứng được cả những nhu cầu đột xuất về cung ứng hàng hóa cần thiết một cách nhanh chóng và có thể so sánh với 1 tổ chức “sống”, trong đó hệ cơ bắp – các phương tiện kỹ thuật vận tải, hệ thần kinh – hệ thống máy tính trang bị cho các chỗ làm việc của các bên tham gia quá trình Logistics tạo thành một hệ thống thông tin thống nhất Theo quy mô các hệ thống con này có thể là lãnh thổ một nhà máy, một cơ sở bán buôn, một thành phố, một vùng, một quốc gia, hoặc có thể ra ngoài biên giới quốc gia Hệ thống Logistics có thể thích ứng

Trang 23

19

với các biến động môi trường ngoại vi, phản ứng điều tiết với nó theo cùng một nhịp độ khi diễn

ra các sự kiện bất thường

1.2.1.1.3 Phân định ranh giới Hệ thống Logistics của Doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp, ranh giới của hệ thống Logistics được xác định bởi vòng quay sản xuất Trước hết các tư liệu SX phải được mua vào, các tư liệu này là dòng vật tư vào hệ thống Logistics, được lưu kho, chế biến, bảo quản và ra khỏi hệ thống Logistics đến nơi tiêu thụ và đổi ngược lại là dòng tài chính quay trở về hệ thống

Phòng phân phối

Người tiêu thụ

PhòngTài chính

Kho NVL

Hình 1.7: Phân định ranh giới hệ thống Logistics trên cơ sở vòng quay tiền-hàng

Hệ thống Logistics

T 2 – Dòng tài chính do Người tiêu thụ trả do việc nhận được dòng vật tư từ hệ

thống Logistics

VT 1 – Dòng vật tư vào hệ thống Logistics

VT 2 – Dòng vật tư ra khỏi hệ thống Logistics

T 1 – Dòng tài chính do Hệ thống

Logistics trả do việc nhận được

dòng vật tư từ bên ngoài vào

T 2 > T 1 và các chỉ tiêu chất lượng Dòng VT 2 tốt hơn dòng VT 1

Hình 1.8: Mối tương quan giữa hệ thống Logistics với môi trường bên ngoài (nguyên

tắc trả tiền – nhận tiền)

Trang 24

20

1.2.1.2 Phân loại Hệ thống Logistics

Nếu đã có dòng vật tư dịch chuyển thì phải có hệ thống dịch chuyển vật tư, mà theo truyền thống

cũ thì hệ thống này không được thiết kế trước mà được tạo ra từ các hoạt động của từng thành phần riêng biệt trong hệ thống này (từng phòng ban riêng biệt của một tổ chức – hệ thống vi mô, hoặc từng tổ chức riêng biệt – hệ thống vĩ mô

Hệ thống Logistics được phân loại thành hệ thống vĩ mô và vi mô

Hệ thống Logistics vĩ mô – là hệt thống dịch chuyển dòng vật tư, bao gồm các tổ chức, DN công nghiệp và trung gian, các tổ chức thương mại và vận tải khác nhau phân bố trên các địa điểm khác nhau trong một quốc gia và toàn cầu Hệ thống Logistics vĩ mô là một trong những cơ sở vật chất

hạ tầng của một khu vực kinh tế, một quốc gia hay một nhóm quốc gia

Để hình thành một hệ thống Logistics vĩ mô xuyên lục địa gặp rất nhiều khó khăn do sự bất đồng

và khác biệt về luật, quy định và đặc trưng kinh tế cũng như quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia,

ví dụ sự khác biệt về điều kiện cung cấp hàng hóa, công nghệ vận tải, các điều luật vận tải hải quan và nhiều rào cản kinh tế, chính trị, kỹ thuật công nghệ khác

Việc hình thành một hệ thống Logistics quy mô quốc tế cần một không gian kinh tế thống nhất, một thị trường chung không biên giới, cần các điều luật chung về vận tải hải quan, tài chính, thông tin và tài nguyên lao động

Trong cấp độ vĩ mô phân chia 3 loại hệ thống Logistics:

- Hệ thống Logistics quan hệ trực tiếp – trong hệ thống này dòng vật tư dịch chuyển trực tiếp

từ nhà SX sản phNm đến người tiêu thụ chúng, không qua các trung gian;

Dòng vật tư

Thành phần của hệ thống Logistics Quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống

Hệ thống vĩ mô

Hình 1.9: Sơ đồ nguyên tắc hệ thống vĩ mô

Trang 25

Quan hệ vĩ mô giữa từng hệ thống Logistics vi mô được thiết lập trên cơ sở quan hệ hàng-tiền Bên trong hệ thống vi mô còn có phân chia chức năng các hệ thống con, thông thường mối tương tác giữa chúng không phải là quan hệ hàng-tiền Đấy là các phòng ban, phân xưởng trong một

DN, liên hiệp hoặc tổ chức kinh tế nào đó, tất cả cùng hướng tới một kết quả kinh tế tối đa chung nhất

Hệ thống vi mô

Hình 1.11: Sơ đồ nguyên tắc hệ thống vi mô

c-Quan hệ mềm dẻo

Hình 1.10: Sơ đồ nguyên tắc hệ thống Logistics đa dạng

Trang 26

22

1.2.1.3 Công suất của Hệ thống Logistics

Dòng vật tư dịch chuyển được là nhờ có các nhân viên chuyên nghiệp với sự hỗ trợ của các kỹ thuật khác nhau như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị xếp dỡ và sử dụng các công trình xây dựng khác nhau Đường đi của dòng vật tư phụ thuộc vào mức độ chuNn bị cho sự dịch chuyển vật tư, dự trữ hàng hóa trên đường và tích trữ trong kho theo kỳ Công suất của hệ thống dịch chuyển hàng hóa cũng không phải vô tận

Nếu coi việc dịch chuyển vật tư là một “dòng” thì Hệ thống Logistics chính là “đường ống dẫn”

để dịch chuyển nó Công suất của Hệ thống Logistics là năng lực thông qua tối đa của dòng vật tư trong một đơn vị thời gian Công suất Hệ thống Logistics được xác định bằng lượng vật tư tối đa được cung cấp đến người tiêu thụ cuối cùng trong một đơn vị thời gian

Hình 1.12: Công suất của Hệ thống Logistics được xác đinh bởi năng lực thông qua tại vị trí

hạn chế nhất (ví dụ: kho bãi, 650.000 đơn vị/năm)

Như vậy, muốn tăng công suất toàn bộ hệ thống, việc đầu tiên là phải tăng công suất của các vị trí hạn chế (nút cổ chai trong hệ thống)

1.2.2 Thiết kế hệ thống Logistics phục vụ doanh nghiệp

1.2.2.1 Trình tự ra quyết định Logistics trong doanh nghiệp

Để xây dựng được một Hệ thống Logistics hiệu quả cho doang nghiệp thì việc ra các quyết định Logistics đóng vai trò rất quan trọng Bởi Hệ thống Logistics là một thể thống nhất, sắp xếp có trình tự nhất định nên việc ra các quyết định riêng lẻ về Logistics cũng cần xem xét theo trình tự

và các mối quan hệ gắn kết với nhau Vậy khi thiết kế một hệ thống Logistics thì các câu hỏi nào cần xem xét, cân nhắc ra quyết định? Và các quyết định này gắn với nhau theo trật tự nào? Thông tin cơ bản (key information) nào cần thu thập trong khi cân nhắc ra quyết định?

Khi thiết kế Hệ thống Logistics, các lĩnh vực Logistics cần cân nhắc ra quyết định, được phân loại như sau:

• Cấp độ Kế hoạch chiến lược Logistics:

Trang 27

23

- Xác định mục tiêu;

- Xác định các yếu tố cơ bản của dịch vụ khách hàng và mức độ dịch vụ khách hàng;

- Xác định độ tích hợp dọc trong chuỗi cung ứng và mức độ sử dụng dịch vụ thuê ngoài;

• Cấp độ mạng lưới:

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Logistics – các kho bãi, terminal, trung tâm phân phối(physiacl facility network - FS): Xác định tính chất của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (tập trung hay phân tán), quy mô và vị trí;

- Mạng lưới thông tin liên lạc (Information and Communication Network – C&I);

• Cấp độ vận hành:

- Dự báo nhu cầu;

- Quản trị dự trữ;

- Sản xuất (tuyến hóa bán thành phNm);

- Thu mua và Quản trị cung ứng;

Trang 28

24

Hình 1.13: Sơ đồ các mối quan hệ giữa 48 quyết định Logistics cơ bản

Bảng 1.1: Mô tả trình tự mối tương quan giữa các quyết định Logistics

Các quyết định Logistics Quyết định đứng

trước

Thông tin bổ sung

Kế hoạch chiến lược

Cấu trúc mạng luới cơ sở

4 Mạng luới chiến lược 2;3 - Người cung cấp hiện tại

Trang 29

Mạng luới thông tin liên lạc

6 Chiến lược của mạng

lưới thông tin

- Các tiêu chuNn và quy định

Dự báo nhu cầu

8 Dự báo số lượng,thời

gian, đặc điểm nhu cầu

- Dữ liệu bán hàng trong quá khứ

- Dữ liệu tài chính và môi trường

Trang 30

- Chiến lược maketing

9 Chiến lược quản lý dự

- Dữ liệu bán hàng trong quá khứ

11 Phương pháp kiểm soát

- Vật tư sản xuất,nhân công

15 Bố trí cơ sở SX 2;5;14 - Thiết bị sản xuất và nh ân công

16 Lịch trình sản xuất 5;12 - Mức độ dự trữ hiện tại

- Khả năng quay vòng(công suất,

cơ sở,nh ân lực,thiết bị)

Trang 31

27

Các quyết định Logistics Quyết định đứng

trước

Thông tin bổ sung

22 Kiểm soát chất lượng

- Đặc điểm sản phNm thu mua

23 Phương thức vận tải

2;5;16

- Lựa chọn phương tiện vận tải

- Các tiêu chuNn và quy định

- Đặc điểm sản phNm

24 Phân loại người vận

chuyển

17;23

- Dữ liệu hang hoá trong quá khứ

- Lựa chọn người vận chuyển

- Tiêu chuNn và quyết định

- Thời gian giao hàng

30 Sức chứa của phương

- Điều kiện môi trường

- Tiêu chuNn và quyết định

- Đặc tính sản phNm

- Thời gian dự trữ

- Yêu cầu của khách hang

- Tiêu chuNn và quy định

Trang 32

28

Các quyết định Logistics Quyết định đứng

trước

Thông tin bổ sung

33 Phương tiện truyền

- Thiết bị sản xuất / nhân công

- Công suất và cơ sở thiết bị xử lý vật tư

- Đặ điểm việc gian nhận hàng hoá

44 Bảo quản hàng hoá

Trang 33

Nguồn: The Network of Logistics decisions

1.2.2.2 Phương pháp thiết kế Hệ thống Logistics của doanh nghiệp

Quá trình thiết kế Hệ thống Logistics của một doanh nghiệp có thể chia thành 3 giai đoạn:

1 Thu thập số liệu;

2 Phân tích kinh tế - kỹ thuật công tác cung ứng hiện tại của doanh nghiệp;

3 Thiết kế (hoàn thiện) Hệ thống Logistics và phương án triển khai

1.2.2.2.1 Phân tích kinh tế-kỹ thuật công tác Logistics hiện tại

• Phân tích các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp:

- Xu hướng thị trường và yêu cầu của khách hàng về các dịch vụ đi kèm mặt hàng chính;

- Yêu cầu của khách hàng về các dịch vụ Logistics liên quan

• Phân tích công nghệ:

- Phân tích hiện trạng công nghệ trong hoạt động Logistics của doanh nghiệp (công nghệ trong vận chuyển, kho bãi, đóng gói, xử lý hàng hóa, thông tin ) nhằm tìm ra các vấn đề

và tìm kiếm phương án sử dụng công nghệ hiện có hiệu quả hơn;

- Cập nhật thông tin về các công nghệ ứng dụng trong Logistics hiện đại nhằm định hướng hoàn thiện (ứng dung) công nghệ hiện đại cho các hoạt động Logistics trong tương lai Tích hợp 3 nội dung phân tích trên để có được một cái nhìn hệ thống về nhiệm vụ thiết kế và xác định được khung vấn đề, định hướng giải quyết vấn đề nhằm hoàn thiện (hoặc thiết kế mới) Hệ thống Logistics của doanh nghiệp Có 3 hướng giải quyết vấn đề:

- Xác định mức độ “dự trữ” phù hợp của doanh nghiệp trong hoàn thiện Hệ thống Logistics;

- Xác định các vấn đề, phân loại vấn đề thành “loại 1” và “loai 2”, xây dựng phương án giải quyết các vấn đề “loại 1”’, tức là các vấn đề liên quan đến các hoạt động Logistics chủ yếu của doanh nghiệp, có mức “dự trữ hoàn thiện” cao;

- Thiết kế các phương án Hê thống Logistics, gồm 3 giai đoạn:

+ Mô tả quá trình và hệ thống Logistics hiện tại;

Trang 34

30

+ Dựa trên phân tích các công nghệ tiên tiến và cơ sở lý thuyết, đề xuất các thay đổi cần thiết đối với Hệ thống Logistics hiện tại của doanh nghiệp (thường thể hiện dưới dạng sơ đồ và biểu đồ dòng vật tư, dòng thông tin, dòng tiền)

1.2.2.2.2 Đánh giá chi phí, thiệt hại và lợi ích của phương án thiết kế

• Lợi ích của phương án có thể là:

- Gia tăng chất lượng phục vụ (ví dụ: tăng khả năng tiếp cận dịch vụ, thêm các dịch vụ cần thiết ) làm khách hàng hài lòng hơn, thu hút nhiều khách hàng, gia tăng lợi nhuận;

- Giảm tổng chi phí Logistics nhờ:

+ Giảm thời gian vận chuyển hàng hóa;

+ Giảm hư hao thất thoát hàng hóa trong kho và trong quá trình vận chuyển;

+ Sử dụng tài nguyên Logistics hiệu quả hơn

- Giảm chi phí sản xuất trực tiếp do tổ chức dòng vật tư nhanh hơn và tiết kiệm hơn, ứng dụng công nghệ hiện đại hơn

• Chi phí, thiệt hại của phương án có thể là:

- Chi phí đầu tư cho công nghệ mới và đầu tư khác;

- Chi phí cải tạo, hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật;

- Chi phí đào tạo nâng cao tay nghề nhân lực;

- Chi phí liên quan khác

So sánh lựa chọn phương án tương tự như các phương pháp đánh giá dự án đầu tư (theo các chỉ tiêu NPV, IRR, T, r)

Trang 35

31

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC LOGISTICS TRONG DOANH NGHIỆP NUÔI CÁ TẤM PHƯƠNG BẮC

2.1 Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ và năng lực của doanh nghiệp

2.1.1 Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp

• Địa chỉ: Thị trấn Thác Bà - huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

• Chi nhánh đại lý: 601 Kim Ngưu, Hà Nội

Các loại cá Tầm nói chung là loại cá có giá trị kinh tế rất cao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn Đây là loài cá ngoại lai, không phải là loài sinh vật bản địa ở Việt Nam Chúng sống chủ yếu ở các thủy vực nước mát trong cả môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn Một số khu vực của Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng nuôi, phát triển các loại cá này Tỉnh Yên Bái, đặc biệt là khu vực hồ Thác Bà được đánh giá là một trong các địa phương có điều kiện tự nhiên thích hợp như thế để nuôi loài cá này Nắm bắt được nhu cầu thị trường và tiềm năng của địa phương, Công

ty cổ phần cá Tầm Phương Bắc được thành lập năm 2008 dựa trên cơ sở nghiên cứu và đầu tư

thử nghiệm nuôi cá Tầm từ năm 2005 Sau 2 năm hoạt động, cuối năm 2009 sản phNm cá tầm của công ty đã được đưa ra tiêu thụ trên thị trường Đến nay doanh nghiệp mới hoạt động được 2 năm

• Chức năng nhiệm vụ:

Doanh nghiệp nuôi Cá Tầm Phương Bắc - Hồ thủy điện Thác Bà được thành lập nhằm thu lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh sau:

 Nuôi trồng Cá Tầm từ nhập cá giống

 Kinh doanh các sản phNm cá tầm thương phNm

 Xây dựng và phát triển thương hiệu Cá Tầm Phương Bắc - Hồ thủy điện Thác Bà

Phương châm hoạt động của công ty: "Chất lượng cao, giá cạnh tranh"

2.1.2 Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực của công ty nuôi cá tầm Phương Bắc

2.1.2.1 Vị trí Quy mô các khu vực nuôi

Công ty cổ phần cá Tầm Phương Bắc nuôi cá thương phNm tại khu vực mặt nước tại thị trấn Thác

Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Cách nhà máy thuỷ điện thác Bà 2 km về phía thượng nguồn Với tổng diện tích xin giao dự kiến là 202 ha, trong đó: 2 ha diện tích mặt nước sử dụng nuôi trồng, 200ha diện tích mặt nước xin giao để bảo vệ môi trường trong nuôi cá

Ngày đăng: 30/06/2016, 04:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ann M. Brewer, Kenneth J. Button, Hanbook of Logistics and Supply Chain Management, Pergamont, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hanbook of Logistics and Supply Chain Management
2. Andre Langevin & Diana Riopel, Logistics Systems - Design and Optimization, Springer, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics Systems - Design and Optimization
3. Hartmut Stadtler, Christoph Kilger, Supply Chain Management and Advandced Planning – Concepts, Models, Sofware and Case Studies, 4 th edition, Springer, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supply Chain Management and Advandced Planning – Concepts, Models, Sofware and Case Studies, 4"th" edition
4. Доналд Джю Бауэрсок, Логистика – Интегрированная Цепь Поставок, 2-ое издание, Москва, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề:
5. Гаджинский А. М., Современный Склад – Организация, технологии, управление и логистика, Москва, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề:
7. PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Sách chuyên khảo Quản trị Logistics, NXB. Thống kê, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qu"ả"n tr"ị" Logistics
Nhà XB: NXB. Thống kê
8. PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Sách chuyên khảo Quản trị dự trữ, NXB. Thống kê, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qu"ả"n tr"ị" d"ự" tr
Nhà XB: NXB. Thống kê
9. Kent N. Gourdin, Quản lý Logistics toàn cầu, PGS.TS. Từ Sỹ Sùa và Th.S. Trần Hữu Minh dịch, Thư viện Trường ĐH GTVT, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qu"ả"n lý Logistics toàn c"ầ"u
6. Bài giảng môn học Logistics, TS.Đinh Thị Thanh Bình, Bộ môn Quy hoạch & Quản lý GTVT Khác
10. Kết quả phỏng vấn cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý Công ty cổ phần cá tầm Phương Bắc, tỉnh Yên Bái Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w