Bai tap tinh huong mon luat.doc
Trang 11 Tình huống
Ông Trương Ngọc H là người có kinh nghiệm nuôi nhím lâu năm, hiện tại ông đang nuôi đàn nhím có số lượng là sáu con Để có thể mở rộng khu vực chăn nuôi nhím cũng như tăng thu nhập cho gia đình, ông H đã bàn với vợ mua thêm một số nhím về nuôi Tuy nhiên, số vốn mà ông có đều đầu tư vào việc mua và chăm sóc số lượng sáu con nhím giống trước đó, hiện tại ông không còn vốn để đầu tư mua thêm nhím giống, nhưng với ý chí làm giàu cho gia đình và giúp đỡ bà con làng xóm, nên ngày 25/09/2006, ông đã đến gặp ông Trương Tùng L, là người
có mối quan hệ họ hàng với ông, đồng thời là người cũng có kinh nghiệm trong việc vay vốn để sản xuất, kinh doanh Ông H đã trình bày nguyện vọng và ý kiến của mình về việc mua thêm nhím giống và mong muốn cần đến sự giúp đỡ của ông
L trong việc vay vốn, nguyện vọng đó của ông H đã được ông L chấp nhận và hứa
sẽ giúp đỡ cho ông trong việc vay vốn và ủng hộ ông đến cùng Ngày 02/10/2006, ông H và ông L đã đến nhà ông Phạm Văn T để nhờ ông T giúp đỡ về vốn cho ông
H để mở rộng chăn nuôi nhím Sau một hồi nói chuyện trình bày nguyện vọng, ông
T đã đồng ý cho ông H vay tiền để đầu tư vì ông L có thỏa thuận và đồng ý đứng
ra bảo lãnh về số tiền vay cho ông H Ngày 11/10/2006, ông T đã cho mời ông H
và ông L đến để làm hợp đồng vay tài sản, trong bản hợp đồng này ông T đồng ý cho ông H vay với số tiền là 70 triệu đồng trong thời hạn bốn năm (kể từ ngày 11/10/2006 cho đến hết ngày 11/10/2010), trong hợp đồng cũng nói rõ là lãi suất cho vay là 0,6%/tháng Ngoài ra, trong hợp đồng còn ghi nhận sự bảo lãnh của ông
L đối với ông H bằng tài sản của ông L là một chiếc xe ô tô tải trị giá 115 triệu đồng cùng các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu có liên quan mang tên ông L Ông H và ông L đã đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng mà ông T đưa ra, đồng thời cũng thỏa thuận lập luôn hợp đồng bảo lãnh giữa hai ông trong hợp đồng vay tiền, điều này đã được ông T đồng ý là xác định luôn hợp đồng bảo lãnh giữa hai ông trong hợp đồng vay tiền với nội dung là nếu ông H đã đến thời hạn trả nợ
mà vẫn chưa có khả năng trả thì ông L sẽ thay ông H trả nợ cho ông T, sau khi ông
L đã thay ông H thực hiện nghĩa vụ thì ông H có trách nhiệm trả số tiền này cho ông L Ông H và ông L cũng đã thỏa thuận không lập hợp đồng bảo lãnh thứ hai nữa, sau khi đã đọc và thỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng cả ba bên (ông
H, ông L, ông T) cùng nhau ký vào hợp đồng vay tiền có xác định luôn hợp đồng bảo lãnh Sau đó bản hợp đồng này được đem đi công chứng và ông T đã đưa luôn
số tiền này cho ông H để về đầu tư chăn nuôi Cho đến nay, đã quá thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà ông H và ông L vẫn chưa trả tiền vay cùng với lãi suất cho ông
T, ngày 02/3/2011, ông T đã đến nhà của ông H và ông L để yêu cầu trả tiền, ông
H và ông L đã chần chừ gia hạn, sau đó ông T cũng đã nhiều lần đến nhưng những lần này hai ông lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và tỏ thái độ không hợp tác, không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình gây ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm, quan hệ gia đình và quyền, lợi ích hợp pháp của ông T, trước thái độ này ông T rất bất bình vì ông đã nhiều lần yêu cầu nhưng không được, hai bên cũng nhiều lần xảy ra mâu thuẫn mà vẫn chưa giải quyết được
2 Các mối quan hệ pháp luật trong tình huống
Trong tình huống trên có các mối quan hệ pháp luật cụ thể như sau:
Trang 2Thứ nhất, mối quan hệ giữa bên cho vay (ông T) và bên vay (ông H): trong
mối quan hệ này, ông T có nghĩa vụ giao số tiền vay (70 triệu đồng) cho ông H theo thỏa thuận, đồng thời không được yêu cầu ông H trả lại số tiền này trước thời hạn 4 năm như đã thỏa thuận (căn cứ Điều 473 BLDS) Ông T trong trường hợp này có quyền yêu cầu ông H trả nợ khi đến hạn theo nghĩa vụ của ông H (Điều 474 BLDS) trong trường hợp ông T miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho ông L (khoản 1 Điều 368 BLDS), ông T cũng có quyền kiểm tra việc sử dụng tiền vay của ông H
là có được sử dụng đúng mục đích không;
Còn đối với ông H, ông H có nghĩa vụ trả đủ tiền khi đến hạn, đồng thời trả lãi mà hai bên đã thỏa thuận, ngoài ra trong trường hợp chậm trả thì ông H còn phải trả thêm khoản tiền phạt chậm trả, tuy nhiên trong trường hợp này đã có sự bảo lãnh của ông L Ông H có quyền nhận số tiền 70 triệu từ ông T để đầu tư chăn nuôi nhím (trở thành chủ sở hữu kể từ thời điểm nhận số tiền này từ ông T, căn cứ Điều 472 BLDS) Ông T trong trường hợp này cho ông H vay tiền nhằm hướng tới lợi ích lãi suất phát sinh đối với khoản tiền cho vay còn ông H thực hiện việc vay
là nhằm hướng tới quyền sở hữu đối với khoản tiền được vay để đầu tư
Thứ hai, mối quan hệ giữa bên nhận bảo lãnh (ông T) và bên bảo lãnh (ông
L): căn cứ khoản 1 Điều 366 BLDS thì trong trường hợp này, ông T không được yêu cầu ông L phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền và lãi suất khi nghĩa vụ chưa đến hạn trong trường hợp ông H chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình Trong trường hợp khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà người được bảo lãnh (ông H) không
có khả năng thực hiện nghĩa vụ mà trong trường hợp này ông L đã có cam kết là sẽ thực hiện thay cho ông H nhưng ông L vẫn chưa thực hiện việc trả nợ thay cho ông
H hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì ông L phải đưa ra tài sản thuộc sở hữu của mình (chiếc xe ô tô tải trị giá 115 triệu) để thanh toán cho ông T (ông T có quyền bán đấu giá chiếc xe này để lấy tiền mặt thực hiện nghĩa vụ), bên cạnh đó ông T cũng có quyền kiện ra tòa để yêu cầu tòa án giải quyết về việc lấy lại số tiền
đã cho vay Trong tình huống này có xác định sự vi phạm về thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà giữa ông H và ông L không có thỏa thuận gì khác cho nên trong trường hợp này, ông L phải bảo lãnh cả phần nợ quá hạn, lãi suất quá hạn do Ngân hàng quy định đối với phần lãi 0,6% mà các bên thỏa thuận và phần tiền phạt (nếu có) Bên nhận bảo lãnh (ông T) trong mối quan hệ này vẫn hướng tới sở hữu đối với khoản lãi phát sinh khi cho vay số tiền 70 triệu, còn ông L khi thực hiện việc bảo lãnh là nhằm giúp đỡ khó khăn ban đầu về vốn cho ông H
Thứ ba, mối quan hệ giữa bên bảo lãnh (ông L) và bên được bảo lãnh (ông
H): khi đến thời hạn trả nợ cho ông T mà ông H chưa có khả năng trả thì trong trường hợp này đã có cam kết giữa các bên, cho nên ông L phải đứng ra trả nợ thay cho ông H Sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ, ông L có quyền yêu cầu ông
H trả lại số tiền mà mình đã thực hiện nghĩa vụ thay như đã thỏa thuận (căn cứ Điều 367 BLDS), nếu có thỏa thuận khác giữa hai bên về việc trả thù lao thì ông L
có quyền được hưởng thù lao từ ông H (Điều 364 BLDS) Đối với bên được bảo lãnh (ông H) phải có nghĩa vụ thanh toán số tiền đã được trả nợ cùng với khoản thù lao cho ông L Trong mối quan hệ này, bên bảo lãnh (ông L) khi thực hiện việc bảo lãnh là nhằm hướng tới sự giúp đỡ khó khăn ban đầu về vốn cho ông H, đồng thời cũng hướng tới tiền thù lao được nhận mà nếu giữa ông và ông H có thỏa thuận,
Trang 3còn đối với ông H thì ông H hướng tới việc nhận được sự giúp đỡ của ông L trong việc vay vốn để đầu tư chăn nuôi nhím mà ông H không thể tự mình đi vay vốn mà phải qua sự giúp đỡ này để nhanh chóng nhận vốn cho việc đầu tư (nhận được khoản tiền từ ông T thông qua bảo lãnh của ông L)
3 Biện pháp giải quyết tranh chấp do có sự vi phạm hợp đồng này
Trong tình huống thể hiện, có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa bên bảo lãnh (ông L) và bên được bảo lãnh (ông H) khi đã quá thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho ông T, hơn nữa các bên (cả ba bên) có xảy ra những mâu thuẫn nhất định, nếu kéo dài tình trạng này thì ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của các bên Do vậy, để giải quyết những tranh chấp xảy ra giữa các bên do vi phạm hợp đồng cần tiến hành một số biện pháp sau:
Một là, khi yêu cầu ông H và ông L thực hiện nghĩa vụ của mình thì ông T
cần trình ra bản hợp đồng mà các bên đã ký kết trước đó để chứng minh nghĩa vụ phải trả nợ của ông H và ông L với vai trò là người vay tiền
Hai là, nếu các ông L và H có sự đùn đẩy trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ
cho nhau đối với khoản tiền vay và lãi suất cho vay thì ông T cần căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng vay và hợp đồng bảo lãnh xác định trong hợp đồng vay
để xử lý đối với chiếc xe ô tô tải trị giá 115 triệu thuộc sở hữu của ông L để thanh toán nghĩa vụ của người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều
369 BLDS: “trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh” vì trong hợp đồng ông L có cam kết bảo lãnh cho ông H bằng chiếc xe ô
tô của mình Do vậy, ông L có trách nhiệm đưa ra tài sản để cho ông T xử lý bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà đã quá hạn ông L vẫn chưa trả tiền thay cho ông H (trong trường hợp này ông H chưa có khả năng thanh toán nghĩa vụ của mình)
Ba là, nếu bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình và ông L
vẫn không đưa tài sản để thanh toán nghĩa vụ thì ông T có quyền khởi kiện ra tòa
án để yêu cầu tòa án tuyên buộc ông L phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền và lãi suất
mà các bên đã thỏa thuận, đồng thời xác định luôn khoản lãi phát sinh do chậm trả
và tiền phạt quá hạn do ông T yêu cầu, khi kiện ra tòa án thì ông T cần xuất trình bản hợp đồng để làm căn cứ trước tòa Trong trường hợp này tòa án sẽ buộc ông L phải thực hiện nghĩa vụ vì ông H chưa có khả năng hoàn trả mà trước đó ông L có thỏa thuận là đứng ra bảo lãnh khi ông H chưa có khả năng thực hiện việc trả tiền
trước ông T, theo quy định tại Điều 290 và khoản 1 Điều 302 BLDS: “bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”, ngoài ra áp dụng khoản 2 Điều 305 BLDS: “trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, ” để bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên, trong đó ông T sẽ được nhận số tiền thực hiện nghĩa vụ
từ ông L Đồng thời tuyên khi ông L đã thực hiện nghĩa vụ cho ông T thì ông H có trách nhiệm trả lại số tiền mà ông L đã thực hiện trước đó khi ông H đã có khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 367 BLDS./
Trang 4Danh mục tài liệu tham khảo
1 Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005;
2 Trường Đại học Luật Hà Nội – Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2 – Nxb CAND;
3 Dương Tuyết Miên - Bình luận các hợp đồng dân sự thông dụng;
4 các trang web www.Google.com.vn
www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com www.kilobooks.com
www.diendanphapluatvietnam.vn