MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG BIỂU v PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu: 2 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu: 2 PHẦN HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở lý luận: 3 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản: 3 2.1.2 Vai trò của công tác giảm nghèo 4 2.1.3. Chuẩn nghèo: 6 2.1.4 Một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác giảm nghèo 6 2.2 Cơ sở thực tiễn 8 2.2.1 Kinh nghiệm giảm nghèo của một số nước trên thế giới 8 2.2.2 Thực trạng giảm nghèo tại Việt Nam 13 2.2.3 Bài học kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo tại địa phương 14 2.3. Phương pháp nghiên cứu: 16 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra: 16 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu: 17 2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: 17 2.3.4. Phương pháp phân tích: 18 2.3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu: 18 PHẦN BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20 3.2. Kêt quả nghiên cứu: 25 3.2.1. Thực trạng công tác giảm nghèo tại xã Cư Suê, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đăk Lăk 25 3.2.2. Kết quả và hiệu quả giảm nghèo tại xã xã Cư Suê, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đăk Lăk 30 3.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giảm nghèo tại xã Cư Suê, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đăk Lăk: 34 3.2.4. Những hạn chế trong công tác giảm nghèo tại xã Cư Suê: 36 3.2.5. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo 36 PHẦN BỐN: KẾT LUẬN 38 4.1. Kết luận 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 BHYT Bảo hiểm y tế 2 BQ Bình quân 3 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 4 CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất 5 CSXH Chính sách xã hội 6 DT Diện tích 7 DTTS Dân tộc thiểu số 8 ĐVT Đơn vị tính 9 HTX Hợp tác xã 10 LĐTBXH Lao động thương binh xã hội 11 NHCS Ngân hàng chính sách 12 NN PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 13 QSDĐ Quyền sử dụng đất 14 TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân 15 THCS Trung học cơ sở 16 UBND ủy ban nhân dân 17 XĐGN Xóa đói giảm nghèo 18 XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tiêu chí phân loại hộ 6 Bảng 2.2. Tỷ lệ hộ nghèo đói theo tiêu chuẩn 20012005 của Bộ LĐTBXH, giai đoạn 19962004 13 Bảng 2.3: Số liệu mẫu điều tra. 17 Bảng 3.1 : thực trạng hộ nghèo theo thành phần dân tộc 26 Bảng 3.2 : thực trạng hộ nghèo theo địa bàn. 27 Bảng 3.3: tình hình thực hiện công tác giảm nghèo tại xã Cư Suê. 28 Bảng 3.4: kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo tại xã. 29 Bảng 3.5: kết quả thực hiện công tác giảm nghèo tại xã. 30 Bảng 3.6: Diện tích đất bình quân. 31 Bảng 3.7: Năng suất cây trồng: 32 Bảng 3.8: Tổng thu của hộ nghèo và thoát nghèo 32 Bảng 3.9: Tổng chi của hộ nghèo và thoát nghèo 33 PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong 25 năm qua, từ năm 1986 Việt Nam là một trong những nước thành công về quá trình phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 đô la Mỹ đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp, với thu nhập đầu người 1.200 đôla Mỹ như hiện nay. Để giảm tỷ lệ nghèo xuống mức thấp nhất, không còn tình trạng tái nghèo của người dân thì công tác giảm nghèo luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của nước ta, bởi vì giàu mạnh gắn liền với sự hưng thịnh của một quốc gia. Xóa đói giảm nghèo luôn là một trong những mục tiêu trọng tâm trong mối quan tâm của Đảng, nhà nước, nhân dân Việt Nam đặc biệt là xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi nông thôn. Trong thực tế, hoạt động giảm nghèo đã đạt được những tiến bộ đáng kể nhưng còn không ít khó khăn, thách thức cần vượt qua để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc mà việt nam đã cam kết. Xã Cư Suê, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đăk Lăk là một xã phần đông dân số sống bằng nghề nông nghiệp, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Đất đai bạc màu, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong những năm qua xã đã thực hiện nhiều chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo như: vay vốn NHCS xã hội cho người nghèo, các chương trình khuyến nông, hỗ trợ nhà ở cho người nghèo…Đã đạt được nhiều kết quả lớn, số hộ nghèo đã giảm qua các năm, đời sống của người dân được cải thiên. Tuy nhiên vấn đề giảm nghèo còn gặp nhiều khó khăn nên tình hình giảm nghèo còn chậm, số hộ tái nghèo có nguy cơ cao nên chúng ta cần có chính sách và giải pháp đúng đắn để giúp người dân vượt qua khó khăn. Từ những thực tiễn trên em quyết định chọn đề tài: “Công tác giảm nghèo tại xã Cư Suê, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đắk Lắk’’ để nghiên cứu nhằm làm rõ công tác giảm nghèo tại xã những gì đạt được và chưa đạt được để đề xuất một số giải pháp để thực hiện công tác giảm nghèo tốt hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Khái quát thực trạng công tác giảm nghèo tại địa bàn xã Cư Suê, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đăk Lăk. Đánh giá kết quả và hiệu quả công tác giảm nghèo tại địa bàn xã Cư Suê, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đăk Lăk. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giảm nghèo đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảm nghèo tại xã Cư Suê, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đăk Lăk. 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác giảm nghèo tại xã Cư Suê, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đăk Lăk. 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu: Địa điểm: Tại xã Cư Suê, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đăk Lăk. Thời gian nghiên cứu: Thời gian thu thập số liệu từ năm 2011 đến năm 2013. Thời gian nghiên cứu từ ngày 1632105 đến 1652015 Nội dung nghiên cứu: Đặc điểm địa bàn xã Cư suê, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đăk Lăk. Tình hình thực hiện công tác giảm nghèo của xã Cư Suê, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đăk Lăk. Hiệu quả giảm nghèo tại địa bàn xã Cư Suê, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đăk Lăk. Đề xuất các biện pháp để thực hiện tốt công tác giảm nghèo xã Cư Suê, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đăk Lăk. PHẦN HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận: 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản: Quan điểm về nghèo hay nhận dạng nghèo của từng quốc gia hay từng vùng, từng nhóm dân cư nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung nhất để xác định nghèo vẫn là mức thu nhập hay mức chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng trên mọi phương diện. + Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đưa ra: + Nghèo tuyệt đối: là việc không thỏa mãn nhu cầu tối thiểu để nhằm duy trì cuộc sống của con người. + Nghèo tương đối: là tình trạng không đạt tới mức sống tối thiểu tại mộ thời điểm nào đó. Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Khái niệm về xã nghèo và vùng nghèo: Xã nghèo là xã có đặc trưng như sau: + Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ của xã. + Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như: Điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm y tế và nước sinh hoạt. + Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao. Khái niệm vùng nghèo: là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề nhau hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận lợi. Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội môi trường. Chính sách giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo, thực hiện mục tiêu xoá giảm nghèo, từ đó xây dựng một xã hội giàu đẹp. 2.1.2 Vai trò của công tác giảm nghèo Xét tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới thì sự phân hoà giàu nghèo diễn ra rất nhanh nếu không tích cực xoá đói giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng một cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành mạnh và tiến bộ của thời đại. Do đó trong chính sách phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 19962000 nhà nước đã xây dựng được các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia. Xoá đói giảm nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà nó còn là vấn đề kinh tế xã hội quan trọng, do đó phải có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, xoá đói giảm nghèo về kinh tế là điều kiện tiên quyết để xoá đói giảm nghèo về văn hoá, xã hội .Vì vậy, phải tiến hành thực hiện xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ, nhằm phá vỡ thế sản xuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp nông thôn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao đông ở nông thôn vào sản xuát tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ là con đường cơ bản để xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn phải được xem như là 1 giải pháp hữu hiệu, tạo bước ngoạt cho phát triển ở nông thôn, nhằm xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay. Tiếp tục đổi mới nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đó là con đường để cho mọi người vượt qua đói nghèo, để nhà nước có thêm tiềm lực về kinh tế để chủ động xoá đói giảm nghèo. Đây là sự thể hiện tư tưởng kinh tế của Hồ Chủ Tịch: Giúp đỡ người vươn lên khá, ai khá vươn lên giàu, ai giàu thì vươn lên giàu thêm.Thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo không chỉ đem lại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nông dân ổn định cuộc sống lâu dài, mà xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn còn là nền tảng, là cơ sở để cho sự tăng trưởng và phát triển 1 nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị xã hội. Xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăn sóc tốt sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lòng tin vào đường lối và chủ trương của đảng và Nhà nước. Đồng thời hạn chế và xoá bỏ được các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra còn có thể nói rằng không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng phân hoá giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hoá và do vậy sẽ đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã hội làm chệch hướng XHCN của sự phát triển kinh tế xã hội. Không giải quyết thành công các chương ttrình xoá đói giảm nghèo sẽ không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung. Như thế mục tiêu phát triển và phát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được. Không tập trung nỗ lực, khả năng và điều kiện để xoá đói giảm nghèo sẽ không thể tạo được tiền đề để khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp CNHHĐH đất nước nhằm đưa nước ta đạt tới ttrình độ phát triển tương đương với quốc tế và khu vực, tháo khỏi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu. 2.1.3. Chuẩn nghèo: Theo chuẩn nghèo, cận nghèo quy định tại Quyết định số 092011QĐTTg ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015: Bảng 2.1: Tiêu chí phân loại hộ Thành thị Nông thôn Mức chuẩn nghèo